1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TỦ ÁO WARDROBE BẰNG GỖ WALNUT CÓ PHỦ MẶT TẠI CÔNG TY TNHH – XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI – SẢN XUẤT TRƯỜNG TIỀN

64 145 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Để khảo sát quy trình sản xuất tủ wardrobe tại công ty tôi tiến hành theo phương pháp có tham khảo xử lý tài liệu thứ cấp, dùng toán thống kê để thu thập và xử lý số liệu, dùng phương ph

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÂM NGHIỆP

  

NGÔ ĐỨC LUẬN

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TỦ ÁO WARDROBE BẰNG GỖ WALNUT CÓ PHỦ MẶT TẠI CÔNG TY TNHH – XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI – SẢN

XUẤT TRƯỜNG TIỀN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7 / 2010

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÂM NGHIỆP

  

NGÔ ĐỨC LUẬN

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TỦ ÁO WARDROBE BẰNG GỖ WALNUT CÓ PHỦ MẶT TẠI CÔNG TY TNHH – XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI – SẢN

XUẤT TRƯỜNG TIỀN

Ngành: Chế Biến Lâm Sản

LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: PGS TS ĐẶNG ĐÌNH BÔI

Thành Phố Hồ Chí Minh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn đến : Ban chủ nhiệm khoa lâm nghiệp – Bộ môn chế biến lâm sản và quý thầy cô đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt khóa học vừa qua

Thầy Đặng Đình Bôi đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Ban Giám Đốc công ty TNHH – Xây dựng – Thương mại – Sản Xuất Trường Tiền đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp và toàn thể anh chị em công nhân viên trong công ty đã giúp đỡ tôi trong công việc thu thập số liệu

Các bạn sinh viên trong lớp Chế Biến Lâm Sản khóa 32 đã động viên, giúp đỡ tôi trong học tập và trong việc hoàn thành luận văn này Lòng biết ơn sâu sắc gửi đến cha mẹ, anh chị em trong gia đình đã động viên giúp đỡ con trong những năm học vừa qua

Sinh Viên thực hiện

NGÔ ĐỨC LUẬN

Trang 4

Để khảo sát quy trình sản xuất tủ wardrobe tại công ty tôi tiến hành theo phương pháp có tham khảo xử lý tài liệu thứ cấp, dùng toán thống kê để thu thập và

xử lý số liệu, dùng phương pháp chụp ảnh, bấm giờ trong khi khảo sát.Qua việc theo dõi, tôi tiến hành liệt kê những khuyết điểm của từng khâu dây chuyền công nghệ để đưa ra các biện pháp khắc phục những nhược điểm trong dây chuyền đồng thời có một số ý kiến có liên quan đến việc sản xuất của công ty

Qua việc khảo sát quy trình công nghệ sản xuất tủ wardrobe tôi thu được các kết quả sau:

Tỷ lệ lợi dụng gỗ tại công ty là 61.48%

Tỷ lệ phế phẩm trung bình của các chi tiết ở công đoạn sơ chế là 7.4%

Tỷ lệ phế phẩm trung bình của các chi tiết ở công đoạn tinh chế là 7.1%

Tỷ lệ phế phẩm trung bình của các chi tiết ở công đoạn lắp ráp là 0%

Tỷ lệ phế phẩm trung bình của các chi tiết qua các công đoạn là 14.5%

Trang 5

MỤC LỤC

Trang tựa i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT iii MỤC LỤC iv DANH SÁCH CÁC BẢNG vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH viii

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề: 1 1.2.Mục tiêu của đề tài: 2

