This dissertation will examine and give out solutions on how to enhance and promote the standard import operation procedure of shipment at Bolloré Logistics Vietnam A wide range of research methods are used, which include content analysis, interview and survey The primary emphasis of this dissertation puts more focus on stepbystep import process and documentation of shipment by air at Bolloré Logistics Vietnam, from start to finish, what all formalities and documents required during the time of delivery order pickup, the legal formalities required for transaction of goods since all imports must comply with the relevant government regulations on quarantine,food safety, import duties and quality standards, and depending on the trade conditions, Bolloré imposes a number of different types of duties on the import of goods. In addition, this thesis will give an overall better view on how Bolloré assist their clients in order to successfully receive their imported cargo, how they prepare goods for delivery, transportation, warehousing, or distribution. Bolloré also supervise the inside transfer of products and commodities, making sure that this is done in agreement with the accepted rules, regulations and policies of Vietnam system authorities as well as Bollore’s In conclusion, this dissertation has succesfully clarified the Standard Import Operation Procedure at Bolloré Vietnam. It also pointed out drawbacks that the company is facing. And in order to avoid all of that, a number of suggestions and solutions have been put forward to help minimise all of the current problems that are arising in the recent year
Trang 1KHOA THƯƠNG MẠI
- o0o –
NGUYỄN ĐỖ BÍCH TRÂM Lớp: CLC_13DTM3 Khóa: 10
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Thạc sĩ Mai Xuân Đào
Thành phố Hồ Chí Minh, 2017
Trang 2KHOA THƯƠNG MẠI
- o0o –
NGUYỄN ĐỖ BÍCH TRÂM Lớp: CLC_13DTM3 Khóa: 10
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Trang 3tính trung thực về các nội dung của khóa luận và tuân thủ các quy định về trích dẫn,
tài liệu tham khảo Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này”
Trang 5
2 Sự trùng lắp đề tài và mức độ sao chép các tài liệu đã công bố:
3 Sự phù hợp về mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:
4 Mức độ phù hợp về kết cấu các nội dung nghiên cứu:
5 Mức độ phân tích, đánh giá chuyên sâu, sáng tạo các nội dung nghiên cứu:
6 Hình thức trình bày khóa luận (font chữ, size chữ; căn hàng, căn lề; bảng, hình; văn phong; lỗi chính tả; trích dẫn nguồn và danh mục tài liệu tham khảo):
TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm ………
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi đầy đủ họ tên)
Trang 61.1 Khái quát chung về giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không trong thương
mại quốc tế 4
Khái niệm về giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không 4
Đặc điểm của vận tải hàng không 5
Phân loại các chứng từ được sử dụng trong giao nhận hàng không 6
Các chứng từ đặc trưng 6
Các chứng từ thường có 8
Các chứng từ khác 10
Vai trò của vận tải hàng không 10
Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế 11
Các tổ chức vận tải hàng không quốc tế 11
Các điều ước về vận tải hàng không 12
Quy trình nghiệp vụ khi giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không 15
Trang 7Theo tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn lô hàng trong quá trình vận chuyển 19
Theo tiêu chuẩn độ tin cậy về thời gian 19
Theo tiêu chuẩn giá dịch vụ 20
Theo tiêu chuẩn linh hoạt 20
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận quốc tế 21
Nhân tố bên ngoài 21
Môi trường luật pháp 21
Môi trường công nghệ 22
Đặc điểm của hàng hoá 23
Đối thủ cạnh tranh 23
Tính thời vụ 24
Thời tiết 24
Chính trị - xã hội 24
Kinh tế 25
Yếu tố khách hàng 25
Nhân tố bên trong 26
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc 26
Trình độ người tổ chức điều hành, tham gia quy trình 26
Bộ máy tổ chức quản lý 27
Tài chính 27
Trang 82.1 Tổng quan về công ty TNHH Bolloré Logistics 31
Lịch sử hình thành và phát triển 31
Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động 35
Chức năng 35
Nhiệm vụ 36
Mục tiêu hoạt động 36
Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty 37
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014 – quý I/2017 42
2.2 Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH Bolloré Logistics 44
Sơ đồ quy trình giao nhận 45
Nội dung chung của quy trình (Standard Operation Procedure) 46
Nhận email từ đại lý về việc xin phép nhập khẩu (không bắt buộc) 46
Quy trình chung 46
Thông tin xuất hóa đơn và kế toán 51
Minh họa quy trình cho lô hàng cụ thể 52
Trang 9Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng theo kết quả khảo sát 67
Đánh giá chung về việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tại công ty 70
Điểm tích cực 71
Điểm tiêu cực 73
Đánh giá điểm tích cực, tiêu cực theo kết quả khảo sát 75
3.1 Định hướng và mục tiêu hoàn thiện việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận quốc tế tại Bolloré trong giai đoạn 2017 – 2020 79
Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận quốc tế ở Việt Nam 79
Mục tiêu và phương hướng phát triển của Bolloré Logistics Việt Nam trong thời gian tới 80
3.2 Giải pháp hoàn thiện việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận quốc tế tại Bolloré trong giai đoạn 2017 – 2020 81
Phát triển nguồn nhân lực 81
Cơ sở đề xuất giải pháp 81
Nội dung thực hiện giải pháp 81
Kết quả dự kiến đạt được 85
Nâng cấp cơ sở vật chất 86
Trang 10Xây dựng hệ thống lương, thưởng 87
Cơ sở đề xuất giải pháp 87
Nội dung thực hiện giải pháp 87
Kết quả dự kiến đạt được 87
Giải pháp về việc đánh giá thực hiện công việc 88
Cơ sở đề xuất giải pháp 88
Nội dung thực hiện giải pháp 88
Kết quả dự kiến đạt được 89
Giải pháp chăm sóc khách hàng 89
Cơ sở đề xuất giải pháp 89
Nội dung thực hiện giải pháp 89
Kết quả dự kiến đạt được 90
Các giải pháp hỗ trợ phụ khác 91
Đẩy mạnh quảng bá 91
Cải thiện giá thành 92
Hoàn thiện hệ thống quản lý tài liệu 92
3.3 Đánh giá các giải pháp theo kết quả khảo sát 94
3.4 Kiến nghị nhằm hoàn thiện và đẩy nhanh hơn nữa hoạt động giao nhận của Bolloré 96
Kiến nghị với kho TCS và SCSC về việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng 96
Trang 11nghiệp giao nhận tại Việt Nam 98
Trang 12i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
3PLs Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba
Trang 13ii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Những mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của Bolloré 32
Hình 2.2: Mạng lưới toàn cầu của Bolloré Loistics 33
Hình 2.3: Trụ sở chính của Bolloré Logistics tại Việt Nam 34
Hình 2.4: Bộ máy quản lý tại Bolloré Logistics Hồ Chí Minh – Việt Nam 37
Hình 2.5: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty giai đoạn 2014 – 2016 43
Hình 2.6: Kho TCS (trái) và kho SCSC (phải) 49
Hình 2.7: Thông tin shipper và consignee trên HAWB 53
Hình 2.8: File excel để nhập dữ liệu của lô hàng 54
Hình 2.9: Thông báo hàng đến từ kho TCS 55
Hình 2.10: Bảng giá nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không 56
Hình 2.11: Chi phí bảo hiểm cho lô hàng Repertoire Culinaire 56
Hình 2.12: Các chi phí chính của lô hàng Repertoire Culinaire 57
Hình 2.13: Các chi phí khác cho lô hàng Repertoire Culinaire 58
Hình 2.14: Báo cáo tình trạng tài liệu và hàng hóa của kho TCS 59
Hình 2.15: Nhập giá vào phần mềm Pegasus để xuất hóa đơn 60
Hình 2.16: Hệ thống pháp luật và quy định được lưu trên hệ thống thông tin 62
Hình 3.1: Mô hình đào tạo nhân viên 84
Hình 3.2: Mô hình lựa chọn nhân viên 85
Hình 3.3: Quy trình chăm sóc khách hàng bằng hoạt động gửi mail, thư, gọi điện 90 Hình 3.4: Mô hình gửi thông tin yêu cầu, khiếu nại góp ý của khách hàng 90
Trang 14iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng nhân sự tại Bolloré Logistics Việt Nam tính tới tháng 5/2017 41
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Bolloré Việt Nam giai đoạn 2014 – quý I/2017 42
Trang 15iv
ABSTRACT (TÓM TẮT KHÓA LUẬN)
This dissertation will examine and give out solutions on how to enhance and promote the standard import operation procedure of shipment at Bolloré Logistics Vietnam
A wide range of research methods are used, which include content analysis, interview and survey
The primary emphasis of this dissertation puts more focus on step-by-step import process and documentation of shipment by air at Bolloré Logistics Vietnam, from start to finish, what all formalities and documents required during the time of delivery order pick-up, the legal formalities required for transaction of goods since all imports must comply with the relevant government regulations on quarantine, food safety, import duties and quality standards, and depending on the trade conditions, Bolloré imposes a number of different types of duties on the import of goods In addition, this thesis will give an overall better view on how Bolloré assist their clients in order to successfully receive their imported cargo, how they prepare goods for delivery, transportation, warehousing, or distribution Bolloré also supervise the inside transfer of products and commodities, making sure that this is done in agreement with the accepted rules, regulations and policies of Vietnam system authorities as well as Bollore’s
In conclusion, this dissertation has succesfully clarified the Standard Import Operation Procedure at Bolloré Vietnam It also pointed out drawbacks that the company is facing And in order to avoid all of that, a number of suggestions and solutions have been put forward to help minimise all of the current problems that are arising in the recent year
Trang 16đã góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế, duy trì an ninh và tăng cường vị thế chính trị của đất nước.1 Điều này thể hiện rõ nét qua các hiệp định ký kết giữa Việt Nam với các nước, hay đặc biệt mới đây Việt Nam gia nhập tổ chức TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) Thật vậy, với nền kinh tế thị trường mở cùng với sự phát triển mạnh về hoạt động giao thương giữa các quốc gia với quốc gia, quốc gia với các liên minh, quốc gia với các tổ chức liên minh kinh tế… đã mở ra rất nhiều cơ hội cho một nền kinh tế phát triển theo một chiều hướng mới, thúc đẩy kinh doanh thương mại giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, trong hiệp định
và trên toàn thế giới
Nhờ giao thương tự do và thuận lợi nên ngành vận tải nói chung và ngành vận tải hàng không nói riêng đã có những bước tiến nhảy vọt Mạng lưới đường bay nội địa và quốc tế được phủ kín toàn cầu và chất lượng đồng thời cũng được mở rộng
và nâng cấp Chính vì thế nên khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không đã tăng lên rất đáng kể, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước ngày càng chuyển biến tích cực Đáng nói hơn cả là công ty TNHH Bolloré Logistics - là một trong những công ty hàng đầu trên thế giới về giao nhận, đặc biệt
là giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không, với khối lượng hàng tăng dần qua các năm cũng như luôn đạt được những chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng với uy tín tốt
Với sự phát triển, thay đổi và chuyển biến nhanh chóng của ngành vận tải hàng không nói chung và hoạt động giao nhận ở Bolloré Logistics Việt Nam nói riêng
1 TS Bùi Thị Lý (2010), Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Giáo dục Việt Nam
Trang 172
trong những năm gần đây, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BOLLORÉ LOGISTICS GIAI ĐOẠN 2017 – 2020” làm đề tài khóa luận
2 Mục tiêu của nghiên cứu
Trên hệ thống cơ sở lý thuyết, kết hợp với việc phân tích và đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại Bolloré , khóa luận có mục tiêu như sau:
Mục tiêu tổng quát: Xây dựng giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ hoạt động giao
nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty
Mục tiêu cụ thể:
• Hệ thống lại cơ sở lý luận và phát triển cơ sở lý luận cho phù hợp với thực tiễn tại công ty bằng cách bổ sung yếu tố mở rộng trong việc ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không
• Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa tại công ty
• Đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện nghiệp vụ hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng
không tại công ty TNHH Bolloré Logistics Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
• Về nội dung: khái quát chung về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không; các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá việc thực hiện nghiệp vụ giao nhận và các nhân tố ảnh hưởng
Trang 184 Phương pháp nghiên cứu
Nhằm xây dựng giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại Bolloré Logistics Việt Nam, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng các kỹ thuật (công cụ) Trong đó: Các kỹ thuật thống kê, phân tích, tổng hợp là để tổng kết cơ sở lý thuyết về nghiệp vụ giao nhận hàng không ở công ty; tổng hợp các kết quả nghiên cứu, nhận định của các tổ chức kinh tế, khoa học – công nghệ; các chuyên gia kinh tế về nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không tại Bolloré Logistics Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020; Các kỹ thuật: thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu, khảo sát khách hàng nhằm để thu thập dữ liệu sơ cấp, đồng thời được sử dụng để đánh giá những kết quả đạt được, bên cạnh những tồn tại và hạn chế nhằm phục vụ cho giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại Bolloré Logistics Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020
5 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các bảng phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương Trong đó:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng vận tải hàng không
Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH Bolloré Logistics
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH Bolloré Logistics
Trang 194
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
1.1 Khái quát chung về giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không
trong thương mại quốc tế
Khái niệm về giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không
Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch
vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải, hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).2
Trước kia, việc giao nhận có thể do người gửi hàng (nhà xuất khẩu), người nhận hàng (nhà nhập khẩu) hay do người chuyên chở đảm nhiệm và tiến hành Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của buôn bán quốc tế, phân công lao động quốc tế với mức độ và qui mô chuyên môn hoá ngày càng cao, giao nhận cũng dần dần được chuyên môn hoá, do các tổ chức, các nghiệp đoàn giao nhận chuyên nghiệp tiến hành và giao nhận đã chính thức trở thành một nghề
Giao nhận hàng không là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận tải hàng không nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi gửi hàng tới nơi nhận hàng Giao nhận hàng không thực chất là tổ chức quá trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan đến quá trình chuyên chở hàng hoá bằng đường hàng không.3
Trang 20https://voer.edu.vn/m/khai-quat-ve-5
Người thực hiện dịch vụ giao nhận hàng không có thể là chủ hàng, các hãng hàng không, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kì một người nào khác
Hiện nay dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không thường do đại
lý hàng hoá hàng không và người giao nhận hàng không thực hiện
Đặc điểm của vận tải hàng không
Tuyến đường trong vận tải hàng không là không trung và hầu như là đường thẳng, không phụ thuộc vào địa hình mặt đất, mặt nước, không phải đầu tư xây dựng Tuyến đường trong vận tải hàng không được hình thành trong không gian căn
cứ vào định hướng là chính, cho nên có thể nói khoảng cách giữa hai điểm vận tải chính là khoảng cách giữ hai điểm đó Việc hình thành các đường bay trực tiếp nối liền giữa hai sân bay cũng phụ thuộc ít nhiều vào điều kiện địa lý, đặc thù khí tượng của từng vùng Thông thường đường hàng không bao giờ cũng ngắn hơn vận tải đường sắt ô tô khoảng 20% và đường biển là 30%
Do ưu điểm nổi trội của vận tải bằng đường hàng không đối với các lô hàng
có giá trị cao, yêu cầu vận chuyển nhanh chóng để đảm bảo chất lượng Những ưu thế về tốc độ của vận tải hàng không đã góp phần giảm thiểu các rủi ro trong lưu thông các lô hàng (giảm tổn thất về chất lượng, giá trị cũng như giảm ứ động vốn trong lưu thông), từ đó nâng cao chất lượng chung của dịch vụ logistics và giảm chi phí tổn thất của hàng hóa trong chuỗi cung ứng Nhìn chung, những đặc điểm cụ thể của giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không bao gồm những ý tiêu biểu sau:4
► Các tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là những đường thẳng nối hai điểm vận tải với nhau, tốc độ của vận tải hàng không cao, tốc độ khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh
► Vận tải hàng không an toàn hơn những phương tiện vận tải khác, vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao
4 Những đặc điểm của dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, khai thác từ
http://proship.vn/news/dich-vu-van-chuyen-hang-hoa-bang-duong-hang-khong/
Trang 216
► Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn các phương tiện vận tải khác, vận tải hàng không đơn giản hóa về chứng từ thủ tục so với các phương thức vận tải khác
Bên cạnh ưu điểm trên, vận tải hàng không cũng có những hạn chế sau:
► Cước vận tải hàg không cao
►Vận tải hàng không không phù hợp với vận chuyển hàng hoá kồng kềnh, hàng hoá có khối lượng lớn hoặc có giá trị thấp
► Vận tải hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đào tạo nhân lực phục vụ
Phân loại các chứng từ được sử dụng trong giao nhận hàng không
Chứng từ trong thương mại quốc tế là những văn bản, giấy tờ ghi lại nội dung của một sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ phát sinh, do người sản xuất hoặc người bán hoặc các cơ quan hữu quan lập Nó chứa đựng những thông tin (về hàng hóa, về vận tải, bảo hiểm ) dùng để chứng minh sự việc, làm cơ sở cho việc thanh toán tiền hàng hoặc khiếu nại bồi thường5
Các chứng từ đặc trưng
v Vận đơn hàng không (MAWB – Master Airway Bill)
Vận đơn hàng không (Airwaybill - AWB) là chứng từ vận chuyển hàng hoá
và là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng máy bay,
về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển6
Không giống như vận tải đường biển, trong vận tải hàng không, người ta không sử dụng vận đơn có thể giao dịch dược, hay nói cách khác vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá như vận đơn đường biển thông
5 Tiến sĩ Đỗ Quốc Dũng (2015), Nghiệp vụ ngoại thương, NXB Tài chính
6 Cổng thông tin điện tử Bộ Tư Pháp, khai thác từ
http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=15086
Trang 227
thường Vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA (IATA standard form) Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó bao gồm 3 bản gốc (các bản chính) và các bản phụ
Mỗi bản vận đơn bao gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của các mặt vận
đơn giống hệt nhau nếu không kể đến màu sắc và những ghi chú ở phía dưới khác
nhau, ví dụ bản gốc số 1 thì ghi chú ở phía dưới là “bản gốc số 1 dành cho người
chuyên chở phát hành vận đơn”, còn bản số 4 thì lại ghi là “bản số 4, dùng làm biên lai giao hàng”
Mặt sau của bản vận đơn khác nhau, ở những bản phụ mặt sau để trống, ở các bản
gốc là các quy định có liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng
không.7
Vận đơn hàng không bao gồm một số chức năng như sau:8
– Là bằng chứng của một hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên chở và người gửi hàng
– Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng
– Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá và là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở hàng hoá
v Vận đơn gom hàng (HAWB – House Airway Bill)
Là vận đơn do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ
để các chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hoá giữa người gom hàng với các chủ hàng lẻ
v Hóa đơn cước hàng không (Air Freight Invoice)
Trang 23v Đánh dấu và dán nhãn hàng chuyên chở bẳng đường hàng không
Trên mỗi kiện hàng phải đánh dấu như sau:
• Tên và địa chỉ của người gửi hàng, người nhận như đã được chỉ ra trên
AWB; Các ký hiệu nhận dạng hàng hoá (nếu có)
• Các nhãn nhận dạng hàng hóa và các nhãn hàng hóa đặc biệt phải được
dán gần địa chỉ người nhận và địa chỉ người gửi bao gồm số vận đơn hàng không, sân bay đến, sân bay đi Các nhãn phải được điền một cách
rõ ràng bằng chữ in hoa, chữ và số đảm bảo không bị mờ, dễ đọc Các nhãn phải được gắn chặt với từng kiện hàng
Các chứng từ thường có
v Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
Đó là văn bản thỏa thuận (hợp đồng) giữa người mua và người bán ở 2 nước khác nhau về việc mua bán hàng hóa (ngoại thương) Bên bán hàng gọi là nhà xuất khẩu, bán hàng cho bên kia để thu tiền hàng Bên mua hàng gọi là nhà nhập khẩu, chuyển tiền cho bên xuất khẩu và nhận hàng
v Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
9 Cước vận tải hàng không, khai thác từ 213.htm
Trang 24http://lapro.edu.vn/cuoc-van-tai-hang-khong-9
Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn Hóa đơn thường lập làm nhiều bản và được sử dụng trong các việc khác nhau, chủ yếu là gửi cho người mua để thông báo kết quả giao hàng, để người mua chuẩn bị nhập hàng và thanh toán; là chứng từ trong bộ chứng từ gửi đến ngân hàng mở L/C để đòi tiền; gửi cho công ty bảo hiểm
để tính phí bảo hiểm hàng hóa; gửi cho cơ quan hải quan để tính thuế xuất nhập khẩu
v Phiếu đóng gói (Packing list)
Là bản kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một kiện hàng (thùng hàng, container,…) Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hóa Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi được để trong một túi gắn ở bên ngoài bao bì Phiếu đóng gói tạo điều kiện cho việc kiểm hàng hóa trong mỗi kiện
v Chứng từ bảo hiểm
Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định là phí bảo hiểm 10 Giấy chứng nhận bảo hiểm chứng nhận cho một lô hàng đã được bảo hiểm, góp phần giải quyết những rủi ro có thể xảy ra trong vận tải quốc tế
v Manifest
Hệ thống E-Manifest là hệ thống “Tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng
từ khác có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh” dành cho người khai hải quan là các hãng tàu, đại lý hãng tàu và công ty giao nhận Manifest là danh sách các lô hàng kèm thông tin tương ứng về chủ hàng, số
10 Khái niệm bảo hiểm, khai thác từ
https://www.wattpad.com/422985-ch%E1%BB%A9ng-t%E1%BB%AB-b%E1%BA%A3o-hi%E1%BB%83m
Trang 2510
bill, số kiện, khối lượng, trọng lượng Trang web chính thức để khai manifest ở Việt Nam là https://vnsw.gov.vn/ - Cổng thông tin một cửa quốc gia
v Tờ khai hải quan (Customs Declaration)
Là chứng từ kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu với cơ quan hải quan để hàng
đủ điều kiện để xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào một quốc gia
Các chứng từ khác
Ngoài ra, những chứng từ dưới đây có thể có hoặc không, tùy theo trường hợp thực tế của hợp đồng thương mại
Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate): bao gồm đơn bảo hiểm, và giấy chứng
nhận bảo hiểm Tùy theo điều kiện cơ sở giao hàng (ví dụ CIF) mà việc mua bảo hiểm do người bán hay người mua đảm nhiệm Thực tế, nhiều chủ hàng không mua bảo hiểm, để tiết kiệm chi phí
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): là chứng từ cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng
hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào Điều này quan trọng với chủ hàng, khi C/O giúp họ được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt, hay được giảm thuế
Chứng thư kiểm dịch (Phytosanitary Certificate): Là loại chứng nhận do cơ quan
kiểm dịch (động vật hoặc thực vật) cấp, để xác nhận cho lô hàng xuất nhập khẩu đã được kiểm dịch Mục đích của công việc này là để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ
Ngoài ra còn có những chứng từ khác như: Giấy chứng nhận chất lượng (CQ
- Certificate of Quality); Chứng nhận kiểm định (CA - Certificate of analysis); Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate); Chứng thư phun trùng (Fumigation Certificate)
Vai trò của vận tải hàng không
Vận tải hàng không hiện nay là ngành kinh tế mũi nhọn đại diện cho sự phát triển kinh tế của nước ta, gia tăng ngoại tệ của quốc gia Hàng không kết nối mạng
Trang 2611
lưới giao thông vận tải trên toàn thế giới Đó là điều vô cùng cần thiết cho kinh doanh toàn cầu và du lịch Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển
Đây cũng là phương thức vận tải tiên tiến và hiện đại nhất, với ưu điểm nổi bật vượt trội về tốc độ vận chuyển, thời gian vận chuyển nhanh, các chứng từ phục vụ trong suốt quá trình này được đơn giản hóa Bên cạnh đó, hệ thống các tuyến đường hàng không đã được phổ biến khắp toàn cầu Nhờ tính năng này mà đa số các nhà vận chuyển hàng hóa của mình đến với khách hàng với sự đảm bảo uy tín cao nhất, nâng cao chất lượng dịch vụ hơn
Tác động của hàng không lên kinh tế toàn cầu được ước tính khoảng $ 2,960
tỷ đồng, tương đương với 8% của thế giới Tổng sản phẩm trong nước (GDP).11 Vận tải hàng không phát triển đóng vai trò to lớn và ý nghĩa đối với việc tăng cường sức mạnh quốc phòng và an ninh quốc gia Bởi vì mọi hoạt động phục vụ cho việc an ninh, quốc phòng đều cần đến vận chuyển Bên cạnh đó, vận tải hàng không có tác dụng to lớn đối với việc kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, thúc đầy việc buôn bán quốc tế ngày càng phát triển mạnh, góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và
cơ cấu thị trường trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Trong đó, vận chuyển hàng không giúp cho việc lưu thông hàng hóa ngày một tăng trong xã hội
Vận tải hàng không phát triển và hoàn thiện đã tạo điều kiện cho việc mở rộng chủng loại các mặt hàng trong buôn bán quốc tế nói chung và thay đổi cơ cấu từng nhóm mặt hàng nói riêng
Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế
Các tổ chức vận tải hàng không quốc tế
§ ICAO - International Civil Aviation Organization - tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (1947) Mục đích ra đời của tổ chức nhằm:
11 Vai trò của ngành hàng không, khai thác từ hang-khong/
Trang 27http://logistics4vn.com/vai-tro-cua-van-tai-12
• Thiết lập các nguyên tắc chung trong vận tải hàng không quốc tế
• Đề ra các tiêu chuẩn kỹ thuật chung trong ngành công nghiệp VTHK
• Thúc đẩy hàng không dân dụng quốc tế phát triển
§ IATA - International Air Transport Association - Hiệp hội vận tải hàng không quốc
tế (1945) Mục đích ra đời của tổ chức nhằm:
• Đẩy mạnh vận chuyển hàng không an toàn, thường xuyên, kinh tế
• Khuyến khích thương mại hàng không và nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thương mại hàng không
• Thống nhất các quy định, luật lệ, thể lệ quốc tế về vận chuyển hàng không
• Hợp tác với ICAO và các tổ chức quốc tế khác
§ Đại lý hàng hoá hàng không (Air cargo Agency): Là người trung gian giữa chủ hàng
và hãng hàng không Có 2 loại đại lý:
• Đại lý hàng hoá IATA (IATA Cargo Agent)
• Người giao nhận hàng hoá hàng không (Air freight forwarder)
Các điều ước về vận tải hàng không
Công ước Vác-sa-va 1929: Vận tảỉ hàng không quốc tế được điều chỉnh chủ yếu bởi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận tảỉ hàng không quốc
tế được ký tại Vác-sa-va ngày 12/10/1929, gọi tắt là Công ước Vác-sa-va 1929
Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-sa-va: Nghị định thư này ký tại Hague ngày 28/9/1955, nên gọi tắt là Nghị định thư Hague 1955
Công ước bổ sung cho công ước Vác-sa-va được ký kết tại Guadalazala ngày 18/9/1961, nên gọi tắt là Công ước Guadalazala 1961
Hiệp định liên quan tới giới hạn của Công ước Vac-sa-va và nghị định thư Hague: Hiệp định này được thông qua tại Montreal 13/5/1966, nên gọi tắt là Hiệp định Montreal 1966
Trang 2813
Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-sa-va 12/10/1929 được sửa đổi bởi nghị định thư Hague 28/9/1995 Nghị định này ký tại thành phố Guatemala 8/3/1971, nên gọi tắt là Nghị định thư Guatemala 1971
Nghị định thư bổ sung 1: Nghị định thư sửa đổi công ước Vac-sa-va 1929 Nghị định thư này được kết tại Montreal ngày 25 tháng 9 năm 1975 nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975 số 1 Nghị định thư bổ sung số 2: Nghị định thư sửa đổi công ước Vac-sa-va 1929 đã được sửa đổi bằng Nghị định thư Hague 1955 Nghị định thư này được ký kết tại Montreal ngày 25/9/1975, nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975, bản số 2 Nghị định thư bổ sung thứ 3: Nghị định thư sửa đổi công ước Vac-sa-va 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi các nghị định thư tại Hague ngày 28/9/1955 và tại thành phố Guatemala ngày 8/3/1971 Nghị định thư này được ký kết tại Montreal 25/9/1975, nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal năm
