CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU Mang thai và sinh con là thiên chức cao quý của người phụ nữ. Trong những năm gần đây, kinh tế–xã hội Việt Nam có những bước phát triển mới, vấn đề sức khoẻ cũng ngày càng được quan tâm. Đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em. Mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con. Bộ y tế khuyến nghị rằng, mỗi lần mang thai, phụ nữ phải được khám thai ít nhất ba lần. Lần khám thai đầu tiên vào ba tháng đầu, lần thứ hai vào ba tháng giữa và lần thứ ba vào ba tháng cuối [4]. Khi có thai, các bà mẹ tìm hiểu các thông tin chính xác thông qua các phương tiện thông tin. Các bà mẹ quan tâm, chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mẹ và con khi mang thai đến khi sinh. Các bà mẹ biết khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ, nghĩ ngơi và ăn uống nhiều hơn so với bình thường. Vậy mà, ngày nay có quá nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong vấn đề sinh nở, ảnh hưởng đến quá trình sinh ngả âm đạo. Tỷ lệ mổ lấy thai đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới. Mexico là nước có tỷ lệ mổ lấy thai cao nhất theo khảo sát vào năm 2007, 2008 là 43,9%, Italy là 39,8%, Hàn Quốc là 35,3%, Mỹ là 31,8%. [33] Ở Việt Nam, tỷ lệ mổ lấy thai cũng khá cao và tăng dần hàng năm. Ở Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh từ giữa thập kỷ 50 đến hết thập kỷ 60, tỷ lệ mổ lấy thai khoảng 9%. Những năm đầu thập kỷ 80 tỷ lệ này là 15%. Đến những năm đầu thập kỷ 90 đã lên đến 23% [6]. Theo Vũ Duy Minh (2011) tỷ lệ mổ lấy thai tại bệnh viện Từ Dũ năm 2008 là 46%. [29] Trước sự phát triển vượt bậc của nền y học hiện đại, sản khoa là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Đặc biệt phương pháp mổ lấy thai được bác sĩ chỉ định, khi các trường hợp sinh ngả âm đạo không an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Bà mẹ cần có thời gian lâu hơn để phục hồi sức khỏe và cũng có nhiều nguy cơ xảy ra tai biến nhiều hơn cho cả mẹ và con. Về phía mẹ, sinh mổ mất máu nhiều hơn so với sinh thường, tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, tử cung và bàng quang. Tổn thương các cơ quan như ruột bàng quang, đặc biệt là mổ lấy thai được lặp lại. Quá trình liền sẹo có thể gây đau và tắc ruột sau khi mổ. Tăng thời gian và chi phí nằm viện [23]. Theo nghiên cứu của Trần Sơn Thạch và cộng sự (2007) tại bệnh viện Hùng Vương cho thấy có 6,8% bà mẹ được chẩn đoán là nhiễm trùng tiểu sau mổ lấy thai [25]. Theo nghiên cứu của Lưu Tuyết Minh và cộng sự (2014) tại Bệnh viện Bạch Mai thì tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở bà mẹ sau mổ lấy thai là 13,5% [10]. Theo Lê Thu Đào (2012) tỷ lệ bà mẹ được chăm sóc tốt sau mổ lấy thai là 32%, tỉ lệ này khá thấp so với tỉ lệ bà mẹ chưa được chăm sóc tốt là 68% [8]. Về phía trẻ, trẻ sinh mổ có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém hơn trẻ sinh thường. Do sinh mổ trẻ không tiếp nhận được vi sinh vật có lợi từ ống sinh của mẹ, do đó vi sinh vật có lợi chậm khu trú trong đường ruột cho nên hệ miễn dịch của trẻ phát triển chậm trễ hơn. Trẻ sinh mổ không được bú mẹ ngay sau sinh nên trẻ không tận dụng hết nguồn sữa non quý giá từ mẹ trong những giờ đầu sau sinh. Vì vậy trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh hơn trẻ sinh thường đặc biệt là bệnh hen suyễn, bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Trẻ sinh mổ tăng nguy cơ suy hô hấp gấp 1,9 lần so với trẻ sinh qua ngả âm đạo và gấp 2,5 lần khi chưa có chuyển dạ. [23] Hiện nay cùng với sự gia tăng đáng kể tỷ lệ mổ lấy thai thì vấn đề chăm sóc hậu phẫu và hậu sản của bà mẹ sau mổ lấy thai là vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc chăm sóc như một sản phụ sinh thường, cần có kế hoạch chăm sóc đặc biệt cho bà mẹ và trẻ sơ sinh sau mổ lấy thai nhằm hạn chế các biến chứng, tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và giúp sản phụ sớm trở về với hoạt động bình thường sau sinh mổ. Chăm sóc tốt còn góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, 80% số ca tử vong ở mẹ có thể ngăn chặn được, nếu sản phụ được chăm sóc thiết yếu trong và ngay sau đẻ, được chăm sóc cơ bản. Thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh trong quá trình sinh nở và chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh, có thể làm giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng. Nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra 36% số trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh [28]. Chính vì thế, nghiên cứu tình hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh sau mổ lấy thai là thực sự cần thiết góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện để mang lại sức khỏe tốt nhất cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, xuất phát từ nhu cầu đó đề tài: “Khảo sát tình hình chăm sóc bà mẹ sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, năm 2017” được tiến hành với mục tiêu cụ thể sau: Xác định tỷ lệ bà mẹ sau mổ lấy thai được chăm sóc tốt tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, năm 2017.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA
MÃ SỐ: 51720501
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂM SÓC
BÀ MẸ SAU MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ,
NĂM 2017
MSSV: 13D720501005 LỚP: Đạihọc Điều Dưỡng 8
Cần Thơ, năm 2017
Trang 2TÓM TẮT
