Nhờ có Taylor mà quản trị theo khoa học có được một nghĩa rất chính xác và rõ ràng, và theo ông nó có nghĩa là “biết chính xác cái bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu rằng họ đã làm m
Trang 1TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ KHOA HỌC:
Frederick W Taylor (1856 – 1915)
Người ta đã ca ngợi Taylor là “cha đẻ của thuyết quản trị theo khoa học”, người đã cùng các cộng sự mở ra “một kỉ nguyên vàng” trong quản trị của Mỹ Nhờ có Taylor mà quản trị theo khoa học có được một nghĩa rất chính xác và rõ ràng, và theo ông nó có
nghĩa là “biết chính xác cái bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu rằng họ đã làm một cách tốt nhất và tốn ít nhất” Triết lí của quan điểm khoa học là thực hành quản trị nên
dựa trên cơ sở của quan sát và thực tế chứ không phải là sự suy đoán hay nghe người khác nói
Taylor làm việc phần lớn thời gian tại nhà máy thép Midvale Steel Company ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania Ông luôn cảm thấy lo lắng vì năng suất kém của công nhân tại đây Những người công nhân cùng làm một việc nhưng lại sử dụng rất nhiều kĩ thuật khác nhau Họ có vẻ “vừa làm vừa nghỉ ngơi”, và Taylor tin rằng năng suất của người công nhân đó chỉ bằng một phần ba so với khả năng anh ta có thể làm được Ông tin rằng, năng suất lao động gia tăng tùy thuộc vào việc tìm ra những cách thức để người công nhân làm việc hiệu quả hơn bằng cách đưa ra những kĩ thuật khách quan và khoa học Ông đã có một thí nghiệm về gang Các công nhân tại công ty phải chuyển các thỏi gang (mỗi thỏi nặng 42kg) lên toa xe lửa Năng suất trung bình một ngày là 12,5 tấn/ngày Tuy nhiên, Taylor tin rằng nếu như phân tích một cách khoa học công việc này
để xác định “cách tốt nhất” để chuyển các thỏi gang này thì trọng lượng mà công nhân có thể vận chuyển sẽ tăng lên từ 47 hoặc 48 tấn/ngày Sau khi đã kết hợp một cách khoa học giữa các quy trình, kĩ thuật và công cụ sử dụng, Taylor đã thành công trong việc đạt được mức năng suất đó Câu trả lời cho thành công đó chính là do Taylor đã biết sử dụng đúng
Frederick W Taylor, cha đẻ của Quản trị Khoa học, và là một trong những người
đầu tiên nghiên cứu về hành vi và kết quả
lao động của con người
Trang 2người đúng việc kết hợp với việc sử dụng những công cụ cần thiết, yêu cầu công nhân làm theo sự chỉ dẫn của ông một cách chính xác, khuyến khích công nhân bằng các biện pháp kinh tế quan trọng và cần thiết, đó là tăng tiền công hằng ngày
Khi làm chuyên gia tư vấn ở Bethlehem Steel, ông đã thực hiện một nghiên cứu khoa học liên quan đến cái xẻng (dùng xúc than) Qua việc quan sát và thử nghiệm, ông đã tìm
ra các câu trả lời cho những câu hỏi sau:
Người công nhân sẽ làm việc với kết quả cao hơn cho một ngày làm việc với loại xẻng có khả năng xúc được một lượng là bao nhiêu? 5, 10, 15, 20, 30 hay 40 pounds?
Loại xẻng nào có thể được sử dụng tốt nhất và bằng vật liệu gì?
Làm thế nào để người công nhân có thể thao tác nhanh hơn với cái xẻng khi xúc than?
