Có thể nói trong tình hình kinh tế đầy cạnh tranh và thách thức như hiện nay những ý tưởng và các dự án đầu tư mới là rất quan trọng để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển Tuy nhiên, một vấn đề gặp phải đó là có nhiều dự án đầu tư đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn ngoài khả năng tài chính của doanh nghiệp. Lúc đó các doanh nghiệp cần phải tìm nhiều nguồn khác nhau tài trợ cho dự án trong đó có tín dụng NHTM. Trong đặc thù của ngành Ngân hàng, tín dụng là mảng hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu nhưng đồng thời chứa đựng nhiều rủi ro bởi vậy bài toán đặt ra cho các NHTM đó là làm sao vừa bảo đảm an toàn nguồn vốn kinh doanh vừa đảm bảo lợi nhuận từ hoạt động này. Để thực hiện được điều này, NHTM phải làm tốt công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng. Vì, thẩm định dự án được xác định là “nhà tiên tri, người gác cửa” và quyết định đến chất lượng tín dụng, sự an toàn của không chỉ từng ngân hàng mà còn của cả hệ thống. Trên thực tế, công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hệ thống NH TMCP Nam Á nói chung và tại Chi nhánh Hà Nội nói riêng thời gian qua tuy đạt được nhiều tiến bộ song vẫn còn một số hạn chế, chưa thực sự phát huy được vai trò quan trọng trong các hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Xuất phát từ ý nghĩa của công tác thẩm định tài chính dự án và thực tế triển khai công tác thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng TMCP Nam Á, em lựa chọn đề tài “Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTMCP Nam Á - Chi nhánh Hà Nội ” với mục tiêu đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong các hoạt động tín dụng của Chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua nhằm đề xuất một số giải pháp cụ thể để cải thiện chất lượng của công tác này tại Chi nhánh Hà Nội nói riêng và hệ thống Ngân hàng TMCP Nam Á nói chung.
MỤC LỤC CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng và dự án đầu tư 5 1.2 Thẩm định dự án đầu tư 12 1.3 Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các NHTM 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á CHI NHÁNH HÀ NỘI 31 2.1Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á và Chi nhánh Hà Nội .31 2.2Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại NHTMCP Nam Á Chi nhánh Hà Nội 41 1.1Chỉ tiêu 56 2.3 Một số đánh giá về công tác thẩm dịnh tài chính tại Chi nhánh Hà Nội và nguyên nhân . 64 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 69 3.1.Định hướng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTMCP Nam Á Chi nhánh Hà Nội 69 3.2.Một số giải pháp cải thiện chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTMCP Nam Á Chi nhánh Hà Nội .71 3.3. Kiến nghị 76 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NHTM…………………………… NHTM NHTMCP………………………….Ngân hàng thương mại cổ phần DAĐT…………………………… .Dự án đầu tư VND………………………………. Đồng Việt nam CBTD………………………………Cán bộ tín dụng 1 CBTĐ………………………………Cán bộ thẩm định NHNN…………………………… .Ngân hàng nhà nước VCĐ……………………………… Vốn cố định VLĐ……………………………… Vốn lưu động VDP……………………………… .Vốn dự phòng TSCĐ………………………………Tài sản cố định LNST …………………………… Lợi nhuận sau thuế KHCB………………………………Khấu hao cơ bản DANH MỤC BIỂU BẢNG SƠ ĐỒ Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh giai đoạn 2008-2010………… 36 Bảng 1.2: Tình hình cho vay tại chi nhánh giai đoạn 2008-2010……………38 Bảng 1.3: Tình hình cho vay theo dự án tại chi nhánh giai đoạn 2008-2010 40 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Song Nguyễn giai đoạn 2008- quý 1-2010………………… 50 Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của công ty Song Nguyễn giai đoạn 2008- quý 1- 2010……………………………………………………………………….52 Bảng 2.3: Tổng nhu cầu vốn cố đinh dự án tàu lai dắt………………………59 Bảng 2.4: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên khai thác dự án trung bình một năm……………………………………………………………………………….60 Bảng 2.5: Chi phí hoạt động của dự án tàu lai dắt………………………… 61 Bảng 2.6: Doanh thu của dự án tàu lai dắt………………………………… 61 Bảng 2.7: Hiệu quả của dự án tàu lai dắt……………………………………62 Bảng 2.8: Kế hoạch trả nợ của chủ đầu tư dự án tàu lai dắt……………… .63 2 MỞ ĐẦU Có thể nói trong tình hình kinh tế đầy cạnh tranh và thách thức như hiện nay những ý tưởng và các dự án đầu tư mới là rất quan trọng để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển Tuy nhiên, một vấn đề gặp phải đó là có nhiều dự án đầu tư đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn ngoài khả năng tài chính của doanh nghiệp. Lúc đó các doanh nghiệp cần phải tìm nhiều nguồn khác nhau tài trợ cho dự án trong đó có tín dụng NHTM. Trong đặc thù của ngành Ngân hàng, tín dụng là mảng hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu nhưng đồng thời chứa đựng nhiều rủi ro bởi vậy bài toán đặt ra cho các NHTM đó là làm sao vừa bảo đảm an toàn nguồn vốn kinh doanh vừa đảm bảo lợi nhuận từ hoạt động này. Để thực hiện được điều này, NHTM phải làm tốt công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng. Vì, thẩm định dự án được xác định là “nhà tiên tri, người gác cửa” và quyết định đến chất lượng tín dụng, sự an toàn của không chỉ từng ngân hàng mà còn của cả hệ thống. Trên thực tế, công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hệ thống NH TMCP Nam Á nói chung và tại Chi nhánh Hà Nội nói riêng thời gian qua tuy đạt được nhiều tiến bộ song vẫn còn một số hạn chế, chưa thực sự phát huy được vai trò quan trọng trong các hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Xuất phát từ ý nghĩa của công tác thẩm định tài chính dự án và thực tế triển khai công tác thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng TMCP Nam Á, em lựa chọn đề tài “Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTMCP Nam Á - Chi nhánh Hà Nội ” với mục tiêu đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong các hoạt động tín dụng của Chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua nhằm đề xuất một số giải pháp cụ thể để cải thiện chất lượng của công tác này tại Chi nhánh Hà Nội nói riêng và hệ thống Ngân hàng TMCP Nam Á nói chung. 3 Chuyên đề bao gồm 3 chương Chương I: Lý luận chung về thẩm định tài chính dự án đầu tư của NHTM. Chương II: Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NH TMCP Nam Á chi nhánh Hà Nội Chương III: Giải pháp cải thiện chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NH TMCP Nam Á. Do thời gian thực tập có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, trình độ lý luận và năng lực bản thân còn hạn chế, vì vậy chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn để bài viết của em đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.s Đặng Ngọc Biên và các cô chú anh chị cán bộ nhân viên NHTMCP Nam Á Chi nhánh Hà Nội để em có thể hoàn thành chuyên đề này Em xin chân thành cảm ơn! 4 CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng và dự án đầu tư. 1.1.1 Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế. 1.1.1.1 Khái niệm Tín dụng (credit) có thể được định nghĩa dưới nhiều quan điểm khác nhau nhưng bản chất là một giao dịch về tài sản giữa một bên là người cho vay và một bên là người đi vay theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng phản ánh một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác và bên đi vay là các cá nhân, doanh nghiệp, chủ thể sản xuất kinh doanh, trong đó bên cho vay chuyển tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận hai bên, khi đến thời hạn thanh toán, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay. 1 Dưới đây là một số cách phân chia hình thức tín dụng mà ngân hàng thường sử dụng khi phân tích và đánh giá (theo giáo trình “Quản trị ngân hàng thương mại” - trường Đại học Kinh tế Quốc dân và “Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng” – Học viện Ngân Hàng). • Phân theo thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: là khoản tín dụng có thời hạn dưới 1 năm và thường được sử dụng để tài trợ nhằm bổ sung sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp. - Tín dụng trung hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ 1-5 năm, thường được 1 Nguồn trích dẫn: giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại trường Đại học kinh tế quốc dân 5 dùng để tài trợ cho mua sắm tài sản cố định có thời gian khấu hao nhanh. - Tín dụng dài hạn: là khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Loại tín dụng này được dùng để cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định có thời gian sử dụng lâu Việc xác định trên chỉ mang tính chất tương đối vì có nhiều khi không thể xác định trước được chính xác thời gian khoản cho vay.Tín dụng trung và dài hạn được đầu tư chủ yếu để hình