Trong những năm gần đây tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng gia tăng ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề chăm sóc hậu phẫu và hậu sản sau mổ lấy thai là thực sự cần thiết Nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc cho bà mẹ sau mổ lấy thai và trẻ sơ sinh, đề tài “Khảo sát tình hình chăm sóc bà mẹ sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, năm 2017” được tiến hành với mục tiêu cụ thể như sau:
Xác định tỷ lệ bà mẹ sau mổ lấy thai được chăm sóc tốt tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, năm 2017
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được tiến hành trên 100 sản phụ sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ Số liệu được thu thập thông qua bộ câu hỏi
đã soạn sẳn
Qua khảo sát kết quả thu được có 57% bà mẹ sau mổ lấy thai được chăm sóc tốt toàn diện về các mặt như dinh dưỡng, vết mổ, vệ sinh cá nhân, tiêu hóa, tiết niệu, chăm sóc trẻ Có 71% bà mẹ sau mổ lấy thai không được cung cấp đủ dinh dưỡng, 30% không cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày 72% bà mẹ có vệ sinh cá nhân sau khi
mổ và 63% có vệ sinh vú trước và sau khi cho trẻ bú 48% trẻ được bú mẹ ngay sau sinh và 34% trẻ được bú mẹ hoàn toàn
Vì vậy, nhân viên y tế quan tâm chăm sóc toàn diện, nâng cao chất lượng chăm sóc mang lại sức khỏe tốt nhất cho bà mẹ và trẻ sơ sinh Bên cạnh đó tăng cường giáo dục sức khỏe, tư vấn nuôi con cho bà mẹ và người nhà
Trang 3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
CAM KẾT, KẾT QUẢ ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 GIẢI PHẪU, SINH LÝ HỆ SINH DỤC NỮ 3
2.2 BỆNH HỌC MỔ LẤY THAI 4
2.3 CHĂM SÓC BÀ MẸ TRƯỚC VÀ SAU MỔ LẤY THAI 5
2.4 SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH MỔ LẤY THAI HIỆN NAY 11
2.5 SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 12
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 13
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.3 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
4.2 THẢO LUẬN 29
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 39
5.1 KẾT LUẬN 39
5.2 ĐỀ XUẤT 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ LỤC A 43
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi 21
Bảng 4.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo khu vực sinh sống 21
Bảng 4.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp 22
Bảng 4.4 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn 22
Bảng 4.5 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc 23
Bảng 4.6 Dấu hiệu sinh tồn của bà mẹ sau mổ lấy thai 23
Bảng 4.7 Biến chứng của bà mẹ sau mổ lấy thai 23
Bảng 4.8 Chăm sóc vết mổ của bà mẹ sau mổ lấy thai 24
Bảng 4.9 Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ sau mổ lấy thai 24
Bảng 4.10 Tình trạng đại tiện của bà mẹ sau mổ lấy thai 25
Bảng 4.11 Màu sắt phân sau khi đi đại tiện của bà mẹ sau mổ lấy thai 25
Bảng 4.12 Tình trạng tiết niệu của bà mẹ sau mổ lấy thai 26
Bảng 4.13 Theo dõi về hô hấp và tuần hoàn của bà mẹ sau mổ lấy thai 26
Bảng 4.14 Chế độ vệ sinh hàng ngày của bà mẹ sau mổ lấy thai 27
Bảng 4.15 Chế độ vận động, nghỉ ngơi và tinh thần của bà mẹ sau mổ lấy thai 27
Bảng 4.16 Thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ sau mổ lấy thai 28
Bảng 4.17 Tư vấn kế hoạch hóa gia đình 28
Bảng 4.18 Thực hành chung trong chăm sóc bà mẹ sau mổ lấy thai 29
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 2.1 Cơ chế thụ tinh 4 Hình 3.1 Sơ đồ khảo sát 19
Trang 6
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
Mang thai và sinh con là thiên chức cao quý của người phụ nữ Trong những năm gần đây, kinh tế–xã hội Việt Nam có những bước phát triển mới, vấn đề sức khoẻ cũng ngày càng được quan tâm Đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ
em Mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con Bộ y tế khuyến nghị rằng, mỗi lần mang thai, phụ nữ phải được khám thai ít nhất ba lần Lần khám thai đầu tiên vào ba tháng đầu, lần thứ hai vào ba tháng giữa và lần thứ ba vào ba tháng cuối [4] Khi có thai, các bà mẹ tìm hiểu các thông tin chính xác thông qua các phương tiện thông tin Các bà mẹ quan tâm, chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mẹ và con khi mang thai đến khi sinh Các bà mẹ biết khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ, nghĩ ngơi và ăn uống nhiều hơn so với bình thường Vậy mà, ngày nay có quá nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong vấn đề sinh nở, ảnh hưởng đến quá trình sinh ngả âm đạo
Tỷ lệ mổ lấy thai đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới Mexico là nước có tỷ
lệ mổ lấy thai cao nhất theo khảo sát vào năm 2007, 2008 là 43,9%, Italy là 39,8%, Hàn Quốc là 35,3%, Mỹ là 31,8% [33]
Ở Việt Nam, tỷ lệ mổ lấy thai cũng khá cao và tăng dần hàng năm Ở Viện bảo
vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh từ giữa thập kỷ 50 đến hết thập kỷ 60, tỷ lệ mổ lấy thai khoảng 9% Những năm đầu thập kỷ 80 tỷ lệ này là 15% Đến những năm đầu thập kỷ 90 đã lên đến 23% [6] Theo Vũ Duy Minh (2011) tỷ lệ mổ lấy thai tại bệnh viện Từ Dũ năm
2008 là 46% [29]
Trước sự phát triển vượt bậc của nền y học hiện đại, sản khoa là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu Đặc biệt phương pháp mổ lấy thai được bác sĩ chỉ định, khi các trường hợp sinh ngả âm đạo không an toàn cho cả mẹ và thai nhi Bà mẹ cần có thời gian lâu hơn để phục hồi sức khỏe và cũng có nhiều nguy cơ xảy ra tai biến nhiều hơn cho cả mẹ và con Về phía mẹ, sinh mổ mất máu nhiều hơn so với sinh thường, tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, tử cung và bàng quang Tổn thương các cơ quan như ruột bàng quang, đặc biệt là mổ lấy thai được lặp lại Quá trình liền sẹo có thể gây đau và tắc ruột sau khi mổ Tăng thời gian và chi phí nằm viện [23] Theo nghiên cứu của Trần Sơn Thạch và cộng sự (2007) tại bệnh viện Hùng Vương cho thấy có 6,8%
