Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án xây dựng khu công nghiệp
Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị điện tầu thủy Đơn vị tư vấn Trung tâm Phát triển công nghệ và Bảo vệ môi trường 04.2434066 - 1 - MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của dự án. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tàu thủy của Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ và được coi là một trong những ngành mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngày 02/11/2001, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra quyết định số 1420/QĐ- TTg về việc phê duyệt đề án phát triển Tổng công ty Công nghiệp tài thủy Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010: Trong vòng 10 năm, xây dựng ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam thành một ngành công nghiệp tiên tiến, hiện đại. Công ty Cơ khí - Điện - Điện tử tàu thủy hiện là đơn vị chuyên ngành duy nhất của Tổng Công ty sản xuất thiết bị điện - điện tử, cơ khí, thủy lực cho tàu thủy. Vì vậy việc Công ty Cơ khí - Điện - Điện tử được Tổng Công ty giao xây dựng dự án Nhà máy sản xuất thiết bị điện tàu thuỷ vừa là thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của Công ty, đồng thời là một nhiệm vụ cấp bách nhằm thực hiện dự án phát triển Tổng Công ty trong lĩnh vực chuyên ngành của mình 2. Giới thiệu chung 2.1 Chủ đầu tư • Công ty Cơ khí - Điện - Điện tử Tàu thuỷ • Địa chỉ: Tổ 6 – Láng thượng - Đống Đa – Hà Nội • Điện thoại: 04.775 4517; 04. 775 4508 • Fax: 04. 755 4507 • E-mail: vinamarelhp@hn.vnn.vn 2.2. Địa điểm xây dựng dự án • Khu công nghiệp Tàu thuỷ Lai Vu – Hải Dương • Diện tích sử dụng: 2 ha 2.3. Chủng loại sản phẩm của dự án Các loại tủ, bảng điện, hộp khởi động, hộp điều khiển các thiết bị máy móc, các loại tủ đo lường, tự động hoá, báo cháy, các hệ thống đo báo, điều khiển, các phân tử thiết bị đo lường tự động hoá trên tàu. 3. Các căn cứ pháp lý - Luật xây dựng số 16/2003/QH 11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị điện tầu thủy Đơn vị tư vấn Trung tâm Phát triển công nghệ và Bảo vệ môi trường 04.2434066 - 2 - hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI kỳ họp thứ 4. - Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Quyết định số 1420/QĐ-TTg ngày 2-11-2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt nam giai đoạn 2001-2010. - Quyết định 1055/QĐ-TTg ngày 11/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghệ tàu thuỷ Việt Nam đến năm 2010. - Quyết định 1106/QĐ-TTg ngày 18/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án điều chỉnh phát triển Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2015. - Quyết định 2394/CNT-QĐ-KHĐT ngày 26/12/2005 của Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam cho phép lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị điện tàu thuỷ thuộc Công ty cơ khí - Điện - Điện tử tàu thuỷ. - Công văn số 564 CNT/BQLCDA ngày 31-5-2002 của Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt nam về việc đẩy mạnh công tác triển khai các dự án đầu tư XDCB trong năm 2002. - Công văn số 1814/CNT-CV-KHĐT ngày 29/09/2005 của Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam về việc sử dụng đất đai Khu công nghiệp tàu thuỷ Lai Vu – Hai Dương. 4. Mục đích và nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 4.1. Mục đích của báo cáo ĐTM Báo cáo ĐTM nhắm phân tích đánh giá, đánh giá và dự báo các hoạt động có hại trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài của một dự án phát triển (công nghiệp, xây dựng, giao thông, nông nghiệp,…) đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực thực hiện dự án. Từ đó tìm ra giải pháp để hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội tại khu vực. Báo cáo ĐTM được thực hiện với các mục đích sau: - Cập nhật các thông tin về hiện trạng môi trường của khu vực thực hiện dự án, làm cơ sở cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường của địa phương. - Phân tích, đánh giá và dự báo các tác động có lợi và có hại, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài do hoạt động của dự án gây ra tới môi trường tự nhiên và Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị điện tầu thủy Đơn vị tư vấn Trung tâm Phát triển công nghệ và Bảo vệ môi trường 04.2434066 - 3 - kinh tế - xã hội tại khu vực. - Đề ra những biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và hạn chế những tác động có hại đến môi trường một cách hiệu quả nhất cả về mặt kỹ thuật, kinh tế, kiểm soát, quản lý và bảo vệ môi trường phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội khu vực theo hướng phát triển bền vững. Bên cạnh đó, báo cáo ĐTM cũng đề xuất tiến độ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo tiến độ thực hiện dự án. - Xây dựng chương trình, kế hoạch quản lý, quan trác và giám sát chất lượng môi trường trong quá trình thi công xây dựng cũng như khi dự án đi vào hoạt động sản xuất. - Báo cáo ĐTM còn là cơ sở để các cơ quan quản lý của nhà nước giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như đã cam kết quả Công ty. Đồng thời nâng cao tư duy nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của cán bộ công nhân việc trong nhà máy, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nhà máy trong tiến trình hội nhập và hợp tác quốc tế gắn liền với bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. 4.2. Nội dung của báo cáo ĐTM Báo cáo ĐTM bao gồm những nội dung cơ bản sau: - Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án kèm theo quy mô về không gian, thời gian và khối lượng thi công; công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án. - Đánh giá chung về hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án, mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường khu vực. - Đánh giá chi tiết các tác động tới môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội khi dự án được thực hiện, dự báo các sự cố rủi ro có thể xảy ra. - Đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường có thể xảy ra. - Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và quá trình hoạt động sản xuất của dự án. - Danh mục các công trình, chương trình quản lý và giám sát chất lượng môi trường trong quá trình hoạt động của dự án. - Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường trong tổng dự toán kinh phí của dự án. Nội dung của báo các ĐTM được chia thành 9 chương: Mở đầu Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị điện tầu thủy Đơn vị tư vấn Trung tâm Phát triển công nghệ và Bảo vệ môi trường 04.2434066 - 4 - Chương 1: Mô tả tóm tắt dự án Chương 2: Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội của khu vực dự án Chương 3: Đánh giá các tác động môi trường của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực dự án. Chương 4: Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Chương 5: Cam kết thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường Chương 6: Các công trình xử lý môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường Chương 7: Dự toán kinh phí cho các công trình môi trường Chương 8: Tham vấn ý kiến cộng đồng Chương 9: Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá Kết luận và kiến nghị 4.3. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường Cơ sở pháp luật Cơ sở pháp luật để thực hiện báo cáo ĐTM là các văn bản của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường và chính quyền địa phương như sau: - Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/1112005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc " Quy định chi tiết và hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 10/10/2002 về việc áp dụng 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị điện tầu thủy Đơn vị tư vấn Trung tâm Phát triển công nghệ và Bảo vệ môi trường 04.2434066 - 5 - - Nghị định số 36/CP ngày 24/04/1997 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. - Luật xây dựng số 16/2003/QH được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003. - Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Căn cứ và quy chuẩn xây dựng, quyết định 322/BXD của Bộ Xây dựng về quy hoạch đô thị, các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành cảu Nhà nước có liên quan. - Căn cứ quyết định số 1420/QĐ-TTg ngày 02/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. Cơ sở kỹ thuật: Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Công ty, các tài liệu sau được sử dụng làm cơ sở kỹ thuật: - Báo cáo "Nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị điện tàu thủy" - Các tài liệu thống kê về điều kiện địa lý, khí tượng thủy văn, tình hình kinh tế - xã hội của khu vực dự án. - Các kết quả đo đạc, khảo sát, lấy mẫu tại hiện trường khu vực dự án do…. thực hiện. - Các tài liệu về đánh giá tác động môi trường, công nghệ xử lý và giảm thiểu chất ô nhiễm trong và ngoài nước. - Các tài liệu về đặc tính kỹ thuật của các loại nguyên liệu phụ liệu sử dụng trong quá trình sản xuất của dự án - Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành - Chiến lược và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2010, tầm nhìn 2020 - Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 của xã Lai Vu, huyện Kim Thành. 4.4. Tổ chức thực hiện: Báo cáo ĐTM của Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị điện tàu thủy do Công ty Cơ khí - Điện - Điện tử tàu thủy chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Phát triển công nghệ và Bảo vệ môi trường, trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị điện tầu thủy Đơn vị tư vấn Trung tâm Phát triển công nghệ và Bảo vệ môi trường 04.2434066 - 6 - Giám đốc trung tâm: ông Vũ Hữu Yêm Điện thoại: 04. 2434066 Fax: 04. 2249588 Địa chỉ: Số nhà 15 Ngách 71/61 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy - Hà Nội Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án: STT Họ và tên Trình độ chuyên môn Lĩnh vực 1 Vũ Hữu Yêm Giáo sư - Tiến sĩ Nông nghiệp - Đất 2 Phạm Văn Bình Phó Giáo sư - Tiến sĩ Thiết bị điện 2 Nguyễn Đình Mạnh Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hóa học– Môi trường 3 Cao Văn Tuyên Kỹ sư Hóa – Môi trường 4 Trịnh Quang Huy Tiến sĩ Sinh học 5 Nguyễn Minh Chiến Cử nhân Môi trường Trong quá trình lập báo cáo còn có sự phối hợp chặt chẽ của: - Phòng Quản lý Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương - Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Thành - Các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường - Các cán bộ Công ty Cơ khí - điện - điện tử tàu thủy 4.5. Trình tự thực hiện báo cáo ĐTM: - Nghiên cứu các tài liệu, dữ liệu có liên quan về: địa chất thủy văn, địa chất công trình, khí tượng, dân cư, kinh tế - xã hội,… của khu vực. Các hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, xây dựng và tổng dự toán của dự án. - Đo đạc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại phạm vi khu vực dự án và khu vực xung quanh về môi trường nước, không khí, tiếng ồn… - Đánh giá và dự báo các tác động môi trường chính khi thi công xây dựng dự án và quá trình hoạt động của dự án. - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu và khống chế ô nhiễm môi trường. - Khai toán chi phí thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án - Đề xuất chương trình quản lý, quan trắc và giám sát môi trường Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị điện tầu thủy Đơn vị tư vấn Trung tâm Phát triển công nghệ và Bảo vệ môi trường 04.2434066 - 7 - Chương 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. Sự phù hợp của dự án đối với chiến lược phát triển công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam 1.1.1. Vị trí của công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Cơ khí đóng tàu được xác định là một trong chín chuyên ngành cơ khí quan trọng trong “Chiến lược ngành cơ khí Việt nam đến năm 2010”, là trọng điểm của ngành cơ khí trong giai đoạn tới. Sự phát triển của công nghiệp tàu thủy sẽ kéo theo sự phát triển của một loạt ngành công nghiệp khác như điện, điện tử, luyện kim, hoá chất . Công nghiệp tàu thuỷ trong những năm vừa qua có sự phát triển vượt bậc từ chỗ là ngành công nghiệp non kém - sản xuất thủ công lạc hậu, hiện nay VINASHIN đã và đang đóng những con tàu hiện đại có trọng tải lớn đến hàng trăm ngàn tấn, được