Mất bao lâu để người công nhân di chuyển cái xẻng về phía sau và hắt một lượng than vào nơi chứa đựng ở phía trước với một khoảng cách về chiều dài và chiều cao cụ thể? Đến cuối năm thứ ba của chương trình nghiên cứu này, ông đã giảm số lượng xẻng cần sử dụng từ 600 cái còn 140 cái trong khi khối lượng trung bình (tính bằng tấn) mà mỗi công nhân xúc bằng xẻng mỗi ngày đã tăng từ 16 lên 50 tấn Thu nhập của họ cũng tăng từ 1,15$ lên 1,88$ mỗi ngày
Taylor đã sử dụng những nghiên cứu thời gian - và - động tác để phân tích các bước công việc, các kĩ thuật giám sát và sự mệt mỏi của người công nhân Một nghiên cứu về thời gian - và - động tác bao gồm việc xác định và đo lường các thao tác của người công nhân khi thực hiện công việc và phân tích kết quả từ những đo lường đó Những thao tác làm chậm quá trình sản xuất sẽ bị giảm thiểu Một trong những mục tiêu của nghiên cứu thời gian – và - động tác là thiết kế một công việc có tính hiệu quả và theo chu trình (lặp lại) Việc loại bỏ các cử động lãng phí của cơ thể khi lao động và định rõ kết quả chính xác của các hoạt động đã làm giảm thời gian, tiền bạc và các hao phí khác để tạo ra sản
phẩm Ông cho rằng, nhiệm vụ của nhà quản trị là phải xác định cho được phương pháp làm và tiêu chuẩn của công việc, đồng thời phải cung cấp cho công nhân sự kích thích bằng quyền lợi để họ gia tăng năng suất.
Điều gì có thể khiến người lao động làm việc hết khả năng của mình? Taylor cho rằng tiền là câu trả lời cho câu hỏi này Ông đã hỗ trợ hệ thống khoán công việc cá nhân (định mức) để làm cơ sở trả lương Nếu công nhân làm đạt định mức, họ sẽ nhận lương theo định mức đó Công nhân nào làm vượt định mức thì sẽ được nhận lương với đơn giá cao hơn cho tất cả chi tiết sản phẩm đã làm chứ không chỉ cho phần vượt định mức
Tư tưởng quản trị của Taylor được thể hiện trong 2 tác phẩm “Shop Management” (1903) và “Principles of scientific Managemet” (1911)1 và tóm tắt ở 4 điểm cơ bản:
Trang 31 Sự khám phá thông qua phương pháp khoa học những yếu tố cơ bản trong công việc của con người thay cho việc dựa vào kinh nghiệm, áp dụng phương pháp làm việc khoa học thay thế những quy tắc thao tác cũ
2 Xác định chức năng hoạch định của nhà quản trị, lựa chọn, đào tạo, huấn luyện, phát triển đội ngũ công nhân một cách khoa học thay vì để cho công nhân tự chọn phương pháp làm việc riêng
3 Lựa chọn và huấn luyện công nhân một cách khoa học và phát triển tinh thần hợp tác, thay vì khuyến khích những nỗ lực cá nhân riêng lẻ và trả lương theo sản phẩm
4 Phân chia công việc giữa người quản trị và công nhân để mỗi bên làm tốt nhất những công việc phù hợp với họ, nhờ đó sẽ gia tăng hiệu quả
Taylor và những người khởi xướng quản trị khoa học chắc sẽ hoan nghênh những nỗ lực của các công ty KFC, Honda, Canon, Intel, và các tổ chức khác đã áp dụng thành công lý thuyết của mình Hàng trăm công ty khác đã sử dụng các nguyên lý của Taylor để cải thiện tiến trình tuyển chọn và huấn luyện công nhân và tìm ra phương pháp tốt nhất
để thực hiện cho từng công việc Đáng tiếc, hầu hết những người khởi xướng quản trị khoa học đều hiểu sai khía cạnh con người trong công việc, và sự nhấn mạnh của Taylor vào quyền điều khiển và kiểm soát đã phần nào xem nhẹ yếu tố con người với tư cách là
một cá thể tổng hòa các mối quan hệ xã hội Và do nhấn mạnh vào hiệu năng ở cấp tác
nghiệp và vào những tiết kiệm do nghiên cứu thời gian và động tác mang lại đã kéo sự chú tâm của quản trị vào hiệu quả quản trị ở cấp tác nghiệp trong khi những khía cạnh tổng quát lại không được chú trọng