1.2.1 Mục tiêu chung: 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 3

2.1 Một vài nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty: 3

2.1.1 Hoạt động kinh doanh của công ty: 3

2.1.2 Tình hình nguyên liệu gỗ tại công ty: 5

2.1.3 Tình hình máy móc thiết bị tại công ty: 5

2.1.4.Một số mẫu sản phẩm được sản xuất của công ty: 7

2.2 Quy trình sản xuất hiện tại của nhà máy 11

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1 Nội dung nghiên cứu: 13

3.1.1 Khảo sát về nguyên liệu sản xuất: 13

3.1.2 Khảo sát sản phẩm: 13

3.1.3 Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất: 14

3.2 Phương pháp nghiên cứu: 14

3.2.1 Phương pháp phân tích sản phẩm và tìm hiểu quy trình sản xuất: 14

3.2.2 Phương pháp tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ: 15

3.2.3 Phương pháp xác định tỷ lệ phế phẩm: 15

Trang 6

3.2.4 Phương pháp xác định độ tin cậy cần thiết trong việc lấy mẫu: 16

3.2.5 Phương pháp tính năng suất của từng máy: 16

3.3 Phương pháp xử lý số liệu: 17

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18

4.1 Khảo sát tủ áo Wardrobe: 18

4.1.1 Đặc điểm: 18 4.1.2 Hình dáng: 18 4.1.3 Kết cấu sản phẩm: 19

4.1.4 Các dạng liên kết của tủ áo Wardrobe: 20

4.2 Quy trình công nghệ gia công tủ áo Wardrobe: 21

4.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất tủ áo Wardrobe: 21

4.2.2 Công nghệ gia công sơ chế: 22

4.2.2.1 Công nghệ trên khâu xẻ dọc: 23

4.2.2.2 Công nghệ trên khâu bào thẩm: 25

4.2.2.3 Công nghệ trên khâu bào cuốn: 25

4.2.2.4 Công nghệ trên khâu ghép tấm: 26

4.2.2.5 Công nghệ trên khâu bào 4 mặt 27

4.2.3 Công nghệ gia công tinh chế: 28

4.2.3.1 Công nghệ trên máy cắt tinh hai đầu: 28

4.2.3.2 Công nghệ trên máy khoan: 29

4.2.3.3 Công nghệ trên máy chà nhám: 30

4.2.4.Công nghệ lắp ráp: 31

4.2.5 Công nghệ trang sức bề mặt: 31

4.2.6 Công đoạn kiểm tra, đóng gói sản phẩm 32

4.3 Tỷ lệ lợi dụng gỗ ở khâu sơ chế: 32

4.4 Tỷ lệ phế phẩm ở từng công đoạn: 34

4.4.1 Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn sơ chế: 34

4.4.2 Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tinh chế: 37

4.4.3 Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn lắp ráp – trang sức: 40

Trang 7

4.5 Năng suất làm việc thực tế trên từng thiết bị trong dây chuyền: 42

4.5.1 Năng suất trên máy cưa cắt ngang kèm theo đẩy: 42

4.5.2 Năng suất trên máy cưa xẻ dọc 1 lưỡi: 42

4.5.3 Nâng suất trên máy bào cuốn: 43

4.5.4 Nâng suất trên máy bào 4 mặt: 43

4.5.5 Năng suất thực tế của máy cưa cắt tinh : 44

4.5.6 Nâng suất trên máy phay: 44

4.5.7 Nâng suất trên máy khoan: 44

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46

5.1 Kết Luận: 46 5.2 Kiến nghị: 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

PHỤ LỤC 51

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Máy móc thiết bị tại công ty 6

Bảng 4.1: Bảng thể hiện các chi tiết và quy cách tủ áo Wardrobe 19

Bảng 4.2: Kích thước nguyên liệu đầu vào 32

Bảng 4.4: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn sơ chế 35

Bảng 4.5: Bảng kiểm tra kết quả tỷ lệ phế phẩm các chi tiết ở khâu sơ chế 36

Bảng 4.6: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tinh chế 37

Bảng 4.7: Bảng kiểm tra kết quả tỷ lệ phế phẩm 39

Bảng 4.8: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn lắp ráp – trang sức 40

Bảng 4.9: Bảng tổng hợp phế phẩm của các công đoạn và thành phẩm của toàn dây

chuyền sản xuất 41

Bảng 4.10 : Bảng tổng hợp năng suất của các khâu công nghệ trong dây chuyền sản

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty 4

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức xưởng sản xuất công ty TNHH – TM – SX Trường Tiền 4

Hình 2.4: Tủ 5 học, tủ áo 2 học và tủ đầu giường 8

Hình 2.5: Tủ đầu Giường 8

Hình 2.6: Bàn ăn 9 Hình 2.7: Bàn trang điểm 9

Hình 2.8: Ghế ăn 10 Hình 2.9: Tủ 8 hộc 10

Hình 4.12: Cưa đĩa dùng để cắt tinh 29

Hình 4.13: Máy khoan một trục đứng và máy khoan nhiều trục nằm ngang 30

Hình 4.15: Biểu đồ tỷ lệ phế phẩm và thành phẩm 41

Trang 10

kỹ thuật và tính nhân văn luôn luôn nằm trong mối quan hệ gắn bó và hài hòa nhằm tạo ra một môi trường sống phù hợp với quá trình phát triển của con người Ngoài

ra sản phẩm mộc còn luôn mang trong mình đậm nét dấu ấn của các phương thức tổ chức xã hội khác nhau, cùng với những sắc thái, bản sắc riêng biệt của từng vùng và từng dân tộc Với xu thế phát triển hiện nay để có thể đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước thì đòi hỏi các công ty chế biến gỗ phải cố gắng trang bị cho mình những trang thiết bị hiện đại nhằm tạo ra hàng hoá đạt chất lượng cao giá thành thấp và đặc điểm là tiết kiệm nguyên liệu

Tốc độ phát triển của ngành chế biến gỗ ngày càng tăng do nhu cầu sử dụng

đồ gỗ để trang trí nội thất trong gia đình được nhiều người ưa chuộng Cầu lớn thì cung lớn dẫn đến một câu hỏi đặt ra cho các nhà cung cấp là làm sao để sản xuất được những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

Để trả lời cho câu hỏi đó các nhà doanh nghiệp phải tìm ra những phương án sản xuất mới, tìm ra những nhược điểm để khắc phục chúng để đáp cho nhu cầu con người chúng ta

Tủ áo Wardrobe là mặt hàng mới sản xuất nên chưa được khảo sát quy trình công nghệ theo yêu cầu và đề ra các biện pháp cải tiến Các định mức nguyên liệu,

Trang 11

Theo đề xuất của công ty chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất tủ áo wardrobe bằng gỗ walnut có phủ mặt tại công ty TNHH – Xây Dựng –Thương Mại – Sản Xuất Trường Tiền” nhằm giải quyết những vấn đề

Xem xét lại việc bố trí mặt bằng sản xuất

Khảo sát và tính toán phân xưởng gia công sơ chế

Khảo sát và tính toán phân xưởng gia công tinh chế

Khảo sát và tính toán phân xưởng trang sức và lắp ráp

Đề xuất những cải tiến trong quy trình công nghệ sản xuất tủ áo Wardrobe

Trang 12

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Một vài nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty: 2.1.1 Hoạt động kinh doanh của công ty:

Công ty TNHH – XD – TM – SX Trường Tiền có trụ sở chính ở địa chỉ 48 Nguyễn Văn Ninh phường 14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM Chi nhánh của công

ty nằm ở Khu phố 6, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TPHCM Khu vực này trong những năm gần đây dân cư đông đúc nên công ty có nguồn nhân lực dồi dào Trong quá trình làm đề tài tôi thực tập tại chi nhánh của công ty Công ty chuyên kinh doanh 3 lĩnh vực: sản xuất đồ gỗ xuất khẩu; phục vụ xây dựng dân dụng và công nghiệp; thương mại và du lịch Công ty đã từng tham gia các hội trợ triển lãm quốc tế về đồ gỗ tại MiLan vào các năm từ 2003 đến năm 2005, tháng 04/2006 công

ty tham gia hôi chợ ở MiLan và được các đối tác, khách hàng đánh giá cao

Thị trường chính của công ty là các nước Châu Âu (Pháp, Anh, Đức) và một

số thị trường ở Mỹ thông qua trung gian và đại lý

Hiện công ty đang sản xuất kinh doanh với quy mô còn hạn chế với khoảng hơn 70 công nhân chia làm 4 tổ: tổ pha phôi, sơ chế ; tổ tinh chế ; tổ lắp ráp, thành phẩm; tổ sơn Đồng thời công ty đang tiến hành hợp tác với Khoa lâm nghiệp của Trường Đại Học Nông Lâm nhằm đào tạo tay nghề cho sinh viên chuyên ngành Chế biến lâm sản

Trang 13

Cơ cấu tổ chức của công ty hoạt động theo mô hình như hình 2.1:

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty

Sơ đồ tổ chức xưởng sản xuất của công ty TNHH XD – TM – SX Trường Tiền được trình bày theo sơ đồ hình 2.2:

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức xưởng sản xuất công ty TNHH – TM – SX Trường Tiền

Giám Đốc

Trưởng phòng.HC T.phòng.XNK Kế toán trưởng Quản Đốc

Các tổ.KT Tổng Kho NV.V.Phòng NV.Kinh doanh

Thủ quỹ KT.Giao dịch

PGĐ.sản xuất Quản Đốc phân xưởng

Trang 14

2.1.2 Tình hình nguyên liệu gỗ tại công ty:

Nguồn nguyên liệu gỗ đưa vào sản xuất đã được xẻ và sấy khô theo yêu cầu

về độ ẩm của khách hàng Hầu hết nguyên liệu được mua về có kích thước theo tiêu chuẩn phân loại của Anh được tính bằng inch (kích thước tùy vào bên bán, bên mua không tự đặt theo kích thước sử dụng và được thể hiện ở bảng 1 phần phục lục) Tùy theo từng sản phẩm của khách hàng đặt mà công ty sẽ phân bố nguyên liệu sao cho phù hợp

