1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAPA-GELEXIMCO

61 143 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 434 KB

Nội dung

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAPA-GELEXIMCO

Chuyên đề thực tập CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SAPA-GELEXIMCO. 1.1 Khái quát về công ty cổ phần SaPa-Geleximco. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . Công ty cổ phần SaPa-Geleximco là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, hạch toán kinh doanh độc lập,tự chủ về mặt tài chính, được mở tài khoản tại ngân hàng,sử dụng con dấu riêng, tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý của nhà nước về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua Bộ thương mại. Hoạt động kinh doanh theo quy định của nhà nước và trực tiếp điều chỉnh bởi luật doanh nghiệp. Lúc đầu chi nhánh của công ty GELEXIMCO trụ sở tại 64 Nguyễn Lương Bằng – Hà Nội.Công ty cổ phần Sapa-Geleximco được thành lập cùng với công ty mẹ theo quyết định số : 84QĐ- UB ngày 09/01/1993 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu số : 2053023 ngày 09/02/1993 và chứng nhận đăng kí kinh doanh số : 040684 ngày 18/09/1995. Đến ngày 23/03/2003 theo đề nghị của ban lãnh đạo công ty mẹ quyết định đưa chi nhánh lên thành công ty TNHH xuất nhập khẩu tổng hợp Hưng Yên. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư cấp theo số : 1387/QĐUB ngày 23/03/2003. Tên công ty: Công ty TNHH xuất nhập khẩu tổng hợp Hưng Yên Tên giao dịch: Hưng Yên General Export Import Company Limited Tên viết tắt : GELEXIMCO Hưng Yên Co.,Ltd Vốn điều lệ : 10.500.000.000 đ Trụ sở : Đình Dù – Văn Lâm – Hưng yên Giang Xuân Hùng – Đầu Tư 49C 1 Chuyên đề thực tập Điện thoại : 03213986529 Fax : 03213986569 Để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và phù hợp hơn với nền kinh tế hiện nay, Ban lãnh đạo công ty quyết định đổi tên công ty thành công ty SaPa-Geleximco Hưng Yên vào ngày 11/06/2008 theo quyết định số 902/QĐUB. Cùng với sự phát triển của công ty mẹ tại Hà Nội,công ty cổ phần SaPa- Geleximco là một trong những công ty đầu tiên được xuất nhập khẩu trực tiếp,chính trong những thuận lợi này công ty đã những bước phát triền cao. Là công ty con của công ty GELEXIMCO - Hà Nội nhưng công ty chế độ hạch toán độc lập và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong suốt quá trình thành lập và hoạt động tới nay công ty vẫn không ngừng phát triển lớn mạnh và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thương trường và chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng. 1.1.2. cấu tổ chức của công ty . 1.1.2.1 đồ bộ máy tổ chức công ty cổ phần SaPa-Gleximco. Đề kinh doanh hiệu quả và phát huy được năng lực chuyên môn của từng bộ phận, từng phòng ban thì việc sắp xếp bộ máy tổ chức phải phù hợp với tổ chức mạng lưới của Công ty, các phân xưởng tạo thuận lợi cho việc mua bán, xuất nhập hàng hóa. Nhận thức được điều này nên Công ty rất quan tâm tới công tác tổ chức quản lý và bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức và điều hành theo mô hình cấu trực tuyến chức năng. Bộ máy quản lý của công ty gồm các phòng ban chuyên trách giúp giám đốc trong việc lập kế hoạch và quản lý điều hành công việc chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ và nội dung công việc được giao. Điều này được thể hiện qua đồ dưới đây : Giang Xuân Hùng – Đầu Tư 49C 2 Chuyên đề thực tập ĐỒ 1: BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAPA – GELEXIMCO. Giang Xuân Hùng – Đầu Tư 49C 3 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT Phó giám đốc 2 GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Phó giám đốc 1 Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán tài chính Phòng dự án Văn phòng xưởng Phòng kỹ thuật Ban bảo vệ Xưởng 1 Xưởng 2 Xưởng 3 Phòng giới Phòng Vật tư Chuyên đề thực tập (Nguô ̀ n: Pho ̀ ng tổ chức hành chính công ty cổ phần SaPa-Geleximco.) 1.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban. + Đại hội đồng cổ đông : gồm tất cả cổ đông quyền biểu quyết, là quan cao nhất của công ty. •Thông qua định hướng phát triển công ty bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị,thành viên ban kiểm soát.Quyết định sửa đổi bổ sung điều lệ công ty. •Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã phát hành của mỗi loại. •Xem xét và sử lí vi phạm của hội đồng quản trị, ban kiểm soát gây thiệt hại cho công tycổ đông công ty, quyền quyết định tổ chức lại hoặc giải thể công ty. + Hội đồng quản trị: •Quyết định chiến lược,kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty. Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác. •Quyết định giải pháp phát triển thị trường tiếp thị và công nghệ thông qua hợp đồng mua bán,vay,cho vay và hợp đồng khác giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty. •Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, kí hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc. Kiến nghị lại việc tổ chức lại,giải thể và phá sản của công ty. Giang Xuân Hùng – Đầu Tư 49C 4 Chuyên đề thực tập + Ban kiểm soát: •Ban kiểm soát nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc theo đúng các qui định trong Điều lệ Công ty, các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng Cổ đông. quyền yêu cầu Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc cung cấp mọi Hồ và thông tin cần thiết liên quan đến công tác điều hành quản lí Công ty. •Mọi Thông báo, Báo cáo, Phiếu xin ý kiến đều phải được gửi đến Ban kiểm soát cùng thời điểm gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Tổng giám đốc. Thông tin phải trung thực, chính xác và kịp thời theo yêu cầu. •Kiểm tra, thẩm định tính trung thực, chính xác, hợp lí và sự cẩn trọng từ các số liệu trong Báo cáo tài chính cũng như các Báo cáo cần thiết khác. Khi nhận được kiến nghị của Cổ đông, Ban kiểm soát trách nhiệm tiến hành kiểm tra không chậm hơn 7 ngày làm việc và phải Báo cáo giải trình các vấn đề kiểm tra ngay sau khi kết thúc kiểm tra cho Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và Cổ đông yêu cầu. Trước ngày dự định kiểm tra tối thiểu là 3 ngày, Ban kiểm soát phải gửi chương trình và thời hạn kiểm tra cho Bộ phận được kiểm tra, Cổ đông yêu cầu, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc để phối hợp và theo dõi •Việc kiểm tra không được gây cản trở các Bộ phận liên quan, không được làm gián đoạn công tác điều hành quản lí Công ty. quyền yêu cầu Hội đồng quản trị tiến hành họp Đại hội đồng Cổ đông bất thường ,có trách nhiệm thực hiện quyền hạn của mình,có quyền kiến nghị Hội Giang Xuân Hùng – Đầu Tư 49C 5 Chuyên đề thực tập đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc đưa ra các giải pháp phòng ngừa các hậu quả xấu thể xảy ra. •Ban kiểm soát quyền yêu cầu Tổng Giám đốc bố trí cán bộ chuyên môn phù hợp để Ban kiểm soát thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. quyền thuê Tư vấn độc lập để thực hiện những quyền được giao, thể tham khảo ý kiến Hội đồng quản trị trước khi trình Báo cáo kiểm soát lên Đại hội đồng Cổ đông. quyền giám sát hiệu quả sử dụng vốn Công ty trong đầu tư. quyền yêu cầu được tham dự các cuộc họp Hội đồng quản trị nếu thấy cần thiết. Làm việc theo nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực vì lợi ích của Cổ đông và vì lợi ích của Người lao động trong Công ty, quyền được thanh toán mọi chi phí ăn, ở, đi lại, tiếp khách, chi phí thuê Tư vấn độc lập và các chi phí hợp lí khác khi thừa hành nhiệm vụ của Công ty, quyền đề cử ứng các cử viên còn thiếu để ứng cử vào Ban kiểm soát trong trường hợp số ứng cử viên được Cổ đông và nhóm cổ đông. + Giám đốc: •Giám đốc công ty do Hội đồng quản trị chọn, là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty cổ phần và chiụ trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Giám đốc công ty quyền được quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt độnh sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty. Được quyền quyết