bà mẹ được chẩn đoán là nhiễm trùng tiểu sau mổ lấy thai [25] Theo nghiên cứu của Lưu Tuyết Minh và cộng sự (2014) tại Bệnh viện Bạch Mai thì tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở bà mẹ sau mổ lấy thai là 13,5% [10] Theo Lê Thu Đào (2012) tỷ
lệ bà mẹ được chăm sóc tốt sau mổ lấy thai là 32%, tỉ lệ này khá thấp so với tỉ lệ bà mẹ chưa được chăm sóc tốt là 68% [8] Về phía trẻ, trẻ sinh mổ có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém hơn trẻ sinh thường Do sinh mổ trẻ không tiếp nhận được vi sinh vật
có lợi từ ống sinh của mẹ, do đó vi sinh vật có lợi chậm khu trú trong đường ruột cho
Trang 7sau sinh nên trẻ không tận dụng hết nguồn sữa non quý giá từ mẹ trong những giờ đầu sau sinh Vì vậy trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh hơn trẻ sinh thường đặc biệt là bệnh hen suyễn, bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa Trẻ sinh mổ tăng nguy cơ suy hô hấp gấp 1,9 lần so với trẻ sinh qua ngả âm đạo và gấp 2,5 lần khi chưa có chuyển dạ [23] Hiện nay cùng với sự gia tăng đáng kể tỷ lệ mổ lấy thai thì vấn đề chăm sóc hậu phẫu và hậu sản của bà mẹ sau mổ lấy thai là vô cùng quan trọng Bên cạnh việc chăm sóc như một sản phụ sinh thường, cần có kế hoạch chăm sóc đặc biệt cho bà mẹ và trẻ
sơ sinh sau mổ lấy thai nhằm hạn chế các biến chứng, tăng cường sức đề kháng cho trẻ
sơ sinh và giúp sản phụ sớm trở về với hoạt động bình thường sau sinh mổ Chăm sóc tốt còn góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, 80% số ca tử vong ở mẹ có thể ngăn chặn được, nếu sản phụ được chăm sóc thiết yếu trong và ngay sau đẻ, được chăm sóc cơ bản Thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh trong quá trình sinh nở và chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh, có thể làm giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng Nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra 36% số trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh [28] Chính vì thế, nghiên cứu tình hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh sau mổ lấy thai là thực sự cần thiết góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện để mang lại sức khỏe tốt nhất cho bà mẹ và
trẻ sơ sinh, xuất phát từ nhu cầu đó đề tài: “Khảo sát tình hình chăm sóc bà mẹ sau
mổ lấy thai tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, năm 2017” được tiến
hành với mục tiêu cụ thể sau:
Xác định tỷ lệ bà mẹ sau mổ lấy thai được chăm sóc tốt tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, năm 2017
Trang 8CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 GIẢI PHẪU, SINH LÝ HỆ SINH DỤC NỮ
2.1.1 Giải phẫu cơ quan sinh dục nữ
Cơ quan sinh dục của nữ gồm: cơ quan sinh dục trong (buồng trứng, vòi tử cung,
tử cung và âm đạo) và bộ phận sinh dục ngoài (âm hộ, âm vật, ngoài ra còn có vú là tuyến tiết sữa trong thời kỳ nuôi con) [7], [17]
Tuyến vú được xem như là cơ quan sinh dục thứ hai của người phụ nữ và là nguồn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Đầu của núm vú có nhiều lỗ nhỏ là lỗ tiết của các ống tiết sữa Các tuyến sữa là loại tuyến chùm, tạo thành các tiểu thùy Nhiều tiểu thùy hợp thành các thùy Mỗi vú có khoảng 15–20 thùy, mỗi thùy đỗ ra núm vú bởi một ống tiết sữa Ở quầng vú, các ống tiết sữa nở rộng ra tạo thành xoang sữa là nơi sữa được gom vào để chuần bị cho một bữa bú [7], [12], [17]
Cơ quan sinh dục trong gồm: 2 buồng trứng là tuyến vừa ngoại tiết (tiết ra trứng) vừa nội tiết (tiết ra nội tiết tố nữ quyết định giới tính sinh dục phụ) 2 vòi tử cung để dẫn trứng về buồng tử cung, tử cung là cơ quan chứa thai và đẩy thai ra ngoài, âm đạo
là đường dẫn thai ra ngoài từ tử cung Bộ phận sinh dục ngoài gồm âm hộ là cơ quan giao hợp của nữ, âm vật tương đương dương vật ở nam và lỗ niệu đạo [7], [17], [26]
2.1.2 Sinh lý của bà mẹ khi mang thai
Thụ tinh là sự kết hợp giữa một tế bào đực là tinh trùng với một tế bào cái là noãn để thành một tế bào có khả năng phát triển rất nhanh gọi là trứng
- Tinh trùng: từ tế bào mầm của tinh hoàn qua giảm phân 2 lần tạo thành tinh trùng có 22 NST thường và 1 NST giới tính X hoặc Y
- Noãn bào: từ những tế bào mầm từ buồng trứng tạo thành noãn nguyên bào
- Cơ chế thụ tinh: tinh trùng đến 1/3 ngoài của vòi trứng, vây quanh noãn bào rồi bám vào màng trong suốt của noãn bào do sự liên quan lý hóa giữa men fertilyzin của vùng màng trong suốt và các men ở đầu tinh trùng Tinh trùng thụ tinh, khúc giữa và khúc cuối tiêu đi Đầu tinh trùng chui qua noãn bào tử thành tiền nhân đực có n NST Lúc ấy noãn bào cũng đã phóng ra cực đầu II để trở thành tiền nhân cái cũng có n NST Nếu tinh trùng thụ tinh mang NST giới Y, sẽ tạo thành một tế bào hợp nhất mang XY, sẽ là thai trai Tinh trùng mang NST giới tính X sẽ tạo thành một tế bào hợp nhất mang XX, sẽ là thai gái [6], [21]
Trang 9Hình 2.1 Cơ chế thụ tinh (Sinh lý học, 2011 [21])
- Sự làm tổ của trứng: trứng thụ tinh di chuyển vào buồng tử cung mất từ 4 đến 6 ngày Trứng thường làm tổ ở vùng đáy tử cung và ở mặt sau nhiều hơn mặt trước
- Sự phát triển của trứng và phần phụ của trứng: sau khi thụ tinh, trứng phân chia
rất nhanh để cấu tạo thành thai nhi và phần phụ của thai nhi để giúp cho sự phát triển của thai Quá trình phát triển của trứng chia làm 2 thời kỳ: Thời kỳ sắp xếp tổ chức (bắt đầu từ lúc thụ tinh tới hết tháng thứ 2) và thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức (từ tháng thứ
