Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi trở lại, có tốc độ phát triển mới. Tuy nhiên, một thực tế đặt ra là tình trạng thiếu nhân lực chuyên môn, kỹ thuật, nhân tài cho doanh nghiệp vẫn rất nghiêm trọng và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, ngành nghề vẫn đang được Chính phủ và các ngành, doanh nghiệp hết sức quan tâm. Với sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế nhu cầu chuyên môn kỹ thuật trong các nền kinh tế sẽ tăng lên nhanh chóng, từ đó đặt ra yêu cầu phải đào tạo phát triển nguồn nhân lực kịp thời đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp. Do vậy quản trị nhân lực là hoạt động rất quan trọng và được các doanh nghiệp hết sức được quan tâm . Nhận thức được tầm quan trọng này, với tư cách là một sinh viên chuyên ngành QTNL, sau một thời gian thực tập tại công ty, em đã đi sâu tìm hiểu về các hoạt động của công ty TNHH cơ khí Việt Á, trực thuộc tổng Công ty Cổ phần thương mại Việt Á . Bằng cách vận dụng các kiến thức đã được học trên trường Đại học vào thực tiễn, qua giai đoạn thực tập ban đầu, em đã hoàn thành bài báo cáo tổng hợp về tình hình chung của Công ty TNHH cơ khí Việt Á, đồng thời đi sâu vào các vấn đề quản trị nhân lực của công ty. Bài báo cáo này gồm có 3 chương
LỜI NÓI ĐẦU Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi trở lại, có tốc độ phát triển mới. Tuy nhiên, một thực tế đặt ra là tình trạng thiếu nhân lực chuyên môn, kỹ thuật, nhân tài cho doanh nghiệp vẫn rất nghiêm trọng và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, ngành nghề vẫn đang được Chính phủ và các ngành, doanh nghiệp hết sức quan tâm. Với sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế nhu cầu chuyên môn kỹ thuật trong các nền kinh tế sẽ tăng lên nhanh chóng, từ đó đặt ra yêu cầu phải đào tạo phát triển nguồn nhân lực kịp thời đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp. Do vậy quản trị nhân lực là hoạt động rất quan trọng và được các doanh nghiệp hết sức được quan tâm . Nhận thức được tầm quan trọng này, với tư cách là một sinh viên chuyên ngành QTNL, sau một thời gian thực tập tại công ty, em đã đi sâu tìm hiểu về các hoạt động của công ty TNHH cơ khí Việt Á, trực thuộc tổng Công ty Cổ phần thương mại Việt Á . Bằng cách vận dụng các kiến thức đã được học trên trường Đại học vào thực tiễn, qua giai đoạn thực tập ban đầu, em đã hoàn thành bài báo cáo tổng hợp về tình hình chung của Công ty TNHH cơ khí Việt Á, đồng thời đi sâu vào các vấn đề quản trị nhân lực của công ty. Bài báo cáo này gồm có 3 chương : Chương 1 : Tổng quan về công ty TNHH cơ khí Việt Á Chương 2 : Các hoạt động quản trị nhân lực tại công ty TNHH cơ khí Việt Á Chương 3 : Phương hướng phát triển của công ty TNHH cơ khí Việt Á và hướng chọn đề tài 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VIỆT Á 1.1 Quá trình hình thành phát triển và các đặc điểm của công ty TNHH cơ khí Việt Á ảnh huởng tới công tác tuyển dụng nhân lực 1.1.1 Lịch sử hình thành phát triển Công ty TNHH cơ khí Việt Á là một doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty cổ phần tập đoàn đầu tư thiết bị điện.thương mại công nghiệp Việt Á tại Hưng Yên, chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí, lắp ráp Công ty TNHH cơ khí Việt Á thành lập vào ngày 23/03/2006 tại thôn Phan Bôi, xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Người sáng lập là bà Phạm Thị Loan chủ tịch hội đồng quản trị , kiêm tổng giám đốc. Những thông tin chung từ công ty : Tên công ty : Công ty TNHH cơ khí Việt Á Tên giao dịch viết tắt tiếng Việt : Công ty cơ khí Việt Á Tên giao dịch tiếng Anh : Việt Á Mechanical Company Limited Tên giao dịch viết tắt tiếng Anh : VAMECO CO., ltd Giám đốc là ông Trương Duy Phi Trụ sở văn phòng tại Hà Nội : nhà 18/2 ngõ 370 đường Cầu Giấy – Hà Nội Điện thoại : 0438336096 Fax : 0438336095 Trụ sở nhà máy : Km 29 Khu công nghiệp Phố Nối B ,xã Dị Sử, huyện Mỹ Hảo , tỉnh Hưng Yên Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á ra đời vào ngày 20/10/1995 khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới, nền kinh tế châu Á có nguy cơ khủng hoảng, sự cạnh tranh trong nước và trên trường quốc tế vô cùng khốc liệt. Việt Á đã chọn cho mình con đường đi lên - lấy chất lượng và uy tín làm đầu. Con người Việt Á đang từng ngày xây dựng Việt Á thành một Tập đoàn kinh tế - Công nghiệp của Việt Nam có tầm cỡ thế giới. Năm 2001 Tổng công ty quyết định thành lập chi nhánh công ty TNHH thương mại Việt Á tại Hưng Yên để thực hiện dự án : “ nhà máy Thiết bị điện Việt Á ” tại km29 Khu công nghiệp phố Nối B , xã Dị Sử , huyện Mỹ Hào ,tỉnh Hưng Yên – tiền thân của Công ty TNHH có khí Việt Á. Năm 2002 nhà máy Thiết bị điện Việt Á được khánh thành và đi vào hoạt động sau hơn một năm xây dựng.Từ năm 2004 Tổng công ty quyết định đầu tư thêm dây chuyền sản xuất cơ khí CNC, chuyển đổi chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000. Trong năm 2005 nhà máy tiến chuẩn bị cơ sở hạ tầng , nguồn nhân lực cho việc thành lập công ty TNHH cơ khí Việt Á. Đồng thời tiến hành đưa dây chuyền mạ kẽm 2 nhúng nóng đi vào sử dụng với công suất 60 tấn / ngày / 3ca vào sử dụng . Đây là 1 trong 4 dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng lớn nhất miền bắc về công suất và kích thước chiều dài của bể là 14m, chiều rộng là 1,4 m , và chiều sâu 1,5m. Năm 2006 công ty TNHH cơ khí Việt Á được thành lập và đi vào hoạt động . Khởi đầu với năng lực vốn không nhiều, quy mô nhỏ, nhưng nguồn nhân lực trình độ cao và tâm huyết chính là yếu tố then chốt cho thành công của công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí Việt Á. Cũng từ đội ngũ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật giỏi và chính sách nội địa hóa đã từng bước có được thành công với nhiều giải thưởng cao quý : giải thưởng Sao Vàng Đất Việt , giải thưởng châu Á Thái Bình Dương . Doanh thu, lợi nhuận qua các năm tăng, công ty đã ngày càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường. 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH cơ khí Việt Á * Chức năng: Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực khác do công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thương mại Công nghiệp Việt Á cấp để tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh. * Nhiệm vụ: + Chịu sự điều hành của hội đồng quản trị Tập đoàn Việt Á trong việc xây dựng và thực hiện định hướng kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý; chấp hành nghiêm chỉnh các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị Tập đoàn Việt Á; + Hoạch định, nghiên cứu và xây dựng các kế hoạch, chương trình, chính sách và tổ chức điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; + Chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình của công ty, tạo điều kiện thuận lợi để chủ sở hữu kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty; + Chịu trách nhiệm quyết toán tài chính năm đối với chủ sở hữu; + Đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000; hệ thống quản lý môi trường đạt tiêu chuẩn ISO14001-2004. 1.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty * Lĩnh vực hoạt động: + Tư vấn thiết kế kỹ thuật chuyên ngành cơ khí, máy móc, thiết bị điện, xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình điện; + Xây dựng các công trình điện đến 110 kV; 220 kV; 500 kV; + Sản xuất vật liệu điện, lắp ráp thiết bị điện, điện tử; + Kinh doanh và sản xuất các sản phẩm cơ khí mạ kẽm nhúng nóng; + Tư vấn thi công xây dựng, sửa chữa, cải tạo nâng cấp lắp đặt các công trình điện đến 220 kV, công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, công trình bưu chính viễn thông, hạ tầng kỹ thuật. 