Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
129,5 KB
Nội dung
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế và hệ thống Ngân hàng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng đã không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định mình là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng sâu sắc của khủng hoảng kinh tế trong hai năm 2011 và 2012 nên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn nhất định, kéo theo sự ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần trong nền kinh tế. Do vậy, trong thời gian tới, để phát huy hơn nữa vai trò của mình và để đáp ứng cho sự phát triển chung của hệ thống Ngân hàng thì việc thực hiện các chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh chắc chắn sẽ được đặt lên hàng đầu đối với các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nói riêng. Việc phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô, vi mô và các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Ngân hàng Đầu tư và phát triển nhằm đưa ra những phương hướng chiến lược đúng đắn, hợp lý góp phần phát triển và khẳng định vị trí của Ngân hàng trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Ngoài phần mở đầu và kết thúc, tiểu luận được chia làm 5 phần như sau: Phần 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phần 2: Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong của Ngân hàng BIDV Phần 3: Phân tích SWOT về BIDV Phần 4: Đề xuất các chiến lược dựa trên phân tích SWOT về BIDV Phần 5: Lựa chọn chiến lược phù hợp nhất. 1. Giới thiệu chung về BIDV Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam Tên gọi tắt: BIDV Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04.2220.5544 Fax: 04. 2220.0399 Email: Info@bidv.com.vn Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh - Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phảm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích. - Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng. - Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc. - Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành… Nhân lực - Hơn 16.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy. Mạng lưới - Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 118 chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới, hàng nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. - Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước… - Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc - Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)… Công nghệ - Luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến. - Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng cộng nghệ thông tin) và nằm trong TOP 10 CIO (lãnh đạo Công nghệ Thông tin) tiêu biểu của Khu vực Đông Dương năm 2009 và Khu vực Đông Nam Á năm 2010. Cam kết - Với khách hàng: BIDV cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp - Với các đối tác chiến lược: Sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”. - Với Cán bộ Công nhân viên:Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Khách hàng - Doanh nghiệp: có nền khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thống các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đoàn, tổng công ty lớn; các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Định chế tài chính: BIDV là sự lựa chọn tin cậy của các định chế lớn như World Bank, ADB, JBIC, NIB… - Cá nhân: Hàng triệu lượt khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ của BIDV Thương hiệu BIDV - Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng. - Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam. - Là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ công nhân viên và của ngành tài chính ngân hàng trong 55 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước. 2. Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài a. Phân tích môi trường kinh tế Việt Nam hiện tại Đối với Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kết quả thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2012 được thể hiện ở một số điểm dưới đây: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - lạm phát đã giảm mạnh so với năm 2011 (đặc biệt trong hai tháng 6 và 7 có mức tăng trưởng âm). So với tháng 12 năm 2011. chỉ số CPI 9 tháng đầu năm 2012 tăng khoảng 5%. Tỷ giá hối đoái ít thay đổi. Thị trường vàng không ổn định, tăng giảm bất thường. Mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm. Cán cân thanh toán quốc tế trong 9 tháng ước thặng dư khoảng8 tỷ USD. Lao động, việc làm trong 9 tháng đầu năm 2012 ước giải quyết được khoảng 1.165 nghìn lao động, tăng khoảng 3,3% so với cùng kỳ năm 2011 và đạt 72,8% kế hoạch năm 2012. Số doanh nghiệp mới thành lập trong khoảng 10 tháng đầu năm 2012 đạt hơn 46.000 doanh nghiệp (giảm khoảng 12% so với cùng kỳ năm 2011. Số doanh nghiệp đã giải thể và dừng hoạt động trong 9 tháng đầu năm 2012 là hơn 35.483 doanh nghiệp (tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2011). Thu Ngân sách Nhà Nước đến 15 tháng 8 năm 2012 đạt 418 nghìn tỷ đồng (56,5% dự toán, tăng 1,7% so cùng kỳ 2011) Chi Ngân sách Nhà Nước tính đến 15 tháng 8 năm 2012 đạt 534 nghìn tỷ đồng (59,1% dự toán tăng 18,6% so cùng kỳ 2011). Tổng đầu tư xã hội ước 9 tháng đầu năm 2012 đạt 708,6 nghì tỷ đồng, bằng 35,2% GDP và tăng 8,6% so cùng kỳ năm 2011. Xuất khẩu 9 tháng 2012 ước đạt 82 tỷ USD (tăng 16,4% so cùng kỳ năm 2011). Nhập khẩu ước đạt 82,5 tỷ USD (tăng 5% so cùng kỳ năm 2011). Như vậy nhập siêu khoảng 0,5 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trong 8 tháng đầu năm 2012 đạt 8,5 tỷ USD, bằng 66,1% cùng kỳ năm 2011. Đầu tư trực tiếp thực hiện 8 tháng đầu năm 2012 đạt 7,28 tỷ USD, bằng 99,7% cùng kỳ năm 2011. Như vậy, so với mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6 - 6,5% thì năm 2012 sẽ là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam không đạt kế hoạch như đã dự kiến. b. Phân tích môi trường ngành tài chính hiện tại Chính sách tiền tệ tại Việt Nam đã được Ngân hàng Nhà nước xác định là chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, nhằm kiểm soát lạm phát góp phần tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu đề ra, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, cụ thể: Về điều hành lãi suất: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chính sách lãi suất thả nổi nhưng có kiểm soát thông qua các cơ chế về lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu, tái chiết khuất, lãi suất cơ bản… Nghiệp vụ chiết khấu và tái cấp vốn: hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại bên cạnh nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng liên doanh theo hạn mức chiết khấu để đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng và can thiệp những trường hợp khủng hoảng thanh toán mang tính hệ thống. c. Phân tích môi trường ngành ngân hàng hiện nay Môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng bắt đầu khởi động từ những năm 2001, và thực sự trở nên sôi động từ những năm 2006 khi Việt Nam gia nhập WTO. Có nhiều ngân hàng nước ngoài được thành lập tại Việt Nam như HSBC, ANZ, Deutsche Bank Vietnam, Citibank , các ngân hàng liên doanh như IVB, VRB, SVB Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần mới được thành lập và nâng cấp như Techcombank, VIB, bắt đầu nâng cao năng lực cạnh tranh để thâm nhập và mở rộng thị phần thông qua việc mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, cạnh tranh giá. Một số ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ bắt đầu triển khai các sản phẩm dịch vụ tiền gửi tại Việt Nam để cạnh tranh với các ngân hàng Việt Nam trong các lĩnh vực huy động. Các ngân hàng quốc doanh như VCB, INCOMBANK đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao vị thế cạnh tranh thông qua cải tiến thái độ phục vụ, chất lượng dịch vụ. Cạnh tranh của các ngân hàng thương mại thường có xu hướng tập trung vào các yếu tố như khác biệt hoá về sản phẩm và dịch vụ, sự tập trung vào những phân Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng BIDV giai đoạn 2013-2017 khúc hợp lý với mạng lưới tạo được sự thuận lợi cao nhất cho các khách