ba đến khi đủ tháng) [6], [21]
2.2 BỆNH HỌC MỔ LẤY THAI
2.2.1 Định nghĩa mổ lấy thai
Mổ lấy thai là trường hợp thai và phần phụ của thai được lấy ra khỏi tử cung qua đường rạch của thành tử cung và đường rạch của thành bụng Định nghĩa này không bao hàm mở bụng lấy thai trong trường hợp chửa trong ổ bụng và vở tử cung thai đã nằm trong ổ bụng [9], [19]
2.2.2 Chỉ định mổ lấy thai
2.2.2.1 Chỉ định mổ lấy thai từ phía mẹ
Do bàng quang–âm đạo, trực tràng–âm đạo mới được phẫu thuật tạo hình
Ung thư cổ tử cung tại chỗ hoặc xâm lấn
Cổ tử cung không tiến triển được do cổ tử cung có sẹo cũ xấu, khoét chóp hay cắt
đoạn cổ tử cung, mẹ có vết mổ cũ trên tử cung [9]
2.2.2.2 Chỉ định mổ lấy thai từ phía thai
Ngôi bất thường: Ngôi mặt cằm ngang và cằm sau, ngôi trán Con so ngôi ngang, con rạ ngôi ngang không đủ điều kiện thực hiện xoay thai Con so ngôi mông, ước
lượng trên 3kg hoặc ngôi mông kèm một bất thường khác
Suy thai trong chuyển dạ
Thai kém phát triển trong tử cung, mạng sống bào thai đang bị đe dọa
Mẹ nhiễm Herpes sinh dục đang tiến triển [9]
Trang 102.2.2.3 Chỉ định mổ lấy thai do phần phụ của thai
Nhau tiền đạo trung tâm và phần lớn các trường hợp nhau tiền đạo bán trung tâm Nhau bong non, sa dây rốn [9]
2.2.3 Chống chỉ định mổ lấy thai
Không có chống chỉ định cho mổ lấy thai, trong nhiều trường hợp cần cân nhắc giữa mổ lấy thai và sinh ngả âm đạo để có được chỉ định tối ưu [9]
2.2.4 Biến chứng của bà mẹ sau mổ lấy thai
Phẫu thuật mổ lấy thai không phải là không có biến chứng Biến chứng xảy ra bao gồm cho cả mẹ và cho cả con [19]
2.2.4.1 Biến chứng của mẹ sau mổ lấy thai
Tỷ lệ chảy máu sẽ gia tăng khi gây mê, gây tê để mổ và do rách thêm đoạn dưới khi lấy thai
Nhiễm trùng thường là nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng ối gây viêm phúc mạc
có thể dẫn đến cắt tử cung trong thời gian hậu phẫu
Tai biến phẫu thuật như chạm phải các cơ quan lân cận như ruột, bàng quang, khâu phải niệu quản, dò bàng quang – tử cung, dò bàng quang–âm đạo
Các tai biến do gây mê–hồi sức
Sẹo mổ trên thân tử cung có thể nứt trong thai kỳ sau Tỷ lệ này khoảng 1–2% với mổ dọc thân tử cung, nứt khi chưa vào chuyển dạ; khoảng 0,5–1% với mổ ngang đoạn dưới tử cung, nứt khi đã vào chuyển dạ
Lạc nội mạc tử cung, dính ruột, tắc ruột [9]
2.2.4.2 Biến chứng của con sau mổ lấy thai
Thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc mê, bị chạm thương trong khi phẫu thuật, hít phải nước ối Tiên lượng cho con cũng tùy thuộc vào kỹ thuật lấy thai trong những trường hợp ngôi bất thường [9]
Tỷ lệ mắc bệnh cho trẻ được mổ lấy thai cũng cao hơn so với trẻ đẻ qua đường
âm đạo Một nghiên cứu so sánh trẻ được mổ lấy thai chủ động so với trẻ đẻ qua đường âm đạo thấy rằng ở nhóm trẻ được mổ lấy thai có tỉ lệ tử vong và tỉ lệ thương tổn thần kinh cao hơn 2 lần [19]
2.2.5 Phương pháp phẫu thuật
Các phương pháp mổ lấy thai hiện còn đang sử dụng là mổ ngang đoạn dưới tử cung lấy thai và mổ lấy thai theo phương pháp cổ điển [9]
2.3 CHĂM SÓC BÀ MẸ TRƯỚC VÀ SAU MỔ LẤY THAI
2.3.1 Chăm sóc bà mẹ trước khi mổ lấy thai
2.3.1.1 Chăm sóc về tinh thần và tâm lý của bà mẹ trước khi mổ lấy thai
Giải thích cho bà mẹ hiểu việc mổ lấy thai là để cứu con, hoặc để cứu cả mẹ và
Trang 11Giải thích dựa trên cơ sở chỉ định của bác sĩ, để bà mẹ và gia đình hiểu
Động viên và trấn an bà mẹ [5]
2.3.1.2 Chăm sóc về chế độ ăn uống trước khi mổ lấy thai
Kiểm tra xem thai phụ đã nhịn ăn trước khi mổ hay chưa, nếu thai phụ đã ăn phải báo cho bác sĩ gây mê biết để hút dịch dạ dày trước khi mổ để tránh tai biến trào ngược thức ăn vào đường hô hấp Trào ngược là một tai biến trong khi gây mê cực kỳ nguy hiểm, nhưng có thể tránh được khi dạ dày rỗng [5]
2.3.1.3 Vệ sinh toàn thân và vùng mổ trước khi mổ lấy thai
Thụt tháo phân, làm vệ sinh vùng mổ, chú ý vùng bụng dưới rốn, làm vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài Phủ khăn sạch để che người cho sản phụ [5]
2.3.1.4 Theo dõi dấu hiệu sinh tồn cho bà mẹ trước khi mổ lấy thai
Quan sát màu da, niêm mạc, lấy mạch, đo huyết áp, đo nhiệt độ, đếm nhịp thở, cân thai phụ và ghi vào phiếu theo dõi theo đúng qui định của chuyên môn
Khi lấy các thông số trên nếu có thấy bất thường phải báo cáo ngay cho bác sĩ để
xử trí kịp thời
Đo cơn go tử cung, độ lọt của ngôi thai, nghe tim thai và xem có ra máu âm đạo không rồi ghi vào hồ sơ bệnh án [5]
2.3.2 Làm mẹ an toàn
2.3.2.1 Sự ra đời của chương trình làm mẹ an toàn
Vào năm 1987, do sự nỗ lực của các tổ chức y tế và các quốc gia, sáng kiến làm
mẹ an toàn được đưa ra nhằm làm giảm tử vong và bệnh tật của mẹ và trẻ sơ sinh đặc biệt là ở các nước đang phát triển Sáng kiến này đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ
tử vong mẹ còn một nửa vào năm 2000 Làm mẹ an toàn có thể đạt được với việc cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng cao cho tất cả các bà mẹ [4]
2.3.2.2 Làm mẹ an toàn
Làm mẹ an toàn là những biện pháp được áp dụng để đảm bảo sự an toàn cho cả
mẹ và thai nhi; mục đích là làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong ngay khi người phụ nữ mang thai, trong khi sinh và suốt thời kỳ hậu sản (42 ngày sau đẻ) Chìa khóa của làm
mẹ an toàn là kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc người mẹ trước trong và sau sinh [4]
2.3.2.3 Nội dung của làm mẹ an toàn về chăm sóc sau sinh
Tư vấn cho bà mẹ về lợi ích và cách thức nuôi con bằng sữa mẹ và chăm sóc trẻ
sơ sinh sau sinh, những vấn đề sinh lý bình thường trong thời kỳ hậu sản, chế độ dinh dưỡng hợp lí để đảm bảo sự hồi phục của người mẹ cũng như sự phát triển của trẻ sơ sinh; vệ sinh trong thời kì hậu sản, vấn đề tình dục và thực hiện các biện pháp tránh thai sau sinh [4]
Chăm sóc trong thời kì hậu sản: thời kì hậu sản được tính từ sau khi cuộc chuyển
dạ được hoàn tất cho đến 42 ngày sau khi sinh Chăm sóc thời kì hậu sản là phải theo
Trang 12dõi chặt chẽ sản phụ và trẻ sơ sinh sau khi sinh để phát hiện chảy máu ở sản phụ và đảm bảo thân nhiệt ở trẻ sơ sinh Chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh ngày đầu sau khi sinh bao gồm 2 giờ đầu, từ giờ thứ 3 cho đến hết ngày thứ nhất [4]
2.3.3 Chăm sóc bà mẹ sau mổ lấy thai
2.3.3.1 Chăm sóc tổng trạng của bà mẹ sau mổ lấy thai
Bà mẹ sau mổ cần được theo dõi các vấn đề sau: quan sát màu sắc da, niêm mạc
và đo dấu hiệu sinh tồn, ghi lên bảng hồi sức của sản phụ Theo dõi toàn trạng, các dấu hiệu sinh tồn, đặc biệt trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật
Trong giờ đầu, mỗi 15 phút theo dõi dấu hiệu sinh tồn 1 lần, giờ tiếp theo 30 phút
1 lần, sau đó thưa dần và những ngày sau theo dõi như thường qui
Theo dõi tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp và tăng tiết đàm, gây ho và khó thở do ứ đàm ở họng
Theo dõi số lượng dịch truyền để phục hồi khối lượng thể tích tuần hoàn theo y lệnh
Theo dõi số lượng, màu sắc nước tiểu chảy qua ống sonde tiểu Số lượng nước tiểu phải đo hàng giờ và báo cho phẫu thuật viên, đặc biệt trong những phút đầu, giờ đầu và ngày đầu, để đánh giá lượng dịch truyền và tai biến phẫu thuật thắt hay chạm vào niệu quản hay bàng quang
Thực hiện y lệnh thuốc tiêm hoặc thuốc uống chống nhiễm trùng sau mổ, thuốc giảm đau sau mổ phải đúng thuốc, đúng liều, đúng giờ theo y lệnh [5]
2.3.3.2 Chăm sóc vết mổ của bà mẹ sau mổ lấy thai
Trong trường hợp bình thường, băng vết mổ khô, không chảy máu thì không cần thay băng trong ngày đầu tiên Nếu băng vết mổ thấm máu ướt phải mở ra đánh giá tình trạng chảy máu vết mổ Nếu chỉ rịn chảy máu ít có thể xử trí bằng băng ép chặt lại, nếu chảy máu nhiều có thể phải khâu tăng cường lại thành bụng
Sau 48 giờ mở băng ra đánh giá lại tình trạng vết mổ Các triệu chứng nhiễm trùng vết mổ thường xuất hiện vào ngày thứ 3 sau mổ Cần chú ý quan sát các triệu chứng phù nề, đỏ, nóng và đau quanh vết mổ
Nếu vết mổ có dẫn lưu cần thay băng hàng ngày để theo dõi tình trạng ống dẫn lưu Thường sau 24 giờ nếu ống dẫn lưu không còn tiết dịch trong hay lẫn hồng (chứng
tỏ không còn chảy máu) thì nên rút ống dẫn lưu để tránh nhiễm trùng
Cắt chỉ trước khi ra viện, thường cắt chỉ vào ngày thứ 7 sau mổ [5], [24]
2.3.3.3 Chăm sóc về dinh dưỡng cho bà mẹ sau mổ lấy thai
Mổ lấy thai không liên quan đến ruột nên khuyến khích sản phụ ăn càng sớm càng tốt Ăn đủ lượng, đủ chất, không kiêng ăn vô lý
Trang 13Cho sản phụ ăn uống sớm không chờ trung tiện Thực hiện cho uống hoặc ăn nhẹ: uống sữa, súp, cháo loãng hoặc uống oresol ngày đầu sau mổ để đảm bảo dinh dưỡng, điện giải và cung cấp nước
Ngày thứ 2 sau khi trung tiện cho ăn cơm, uống nước bình thường Lượng nước uống phải đủ cho nhu cầu của mẹ và tạo sữa để cung cấp đủ sữa cho trẻ
Uống đủ nước: thường nhu cầu cho mẹ và con khoảng 1,5–2 lít / ngày
Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn no [1], [5], [24]
2.3.3.4 Theo dõi tình trạng tiêu hóa của bà mẹ sau mổ lấy thai
Sau sinh sản phụ thường bị táo bón, sau sinh 3 ngày sản phụ không đi đại tiện được nên khuyên sản phụ ăn uống nhiều hoa quả, thức ăn nhiều chất xơ và đi lại vận động không nên nằm lâu hoặc báo bác sĩ cho y lệnh thuốc nhuận tràng, cho uống ngay một lúc 1 lít đến 1,5 lít nước chín với thuốc để làm loãng phân, tạo cảm giác mót và đi đại tiện được [5]
2.3.3.5 Phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng tiểu của bà mẹ sau khi rút ống thông niệu đạo bàng quang
Ống thông niệu đạo bàng quang thường được rút trong vòng 12–24 giờ sau mổ hoặc thuận tiện hơn là rút vào buổi sáng hôm sau ngày phẫu thuật Trường hợp nước tiểu có lẫn máu do chạm phải bàng quang trong lúc mổ cần phải lưu thông tiểu cho đến khi nước tiểu trở lại trong hoàn toàn để tránh khả năng bị dò bàng quang về sau
Thông tiểu tại chỗ lưu trên 24 giờ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu
Nhận biết các dấu hiệu nhiễm trùng: tiểu buốt, tiểu gắt hoặc bí tiểu, thường do đặt thông tiểu không đảm bảo vô trùng hoặc sản phụ có tình trạng nhiễm trùng trước
2.3.3.6 Hướng dẫn vệ sinh cá nhân cho bà mẹ sau mổ lấy thai
Vệ sinh vú sớm: vú cần được lau sạch bằng nước ấm trước khi cho bé bú, nên khuyên bà mẹ mặc áo ngực rộng rãi để tránh chèn ép lên tuyến vú để phòng các bệnh thường gặp như nứt kẽ đầu vú, áp xe tuyến vú, viêm tắc tuyến vú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ
Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày: rửa vùng sinh dục ít nhất 3 lần/ngày
Hướng dẫn dùng băng vệ sinh sạch, đủ thấm, thay băng thường xuyên, nếu băng
vệ sinh thấm ướt máu sau 1 giờ phải báo cho nhân viên y tế ngay
Hướng dẫn cách tắm rửa, vệ sinh thân thể, lau người thay đồ sạch, sau sinh 2–3 ngày tắm nhanh bằng nước ấm
Trang 14Hướng dẫn cách ăn mặc: mặc rộng rãi, sạch sẽ, đủ ấm về mùa đông, thoáng mát
Khuyến khích sản phụ vận động càng sớm càng tốt, đối với các sản phụ được gây
tê tủy sống nên hạn chế ngồi dậy trong vòng 12 giờ đầu sau mổ (chỉ co duỗi chân, nghiêng người qua lại trên giường) để tránh biến chứng hạ huyết áp tư thế của gây tê tủy sống, hạn chế triệu chứng nhứt đầu những ngày sau mổ [5], [24]
2.3.3.8 Hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc trẻ sau khi mổ
Tư vấn về lợi ích của việc cho bú sớm: lợi ích của sữa non, sữa về sớm hơn, trẻ tăng cân tốt hơn, ít bị cương tắc sữa Không vắt bỏ sữa non, cần cho con bú cả sữa non [1]
Các bà mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ bú mẹ ngay một giờ đầu sau sinh mổ bằng hình thức gây tê Với những bà mẹ sinh mổ bằng hình thức gây mê toàn thân, thời điểm có thể cho trẻ bú sau khoảng 4–6 giờ khi thuốc mê bớt tác dụng [2]
Sau sinh mổ, sản phụ thường lên sữa muộn hơn sinh thường Lý do thường gặp
do sản phụ đau nhiều nên cho trẻ bú muộn, nhân viên y tế và người nhà nên giúp đỡ để sản phụ cho trẻ bú càng sớm ngay sau sinh càng tốt [24]
Hướng dẫn bà mẹ cho con bú đúng:
- Trẻ ngậm bắt vú đúng (miệng trẻ ngậm bắt môi dưới hướng ra ngoài, lưỡi chụm quanh bầu vú, má chụm tròn, quầng vú còn lại ở phía trên nhiều hơn phía dưới)
- Tư thế cho bú đúng (đầu và thân trẻ ở trên cùng một đường thẳng, mặt trẻ đối diện với vú và môi trẻ đối diện với núm vú, thân trẻ sát với mẹ, đỡ toàn bộ người trẻ)
- Trẻ bú có hiệu quả (mút chậm, sâu, thỉnh thoảng dừng lại rồi bú tiếp Có thể nhìn hoặc nghe thấy tiếng trẻ nuốt) [1]
- Đối với sản phụ sinh mổ, trong những ngày đầu hậu phẫu có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm Bà mẹ nằm nghiêng một bên, có thể dùng nhiều gối lót sau lưng cho đỡ mỏi Nhờ một người phụ ẩm bé cho nằm hướng mặt và thân về phía bà mẹ trong lúc tay của
bà mẹ giữ chặt lấy mông trẻ [9]
- Không hạn chế số lần cho trẻ bú, cho bú theo nhu cầu, ít nhất là 8 lần/ngày, cả ngày và đêm
- Bú hết sữa một bên vú mới chuyển sang bên kia
- Không dứt vú khi bé chưa muốn thôi bú
Trang 15Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn từ mới sinh đến 4 tháng tuổi Bắt đầu cho ăn bổ sung trong khoảng 4–6 tháng tuổi và tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ đến 2 năm hoặc lâu hơn [1], [9]
Hướng dẫn sản phụ lau sạch bầu vú và vắt bỏ vài giọt sữa đầu tiên trước khi cho trẻ bú Sau khi cho bú xong nên lau sạch lại đầu vú, không được để sữa đọng ở đầu vú Sau khi cho bú còn dư sữa thì phải vắt hết sữa, để đảm bảo những giờ sau sữa sẽ tiết dần, chống sự giảm tiết sữa [5], [9]
Giải thích những thay đổi về vú trong ngày đầu
Sau khi cho bú, vú phải mềm đều, nếu có một vùng nào rắn hơn, nắn thấy căng chắc, đau tức thì thường tuyến vú đó bị tắc, cần xử trí bằng cách chườm ấm và hút mạnh để chống tắc tia sữa [5], [24]
Nếu vú cương đau hoặc trẻ khó bắt vú giai đoạn đầu: hướng dẫn bà mẹ vắt sữa và giải thích cho bà mẹ yên tâm là vấn đề này sẽ được giải quyết, trẻ sẽ bú lại được bình thường [1]
2.3.3.9 Chăm sóc về tinh thần
Tâm lý của sản phụ sau sinh rất thất thường Một số phụ nữ có thể chợt vui, chợt buồn hoặc tự nhiên khóc không lý do, lo âu, dễ bị kích thích, khó tập trung, mất cảm giác ngon miệng hoặc khó ngủ Các thành viên trong gia đình cần tạo ra một bầu không khí vui tươi, chăm chút cho trẻ mới sinh để bà mẹ cảm thấy yên tâm [24]
2.3.3.10 Giáo dục sức khỏe
Khi nằm viện:
Hướng dẫn mẹ cho bú sớm và đúng cách
Hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc trẻ:
- Hướng dẫn bà mẹ cách theo dõi chảy máu rốn và các dấu hiệu bất thường khác
ở trẻ ngay khi đẻ: không khóc, không thở, tím tái, không bú
- Hướng dẫn cách theo dõi trẻ hàng ngày: màu da, nhịp thở, thân nhiệt, bú mẹ, tiêu phân su
- Hướng dẫn bà mẹ cách phát hiện các dấu hiệu bất thường như: đau bụng, chảy máu nhiều, nhức đầu, chóng mặt, khó thở, mệt lã, mót rặn, bí tiểu,
- Hướng dẫn cách giữ ấm cho trẻ
Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ [1], [5]
Khi xuất viện:
Khi xuất viện cần dặn dò sản phụ tái khám sau 1 tháng nếu không có gì lạ
Khuyên sản phụ không nên có thai lại trong vòng 2 năm
Hướng dẫn lựa chọn các biện pháp tránh thai phù hợp
Khi sản phụ muốn dùng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, vì thuốc qua sữa có thể ảnh hưởng tới trẻ
Trang 16Cần nhắc nhở sản phụ giữ giấy ra viện và cung cấp cho nhân viên y tế ở lần mang thai sau [5], [24]
2.4 SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH MỔ LẤY THAI HIỆN NAY
2.4.1 Tình hình mổ lấy thai trên thế giới
Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ mổ lấy thai tốt nhất chỉ nên từ 5–10% Khi tỷ lệ này vượt trên 15% thì sẽ có nhiều tác hại xảy ra hơn lợi ích của nó Thế nhưng hiện nay tỷ lệ mổ lấy thai đã tăng cao ở các nước phát triển và đang phát triển Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ mổ lấy thai tăng từ 5–7% trong những năm 1970 lên 25–30% năm 2003 [31], [32], [34]
Ở nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ mổ lấy thai mỗi năm một tăng Mexico là nước
có tỷ lệ mổ lấy thai cao nhất trong số 22 quốc gia phát triển được khảo sát vào năm
2007, 2008 là 43.9%, tiếp theo là Italy là 39.8%, Hàn Quốc là 35.3%, Mỹ là 31.8% Các quốc gia có tỷ lệ thấp nhất là Hà Lan với 13.9%, Iceland là 16.1% và Phần Lan là 16.5% [33]
Tại Hoa Kì: tỷ lệ mổ lấy thai tăng rất nhanh chóng từ 4,5% năm 1965 lên 24,1% năm 1986 Đến nay tỷ lệ mổ lấy thai tại Hoa Kì có giảm, tuy nhiên tỷ lệ này giảm rất chậm Năm 2014, tỷ lệ mổ lấy thai chung của cả nước Hoa Kì là 32,2% giảm 0,7% so với năm 2009 là 32,9% [32], [33]
Ở các nước châu Âu tỷ lệ mổ lấy thai hiện nay là 30% Tại Úc tỷ lệ mổ lấy thai năm 2007 là 20,1% tăng gấp 1,5 lần so với năm 1997 là 30,6%, tỷ lệ mổ lấy thai trong các bệnh viện công ở Brazil và quốc gia Nam Mỹ đã đạt 80% vào đầu những năm
2000 [33]
2.4.2 Tình hình mổ lấy thai ở Việt Nam
