Phân tích và so sánh hai trường phái quản trị học, quản trị học phương đông và quản trị học phương tây

8 4.8K 64
Phân tích và so sánh hai trường phái quản trị học, quản trị học phương đông và quản trị học phương tây

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích và so sánh hai trường phái quản trị học, quản trị học phương đông và quản trị học phương tây. • Đề bài: Hãy phân tích và so sánh hai trường phái quản trị học: quản trị học phương. Đông và quản trị học phương Tây. Hãy lấy ví dụ minh họa Bài làm Từ những năm 1900, những bước đi đầu tiên cho việc phát triển một lý thuyết quản trị trong kinh doanh đã xuất hiện nhằm giải quyết nhu cầu về vận hành và quản lý tổ chức của các nhà quản trị. Cho đến nay, các lý thuyết quản trị cũng không ngừng phát triển và hướng tới sự hoàn thiện, xuất hiện các trường phái quản trị từ cổ điển đến hiện đại, từ trường phái quản trị học phương Tây đến trường phái quản trị học phương Đông. Vậy câu hỏi đặt ra đó là: tại sao có sự khác nhau giữa các lý thuyết quản trị mà cụ thể đó là sự khác nhau giữa trường phái quản trị học Đông – Tây. Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta sẽ lần lượt phân tích các lý thuyết quản trị kinh điển trên thế giới trên cơ sở hình thành, nội dung và phương thức thực hiện quản trị riêng ở hai thái cực Đông – Tây. Đầu tiên, bối cảnh lịch sử của quản trị học ghi dấu ấn từ trước công nguyên qua tư tưởng quản trị sơ khai gắn liền với tôn giáo, và triết học. Đến thế kỉ 14 sự phát triển của thương mại thúc đẩy sự phát triển của quản trị. Ở thế kỉ 18, cuộc cách mạng công nghiệp tạo nên làn sóng phát triển kinh tế dữ dội tạo tiền đề xuất hiện các lý thuyết quản trị, và từ thế kỉ 19 đến nay, sự xuất hiện của những nhà quản trị chuyên nghiệp cũng như sự đòi hỏi đến từ công việc đánh dấu sự ra đời và phát triển của các lý thuyết quản trị. Bước đầu nghiên cứu về quản trị học, các nhà nghiên cứu quản trị như Fredrick Taylor, Charcle Babage, Frank và Lilian Gilbreth hay Henrry Ganlt đã đưa ra các quan điểm về quản trị riêng. Tuy nhiên cái chung của họ là đều nghiên cứu trong điều kiện các xí nghiệp ở phương tây lúc bấy giờ. Hệ thống lý Sinh viên: Lan Anh Gvhd: TS. Photocopye Thanh Bình 1 thuyết quản trị khoa học được tổng kết từ các nghiên cứu bao gồm các nguyên tắc: 1. Phân chia công việc của mỗi cá nhân thành các thao tác đơn giản 2. Áp dụng phương pháp tốt nhất một cách khoa học để thực hiện mỗi thao tác này 3. Lựa chọn và huấn luyện công nhân một cách khoa học, mỗi công nhân chuyên về một thao tác để người công nhân có thể thực hiện hiệu quả nhất công việc được giao 4. Trả lương theo sản phẩm và thưởng cho những sản phẩm vượt mức Lý thuyết quản trị khoa học được xây dựng thành hệ thống nguyên tắc coi quản trị như một đối tượng nghiên cứu khoa học, nhấn mạnh việc tiết kiệm nguồn nhân lực để tăng hiệu quả quản trị của hoạt động sản xuất kinh doanh, nêu lên tầm quan trọng trong việc tuyển chọn và huấn luyện nhân viên và chú trọng chuyên môn hóa, phát triển khả năng quản trị của nhà quản trị. Tuy nhiên hạn chế của nó lại chính là quá coi trọng về vấn đề kĩ thuật, vấn đề kinh tế và xem xét quản trị trong một môi trường ổn định không có những yếu tố khác tác động, vì vậy nhu cầu của người lao động, nhu cầu tự thể hiện không được coi trọng. Bổ xung thêm cho