định các hợp đồng mua, bán, vay,cho vay và các hợp đồng khác giá trị nhỏ hơn 10% giá trị tài sản được ghi trong sổ sách kế toán của Công ty. Được quyền tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty. Bổ nhiệm, miễn Giang Xuân Hùng – Đầu Tư 49C 6 Chuyên đề thực tập nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. •Tổ chức công tác thống kê, kế toán , tài chính trong Công ty, Xây dựng báo cáo quyết toán hàng năm vào ngày 31 tháng 12 hàng năm, phải trình hội đồng quản trị kế hoạch kinh doanh cho năm tài chính tiếp theo.Giám đốc chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị và sự kiểm tra của Ban kiểm soát. •Giám đốc phải các nghĩa vụ thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của Công ty. Giám đốc là người chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. + Phó giám đốc: •Là người cộng sự tích cực cho giám đốc trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ do giám đốc phân công, chiụ trách nhiệm trước giám đốc về những nhiệm vụ được giao chủ động các tình huống phát sinh, bàn bạc đề xuất với giám đốc về những biện pháp quản lý, xử lý nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu lực quản lý trong hoạt động kinh doanh của công ty . + Phòng tổ chức hành chính: •Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tổ chức và hành chính. chức năng quản lý nhân sự một cách hợp lý khoa học ,tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, lập kế hoạch lao động tiền lương, tiền thưởng cho người lao động. Tham mưu cho ban giám đốc về việc giám sát quản lý chặt chẽ các phòng ban chức năng. Giang Xuân Hùng – Đầu Tư 49C 7 Chuyên đề thực tập + Phòng kế toán tài chính : •Là bộ phận tham mưu cho ban giám đốc Công ty về nghiệp vụ tài chính, kế toán, tổ chức hạch toán theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quá trình luan chuyển vốn phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời bảo toàn và phát triển nguồn vốn cảu công ty. + Phòng kế hoạch kinh doanh : •Có nhiệm vụ nghiên cứu , khai thác, tìm hiểu nhu cầu thị trường , tìm hiểu nguồn cung cấp trong và ngoài nước. Xây dựng các mối quan hệ gắn bó với các đối tác mối quan hệ giao dịch thường xuyên như hải quan, hàng không, cảng … Tham mưu cho giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế , tổ chức khai thác, thực hiện các hợp đồng kinh tế trong hoạt động kinh doanh của Công ty với tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công việc cao . + Phòng dự án: •Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty quản lý, điều hành toàn bộ các dự án của Công ty. •Phối hợp với Phòng Đầu tư - Phát triển đề xuất các vấn đề liên quan đến việc đầu tư xây dựng các công trình mới, cải tạo các công trình đã xây dựng. Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế toán Công ty lập tiến độ nhu cầu vốn các dự án, đề xuất cho Ban Tổng Giám đốc Công ty xét duyệt, thanh toán theo tiến độ các dự án. •Lưu trữ hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan đến các dự án của Công ty. Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc khảo sát, thiết kế, thi công công trình thuộc dự án và thẩm định trước khi trình Ban Tổng Giám đốc Công ty duyệt theo quy định. Liên hệ các quan chức năng lập các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Giang Xuân Hùng – Đầu Tư 49C 8 Chuyên đề thực tập + Văn phòng xưởng : •Trong công ty gồm 3 phân xưởng sản xuất với các nhiệm vụ sản xuất khác nhau. Trong các phân xưởng đều một Quản đốc, một phó Quản đốc, một thống kê xưởng, một thủ kho và các tổ trưởng sản xuất. Quản đốc và phó Quản đốc sẽ trực tiếp điều hành sản xuất chung ở trong phân xưởng của mình, các kế toán thống kê nhiệm vụ ghi chép số sản phẩm, số công của công nhân trong từng ngày, từng tháng và hàng năm. Thủ kho nhiệm vụ bảo quản và theo dõi cung như xuất nhập vật tư đầu vào cho sản xuất và thành phẩm sản xuất ra. Các tổ trưởng trong phân xưởng trợ giúp Quản đốc trong việc quản lý công nhân trong tổ mình và đốc thúc sản xuất. + Phòng