thành tài sản cố định và ngoài ra một phần tài sản lưu động. • Theo mục đích sử dụng vốn - Cho vay cá nhân. - Cho vay bất động sản. - Cho vay thuê mua - Cho vay thương mại và công nghiệp. - Cho vay khác. • Phân theo đối tượng tín dụng - Tín dụng vốn lưu động: Loại hình tín dụng này được cấp phát để hình thành vốn lưu động của các doanh nghiệp. Thời hạn cho vay đối với loại này là ngắn hạn. - Tín dụng vốn cố định: Là loại hình tín dụng được cấp phát để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp. Thời hạn cho vay đối với loại này là trung và dài hạn. • Phân loại theo loại tiền - Tín dụng theo VNĐ: Tín dụng được cấp bằng VNĐ. Hình thức tín dụng này thường được dùng trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh và giao dịch trong nước. - Tín dụng theo ngoại tệ: Tín dụng được cấp bằng ngoại tệ. Thường được sử dụng để nhập khẩu hàng hoá, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, trả nợ bạn hàng nước ngoài, các hoạt động kinh tế đối ngoại,… Hình thức này chịu ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá cũng như chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước. • Phân loại theo hình thức cấp tín dụng. - Chiết khấu thương phiếu. - Cho vay. - Bảo lãnh. - Cho thuê tài chính. 6 1.1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng Đối với hoạt động của mỗi doanh nghiệp thì yếu tố quyết định đầu tiên là vốn để trang bị đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động. Một trong những nguồn tài trợ để hình thành nguồn vốn đó là tín dụng ngân hàng - công cụ tài trợ vốn có hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Hơn nữa, một ưu thế của tín dụng ngân hàng là việc vay vốn này sẽ tránh được các chi phí phụ khi doanh nghiệp tìm kiếm các hình thức tài trợ khác như phát hành trái phiếu, cổ phiếu: chi phí phát hành, lệ phí bảo hiểm, chi phí đăng ký chứng khoán… Với vốn vay nhận được, doanh nghiệp sẽ có thể đầu tư vào tài sản lưu động và tài sản cố định nhằm ứng dụng khoa học công nghệ, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện chất lượng, mẫu mã và giá thành của sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tăng doanh thu. Nhờ đó doanh nghiệp có thể thu hồi vốn và trả nợ cho ngân hàng. Hơn thế nữa, hệ thống NHTM là một hệ thống kinh doanh tiền tệ có kinh nghiệm trong việc nắm bắt thị trường tài chính tiền tệ, thẩm định các dự án đầu tư, do vậy nguồn tài trợ cho các dự án của doanh nghiệp từ tín dụng ngân hàng sẽ đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, vì ngân hàng có thể tư vấn cho các nhà doanh nghiệp về nghiệp vụ tài chính của dự án đầu tư và giúp đỡ các doanh nghiệp trong quan hệ thanh toán với khách hàng, đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết. Tín dụng ngân hàng đóng vai trò huy động các nguồn tiền nhàn rỗi sau đó tài trợ phân bổ một cách phù hợp cho tất cả các thành phần kinh tế. Ngoài ra với các chương trình lớn của Chính phủ nhằm thực hiện các mục tiêu trọng điểm kinh tế của quốc gia như cho vay thu mua lương thực, phục vụ xuất khẩu, cho vay phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ, cải thiện môi trường tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng. Hoạt động tín dụng là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM, cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho NHTM, nó quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng còn là công cụ Nhà nước để NHNN thực 7 hiện chính sách tiền tệ trong nền kinh tế. Việc thực hiện chính sách tiền tệ có thể được NHNN thực hiện qua nhiều cách khác nhau như: nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, cho vay tái cấp vốn. Thông thường NHNN sẽ thực hiện kế hoạch đó bằng cách cho NHTM vay tái cấp vốn và thông qua hoạt động tín dụng của các NHTM. Để thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, NHNN sẽ giảm lãi suất tái cấp vốn, tạo điều kiện cho các NHTM vay vốn, do đó lãi suất cho vay ra của các NHTM sẽ giảm, khuyến khích nhu cầu vay vốn, và từ đó tăng lượng tiền cung ứng ra thị trường. Ngược lại khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, một trong những cách được áp dụng là tăng lãi suất tái cấp vốn và từ đó giảm lượng tiền cung ứng. Ngoài ra, tại Việt Nam thông qua việc quy định hạn mức tín dụng cho các NHTM , NHNN kiểm soát quy mô tín dụng cũng chính là kiểm soát lượng tiền được đưa