các nguyên tắc quản trị, Max Weber và Henry Fayol đã kì công nghiên cứu, hình thành lý thuyết quản trị hành chính. Qua đó: - Lao động được phân công với thẩm quyền và trách nhiệm được quy định rõ ràng và được hợp pháp hóa như nhân viên chính thức. Sinh viên: Lan Anh Gvhd: TS. Photocopye Thanh Bình 2 - Các chức vụ được thiết lập theo hệ thống chỉ huy, mỗi chức vụ nằm dưới một chức vụ khác cao hơn. Xác định rõ mối quan hệ quyền hành và trách nhiệm - Duy trì kỉ luật trong lao động - Mỗi công nhân chỉ được nhận mệnh lệnh từ một cấp chỉ huy duy nhất - Các nhà quản trị phải thống nhất ý kiến khi chỉ huy - Quyền lợi chung luôn đặt lên trên quyền lợi riêng - Quyền lợi kinh tế phải tương xứng với công việc - Quyền quyết định trong công ty, xí nghiệp phải tập chung về một mối - Doanh nghiệp được tổ chức theo cấp bậc từ trên xuống dưới, từ cao đến thấp - Sinh hoạt trong donh nghiệp phải có trật tự nhất định - Đối xử trong doanh nghiệp phải công bằng - Công việc của mọi người trong doanh nghiệp phải ổn định - Tôn trọng sáng kiến của mỗi người - Trong xí nghiệp phải có tinh thần đoàn kết, tập thể. Ta thấy lý thuyết quản trị hành chính chủ chương rằng năng suất lao động sẽ cao trong một tổ chức được sắp đặt hợp lý, có đóng góp rất nhiều trong việc hình thành nên các hình thức tổ chức, các nguyên tắc tổ chức, quyền lực và sự ủy quyền trong tổ chức đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên do cũng nghiên cứu và tổng kết từ những hoạt động quản trị trong các xí nghiệp giai đoạn bấy giờ vì vậy thuyết quản trị hành chính cũng không tránh khỏi những nhược điểm như: các tư tưởng về quản trị chỉ thể hiện trong một tổ chức Sinh viên: Lan Anh Gvhd: TS. Photocopye Thanh Bình 3 ổn định ít thay đổi, quan điểm quản trị thì cứng rắn ít chú tâm vào con người và xã hội vì vậy xa rời thực tế. Các lý thuyết quản trị theo trường phái cổ điển, là sự mở đầu cho việc nghiên cứu và phát triển các lý thuyết quản trị trong tương lai. Cũng từ đó việc nghiên cứu quản trị học diễn ra ở tất cả các lĩnh vực, các nghành, nghề kinh tế, đời sống, năm 1960 học thuyết X được Douglas Mc.Gregor đưa ra, đó là kết quả của việc tổng hợp các lý thuyết quản trị nhân lực được áp dụng trong các xí nghiệp ở phương Tây lúc bấy giờ. Học thuyết X đưa ra các giả thuyết có thiên hướng tiêu cực về con người như: - Lười biếng là bản tính của con người bình thường, họ chỉ muốn làm việc ít. - Họ thiếu chí tiến thủ, không dám gánh vác trách nhiệm, cam chịu để người khác lãnh đạo. - Từ khi sinh ra con người đã tự coi mình là trung tâm, không quan tâm đến nhu cầu của tổ chức. - Bản tính của con người là chống lại sự đổi mới. - Họ không được danh lợi, dễ bị kẻ khác lừa đảo và những kẻ có dã tâm đánh lừa. Từ những giả thuyết về bản tính con người nói trên, thuyết X cũng cung cấp phương pháp lý luận truyền thống đó là: "Quản lý nghiêm khắc" dựa vào sự trừng phạt; "Quản lý ôn hòa" dựa vào sự khen thưởng; "Quản lý ngiêm khắc và công bằng" dựa vào cả sự trừng phạt và khen thưởng. Học thuyết X cũng được khái quát theo ba điểm sau: Sinh viên: Lan Anh Gvhd: TS. Photocopye Thanh Bình 4 - Nhà quản trị phải chịu trách nhiệm tổ chức các doanh nghiệp hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như: tiền, vật tư, thiết bị, con người. - Đối với nhân viên, cần chỉ huy họ, kiểm tra, điều