3 + Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí + Sản xuất, lắp ráp, mua bán máy móc, thiết bị, linh kiện các ngành giao thông vận tải, điện, điện tử, thiết bị tự động. + Dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại. * Các sản phẩm chủ yếu Sản phẩm của công ty bao gồm 2 loại cơ bản : sản phẩm thiết bị điện và sản phẩm phục vụ xây dựng công nghiệp. Trong đó • Sản phẩm thiết bị điện + Cột thép, cột điện mạ kẽm nóng, xà giá, thang đỡ máng cáp; + Các phụ kiện đường dây và trạm; • Sản phẩm xây dựng công nghiệp + Các sản phẩm kết cấu thép siêu trường, siêu trọng dạng khung, dầm, dàn…phục vụ cho các ngành xây dựng, xi măng và các nghành công nghiệp khác; + Hệ thống băng tải và các kết cấu khung, dầm và giàn khác phục vụ cho công nghiệp và dân dụng. Bảng 1.1 Tỷ lệ phần trăm theo doanh thu các sản phẩm Sản phẩm Sản phẩm thiết bị điện Sản phẩm phục vụ xây dựng công nghiệp Tỷ trọng theo doanh thu (%) 79 21 Nguồn phòng kế toán –tài chính công ty TNHH Việt Á Sản phẩm thiết bị điện chiếm tỷ trọng cao về doanh thu của công ty 79%, điều này xuất phát từ thực tế tiền thân của công ty là nhà máy Thiết bị điện Việt Á. Năm 2006 khi công ty được thành lập mới tiến hành sản xuất thêm các sản phẩm phục vụ xây dựng công nghiệp. Với việc chiếm tỷ trọng doanh thu lớn , nên xưởng sản xuất thiết bị điện cần một lượng công nhân so với xưởng sản xuất sản phẩm phục vụ xây dựng công nghiệp. Do đó công ty thường xuyên thống kê số lượng công nhân, có những đánh giá về số lượng , chất lượng lao động, tỷ trọng lao động giữa các phân xưởng. Không để tình trạng số lượng công nhân không hợp lý , công nhân làm việc chồng chéo, năng suất lao động không cao. Với những yêu cầu trên các hoạt động quản trị nhân lực được công ty chú trọng, đặc biệt là công tác tuyển dụng để có thể tuyển đúng người , giao đúng việc. 1.1.4 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Quy trình công nghệ có vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng cũng như giá thành sản phẩm.Quá trình sản xuất của công ty được thực hiện khép kín từ khi đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm, trải qua toàn bộ các công đoạn bằng những máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến nhập từ các quốc gia có trình độ 4 kỹ thuật về chế tạo máy như: Ý, Đức . Vì vậy sản phẩm của Công ty làm ra luôn đảm bảo độ chính xác cao và đáp ứng đúng theo yêu cầu của khách hàng. Quy trình sản xuất sản phẩm máy cơ khí và qui trình công nghệ ở xưởng mạ của Công ty được diễn ra theo sơ đồ 1.2, sơ đồ 1.3 (tham khảo phụ lục) . 1.2 Nguồn vốn của doanh nghiệp Bảng 1.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty STT Năm 2009 2010 2011 Số tiền (tỉ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỉ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỉ đồng) Tỷ trọng (%) 1 Tổng nguồn vốn 136,77 100 205,56 100 121,77 100 2 Nợ phải trả 82,71 60,47 139,4 67,81 80,48 66,09 3 Vốn chủ sở hữu 54,06 39,53 66,16 32,19 41,29 33,91 Nguồn phòng kế toán tài chính công ty TNHH cơ khí Việt Á Theo bảng 1.1 cơ cấu vốn của công ty có nhiều biến động trong 3 năm qua. Doanh nghiệp có tổng số nguồn vốn cao nhất vào năm 2010 đạt 205,56 tỉ đồng và giảm xuống thấp nhất còn 121,77 tỉ đồng vào năm 2011. Xét về cơ cấu nguồn vốn của công ty, ta nhận thấy nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn : 67,81% năm 2010, và 66,09 % năm 2011. Trong khi đó tỷ trọng vốn chủ sở hữu của công ty giảm mạnh từ năm 2009. . Tiếp theo ta xem xét thêm các chỉ tiêu về hệ số nợ của doanh nghiệp : Bảng 1.3 Chỉ tiêu hệ số nợ của công ty Đơn vị : % Nguồn phòng kế toán tài chính công ty TNHH cơ khí Việt Á Thực tế , nợ phải trả chiếm chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu , cho thấy doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có , nên doanh nghiệp có thể gặp nhiều rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt doanh nghiệp càng gặp khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Hệ số nợ trên tài sản 60,47 67,81 66,09 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 153 210,7 194,9 5 1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á Bộ máy tổ chức của công ty được cơ cấu theo mô hình dạng trực tuyến chức năng như sơ đồ 1.3 (tham khảo phụ lục). Mối liên hệ giữa cấp dưới và người lãnh đạo là một đường thẳng còn các bộ phận chức năng làm nhiệm vụ chỉ dẫn, kiểm tra hoạt động các bộ phận trực tuyến và kịp thời đưa ra các lời khuyên trong giải quyết các vấn đề cho người lãnh đạo cao nhất Đây là cơ cấu tổ chức hiện nay đang được áp dụng rộng rãi đặc biệt là trong các doanh nghiệp . * Chức năng của các phòng ban + Ban lãnh đạo công ty Giám đốc: là người được tổng giám đốc tập đoàn uỷ quyền điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản suất kinh doanh của công ty. Giám đốc trực tiếp điều hành, quyết định mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có nhiệm vụ quản lí toàn diện kế hoạch, chiến lược, phát triển sản xuất kinh doanh;, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật. • Phó giám đốc kỹ thuật và sản xuất: là người được giám đốc uỷ quyền trong công tác điều hành hoạt động sản xuất tại công ty; có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác xây dựng các chương trình, kế hoạch thiết kế, nghiên cứu các sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm; tổ chức và thực hiện các hoạt động sản xuất tại công ty. • Phó giám đốc kinh doanh: là người được tổng giám đốc uỷ quyền trong các công tác điều hành hoạt động kinh doanh, có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc trong xây dựng các chương trình, kế hoạch kinh doanh; tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh tại công ty. + Phòng tổ chức hành chính : với chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc, thực hiện hai chức năng chính là tổ chức nhân sự và công tác hành chính quản trị. - Về công tác tổ chức nhân sự: tổ chức thực hiện hoạch định, kế hoạch hoá nguồn nhân lực, tiến hành tuyển dụng, đào tạo, bố trí lao động, quản trị tiền lương, các công tác quan hệ lao động, công tác về phúc lợi, khen thưởng, an toàn và bảo hộ lao động… - Về công tác quản trị hành chính: Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, lễ tân, các vấn đề về thông tin liên lạc, an ninh trật tự, công tác vệ sinh công nghiệp, bếp ăn tập thể, công tác đời sống, văn hoá xã hội theo quy chế hoạt động của công ty, pháp luật hiện hành. + Phòng kế toán - tài chính : chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty về các công tác kế toán, giúp giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác tài chính kế toán. Giúp ban giám đốc quản lý, giám sát, kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của công 6 ty theo các chế độ quy định của nhà nước và của công ty, tham mưu công tác quản lý và những biện pháp sử dụng tiền vốn, nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. + Phòng kinh doanh: Triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh dự án của công ty. Quản lý và phát triển các kênh bán hàng, đại lý phân phối, đại diện bán hàng của công ty. + Phòng Quản lý sản xuất: chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất, thực hiện các công đoạn sản xuất của dự án, hợp đồng theo đúng yêu cầu kỹ thuật, thời gian giao hàng… tuân thủ đúng các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 đang được áp dụng tại công ty. + Phòng Kỹ thuật: có chức năng giúp việc cho giám đốc trong các công tác thiết kế, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật kể cả dịch vụ bảo hành thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Hướng dẫn công nghệ, sử dụng máy móc thiết bị. Thiết kế sản phẩm phục vụ chào hàng, đấu thầu… + Phòng Quản lý chất lượng: thực hiện việc kiểm soát chất lượng sản phẩm của công ty sao cho sản phẩm sau khi xuất xưởng đều đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đã được quy định trong hợp đồng và tuân thủ theo đúng các yêu cầu chất lượng của công ty. + Phòng vật tư: có chức năng thực hiện công tác lập kế hoạch mua sắm nguyên, nhiên vật liệu, vật tư, thiết bị… đảm bảo phục vụ kịp thời, chính xác, hiệu quả nhu cầu về vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu cho các hợp đồng, dự án của công ty trong từng giai đoạn hoạt động cụ thể. 1.4 Đặc điểm về lao động của Công ty TNHH Cơ Khí Việt Á Là một công ty có tính chuyên môn hóa cao, công ty tiến hành phân công lao động theo chức năng là chủ yếu, trong hình thức phân công lao động này các chức năng lao động được tách biệt, chia ra theo sự khác nhau về tính chất của công việc lao động. Hàng năm Công ty tiến hành thống kê chi tiết về số lượng lao động mỗi phòng ban, cơ cấu lao động phân theo nhiều chỉ tiêu như giới tính; độ tuổi; chức danh; trình độ đào tạo; trình độ lành nghề của công nhân. Một vài thống kê về số lượng và cơ cấu lao động mà Công ty vẫn tiến hành hàng năm như sau: 7 Bảng 1.4 Tổng hợp số lượng lao động của công ty Tiêu thức Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số lượng (ng ười ) Tỉ trọng (%) Số lượng (n g ư ời ) Tỉ trọng ( % ) Số lượng (n gư ời) Tỉ Trọng (%) Tổng số lao động 222 100 207 100 152 100 1. Theo tính chất Lao động trực tiếp 159 71,62 147 71 98 64,47 Lao động gián tiếp 63 28,38 60 29 54 35.53 2. Theo trình độ Đại học, cao đẳng 37 18,64 35 18,10 31 17,14 Trung cấp 25 8,33 23 7,94 15 8,57 Thợ bậc 3/7÷ 5/7 90 47,46 77 53,33 59 54,86 Khác 70 27,11 72 20,63 47 19,43 3. Theo giới tính Nam 200 90,09 187 90,33 135 88,82 Nữ 22 9,91 20 9,67 17 11,18 4. Theo độ tuổi Từ 20÷30 146 65,76 135 65,22 70 46,05 Từ 31÷40 63 28,38 62 29,95 64 42,10 Từ 41÷50 9 4,05 6 2,90 12 7,89 Từ 51÷60 4 1,81 4 1,93 6 3,96 5. Theo hợp đồng Thử việc 3 1,63 8 3,86 6 3,95 Dưới 12 tháng 41 18,47 39 18,84 0 0 Từ 12÷36 tháng 53 23,87 47 22,71 51 33,55 Không thời hạn 125 56,03 113 54,59 95 62,50 Nguồn phòng tổ chức hành chính công ty TNHH cơ khí Việt Á Quy mô lao động của công ty ngày càng giảm. Năm 2010 tổng số lao động giảm 15 người so với năm 2009 trong đó lao động gián tiếp giảm 3 người tức là tăng 5,4%, lao động trực tiếp giảm 12 người hay 1,35%. Năm 2011 tổng số lao động tiếp tục giảm 55 người so với năm 2010 tức là giảm 26,57% Trong đó, lao động gián tiếp giảm 6 người, 8 lao động trực tiếp giảm 49 người tương đương với 23,67% Có sự giảm đi của tổng số lao động trong công ty hàng năm như vậy chứng tỏ công ty đang gặp nhiều khó khăn, quy mô sản xuất thu nhỏ nên đòi hỏi phải cắt giảm lao động. Khó khăn mà công ty đang gặp do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, nhưng có một nguyên nhân nổi bật nhất là do có sự biến động lớn về tình hình kinh tế do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 đã kéo cả nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đi xuống. Ngành cơ khí tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong năm 2011, do chịu tác động của giá nguyên liệu đầu vào tăng, cộng với những bất lợi từ việc tăng giá xăng dầu, giá điện và sự thu hẹp của thị trường Vì vậy để vượt qua những khó khăn trong giai đoạn này , đội ngũ nhân lực gọn nhẹ , có chuyên môn cao là lựa chọn tối ưu nhất để giúp công ty ổn định và vượt qua khó khăn. Từ số liệu trong bảng 1.1 ta đi sâu phân tích cơ cấu lao động theo các tiêu chí sau. 1.4.1. Cơ cấu lao động theo độ tuổi Lực lượng lao động của công ty còn rất trẻ chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 18 - 40 tuổi. Lực lượng lao động trẻ thì sự năng động, khả năng học hỏi cao nhưng kinh nghiệm trong quản lý và sản xuất còn thấp. Đồng thời lao động trẻ thường ít gắn bó lâu dài với công việc. Vì vậy vấn đề đặt ra cho quản lý nhân lực là làm thế nào nâng cao trình độ cho người lao động, làm thế nào giữ chân người lao động để người lao động gắn bó với công ty, nỗ lực cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty. Qua số liệu bảng 1.3 có thể thấy từ năm 2009÷ 2011, số lượng lao động từ 20-30 tuổi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty lần lượt là 65,76%, 65.21%, 46,1%, . Độ tuổi từ 31-40 cũng có tỷ lệ khá cao là 28,37%, 29,95%, 42,1%. Các nhóm tuổi tiếp theo có tỷ lệ giảm dần Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của công ty là làm về lĩnh vực cơ khí, mạ… điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại, có chế độ làm việc theo ca, kíp nên đòi hỏi lao động phải có sức khoẻ tốt nên đa phần lao động trong công ty là ở độ tuổi khá trẻ. 1.4.2 Cơ cấu lao động theo giới tính Từ bảng 1.3 , nói chung lao động nam chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty, trong 3 năm 2009÷2011 thì tỷ lệ này là 90,09%, 90,33%, 88,82%. Đây là đặc điểm của nghành cơ khí nói chung. Lao động nam chủ yếu tập chung ở các phân xưởng như: phân xưởng cơ khí, phân xưởng cơ mạ . Còn lao động nữ trong công ty chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Lao động nữ của công ty chủ yếu tập trung ở các phòng ban: phòng nhân sự, phòng kinh doanh, phòng kế toán. 1.4.3 Cơ cấu lao động theo trình độ Lực lượng lao động có trình độ đại học đại học và cao đẳng từ năm 2009÷2011 lần lượt là 18,64%, 18,1%, 17,14 %. Tỷ lệ công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông chiếm 9 tỷ lệ 81,36%, 81,9%, 82,86%. Lực lượng lao phổ thông trong công ty chiếm 1 tỷ lệ cao , nhưng với yêu cầu của các công việc của ngành cơ khi đòi hỏi đội ngũ lao động trực tiếp với số lượng lớn, công việc mang tính chất phổ thông đơn giản và không yêu cầu trình độ lao động cao thì điều này là phù hợp. Tuy nhiên trong tình trạng hiện nay để phát huy sức mạnh nguồn nhân lực hiện tại công ty cần thường xuyên tổ chức các hoạt động các hoạt động đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động., tuyển dụng thêm đội ngũ lao động trình độ cao để tăng cường thêm sức mạnh nguồn nhân lực. 1.4.4 Cơ cấu lao động theo hợp đồng Qua số liệu trên bảng 1.3 , cơ cấu lao động của công ty năm 2010 và năm 2011 có nhiều biến động. Về mặt quy mô, số lượng lao động giảm từ 207 năm 2010 xuống còn 152 vào năm 2011. Đi sâu vào phân tích trên giác độ cơ cấu , trong hai năm 2011 và 2010 , tỷ lệ lao động hợp đồng không thời hạn và hợp đồng có thời hạn từ 12-36 tháng là khá cao và ổn định . Bước sang năm 2011 công ty cắt giảm toàn bộ lao động dưới 12 tháng của công ty, điều này xuất phát từ những khó khăn trong sản xuất, quy mô thị trường thu hẹp, công ty phải tiến hành cắt giảm lao động. Và lực lượng lao động thời vụ là lựa chọn đầu tiên của công ty. Tuy nhiên điều này có thể gây ra những ấn tượng không tốt về hỉnh ảnh công ty, mất niềm tin từ phía người lao động. 1. 5 Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2009 ÷2011 Bảng 1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh từ 2009÷2011 Nguồn phòng tổ chức-hành chính công ty TNHH Việt Á TT Chỉ tiêu Năm Đơn vị 2009 2010 2011 1 Doanh thu Triệu đồng 120.594 158.318 100.020 2 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 104.484 138.843 84.950 3 Chi phí lãi vay Triệu đồng 4.965 4.596 4.580 4 Chi phí QLDN Triệu đồng 7337 8.443 7.050 5 Chi phí bán hàng Triệu đồng 3.248 3.046 2.850 6 Tổng Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 819 1.141 590 7 Tổng lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 747 856 440 8 Tổng lao động Người 222 207 152 9 Năng suất lao động bình quân năm / 1người Triệu đồng/ người/ năm 543,216 764,821 658,025 10 Tiền lương bình quân tháng/ 1 người Triệu đồng/ người/tháng 3,3 4 4,2 10