ra thị trường. Như vậy, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ để kiểm soát và tác động vào tổng lượng tiền cung ứng, kiểm soát được những biến động trên thị trường, có thể nhanh chóng phòng ngừa những rủi ro xảy ra gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế thông qua nghiệp vụ tín dụng của NHTM. 1.1.2 Dự án đầu tư 1.1.2.1 Khái niệm dự án đầu tư Dự án đầu tư được xem xét ở nhiều góc độ Xét về góc độ hình thức, DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết rõ rang và có hệ thống các chi phí, doanh thu dự tính nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho chủ dầu tư. Xét trên góc độ quản lí, DAĐT là một công cụ quản lí việc sử dụng vốn, vật tư, lao động, nguyên nhiên vật liệu để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế – xã hội trong thời gian vòng đời của dự án. Xét trên phương diện kế hoạch thì DAĐT là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của việc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội làm tiền đề cho quyết định cấp giấy phép đầu tư của các cơ quan chức năng và quyết định tài trợ của chủ đầu tư hay quyết định cấp tín dụng của ngân hàng. Ở Việt Nam, theo nghị định số 177/CP về điều lệ quản lý dự án đầu tư và xây dựng, dự án đầu tư được định nghĩa như sau: “ Dự án đầu tư là một tập hợp những 8 đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định.” 1.1.2.2 Các giai đoạn của dự án đầu tư • Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Giai đoạn 1 bao gồm các bước được coi là tiền đề để hình thành nên DAĐT. • Giai đoạn 2: Giai đoạn đầu tư. Sau khi ra Quyết định đầu tư, cụ thể hoá nguồn vốn là bước tiếp theo nhằm hình thành vốn đầu tư và triển khai DAĐT. • Giai đoạn 3: Giai đoạn đi vào hoạt động. Đây là giai đoạn đưa dự án đầu tư vào vận hành sản xuất, sản phẩm dịch vụ đầu ra được phân phối tiêu thụ trên thị trường. Sau đó tiến hành nghiệm thu dự án, tổng kết, nhằm đánh giá một cách khách quan và toàn diện về những thành công và thất bại, phân tích rõ các nguyên nhân thất bại để tránh lặp lại với các dự án trong tương lai. 1.1.2.3 Phân loại dự án đầu tư Trên thực tế, các dự án đầu tư rất đa dạng về cấp độ, loại hình, quy mô và thời hạn và được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. • Theo tính chất dự án đầu tư - Dự án đầu tư mới. - Dự án đầu tư chiều sâu. - Dự án đầu tư mở rộng. • Theo nguồn vốn - Dự án đầu tư có vốn trong nước. - Dự án đầu tư có vốn nước ngoài. • Theo ngành đầu tư - Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. 9 Nghiên cứu cơ hội đầu tư Báo cáo xét duyệt đầu tư Lập kế hoạch dự án đầu tư Thẩm định dự án đầu tư Quyết định đầu tư Đàm phán và ký kết hợp đồng thi công với nhà thầu Xây dựng công trình Lắp đặt máy móc trang thiết bị Vận hành chạy thử - Dự án đầu tư phát triển nông nghiệp. - Dự án đầu tư phát triển công nghiệp. - Dự án đầu tư phát triển dịch vụ. Ở Việt Nam, theo “Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” ban hành kèm theo Nghị định số 12/2000/NĐ-CP, ngày 05/5/2000 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, dự án đầu tư được phân loại như sau: Loại dự án đầu tư Tổng mức vốn đầu tư I. Nhóm A Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất quốc gia, có ý nghĩa chính trị – xã hội quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới. Không kể mức vốn Các dự án: sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ thuộc vào quy mô đầu tư. Không kể mức vốn Các dự án: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy ( bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản, các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ. Trên 600 tỷ đồng Các dự án: thuỷ lợi, giao thông( khác ở điểm I – 3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy họach chi tiết được duyệt. Trên 400 tỷ đồng Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thuỷ tin, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản. Trên 300 tỷ đồng Các dự án: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự Trên 200 tỷ đồng 10 . chất dự án đầu tư - Dự án đầu tư mới. - Dự án đầu tư chi u sâu. - Dự án đầu tư mở rộng. • Theo nguồn vốn - Dự án đầu tư có vốn trong nước. - Dự án đầu tư. công tác thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng TMCP Nam Á, em lựa chọn đề tài Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTMCP Nam Á - Chi nhánh Hà Nội ”