chỉnh hành vi của họ để đáp ứng nhu cầu của tổ chức. - Dùng biện pháp thuyết phục, khen thưởng, trừng phạt để tránh biểu hiện hoặc chống đối của người lao động đối với tổ chức. Khi nhận xét về học thuyết X ta thấy rằng đây là học thuyết có cái nhìn mang thiên hướng tiêu cực về con người và là một lý thuyết máy móc. Theo học thuyết này thì các nhà quản trị lúc bấy giờ chưa hiểu hết về các mức nhu cầu của con người nên chỉ hiểu đơn giản là người lao động có nhu cầu về tiền hay chỉ nhìn phiến diện và chưa đầy đủ về người lao động nói riêng cũng như bản chất con người nói chung. Chính điều đó mà những nhà quản trị theo học thuyết X này thường không tin tưởng vào bất kỳ ai. Họ chỉ tin vào hệ thống những quy định của tổ chức và sức mạnh của kỷ luật. Khi có một vấn đề nào đó xảy ra, họ thường cố quy trách nhiệm cho một cá nhân cụ thể để kỷ luật hoặc khen thưởng Tuy có những hạn chế như trên nhưng chúng ta không thể kết luận rằng học thuyết X là học thuyết sai hoàn toàn vì những thiếu sót của học thuyết X xuất phát từ thực tế lúc bấy giờ - đó là sự hiểu biết về quản trị còn đang trong quá trình hoàn chỉnh. Như vậy,việc nhìn ra những thiếu sót của học thuyết X lại là tiền đề để cho ra đời những lý thuyết quản trị tiến bộ hơn. Từ khi xuất hiện cho đến nay học thuyết X vẫn có ý nghĩa và được ứng dụng nhiều nhất là trong các ngành sản xuất và dịch vụ. Học thuyết X giúp các nhà quản trị nhìn nhận lại bản thân để chỉnh sửa hành vi cho phù hợp và nó cũng trở thành học thuyết quản trị nhân lực kinh điển trong lịch sử phát triển của lý thuyết quản trị. Sau đó, lý thuyết quản trị trong tổ chức có sự thay đổi. Abraham Maslow cha đẻ của Sinh viên: Lan Anh Gvhd: TS. Photocopye Thanh Bình 5 nghành tâm lý học nhân văn của Mỹ đã đề xuất một hệ thống gồm 5 bậc nhu cầu sinh lý, an toàn, xã hội, tự tôn trọng và tự khẳng định. Maslow cho rằng mỗi bậc nhu cầu trong tháp cần phải được thỏa mãn trước khi bậc nhu cầu khác được kích hoạt và khi một nhu cầu đã được thỏa mãn nó sẽ không còn hành vi động viên nữa. Hơn thế nữa Maslow tin rằng nhu cầu tự khẳng định – tức là đạt được toàn bộ tiềm năng của con người – là đỉnh điểm của sự tồn tại con người. Những nhà quản trị chấp nhận tháp nhu cầu của Maslow Sinh viên: Lan Anh Gvhd: TS. Photocopye Thanh Bình 6 trờng đại học mỏ - địa chất khoa Bài tập lớn bi: Hóy phõn tớch v so sỏnh hai trng phỏi qun tr hc: qun tr hc phng. Giao viờn hng dõn: Th.S Phạm Thu Hơng Sinh viờn thc hin: Phạm Thị Minh MSSV: 0924010081 Lp: Kế toán A K54 hà nội 2013 Sinh viờn: Lan Anh Gvhd: TS. Photocopye Thanh Bỡnh 7 Sinh viên: Lan Anh Gvhd: TS. Photocopye Thanh Bình 8 . Phân tích và so sánh hai trường phái quản trị học, quản trị học phương đông và quản trị học phương tây. • Đề bài: Hãy phân tích và so sánh hai trường phái quản trị học: quản trị học phương. Đông. điển đến hiện đại, từ trường phái quản trị học phương Tây đến trường phái quản trị học phương Đông. Vậy câu hỏi đặt ra đó là: tại sao có sự khác nhau giữa các lý thuyết quản trị mà cụ thể đó là. giữa trường phái quản trị học Đông – Tây. Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta sẽ lần lượt phân tích các lý thuyết quản trị kinh điển trên thế giới trên cơ sở hình thành, nội dung và phương

Ngày đăng: 26/05/2015, 14:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan