1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Luận văn thạc sĩ kinh tế: Phân tích các yếu tố môi trường tác động tới việc lựa chọn chiến lược kinh doanh của công ty liên doanh đức việt

96 340 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Để xây dựng là thương hiệu thực phẩm Đức Việt nổi tiếng là sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, ít gây ô nhiễm cho môi trường, được người tiêu dùng lựa chọn, Công ty liên doanh Đức

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

1 Tính cấp thiết của Đề tài 6

2 Mục đích của Đề tài: 7

3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: 7

4 Kết quả dự kiến đạt được: 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 8

1.1 Khái niệm, yêu cầu và nội dung các bước xây dựng chiến lược kinh doanh 8

1.1.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh 8

1.1.2 Yên cầu của chiến lược kinh doanh 9

1.1.3 Nội dung các bước xây dựng chiến lược kinh doanh 10

1.2 Sứ mạng và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp 10

1.3 Phân tích môi trường kinh doanh vĩ mô của doanh nghiệp 10

1.3.1 Môi trường kinh tế 10

1.3.2 Môi trường chính trị, pháp luật 12

1.3.3 Môi trường Văn hoá – Xã hội 13

1.3.4 Môi trường cạnh tranh 13

1.3.5 Môi trường khoa học công nghệ 14

1.3.6 Môi trường tự nhiên 14

1.4 Phân tích môi trường ngành theo Michael Porter 15

1.4.1 Phân tích vai trò của khách hàng 16

1.4.2 Phân tích vai trò của nhà cung ứng 17

1.4.3 Phân tích khả năng của đối thủ cạnh tranh 18

1.4.4 Phân tích khả năng của các đối thủ tiềm ẩn mới 19

1.4.5 Phân tích khả năng của sản phẩm thay thế 20

1.5 Phân tích các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 20

1.5.1 Chiến lược, chính sách kinh doanh 20

1.5.2 Khả năng tài chính 21

1.5.3 Chất lượng nguồn nhân lực 21

1.5.4 Khả năng tổ chức nhân sự và quản lý kinh doanh 22

Trang 2

1.5.5 Sản phẩm, giá cả và các hình thức tổ chức kênh phân phối 23

1.5.6 Kế hoạch và mục tiêu thị phần hướng tới 24

1.5.7 Văn hoá Công ty 24

1.5.8 Trình độ công nghệ 25

1.6 Hoạt động sản xuất và vấn đề môi trường 25

1.6.1 Tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường không khí 25

1.6.2 Tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường đất 28

1.6.3 Tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường nước 30

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐỨC VIỆT 32

2.1 Tổng quan về Công ty liên doanh Đức Việt 32

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 32

2.1.1.1 Giới thiệu công ty 32

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 32

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 35

2.1.2.1 Sản phẩm của Công ty 35

2.1.2.2 Chức năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh 36

2.1.3 Sứ mạng và mục tiêu chiến lược của công ty 36

2.2 Phân tích môi trường vĩ mô của Công ty 37

2.2.1 Môi trường kinh tế 37

2.2.2 Môi trường luật pháp 38

2.2.3 Môi trường công nghệ 39

2.2.4 Những ảnh hưởng khác từ môi trường vĩ mô 39

2.3 Phân tích môi trường (vi mô) ngành của Công ty 40

2.3.1 Phân tích khách hàng 41

2.3.2 Về nhà cung cấp 47

2.3.3 Về đối thủ cạnh tranh 47

2.3.4 Về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 48

2.4 Phân tích nội bộ doanh nghiệp 49

2.4.1 Quy trình sản xuất 49

2.4.3 Cơ sở vật chất của Công ty 54

2.4.4 Hoạt động quản trị của Công ty 56

2.4.4.1 Tổng giám đốc 57

2.4.4.2 Phó tổng giám đốc 58

Trang 3

2.4.4.3 Khối sản xuất 59

2.4.4.4 Khối tài chính – kế toán 59

2.4.4.5 Khối kinh doanh 60

2.4.4.6 Nguồn lao động của Công ty 61

2.5 Phân tích hoạt động sản xuất của Công ty ảnh hưởng tới môi trường 61

2.5.1 Khâu chăn nuôi 61

2.5.2 Khâu giết mổ và chế biến 63

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY ĐỨC VIỆT 67

3.1 Định hướng phát triển của Công ty Đức Việt 67

3.2 Phân tích các yếu tố môi trường tác động đến việc lựa chọn chiến lược kinh doanh của Công ty liên doanh Đức Việt 68

3.2.1 Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài EFE (External Factors of Environment) 68

3.2.2 Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của Công ty IFE (Internal Factors of Environment) 71

3.2.3 Sử dụng ma trận SWOT để xây dựng các chiến lược kinh doanh 73

3.4 Một số giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh đã lựa chọn 84

3.4.1 Chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing của Công ty liên doanh Đức Việt trong những năm tới 84

3.4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của Công ty liên doanh Đức Việt 85

3.4.2.1 Nâng cao năng suất lao động và đào tạo nguồn nhân lực thay thế 85

3.4.2.2 Chuyển giao công nghệ và đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại 87

3.4.2.3 Huy động và sử dụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả 88

3.4.3 Các chính sách marketing 88

3.4.3.1 Chiến lược sản phẩm 88

3.4.3.2 Xây dựng mức giá bán có tính cạnh tranh 89

Trang 4

3.4.3.3 Tăng cường năng lực hệ thống phân phối và phát triển

marketing hiện đại 89

3.4.3.4 Phát triển thương hiệu sản phẩm của Công ty hướng tới kinh doanh trực tiếp 91

3.3.4 Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường 92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

1 Kết luận: 93

2 Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước: 94

2.1 Về thủ tục hành chính 94

2.2 Về đăng ký kinh doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 95

2.3 Về huy động vốn 95

2.4 Đối với chính quyền địa phương: 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Cấu trúc kênh phân phối của công ty 43

Hình 2.2: Quy trình sản xuất 49

Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức công ty Liên doanh Đức Việt TNHH 56

Hình 2.4: Các qui trình để xử lý nước nước thải của Công ty 63

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và 2008 51

Bảng 3.1: Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài EFE của Công ty liên doanh Đức Việt 70

Bảng 3.2: Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ bên trong IFE của Công ty liên doanh Đức Việt 72

Bảng 3.3: Xây dựng các chiến lược kinh doanh để lựa chọn bằng ma trận SWOT 77

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của Đề tài

Nền kinh tế Việt Nam đang hoà nhập với nền kinh tế thế giới bằng việc gia nhập vào các tổ chức thế giới như WTO, AFTA, APEC …, Việt Nam sẽ

có nhiều thuật lợi nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức Chúng ta được hưởng một số ưu đãi cũng như được ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại nhưng cũng phải thực hiện các cam kết với các tổ chức quốc tế

và thế giới trong đó có vấn đề môi trường Chính vì vậy các công ty ở Việt Nam phải đứng trước bối cảnh kinh doanh đầy cạnh tranh, phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn Việc cạnh tranh ngày càng lan rộng trong môi trường kinh doanh toàn cầu đã nhấn mạnh nhu cầu làm nhiều thứ thật tốt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Xu thế của người tiêu dùng hiện nay là sử dụng những sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà giá cả lại hợp lý, ít gây ô nhiễm cho môi trường Đối với các doanh nghiệp phải thực thi các luật, nghị định bảo vệ môi trường, phí xả thải, rác thải, khí CO2 Hơn nữa, họ phải sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm xuất khẩu Cho nên việc xây dựng chiến lược kinh doanh của các công

ty là hết sức quan trọng Một chiến lược kinh doanh tốt có hiệu quả sẽ đem lại thành công cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển Chiến lược kinh doanh giúp cho các nhà quản trị và nhân viên biết rõ hướng đi và tương lai của doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý gắn quyết định của mình với từng bước đi trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp sao cho có thể tận dụng mội cơ hội và giảm bớt rủi ro từ môi trường kinh doanh đem lại Công

ty liên doanh Đức Việt bằng việc lựa chọn một chiến lược kinh doanh khoa học phù hợp với tình hình mới có tính đến các vấn đề môi trường Chính vì

vậy mà tôi chọn đề tài: “ Phân tích các yếu tố môi trường tác động tới việc lựa chọn chiến lược kinh doanh của Công ty liên doanh Đức Việt ”

