1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Vấn đề đại đoàn kết dân tộc với việc thực hiện chính sách đoàn kết đối với đồng bàn công giáo ở Tỉnh Phú Yên hiện nay

99 146 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 803,05 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ KIM DUNG VẤN ĐỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY LUẬN VĂN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ KIM DUNG

VẤN ĐỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO Ở TỈNH

PHÚ YÊN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng, 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ KIM DUNG

VẤN ĐỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO Ở TỈNH

PHÚ YÊN HIỆN NAY

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC

Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn: TS ĐOÀN TRIỆU LONG

Đà Nẵng, 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Dung

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài: 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3

4 Phương Pháp nghiên cứu 4

5 Bố cục đề tài 4

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 CHIẾN LƯỢC ĐẠI ĐOÀN KÊT DÂN TỘC CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM 7

1.1 TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 7

1.2 ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO LÀ MỘT NHIỆM VỤ ĐỂ THỰC HIỆN ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO Ở PHÚ YÊN 25

2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN Ở PHÚ YÊN 25

2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội và khối đại đoàn kết toàn dân tộc của tỉnh Phú Yên 25

2.1.2 Chính sách và kết quả của công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Phú Yên trong những năm gần đây 35

2.2 CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO Ở TỈNH PHÚ YÊN NHẰM PHÁT HUY KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 42

Trang 5

2.2.1 Đạo Công giáo ở Phú Yên 422.2.2 Những ảnh hưởng thúc đẩy và kìm hãm sự đồng thuận của nhân dân địa phương trong thực tế thực hiện các chính sách đối với cộng đồng Công giáo ở tỉnh Phú Yên 45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69 CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐOÀN KẾT ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TRONG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN Ở TỈNH PHÚ YÊN 70

3.1 DỰ BÁO TÌNH HÌNH, QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 703.1.1 Dự báo tình hình đạo Công giáo ở Phú Yên 703.1.2 Quan điểm, phương hướng công tác tôn giáo trong giai đoạn hiện nay 713.2 GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG VỮNG CHẮC KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT VỚI ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO Ở PHÚ YÊN 743.2.1 Nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của các cấp uỷ Đảng đưa đại đoàn kết dân tộc trở thành sự nghiệp của toàn dân, của hệ thống chính trị 743.2.2 Đổi mới và thực hiện tốt chính sách đối với đồng bào Công giáo

để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc 763.2.3

813.2.4 Vận dụng chính sách đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước nhằm giáo dục giáo dân xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc 82

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 85 KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

về tôn giáo cho cán bộ, chức sắc, tín đồ các tôn

giáo năm 2013

54

2.5 Thống kê biến động chức sắc, chức việc, tín đồ và

2.6 Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về

tôn giáo từ năm 2003 – 2013 trong Công giáo 57

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Tinh thần yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc của dân tộc Việt Nam, đại đoàn kết dân tộc đã hình thành và củng cố trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tạo thành truyền thống bền vững thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng đã phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, coi đó là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, là nguồn sức mạnh, động lực

to lớn để chiến thắng kẻ thù và xây dựng đất nước Mặc khác, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo kích động ly khai, ly tâm và nhằm chia rẽ phân hóa nội bộ

Vì thế nước ta cần phải phát huy truyền thống yêu nước, mới có thể mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sức mạnh nội lực và khắc phục nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới

Và đó cũng là lý do mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn Đảng, toàn dân

ta từ trước đến nay đều quan tâm đến vấn đề này, vấn đề đại đoàn kết dân tộc

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa tín ngưỡng, tôn giáo Đồng bào trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có đời sống tâm linh, tín ngưỡng và truyền thống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo từ lâu đời Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình Với một xã hội có sự đan xen của 54 dân tộc với nhiều tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Hòa hảo, Cao đài… đã tạo nên tính phong phú, đa dạng và cũng không kém phần phức tạp trong đời sống xã hội Từ thực tế trên, việc phát huy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và sự hiểu biết lẫn nhau là một nhu cầu và là nhiệm vụ tất yếu của mỗi người dân Việt Nam để đưa đất nước phát triển

Trang 8

Phú Yên là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, nằm giữa đèo Cù Mông

và đèo Cả Đây là vùng đất có truyền thống cách mạng vẻ vang, với bề dày lịch sử và nền văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc Tỉnh Phú Yên hiện có 05 tôn giáo chính là Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo và một số tôn giáo khác như: Phật đường Nam tông Minh

sư đạo Tổng số tín đồ các tôn giáo có khoảng 294.346 người, chiếm trên 30% dân số toàn tỉnh Riêng đối với Công giáo, hiện nay tín đồ Công giáo trên địa bàn tỉnh Phú Yên có khoảng 17.347 người và có 34 linh mục Thời gian qua, cùng với nhân dân các tôn giáo khác và toàn tỉnh, đồng bào Công giáo tại Phú Yên luôn thể hiện rõ xu hướng đồng hành cùng dân tộc, sống “tốt đời, đẹp đạo” và có nhiều đóng góp thiết thực cho xã hội – đặc biệt là dưới góc độ văn hóa, đạo đức và thực hiện các công tác từ thiện xã hội Mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và Giáo hội Công giáo tại Phú Yên cũng khá hài hòa Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai,

cơ sở thờ tự đã xảy ra; giữa Giáo hội Công giáo cơ sở và chính quyền địa phương có lúc chưa thực sự hiểu nhau Đây đó trên địa bàn vẫn còn một số chức sắc, tín đồ giáo dân chưa thực sự thực hiện tốt trách nhiệm công dân

Trước tình hình thế giới, khu vực và trong nước thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; các thế lực thù địch luôn thực hiện âm mưu

“Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ nhằm chống phá cách mạng nước ta; chúng luôn tìm cách lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để can thiệp, gây mất đoàn kết và tạo ra những bất ổn trong đời sống chính trị - xã hội của địa bàn

Từ thực tế trên, thực hiện tốt chính sách đối với Công giáo để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là điều hết sức quan trọng và cấp thiết trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay Đây là mối quan hệ biện chứng cần thiết được nhìn nhận và giải quyết tốt nhằm góp phần ổn định tình hình và xây dựng, phát triển tỉnh Phú Yên ngày càng giàu đẹp Xuất phát từ những cơ sở lý luận và