vật tư: •Tham mưu về công tác quản lý, mua sắm và cung cấp các vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học. Theo dõi công tác an toàn lao động và quản lý vật tư hoá chất chung theo quy định. •Lập kế hoạch dự trù hàng năm, hàng quý, liên hệ mua sắm vật tư, các thiết bị Nhập kho, sắp xếp kho tàng, bảo quản đảm bảo chất lượng, an toàn theo đúng chế độ chuyên môn và quy chế của Nhà nước. + Phòng kĩ thuật: •Có nhiệm vụ quản lý công nghệ, thiết bị, đôn đốc theo dõi các phân xưởng thực hiện quy trình công nghệ trong sản xuất. Tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến công nghệ trang thiết bị sao cho hạ giá thành sản phẩm và kết hợp cùng với các phân xưởng tổ chức triển khai thực hiện đúng tiến độ mà Công ty đề ra. + Phòng giới: Giang Xuân Hùng – Đầu Tư 49C 9 Chuyên đề thực tập •Tham mưu trong công tác quy hoạch, quản lý sử dụng sở vật chất trong nhà xưởng; quản lý và giám sát việc sữa chữa thường xuyên các công trình nhà cửa - vật kiến trúc, hệ thống điện - nước - điện thoại; quản lý các công trình… + Phòng bảo vệ: • Tổ chức công tác bảo vệ công ty, giữ vững trật tự trị an, ngăn ngừa kẻ gian xâm nhập, giữ gìn tài sản tập thể và cá nhân trong công ty. • Tổ chức phối hợp cùng với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn và phát hiện kịp thời các hành vi phạm pháp, tệ nạn xã hội xảy ra trong khu vực của công ty. • Phối hợp cùng các đơn vị khác trong công ty nhắc nhở mọi người trong công ty thực hiện các quy định nhằm giữ vững kỷ cương nề nếp của công ty. Đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm đảm bảo trật tự trị an kỷ cương trong công ty. 1.1.3. Chức năng nhiệm vụ hoạt động của công ty . + Chức năng : - Được sát nhập bởi Công ty TNHH XNK Tổng hợp Hưng Yên và Công ty Cổ phần SaPa với số vốn điều lệ 60,5 tỷ đồng, trong đó GELEXIMCO góp 51%. Công ty Sapa- GELEXIMCO với chức năng chính là sản xuất bao bì Cotton phục vụ cho nhà máy VIFON ACECOOK, Rượu Hà Nội và sản xuất bao bì PP cho ngành đóng gói vật tư nông nghiệp, các hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc lớn như New Hope .Dự kiến 2011 sẽ hình thành một dây chuyền lớn sản xuất bao bì xi măng.Ngoài ra kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu, máy móc… + Nhiệm vụ: Giang Xuân Hùng – Đầu Tư 49C 10

Ngày đăng: 23/07/2013, 15:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG   1.1:     CÁC   CHỈ   TIÊU   PHẢN   ÁNH   TÌNH   HÌNH   VỐN   VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY . - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAPA-GELEXIMCO
1.1 CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH VỐN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY (Trang 13)
Bảng 1.2 cho thấy tài sản của Công ty tăng tương đối ổn định qua các năm. Tài sản cố định của công ty tăng tương đối chậm - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAPA-GELEXIMCO
Bảng 1.2 cho thấy tài sản của Công ty tăng tương đối ổn định qua các năm. Tài sản cố định của công ty tăng tương đối chậm (Trang 15)
Bảng 2.1 : Nguồn vốn Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAPA-GELEXIMCO
Bảng 2.1 Nguồn vốn Đầu tư phát triển nguồn nhân lực (Trang 29)
Bảng 2.2: Vốn đầu tư vào tài sản cố định của công ty cổ phần SaPa- SaPa-Geleximco giai đoạn 2006- 2009. - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAPA-GELEXIMCO
Bảng 2.2 Vốn đầu tư vào tài sản cố định của công ty cổ phần SaPa- SaPa-Geleximco giai đoạn 2006- 2009 (Trang 30)
Bảng 3.2: Lợi nhuận của công ty cổ phần SaPa-Geleximco giai đoạn 2006- 2006-2009. - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAPA-GELEXIMCO
Bảng 3.2 Lợi nhuận của công ty cổ phần SaPa-Geleximco giai đoạn 2006- 2006-2009 (Trang 36)
Bảng 4.1: các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tổng hợp. - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAPA-GELEXIMCO
Bảng 4.1 các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tổng hợp (Trang 38)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w