hàng mục tiêu, và chi phí thấp được hình thành từ sự tiết kiệm chi phí do quản lý tốt và ứng dụng công nghệ. Cạnh tranh của BIDV với các ngân hàng cụ thể ở những nội dung sau: Cạnh tranh trong hoạt động cho vay Canh tranh trong hoạt động huy động vốn Cạnh tranh trong sự đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ Cạnh tranh trong đổi mới công nghệ Cạnh tranh trong chất lượng dịch vụ, mạng lưới giao dịch Cạnh tranh trong giá cả của sản phẩm, dịch vụ Cạnh tranh về nguồn nhân lực d. Các yếu tố khác Yếu tố chính trị - pháp lí Sự thay đổi luật pháp luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho các pháp nhân kinh tế, do vậy sự thay đổi này ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của ngân hàng. Hợp đồng tín dụng là hợp đồng có thời hạn và được ký kết trước hoặc sau khi có văn bản pháp luật ban hành và có hiệu lực, do vậy nếu nội dung một hợp đồng tín dụng ký kết trước khi văn bản pháp luật ban hành mà trái với nội dung của văn bản pháp luật đó thì rất dễ dàng nhận lấy rủi ro. Đối với doanh nghiệp nếu bị một văn bản pháp luật chi phối các hành vi hợp đồng mà họ đã ký kết thì nhất định việc kinh doanh của họ sẽ gặp nhiều khó khăn và những khó khăn này sẽ dẫn đến việc họ sẽ không trả được nợ cho ngân hàng. Môi trường pháp lý còn gây rủi ro cho ngân hàng khi môi trường pháp lý đó chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh, phát sinh nhiều chi phí do thủ tục tố tụng kéo dài. Ví dụ: Như việc phát mãi tài sản thế chấp hiện nay, để có thể phát mãi một tài sản thế chấp đòi hỏi khá nhiều thủ tục, thời gian, chi phí mà ngân hàng phải nhận chịu rủi ro rất nhiều. Hoặc luật không giải thích một cách đầy đủ gây khó khăn trong việc thực hiện tạo rủi ro cho ngân hàng. Chẳng hạn, với hợp đồng có tài sản thế chấp, khi khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng chỉ có quyền nhận lấy tài sản thế chấp để trừ nợ (gán nợ) hoặc phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ, thiếu hay đủ ngân hàng cũng phải chịu? Ngoài Pháp lệnh ngân hàng và các văn bản liên quan, việc thực hiện và giải quyết các hợp đồng tín dụng khi đáo hạn còn chịu sự chi phối của Bộ Luật dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (26.03.94), Pháp lệnh thi hành án (17.04.93), Luật Phá sản Doanh nghiệp Do đó khi nợ đáo hạn, nếu con nợ mất khả năng chi trả hoặc cố tình trốn tránh thanh toán nợ thì ngân hàng chỉ có con đường hợp pháp duy nhất là khởi kiện trước tòa án có thẩm quyền. Vấn đề tố tụng trước tòa án hiện nay thường kéo dài qua nhiều giai đoạn làm mất nhiều thời gian, dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho con nợ có ý đồ, đồng thời gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Thời gian tố tụng kể từ khi khởi kiện cho đến khi có quyết định của tòa án có hiệu lực thi hành rồi đến khi phát mãi được tài sản thu hồi được nợ thường kéo dài gần một năm, chưa kể trường hợp tòa có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo điều 38 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. Tình trạng này thường làm cho ngân hàng phải chịu đọng vốn trong lúc ngân hàng phải chịu lãi suất cho người gửi. Đây là một thiệt hại lớn cho ngân hàng chưa kể các chi phí phát sinh trong thủ tục tố tụng. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đặc biệt là chính sách lãi suất, chính sách tín dụng đều có liên quan và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động ngân hàng. Khi ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất có thể dẫn đến các ngân hàng thương mại không thu hút được vốn tiền mặt và có thể mất khả năng thanh toán. Trong các tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khủng hoảng nợ công tại Châu Âu tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế cả nước nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Tăng trưởng kinh tế trong 3 tháng đầu năm chỉ đạt 4,0% (cùng kỳ đạt 5,57%), hàng tồn kho tăng cao (tính đến ngày 01/3/2012, hàng tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 34,9% so với cùng kỳ năm trước, một số ngành còn ở mức trên 50% như sản xuất