Trang 9

thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: “Vấn đề đại đoàn kết dân tộc với

việc thực hiện chính sách đoàn kết đối với đồng bào Công giáo ở tỉnh Phú Yên hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1 Mục đích

Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về đại đoàn kết dân tộc và việc thực hiện chính sách đối với cộng đồng Công giáo để xây dựng khối đại đoàn kết Từ

đó phản ánh thực trạng và đề xuất một số giải pháp cơ bản để xây dựng khối

đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên

2.2 Nhiệm vụ:

Trình bày một số vấn đề lý luận về con người, vai trò của quần chúng trong lịch sử và đại đoàn kết dân tộc; mối quan hệ biện chứng giữa thực hiện tốt chính sách tôn giáo với vấn đề đại đoàn kết dân tộc để làm nổi bật tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách Công giáo ở nước ta hiện nay

Nghiên cứu thực trạng của việc thực hiện chính sách đối với Công giáo

ở Phú Yên hiện nay để xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân trong thời gian qua

Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc (đặc biệt đối với đồng bào Công giáo) ở tỉnh Phú Yên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về việc thực hiện chính sách đối với Công giáo ở tỉnh Phú Yên nhằm xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ góc độ tuyên truyền, phổ biến Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng của vấn

đề đại đoàn kết dân tộc và việc thực hiện chính sách đối với Công giáo ở Phú

Trang 10

Yên trong thời gian những năm gần đây đến hết nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XV (2015)

4 Phương Pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và sử dụng một số phương pháp nghiên cứu

cụ thể như:

+ Phương pháp logic – lịch sử;

+ Phương pháp thống kê, điều tra, khảo sát;

+ Phương pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu, so sánh, đánh giá

Trong quá trình nghiên cứu đề tài còn kế thừa, nghiên cứu các tư liệu,

tài liệu và kết quả của các công trình khoa học khác

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần Mở đầu, kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, Đề tài

có nội dung gồm 3 chương

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trong những năm gần đây, ở nước ta có nhiều đề tài khoa học, công trình nghiên cứu và các bài viết khai thác những khía cạnh khác nhau về chính sách đại đoàn kết dân tộc Một loạt các công trình nghiên cứu khoa học của các tập thể và cá nhân trên lĩnh vực này đã được công bố, trong đó có những

đề tài liên quan trực tiếp như: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay” của Thái Thị Thu

Hường (Luận văn Thạc sĩ ngành Triết học, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, bảo vệ năm 2010); UBTWMTTQ Việt Nam “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và mặt trân dân tộc thống nhất”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996; “Quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm 1976-1994” Hoàng Thị Điều luận án Tiến sĩ Lịch sử

Trang 11

Vấn đề đoàn kết các dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng, được đánh dấu bằng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất (Tháng 5 năm 2010) và cho ra đời hai ấn phẩm Dưới ngọn

cờ vẻ vang của Đảng cộng đồng các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển (Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất) Đây là những ấn phẩm nêu rõ những quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về vấn

đề dân tộc cũng như một số chính sách cơ bản đối với các dân tộc ở nước ta trong các giai đoạn lịch sử cũng như hiện nay

Cũng phải kể đến một công trình của Dương Xuân Ngọc được đăng trên tạp chí Mặt trận số 73 (11-2009) là “Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc luôn là vấn đề chiến lược của cách mạng nước ta” Đây là công trình thông qua việc khái quát về các dân tộc, quan điểm chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với vấn đề dân tộc, chỉ ra thực trạng của các dân tộc ở nước ta; qua đó nêu lên những đề xuất nhằm củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới

Năm 2009, Vũ Văn Hậu cũng đã có công trình mang tên “Củng cố mối

quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Xuất phát

từ việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và các nhà kinh điển Mácxít, tác giả đã đưa ra một số nội dung cơ bản nhằm củng cố mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Chúng ta cũng cần kể đến một số công trình khác như bài tham luận của đồng chí Huỳnh Đảm, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam nói về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc góp phần

thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng” Bài tham luận của Ban

Trang 12

Dân vận Trung ương nói về “Xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, năm 2011 Những tham luận nêu trên một lần nữa nhấn mạnh đế truyền thống đoàn kết của các dân tộc trong quốc gia Việt Nam và đưa ra những kiến nghị, những lời hiệu triệu khích lệ tinh thần đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc, tạo nên sức mạnh chống lại mọi sự lợi dụng của các thế lực phản động thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam

Điểm qua một số công trình cơ bản nêu trên, chúng ta thấy rằng, hệ thống các công trình trên đây đã nghiên cứu nhiều khía cạnh xung quanh vấn

đề đoàn kết ở nước ta: từ cơ sở lý luận (Khái niệm dân tộc; Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đoàn kết dân tộc…), cơ sở thực tiễn (đặc điểm của các dân tộc, tôn giáo, quan hệ dân tộc, tôn giáo ở nước ta…) đến một số giải pháp nhằm tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam

Đối với Công giáo, hiện nay chưa có công trình cụ thể nào tập trung

nghiên cứu về Công giáo tại Phú Yên Nhưng có thể kể đến cuốn sách “Công

giáo ở miền Trung Việt Nam” của TS Đoàn Triệu Long (Nxb Chính trị quốc

Trang 13

xã hội rất chặt chẽ với kết cấu sinh động gia đình – bản làng – quốc gia và là sợi dây tập hợp, liên kết, quy tụ các giai cấp, tầng lớp từ trẻ đến già

Từ xưa đến nay, dân là gốc của nước Chân lý đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân lên tầm cao mới mà bản thân Người là linh hồn và hình ảnh phi thường của khối đại đoàn kết dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:

“Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” [50, tr.502] Người viết: “Cách mệnh là việc chung của dân chúng chứ không phải việc một hai người” [50, tr.283] Do đó, theo Người, “đoàn kết là sức mạnh của chúng ta” [54, tr.145], “đoàn kết là thắng lợi” [59, tr.27,186], “là then chốt của thành công” [58, t.13, tr.455] Người kết luận:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,

Trang 14

Thành công, thành công, đại thành công!” [55, tr 607]

Vậy đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành một sức mạnh về tinh thần và vật chất của cộng đồng quốc gia, dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Người cho rằng: Muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng cách mạng vô sản Trong từng thời

kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách

và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người coi là vấn đề sống còn của cách mạng

Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam Đoàn kết quyết định thành công cách mạng Vì đoàn kết tạo nên sức mạnh, là then chốt của thành công M

t phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng

Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” [48, tr 217]

Và Người khuyên dân ta rằng:

“Dân ta xin nhớ chữ đồng:

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” [48, tr 229]

Đây chính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do

Trang 15

- Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam

Từ triết lý nhân sinh và tư duy chính trị ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta coi đại đoàn kết dân tộc là đường lối chính trị lớn, là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là một bài học mang tính dân tộc và hiện đại rất đặc sắc ở tầm cao văn hóa trong thời đại Hồ Chí Minh, luôn cảnh tỉnh và định hướng đúng đắn đối với chúng ta trên con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội

Từ khi mới thành lập, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo, Đảng ta đã chỉ rõ, giai cấp công nhân phải tranh thủ được nhiều bạn đồng minh, phải tập hợp được các lực lượng cách mạng trong Mặt trận dân tộc thống nhất, lấy liên minh công nông và trí thức làm nền tảng

do Đảng Cộng sản lãnh đạo thì cách mạng mới thành công Điều đó đòi hỏi Đảng ta trước đây cũng như hiện nay phải có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, có phương pháp, có nghệ thuật tổ chức, hệ thống chính trị vững mạnh trước những diễn biến của lịch sử và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng

Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước toàn thể nhân dân các dân tộc nước ta: Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm tám chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc

Vì thế, đại đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của Đảng, vừa đồng thời là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của cả dân tộc Việt Nam, tức đại đoàn kết toàn dân tộc là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân các dân tộc trong cuộc đấu tranh để giành độc lập – tự do – hạnh phúc, là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Trang 16

- Đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết toàn dân vào một khối thống nhất trong đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Với tinh thần đoàn kết rộng rãi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Dân tộc, toàn dân là khối quần chúng đông đảo nhất, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, tuổi tác, giới tính Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Ta đoàn kết

để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ” [54, tr.244]

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có lòng tin ở nhân dân, Người luôn tin rằng, trong mỗi người, “ai cũng có ít nhiều tấm lòng yêu nước” tiềm ẩn bên trong mà nếu chỉ cần làm thức tỉnh lương tri con người thì sẽ quy tụ được mọi người vào khối đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu chung của toàn thể nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rỏ, muốn thực hiện được việc đại đoàn kết toàn dân thì ta phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc Việt Nam, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người, không định kiến Theo Người, “bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ” [54, tr 244] Người tiếp tục chỉ rỏ, muốn xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân, “ trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác Đó là nền của đại đoàn kết Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác” [52, tr 438]

Trang 17

- Đại đoàn kết dân tộc phải trở thành khẩu hiệu hành động của Toàn Đảng, toàn dân, biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất mà Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên của Mặt trận, vừa

là lực lượng lãnh đạo Mặt trận trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững mạnh

Quá trình vận động thành lập Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nêu rõ:

“Phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” [47, tr 289]

Người đặc biệt quan tâm xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất trên cơ

sở nền tảng liên minh công nông và trí thức; theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của toàn thể dân tộc Việt Nam với lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và tằng cường mở rộng, đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến

bộ, thể hiện sâu sắc Mặt trận là tổ chức liên minh chính trị rộng rãi nhất và tập hợp đông đảo nhất các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, tổ chức và cá nhân yêu nước phấn đấu cho mục tiêu chung được thể hiện trong Cương lĩnh, điều

lệ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ và giai đoạn cách mạng

Vấn đề đại đoàn kết dân tộc, tập hợp toàn dân để đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã trở thành nhiệm

vụ chính trị sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam và quan hệ giữa Đảng với nhân dân các dân tộc ở nước ta là vấn đề máu thịt của Đảng

- Đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới trong đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Trong tư tưởng đoàn kết quốc tế, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán chủ nghĩa quốc tế vô sản vô cùng đặc sắc “giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình” [53, tr.105]

Trang 18

Vận dụng sáng tạo và thực hiện nghiêm túc tư tưởng đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp với phát huy những tinh hoa của truyền thống văn hóa ngoại giao Việt Nam đã, đang và sẽ mãi mãi là nguyên tắc bất

di bất dịch của Đảng ta trong đường lối mở rộng quan hệ quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) của Đảng ta là: “Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình” [27]

Trong sự nghiệp cách mạng của mình, quan điểm nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta cho rằng “sức mạnh của ta là sự đoàn kết Ta đoàn kết chặt chẽ thì lực lượng ta càng mạnh, trái lại đoàn kết lỏng lẻo thì lực lượng càng giảm sút” [53, tr 425] Vì vậy theo người đại đoàn kết dân tộc là nguồn gốc tạo thành sức mạnh toàn dân bởi “Đoàn kết là sức mạnh Có tài năng mà không biết đoàn kết thì cũng không thành công” [53, tr.220] Khi được tổ chức kết thành một khối thống nhất trên cơ sở của sự đồng thuận xã hội và hoạt động trên nền tảng mục đích chung sẽ tạo ra thời, thế và lực cho cách mạng Việt Nam Cho nên để thực hiện được mục đích chung đó, người dân phải đồng lòng và kêu gọi “Người có tiền giúp tiền, kẻ có sức giúp sức Đồng tâm hợp lực Muôn người một lòng,… mau mau đoàn kết lại” [48, tr.209] Đây là quan điểm phát huy sức mạnh tổng hợp các nguồn lực khác nhau nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp nguồn lực các tầng lớp nhân dân

Vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng nước Việt Nam và là mục tiêu, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là “vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm” [50, tr 698]

Trang 19

Mục tiêu tổng quát, phổ biến để xây dựng xã hội mới tiến bộ là xã hội

mà mọi công dân được hưởng đầy đủ những quyền rất cơ bản của việc làm người, “trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" [49, tr 3] đó là mục tiêu về đoàn kết “Để giữ vững tự do dân chủ Đoàn kết để kiến thiết nước nhà Đoàn kết để xây dựng một đời sống mới” [49, tr.219]