Trang 7

2 Mục đích của Đề tài:

Sản phẩm Công ty liên doanh Đức Việt là các thực phẩm được chế biến từ thịt heo chiếm thị phần lớn trên thị trường Hà Nội, là thức ăn nhanh thuận tiện cho người tiêu dùng Để xây dựng là thương hiệu thực phẩm Đức Việt nổi tiếng là sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, ít gây ô nhiễm cho môi trường, được người tiêu dùng lựa chọn, Công ty liên doanh Đức Việt cần nghiên cứu xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp, có tính cạnh tranh cao mà đạt được mục tiêu lợi nhuận của công ty, lợi ích của người tiêu dùng, đảm bảo đến môi trường

3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng các nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh, các phương pháp khoa học thống kê Từ đó soi rọi lý thuyết xây dựng chiến lược kinh doanh có tính đến vấn đề môi trường vào thực tiễn của Công ty liên doanh Đức Việt

4 Kết quả dự kiến đạt được:

- Đưa ra được chiến lược kinh doanh tổng quát nhằm nâng cao năng lực toàn diện cho Công ty liên doanh Đức Việt

- Phân tích những vấn đề môi trường có liên quan trong quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO

DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG

1.1 Khái niệm, yêu cầu và nội dung các bước xây dựng chiến lược kinh doanh

1.1.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh

Cách tiếp cận truyền thống

Xuất phát từ nguồn gốc quân sự, chiến lược kinh doanh đã đi vào đời sống kinh tế trong phạm vi mô cũng như vĩ mô Cho nên chiến lược kinh doanh được hiểu như là “khoa học và nghệ thuật của nhà chỉ huy quân sự trong điều hành việc xây dựng kế hoạch tác chiến những trận đánh có quy mô lớn”

Cách tiếp cận hiện đại

Ngày nay, theo cách tiếp cận hiện đại, các nhà kinh tế học cho rằng

“chiến lược kinh doanh là phương hướng và quy mô của một tổ chức trong dài hạn: chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối

ưu các nguồn lực trong một môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và kỳ vọng của các nhà đầu tư” Nói cách khác, chiến lược kinh doanh

là nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong dài hạn Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những loại hoạt động nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trường đó Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên những thị trường đó Những nguồn lực nào mà doanh nghiệp cần phải có để có thể cạnh tranh được Những nhân tố từ môi trường bên trong, bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong

và ngoài doanh nghiệp cần là gì?

Trang 9

Chiến lược kinh doanh gồm 3 giai đoạn:

1 Giai đoạn xây dựng và lựa chọn chiến lược

2 Giai đoạn thực hiện chiến lược

3 Giai đoạn đánh giá và điểu chỉnh chiến lược

Trong đó, giai đoạn xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh là một khâu then chốt và quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đề ra trong một môi trường kinh doanh luôn biến động Chiến lược kinh doanh được xây dựng chính là công cụ sẽ cho biết doanh nghiệp cần tận dụng những cơ hội và hạn chế những nguy cơ từ môi trường bên ngoài như thế nào

để phát huy sức mạnh của mình và hạn chế các điểm yếu nhằm hướng tới các mục tiêu đó của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh là một chương trình hành động tổng quát, đưa ra các quyết định và cách tiệm cận của doanh nghiệp để xác định, thiết kế, tổ chức các phương tiện và nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn và đối phó với những biến đổi của môi trường cạnh tranh Nó xác định các hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp cần tiến hành, đề ra các chính sách và các

kế hoạch cơ bản để đạt được các mục tiêu đó

1.1.2 Yên cầu của chiến lược kinh doanh

Trong quá trình quản trị chiến lược chiến lược kinh doanh phải đáp ứng một số yêu cầu quan trọng:

Thứ nhất, quản trị chiến lược có hiệu quả khi xây dựng chiến lược phải đưa ra các giải pháp phát huy các thế mạnh và hạn chế các điểm yếu của doanh nghiệp để tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Thứ hai, chiến lược kinh doanh cần xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu đó

Trang 10

Thứ ba, chiến lược kinh doanh phải dự đoán được sự thay đổi môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ tư, chiến lược kinh doanh cần ngắn gọn, súc tích, và đơn giản Thứ năm, khi xây dựng chiến lược kinh doanh cần tính đến những phương án dự phòng, phải có những phản ứng kịp thời với những thay đổi của môi trường kinh doanh

Thứ sáu, chiến lược kinh doanh cần tận dụng được những cơ hội do môi trường bên ngoài doanh nghiệp mang lại

1.1.3 Nội dung các bước xây dựng chiến lược kinh doanh

Quản trị chiến lược là quá trình thực hiện “các quyết định chiến lược”, quá trình quản trị chiến lược hoàn chỉnh bao gồm các bước sau:

Bước 1: Sứ mạng và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

Bước 2: Phân tích môi trường kinh doanh vĩ mô của doanh nghiệp Bước 3: Phân tích môi trường ngành

Bước 4: Phân tích nội bộ doanh nghiệp

Bước 5: Phân tích các chiến lược kinh doanh cơ bản trong thực tiễn

1.2 Sứ mạng và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

Sứ mạng của doanh nghiệp là tuyên bố của doanh nghiệp về mục đích của doanh nghiệp trong dài hạn Nó đưa ra triết lý kinh doanh, các nguyên tắc kinh doanh và sự tin tưởng vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Nó xác định đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp là gì và sẽ được tiến hành như thế nào, để phục vụ đối tượng nào, hướng phát triển của doanh nghiệp trong các năm tới

1.3 Phân tích môi trường kinh doanh vĩ mô của doanh nghiệp

1.3.1 Môi trường kinh tế

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động trên thế giới vì đã có những thay đổi rất lớn trong chính sách kinh tế Từ năm

Trang 11

2001 đến nay trải qua hai kế hoạch 5 năm ( 2001-2005) và (2006- 2010), nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tự to lớn và nổi bật: tăng trưởng kinh tế nhanh (có năm đứng thứ 2 thế giới về tăng trưởng kinh tế chỉ sau Trung Quốc); mức thu nhập của người dân, mức sống ngày càng được nâng cao và ổn định; môi trường xã hội ngày càng phát triển văn minh hiện đại đặc biệt là những thành phố lớn Cùng với những thay đổi đó thì thói quen tiêu dùng của người dân đặc biệt là tiêu dùng sản phẩm liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày như thực phẩm cũng thay đổi Thu nhập đầu người bình quân của Việt Nam liên tục tăng, như năm

2007 thu nhập bình quân trung bình 640USD/1 người/năm, con số này ở khu vực đô thị là 1000-1900 USD/1người/năm Đồng thời sự phát triển kinh tế mãnh liệt đó, tốc độ đô thị hoá và lối sống công nghiệp hoá, văn minh hiện đại đã tác động trực tiếp thói quen tiêu dùng Một xu thế cho thấy là người tiêu dùng ngày càng mong muốn có nhiều sản phẩm sạch, sản phẩm thân thiện với môi trường ra đời

Nền kinh tế Việt Nam có thể phát triển nhanh và mạnh như vậy là do có chính sách đổi mới kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường Tháng 11-2006 Việt Nam đánh dấu bước hội nhập nền kinh tế thế giới bằng việc được kết nạp là thành viên chính thức WTO Theo lộ trình cam kết, thị trường của Việt Nam sẽ mở cửa tự do, môi trường kinh tế của Việt Nam sẽ được điều tiết theo quy luật kinh tế thị trường Các thành phần kinh tế trước kia được Nhà nước bảo hộ, thị trường không có tính cạnh tranh quyết liệt cho đến nay buộc phải thay đổi chính sách kinh doanh kiểu cũ của mình bằng các chính sách chiến lược kinh doanh mới, nhằm đối mặt với môi trường kinh tế

có sức cạnh tranh khốc liệt Sự phát triển nền kinh tế đã kéo theo hàng loạt sự thay đổi, rất nhiều doanh nghiệp không chịu đổi mới, không tuân theo quy luật thị trường đã mất đi tính cạnh tranh và lần lượt phá sản hoặc ở tình trạng

Trang 12

suy thoái Chính vì vậy sự phát triển mạnh của nền kinh tế vừa là cơ hội vừa

là sức ép rất lớn đã buộc các doanh nghiệp xây dựng chính sách kinh doanh phù hợp với yêu cầu thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh mới có thể đứng vững, tồn tại và phát triển

Như vậy môi trường kinh tế Việt Nam đang ở mức phát triển mạnh, được điều tiết bởi nền kinh tế thị trường đã trở thành cơ hội cũng như sức ép đối với các doanh nghiệp, trong môi trường kinh tế đó, để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp buộc phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường Năng lực cạnh tranh chính là yếu tố sống còn của doanh nghiệp trong môi trường kinh tế hiện nay

1.3.2 Môi trường chính trị, pháp luật

Về thể chế chính trị, Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có

sự ổn định nhất thế giới Đánh giá này đã đem lại cho Việt Nam lòng tin, và nhiều cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài Yếu tố chính trị được các nhà đầu tư cho là rất nhạy cảm và tạo ra sự an tâm khi đầu tư, chính vì vậy thể chế chính trị Việt Nam ổn định là tiền đề rất lớn để thu hút và phát triển kinh tế Khi đầu tư trong môi trường chính trị ổn định, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm triển khai các công cụ kinh doanh, tăng cường đầu

tư, đồng thời tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được phát triển

Về pháp luật, nhà nước Việt Nam liên tục đưa ra các chính sách cải cách pháp lý phù hợp, có lộ trình cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho giới đầu tư nhất

là khu vực đầu tư có yếu tố nước ngoài Hành lang pháp lý ngày càng thông thoáng, thủ tục hành chính được cải thiện đã tạo niền tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt trong lộ trình cam kết khi gia nhập WTO Việt Nam cam kết từ 1-1-

2009 thị trường sản xuất và tiêu dùng được hoàn toàn mở rộng đối với các doanh nghiệp liên doanh Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát

Trang 13

triển đúng nghĩa theo xu hướng tất yếu của nó tuy nhiên sự cam kết này đã đưa ra thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp liên doanh sản xuất khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ăn nhanh nước ngoài nhiều kinh nghiệm, tài chính mạnh, quy mô kinh doanh lớn và rất lớn Chính vì vậy, hàng lang pháp luật vừa là điều kiện thuận lợi vừa tạo nên sức

ép, buộc các doanh nghiệp liên doanh phải nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình trên mọi mặt Trong đó đứng vai trò là một doanh nghiệp liên doanh, Công ty liên doanh Đức Việt đã và đang tích cực đưa thị phần chiếm

ưu thế của mình trên thị trường

1.3.3 Môi trường Văn hoá – Xã hội

Là một đất nước có truyền thống văn hoá Á Đông lâu đời, các phong tục tập quán lối sống từ lâu được định hình và tồn tại cho tới ngày nay, do vậy lối sống và ứng xử văn hoá có ảnh hưởng rất lớn đến thói quen tiêu dùng Văn hoá xã hội trong nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đã tạo mức thu nhập người dân rất lớn, lối sống hiện đại ngày càng trở thành thói quen của người dân Nhu cầu, thói quen và thị hiếu tiêu dùng thay đổi, chất lượng hàng hoá đòi hỏi cao, tiện lợi đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường sản xuất thức ăn nhanh Trong đó đặc biệt là sản phẩm xúc xích rất tiện ích và phù hợp với các lứa tuổi

1.3.4 Môi trường cạnh tranh

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam đang trở thành thị trường giàu tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đặc biệt là thức ăn nhanh Tuy sự phát triển mạnh mẽ này mang lại cho những nhà đầu tư rất nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh nhưng cũng đem lại thách thức cạnh tranh tàn khốc, những rủi ro cạnh tranh đem lại do có yếu tố đầu tư nước ngoài xâm nhập thị trường

Trang 14

1.3.5 Môi trường khoa học công nghệ

Sự phát triển mạnh mẽ của môi trường khoa học công nghệ tác động đến hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi, nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức và đe doạ đến sự tồn tại và phảt triển của nhiều doanh nghiệp Các doanh nghiệp phải nhận biết và khai thác những công nghệ phù hợp để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình trên thị trường Sự phát triển của nó không chỉ dừng lại ở một quốc gia hay một khu vực Một công nghệ mới không chỉ được áp dụng trong một ngành mà có thể áp dụng ở nhiều ngành khác nhau Cũng như mọi sản phẩm khác công nghệ cũng có chu

kỳ sống của nó Khi áp dụng một công nghệ tiên tiến các doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý đến giới hạn tiến bộ của nó và các công nghệ khác có thể thay thế nó để sản phẩm của mình không bị lạc hậu trực tiếp hoặc gián tiếp Kinh nghiệm cho thấy nhiều doanh nghiệp rất thành công với công nghệ hiện đại nhưng khi bước sang thời kỳ bão hoà trong chu kỳ sống của công nghệ đó lại gặp rất nhiều khó khăn để đối phó với những giải pháp công nghệ mới thay thế Việc đầu tư mạnh vào một công nghệ nhanh chóng lạc hậu là một vấn đề mạo hiểm Bởi vậy khi áp dụng một công nghệ mới các doanh nghiệp phải chủ trọng đến việc phân tích dự báo khả năng biến động của công nghệ, giới hạn tiềm năng của công nghệ đó và khả năng thay thế của công nghệ khác hiện đại hơn

1.3.6 Môi trường tự nhiên

Khí hậu, không khí, nguồn nước, tài nguyên là các yếu tố tự nhiên rất nhạy cảm đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào, có tác động đến các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm thì nhân tố khí hậu, độ ẩm

có vai trò cực kỳ quan trọng vì nó liên quan đến việc sử dụng nguyên liệu, phụ gia cho sản phẩm và tạo nên yếu tố độc đáo riêng có của doanh nghiệp

Trang 15

xem xét dưới góp độ lợi thế so sánh Nhận biết rõ về điều kiện khí hậu, độ ẩm trong không khí thay đổi theo mùa, tạo nên sản phẩm có cá biệt hoá, có sức cạnh tranh cao về mọi mặt Các sản phẩm nhanh hỏng dưới tác động của không khí độ ẩm chắc chắn không được xã hội chấp nhận Bởi vậy các nhà quản trị cần phân tích sâu sắc các yếu tố của môi trường tự nhiên trước khi đưa ra quyết định

1.4 Phân tích môi trường ngành theo Michael Porter

Môi trường ngành là môi trường bên ngoài doanh nghiệp nhưng lại tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, gồm 5 yếu tố cơ bản là: Khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, nhà cung cấp các đầu vào cho sản xuất, đối thủ cạnh tranh, các đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế Để xây dựng một chiến lược cạnh tranh thắng lợi các nhà quản trị phải phân tích chúng một cách sâu sắc và toàn diện Bởi chỉ có thật hiểu biết chúng thì doanh nghiệp mới nhận thức được mặt mạnh và mặt yếu của mình để từ đó đưa ra các đối sách thích hợp tận dụng các cơ hội và né tránh các nguy cơ do môi trường ngành đem lại Đó cũng là 5 thế lực thường xuyên gây sức ép lên doanh nghiệp Doanh nghiệp chỉ dành được thắng lợi khi chế ngự được mối tương quan lực lượng giữa doanh nghiệp và các thế lực đó

Theo Michael Porter, nắm được chiến lược cạnh tranh ngành thì phải

trả lời câu hỏi, chúng ta có thể cạnh tranh trong ngành gì? Đó là câu hỏi mà bất kỳ công ty, địa phương hay quốc gia nào cũng phải đối mặt Câu hỏi này

của mỗi doanh nghiệp được Michael Porter trả lời khái quát: Điều đó phụ thuộc vào cấu trúc ngành và vị thế tương đối trong ngành Sự phân tích

được đơn giản hóa đến cực độ khi ông đưa ra mô hình 5 yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của một ngành đối với doanh nghiệp:

Trang 16

1.4.1 Phân tích vai trò của khách hàng

Khách hàng có một quyền năng đặc biệt đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào Họ có thể là người sử dụng cuối cùng nhưng cũng có thể là các doanh nghiệp khác có nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp đó và có khả năng thanh toán Khách hàng đóng một vai trò trung tâm trong việc phân tích chiến lược của doanh nghiệp Họ là người mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Có thể coi họ là một phần của doanh nghiệp Sự trung thành của khách hàng mang đến cho doanh nghiệp một thế lợi lớn Sự trung thành đó thường được hình thành trên những mối liên hệ cảm tính mà một doanh nghiệp khác mới xâm nhập khó có thể dỡ bỏ Nhìn chung, đó là kết quả của một chiến lược cạnh tranh khác biệt hoá sản phẩm thành công, làm thoả mãn được nhu cầu của khác hàng thậm chí hơn cả sự mong muốn của họ Mục tiêu của chiến lược cạnh tranh khác biệt hoá sản phẩm là thông qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ, hình thức mẫu mã cũng như giá trị tăng thêm của sản phẩm

để kéo độ co dãn của cầu theo giá xuống nhằm tạo ra một không gian giá tựa độc quyền (quasi-monopoly) cho doanh nghiệp Khi sản phẩm đã được khác biệt hoá sẽ làm tăng vị thế của doanh nghiệp, bởi vì khách hàng sẽ rất tốn kém cho việc chuyển sang mua sản phẩm của nhà cung cấp khác

Tạo được sản phẩm cá biệt hoá đồng nghĩa với việc tạo nên thị trường thuộc về người Bán (Đây là vị thế lý tưởng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trên thương trường) Mặt khác khách hàng cũng có thế tạo ra sức ép gây khó khăn và làm giảm bớt lợi nhuận của doanh nghiệp Thế mạnh thương lượng của khách hàng có được do một trong các điều kiện sau:

- Trên thị trường chỉ có một hoặc hai nhóm khách hàng lớn nhưng có nhiều người bán tạo ra độc quyền mua ("Monopson") Đây là tình thế bất lợi cho doanh nghiệp vì thì trường lúc này thuộc về người mua

Trang 17

- Khách hàng mua một lượng lớn hàng hoá của doanh nghiệp Khi khách hàng mua nhiều họ có thể gây sức ép trong việc thương lượng giá cả đối với doanh nghiệp

- Mức độ chuẩn hoá của sản phẩm cao Dó đó sản phẩm tương đối đồng nhất nên khách hàng dễ dàng lựa chọn một nhà cung cấp khác đồng thời ít gây tốn kém trong việc chuyển đổi này, từ đó sẽ làm tăng vị thế của khách hàng

- Khách hàng không thật nhạy cảm đối với chất lượng hàng hoá họ mua, họ sẽ không sẵn sàng trả giá cao hơn cho dù sản phẩm được coi là có chất lượng tốt hơn Do vậy cần thiết phải có những biện pháp quảng bá tiếp thị, hội thảo, thuyết trình giới thiệu sản phẩm theo hướng đào tạo cung cấp nhưng thông tin cập nhất về chất lượng trong nước và quốc tế cho khách hàng

Gây dựng lòng tin cho khách hàng là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp Doanh nghiệp cần có những mối liên hệ sau bán hàng với khách hàng thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Hội nghị khách hàng, nhóm khách hàng trọng điểm, chăm sóc khách hàng…Tuy nhiên việc coi "khách hàng là thượng đế" chỉ có nghĩa khi nó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

1.4.2 Phân tích vai trò của nhà cung ứng

Nhà cung ứng là các cá nhân hay doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các nguồn đầu vào cho doanh nghiệp như: Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nhân công, vốn…Tương tự như phân tích khách hàng, bây giờ chỉ khác là vị trí của doanh nghiệp là khách hàng, doanh nghiệp cần khai thác triệt để những lợi thế của khách hàng đã phân tích ở trên Các nhà cung ứng cũng có thể gây

áp lực mạnh đối với hoạt động của doanh nghiệp Nói chung doanh nghiệp cần một nguồn cung ứng đầu vào ổn định, giá cả và chất lượng hợp lý để hàng hoá của mình có khả năng cạnh tranh trên thị trường Cho nên mối quan hệ với nhà cung ứng thường là mối quan hệ làm ăn hữu hảo và lâu dài

Trang 18

Đối với nhà cung ứng vật tư thiết bị máy móc: Trước khi lựa chọn nhà cung ứng chính thức cần phân tích các yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp như uy tín và thành tích của nhà cung ứng đó trong quá khứ và hiện tại, giá cả và chất lượng hàng hoá, điều kiện và thời gian đặt hàng cũng như giao hàng, khoảng cách vận chuyển hàng…cố gắng phát hiện ra các chi tiết có thể giảm chi phí cho các đầu vào này của doanh nghiệp

Với cộng đồng tài chính: Doanh nghiệp cần xác định vị thế của mình so với các thành viên khác trong cộng đồng Doanh nghiệp cần xem xét lại giá trị

cổ phiếu của doanh nghiệp, khả năng thanh toán và vốn lưu động của mình, các điều kiện cho vay của chủ nợ và khả năng kéo dài ngân khoản cũng như thời hạn cho vay

Với nguồn lao động: Đây cũng là một yếu tố chính yếu trong môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp xem xét khả năng của mình để thu hút các lao động trẻ có trình độ chuyên môn là năng lực Ở nước

ta đây là một lợi thế so sánh lớn vì giá cả nhân công lao động vào mức thấp nhất thế giới, độ tuổi còn trẻ nên có thể tiếp thụ các tri thức mới nhanh nhạy hiệu quả

1.4.3 Phân tích khả năng của đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh thường là mối đe dọa chủ yếu đến sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn thị trường đã bão hoà và có những chướng ngại cản trở việc rút lui khỏi thị trường của các doanh nghiệp trong ngành Bởi vậy việc phân tích các đối thủ cạnh tranh là hết sức quan trọng Doanh nghiệp phải biết số lượng các đối thủ cạnh tranh, cường độ cạnh tranh cũng như tốc độ tăng trưởng ngành kinh doanh, tỉ trọng vốn cố định của các đối thủ cạnh tranh, các mục tiêu và các chiến lược kinh doanh cũng như các đối sách mà các đối thủ cạnh tranh đang sử dụng, khả năng các đối thủ cạnh tranh thay đổi chiến lược như thế nào, kết quả tài chính và vị trí trên thị

Trang 19

trường cũng như tiềm năng tài chính của họ Nên chọn ra một số đối thủ cạnh tranh quan trọng nhất rồi so sánh với khả năng cạnh tranh của mình theo các tiêu thức như: Mẫu mã sản phẩm, khả năng cung cấp, nghệ thuật và kỹ thuật phục vụ khách hàng, bảo hành, mật độ phân phối, giá cả sản phẩm, quảng cáo, trợ giúp bán hàng, sự thi đua của nhân viên bán hàng, chất lượng sản phẩm, tiềm năng phát triển, sự linh hoạt, doanh thu, lợi nhuận, thị phần…khi dánh giá cần lưu ý rằng những điểm kém hơn vẫn có thể tạo ra các chiến lược kinh doanh khác nhau và không được gộp tất cả chúng lại thành điểm yếu của doanh nghiệp Chẳng hạn sản phẩm rẻ hơn thì không nhất thiết đòi hỏi chất lượng phải tuyệt hảo Đồng thời xem xét họ có nhận định như thế nào về đối thủ khác, khả năng thích ứng đối với những thay đổi liên quan đến từng lĩnh vực hoạt động và khả năng chịu đựng của họ với các cuộc cạnh tranh kéo dài Doanh nghiệp cần phải có hồ sơ về từng đối thủ cạnh tranh với thông tin hợp pháp và được cập nhật thường xuyên Việc hiểu biết sâu sắc các đổi thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp đề ra các đối sách thích hợp và các thay đổi chiến lược cần thiết để đạt được mục tiêu của mình

1.4.4 Phân tích khả năng của các đối thủ tiềm ẩn mới

Đối thủ tiền ẩn mới là các doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh trong ngành hoặc có ý định thâm nhập thị trường, chưa có đe doạ trực tiếp đến lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp nhưng có khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh làm cản trở đến lợi ích của doanh nghiệp trong tương lai Một vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm là điểm mạnh của các đối thủ tiềm ẩn mới ở chỗ họ thường có tiềm năng mạnh về tài chính và công nghệ mới Tuy doanh nghiệp

có vị thế cạnh tranh hơn họ nhưng cũng cần có các biện pháp đối phó như:

- Tạo ra rào cản sự xâm nhập của họ từ bên ngoài như: Các lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn, chi phí chuyển đổi mua hàng của khách hàng cao do việc chuyên biệt hoá sản phẩm, các ưu thế tạo ra giá thành thấp do nguồn cung ứng thuận lợi…

Trang 20

- Trong trường hợp cần thiết, quay trở lại liên kết với các đối thủ cạnh tranh để bảo vệ thị trường của mình

1.4.5 Phân tích khả năng của sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là các sản phẩm của những thị trường khác nhưng có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường như sản phẩm chính Sự tồn tại của sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

Nó làm cho độ co dãn chéo theo giá luôn dương, tức là nếu giá của sản phẩm chính tăng lên sẽ làm cho cầu của sản phẩm thay thế tăng lên Sản phẩm thay thế sẽ khống chế không gian giá của thị trường sản phẩm chính Các sản phẩm thay thế thường là kết quả của các cuộc bùng nổ công nghệ Để tránh tụt hậu trên thị trường, ngoài việc phân tích các quan hệ về giá của sản phẩm thay thế, doanh nghiệp cần đầu tư thích đáng các nguồn lực của mình trong chiến lược kinh doanh cho việc nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm tạo

ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường

1.5 Phân tích các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.5.1 Chiến lược, chính sách kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp trên sản xuất và phân phối trên thị trường muốn đạt được mục tiêu thị trường cũng như lợi nhuận trong thời gian ngắn cũng như dài hạn đều phải có chiến lược và chính sách kinh doanh xuyên suốt, phù hợp với điều kiện cạnh tranh của thị trường cũng như khả năng của doanh nghiệp Nếu chiến lược chính sách kinh doanh phù hợp, đúng đắn sẽ là kim chỉ nam xuyên suốt cho toàn bộ các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh, nếu chiến lược chính sách sai lầm sẽ làm cho doanh nghiệp đi sai hướng và gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh ,nếu nghiêm trọng sẽ có thể dẫn đến thất bại hoàn toàn

Trang 21

1.5.2 Khả năng tài chính

Bất kỳ một doanh nghiệp nào đều phải có khả năng tài chính, nếu khả năng tài chính mạnh thì mới có thể tổ chức một cách quy mô, hiện đại, mới có khả năng chịu được các rủi ro về tài chính trong quá trình phát triển kinh doanh Trong thị trường biến động, khả năng tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng

nó đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp và thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp khác Tài chính sẽ đảm bảo tất cả các hoạt động, các chương trình, các chính sách của doanh nghiệp được thực hiện nhằm chiếm lĩnh thị trường mục tiêu Do đó khả năng tài chính cũng là số đo quan trọng về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trương bán lẻ

Ngoài khả năng về tài chính, việc sử dụng và huy động các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp là nội dung rất quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nếu huy động và sử dụng nguồn lực tài một cách hợp lý sẽ tạo ra hiệu quả kinh doanh rất lớn, giảm thiểu chi phí tăng năng suất hiệu quả sử dụng đồng vốn, tăng cường khả năng cạnh tranh

1.5.3 Chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ quá trình chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai (Beng, Fisher & dornhusch, 1995) Nguồn nhân lực, theo GS Phạm Minh Hạc (2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định sự thành bại trọng kinh doanh Để vận hành bộ máy kinh doanh bắt buộc phải có hệ thống nhân lực Nhân lực đóng vai trò then chốt trong mắt xích thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh Do vậy chất lượng nguồn nhân lực tốt sẽ tạo ra nội lực mạnh mẽ, sự nối kết giữa các khâu kinh doanh sẽ được điều hành chặt chẽ, linh hoạt phục vụ mục tiêu cho toàn bộ doanh nghiệp Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là mục tiêu hàng đầu, là điều kiện cho sự

Trang 22

tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào trên thị trường Chất lượng nguồn nhân lực của một doanh nghiệp là chỉ tiêu vô cùng quan trọng để đánh giá năng lực doanh nghiệp cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thị trường Đối với doanh nghiệp sản xuất và phân phối liên doanh chất lượng nguồn nhân lực thể hiện cơ bản bởi các nội dung đó là tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý của hệ thống nhân sự và sự phối hợp hợp tác Tính chuyên nghiệp thể hiện nắm vững các quy trình sản xuất Trình độ quản lý thể hiện khả năng triển khai các hoạt động của cả bộ máy sản xuất và phân phối Sự phối hợp hợp tác thể hiện ở sự thống nhất, cầu thị cùng vươn tới mục tiêu chung của cả hai bên

1.5.4 Khả năng tổ chức nhân sự và quản lý kinh doanh

Khi đã có một đội ngũ nhân sự nhất định, doanh nghiệp phải biết cách tổ chức nhân sự hợp lý thành một hệ thống vận hành và điều hành trong các khâu nhằm tiến hành các hoạt động kinh doanh Khả năng tổ chức nhân sự không chỉ tổ chức thành bộ máy có đầy đủ ban ngành, vị trí mà khả năng này còn yêu cầu sử dụng con người hợp lý ở góc độ trình độ từng cá nhân Để sử dụng cao nhất khả năng nhân sự phải có sự tổ chức bộ máy nhân sự hợp lý, hoạt động nhịp nhàng thông suốt và phải đặt các cá nhân có trình độ, kinh nghiệm, khả năng khác nhau phù hợp với yêu cầu của từng công việc như vậy mới tối đa hoá lợi ích của nhân lực, công việc yêu cầu mới đạt được hiệu quả mong muốn

Trình độ quản lý kinh doanh yêu cầu bộ máy kinh doanh hoạt động làm sao chặt chẽ, nhịp nhàng và hiệu quả nhất Trình độ kinh doanh phản ánh khả năng điều hành bộ máy kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không, nếu trình độ quản lý kinh doanh cao, có hệ thống, có nguyên tắc, có khoa học sẽ là yếu tố nội lực tạo nên sức cạnh tranh và hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường, ngược lại nó sẽ làm suy giảm nghiêm trọng, gây tổn thương các

Trang 23

nguồn lực và suy yếu khả năng cũng như hiệu quả cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp

1.5.5 Sản phẩm, giá cả và các hình thức tổ chức kênh phân phối

Trong hoạt động của thị trường, sản phẩm và giá luôn được khách hàng chú ý nhiều nhất, và nó có ảnh hưởng rất lớn tính quyết định trong việc quyết định mua sắm của người tiêu dùng

Sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm bao gồm chất lượng, thương hiệu, hình thức của sản phẩm họ dự định mua và đi liền đó là giá cả của sản phẩm đó có phù hợp với túi tiền của họ hay không Trong nền kinh tế hiện nay nhiều khi giá cả không còn là yếu tố dẫn đến quyết định mua hàng mà chất lượng hoặc thương hiệu mới là yếu tố quyết định Đây là thói quen mới

về tiêu dùng mà bất cứ doanh nghiệp sản xuất phân phối nào cũng nhận thấy Hình thức phân phối hiện nay là yếu tố quyết định đến việc hấp dẫn khách hàng đến mua hàng, thói quen tiêu dùng truyền thống với việc phải mất rất nhiều thời gian từ đi chợ đến chế biến sản phẩm, rồi nấu ăn ta mới có được một món ăn ưa thích Nay nhờ ra đời sản phẩm Fasfood (trong đó có xúc xích) tiện ích đã giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian trong cuộc sống ngày càng bận rộn và sôi động như hiện nay Đây là loại hình thức tiêu dùng ngày càng được ưu chuộng các đô thị lớn

Việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm là yếu tố rất quan trọng để chiếm được sự ưa thích và thay đổi được thói quen tiêu dùng Bằng các phương tiện thông tin đại chúng hoặc phát tờ rơi, hoặc khảo sát, thăm dò thị trường về sản phẩm này trên thị trường Chính vì thế Marketing là công cụ hỗ trợ của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ bán hàng, triển khai mục tiêu thị trường Chiến lược Marketing đóng vai trò quan trọng, là chìa khoá để đưa khách hàng đến với doanh nghiệp bằng các chiến lược hỗ trợ cụ thể Một doanh nghiệp trong thị trường sản xuất và phân phối phải thông qua các chiến lược marketing mới có thể chinh

Trang 24

phục thu hút khách hàng, là công cụ để giành thị phần mục tiêu, là phương tiện đưa hình ảnh doanh nghiệp đến với khách hàng, là vũ khí để cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ khác

Do đó việc xác định tổ chức hình thức phân phối, quảng bá sản phẩm, thực hiện tốt chiến lược Marketing theo xu hướng của xã hội, phù hợp mục tiêu thị phần được doanh nghiệp lựa chọn xây dựng và phát triển sẽ tạo ra các

cơ hội cạnh tranh thị phần sản phẩm của doanh nghiệp đối với các đối thủ khác

1.5.6 Kế hoạch và mục tiêu thị phần hướng tới

Doanh nghiệp sản xuất và phân phối phải có kế hoạch và mục tiêu thị phần hướng tới để đưa ra các phương án nhằm đạt được các mục tiêu thị phần

đó Việc xác định đối tượng khách hàng, thị phần có thể thâm nhập giành giật

sẽ là con đường để doanh nghiệp bán lẻ xây dựng các kế sách, chiến lược cũng như tổ chức nhằm đạt được thị phần mục tiêu đó

Việc xác định thị phần của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nó dựa vào xu hướng thị trường cung như các khả năng nội tại, nếu việc xác định đúng đắn doanh nghiệp sẽ đạt có những phương án kinh doanh hợp lý nhằm giành được thị phần chi phối, nâng cao được vị thế cạnh tranh Ngược lại việc xác định sai không phù hợp với các điều kiện chủ quan và khách quan thì không những doanh nghiệp không đạt được thì phần mong muốn mà còn làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp có thể dẫn đến thất bại do tính cạnh tranh khốc liệt của thị trường bán lẻ hiện nay

1.5.7 Văn hoá Công ty

Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá ứng xử giữa các thành viên trong công

ty đồng thời là văn hoá của các thành viên đối với khách hàng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp bán sản xuất và phân phối sản phẩm là mặt hàng thực phẩm liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng

Trong các doanh nghiệp, văn hoá công ty tạo còn tạo ra chính thương

Trang 25

hiệu công ty đó đối với khách hàng Hiện nay, văn hoá công ty còn được xem như yếu tố căn bản tạo nên sự khác biệt của thương hiệu, thước đo của văn hoá công ty chính là sự hài lòng của khách hàng, cách hành xử của nhân viên khi tiếp xúc với phong cánh văn hoá đó Văn hoá công ty đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hình ảnh, phong cách của công ty đối với khách hàng,

có ảnh hưởng tới sự trở lại của khách hàng những lần sau

1.5.8 Trình độ công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất không những lên chất lượng sản phẩm, đảm bảo được các cam kết trong nước cũng như quốc tế về môi trường mà còn giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý giám sát chặt chẽ trong các khâu, tiết kiệm được nhân sự Do đó việc áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và phân phối là vô cùng cấp thiết, nó còn thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty trên thị trường, là điều kiện cần để nâng cao chất lượng, phục vụ chất lượng cạnh tranh của doanh nghiệp đó

1.6 Hoạt động sản xuất và vấn đề môi trường

1.6.1 Tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường không khí

Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra

sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi

Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào Môi trường khí quyển đang

có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng

Trang 26

Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng

Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, đã gây hiệu ứng nhà kính Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%,, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%

Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes) Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C (G.I.Plass),

và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C

Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40 °C Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng

Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí Có thể chia ra thành nguồn

tự nhiên và nguồn nhân tạo

Trang 27

 Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí

 Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí

 Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v Các loại bụi, khí này đều gây

ô nhiễm không khí

Nguồn nhân tạo:

Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:

 Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí

 Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió

Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người

Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch viêm vùng họng, đau ngực, tức thở

Trang 28

1.6.2 Tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần

xã sống trong đất

Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số

và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng

Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị cũng ảnh hưởng đến các tính chất vật lý và hoá học của đất Những tác động về vật lý như xói mòn, nén chặt đất và phá huỷ cấu trúc đất do các hoạt động xây dựng, sản xuất và khai thác mỏ Các chất thải rắn, lỏng và khí đều có tác động đến đất Các chất thải

có thể được tích luỹ trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường

Người ta phân chia các chất thải gây ô nhiễm đất làm 4 nhóm: Chất thải xây dựng, chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải hoá học và hữu cơ

 Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thuỷ tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tông, trong đất rất khó bị phân huỷ

 Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như Chì, Kẽm, Đồng, Ni ken, Cadimi thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp Các kim loại này tích luỹ trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ

Trang 29

 Các chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện, các khu vực khai thác than, các khu vực nhà máy điện nguyên tử, có khả năng tích luỹ cao trong các loại đất giàu khoáng sét và chất mùn

Các chất thải gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, mầu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hoá chất Nhiều loại chất hữu cơ đến từ nước cống, rãnh thành phố, nước thải công nghiệp được sử dụng làm nguồn nước tưới trong sản xuất cũng là tác nhân gây ô nhiễm đất

Dân số trên trái đất tăng lên, đòi hỏi lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều và con người phải áp dụng những phương pháp để tăng mức sản xuất và cường độ khai thác độ phì của đất Những biện pháp phổ biến nhất là:

 Tăng cường sử dụng các chất hoá học trong nông, lâm nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ

 Sử dụng các chất tăng cường sinh trưởng để có lợi cho việc thu hoạch

 Sử dụng công cụ và kỹ thuật hiện đại

 Mở rộng mạng lưới tưới tiêu

Tất cả các biện pháp này đều tác động mạnh đến hệ sinh thái và môi trường đất:

 Làm đảo lộn cân bằng sinh thái do sử dụng thuốc trừ sâu

 Làm ô nhiễm môi trường đất do sử dụng thuốc trừ sâu

 Làm mất cân bằng dinh dưỡng

 Làm xói mòn và thoái hoá đất

 Phá huỷ cấu trúc của đất và các tổ chức sinh học của chúng do sử dụng các thiết bị, máy móc nặng

 Làm mặn hoá hay chua phèn do chế độ tưới tiêu không hợp lý

Trang 30

1.6.3 Tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường nước

Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:

"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã"

Hay nói cách khác, ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất

Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín Do lượng muối khoáng

và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông

Ô nhiễm nước được phân chia thành 2 dạng:

Có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng

Có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước

Trang 31

Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý

Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng

Trang 32

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐỨC VIỆT

2.1 Tổng quan về Công ty liên doanh Đức Việt

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty

2.1.1.1 Giới thiệu công ty

Tên công ty: Công ty Liên doanh Đức Việt trách nhiệm hữu hạn

Tên viết tắt: Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH

Tên giao dịch quốc tế: Duc-Viet Joint-venture Company limited

Địa chỉ: Khu công nghiệp Phố Nối, xã Tân Lập, huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên Điện thoại: (+84)0321.970229/230 Fax: (+84)0321.970233

Văn phòng giao dịch

Văn phòng chính: Toà nhà Seaprodex 20 Láng Hạ, Hà Nội

Điện thoại: (+84)04.9437631/9435410 Fax: (+84)04.8226962

Văn phòng miền Trung: 39 Phan Thanh, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng Văn phòng miền Nam: 190B Võ Văn Tần, Q.3, TP Hồ Chí Minh

Email: dvco-ltd@hn.vnn.vn

Website: www.thucphamducviet.vn

Logo:

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

a Hình thành công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ Đức Việt

Công ty TNHH Đức Việt được thành lập vào năm 2000, theo giấy phép

đăng ký kinh doanh tại sở KHCN & MT, ngày 14 tháng 7 năm 2000 Công

Trang 33

ty có tên giao dịch là Công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ Đức Việt Tên giao dịch quốc tế là Duc-Viet service trading and producing company limited

Tháng 7 năm 2000, ông Mai Huy Tân – hiện là Tổng giám đốc công ty – nhận được giấy phép đầu tư do sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp, cho phép xây dựng nhà máy để sản xuất ra xúc xích và các sản phẩm thịt Một nhà xưởng nhỏ, diện tích gần 150 m2

đã được xây dựng ở địa bàn quận Thanh Xuân để sản xuất xúc xích theo công nghệ Đức

Ngày 7/9/2000, chiếc xúc xích đầu tiên được sản xuất theo công nghệ

xúc xích nổi tiếng của xứ Thueringen (Đức) ra lò, phục vụ cho những người Đức đang sống ở Hà Nội, những người Hà Nội đã từng sống ở Đức và các khách hàng trung lưu trở lên khác

Tuy nhiên, suốt năm đầu, công ty bị thua lỗ do không cạnh tranh được với

xúc xích nhập ngoại mặc dù giá chỉ bằng 1/6 và các loại xúc xích nội địa khác

Chiến lược và kế hoạch kinh doanh thay đổi Đến cuối năm 2001, đầu năm 2002, doanh thu của công ty tăng 100%, đạt được điểm hòa vốn Năng

lực và địa vị cạnh tranh của xúc xích Đức Việt được nâng lên đáng kể

b Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH

Đến tháng 10 năm 2002, công ty Liên doanh Đức Việt TNHH chính

thức được thành lập theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Bên Việt Nam là Công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ Đức Việt (Tên giao dịch quốc tế: Duc – Viet servive, trading and producing company limited), trụ sở tại 33 phố Huế, Hoàn Kiếm, Hà Nội Bên nước ngoài là công

ty CBV Michel Campioni Gmbh, trụ sở đặt tại Goethestrasse 65, 99096 Erfurt, Cộng hòa Liên bang Đức Doanh nghiệp liên doanh được thành lập có tên gọi là:

Trang 34

CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỨC VIỆT TNHH

Tên giao dịch quốc tế: DUC – VIET JOINT – VENTURE COMPANY

LIMITED

Công ty mới được thành lập không những có dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại của Cộng hòa Liên bang Đức mà còn có sự quản lý và giám sát của các chuyên gia Đức nên hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao hơn rõ rệt

Nhận thấy nhà xưởng ở Thanh Xuân không còn đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đầu năm 2003, Tổng Giám đốc Mai Huy Tân cùng ông Michel Campioni (đại diện phần vốn phía Đức) quyết định đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thịt và thực phẩm tại khu công nghiệp Phố Nối, xã Tân Lập, huyện Yên Mĩ, Hưng Yên Giấy phép đầu tư số 019.GPĐT – HY được cấp ngày 30/6/2003 Nhà máy được xây dựng trên diện tích 3,6 ha, tổng vốn đầu tư là

1.800.000 USD đã được khánh thành ngày 12/2/2004

Ngày 15/3/2004, công ty tiếp tục đầu tư hơn 2 triệu USD lắp đặt dây

chuyền sản xuất theo công nghệ Đức với sản lượng 15 tấn/ngày Từ đây tới cuối năm 2005, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng kể như hoàn tất, hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào tăng trưởng ổn định

Ngày 12 tháng 01 năm 2006, công ty Đức Việt nhận chứng chỉ quản lý

vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và các điểm

kiểm soát tới hạn) Hệ thống HACCP cho các phân xưởng chế biến đã được

Công ty kiểm định TUV Rheinland (CHLB Đức) thẩm định, đánh giá và cấp chứng chỉ Hệ thống HACCP cho phân xưởng giết mổ được BM Trada (Vương quốc Anh) cấp chứng chỉ Đây là chứng chỉ bảo đảm cho người tiêu dùng biết chắc rằng mình đang sử dụng một sản phẩm an toàn cho sức khỏe

Tháng 12 năm 2005 và tháng 12 năm 2006, sản phẩm của Công ty

Đức Việt được người tiêu dùng bầu chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2006 và 2007 trong lĩnh vực thực phẩm khô

Trang 35

Tháng 10 năm 2006, do yêu cầu của sự phát triển, công ty mở thêm văn

phòng tại địa chỉ số 14 ngõ 4 đường Kim Đồng Hà Nội Văn phòng 3 tầng với đầy đủ cơ sở vật chất này là nơi làm việc của khối kinh doanh của công ty

Tháng 8 năm 2008, toàn bộ khối văn phòng, khối kinh doành của Công

ty được chuyển về địa chỉ 20 Láng Hạ với diện tích mặt bằng rộng hơn và cơ

sở vật chất khang trang hơn

Ngày 7 tháng 8 năm 2010, trong Chương trình Tôn vinh Thương hiệu

Việt, công ty Đức Việt là 1 trong 13 công ty đã vinh dự được trao Cúp “Tự hoà thương hiệu Việt” Sản phẩm của Đức Việt đã đáp ứng được tiêu chí: Sản phẩm có chất lượng tốt; được nhiều người bình chọn; mẫu mã đẹp, giá cả hợp

lý, thân thiện với môi trường; doanh nghiệp chất hành tốt mọi chủ trương,

chính sách của Nhà nước

Ngày 2 tháng 9 năm 2010, Công ty Đức Việt vinh dự ở trong Top 200

doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu được trao giải thưởng Sao vàng Đất Việt 2010

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh

2.1.2.1 Sản phẩm của Công ty

Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH hoạt động trong ngành thực phẩm,

cụ thể hơn, đó là sản xuất và kinh doanh thực phẩm chế biến và thịt heo an toàn Các dòng sản phẩm chủ yếu của Đức Việt như sau:

Trang 36

 Các sản phẩm chế biến từ thịt lợn khác: pate gan, jăm bông hấp, jăm bông giò, jăm bông đùi hong khói…

 Các gia vị: mù tạt cay, mù tạt mật ong, mù tạt tiêu đen…

 Các sản phẩm tươi sống (thịt heo an toàn): thăn heo, thịt ba rọi, thịt nạc vai, sườn non, thịt chân giò, đùi heo nguyên xương, sườn cốtlết, tim heo, bầu dục heo, heo nguyên tảng…

2.1.2.2 Chức năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty Đức Việt thực hiện chức năng sản xuất cơ bản là giết mổ lợn (theo dây chuyền công nghệ hiện đại) và chế biến thịt và thực phẩm an toàn Chức năng kinh doanh là tiêu thụ sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu sang các thị trường như châu Âu, Nhật Bản, ASEAN… Trong những năm tới, công ty sẽ đầu tư mở rộng tổ hợp TRANGINCOM, tổ chức sản xuất từ chế biến thức ăn chăn nuôi, hệ thống trang trại chăn nuôi quy

mô công nghiệp, đến hệ thống giết mổ, pha lọc, chế biến, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, phân phối, bán hàng

Nhiệm vụ:

 Thực hiện chức năng sản xuất và kinh doanh

 Đóng góp cho Ngân sách Nhà nước

 Tạo công ăn việc làm cho các lao động

 Đóng góp cho các hoạt động xã hội

 Đảm bảo sức khỏe và quyền lợi cho người tiêu dùng

2.1.3 Sứ mạng và mục tiêu chiến lược của công ty

Sứ mạng và mục tiêu định vị của Công ty liên doanh Đức Việt là biến Đức Việt trở thành thương hiệu của thực phẩm có mùi vị ngon, an toàn, vì thế câu slogan được công ty sử dụng đó là “Thực phẩm Đức Việt vừa ngon vừa lành” Đây là một câu logo dễ nhớ, thân thiện, không những thể hiện được định vị của công ty mà còn tạo được sự tin cậy của người tiêu dùng Một triết

Trang 37

lý kinh doanh cũng được công ty truyền thông tới khách hàng và mọi công chúng là “Thịt và thực phẩm sạch vì sức khỏe và tuổi thọ con người”, song song với triết lý đó là phương châm hành động “Sạch từ trang trại tới bàn ăn” Với những phương châm, triết lý đó, công ty đã xây dựng rất thành công đặc tính “an toàn” của sản phẩm Đức Việt vì trong đó không chứa chất bảo quản

và phẩm màu, quy trình sản xuất của Công ty theo chu trình khép kín Ngoài mục đích tôn chỉ trên, Công ty tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, sẽ xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, đưa công ty thành một tổ hợp công nghiệp chế biến nông sản gắn với nông nghiệp sinh thái trong những năm gần đây Hơn nữa, Công ty tiếp tục đóng góp vào ngân sách nhà nước, địa phương, xây dựng các quỹ tình nghĩa, các hoạt động từ thiện thiết thực cho cộng đồng, cụ thể là người dân xã Tân Lập, huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên

2.2 Phân tích môi trường vĩ mô của Công ty

Các môi trường vĩ mô chủ yếu ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là môi trường kinh tế, môi trường pháp luật và môi trường công nghệ; bên cạnh đó, môi trường nhân khẩu học, môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa cúng có ảnh hưởng không nhỏ

2.2.1 Môi trường kinh tế

Sản phẩm của công ty Đức Việt vốn là các sản phẩm thực phẩm liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người tiêu dùng, vì thế, môi trường kinh tế ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của toàn ngành nói chung và công ty nói riêng

Cách đây khoảng 10 đến 20 năm, khi nền kinh tế trong nước còn chưa mấy phát triển, đời sống nhân dân còn khó khăn, việc chi tiêu tập trung chủ yếu vào những sản phẩm thiết yếu phục vụ ăn, ở, mặc, và những thực phẩm là thức ăn nhanh có vẻ cao cấp như xúc xích, thịt sạch ít được quan tâm Khi nền kinh tế đã phát triển hơn, nhu cầu tiêu dùng bây giờ không còn là “ăn no mặc

