1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TỦ ÁO MORGAN BẰNG GỖ SỒI CÓ PHỦ MẶT TẠI CÔNG TY TRƯỜNG TIỀN

63 394 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 886,69 KB

Nội dung

Ngày nay, với một xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ, nhu cầu của con người ngày một nâng cao thì đòi hỏi ngành chế biến gỗ phải đem lại một nét mới trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LÂM NGHIỆP



NGUYỄN ANH TUẤN

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN

XUẤT TỦ ÁO MORGAN BẰNG GỖ

SỒI CÓ PHỦ MẶT TẠI CÔNG

TY TRƯỜNG TIỀN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 8 - 2007

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

KHOA LÂM NGHIỆP



KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN

XUẤT TỦ ÁO MORGAN BẰNG GỖ

SỒI CÓ PHỦ MẶT TẠI CÔNG

TY TRƯỜNG TIỀN

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đặng Đình Bôi Sinh viên thực hiện: Nguyễn Anh Tuấn

Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 8/2007

Trang 3

LỜI CẢM ƠN



Tôi xin chân thành cảm ơn đến:

Ban chủ nhiệm khoa lâm nghiệp - Bộ môn Chế Biến Lâm Sản và quý thầy cô đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt khoá học vừa qua

Thầy Đặng Đình Bôi đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Ban Giám đốc công ty TNHH – Xây dựng – Thương mại - Sản xuất Trường Tiền đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp và toàn thể anh chị em công nhân viên trong công ty đã giúp

đỡ tôi trong công việc thu thập số liệu

Các bạn sinh viên trong lớp Chế Biến Lâm Sản khóa 29 đã động viên, giúp đỡ tôi trong học tập và trong việc hoàn thành luận văn này

Lòng biết ơn sâu sắc gửi tới cha me, anh chị em trong gia đình đã động

viên giúp đỡ con trong những năm học vừa qua

Tp Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 8 năm 2007

NGUYỄN ANH TUẤN

Trang 4

áo morgan" nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sử dụng đồ mộc và phục vụ cho việc trang trí nội thất của con người

Sản phẩm "tủ áo morgan" có hình dáng, kích thước hài hoà, dễ gia công và làm từ gỗ sồi trắng có vân thớ màu sắc đẹp rất phù hợp với hàng mộc nội thất, có giá trị tương đối rẻ Đa số các liên kết trong sản phẩm là liên kết vis nên có thể tháo lắp và đóng gói dễ dàng, tiện ích trong sử dụng cao

1 Phương pháp nghiên cứu

- Khảo sát tìm hiểu các thông số kỹ thuật, đánh giá và phân tích qua từng khâu gia công để tạo ra một sản phẩm tủ áo

- Thu thập số liệu thực tế bằng cách đo đếm, quan sát, chọn mẫu theo

phương pháp thống kê toán học

2 Nội dung thực hiện

- Tìm hiểu cơ sở sản xuất

- Khảo sát đặc điểm nguyên liệu làm sản phẩm tủ áo

- Phân tích một số mẫu mã sản phẩm tủ áo của công ty

Trang 5

- Theo dõi, quan sát quy trình sản xuất sản phẩm tủ áo

- Đánh giá về quy trình sản xuất sản phẩm tủ áo

3 Kết quả thu được

Tỷ lệ lợi dụng gỗ tại công ty:

k =Vphôi/Vnguyên liệu*100%= 0,869072/1,410276*100% = 61,62%

Tỷ lệ phế phẩm trung bình của các chi tiết ở công đoạn pha phôi:

Trang 6

Duration of time: From march 15th to jun 15th 2007

The furniture is one of the best goods in the world which is liked best by comsumer Therefore, during the time practising from march to jun in 2007 at Truong Tien company, I studied finish theme "Studying production process of the Morgan Wardrobe " to meet the needs of comsumers

The Morgan Wardrobe has well proportioned shape and balanced demensions It could be processed easily It is made of white oak which has beautiful color and conformable furniture The white oak is suitable for exterior use and it price is cheap Most details of product combine together by crew, therefore

we can break out and packe easily

- Have general knowledge of the production at the company

- To understand the kinds of materials which made of wardrobes

- To analyze some samples

- To supervise and manage the production process

Trang 7

- To have assessment of the production process

Trang 8

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2

Chương 2: TỔNG QUAN

2.1 Một vài nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty 3

2.1.1 Hoạt động kinh doanh của công ty 3

2.1.2 Tình hình nguyên liệu gỗ tại công ty 5

2.1.3 Tình hình máy móc thiết bị tại công ty 6

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý thuyết về nguyên liệu, sản phẩm và quy trình công nghệ 7

3.1.1 Những yêu cầu đối với sản phẩm mộc: 7

3.1.1.1 Chất lượng 7 3.1.1.2 Thẩm mỹ 7 3.1.1.3 Sử dụng 8 3.1.1.4 Kinh tế 8 3.1.2 Yêu cầu về nguyên liệu sản xuất 8

3.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất 8

3.2 Các công thức tính toán 9

3.3 Phương pháp xử lý số liệu 11

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khảo sát tủ áo Morgan 12

4.2 Quy trình công nghệ gia công tủ áo Morgan 15

Trang 9

4.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất tủ áo Morgan 15

4.2.2 Công nghệ pha phôi từ gỗ xẻ 15

4.2.3 Công nghệ gia công sơ chế 18

4.2.4 Công nghệ gia công tinh chế 19

4.2.6 Công nghệ trang sức bề mặt 23

4.3 Tỷ lệ lợi dụng gỗ ở khâu pha phôi (cắt chọn và xẻ dọc) 23

4.4 Tỷ lệ phế phẩm ở từng công đoạn 25

4.4.1 Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn pha phôi 25

4.4.2 Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn sơ chế 28

4.4.3 Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tinh chế 30

4.4.4 Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn lắp ráp – trang sức 33

4.5 Năng suất làm việc thực tế trên từng thiết bị trong dây chuyền 35

4.5.1 Năng suất thực tế của máy cưa cắt ngắn 35

4.5.2 Năng suất thực tế của máy cưa xẻ dọc 35

4.5.3 Năng suất thực tế của máy bào thẩm 35

4.5.4 Năng suất thực tế của máy bào cuốn 35

4.5.5 Năng suất thực tế của máy cưa cắt tinh 36

4.5.6 Năng suất thực tế của máy chà nhám thùng 36

4.5.7 Năng suất thực tế của máy khoan 36

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận 38 5.1.1 Thiết bị và sản phẩm 38

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Máy móc thiết bị tại công ty 6

Bảng 4.1: Bảng thể hiện các chi tiết và quy cách tủ áo Morgan 13

Bảng 4.2: Kích thước nguyên liệu đầu vào 24

Bảng 4.3: Kích thước phôi 24

Bảng 4.4: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn pha phôi 26

Bảng 4.5: Bảng kiểm tra kết quả tỷ lệ phế phẩm các chi tiết ở khâu pha phôi 27

Bảng 4.6: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn sơ chế 28

Bảng 4.7: Bảng kiểm tra kết quả tỷ lệ phế phẩm các chi tiết ở khâu sơ chế 29

Bảng 4.8: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tinh chế 30

Bảng 4.9: Bảng kiểm tra kết quả tỷ lệ phế phẩm 32

Bảng 4.10:Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn lắp ráp – trang sức 33

Bảng 4.11: Bảng tổng hợp tỷ lệ phế phẩm của các công đoạn và thành phẩm của toàn dây chuyền sản xuất 34

Bảng 4.12: Bảng tổng hợp năng suất của các khâu công nghệ trong dây chuyền sản xuất tủ tại công ty 37

Bảng phụ lục: Gỗ nhập có kích thước theo tiêu chuẩn phân loại của Anh 47

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty 4

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức xưỡng sản xuất công ty TNHH – TM – SX Trường Tiền 4 Hình 3.1: Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm mộc thông thường 9

Hình 4.1: Sản phẩm Tủ áo Morgan 12

Hình 4.2: Liên kết chốt gỗ 13

Hình 4.3: Liên kết mộng 14

Hình 4.4: Liên kết đinh – vít 14

Hình 4.5: Cưa đĩa cắt ngắn 17

Hình 4.6: Máy Liptro (máy xẻ dọc) 18

Hình 4.7: Máy bào thẩm 18

Hình 4.8: Máy bào cuốn tại xí nghiệp Trường Tiền 19

Hình 4.9: Cưa đĩa dùng để cắt tinh và công nhân đang đứng máy 20

Hình 4.10: Máy khoan một trục đứng và máy khoan nhiều trục nằm ngang 21

Hình 4.11: Máy chà nhám thùng 12

Hình 4.12: Biểu đồ tỷ lệ phế phẩm và thành phẩm 34

Hình 1: Tủ trưng bày 43

Hình 2: Tủ áo 43

Hình 3: Tủ 6 Hộc tại xí nghiệp Trường Tiền 43

Hình 4: Tủ 7 hộc tại xí nghiệp Trường Tiền 44

Hình 5: Tủ 8 hộc tại xí nghiệp Trường Tiền 44

Trang 12

LỜI NÓI ĐẦU

Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng gỗ với những mục đích khác nhau như làm nhà, đóng giường, bàn, ghế, tàu thuyền đi lại… dưới dạng nguyên liệu gỗ thô

sơ Ngày nay, với một xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ, nhu cầu của con người ngày một nâng cao thì đòi hỏi ngành chế biến gỗ phải đem lại một nét mới trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày của con người.Vì thế các sản phẩm mộc không chỉ để sử dụng mà nó còn mang ý nghĩa trang trí và trưng bày Các sản phẩm mộc phải ngày càng được hoàn thiện hơn để đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người Muốn vậy ngành chế biến gỗ cần phải hoan thiện hơn về công nghệ sản xuất hàng mộc trên máy Bên cạnh đó nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên đang dần bị cạn kiệt do bị nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động từ bên ngoài như tốc độ tăng dân số nhanh, khai thác rừng bừa bãi, phá rừng làm nương rẫy… đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng, diện tích đất rừng ngày càng bị thu hẹp, sản lượng gỗ rừng khai thác ít dần Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho ngành chế biến gỗ hiện nay là tìm ra những biện pháp nhằm tiết kiệm tối đa nguồn nguyên liệu gỗ sẵn có nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của con người Trong đó quy trình công nghệ sản xuất hợp lý đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất, nhằm làm giảm tối đa tỷ lệ phế phẩm, tăng tỉ lệ lợi dụng gỗ góp phần nâng cao hiệu quả kinh

tế trong việc sản xuất và kinh doanh đồ gỗ

Xuất phát từ tình hình thực tế trên được sự phân công của Khoa Lâm Nghiệp

và được sự đồng ý của Ban Giám Đốc của công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Sản xuất Trường Tiền cùng với sự hướng dẫn của Thầy Đặng Đình Bôi chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TỦ

ÁO MORGAN BẰNG GỖ SỒI CÓ PHỦ MẶT TẠI CÔNG TY TNHH – XD - TM – SX TRƯỜNG TIỀN”.

Trang 13

Vì thời gian xâm nhập thực tế và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty TNHH – XD –

TM – SX Trường Tiền, Thầy Cô Khoa Lâm Nghiệp và Thầy Đặng Đình Bôi đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn này

Sinh viên thực hiện Nguyễn Anh Tuấn

Trang 14

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngành chế biến gỗ ở Việt Nam trong những năm vừa qua đã và đang có những bước phát triển rất mạnh Nhu cầu sử dụng đồ gỗ của con người cũng tăng nhanh không chỉ về số lượng mà còn đòi hỏi nhiều về mặt thẩm mỹ và tính kinh tế Vấn đề đặt ra cho các công ty chế biến gỗ hiện nay là làm sao phải có một quy trình công nghệ sản xuất hợp lý, tiết kiệm được nguyên liệu và các chi phí khác để hạ giá thành và tăng tính cạnh tranh

Công ty TNHH- Xây dựng- Thương mại- Sản xuất Trường Tiền là công ty chuyên sản xuất các mặt hàng như bàn, ghế, giường, tủ… Năm 2006 công ty đẵ sản xuất mặt hàng mới là tủ áo Morgan bằng gỗ sồi có phủ mặt, với số lượng 60 tủ Vào quý 2 năm 2007 công ty dự định sản xuất tiếp 15 tủ theo đơn đặt hàng

Tủ áo Morgan là mặt hàng mới sản xuất nên chưa có một nghiên cứu nào để khảo sát theo yêu cầu và đề ra các biện pháp cải thiện Các định mức nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nhân công chưa có, nên việc sản xuất vẫn là theo kinh nghiệm Chính những điều này nên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TỦ ÁO MORGAN BẰNG GỖ SỒI CÓ PHỦ MẶT TẠI CÔNG TY TNHH - XÂY DỰNG - THƯƠNG MẠI - SẢN XUẤT TRƯỜNG TIỀN” nhằm góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên

1.2 Mục tiêu của đề tài

Đề tài nhằm các mục tiêu sau:

- Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất tại công ty, đánh giá sản xuất dựa trên việc phân tích tình hình sản xuất, các biến động trong quy trình công nghệ

Trang 15

- Tìm ra những ưu điểm, khuyết điểm, điều bất hợp lí trong quy trình công nghệ sản xuất tại công ty để từ đó có những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất đồ mộc trong nước và xuất khẩu

1.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Nội dung:

- Tìm hiểu và mô tả khái quát tình hình sản xuất của công ty để nắm bắt được quy mô sản xuất và tình hình phát triển của công ty

- Khảo sát, tính toán nguyên liệu và sản phẩm để biết được tỉ lệ lợi dụng gỗ

và tỉ lệ phế phẩm đối với quy trình công nghệ mà công ty đang áp dụng

- Theo dõi máy móc và thiết bị nhằm tính toán công nghệ trên từng máy của dây chuyền

- Qua việc theo dõi, tôi tiến hành liệt kê khuyết điểm của từng khâu trong dây chuyền công nghệ để đưa ra các biện pháp khắc phục những nhược điểm trong dây chuyền đồng thời có một số ý kiến có liên quan đến việc sản xuất của công ty Phương pháp:

Hiện nay công ty Trường Tiền đang sản xuất nhiều mặt hàng mộc, để khảo sát quy trình công nghệ sản xuất tủ áo Morgan tại công ty tôi tiến hành theo phương pháp sau:

- Tham khảo, xử lí tài liệu thứ cấp

- Áp dụng phương pháp toán thống kê, khi thu thập và xử lí số liệu

- Dùng phương pháp chụp ảnh, bấm giờ trong khi khảo sát

Trang 16

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.1 Một vài nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty

2.1.1 Hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty TNHH- XD – TM– SX TRƯỜNG TIỀN có trụ sở chính đạt tại địa chỉ 48 Nguyễn Văn Ninh phường 14- quận Bình Thạnh- TP.HCM Chi nhánh công

ty nằm trên địa phận khu phố 6, phường Linh Trung, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh Khu vực này trong những năm gần đây có dân cư đông đúc nên công ty có nguồn nhân lực dồi dào.Trong quá trình làm đề tài tôi chỉ thực tập tại chi nhánh công ty Công ty chuyên kinh doanh trên 3 lĩnh vực: Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu; Phục vụ xây dựng dân dụng và công nghiệp; Thương mại và du lịch Công ty đã từng tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế về đồ gỗ tại MiLan vào các năm từ 2003 đến năm

2005 và công ty cũng đã tham gia hội chợ vào tháng 04/2006 tại MiLan được các đối tác và khách hàng đánh giá cao

Thị trường chính của công ty là các nước ở Châu Âu: Pháp, Anh Quốc, Ý và một số thị trường ở Mỹ thông qua trung gian và đại lý Hiện công ty chỉ xuất khẩu gián tiếp qua các nước đó do một số yếu tố khách quan và chủ quan nhưng trong tương lai sản phẩm của công ty sẽ có mặt ở các thị trường lớn khác

Hiện nay công ty đang sản xuất kinh doanh với quy mô còn hạn chế với khoảng hơn 70 công nhân chia làm 4 tổ: tổ pha phôi, sơ chế; tổ tinh chế; tổ lắp ráp, thành phẩm;tổ sơn Đồng thời công ty cũng đang tiến hành hợp tác với khoa Lâm nghiệp của Trường Đại Học Nông Lâm nhằm đào tạo thực hành cho sinh viên chuyên ngành chế biến lâm sản

Chi nhánh công ty nằm trong khu vực có địa hình bằng phẳng nên việc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thuận lợi

Trang 17

Sơ đồ tổ chức của công ty như hình 2.1 dưới đây:

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty

Sơ đồ tổ chức xưỡng sản xuất của công ty TNHH XD – TM – SX Trường Tiền được trình bày theo sơ đồ hình 2.2:

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức xưỡng sản xuất công ty TNHH – TM – SX Trường Tiền

PGĐ.kinhdoanh

Trưởng phòng.HC T phòng.XNK Kế toán trưởng

PGĐ.sản xuấtP.Giám Đốc

Quản Đốc

Tổng kho Các tổ.KT

NV.kinh doanh NV.V.phòng

Thủ quỷ KT.giao dịch

Trang 18

2.1.2 Tình hình nguyên liệu gỗ tại công ty

Nguồn nguyên liệu gỗ được đưa vào sản xuất đã được xẻ và sấy khô theo yêu cầu về độ ẩm của khách hàng Hầu hết nguyên liệu được mua về có kích thước theo tiêu chuẩn phân loại của Anh được tính bằng inch (kích thước tuỳ thuộc vào bên bán, bên mua không tự đặt theo kích thước sử dụng và được thể hiện ở bảng 1phần phụ lục) Tùy theo từng sản phẩm của khách hàng đặt mà công ty sẽ phân bổ nguồn nguyên liệu sao cho phù hợp

Thường nguyên liệu được sử dụng chủ yếu tại công ty là các loại gỗ sau: White Oak (Sồi Trắng), Cherry (Anh Đào), Walnut (Hồ Đào), Tulip (Bạch Dương) được nhập khẩu chủ yếu từ Anh, Bắc Mỹ và các nước Châu Âu

Tủ áo Morgan được sản xuất bởi gỗ Sồi Sồi là một loài cây lá rộng có khả năng sinh trưởng và phát triển thích hợp với khí hậu nhiệt đới và ôn đới Gỗ sồi có màu vàng pha sắc hồng, vân thớ và màu sắc đẹp, khối lượng thể tích trung bình Dt

= 0.52( g/cm3), tỷ lệ co rút tiếp tuyến và xuyên tâm thấp, khả năng hút ẩm kém, nhưng hút nước cao, cường độ chịu lực cao, dễ gia công và chế biến Tuy nhiên gỗ sồi cũng có những nhược điểm sau: cấu tạo mô mềm lượn sóng, thể bít, tia gỗ lớn, mạch dây xuyên tâm… là những hạn chế nhất định của loại gỗ này trong gia công chế biến và sử dụng [7] Ngày nay gỗ sồi được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực và được nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng Gỗ sồi của xí nghiệp được nhập từ Anh về có độ ẩm từ 8 – 12%

Trang 19

2.1.3 Tình hình máy móc thiết bị tại công ty

Máy móc là yếu tố hết sức quan trọng Nó quyết định đến năng lực sản xuất,

năng lực lao động cũng như chất lượng sản phẩm Hầu hết các máy móc của công ty

đã cũ Để phù hợp với tình hình sản xuất mới, xí nghiệp cần phải trang bị thêm một

số máy móc hiện đại hơn vì trong quá trình sản xuất vẫn có tình trạng ngưng sản

xuất ở khâu nào đó do máy hư đột suất Máy móc thiết bị tại công ty có xuất xứ từ

nhiều nước: Đài Loan, Việt Nam, Pháp… được thống kê thể hiện ở bảng 1:

Bảng 2.1: Máy móc thiết bị tại công ty

STT Tên máy móc (thiết bị) SL Mã số Xuất xứ

1 Máy bào thẩm 1 18 Đài Loan

2 Cưa đĩa cắt ngang 1 05 Việt Nam

3 Máy tuốt chuốt 1 07 Đài Loan

4 Máy bào cuốn 1 17 Đài Loan

5 Máy bào thẩm 1 16 Đài Loan

6 Máy bào cuốn 1 15 Đài Loan

7 Máy bào 2 mặt WADKIN 1 04 Đài Loan

8 Máy bào cuốn 1 13 Đài Loan

9 Máy bào 2 mặt 1 12 Việt Nam

10 Máy bào 4 mặt (GHO: 20 – 28 ) 1 06 Đức

11 Máy cưa lọng đứng 1 11 Việt Nam

12 Thiết bị giàn cảo hơi 1 08 Việt Nam

13 Cưa đĩa xẻ dọc RL – 303VS 2 19 - 20 Đài Loan

14 Cưa đĩa cắt ngang 1 01 Pháp

15 Máy bào thẩm 1 03 Đài Loan

16 Máy chà nhám thùng BOARKE 1 14 Đài Loan

18 Máy Tourpi 1 trục 1 22 Việt Nam

19 Máy Tourpi 2 trục 1 09 Việt Nam

20 Máy Tourpi 1 trục 1 10 Việt Nam

21 Máy khoan đứng 1 23 Đài Loan

22 Máy đánh mộng mang cá 1 24 Viêt Nam

24 Máy đục lỗ vuông 1 27 Đài Loan

25 Máy đục lỗ vuông 1 26 Đài Loan

27 Máy đánh mộng đa năng 1 29 Đài Loan

28 Máy Toupi đứng 2 30-31 Đài Loan

29 Máy khoan nhiều trục BORING3532 1 32 Đài Loan

30 Máy khoan nhiều lỗ 1 34 Việt Nam

31 Máy chà nhám ALTEK 1 33 Đài Loan

32 Máy hút bụi 2 túi 1 35 Việt Nam

33 Máy hút bụi 1 02 Việt Nam

34 Máy chà nhám thùng 1 36 ITALIA

Trang 20

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý thuyết về nguyên liệu, sản phẩm và quy trình công nghệ

3.1.1 Những yêu cầu đối với sản phẩm mộc

Yêu cầu này bao gồm các tiêu chuẩn về chất lượng, thẩm mỹ, yêu cầu về sử dụng và kinh tế đối với sản phẩm mộc được trình bày dưới đây:

3.1.1.1 Chất lượng

Hiện nay việc quản lý chất lượng trong ngành chế biến gỗ rất quan trọng Trong mỗi công ty đều tổ chức xây dựng những bộ phận quản lý chất lượng nhằm theo dõi và quản lý chặt chẽ hơn trong quá trình sản xuất Sản phẩm được đánh giá trên cơ sở hợp đồng sản xuất mẫu chuẩn để so sánh bản vẽ và tiêu chuẩn Mẫu chuẩn là cơ sở pháp lý để đối chiếu sản phẩm về các chỉ tiêu chất lượng quy định Khi xác định chất lượng một loại sản phẩm nào đó do công ty đề ra cho từng công đoạn Mỗi chi tiết thì có những yêu cầu chất lượng khác nhau, những chi tiết ở mặt ngoài thì đòi hỏi chất lượng cao như: tuyệt đối không có mắt, khuyết tật… Còn các phần khuất thì cho phép tối đa 1 mắt hay khuyết tật nhỏ trên một chi tiết Độ ẩm của sản phẩm không vượt quá 12%, độ ẩm ở mọi vị trí phải đồng đều nhau, độ ẩm ở mọi vị trí không chênh lệch nhau vượt quá 3%

Một số yêu cầu trên các công đoạn gia công:

Yêu cầu chất lượng của công đoạn pha phôi: phải pha phôi đúng quy cách; tiết kiệm nguyên liệu; đảm bảo lượng dư gia công hợp lý

Yêu cầu chất lượng của công đoạn sơ chế: pha phôi tạo dáng chi tiết đúng quy cách; đảm bảo lượng dư gia công; phôi không bị khuyết tật

Yêu cầu chất lượng của công đoạn tinh chế: đảm bảo đúng quy cách của chi tiết theo bản vẽ; bề mặt nhẵn bóng; bề mặt sản phẩm không bị khuyết tật

3.1.1.2 Thẩm mỹ

Màu sắc của sản phẩm phải đồng màu, bề mặt ngoài của sản phẩm sau khi trang sức bề mặt phải thể hiện rõ vân thớ tự nhiên của gỗ Các kích thước trong

Trang 21

từng bộ phận phải phù hợp và theo một tỷ lệ nhất định đã được thể hiện theo bản vẽ Kích thước của sản phẩm phải phù hợp với diện tích xung quanh, phù hợp với môi trường sử dụng

3.1.1.3 Sử dụng

Sản phẩm phải được sử dụng đúng chức năng, phù hợp với tâm sinh lý người

sử dụng, đảm bảo độ bền của từng chi tiết, bộ phận và sản phẩm phải có tính tiện

nghi, tiện dụng cao

3.1.1.4 Kinh tế

Giá cả của sản phẩm cũng là một vấn đề đáng quan tâm không chỉ đối với người tiêu dùng khi chọn mua một sản phẩm nào đó mà còn là vấn đề mà nhà sản xuất đáng lo ngại Vì thế ngoài việc đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật thì sản phẩm phải đảm bảo giá thành sử dụng hợp lý phù hợp với người tiêu dùng và có lợi nhà sản xuất

3.1.2 Yêu cầu về nguyên liệu sản xuất

Nguyên liệu phải có kích thước (dày, rộng, dài) phải đảm bảo yêu cầu đối với từng mặt hàng sản xuất, phải có độ ẩm thích hợp, tùy theo thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty mà nguyên liệu phải có độ ẩm phù hợp với môi trường nước

đó Thông thường độ ẩm nguyên liệu từ 8 – 12% Còn đối với một số nước khác đòi hỏi độ ẩm nguyên liệu khắt khe hơn khoảng từ 6 – 8% Thêm vào đó nguyên liệu cần phải không bị mối mọt, mắt và khuyết tật khác như : nứt, téc, giác…

3.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất

Dây chuyền công nghệ gia công sản phẩm của một công ty là một yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất Nếu chúng ta bố trí được dây chuyền công nghệ một cách khoa học thì sẽ giúp cho việc sản xuất được thuận lợi hơn, tiết kiệm được nguyên vật liệu, nguồn nhân lực và có thể tận dụng tối đa công suất làm việc của từng máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất, giúp công tác giám sát quản

lý chặt chẽ hơn và dễ dàng cho việc kiểm tra chất lượng đầu vào cũng như đầu ra của một công nghệ nào đó trong dây chuyền sản xuất Ngoài ra nếu tổ chức được

Trang 22

công việc của mình, hạn chế những nguyên nhân gây ra phế phẩm, từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất

Bố trí dây chuyền công nghệ phải đảm bảo được tính liên tục, luôn tạo sự nhịp nhàng giữa các khâu công nghệ nhằm khai thác tối đa công suất làm việc của máy móc thiết bị và năng lực của người công nhân Việc bố trí dây chuyền phải đảm bảo dễ dàng cho công tác kiểm tra và theo dõi trong suốt quá trình sản xuất đồng thời phải được đặt ở vị trí thuận lợi cho công việc sản xuất của công ty nhằm hạn chế thời gian vận chuyển nguyên liệu trong quá trình sản xuất thêm vào đó phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của công nhân trong quá trình sản xuất

Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm mộc thông thường:

Trong đó: Ph : Số chi tiết hỏng

Ptd: Tổng số chi tiết theo dõi

Nguyên liệu Cắt ngắn (Cắt chọn) Xẻ dọc Lượn cong

Bào thẩm Bào 4 mặt

Tề Đầu Phay (Toupi)

Chà nhám thô Khoan lổ, Đánh mộng Chà Nhám tinh

Lắp ráp KCS

Đóng gói

Trang 23

Để đảm bảo độ tin cậy cần thiết tôi tiến hành kiểm tra kết quả tính toán bằng cách áp dụng bài toán xác định dung lượng mẫu:

Số chi tiết cần theo dõi:

ntd = (1,962 * (S%)2)/ (e%)2 [8]

Trong đó: 1,96 : giá trị (tra bảng) ứng với độ tin cậy 95%

S% : hệ số biến động của chỉ tiêu nghiên cứu e% : sai số (error) tương đối cho trước

Xác định năng lực sản xuất: Năng lực sản xuất (Q) phản ánh khả năng để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm trong một đơn vị thời gian của một khâu công nghệ hay một dây chuyền sản xuất và được tính bằng công thức sau:

Về lý thuyết, năng lực sản xuất của một dây chuyền được tính:

Q = 60 / Iđ (chi tiết/giờ) [8]

Hay Q = 480 / Iđ (chi tiết/ca) [8]

Năng lực thực tế được tính như sau:

Qtt= k1*k2*k3*Q (chi itết/ca) [8]

Trong đó: Qtt : Năng lực tính theo thực tế

Q : Năng lực tính theo lý thuyết

K1 : hệ số sử dụng thời gian

K2 : hệ số sử dụng máy

K3 : hệ số hao mòn máy

Iđ : nhịp độ đồng bộ

Nhịp độ của các khâu công nghệ có thể tính theo các trường hợp sau:

Trường hợp phôi vận chuyển liên tục:

I = (l1 + l2) / v [8]

Trong đó: l1 :chiều dài phôi (theo hướng vận chuyển) (m)

l2 : khoảng cách giữa hai phôi kế tiếp nhau (m)

v : tốc độ vận chuyển phôi (m/sec)

Trường hợp phôi vận chuyển liên tục, nhưng khi thực hiện công nghệ phôi phải dừng lại với thời gian công nghệ tcn ta có:

[8]

Trang 24

Trường hợp máy đứng riêng lẻ, nhịp độ thường được tính theo công thức sau:

I = [(tcb/ s) + (tcn/Pmax)]*100% (sec) [8]

Trong đó: tcn : thời gian công nghệ được định mức để gia công một chi tiết

s : số lượng chi tiết cùng thời gian chuẩn bị chung

tcb : thời gian chuẩn bị chung (phút)

Pmax : năng suất đạt được của khâu đó (%)

Để tính năng suất của từng máy ta cũng có thể tính theo công thức sau:

A = T*ηt/ (tc + tp) (chi tiết/ca) [8]

Trong đó: T : thời gian trong một ca (480 phút)

t

 : hệ số sử dụng thời gian

tc : thời gian chính để cắt ra một chi tiết (phút)

tp : thời gian phụ để cắt ra một chi tiết (phút)

A = ( T*u*n*tm*tt)/L*m(chi tiết/ca) [8]

Trong đó: u : tốc độ đẩy gỗ m/phút

n : số phôi cùng một lần bào

m : số lần thao tác

L : chiều dài chi tiết bào

tm, tt : hệ số sử dụng máy và thời gian

3.3 Phương pháp xử lý số liệu

- Số lượng mẫu khảo sát: n=30

- Để xử lí các số liệu thu thập được, chúng tôi sử dụng các phần mềm trên máy vi tính như phần mềm Autocad để vẽ hình dạng chi tiết sản phẩm, phần mềm Excel để vẽ đồ thị, xử lí và tính toán các số liệu

Trang 25

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khảo sát tủ áo Morgan

Đặc điểm:

Tủ áo Morgan là sản phẩm làm theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài Hình dáng của sản phẩm đơn giản, dễ sử dụng, tháo lắp được dễ dàng Đây là một sản phẩm nội thất rất cần thiết trong căn nhà của mọi người Tủ áo Morgan được làm từ gỗ White OAK (Sồi), loại gỗ này được công ty nhập khẩu từ Anh Đây

là một loại gỗ có vân thớ đẹp, ít cong vênh, nứt téc, độ ẩm của gỗ White OAK đạt

từ 10 - 12% Đây là sản phẩm sản xuất để xuất khẩu nên chất lượng sản phẩm đòi hỏi cao Sản phẩm không bị giác, không bị mắt, màu sắc bề mặt phải đồng màu, độ bóng không cao (bóng mờ)

Hình dáng:

Hình dáng của sản phẩm khảo sát trong đề tài này được thể hiện ở hình 4.1:

Trang 26

Kết cấu của sản phẩm:

Cấu tạo chi tiết các phần chính của tủ áo Morgan như liệt kê trong bảng 4.1:

Bảng 4.1: Bảng thể hiện các chi tiết và quy cách tủ áo Morgan

ST

1 Chân tủ phần trên 35 50 1515 4 60

Trang 27

Đối với những chi tiết không cần tháo lắp thì sử dụng chốt gỗ có gia cố thêm keo nhằm làm tăng độ bền chắc cho tủ (hình 4.2)

Liên kết này được sử dụng ở những vị trí, chi tiết tháo lắp được nhằm định vị

và tăng thêm khả năng chịu lực (hình 4.4)

Liên kết bản lề: Nhằm giúp cho quá trình vận chuyển được gọn nhẹ và dễ dàng hơn, linh động trong việc tháo lắp rời từng bộ phận của sản phẩm

Trang 28

4.2 Quy trình công nghệ gia công tủ áo Morgan

4.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất tủ áo Morgan:

Quy trình công nghệ là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất Việc bố trí quy trình công nghệ sản xuất một cách khoa học sẽ giúp xí nghiệp sản xuất theo một quy trình nhất định tránh lãng phí cũng như sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả, giúp công tác quản lí chặt chẽ hơn và dể dàng cho công tác kiểm tra chất lượng Hơn nữa, người công nhân sẽ nhận rõ mục tiêu của xí nghiệp và nhiệm vụ của mình

để làm việc đạt hiệu quả cao nhất

Ngoài ra, quy trình công nghệ tại xí nghiệp Trường Tiền là một quy trình công nghệ mềm, đảm bảo tính linh hoạt trong sản xuất, tận dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu, hạn chế việc gây ra phế phẩm Qua thời gian khảo sát thực tế tôi nhận thấy việc gia công các chi tiết tủ áo Morgan được sản xuất theo sơ đồ quy trình sản xuất sau:

Nguyên liệu  Cắt ngắn (Cắt chọn)  Xẻ dọc  Bào thẩm  Bào 1 mặt  Ghép thanh  Cắt tinh  Chà nhám thô  Khoan  Chà nhám tinh  Lắp ráp

 Trang sức bề mặt  KCS và đóng gói

Do kích thước nguyên liệu không đáp ứng được kích thước của nóc tủ do đó

việc sản xuất nóc tủ theo quy trình sau:

Cắt chọn (cắt ngắn)  Xẻ dọc  Bào thẩm  Bào cuốn  Cắt ngắn 

Bào thẩm Ghép ván  Cắt tinh  Chà nhám thô  Khoan lỗ  Chà nhám tinh 

Lắp ráp  Trang sức bề mặt  KCS và đóng gói

Quy trình công nghệ tại xí nghiệp có các công đoạn pha phôi, sơ chế, tinh

chế Sau đây, chúng ta xem xét từng công đoạn:

4.2.2 Công nghệ pha phôi từ gỗ xẻ

Công đoạn pha phôi là công đoạn đầu của quá trình gia công chi tiết nhằm tạo phôi cho chi tiết từ nguyên liệu ban đầu là gỗ sồi được xẻ, sấy dưới dạng phách

gỗ với chiều dày từ 18 – 38 mm, còn bề rộng và chiều dài thì biến đổi rất lớn, được rong cắt và ghép … nhằm tạo thành hình dáng và kích thước phù hợp với các bước công nghệ gia công tiếp theo của chi tiết

Trang 29

Nhiệm vụ chính ở đây là nguyên liệu có chiều dài lớn thành các chi tiết có chiều dài nhỏ hơn phù hợp và cắt bỏ phần nguyên liệu xấu như mắt chết, nứt téc…không thể thực hiện ở các công đoạn tiếp theo Thiết bị dùng để cắt ngắn là cưa đĩa Cưa đĩa có đường kính khoảng 300 – 450 mm, bề dày lưởi cưa là 3.2 mm lưởi cưa dùng để cắt thô thì có khoảng 60 răng và dùng để cắt tinh thì khoảng 100 răng Tốc độ cắt 200/ phút, bộ phận đẩy (kéo) cưa bằng tay

Phôi sau khi lấy ra trong kho gỗ sẽ được chuyển đến máy cắt chọn để cắt phôi, phôi được cắt với chiều dài phù hợp yêu cầu gia công chi tiết Trong quá trình cắt cần chọn lấy phôi ở vị trí không khuyết tật sao cho phôi lấy được có chất lượng tốt nhất, nhưng tỷ lệ lợi dụng gỗ phải cao nhất

Trong quá trình khảo sát, tôi nhận thấy với cùng kích thước chiều dày, chiều rộng nhưng có nhiều quy cách khác nhau Do đó, người công nhân sẽ căn cứ theo chất lượng của từng đoạn trên thanh mà quyết định cắt theo qui cách của chi tiết nào

để tận dụng gỗ được tối đa

Thiết bị để thực hiện trong khâu này là cưa đĩa cắt ngang (như hình 4.5) vì đặc điểm của nguyên liệu dài, phôi lớn nên bố trí các khâu phải cách xa nhau Thực hiện khâu này cần hai người công nhân đứng máy Một người công nhân có nhiệm

vụ đặt phôi lên bàn cưa và người công nhân thứ hai có trình độ và tay nghề nghề cao Người công nhân này có nhiệm vụ khởi động máy, điều chỉnh kích thước cắt,

vị trí lấy sản phẩm và thực hiện kéo cưa vào phôi để cắt sau khi cắt xong thì trả cưa

về vị trí ban đầu, phôi được cắt xong sẽ được người công nhân thả xuống nền nơi gần với cưa đĩa xẻ dọc Do vậy ở công đoạn này cần phải đảm bảo khoảng cách giữa các khâu để tránh tình trang xảy ra tai nạn lao động

Trang 30

Hình 4.5: Cưa đĩa cắt ngắn

Công nghệ trên khâu xẻ dọc:

Nhiệm vụ chính của xẻ dọc là xẻ những nguyên liệu có bề rộng lớn thành

những chi tiết có chiều rộng mong muốn Máy cưa đĩa xẻ dọc được lắp một lưỡi

cưa Thiết bị là cưa đĩa xẻ dọc có đường kính 300mm, số răng 36-40 răng, chiều

dày lưỡi cưa 3,2mm, tốc độ cắt 2800 vòng /phút

Đây là khâu quan trọng vì người công nhân sẽ căn cứ bề rộng, hình dạng chất

lượng bề mặt của ván và vị trí khuyết tật trên bề mặt ván mà quyết định rong phôi

có kích thước bao nhiêu và cho chi tiết nào Các phôi ( tấm ván ) sau khi cắt chọn sẽ

được đưa qua máy xẻ dọc để định kích thước bề rộng cho sản phẩm và cho phôi ở

công đoạn tiếp theo Thiết bị là máy rong (như hình 4.6) với 1 cưa đĩa Đĩa cưa

được gắn và quay tròn trên trục dao, còn phôi nằm trên băng xích và được mang đi,

chuyển động song song với bề rộng lưỡi cắt Đầu tiên nguyên liệu ván sẽ được rong

một cạnh chuẩn , sau đó định thước tựa để mặt cạnh vừa rong tựa vào , giúp ổn định

bề rộng sản phẩm

Khi làm việc cần có hai công nhân đứng máy:

+ Công nhân chính khởi động máy, điều chỉnh sự nhô cao của đĩa đồng thời

quyết định bề rộng của phôi thông qua việc điều chỉnh thước tựa, đồng thời có

nhiệm vụ mang ván (từ dưới nền do khâu cắt chọn vừa bỏ xuống) vào trong bàn và

đẩy vào rong

Trang 31

+ Công nhân phụ có nhiệm vụ bóc dỡ, đặt thanh vừa xẻ lên thanh kê, đồng thời đẩy lùi ván trở lại đầu kia cho người công nhân chính tiếp tục rong phôi tiếp theo cho đến hết chi tiết

Hình 4.6: Máy Liptro (máy xẻ dọc) 4.2.3 Công nghệ gia công sơ chế

Công nghệ trên khâu bào thẩm:

Hầu hết các chi tiết từ công đoạn pha phôi đều phải qua máy bào thẩm Bào thẩm dùng để chuẩn một mặt hoặc hai mặt của chi tiết vuông góc với nhau Máy gồm trục dao gắn ba lưỡi dao lệch nhau một góc 1200 Chiều dày phoi qua một lần bào từ 0.5-2mm đẩy gỗ bằng tay Trong quá trình đẩy phôi, mặt phôi luôn được ép vào thành thước tựa Tốc độ đẩy phôi 6 – 12 m / phút Để thực hiện trên máy này cần một công nhân đứng máy

Ngày đăng: 28/11/2017, 15:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Việt Hải, 2004, Phương pháp nghiên cứu khoa học và xử lý số liệu thực nghiệm, Trường Đại học Nông Lâm. Tp. Hồ Chí Minh Khác
2. Đặng Đình Bôi, 1994, lắp đặt và sử dụng thiết bị gia công gỗ. Trường ĐH Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Khác
3. Đặng Đình Bôi, 1992, Giáo trình Nguyên lý cắt gọt. Trường ĐH Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Khác
4. Nguyễn Thị Hà Mai, 2004, Đề tài tốt nghiệp, Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất Ghế TIDO và bàn BOLLO tại xí nghiệp chế biến gỗ cao su Đông Hoà Khác
5. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, 2003, Bài giảng Khoa học gỗ, Trường Đại Học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh Khác
6. Phạm Công Tuấn, 2004, Đề tài tốt nghiệp, Khảo sát quy trình sản xuất cửa đơn Jasper 36 tại xí nghiệp Navifico Khác
7. Phạm Đức Đồng, 2004, Đề tài tốt nghiệp, Khảo sát cấu tạo và tính chất cơ lý của gỗ sồi võ trắng- Trường ĐH Nông lâm, Tp Hồ Chí Minh Khác
8. Trần Ngọc Thiệp – Võ Thành Minh – Đặng Đình Bôi, 1992, Công nghệ xẻ – Mộc Tập I,II, Trường Đại học Lâm Nghiệp Xuân Mai – Hà Tây Khác
9. TS. Hoàng Thị Thanh Hương, 2004, Giáo trình Chất phủ bề mặt. Trường ĐH Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w