Vai trò của đoàn kết Hồ Chí Minh đã đưa ra nội dung của đoàn kết là toàn diện và hệ thống: Khi xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải dựa vào điều kiện về kinh tế, chính trị và tư tưởng ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể Điều kiện lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam luôn đặt ra nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất, phát huy sức mạnh lợi thế của các thành phần kinh tế, các ngành nghề khác nhau; gắn kết các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, tộc người…; đồng thời tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định đại đoàn kết toàn dân là việc “chống kẻ thù đòi độc lập thì dễ dàng kéo cả toàn dân Trong việc kiến thiết thì khó kéo hơn, vì nó đụng chạm đến quyền lợi riêng của một đôi giai tầng (tầng lớp, giai cấp) trong nước” [49, tr.20] Cho nên, cần có cơ chế, chính sách tiến bộ, phù hợp để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế, ngành nghề khác nhau và gắn kết các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, tộc người… trong công cuộc xây dựng - kiến thiết nước nhà

Nội dung của đoàn kết Người đã đưa ra phương cách giải pháp để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân Với quan niệm sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của toàn dân nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra giải pháp cơ bản là phát huy dân chủ nhân dân, xây dựng chính quyền của dân trên cơ sở của sự đồng thuận xã hội, Người khẳng định: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [53, tr.276] Người nhắn nhủ “chế độ chúng ta thực hiện dân chủ đồng

Trang 20

thời thực hiện sự đoàn kết toàn dân” [54, tr.591] Xã hội dân chủ hoạt động theo nguyên tắc căn bản là thiểu số phục tùng đa số, thừa nhận quyền tự do và bình đẳng xã hội Có như thế mới phát huy được hết trí tuệ, sáng kiến, phẩm chất, năng lực của mỗi người đồng thời hạn chế được tiêu cực, bảo thủ, trì trệ gây cản trở cho sự nghiệp cách mạng Thực hiện dân chủ nhằm mục đích để nhân dân nhận thức đúng đắn, đầy đủ về pháp luật và chính sách của nhà nước Mọi vấn đề thuộc về đại sự quốc gia, những quyết sách lớn của dân tộc phải công khai, minh bạch để thăm dò ý kiến của đông đảo nhân dân và sao cho những quyết sách ấy tập trung được trí tuệ, phản ánh đầy đủ ý chí, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân Khi mọi người nhận thức được vấn đề đại sự, quyết sách đó thì các tầng lớp nhân dân thống nhất về tư tưởng, tạo được sự đồng thuận xã hội củng cố sự đoàn kết toàn dân

Vấn đề xây dựng và củng cố đại đoàn kết toàn dân còn cần phải xây dựng được chính quyền thực sự thuộc về nhân dân, xuất phát từ lợi ích của nhân dân và thường xuyên liên hệ mật thiết, gắn bó với nhân dân Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối” [49, tr.56] Xây dựng chính quyền thuộc về nhân dân là việc lựa chọn khuynh hướng thể chế chính trị phải xuất phát từ thực tiễn mà nền tảng của nó là phải bảo đảm sự đồng thuận xã hội, đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân “vấn đề căn bản ở đây không phải là sự khác nhau về chế độ, vấn đề căn bản là phải để cho nhân dân cái quyền được hoàn toàn tự do lựa chọn chế độ này hoặc chế độ khác… để thống nhất đất nước trên nguyên tắc đặt lợi ích tối cao của Tổ quốc lên trên hết và hợp với nguyện vọng của toàn dân” [54, tr.51]

Trong bản Di chúc của mình vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến trước hết và mong muốn cuối cùng cũng chính là vấn đề đoàn kết Người

Trang 21

khẳng định đoàn kết là một truyền thống quý báu cần phải được nuôi dưỡng như giữ gìn con ngươi của mắt mình và “toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” [57, tr.500]

Trên cơ sở học tập tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta luôn chú trọng đến vấn đề đại đoàn kết toàn dân, coi đó là đường lối chiến lược và là ngọn nguồn sức mạnh, động lực to lớn để phát triển đất nước Cho nên đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối nhất quán của đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đến nay, xem củng cố khối đại đoàn kết toàn dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội “Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài” [24]

Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh và động lực chủ yếu

và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Trong Văn kiện Đại hội VI trong bốn bài học kinh nghiệm mà Đại hội nêu ra, trong đó bài học kinh nghiệm đầu tiên là trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân Xuất phát từ dân, để lãnh đạo toàn dân, Đảng phải thực hành dân chủ trong công tác vận động nhân dân tạo khối đại đoàn kết toàn dân để đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa

Đến Đại hội VII (1991) Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm,

Trang 22

trong đó có bài học: Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế Cương lĩnh còn nhấn mạnh: Đoàn kết là truyền thống quý báu và là bài học lớn của cách mạng nước ta và đã nâng tư tưởng về đại đoàn kết toàn dân tộc thành một chính sách “chính sách đại đoàn kết toàn dân”

Đại hội VIII (1996), đại đoàn kết được khẳng định là bài học lớn của cách mạng nước ta và được trình bày thành một phần riêng với tư cách là một trong 10 phương hướng lớn của sự nghiệp tiếp tục đổi mới ở Việt Nam: Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân

Đại hội IX của Đảng (2001), đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành chủ

đề của Đại hội: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Trong Báo cáo chính trị, Đảng ta một lần nữa khẳng định: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế của xã hội; Đảng ta luôn luôn giương cao ngọn

cờ đại đoàn kết dân tộc Đó là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tiếp theo, tại Hội nghị Trung ương bảy, khóa IX (3-2003), Đảng ta đã

ra một nghị quyết chuyên đề về đại đoàn kết toàn dân tộc, để tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc

Đại hội X (năm 2006), Đảng ta đã tiếp tục cụ thể hóa đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, vấn đề dân tộc luôn có quan

hệ với vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và thường được quốc tế hóa trong nhìn nhận và giải quyết Bởi vậy, hơn bao giờ hết, việc giải quyết vấn

Trang 23

đề dân tộc cần gắn việc thực hiện chính sách dân tộc với việc thực hiện chính sách tôn giáo, thực sự tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoat tôn giáo bình thường theo pháp luật Trên thực tế, vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền luôn là vấn đề nhạy cảm Các thế lực thù địch của cách mạng luôn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền để kích động, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, các tôn giáo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây phương hại lợi ích chung của đất nước Bởi vậy, thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo chính là góp phần khắc phục sự kỳ thị, chia rẽ các dân tộc, các tôn giáo; khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc, mặc cảm tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

1.2 ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO LÀ MỘT NHIỆM VỤ ĐỂ THỰC HIỆN ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

Việt Nam, một sự kết hợp của tôn giáo Phương Đông, Phương Tây và tôn giáo nội sinh Các tôn giáo Việt Nam đều có chung lịch sử đoàn kết, tôn trọng nhau và luôn “đồng hành cùng dân tộc” trong dựng nước và giữ nước Đoàn kết tôn giáo nằm trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh và Đảng ta Đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt dân tộc, gai cấp, tôn giáo… Đoàn kết

là một chiến lược lâu dài chứ không phải là một thủ đoạn chính trị nhất thời Năm 1955, phát biểu trong hội nghị Mặt trận Liên Việt, Người khẳng đình: Đoàn kết của ta không những rộng rãi, mà còn đoàn kết lâu dài Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị Trong đó, đoàn kết giữa những người cộng sản với những người có tín ngưỡng tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng với những người không có tín ngưỡng là một bộ phận quan trọng trong tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh

Trang 24

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, với các tôn giáo lớn trên thế giới như: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Tin lành và một số tôn giáo ra đời trong lòng dân tộc như: đạo Cao đài, đạo Hoà hảo Đồng bào theo tôn giáo chiếm số lượng khá đông (khoảng 19,4% dân số cả nước) Đại đa số đồng bào

có đạo là người lao động, luôn đồng hành cùng dân tộc và có nhiều công lao đóng góp trong cách mạng giải phóng dân tộc trước đây, cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay Vì vậy vấn đề đặt ra không chỉ có đoàn kết giữa người có đạo và không có đạo mà còn cần đoàn kết đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau vì mục tiêu chung của dân tộc Hồ Chí Minh cho rằng: dưới chế độ thực dân phong kiến, đồng bào các tôn giáo đều bị áp bức, bóc lột nặng nề, khi Tổ quốc bị ngoại bang đô hộ thì các tôn giáo cũng không được tự do Vì vậy, đồng bào các tôn giáo cần đoàn kết lại và đoàn kết với toàn dân đấu tranh mưu giành lại độc lập cho Tổ quốc

và tự do tôn giáo

Trong tác phẩm “Đường Cách Mệnh”, Hồ Chủ tịch viết: “Công hội chú trọng mặt kinh tế hơn Đảng chú trọng mặt chính trị hơn Ai là thợ thuyền thì được vào hội, dù tin Phật, tin đạo, tin cộng sản, tin vô Chính phủ, tin gì cũng mặc, miễn là theo đúng quy tắc hội là được” [47, tr.303]

Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 13 tháng 9 năm

1945, Hồ Chí Minh đã có cuộc họp mặt với đại biểu các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Cao đài tại thủ đô Hà Nội, Người nói: “Dân tộc giải phóng thì tôn giáo mới được giải phóng Lúc này chỉ có quốc gia mà không phân biệt tôn giáo nữa, mỗi người đều là công dân của nước Việt Nam và có nhiệm

vụ chiến đấu cho nền độc lập hoàn toàn của Tổ quốc” [60, tr.15] Người kêu gọi các tôn giáo hãy dẹp bỏ hiềm khích, đoàn kết cùng toàn dân lo cho nền độc lập nước nhà

Trang 25

Trong thư gửi đồng bào Công giáo ngày 14/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nước nhà ta đang đứng trước một tình thế rất nghiêm trọng Dân tộc ta suy hay thịnh, mất hay còn chính là ở trong lúc này Không đoàn kết thì suy và mất Có đoàn kết thì thịnh và còn Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước nhà” [49, tr.55] Thấu hiểu

nguyện vọng của đồng bào Thiên chúa giáo là phần xác ấm no, phần hồn

thong dong cho nên cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cũng sẽ giải phóng

trọn vẹn cho người dân Công giáo cả về phương diện chính trị và tôn giáo Người tin tưởng rằng, khi lương giáo đoàn kết, toàn dân đoàn kết, cả nước một lòng, nhân dân ta nhất định thắng lợi trong công cuộc đấu tranh thực hiện hào bình thống nhất Tổ quốc và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh

Theo Người độc lập cho dân tộc và hạnh phúc cho toàn dân là mẫu số chung để đoàn kết mọi người, không kể lương hay giáo, có đạo hay không có đạo, cũng như có tín ngưỡng khác nhau trong cộng đồng dân tộc Việt Nam

“Nước Phật ngày xưa có bốn Đảng phải mà ly tán lòng dân và hại Tổ quốc, nhà nước Việt Nam ngày nay chỉ có một Đảng phái là toàn dân quyết tâm giành độc lập Tín đồ Phật giáo tin ở Phật; tín đồ Gia tô tin ở Chúa trời; cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng Đó là những bật chí tôn nên chúng ta tin tưởng Nhưng với dân, ta đừng làm gì trái với ý dân Dân muốn gì ta làm nấy” [49, tr.148]

Bất cứ ở đâu và vào thời điểm nào, nếu có cơ hội là người đều nêu và giáo dục ý thức đoàn kết cho nhân dân Nhờ nêu cao tinh thần đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc nên Hồ Chủ tịch đã tập hợp quanh mình nhiều giáo sĩ, giáo dân hết lòng phấn đấu cho sự nghiệp cứu nước, kiến quốc, từ đó xóa dần những định kiến, mặc cảm do lịch sử để lại và âm mưu chia rẽ của kẻ địch

Trang 26

Đoàn kết, Người còn luôn nhắc nhở đồng bào và chiến sĩ cả nước phải quan tâm, chăm sóc cho cuộc sống vật chất và tinh thần của đồng bào các tôn giáo Lúc nào trong tâm tưởng của Người cũng trăn trở bỡi một điều là làm sao để “các cấp ủy phải thật quan tâm đến phần đời và phần đạo của đồng bào Công giáo”, làm thế nào để “sản xuất ngày càng phát triển, phần xác ta được

ấm no thì phần hồn cũng được yên vui” [53, tr.285]

Tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc Trước khi trở thành tín đồ của một tôn giáo, họ là công dân của nước Việt Nam, cùng chung lo tới vận mệnh của dân tộc Trên cơ sở thừa nhận tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đạo đức tôn giáo có nhiều điểu phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng ta còn khẳng định thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền được sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật của đồng bào có đạo và sự bình đẳng giữa các tôn giáo Tôn trọng quyền tự to tín ngưỡng, tôn giáo trước hết là tạo điều kiện, đảm bảo cho quần chúng có đạo được tham gia sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật và phải chăm lo đến lợi ích thiết thực của bộ phận quần chúng đặc thù này

Chính sách pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, một mặt, được xây dựng dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác, căn cứ vào tình hình quốc tế, đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và nhu cầu của cách mạng trong từng thời kỳ lịch sử Tuy nhiên, tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc Mặt khác, mọi người kể cả có hay không

Trang 27

có tín ngưỡng cũng như có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau – cần đề cao cảnh giác chống mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng

Trải qua các giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn luôn xác định đoàn kết các tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt Trên cơ sở phân tích đặc điểm tìn ngưỡng, tôn giáo ở nước ta và những bài học rút ra từ thực tiễn cách mạng, những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước

đã kịp thời đề ra chủ trương, chính sách phù hợp với yêu cầu giai đoạn cách mạng mới Điều đó đã được thể hiện qua các văn kiện chủ yếu sau:

Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16-10-1990 của Bộ chính trị vể tăng cường tác tôn giáo trong tình hình mới Đã đánh dấu bước ngoặt có tính đột phá trong quan điểm, nhận thức của Đảng ta về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo trong thời kỳ đổi mới Với ba quan điểm mới về vấn đề tôn giáo:

Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân;

Hai là, tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài;

Ba là, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng

xã hội mới

Theo tinh thần Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, ngày 21-3-1991, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 69 quy định về hoạt động tôn giáo nhằm thể chế hóa quan điểm đổi mới về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo

Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng ta đã khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết - lương giáo và giữa các tôn giáo Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt, đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi vi phạm tự do tín ngưỡng, đồng thời nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và

Trang 28

đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã ghi: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền

tự do tín ngưỡng Chống mọi hành vi vi phạm tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, để làm tổn thất đến lợi ích của Tổ quốc

và nhân dân Ngày 2-7-1998, Bộ chính trị ban hành Chỉ thị 37 về công tác tôn giáo trong tình hình mới Ngày 19-4-1999, Chính phủ ban hành Nghị định 26

về hoạt động tôn giáo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) nêu rõ: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật, đoàn kết đồng bào các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo

và đồng bào không theo tôn giáo, chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá nâng cao đời sống của đồng bào Đồng bào theo đạo và các vị vhức sắc có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, sống “tốt đời, đẹp đạo”, phát huy giá trị tốt đẹp về văn hoá, đạo đức của tôn giáo Từng bước hoàn thiện pháp luật về tôn giáo

Ngày 12-3-2003, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương (khoá IX), đã ban hành Nghị quyết số 25 về công tác tôn giáo, tiếp tục được khẳng định và phát triển những quan điểm đổi mới về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo Để thể chế hóa Nghị quyết số 25, ngày 26-6-2004, Chủ tịch nước ký lệnh công bố Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, đã được uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XI thông qua ngày 18/6/2004 Ngày 1/3/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 22 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín

Trang 29

ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 92/2012/NĐ – CP, ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo…

Nhằm giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của mình, bất cứ một quốc gia nào dưới những hình thức khác nhau đều có các chính sách hay pháp luật để quản lý các hoạt động tôn giáo, nhất là hoạt động truyền giáo Do các hoạt động tôn giáo, nhất là hoạt động truyền giáo luôn mang tính xã hội và ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội cho nên nó cũng phải tuân thủ và chịu sự quản

lý của nhà nước nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc đạo trong sự nghiệp phát triển đất nước

Trang 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên con đường đi tìm đường giải phóng cho dân tộc đã bắt gặp quan điểm đó của chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam, phát triển nó trong điều kiện mới của lịch sử Thấy

rõ vai trò to lớn của quần chúng nhân dân nền Người đã tâm niệm một tư

tưởng chiến lược cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đó là tư tưởng đại đoàn

kết toàn dân tộc Người đã đặt niềm tin và phát triển sáng tạo tư tưởng ấy

trong suốt quá trình lãnh đạo Đảng ta và trực tiếp dẫn dắt sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta

Thắng lợi của những chặng đường đã qua: Cách mạng Tháng Tám, kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, công cuộc đổi mới đất nước gần 30 năm qua đã minh chứng cho ý nghĩa đúng đắn và sâu sắc của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Trang 31

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT ĐỐI VỚI

ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO Ở PHÚ YÊN

2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN Ở PHÚ YÊN

2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội và khối đại đoàn kết toàn dân tộc của tỉnh Phú Yên

Phú Yên là tỉnh thuộc khu vực Nam Trung bộ, có tọa độ địa lý: Điểm cực Bắc: 13041'28"; Điểm cực Nam: 12042'36"; Điểm cực Tây: 1080

40'40" và điểm cực Đông: 109027'47" Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông với diện tích tự nhiên 5.060 km2, vùng miền núi 3.679 km2, chiếm 72% diện tích toàn tỉnh

Là tỉnh có địa hình khá đa dạng, đồng bằng đồi núi, cao nguyên, thung lũng xen kẽ nhau và thấp dần từ Tây sang Đông, phần lớn có độ dốc lớn Phú Yên có 03 mặt là núi, dãy Cù Mông ở phía Bắc, dãy Vọng Phu - Đèo Cả ở phía Nam, phía Tây là rìa Đông của dãy Trường Sơn Ở giữa sườn Đông của dãy Trường Sơn có một dãy núi thấp hơn đâm ngang ra biển tạo nên cao nguyên Vân Hòa; là ranh giới phân chia hai đồng bằng trù phú do sông Ba và sông Kỳ Lộ bồi đắp Diện tích đồng bằng toàn tỉnh 816 km2, trong đó riêng đồng bằng Tuy Hòa đã chiếm 500 km2, đây là đồng bằng màu mỡ nhất do nằm ở hạ lưu sông Ba chảy từ các vùng đồi bazan ở thượng lưu đã mang về lượng lớn phù sa Thời tiết, khí hậu ít thuận lợi, lượng mưa trung bình năm từ 2.294 - 2.970 mm, thường xảy ra hạn hán và lũ lụt gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân

Trang 32

Tỉnh có 3 huyện miền núi (Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân) và 4 huyện, thị xã (huyện Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An và Thị xã Sông Cầu) có 9 xã miền núi Hiện nay, vùng dân tộc-miền núi tỉnh Phú Yên có 45 xã, thị trấn, trong đó có 19 xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, có 34 thôn, buôn đặc biệt khó khăn ở

xã khu vực I, II được đầu tư Chương trình 135 theo Quyết định số UBDT ngày 18/12/2013 của Ủy ban Dân tộc, có 02 huyện Đồng Xuân và Sông Hinh được hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương đầu tư cơ sở hạ tầng theo Quyết định 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ được áp dụng cơ chế chính sách quy định của Nghị quyết 30a/2008/NQ-

582/QĐ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo

Dân số vùng miền núi là 221.185 người, 56.334 hộ, chiếm 24,7% dân

số toàn tỉnh; với 31 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó dân tộc thiểu số 53.324 người (12.039 hộ) chiếm 6,2% dân số, chủ yếu là Chăm HrờRoi (21.193 người), Êđê (20.733 người), Bana (4.296 người), Tày - Nùng (4.375 người) và các dân tộc khác Toàn vùng miền núi có 18.864 hộ nghèo, chiếm

tỷ lệ 33,49% trên tổng số hộ, trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số: 7.156 hộ, chiếm tỷ lệ 59,4% so với tổng số hộ dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm từ 3-4% (riêng vùng đồng bào dân tộc giảm từ 4-5%) (theo báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh khóa IX trình Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2014 – 2019) Đồng bào các dân tộc tỉnh Phú Yên có truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm Từ khi có Đảng, được Đảng giáo dục, giác ngộ, đồng bào các dân tộc thiểu số một lòng theo Đảng, Bác Hồ, có những đóng góp to lớn trong các thời kỳ cách mạng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà

Trang 33

Trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 05 tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo, đạo Tin lành (4 hệ phái), đạo Cao đài (4 hệ phái), Phật giáo Hòa hảo và một

số tôn giáo khác Có trên 25.000 người gốc Phú Yên hiện đang định cư sinh sống ở hơn 35 nước trên thế giới Các tôn giáo này có trước năm 1975, được nhà nước công nhận Đến nay cả tỉnh có tổng số tín đồ 264.826 người, chiếm trên 30% dân số (Phật giáo 238.446 tín đồ, Công giáo 18.119 tín đồ, Tin lành 4.103 tín đồ, Cao đài 3.846 tín đồ, Phật giáo Hoà Hảo 121 tín đồ, còn lại là các tôn giáo khác), với 327 chức sắc, 243 cơ sở thờ tự Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ở tỉnh Phú Yên đã góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đưa hoạt động tôn giáo đi vào khuôn khổ pháp luật Đại bộ phận các chức sắc, nhà tu hành, tín

đồ các tôn giáo ngày càng hiểu rõ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, tin tưởng vào công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Đồng bào có đạo

đã hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động từ thiện nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, góp phần vào thành tích chung của tỉnh

Trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (2010-2015), tỉnh Phú Yên có những thuận lợi cơ bản như: Chính trị - xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng liên tục nhiều năm liền trên 10%, quốc phòng – an ninh được giữ vững, nhiều thành tựu trên các lĩnh vực được phát huy Đồng thời tỉnh nhà còn phải đương đầu với những khó khăn, thách thức do tình hình chính trị, kinh tế thế giới, khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế thế giới phục hồi chậm, cạnh tranh ngày càng quyết liệt, diễn biến phức tạp trên biển Đông; trong nước, lạm phát có thời gian tăng cao, nhiều doanh nghiệp giải thể, thiên tai, dịch bệnh, âm mưu chống phá của các thế lực thù địch đã tác động bất lợi đến tình hình phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân Trong bối cảnh đó, toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân trong tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực

Trang 34

phấn đấu thực hiện hiệu quả nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng với những kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của giai đoạn 2010 – 2015 như sau:

Bảng 2.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của giai đoạn 2010

– 2015 [21, tr.51]

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh XV

Ước kết quả thực hiện

So NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh XV

I CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ

- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn

- Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành) %

3 Tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm

2015

Triệu

4

Tổng vốn dầu tư phát triển toàn xã hội

(Trong đó, vốn ngân sách nhà nước chiếm

khoảng 32%, vốn ngoài ngân sách 37,4%,

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 30,6%)

Trang 35

11 Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng

III CÁC CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG

Tỷ lệ giải quyết chất thải đô thị, khu

công nghiệp đến năm 2015

Trang 36

Trong giai đoạn 2009 – 2014 cùng với thành tựu chung của đất nước trong công cuộc đổi mới và hội nhập, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được những kết quả quan trọng: Nền kinh tế có bước phát triển khá toàn diện; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 12%, thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 27,3 triệu đồng Các cơ chế chính sách tạo thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ Nhiều chương trình, dự án lớn đang triển khai thực hiện, tạo tiền đề cho bước phát triển toàn kiện trong những năm tiếp theo

Trong những năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV tuy gặp nhiều khó khăn thách thức lớn, nhưng tỉnh Phú Yên đã đạt được những thành tựu rất quan trọng Nền kinh tế tỉnh giữ được mức tăng trưởng khá và tương đối ổn định Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt được bước tiến đáng kể; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư… Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ổn định, nhiều mặt được cải thiện; quốc phòng –

an ninh được tăng cường Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có tiến bộ, nội bộ đoàn kết nhất trí; sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đạt kết quả bước đầu

Tuy nhiên, do xuất phát điểm nền kinh tế thấp nên mặc dù đạt mức tăng trưởng GDP cao trên 10%/năm liên tục trong nhiều năm liền, nhưng quy mô nền kinh tế vẫn còn nhỏ, GDP bình quân đầu người thấp hơn mức bình quân của cả nước Một số chỉ tiêu, nhiệm vụ đại hội đề ra chưa đạt Trong kinh tế -

xã hội, quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vẫn còn nhiều mặt khuyết điểm, yếu kém Đây là những nội dung cần phải chú trọng để tâp trung khắc phục