sắt, thép, xi măng, thuốc lá…), lạm phát diễn biến phức tạp và khó lường. Trước những khó khăn thách thức từ môi trường bên trong và bên ngoài nền kinh tế, với chủ trương, giải pháp đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai đồng bộ, quyết liệt có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng kết hợp chính sách tài khoá thắt chặt, chính sách tỷ giá hợp lý nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối, thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng được cải thiện, lãi suất cho vay được giảm dần, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn phục vụ nhu cầu sản xuất-kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/1/2012 của Chính phủ. Kết quả sau hơn 10 tháng triển khai tích cực các giải pháp nên trên, lạm phát được kiểm soát ở mức hợp lý, cân đối vĩ mô từng bước được cải thiện, tỷ giá USD/VND ổn định, thanh khoản hệ thống ngân hàng được đảm bảo. Yếu tố công nghệ Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và công nghệ viễn thông ở Việt Nam trong những năm gần đây là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho việc phát triển công nghệ ngân hàng. Thêm nữa, với định hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước sẽ hứa hẹn sự phát triển mạnh trong môi trường công nghệ. Yếu tố văn hóa xã hội Khi xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày được nâng cao thì những thói quen của người dân cũng dần thay đổi. Trong những năm gần đây đã có sự thay đổi đáng kể của người dân trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Người dân đã tăng dần nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ATM, phương thức chuyển tiền quan ngân hàng để phục vụ công việc thanh toán. Tuy nhiên, vẫn còn có một tỷ lệ lớn người dân có thói quen giữ tiền mặt và vàng tại nhà thay vì gửi tại ngân hàng. Những yếu tố về văn hoá – xã hội có những ảnh hưởng rõ ràng đến việc phát triển của ngành ngân hàng. Yếu tố nguồn nhân lực của xã hội Nguồn nhân lực ở Việt Nam có xu hướng được cải thiện cả về chất lượng và số lượng. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, dự báo Việt Nam vẫn sẽ thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này chắc chắn có tác động trực tiếp đến ngành ngân hàng. 3. Phân tích các yếu tố môi trường bên trong Ngân hàng BIDV a. Phân tích nguồn nhân lực Nguồn nhân lực ở Việt Nam có xu hướng được cải thiện cả về chất lượng và số lượng. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, dự báo Việt Nam vẫn sẽ thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này chắc chắn có tác động trực tiếp đến ngành ngân hàng. Đặc biệt, hiện nay, BIDV đã xây dựng trường đào tạo nghiệp vụ ngân hàng cho cán bộ ngân hàng của BIDV nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ của BIDV. b. Phân tích khả năng tài chính Nhu cầu vốn của BIDV qua các giai đoạn tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh, mức vốn hiện có. Kế hoạch tăng vốn của BIDV sẽ gắn với nhu cầu vốn cần thiết đảm bảo hoạt động kinh doanh ngân hàng theo thông lệ khu vực và quốc tế, cụ thể: đảm bảo hệ số vốn cấp 1/TTSCRR trên 8% (theo thông lệ quốc tế). Đến 31/12/2010, hệ số CAR theo chuẩn mực quốc tế là 8,27%. Theo quyết định 2124/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 v/v phê duyệt phương án Cổ phần hóa BIDV: Vốn điều lệ làm căn cứ phát hành: 28.251.382 triệu đồng. Phát hành năm 2012: o Sau khi IPO và bán ưu đãi cho cán bộ công nhân viên, công đoàn: 7% (IPO tối thiểu 3%, bán ưu đãi cán bộ công nhân viên 1%, bán cho tổ chức công đoàn tối đa 3%). Vốn điều lệ sau IPO tăng khoảng 2.000 tỷ. [...]... tóm tài sản giá rẻ, đa dạng hóa đầu tư của các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh Thách thức bị mua bán sáp nhập của ngân hàng yếu kém cũng chính là cơ hội cho các ngân hàng lớn trong nước tham gia thâu tóm các ngân hàng khác để nâng cao tiềm lực tài chính và nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động, quy mô khách hàng Mặt khác, quá trình tái cơ cấu cũng có thể là yếu tố tích cực với các ngân hàng. .. vùng sâu, vùng xa… c Phân tích thương hiệu Với gần 50 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, BIDV là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng Ngoài ra, Ngân hàng BIDV còn được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt... nhiều yếu kém của hệ thống ngân hàng Việt Nam khi không phải tất cả các ngân hàng đều đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước đúng hạn, một số văn bản đã phải sửa đổi hoặc lùi thời hạn để tạo điều kiện cho các ngân hàng chấp hành đúng quy định đã đặt ra o Thiếu hụt sản phầm dịch vụ và nhân sự: do thị trường tài chính tại Việt Nam còn khá non trẻ nên các ngân hàng (kể cả ngân hàng nội và ngân hàng. .. bố thông tin IPO) Chính vì vậy, BIDV là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ nhân viên và của ngành tài chính ngân hàng trong 50 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển Đất nước d Phân tích chất lượng dịch vụ Hiện tại, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ như sau: Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống... tổng hợp các phương pháp nghiên cứu luận cứ và thực tiễn, tiểu luận đã đạt được một số kết quả sau: phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài, môi trường ngành cũng như đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, đồng thời đề xuất một số chiến lược ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển bền vững của Ngân hàng trong tương... định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự án, chương trình lớn của Đất nước 4 Đề xuất chiến lược dựa vào phân tích SWOT về BIDV a Đánh giá SWOT của BIDV Điểm mạnh (Strength ) của BIDV o BIDV là một trong những Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam; có tầm ảnh hưởng rộng trên thị trường tài chính - ngân hàng o Thương hiệu lâu đời và quy mô vững chắc cùng quan hệ tốt với các cơ quan quản lý Nhà... (Threads) - Phân chia lại thị phần - Giải quyết tình trạng nợ trong thị trường tài chính xấu - Cơ hội khẳng định - Áp lực tái cơ cấu thương hiệu của các ngân - Áp lực nâng cao năng hàng vừa và nhỏ lực tài chính - Thiếu hụt sản phẩm dịch vụ và nguồn nhân lực chất lượng cao Điểm mạnh (Strengths) - Ngân hàng lâu đời uy - Trong tình hình hiện - Năng lực tài chính và tín với khách hàng nay, BIDV có thể... khía cạnh Ngân hàng Nhà nước đưa họ trở về đúng thị trường và lĩnh vực kinh doanh mà họ có vốn lợi thế Thị trường hiện nay ít có sự phân biệt rõ ràng giữa các ngân hàng yếu kém và ngân hàng nhỏ Do đó, khi các ngân hàng nhỏ thực sự phát huy được thế mạnh trong đúng lĩnh vực kinh doanh của mình thay vì đầu tư dàn trải chạy đua phát triển những sản phẩm tương tự nhau như trên thị trường, thì đây chính là... nhất a Chiến lược trong ngắn hạn Trong thời điểm hiện tại, các ngân hàng cần phải đặt vấn đề xử lý nợ xấu lên hàng đầu Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng có đủ năng lực quản lý và năng lực tài chính để giải quyết vấn đề khó khăn này Chính vì vậy, hiện tại cần lựa chọn chiến lược kết hợp S và O, vừa kết hợp những điểm mạnh nổi trội của ngân hàng để tận dụng những cơ hội mà các ngân hàng nhỏ khác không... không có Hiện tại, BIDV nên giải quyết tốt các khoản nợ xấu để tiếp tục duy trì hoạt động của ngân hàng, đồng thời nâng cao thương hiệu của ngân hàng trong mắt của khách hàng Thực chất, chiến lược này có giá trị trong dài hạn, nhưng vấn đề giải quyết nợ xấu là cấp thiết nên ngân hàng có thể tận dụng vấn đề này để xây dựng hình ảnh trong tương lai b Chiến lược trong dài hạn Trong dài hạn, BIDV cần tập trung . luận được chia làm 5 phần như sau: Phần 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phần 2: Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong của Ngân hàng BIDV Phần 3: Phân. và của ngành tài chính ngân hàng trong 55 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước. 2. Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài a. Phân tích môi trường kinh tế. cao. Điều này chắc chắn có tác động trực tiếp đến ngành ngân hàng. 3. Phân tích các yếu tố môi trường bên trong Ngân hàng BIDV a. Phân tích nguồn nhân lực Nguồn nhân lực ở Việt Nam có xu hướng