1975, bản số 3 Nghị định thư bổ sung số 4: Nghị định thư sửa đổi công ước Warsaw 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi nghị định thư Hague ngày 28/9/1955 Nghị định thư này ký kết tại Montreal, nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal năm 1975, bản số 4
Các công ước, hiệp định, nghị định thư chủ yếu sửa đổi bổ sung giới hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở hàng không đối với tai nạn về hành khách, thiệt hại về hàng hoá, hành lý và thời hạn thông báo tổn thất, khiếu nại người chuyên chở12
Về mặt luật pháp mang tính nội luật, hiện nay có nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không, tiêu biểu tác giả đưa ra một số văn bản quy phạm pháp luật còn đang có hiệu lực (Tính đến ngày 20 tháng 03 năm 2017) như sau:
12 Tổ chức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, khai thác từ
http://lapro.edu.vn/to-chuc-van-chuyen-hang-hoa-bang-duong-hang-khong-224.htm
Trang 2914
• Luật ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương mang tính khái quát hiện nay được Quốc Hội đưa ra nhằm dự thảo đó là Luật hàng không dân dụng Việt
Nam ở mục 3 từ điều 128 đền điều 142, và luật Quản Lý Ngoại Thương, trong
đó ở điều 1 và điều 2 luật Quản Lý Ngoại Thương (Dự thảo)
• Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động xuất – nhập khẩu: Luật Xuất – Nhập khẩu 54/2014/QH13 Hải quan Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài13 Pháp lệnh 22/2004/PL-UBTVQH11 Về chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, Quy tắc xuất xứ
• Một số văn bản quy phạm pháp luật khác mang tính chung trong ngành xuất khẩu mà tác giả được biết: Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế số: 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012; Nghị định số 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế Thông
tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản
lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/07/2015 về việc ban hành Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
13Nghị định số 187/2013/NĐ-CP, khai thác từ
https://www.customs.gov.vn/Lists/VanBanPhapLuat/ViewDetails.aspx?ID=7089
Trang 3015
Quy trình nghiệp vụ khi giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không
§ Mở tờ khai hải quan - tính thuế
Trước khi đến cơ quan hải quan làm thủ tục công ty phải khai báo qua hải quan điện
tử trên mạng điện tử của hải quan Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai; nộp, xuất trình những chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống
xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan
Việc khai hải quan được thực hiện theo mẫu tờ khai hải quan do Bộ tài chính quy định
Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hàng hóa, đơn
vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, giá trị hải quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật
về các nội dung đã khai Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan Bộ hồ sơ hải quan thông thường cần có các chứng từ sau: Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu, Hợp đồng mua bán hàng hóa, vận đơn hàng không (MAWB) và vận đơn gom hàng (HAWB)
§ Làm thủ tục lấy hàng: Sau khi có số tờ khai do cán bộ hải quan cung cấp, người mở
tờ khai sẽ qua quầy đăng ký lấy hàng nhanh để làm đăng ký lấy hàng nhanh Cung cấp thông tin và số điện thoại liên lạc để cán bộ hải quan thông báo khi hàng về đến kho của sân bay
§ Nhận chứng từ gốc: Khi hàng về đến kho của sân bay thì nhân viên hải quan thông báo cho người mở tờ khai biết là hàng đã về đến kho Lúc này người mở tờ khai sẽ mang giấy giới thiệu của công ty và chứng minh nhân dân của mình đến quầy đăng
ký hàng nhanh để nhận lại chứng từ gốc và Air Waybill Các chứng từ này gồm hai
Trang 31§ Kiểm tra hàng hóa: Theo quy trình của thủ tục hải quan của Tổng cục Hải quan, hàng hóa của chủ hàng nhập khẩu được phân ra làm 3 luồng theo nguyên tắc sau:
- Luồng xanh:
• Hàng hóa không thuộc danh mục cấm nhập khẩu, hoặc thuộc danh mục nhập khẩu phải có giấy phép hoặc phải giám định, phân tích, phân loại nhưng chủ hnàg đã nộp, xuất trình văn bản cho phép cho cơ quan Hải quan
• Hàng hóa của chủ hàng thuộc luồng này được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
- Luồng vàng:
• Hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc phải giám định, phân tích, phân loại nhưng chưa nộp văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền cho cơ quan hải quan;
• Hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế ngay; Hàng hóa phát hiện có nghi vấn về
hồ sơ hải quan; Hàng hóa của chủ hàng thuộc luồng này phải kiểm tra chi tiết
hồ sơ, miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa
- Luồng đỏ:
14 Dương Hữu Hạnh (2010), Kinh doanh quốc tế Thách thức của cạnh tranh toàn cầu,
NXB Thanh niên
Trang 3217
• Hàng hóa của chủ hàng nhập khẩu nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan;
• Hàng hóa của chủ hàng nhập khẩu có khả năng, dấu hiệu vi phạm pháp luật;
• Hàng hóa của chủ hàng thuộc luồng này phải kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa
Sau khi cán bộ hải quan xử lý hồ sơ xong nếu: Máy của hải quan chấm hàng hóa vào luồng xanh thì được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và sau đó cán bộ hải quan
sẽ lên tờ khai và trả lại tờ khai cho doanh nghiệp Còn nếu máy của hải quan chấm hàng hóa vào luồng đỏ thì phải kiểm tra chi tiết hàng hóa Lúc này hàng hóa sẽ được chuyển đến khu vực kiểm tra Người mở tờ khai sẽ liên hệ với cán bộ kiểm hóa để kiểm tra hàng hóa của mình sau khi kiểm tra xong thì cán bộ hải quan sẽ lên
Theo tiêu chuẩn nhanh chóng, kịp thời
Trong điều kiện đòi hỏi khắt khe của khách hàng, tất cả các thành viên phải không ngừng tìm giải pháp nhằm hướng tới việc hoàn thiện tất cả các quy trình trong việc cung ứng dịch vụ giao nhận nhằm hoạt động tốt ở tất cả các khâu và tránh tình trạng ùn tắc ở bất cứ khâu nào vì việc xử lý các đơn đặt hàng để có thể