Trang 37

Trong 6 tháng đầu năm 2015 của tỉnh Phú Yên có một số thuận lợi cơ bản như: Hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục phục hồi; một số dự án lớn trên địa bàn đã và đang triển khai; sự quyết tâm cao của các cấp, các ngành trong thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ để chào mừng đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI… Đồng thời có những khó khăn, thách thức như: Thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài từ đầu năm; dịch bệnh trên cây sắn, thủy sản nuôi trồng tái diễn; các dự án lớn trên địa bàn triển khai giải phóng mặt bằng cùng một lúc chiếm một số lượng lớn

về thời gian và nhân lực để tổ chức thực hiện…, đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân Tuy nhiên, được sự giúp đỡ kịp thời, hiệu quả của các bộ, ngành, sự đoàn kết nhất trí, nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ, nên tình hình kinh tế -

xã hội của tỉnh cơ bản ổn định và có mặt phát triển; an sinh xã hội được đảm bảo; quốc phòng – an ninh được củng cố, tăng cường; công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị có nhiều tiến bộ

Bảng 2.2 Kết quả cụ thể thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản trên các

lĩnh vực:

Chỉ tiêu Đơn vị tính KH năm

2015

TH 6 tháng

So KH (%)

- Sản lượng lương thực có hạt Nghìn tấn 388 204,8 52,8

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Tỷ đồng 19.800 5.483,1 27,7

- Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 2.425 1.240 51,1

Trang 38

Kết quả đạt được trong những năm qua là biểu hiện sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc Các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền trong quá trình thực hiện và vận dụng đường lối đổi mới của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương, có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế trong nội bộ nền kinh tế, giải quyết nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh trong đời sống xã hội, giữ vững ổn định chính trị Những thành tựu đạt được đó có sự đóng góp của các giai tầng xã hội:

Công nhân chiếm trên 11% dân số, là lực lượng giữ vai trò nồng cốt trong khối liên minh công – nông – trí thức, ngày càng tỏ rõ là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, tiếp cận nhanh với khoa học, công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất

Nông dân chiếm trên 70% dân số, là lực lượng lao động cần cù, sáng tạo, luôn chịu khó tìm tòi, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, tích cực chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, phát triển mạnh kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã, thực sự đi đầu trong các phong trào thi đua, xây dựng và phát triển nông thôn mới, đoàn kết vượt qua mọi khó khăn trong sản xuất và biến động giá cả thị trường, hậu quả thiên tai

Trí thức phát triển nhanh về số lượng, hiện nay có trên 10.300 người có trình độ Đại học trở lên (trình độ trên đại học gồm: 19 tiến sĩ, 43 nghiên cứu sinh, 555 thạc sĩ, 209 Bác sĩ chuyên khoa I và 11 Bác sĩ chuyên khoa II) Lực lượng trí thức có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh

và các lĩnh vực dân trí, dân sinh trên địa bàn tỉnh

Trang 39

Thanh niên chiếm trên 30% dân số, luôn xung kích đi đầu trên mặt trận phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc Đại đa số thanh niên rất tích cực học tập rèn luyện, phát huy ý chí tự lực, tự cường; chủ động sáng tạo, tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm

vụ ở địa phương

Phụ nữ chiếm trên 27,3% dân số, tham gia ngày càng nhiều ở các cơ quan lãnh đạo, cơ quan quản lý nhà nước, quản lý điều hành doanh nghiệp, tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong gia đình và xã hội; thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc

Cựu chiến binh chiếm trên 1,6% dân số, đã không ngừng phát huy truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”, luôn thể hiện vai trò nòng cốt trong việc giữ gìn

an ninh chính trị ở địa phương, giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

Người cao tuổi chiếm trên 10,5% dân số là lớp người từng trải, nhiều cống hiến, giàu kinh nghiệm và có uy tín trong cộng đồng dân cư, tích cực động viên con cháu thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện sống vui, sống khỏe, sống có ích cho gia đình và xã hội

Lực lượng vũ trang luôn giữ vững vị trí, vai trò là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản nhân dân trong mọi tình huống; ra sức giúp dân phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, xây dựng cuộc sống mới ổn định và phát triển

Doanh nhân là lực lượng năng động, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, nhiều sản phẩm mới cho xã hội

Đồng bào các dân tộc thiểu số có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kinh tế phát triển khá hơn, cơ

Trang 40

sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp, bản sắc văn hóa truyền thống luôn được tôn trọng, giữ gìn và phát huy; cộng đồng các dân tộc yêu thương, tương trợ giúp nhau cùng phát triên

Đồng bào tín đồ các tôn giáo luôn an tâm phấn khởi, đoàn kết hòa nhập với cộng đồng; chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước; luôn gắn bó đồng hành cùng dân tộc, “Sống tốt đời, đẹp đạo”, giữ gìn

và phát huy đạo đức truyền thống của dân tộc, sống hướng thiện và giúp đỡ mọi người đã trở thành hành động chung của các bị chức sắc, nhà tu hành và đồng bào các tôn giáo

Đồng bào Phú Yên hiện đang sinh sống, làm việc và định cư ở các địa phương trong nước và nước ngoài luôn đoàn kết hướng về quê hương Phú Yên, tích cực cùng gia đình, người thân đầu tư sản xuất kinh doanh; quyên góp hỗ trợ đồng bào trong tỉnh khắc phục thiên tai, lũ lụt, thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, nhân đạo, tình cảm của bà con với quê hương càng thêm đậm đà, son sắt

Tuy nhiên trong quá trình phát triển đất nước và địa phương, còn một

số vấn đề tác động bất lợi đến quá trình củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết như: Tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn diễn ra, nhất là trong các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản

lý tài chính Nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội như: Tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng giả và gian lận thương mại, ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều nơi chưa được giải quyết tốt; chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục còn thấp; giá cả các mặt hàng thiết yếu không ổn định; tình trạng thiếu việc làm của người lao động và mất việc làm của công nhân tăng lên đã ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân Trong các tầng lớp nhân dân, cũng còn một số người chưa nhận thức đầy đủ về quyền, nghĩa vụ của công dân, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, thiếu quan tâm đến các sinh hoạt

Ngày đăng: 28/11/2017, 13:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w