sự quan tâm của khách hàng trong và ngoài nước có tên tuổi. VINASHIN đã ký kết hợp đồng hàng tỷ đô la đóng tàu xuất khẩu cho Anh, Achentina, Đức, Hà Lan, Đan Mạch là những cường quốc về đóng tàu và vận tải biển trước đây. 1.1.2. Triển vọng của công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong bối cảnh chung của nền kinh tế và khu vực Mục tiêu nói chung của nền cơ khí, điện tử cũng là mục tiêu nói riêng của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, là đến năm 2010 phải đáp ứng được 40% nhu cầu trong nước và xuất khẩu được khoảng 30%, có nghĩa là tương đương với năng lực của một số nước ASEAN vào đầu thập kỷ 90. Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ phát triển công nghiệp của Việt Nam như sau: Bảng 1.1: Giá trị sản lượng công nghiệp của Việt Nam Năm 2000 2005 2010 Giá trị sản lượng công nghiệp 100% 190% 665% Như vậy có thể thấy rõ công nghiệp Việt Nam sẽ phải có bước phát triển cao (trung bình 13%/năm, cao hơn khá nhiều so với tốc độ phát triển kinh tế chung, là 8-10%) trong 10 năm tới. Cũng theo dự báo trên, nhu cầu sản phẩm cơ khí trong giai đoạn 2001-2010 sẽ khoảng 11 tỉ USD/năm, do đó nếu giá trị sản lượng cơ khí trong nước đạt 40% thì doanh số cơ khí sẽ là khoảng 4,4 tỉ USD/năm và xuất khẩu 30% tương đương với 1,33 tỉ USD/năm. Ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, với tư cách là một ngành cơ khí trọng điểm, đã có bước phát triển cao và tương đối vững chắc với tốc độ phát triển trung bình trên 30%/năm trong các năm từ 2000 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị điện tầu thủy Đơn vị tư vấn Trung tâm Phát triển công nghệ và Bảo vệ môi trường 04.2434066 - 8 - đến nay. Do đó, công nghiệp tàu thủy Việt nam sẽ có vai trò ngày càng cao trong ngành cơ khí Việt Nam. 1.1.3. Vai trò của các thiết bị điện tàu thuỷ đối với ngành Đóng tàu Việt Nam Nhà máy chế tạo thiết bị điện tàu thủy sản xuất và cho ra các sản phẩm cho tất cả các loại tàu và phương tiện nổi: - Các loại tủ bảng điện chính, bảng điện phụ, tủ phân phối; các hộp khởi động và điều khiển các thiết bị máy móc; - Các loại tủ điều khiển, đo lường, tự động hóa, báo cháy; - Các console đo báo, điều khiển tập trung từ xa, tại chỗ; - Các phần tử và thiết bị đo lường, điều khiển trên tàu; - Hệ thống điều khiển máy lái tự động, tự động điều khiển máy neo, chân vũi mũi . - Các phụ kiện cho hệ thống điện trên tàu: + Các tray cable + Các Trunking Cable + Các Colie, cầu và máng cáp trên tàu Các thiết bị điện tàu thuỷ nêu trên là phần không thể thiếu được và nhiều thiết bị, hệ thống là phần quan trọng nhất của các con tàu, nhất là tàu hiện đại (như máy lái, bảng điện chính, các bảng điều khiển, các console điều khiển tập trung từ xa, .). Các thiết bị, hệ thống đó chẳng những phục vụ cho nhu cầu đóng mới, mà cả nhu cầu sửa chữa rất lớn của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Chính vì vậy, để xây dựng ngành công nghiệp tàu thủy Việt nam lớn mạnh, có trình độ công nghệ tiên tiến, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1420/QĐ-TTg ngày 02/11/2001, quyết định 1055/QĐ-TTg ngày 11/11/2002 và một số văn bản khác với yêu cầu về năng lực của Tổng Công ty CNTT Việt Nam đến 2010 như sau: - Đóng mới được các loại tàu hàng có trọng tải tới 300.000 tấn, các loại tàu khách, tàu công trình, tàu dịch vụ dầu khí, dàn khoan dầu khí, tàu đánh cá xa bờ, tàu chế biến hải sản, tàu cứu hộ, tàu bảo đảm hàng hải, tàu đẩy trên sông và ven biển, tàu tuần tra và tàu quân sự thông dụng . - Sửa chữa đồng bộ (cả máy vỏ, máy, điện, điện tử, điều khiển tự động, v.v .) tàu có trọng tải tới 400.000 tấn. - Năm 2010 - 2015, phấn đấu đạt tới 60% tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm, trong đó TCT CNTT Việt nam phấn đấu sản xuất, chế tạo, lắp ráp được các loại vật tư, thiết bị sau: + Thiết bị điện tàu thủy, vật liệu trang trí nội thất tàu thủy, xích neo tàu thủy, hộp số Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị điện tầu thủy Đơn vị tư vấn Trung tâm Phát triển công nghệ và Bảo vệ môi trường 04.2434066 - 9 - và chân vịt biến bước, nồi hơi tàu