Thông thường, nguyên liệu được sử dụng chủ yếu tại công ty là các loại gỗ sau: White Oak (sồi trắng), Cherry (Anh Đào), Walnut (Óc chó) được nhập khẩu chủ yếu từ Anh, Bắc Mỹ và các nước Châu Âu

Tủ áo Wardrobe được sản xuất bởi gỗ Walnut Walnut phân bố khắp phía Đông Hoa Kỳ, nhưng tập trung thành vùng chủ yếu ở các tiểu bang miền Trung (central) Đây là một trong số ít các loại cây ở Hoa Kỳ được ươm trồng cũng như tái sinh tự nhiên Giác gỗ màu trắng kem, tâm gỗ màu từ nâu nhạt đến nâu sôcôla, thường ánh tím đỏ và có sọc sậm hơn Óc chó có thể sấy hơi nước để làm sậm màu giác gỗ Vân gỗ thẳng nhưng đôi khi uốn sóng hoặc cuộn xoáy tạo thành những đốm hình hấp dẫn và đẹp mắt Óc chó dễ sử lý bằng dụng cụ cầm tay lẫn máy móc

Gỗ bám đinh, ốc vít, dính keo, giữ sơn, màu nhuộm rất tốt và có thể đánh bóng để thành thành phẩm tuyệt vời Gỗ khô chậm và người thao tác cần cẩn trọng trong quá trình sấy khô để tránh việc gỗ dễ bị xuống cấp Gỗ ổn định tốt về kích thước, thích hợp để tạo sự tương phản với những loại gỗ nhạt màu hơn

2.1.3 Tình hình máy móc thiết bị tại công ty:

Máy móc là yếu tố hết sức quan trọng Nó quyết định đến năng lực sản xuất, năng lực lao động cũng như chất lượng sản phẩm Hầu hết các máy móc của công ty

đã cũ Để phù hợp với tình hình sản xuất mới, xí nghiệp cần phải trang bị thêm một

số máy móc hiện đại hơn vì trong quá trình sản xuất vẫn có tình trạng ngưng sản xuất ở khâu nào đó do máy hư đột suất Máy móc thiết bị tại công ty có xuất xứ từ nhiều nước như Đài Loan, Việt Nam, Pháp…được thống kê thể hiện ở bảng 2.1

Trang 15

Bảng 2.1: Máy móc thiết bị tại công ty

Số thứ tự Tên loại máy Số

lượng Xuất xứ

1 Máy chà nhám thùng 1m3 1 Italy

2 Máy chà nhám thùng 3 Đài Loan

3 Máy cưa 450 2 Việt Nam

8 Máy đánh mộng đa năng 1 Đài Loan

9 Máy đánh mộng mang cá 2 Đài Loan

10 Máy Router 4 Đài Loan

11 Máy đục lỗ vuông 1 Đài Loan

12 Máy chà nhám băng 4 Đài Loan

13 Máy chà nhám trục 4 Việt Nam

14 Máy cắt ngang 3 Pháp

1 Việt Nam

15 Máy xẻ dọc 4 Đài Loan

16 Máy bào 4 mặt 1 Đài Loan

18 Máy bào cuốn 2 mặt 2 Đài Loan

19 Máy bào cuốn 1 mặt 4 Đài Loan

20 Máy bào thẩm 3 Đài Loan

21 Máy cưa vòng đứng 1 ViệT Nam

22 Máy ghép tấm 1 Đài Loan

Trang 16

2.1.4.Một số mẫu sản phẩm được sản xuất của công ty:

Sản phẩm của công ty tương đối đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại nguyên liệu khác nhau, phần lớn là đồ gỗ nội thất được sản xuất theo yêu cầu theo đơn đặt hàng của khách hàng Có mẫu mã đẹp, kết cấu đơn giản nhưng vững chắc, nhiều sản phẩm mang tính công nghệ cao, thể hiện trình độ tay nghề và năng lực của công ty Trong đó, đối tác lớn nhất của công ty là các khách hàng thuộc thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ…Giá sản xuất của công ty hợp lý và chất lượng sản phẩm tốt, thời gian gia hàng đúng hạn nên công ty được rất nhiều khách hàng nước ngoài tin tưởng và đặt hàng dài hạn Sau đây là một số mẫu sản phẩm được sản xuất tại công ty Một số sản phẩm đang sản xuất tại công ty được thể hiện ở hình 2.3 đến hình 2.9