Trang 38

ấm” nữa mà đã chuyển sang “ăn ngon, mặc đẹp”, đồng thời, để tiết kiệm thời gian, người ta sử dụng nhiều hơn thực phẩm chế biến, đó là cơ hội cho sự phát triển ngành Bên cạnh đó, kinh tế phát triển, nhu cầu của con người cũng tăng lên, họ đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, đặc biệt là yêu cầu an toàn thực phẩm, vì thế, sản phẩm của Đức Việt, đặc biệt là sản phẩm thịt heo an toàn, có cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh hơn nữa

Sự phân hóa thu nhập sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu thị trường của công ty

Ở Việt Nam có sự khác biệt khá rõ nét giữa cư dân nông thôn và thành thị Những người có thu nhập cao tập trung phần lớn ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, và ở trung tâm của các tỉnh Vì thế hiện tại thị trường của công ty tỷ lệ chiếm phần nhiều tập trung ở các thành phố lớn và các thành phố, thị xã trung tâm; ở các tỉnh lẻ, vùng sâu, vùng xa tỷ lệ chiếm ít hơn Xu hướng giảm bớt phân hóa thu nhập trong tương lai sẽ là cơ hội để thị trường của công ty được mở rộng

Sự lạm phát của nền kinh tế cũng có tác động đáng kể Khi nền kinh tế lâm vào lạm phát, giá cả tất cả các mặt hàng gia tăng khiến cho chi phí sản xuất tăng lên Để bù đắp cho chi phí tăng lên đó, công ty buộc phải tăng giá bán sản phẩm, hành động này sẽ gặp phải phản ứng của người tiêu dùng và sẽ

có ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của công ty

2.2.2 Môi trường luật pháp

Việc thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp liên doanh được quy định chặt chẽ bởi pháp luật Là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công

ty Đức Việt cũng được hưởng nhiều ưu đãi của nhà nước và pháp luật

Những quy định bắt buộc của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm vừa đặt ra cho Đức Việt những thách thức, lại vừa là cơ hội cho công ty, bởi triết lý kinh doanh của công ty chính là “thịt và thực phẩm sạch vì sức khỏe và tuổi thọ con người”, phương châm hành động là “Sạch từ trang trại tới bàn ăn”

Trang 39

Những ảnh hưởng của môi trường luật pháp còn thể hiện ở những quy định về bảo hộ thương hiệu, về đăng ký thương hiệu chuẩn và việc thực hiện các chương trình marketing Các pano, aphich quảng cáo, các sự kiện phải được tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật, các thông tin trên nhãn mác cũng phải qua kiểm duyệt…

2.2.3 Môi trường công nghệ

Trong thời đại công nghệ phát triển đến chóng mặt như hiện nay, yêu cầu bắt buộc đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp là phải theo kịp tốc độ phát triển đó Với một công ty chế biến thực phẩm như Đức Việt, vấn đề công nghệ được coi như để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm Hiện nay, nhà máy sản xuất của công ty đã được trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại của Đức trong ngành chế biến thực phẩm, từ lò mổ tới thiết bị pha lọc, chế biến Tuy nhiên, công nghệ đó có thể nhanh chóng bị lỗi thời, lạc hậu, vì vậy, quan tâm tới công nghệ mới là việc cần thiết Hơn nữa, những công nghệ, kỹ thuật mới sẽ gợi mở cho công ty những cơ hội về sản phẩm mới, thị trường mới và có thể là hướng đi mới

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của môi trường công nghệ còn thể hiện ở hệ thống thông tin liên lạc của công ty Khi công nghệ viễn thông phát triển, việc liên lạc bằng điện thoại, mạng điện tử, máy fax… làm tăng hiệu quả quá trình thông tin lên rất nhiều Thực tế cho thấy, với mức độ trang bị hiện tại cho thấy công ty đã khai thác hết những tiến bộ công nghệ phổ biến

2.2.4 Những ảnh hưởng khác từ môi trường vĩ mô

Những vấn đề về dân số và con người như quy mô, mật độ dân số, phân

bố dân cư, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, kiểu hộ gia đình… là những vấn đề của môi trường nhân khẩu học có ảnh hưởng quan trọng tới thị trường của công ty Những gia đình có con nhỏ, hay nghề nghiệp là cán bộ công chức, hay những phụ nữ trung tuổi… là đối tượng quan tâm nghiên cứu của công ty

Trang 40

2.3 Phân tích môi trường (vi mô) ngành của Công ty

Ngành chế biến thực phẩm hiện đang là một ngành phát triển rất sôi động Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này, tốc độ phát triển của ngành đã liên tục tăng từ khoảng gần chục năm trở lại đây, và sẽ còn tiếp tục tăng nhanh hơn nữa trong năm 2010

Trước kia, việc sử dụng thực phẩm chế biến không được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng vì lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe (do chất bảo quản trong thực phẩm) hay vì thói quen tự chế biến thức ăn từ nguyên liệu tươi sống, hoặc

vì giá cả của thực phẩm chế biến quá cao… Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, cuộc sống của người tiêu dùng trở nên bận rộn hơn, lúc này tính tiện dụng, tiết kiệm thời gian của thực phẩm chế biến lại trở thành ưu điểm để nó được lựa chọn Đồng thời, khoa học công nghệ phát triển, người tiêu dùng cũng an tâm hơn về tính an toàn của thực phẩm nhờ công nghệ bảo quản chân không, hay đông lạnh… Ngoài ra, thực phẩm chế biến có hương vị, màu sắc rất phong phú, lại có thể an tâm trước những dịch bệnh như lở mồm long móng, cúm gà… (vì thực phẩm chế biến là sản phẩm đã được qua kiểm dịch) Do vậy, thực phẩm chế biến được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn, làm cho thị trường trở nên sôi động Xu hướng trong một vài năm tới, nhu cầu về thực phẩm chế biến an toàn còn tăng mạnh hơn nữa, đồng nghĩa với nó là tốc độ phát triển của ngành ngày một cao, và sẽ càng có nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào

Nếu tập trung vào nhóm ngành thực phẩm chế biến từ thịt cũng vẫn thấy không khí sôi động như toàn ngành thực phẩm chế biến nói chung Các sản phẩm thấy nhiều nhất trên thị trường là xúc xích, thịt nguội, đồ hộp, giò chả, … Chỉ riêng xúc xích đã có đến mấy loại, với rất nhiều nhãn hiệu khác nhau, như xúc xích ăn liền, xúc xích nướng, xúc xích khô, xúc xích tỏi… Người tiêu dùng sử dụng nhiều các sản phẩm loại này vì nhu cầu về thức ăn

có thịt trong bữa ăn là không thể thiếu, những thực phẩm chế biến này vừa an

Ngày đăng: 22/11/2017, 17:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Trung Dũng (2006), Giáo trình Kinh tế môi trường, Nhà xuất bản xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế môi trường
Tác giả: Nguyễn Trung Dũng
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng
Năm: 2006
2. Nguyễn thị Liên Điệp, Phạm Văn Nam (1998), Chiến lược và chính sách kinh doanh. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược và chính sách kinh doanh
Tác giả: Nguyễn thị Liên Điệp, Phạm Văn Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê Hà Nội
Năm: 1998
3. Nguyễn Thành Độ (2002), Quản trị chiến lược trong các công ty kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược trong các công ty kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Thành Độ
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê Hà Nội
Năm: 2002
4. Hoàng Thị Hoan (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp Điện tử Việt Nam, luận văn tiến sĩ trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp Điện tử Việt Nam
Tác giả: Hoàng Thị Hoan
Năm: 2004
5. Phạm Thúy Hồng (2004), Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Phạm Thúy Hồng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
6. Nguyễn Viết Lâm (2004), Nghiên cứu marketing, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu marketing
Tác giả: Nguyễn Viết Lâm
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2004
7. Philip Kotler (2003), Quản trị marketing, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị marketing
Tác giả: Philip Kotler
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê Hà Nội
Năm: 2003
8. Phòng Tài liệu kinh doanh, công ty Liên doanh Đức Việt TNHH, Tài liệu kinh doanh Khác
9. Tài liệu từ một số website thucphamducviet.vn, website congnghemoitruong.vn, website chatthainguyhai.net, website greentechvietnam.com Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w