thủy, que hàn, sơn tàu thủy . + Sản xuất được thép tấm đóng tàu thông dụng (phối hợp với Tổng Công ty thép Việt Nam). + Lắp ráp và sản xuất được động cơ diezel đến 22.000 sức ngựa. Như vậy có thể thấy sản xuất, chế tạo, lắp ráp thiết bị điện tàu thủy được coi là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam. 1.1.4. Các loại hình sản phẩm và yêu cầu phát triển phương tiện tàu thủy trong các ngành kinh tế của Việt nam mà công nghiệp tàu thủy phải đáp ứng Nhu cầu đóng mới các phương tiện thủy trong giai đoạn 2005-2010 đối với ngành công nghiệp tàu thủy rất đa dạng về chủng loại: từ tàu hàng, đến tàu khách, tàu dịch vụ, tàu dầu, tầu cá, tầu cao tốc, . Bảng 3 chỉ rõ danh mục các nhu cầu đóng mới và khả năng thực hiện của Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2010. Bảng 1.2: Danh mục sản phẩm đóng mới trong giai đoạn 2006-2010 Đơn vị: chiếc Khả năng thực hiện của TCT TT Tên sản phẩm Nhu cầu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng A- Tàu chở hàng rời 270 1 Tàu đến 3.000DWT 240 22 24 32 36 51 165 2 Tàu 3.000-5.000DWT 5 1 2 2 5 3 Tàu 6.500-8.000DWT 18 5 4 3 3 3 18 4 Tàu 10.000-15.000DWT, tàu 10.000T chở xi măng rời 27 3 4 5 5 17 5 Tàu 15.000-20.000DWT 9 3 3 6 6 Tàu 20.000-30.000DWT 8 2 3 5 B- Tàu chở containers 14 1 Tàu 350-1.000TEU 8 2 2 1 1 6 2 Tàu 1.000-1.500TEU 6 1 1 1 1 4 C- Tàu chở dầu, sản phẩm dầu 37 1 Tàu dầu 3.000-15.000T 5 1 1 1 1 1 5 2 Tàu dầu 20.000-30.000T 13 1 2 4 7 3 Tàu dầu 100.000T 4 1 1 2 4 4 Dịch vụ dầu khí 10 2 2 2 2 2 10 5 Tàu LPG 1000m3 5 1 1 1 1 1 5 D- Các loại sản phẩm khác 1069 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị điện tầu thủy Đơn vị tư vấn Trung tâm Phát triển công nghệ và Bảo vệ môi trường 04.2434066 - 10 - 1 Tàu cao tốc các loại 24 2 5 5 6 6 24 2 Tàu khách các loại 15 2 2 3 3 3 13 3 Tàu kéo, đẩy, sà lan pha sông biển 70 10 20 20 20 20 90 4 Tàu cá, dịch vụ nghề cá 450 16 29 44 80 100 269 5 Tàu vỏ nhựa 450 10 40 80 100 120 350 6 Tàu công trình 60 3 7 14 14 13 51 (*) Nguồn: Đề án phát triển TCT CNTT Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 Ngoài ra còn có các nhu cầu về đóng mới các loại tàu thuyền du lịch ven biển, sông, vùng hồ. Những nhu cầu này sẽ được bổ sung và ngày càng gia tăng cùng với nhu cầu đi lại và sự mở mang của ngành du lịch, trong đó có du lịch biển, sông, hồ. Dự kiến mỗi năm sẽ bổ sung từ 5.000 tới 8.000 số ghế hành khách với tổng trọng tải khoảng 30.000T vào năm 2006 và 60.000T vào năm 2010. Bên cạnh nhu cầu to lớn về đóng mới các phương tiện thủy, công nghiệp tàu thủy Việt Nam cũng phải đáp ứng nhu cầu rất lớn về sửa chữa tàu cho tàu thủy trong nước và nước ngoài, với giá trị đến hàng tỉ USD trong giai đoạn 05 năm tới. Bảng 1.3: Nhu cầu sửa chữa tàu thủy, giai đoạn 2006-2010 Đơn vị: chiếc Tổng số đến 2010 Các nhu cầu sửa chữa Nhu cầu Khả năng trong nước Sửa chữa toàn bộ đội tàu Việt Nam 1.600 1.200 Sửa chữa tàu cho nước ngoài 300 Sửa chữa tàu tại các nhà máy liên danh 2.000 Tổng cộng 1.600 3.500 (*) Nguồn: Đề án phát triển TCT CNTT Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 1.1.5. Tình hình thị trường * Thị trường trong nước Nhu cầu đóng mới cho giai đoạn 2006 - 2010 (Bảng 4) là hàng ngàn chiếc tàu của chủ hàng trong và ngoài nước, trong đó có khoảng 300 chiếc tàu lớn có chiếc đến 300.000T. Nhu cầu các trang thiết bị tàu thủy cho đóng mới và sửa chữa là rất cao. Hiện tại, hầu hết các thiết bị đều phải nhập ngoại từ các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đan Mạch, Na Uy . với giá trị ngoại tệ rất lớn, các thủ tục và phí nhập khẩu cao, dẫn đến hiệu quả sản xuất đóng mới và sửa chữa thấp, lãng phí thời gian, ngoại tệ và vốn. * Thị trường trong ngành công nghiệp tàu thủy Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. . cáo ĐTM của Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị điện tàu thủy do Công ty Cơ khí - Điện - Điện tử tàu thủy chủ trì thực hiện với sự tư vấn của. Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị điện tầu thủy Đơn vị tư vấn Trung tâm Phát triển công nghệ và Bảo vệ môi trường 04.2434066 - 1 - MỞ ĐẦU