Hình 2.3: Tủ nhỏ ngăn kéo

Trang 17

Hình 2.4: Tủ 5 học, tủ áo 2 học và tủ đầu giường

Hình 2.5: Tủ đầu Giường

Trang 18

Hình 2.6: Bàn ăn

Hình 2.7: Bàn trang điểm

Trang 19

Hình 2.8: Ghế ăn

Hình 2.9: Tủ 8 hộc

Trang 20

2.2 Quy trình sản xuất hiện tại của nhà máy

Quy trình công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tùy theo đơn đặt hàng và yêu cầu của khách hàng, sản phẩm

có những yêu cầu về chất lượng sản phẩm khác nhau, đối với sản phẩm tủ wardrobe thì có những yêu cầu chung sau:

- Màu sắc gỗ trên sản phẩm: 80% đồng màu trên sản phẩm và cho cả lô hàng Trường hợp xuất hàng nhiều đợt phải theo màu mẫu đã thỏa thuận

- Nguyên liệu: sử dụng đúng loại yêu cầu, nếu có thay đổi phải được sự đồng

ý của Ban Giám Đốc hoặc khách hàng Không chấp nhận mốc, mối, mọt, sam, mục

- Mắt chết: Chấp nhận trên bề mặt hiển thị  3mm và bề mặt không hiển thị

 10mm

- Mắt sống: Chấp nhận nhưng phải  1/3 bề mặt của chi tiết, ở vị trí không chịu lực và không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm

- Độ ẩm quy định: 12 2%

- Dung sai kích thước tổng thể: 2mm

- Dựng mẫu đối chứng kiểm tra trước khi sản xuất đại trà

- Dưỡng, rập được lưu trữ cẩn thận khi làm xong đơn hàng Dưỡng, rập khi

sử dụng và lưu trữ phải ghi rõ: tên sản phẩm, tên chi tiết, quy cách, mã khách hàng, ngày tháng và họ tên, chữ ký người có trách nhiệm

- Khâu sau kiểm tra khâu trước: khi phát hiện chi tiết hư hỏng hoặc không đạt yêu cầu ở bắt kỳ công đoạn nào thì ngưng ngay không được tiếp tục gia công Đặt chi tiết loại vào một pallet và có thể theo dõi

Qua quá trình theo dõi trực tiếp tại nhà máy chúng tôi thấy tủ wardrobe được sản xuất theo quy trình sau:

- Nguyên liệu đầu vào được đưa qua khâu cắt ngắn, bào thô 2 mặt, sau đó đưa qua máy rong cạnh để tạo các chi tiết có kích thước phù hợp với kích thước mong muốn

- Sau đó các chi tiêt này được đưa qua máy bào 4 mặt nhằm tạo nhẵn bề mặt, tiếp đến đưa qua tề đầu với các chi tiết có chiều dài hơn kích thước yêu cầu Các chi

Trang 21

tiết cần tạo độ cong hay bo sẽ được đưa qua máy đánh tuopi, các chi tiết cần soi rãnh sẽ được đưa qua máy router để tạo rãnh, các chi tiết cần tạo mộng âm dương sẽ được đưa sang máy đánh mộng âm dương tương ứng Sau công đoạn trên các chi tiết đều được đưa qua trám trét nhằm bít các lỗ mạch gỗ, sau đó qua chà nhám một lần, lắp ráp chi tiết, lắp ráp bán sản phẩm, chà nhám lần 2, lắp ráp thành phẩm, kiểm tra và đóng gói nhập – nhập kho chờ xuất hàng

Trang 22

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu:

Hiện nay tiết kiệm nguyên vật liệu và các chi phí trong sản xuất đang là vấn

đề có ý nghĩa thiết thực đối với các nhà sản xuất, có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp Doanh nghiệp chế biến gỗ luôn mong muốn giảm chi phí sản xuất đến mức thấp nhất cho một đơn vị sản phẩm và yêu cầu đặt ra là phải sử dụng hợp

lý nguồn nguyên liệu, tính toán sao cho tỷ lệ lợi dụng gỗ đạt được là cao nhất

Đề tài phân tích những yếu tố trong quy trình công nghệ sản xuất tủ áo wardrobe ảnh hưởng tới mặt bằng sản xuất, tỷ lệ lợi dụng gỗ và tỷ lệ phế phẩm đối với quy trình công nghệ sản xuất mà công ty đang áp dụng, máy móc và thiết bị nhằm tính toán công nghệ trên từng máy của dây chuyền, tiết kiệm chi phí sản xuất Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ

3.1.1 Khảo sát về nguyên liệu sản xuất:

Nguyên liệu phải có kích thước (dày, rộng, dài) phải đảm bảo yêu cầu đối với từng mặt hàng sản xuất, phải có độ ẩm thích hợp, tùy theo thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty mà nguyên liệu phải có độ ẩm phù hợp với môi trường đó Thông thường, độ ẩm nguyên liệu từ 8 – 12% Còn đối với một số nước khác đòi hỏi độ ẩm nguyên liệu khắt khe hơn khoảng 6 – 8%, thêm vào đó nguyên liệu cần phải không bị mối mọt, mắt và khuyết tật khác như: nứt, tét…

3.1.2 Khảo sát sản phẩm:

Trong quá trình khảo sát sản phẩm, tôi tiến hành khảo sát sản phẩm theo từng nội dung cụ thể như sau: mô tả đặc điểm sản phẩm, chức năng sản phẩm, hình dáng và phân tích kết cấu sản phẩm…Từ đó có thể xác định được quy trình sản xuất sản phẩm một cách hợp lý nhất

Trang 23

3.1.3 Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất:

Quy trình công nghệ gia công sản phẩm của một công ty là một yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất Nếu chúng ta bố trí được dây chuyền công nghệ một cách khoa học thì sẽ giúp cho việc sản xuất thuận lợi hơn, tiết kiệm được nguyên liệu, nguồn nhân lực và có thể tận dụng tối đa công sức làm việc của từng máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất, giúp ta giám sát quản lý chặt chẽ hơn

và dễ dàng cho việc kiểm tra chất lượng đầu vào cũng như đầu ra của một khâu công nghệ nào đó trong dây chuyền sản xuất Ngoài ra, nếu tổ chức được một dây chuyền sản xuất hợp lý sẽ giúp cho người công nhân có trách nhiệm về công việc của mình, hạn chế những nguyên nhân gây ra phế phẩm, từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất

Bố trí dây chuyền công nghệ phải đảm bảo tính liên tục, luôn tạo sự nhịp nhàng giữa các khâu công nghệ nhằm khai thác tối đa công suất làm việc của máy móc thiết bị và năng lực của người công nhân Việc bố trí dây chuyền phải đảm bảo

dễ dàng cho công tác kiểm tra và theo dõi trong suốt quá trình sản xuất đồng thời phải được đặt ở vị trí thuận lợi cho công việc sản xuất của công ty nhằm hạn chế thời gian vận chuyển nguyên liệu trong quá trình sản xuất, thêm vào đó phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của công nhân trong quá trình sản xuất

3.2 Phương pháp nghiên cứu:

Hiện nay công ty Trường Tiền đang sản xuất nhiều mặt hàng mộc Để thực hiện các nội dung trên trong quá trình thực hiện đề tài, những phương pháp sau đây được áp dụng:

3.2.1 Phương pháp phân tích sản phẩm và tìm hiểu quy trình sản xuất:

Để thực hiện nội dung này cần tiến hành quan sát, theo dõi quá trình sản xuất các chi tiết của sản phẩm Sử dụng các công cụ hỗ trợ như thước dây, đồng hồ bấm giờ, thước kẹp Từ đó mô tả, vẽ và lập các sơ đồ, lưu trình, biểu đồ gia công sản phầm

Trang 24

3.2.2 Phương pháp tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ:

Để xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn, tôi ước lượng bài toán trung bình đám đông, tiến hành khảo sát các kích thước sau đó lấy trị số trung bình Các giá trị trung bình được tính bằng số liệu Excel Sau khi tính được giá trị trung bình các chi tiết qua các công đoạn thì tiến hành tính thể tích của chúng

Vi = a * b* c (3.1) Trong đó:

Vi : thể tích mỗi chi tiết (m3)

a : chiều dày của mỗi chi tiết (mm)

b : chiều rộng của mỗi chi tiết (mm)

c : chiều dài của mỗi chi tiết (mm) Thể tích toàn sản phẩm:

Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công:

K = K1* K2*K3*…*Kn (3.3) Trong đó: K : tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn

Vs : thể tích gỗ sau khi gia công (m3)

Vt : thể tích gỗ trước khi gia công (m3)

3.2.3 Phương pháp xác định tỷ lệ phế phẩm:

Để xác định các dạng khuyết tật chúng tôi căn cứ vào yêu cầu chất lượng của các chi tiết và của công ty, từ đó tách và phân loại để xác định nguyên nhân Khi xác định tỷ lệ phế phẩm các chi tiết tôi áp dụng công thức:

P = P h

x 100%

Trang 25

Trong đó:

P : tỷ lệ khuyết tật gỗ khảo sát

Ph : số chi tiết hỏng

Ptd : số chi tiết khảo sát

3.2.4 Phương pháp xác định độ tin cậy cần thiết trong việc lấy mẫu:

Phương pháp xác định độ tin cậy được thực hiện qua việc thu thập số liệu qua thực tế sản xuất và tham khảo tài liệu liên quan Phương pháp được xác định là phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên (phương pháp xác suất thống kê) và việc xử lý số liệu được thực hiện bằng phần mềm Excel

Để đảm bảo độ tin cậy cần thiết, tôi tiến hành kiểm tra lại kết quả tính toán bằng cách áp dụng bài toán xác định mẫu

Số chi tiết cần theo dõi là :

nct  2 2 2

%) (

%) ( 96 , 1

e

s

(3.6) Trong đó:

e% : sai số tương đối cho trước 1,96 là giá trị(tra bảng)ứng với độ tin cậy 95%

s% : là hệ số biến động của chỉ tiêu nghiên cứu Với ntd tính được, ta đem so sánh với nct, nếu ntd < nct thì phép tính đảm bảo

độ tin cậy

3.2.5 Phương pháp tính năng suất của từng máy:

A=

p c

t

t t

n T

tc là thời gian chính để cắt ra một chi tiết(phút)

tp là thời gian phụ để cắt ra một chi tiết(phút)

Trang 26

m L

t t n u

.

. (chi tiết/ca) Trong đó:

u: tốc độ đẩy gỗ(m/phút) n: số phôi cùng 1 lần bào m: số lần thao tác

L: chiều dài chi tiết bào

tm, tt: hệ số sử dụng máy và thời gian

3.3 Phương pháp xử lý số liệu:

Phương pháp xử lý số liệu được thực hiện bằng cách tính toán theo các công thức và được thực hiện bằng cách sử dụng phần mềm Excel

Trang 27

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khảo sát tủ áo Wardrobe:

4.1.1 Đặc điểm:

Tủ áo Wardrobe là sản phẩm làm theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài Hình dáng của sản phẩm đơn giản, dễ sử dụng, tháo lắp được dễ dàng Đây là một sản phẩm rất cần thiết trong căn nhà của mọi người Tủ áo Wardrobe được làm

từ gỗ Walnut (óc chó), loại gỗ này được công ty nhập khẩu từ Anh Đây là một loại

gỗ có vân thớ đẹp, ít công vênh, nứt tét, độ ẩm của gỗ Walnut đã sấy đạt từ 10 – 12% Đây là sản phẩm để xuất khẩu nên chất lượng sản phẩm đòi hỏi cao Sản phẩm không bị giác, không bị mắt, màu sắc bề mặt phải đồng màu, độ bóng không cao (bóng mờ)

4.1.2 Hình dáng:

Hình dáng của sản phẩm khảo sát trong đề tài này được thể hiện ở hình 4.1

Hình 4.1: Sản phẩm tủ áo Wardrobe

Trang 28

4.1.3 Kết cấu sản phẩm:

Cấu tạo chi tiết các phần chính của tủ áo Wardrobe như liệt kê trong bảng 4.1

Bảng 4.1: Bảng thể hiện các chi tiết và quy cách tủ áo Wardrobe

STT Tên chi tiết Dày Rộng Dài SL/Tủ

2 Đai trên trước , sau 23 41 1000 2

3 Đai dưới trước , sau 23 91 1000 2

4 Đai hông trên 23 41 525 2

Trang 29

4.1.4 Các dạng liên kết của tủ áo Wardrobe:

Loại liên kết thứ nhất của tủ wardrobe là liên kết chốt gỗ Liên kết chốt gỗ được thể hiện như hình 4.2

Trang 30

Loại liên kết thứ ba của tủ wardrobe là liên kết đinh - vis Liên kết đinh - vis được thể hiện như hình 4.2

Hình 4.4: Liên kết đinh-vis

Liên kết này được sử dụng ở những vị trí, chi tiết tháo lắp được nhằm định vị

và tăng thêm khả năng chịu lực (hình 4.4)

Loại liên kết thứ tư của tủ wardrobe là liên kết bản lề Liên bản lề được thể hiện như hình 4.5

Hình 4.5: Liên kết bản lề

Liên lết bản lề: nhằm giúp cho quá trình vận chuyển được gọn nhẹ và dễ dàng hơn, linh động trong việc tháo lắp rời từng bộ phận của sản phẩm

4.2 Quy trình công nghệ gia công tủ áo Wardrobe:

4.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất tủ áo Wardrobe:

Quy trình công nghệ sản xuất là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất Việc bố trí quy trình công nghệ sản xuất một cách khoa học sẽ giúp cho xí nghiệp sản xuất theo một quy trình công nghệ sản xuất nhất định tránh lãng phí cũng như

sử dụng máy móc có hiệu quả hơn và dễ dàng hơn trong việc quản lý và kiểm tra chất lượng Hơn nữa, người công nhân sẽ nhận rõ mục tiêu của xí nghiệp và nhiệm

vụ của mình để làm việc đạt hiệu quả cao nhất

Trang 31

Ngoài ra, quy trình công nghệ sản xuất tại xí nghiệp Trường Tiền là một quy trình công nghệ sản xuất mềm, đảm bảo tính linh hoạt trong sản xuất, tận dụng tối

đa nguồn nguyên vật liệu, hạn chế việc gây ra phế phẩm Qua thời gian khảo sát thực tế nhận thấy việc gia công các chi tiết tủ áo Wardrobe được sản xuất theo Sơ

đồ quy trình công nghệ sản xuất sau:

Nguyên liệu  Cắt ngắn (cắt chọn)  Xẻ dọc  Bào thẩm  Bào 1 mặt  Ghép thanh  Cắt tinh  Chà nhám thô  Khoan  Chà nhám tinh  Lắp ráp  Trang sức bề mặt  KCS và đóng gói

Do kích thước nguyên liệu không đáp ứng được kích thước của chân tủ và nóc tủ do đó việc sản xuất chân tủ và nóc tủ theo quy trình sau:

Cắt ngắn (cắt chọn)  Xẻ dọc  Bào thẩm  Bào cuốn  Cắt ngắn  Ghép ván  Cắt tinh  Chà nhám thô  Khoan lỗ  Chà nhám tinh  Lắp ráp  Trang sức bề mặt  KCS và đóng gói

Quy trình công nghệ tại xí nghiệp có các công đoạn sơ chế, tinh chế, trang sức bề mặt và lắp ráp Sau đây chúng ta xem xét từng công đoạn

4.2.2 Công nghệ gia công sơ chế:

Công đoạn sơ chế là công đoạn đầu của quá trình gia công chi tiết nhằm tạo phôi cho chi tiết từ nguyên liệu ban đầu (chiều dày từ 21–29 mm, bề rộng và chiều dài biến đổi rất lớn) được rong cắt và ghép … nhằm tạo thành hình dáng và kích thước phù hợp với các bước công nghệ gia công tiếp theo của chi tiết

Nhiệm vụ chính ở đây nguyên liệu có chiều dài lớn làm thành các chi tiết có chiều dài nhỏ hơn phù hợp và cắt bỏ phần nguyên liệu xấu như mắt chết, nứt tét không thể thực hiện ở công đoạn tiếp theo Thiết bị dùng để cắt ngắn là cưa đĩa Cưa đĩa có đường kính khoảng 300 – 450 mm, bề dày lưỡi cưa là 3.2 mm Lưỡi cưa dùng để cắt thô thì có khoảng 60 răng và dùng để cắt tinh thì khoảng 100 răng Tốc

độ cắt 2500 – 4000 vòng/phút, bộ phận đẩy (kéo) cưa bằng tay

Phôi sau khi lấy ra trong kho gỗ sẽ được chuyển đến máy cắt chọn để cắt phôi, phôi được cắt với chiều dài phù hợp yêu cầu gia công chi tiết Trong quá trình

Trang 32

cắt cần chọn lấy phôi ở vị trí không khuyết tật sao cho phôi lấy được có chất lượng tốt nhất, nhưng tỷ lệ lợi dụng gỗ phải cao nhất

Trong quá trình khảo sát, nhận thấy với cùng kích thước chiều dày, chiều rộng nhưng có nhiều quy cách khác nhau Do đó người công nhân sẽ căn cứ theo chất lượng của từng đoạn trên thanh mà quyết định cắt theo quy cách của chi tiết nào để tận dụng gỗ được tối đa

Thiết bị để thực hiện trong khâu này là cưa đĩa cắt ngang (như hình 4.6) vì đặc điểm của nguyên liệu dài, phôi lớn nên bố trí các khâu phải cách xa nhau Thực hiện khâu này cần hai người công nhân đứng máy Một người công nhân có nhiệm

vụ đặt phôi lên bàn cưa Người công nhân thứ hai (có trình độ và tay nghề cao) có nhiệm vụ khởi động máy, điều chỉnh kích thước cắt, vị trí lấy sản phẩm và thực hiện kéo cửa vào phôi để cắt Sau khi cắt xong thì trả cưa về vị trí ban đầu, phôi được cắt xong sẽ được công nhân thả xuống nền nơi gần với cưa đĩa xẻ dọc Do vậy ở công đoạn này cần phải đảm bảo khoảng cách giữa các khâu để tránh tình trạng xảy ra tai nạn lao động

Hình 4.6: Cưa đĩa cắt ngắn 4.2.2.1 Công nghệ trên khâu xẻ dọc:

Nhiệm vụ chính của xẻ dọc là xẻ những nguyên liệu có bề rộng lớn thành

Ngày đăng: 28/02/2019, 13:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w