Trang 33Thời gian vận chuyển: Là tổng thời gian vận chuyển trọn gói từ khi chủ hàng
gửi từ điểm xuất phát tới tận địa điểm khách hàng yêu cầu (transit time door to door), được xác định:
(Nguồn: Tạp chí điện tử của Bộ Giao thông vận tải) Trong đó:
TVC – Thời gian vận chuyển lô hàng từ điểm nhận hàng đến điểm trả hàng Thông thường thời gian này được thống nhất giữa nhà vận tải và chủ hàng, được qui định trong điều khoản thời gian giao hàng của hợp đồng vận tải;
TDC - Thời gian phương tiện di chuyển Tùy theo cách thức tổ chức vận tải lô hàng, thời gian này có thể là tổng của thời gian dịch chuyển của các phương thức vận chuyển i (tDci);
Li – Khoảng cách vận tải của phương thức vận tải i (Km);
Vkt - Tốc độ khai thác bình quân trên tuyến của phương thức vận tải i (km/giờ (ngày));
Trang 3419
TXD - Thời gian xếp dỡ hàng hóa lên xuống phương tiện, tùy thuộc số các phương thức vận tải được tổ chức để vận chuyển lô hàng, thời gian xếp dỡ sẽ là tổng của thời gian xếp dỡ tại các điểm nhận và trả hàng j (txdi);
TK – Thời gian không thực hiện tác nghiệp vận chuyển do thời tiết, khí hậu, thủy văn không thuận lợi; sự kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa vận tải và các đầu mối thu gom, giao trả và xếp dỡ hàng hóa không liên tục; trục trặc trong khâu tổ chức vận chuyển hoặc xếp dỡ; thực hiện kiểm tra đối với lô hàng (do yêu cầu của công tác quản lý nhà nước)…
Với công thức trên cho thấy, để đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, TVC lô hàng phải nhỏ nhất, do đó từng thành phần thời gian phải thấp nhất có thể, đặc biệt thời gian không tác nghiệp
Theo tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn lô hàng trong quá trình vận
chuyển
(Nguồn: Tạp chí điện tử của Bộ Giao thông vận tải) Trong đó: TVH – Tỷ lệ hàng hóa bị hư hỏng trong khi vận chuyển;
- Khối lượng hàng hóa bị hư hỏng trong khi vận chuyển;
- Khối lượng hàng hóa giao nhận;
TVM – Tỷ lệ hàng hóa bị mất mát trong khi vận chuyển;
- Khối lượng hàng hóa bị mất mát trong khi vận chuyển
Theo tiêu chuẩn độ tin cậy về thời gian
Tiêu chí được thể hiện qua tính chính xác về thời gian giao nhận lô hàng và chất lượng dịch vụ chuyên chở hàng hóa Những yếu tố tác động đến độ tin cậy là thời tiết, tình trạng giao thông, số lần dừng trên tuyến, thời gian tập hợp và giao
Trang 3520
nhận hàng hóa trên đường Tiêu chí được đánh giá qua chỉ tiêu “tỷ lệ lô hàng giao chậm so với qui định”:
(Nguồn: Tạp chí điện tử của Bộ Giao thông vận tải)
Trong đó: TGHC: Tỷ lệ % số lô hàng bị giao hàng chậm theo qui định;
: Tổng số lô hàng bị giao hàng chậm theo qui định;
- Tổng số lô hàng hàng hóa giao nhận
Theo tiêu chuẩn giá dịch vụ
Hoạt động giao nhận của công ty bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau như cho thuê kho bãi bốc xếp vận chuyển hàng hóa, hoạt động hỗ trợ giao nhận hàng hóa, thiết bị thông qua vận tải đa phương thức quốc tế; đóng gói và dán nhãn hàng hóa
Để cạnh tranh bằng giá thành bằng cách hiệu quả nhất là giảm chi phí Vì thể để xem xét tiêu chí về giá chúng ta sẽ xem xét thông qua chi phí
Để giảm giá thành dịch vụ, các công ty nên thực hiện kiểm soát chi phí bằng việc xây dựng định mức chung cho toàn công ty Ngoài ra cũng nên thực hiện các biện pháp cải tiến trong quản lý, tiết kiệm tối đa các chi phí quản lý và chi phí bán hàng qua các năm Thực tế cho thấy, các dịch vụ được cung cấp với chất lượng tốt với mức giá hợp lý được xem như tăng thêm giá trị cho chất lượng dịch vụ cung cấp
Theo tiêu chuẩn linh hoạt
Trên thực tế, trong chuỗi các dịch vụ vận tải liên quan đến vận chuyển và xếp dỡ cũng thường xuyên xuất hiện sự thay đổi các phương thức vận tải cho phù hợp với tình hình thực tế hoặc thậm chí thay đổi cảng xếp dỡ lô hàng Nguyên nhân thay đổi có thể từ các yếu tố khách quan (thời tiết, thủy văn, khách hàng thay đổi khối lượng…) hoặc từ chủ quan của nhà vận tải (tìm phương án tối ưu hơn), khi đó đòi hỏi các nhà vận tải phải hết sức linh hoạt lên phương án chuyển đổi đáp ứng
Trang 36hạ tầng, trang thiết bị, máy móc, trình độ của người tổ chức, tham gia quy trình và yếu tố khách hàng
Nhân tố bên ngoài
Môi trường luật pháp
Phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau Nên môi trường luật pháp ở đây cần được hiểu là môi trường luật pháp không chỉ của quốc gia hàng hoá được gửi đi mà còn của quốc gia hàng hoá đi qua, quốc gia hàng hoá được gửi đến và luật pháp quốc tế
Năm 1992, Chính phủ Việt Nam đã ban hành luật hàng không dân dụng và các văn bản có liên quan khác xác định môi trường pháp lý cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam là cơ quan quản lý, chịu trách nhiệm với các hoạt động có liên quan tới vận tải hàng không Quan hệ giữa các hãng hàng không khác nhau của các quốc gia dựa trên các hiệp định song phương được ký kết giữa hai Chính phủ mà đại diện thường là Cục Hàng không Dân dụng của các quốc gia17 Tính cho đến nay, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam đã chính thức ký hiệp định chuyên chở hàng không tới 53 quốc gia và lãnh thổ Việc ký kết các hiệp định nhằm trao đổi thương quyền (quyền được chuyên chở
17 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, khai thác từ
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=30056
Trang 3722
hành khách, hàng hoá và bưu kiện giữa các quốc gia), tải cung ứng, chỉ định các hãng hàng không khai thác dự trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với các công ước quốc tế về hàng không dân dụng, có tính đến nhân tố về địa lý, kinh tế, chính trị và nhu cầu
Về mặt lý thuyết hàn lâm theo hướng khoa học pháp lý luôn cho rằng pháp luật là những quy định chung, mang tính bắt buộc, bản chất đối xứng với quyền lực Nhà Nước và luôn mang tính rõ ràng thống nhất giúp người dân và doanh nghiệp dễ dàng thực hiện hoạt động trong khuôn khổ đúng đắn18 Tạm hiểu rằng pháp luật như một dây cương ngựa để bẻ lái con ngựa khi đi trên đường, giúp con ngựa đi đúng hướng và tránh bị đi vào những ổ gà, những khu vực nguy hiểm cho con ngựa và bản thân của người cầm dây cương Điều đó không có nghĩa rằng khi một văn bản quy phạm pháp luật nào đó đưa ra đều là giúp doanh nghiệp dễ dàng hoạt động một cách khuôn khổ hơn hay tạm hiểu theo nghĩa dân dã là giúp doanh nghiệp tốt hơn Chúng ta đang lầm tưởng rằng pháp luật là mang tính khái quát nên luôn hướng tốt cho doanh nghiệp, tuy nhiên nếu xét theo nghĩa đa số thì giả thuyết chấp nhận là tốt, nhưng đa số không có nghĩa là hoàn toàn là tất cả
Theo quan điểm của tác giả, luật pháp thuộc môi trường vĩ mô, có ảnh hưởng
và tác động trực tiếp đến hoạt động quy trình nhập khẩu hàng hóa tại các doanh nghiệp Nếu luật pháp càng lỏng lẻo, tự do thì nghiệp vụ giao nhận của Bolloré sẽ diễn ra rất nhanh chóng, một lô hàng có thể chỉ cần rất ít nguồn lực và nhân lực để hoàn thiện Song, nếu pháp luật chặt chẽ, để hoàn thiện một lô hàng có thể mất hàng ngày thậm chí hàng tuần, hàng tháng để có thể tuân thủ và đáp ứng tốt được các yêu cầu và tiêu chuẩn được đặt trong quy định
Môi trường công nghệ
Với một không gian lan tỏa và đa dạng, các thay đổi công nghệ tác động lên nhiều bộ phận của xã hội Các tác động này chủ yếu thông qua các sản phẩm, quá
18 Phạm Hồng Đức (2014),Tạp chí khoa học pháp lý UEL, Pháp luật bản chất khế ước mang tính xã hội hay mang tính nhóm lợi ích
Trang 3823
trình công nghệ, và vật liệu mới Sự đổi mới ngày càng nhanh về mặt công nghệ trong giao nhận vận tải hàng không đã không ngừng nâng cao Đây là một trong những yếu tố rất năng động chứa đựng nhiều cơ hội và đe doạ đối với các doanh nghiệp giao nhận Những áp lực và đe doạ từ môi trường công nghệ có thể là:
- Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu
- Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh
- Sự ra đời của công nghệ mới càng tạo điều kiện thuận lợi cho những người xâm nhập mới và làm tăng thêm áp lực đe dọa các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành
Đặc điểm của hàng hoá
Mỗi loại hàng hoá lại có những đặc điểm riêng của nó Ví dụ như hàng nông sản là loại hàng mau hỏng, dễ biến đổi chất lượng còn hàng máy móc, thiết bị lại thường cồng kềnh, khối lượng và kích cỡ lớn,… Chính những đặc điểm riêng này của hàng hoá sẽ quy định cách bao gói, xếp dỡ, chằng buộc hàng hoá sao cho đúng quy cách, phù hợp với từng loại hàng để nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hoá trong quá trình giao nhận và chuyên chở hàng hoá
Đối thủ cạnh tranh
Các công ty logistics Việt Nam chỉ mới hoạt động trong phạm vi nội địa hay một vài nước trong khu vực và chủ yếu làm đại lý hoặc đảm nhận từng công đoạn cho các doanh nghiệp quốc tế.Điều này cản trở doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng Bởi lẽ trong xu thế toàn cầu hóa chủ hàng thường
có xu hướng thuê ngoài từ rất nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới Một số công
ty Việt Nam cũng có các đại lý ở nước ngoài nhưng quan hệ này khá lỏng lẻo và không đồng nhất
Trang 3924
Đây chính là những nguyên nhân cơ bản làm cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam thua xa và chỉ đóng vai trò “vệ tinh”, đảm nhận một số dịch vụ đơn lẻ như làm thủ tục hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi…
Tính thời vụ
Tính thời vụ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ giao nhận Với những tháng gần lễ hội hoặc những tháng cuối năm, lượng hàng hóa tăng nhanh và nhiều khiến lượng công việc của nhân viên cũng tăng theo song với những tháng thấp điểm, lượng công việc của công ty lại quá ít
Thời tiết
Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và quá trình chuyên chở hàng hoá bằng đường hàng không Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ làm hàng và thời gian giao nhận hàng hoá Ngoài ra, quá trình chuyên chở trên không cũng chịu nhiều tác động của yếu tố thời tiết có thể gây thiệt hại hoàn toàn cho chuyến bay hoặc làm chậm việc giao hàng, làm phát sinh hậu quả kinh tế cho các bên có liên quan Nếu trong tình huống thời tiết xấu và có nhiễu động, điều này
sẽ làm trì hoãn, thậm chí là hủy chuyến bay, gây thiệt hại rất nhiều không chỉ riêng cho hãng hàng không, hành khách mà còn gây thất thoát cho các công ty giao nhận
Trang 4025
Những biến động trong môi trường chính trị, xã hội ở những quốc gia có liên quan trong hoạt động giao nhận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường hàng không Chẳng hạn như ở một quốc gia có xảy ra xung đột vũ trang thì sẽ không thể tiến hành nhận và giao hàng cho hãng hàng không (nếu đó là nước gửi hàng) hoặc giao và nhận hàng đến tay người nhận hàng (nếu đó là nước nhận hàng) hoặc máy bay phải thay đổi lộ trình (nếu đó là nước đi qua), Những biến động về chính trị, xã hội sẽ là cơ sở để xây dựng những trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận cũng như người chuyên chở
Yếu tố khách hàng
Khách hàng là người đem lại lợi nhuận cho công ty, khách hàng là một trong các yếu tố của môi trường kinh doanh tức có sự ảnh hưởng đến kinh doanh của công ty, quy trình dù tốt về mặc lý thuyết hoặc tốt theo quan điểm của nhà quản lý nhưng không đem lại sự tiện nghi, hài lòng của khách hàng thì việc hoàn thiện quy trình sẽ không đem lại hiệu quả cuối cùng là kết quả kinh doanh của công ty Chẳng hạn một quy trình tốt về mặt lý thuyết và dưới nhãn quan của nhà quản lý công ty, nhưng trên thực tế việc áp dụng vào và làm hài lòng khách hàng là vấn đề khó khăn
Ví dụ: Việc thay đổi quy trình trong bước chuyển chứng từ về tay khách hàng từ gặp trực tiếp sang khâu trung gian về mặt lý thuyết tại công ty sẽ làm giảm bớt thời cho nhân viên nhưng có thể sẽ gây khó khăn cho khách hàng và sẽ có thể mất đi sự hài lòng vốn có như trước đây, gây ảnh hưởng đến quy trình nghiệp vụ công ty Có