Ở Việt Nam không có thống kê cho biết tỷ lệ mổ lấy thai trên phạm vi cả nước,
do vậy các con số trong từng bệnh viện không thể cho chúng ta biết được tổng thể của
cả nước để so sánh với các nước khác Ở một thời điểm tỷ lệ mổ lấy thai khác nhiều giữa các bệnh viện [19]
Theo nghiên cứu của Vương Tiến Hòa (2004) thì tỷ lệ mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương là 36,97% năm 2002 [30], theo nghiên cứu của Phạm Bá Nha (2009) tỷ lệ mổ lấy thai tại bệnh viện Bạch Mai năm 2008 là 36,7% [22] Theo nghiên cứu của Ninh Văn Minh (2013) tỷ lệ mổ lấy thai tại bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình năm
2012 là 23,1% [20], còn theo Nguyễn Thị Bình và cộng sự (2013) tỷ lệ mổ lấy thai tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2012 là 45,1% [13] Theo Trương Kim Thuyên và cộng sự (2013) tại Bệnh viện Đa khoa Trung Tâm
An Giang tỷ lệ mổ lấy thai năm 2010 là 26,6% và năm 2012 là 30% [27] Theo nghiên cứu về tình hình mổ lấy thai của Nguyễn Thị Huệ và cộng sự (2014) tại bệnh viện
Trang 17Nhật Tân năm 2013, thì tỷ lệ mổ lấy thai đã lên đến 50,4%, trong đó có 11,1% mổ lấy thai chủ động [16]
Theo nghiên cứu của Ma Văn Từng (2014) tại bệnh viện đa khoa Hùng Vương 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ mổ lấy thai là 46,6% [11]
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hạnh (2015) tại bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ, tỷ lệ mổ lấy thai do nguyên nhân đơn thuần từ mẹ là 34,75%; do nguyên nhân đơn thuần từ thai chiếm 39,25% và do nguyên nhân đơn thuần từ phần phụ là 8,25% [15]
2.5 SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Tọa lạc tại số 31, quốc lộ 91B, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ được biết đến là bệnh viện duy nhất
ở đồng bằng sông Cửu Long trực thuộc Bộ y tế, được trang bị các thiết bị y tế hiện đại, phục vụ cho công tác khám chữa bệnh cho các bệnh nhân trên địa bàn thành phố cần Thơ và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long Tính đến thời điểm hiện tại bệnh viện có các khoa phòng sau: 8 phòng chức năng, khoa lâm sàng, 6 khoa cận lâm sàng,
7 khoa nội, 9 khoa ngoại, khoa cấp cứu và khoa khám bệnh [3]
Khoa Phụ sản thuộc khoa ngoại của bệnh viện Hiện nay khoa có 133 giường bệnh trong đó có 55 giường dịch vụ, trang thiết bị gồm: 01 máy siêu âm màu 3D- 4D Doppler, 01 máy siêu âm trắng đen, 02 máy soi cổ tử cung, 01 bộ dụng cụ soi buồng
ối, 02 máy đốt điện cổ tử cung, 09 máy monitoring theo dõi cơn co, tim thai… Với 93 nhân viên trong đó có 19 bác sĩ (05 bác sĩ chuyên khoa 1, 02 thạc sĩ và 05 bác sĩ chuyên khoa 2), 04 cử nhân điều dưỡng hộ sinh, 01 y sĩ sản nhi, 63 hộ sinh trung học,
02 điều dưỡng trung học và 04 hộ lý Tính đến tháng 9 năm 2011 khoa Phụ sản đã đạt được nhiều thành tích như mổ 3465 cases, siêu âm 15393 cases, sanh 5977 cases [3]
Trang 18CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Là những sản phụ tại khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ
3.1.2 Tiêu chuẩn chọn
- Bà mẹ sau mổ lấy thai tại khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
3.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
- Bà mẹ bị rối loạn tâm thần
- Bà mẹ bị bệnh nặng
- Bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Bà mẹ bị câm, mù, điếc
- Bà mẹ không biết chữ
3.1.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: khoa phụ sản bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ
- Thời gian: từ tháng 01/2017 đến tháng 4/2017
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang
3.2.4 Nội dung nghiên cứu
3.2.4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: gồm các nhóm tuổi như sau:
+ Nông thôn: xã, huyện, buôn, làng
- Nghề nghiệp: gồm 4 giá trị: nội trợ; làm ruộng, làm vườn; công chức (làm việc cho nhà nước hoặc cho danh nghiệp) và nghề khác
Trang 19+ Không biết chữ: không biết đọc, không biết viết
+ Cấp 1: đã học được hết bất kì lớp nào từ lớp 1 đến lớp 5, biết đọc và viết + Cấp 2: đã học được hết bất kì lớp nào từ lớp 6 đến lớp 9
+ Cấp 3: đã học được hết bất kì lớp nào từ lớp 10 đến lớp 12
+ Đại học, cao đẳng: đã học đại học hoặc cao đẳng
- Dân tộc: gồm 4 giá trị : kinh, hoa, khơ-me, khác…
- Số lần sinh con kể cả lần này: gồm 3 giá trị: lần 1, lần 2, 3 lần
- Tuổi thai: gồm 3 giá trị:
+ Thiếu tháng (dưới 37 tuần)
+ Đủ tháng (37–42 tuần)
+ Già tháng (trên 42 tuần)
- Tiền sử mổ lấy thai: gồm 2 giá trị là có và không
- Lý do mổ lấy thai: gồm 2 giá trị: theo yêu cầu và chỉ định của bác sĩ
- Hậu phẫu ngày thứ mấy
3.2.4.2 Thực hành chăm sóc bà mẹ sau mổ lấy thai
Bộ câu hỏi gồm 30 nội dung được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp bà mẹ, ghi chép từ bệnh án hoặc khám, nhận định trên lâm sàng
Bà mẹ được chăm sóc tốt mỗi nội dung đạt 1 điểm
Bà mẹ được chăm sóc chưa tốt mỗi nội dung đạt 0 điểm
- Chị có đau vết mổ không: gồm 3 giá trị:
+ Rửa vào buổi sáng và chiều, 2 lần/ngày
+ Không rửa và thay băng vết mổ
Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn 1 trong 2 đáp án: Rửa vào buổi sáng, 1 lần/ngày; rửa vào buổi sáng và chiều, 2 lần/ngày
- Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: gồm 2 giá trị: có và không
Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: có
- Chế độ ăn sau khi mổ lấy thai: gồm 6 giá trị:
+ Thịt, cá, trứng và rau củ nấu chín
+ Chỉ ăn cơm với thịt
+ Ăn canh rau củ
Trang 20+ Chưa ăn cơm, chỉ ăn cháo thịt
+ Ăn thức ăn có nhiều canxi (tôm, cua, tép, )
+ Kiêng ăn các loại hải sản, thịt gà, thịt bò
Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn ≥ 3 đáp án: Thịt, cá, trứng và rau củ nấu chín; ăn canh rau củ; ăn thức ăn có nhiều canxi (tôm, cua, tép, ); kiêng ăn các loại hải sản, thịt gà, thịt bò
- Chị có thường xuyên ăn trái cây: gồm 2 giá trị:
+ Ăn đủ các loại trái cây (cam, quýt, bưởi, chuối, )
+ Không ăn trái cây
Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: ăn đủ các loại trái cây (cam, quýt, bưởi, chuối, )
- Lượng nước uống mỗi ngày: gồm 3 giá trị
+ Chưa đại tiện
Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: bình thường
- Màu sắc của phân sau khi đi đại tiện: gồm 5 giá trị
+ Phân có lẫn máu, mủ
+ Phân có màu vàng
+ Phân có màu đen
+ Phân có màu nâu
+ Đang bị táo bón
Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: phân có màu nâu
- Tình trạng tiểu tiện hiện tại: gồm 3 giá trị
+ Bình thường
+ Tiểu gắt, buốt
+ Bí tiểu
Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: bình thường
- Số lượng nước tiểu mỗi ngày: gồm 3 giá trị
+ ≤ 500 ml/ngày
Trang 21+ > 2 lít/ngày
Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn 1 trong 2 đáp án: 1,5–2 lít/ngày; > 2 lít/ngày
- Màu sắc của nước tiểu: gồm 3 giá trị:
+ Màu vàng đậm như nước trà
+ Màu vàng nhạt và trong
+ Màu đỏ
Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ đáp án: màu vàng nhạt và trong
- Hô hấp: gồm 3 giá trị: khó thở; ho và không có khó thở và ho
Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: không có khó thở và ho
- Tuần hoàn: gồm 5 giá trị
+ Tim đập nhanh
+ Nhức đầu
+ Chóng mặt
+ Mệt
+ Không có các triệu chứng trên
Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: không có các triệu chứng trên
- Vệ sinh cá nhân: gồm 5 giá trị
+ Rửa mặt, súc miệng, chảy răng mỗi ngày
+ Lau mình bằng nước ấm và thay đồ sạch
+ Tắm bình thường
+ Rửa và lau khô bộ phận sinh dục thường xuyên
+ Thay băng vệ sinh thường xuyên, 4–6 miếng/ngày
Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn ≥ 3 đáp án: rửa mặt, súc miệng, chảy răng mỗi ngày; lau mình bằng nước ấm và thay đồ sạch; rửa và lau khô bộ phận sinh dục thường xuyên; thay băng vệ sinh thường xuyên, 4–6 miếng/ngày
- Vệ sinh vú trước và sau khi cho trẻ bú: gồm 3 giá trị:
+ Lau sạch vú bằng nước ấm trước khi cho trẻ bú
+ Lau sạch vú bằng nước ấm trước và sau khi cho trẻ bú
+ Vắt hết sữa còn dư sau khi cho trẻ bú
Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn 1 trong 2 đáp án: lau sạch vú bằng nước
ấm trước và sau khi cho trẻ bú; vắt hết sữa còn dư sau khi cho trẻ bú
- Thay khăn trải giường hàng ngày: gồm 2 giá trị có và không
Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: có
- Vận động sau sinh: gồm 2 giá trị
+ Ngồi dậy sớm, đi lại vận động nhẹ nhàng sau mổ
+ Không dám ngồi dậy sớm, không vận động sau mổ
Trang 22Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: ngồi dậy sớm, đi lại vận động nhẹ nhàng sau mổ
- Chị ngủ có đủ giấc không: gồm 2 giá trị: ≥ 8 tiếng và < 8 tiếng
Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: ≥ 8 tiếng
- Tâm trạng sau khi sinh: gồm 4 giá trị
+ Bình thường
+ Lo lắng
+ Hay súc động, khóc
+ Khác
Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: bình thường
- Sau sinh bao lâu cho trẻ bú mẹ: gồm 4 giá trị
+ Không bú mẹ
+ 0,5–1 giờ sau sinh
+ Sau 6 giờ sau sinh
+ Sau 12 giờ sau sinh
Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn 1 trong 2 đáp án: 0,5–1 giờ sau sinh hoặc sau 6 giờ sau sinh
- Hiện tại trẻ bú bằng sữa gì: gồm 3 giá trị
+ Sữa mẹ
+ Sữa mẹ và nhân tạo
+ Sữa nhân tạo
Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: sữa mẹ
- Trẻ bú một ngày mấy lần: gồm 3 giá trị: 4 lần, 6 lần, bú theo nhu cầu của trẻ
Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: bú theo nhu cầu của trẻ
- Trẻ có các dấu hiệu bất thường nào không: gồm 5 giá trị:
+ Bé có sốt
+ Bé có vàng da, vàng mắt
+ Bé có tím tái toàn thân, đầu chi hoặc môi không
+ Bé không bú
+ Bé không có các dấu hiệu trên
Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: bé không có các dấu hiệu trên
- Lần mang thai kế tiếp: gồm 4 giá trị:
+ Lần mang thai kế tiếp trong vòng 1 năm
+ Lần mang thai kế tiếp sau 2 năm
+ Lần mang thai kế tiếp trên 3 năm
+ Không biết
Trang 23Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn 1 trong 2 đáp án: lần mang thai kế tiếp sau 2 năm; lần mang thai kế tiếp trên 3 năm
- Biện pháp kế hoạch hóa gia đình:
+ Cho bú vô kinh
Bà mẹ được chăm sóc khi khi dấu hiệu sinh tồn bình thường
- Tình trạng vết mổ hiện tại: gồm 3 giá trị
+ Vết mổ khô
+ Vết mổ thấm dịch ra băng
+ Khác
Bà mẹ được chăm sóc tốt khi vết mổ khô
- Biến chứng của bà mẹ sau mổ lấy thai: gồm 2 giá trị có và không
Bà mẹ được chăm tốt khi không có biến chứng
- Các biến chứng hậu phẫu: gồm 4 giá trị
+ Nhiễm trùng hậu sản
+ Nhiễm trùng vết mổ
+ Nhiễm trùng tiểu
+ Biến chứng khác
Bà mẹ được chăm sóc tốt khi không có biến chứng
- Thực hành chăm sóc bà mẹ sau mổ lấy thai:
+ Bà mẹ sau mổ lấy thai được chăm sóc tốt là bà mẹ có từ 23–30 điểm + Bà mẹ sau mổ lấy thai được chăm sóc chưa tốt là bà mẹ có từ 0–22 điểm
3.2.5 Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng bộ câu hỏi để thực hiện thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp kết hợp với điền câu trả lời của người được phỏng vấn
Trang 24Các bước tiến hành thu thập số liệu:
Quá trình thu thập số liệu được tiến hành ngay tại khoa phụ sản, bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ Trình tự thực hiện gồm:
- Tiếp xúc với từng đối tượng: giới thiệu bản thân, giới thiệu về nội dung và mục đích khảo sát của phỏng vấn viên, và đảm bảo bí mật thông tin của đối tượng tham gia nghiên cứu, thời gian thực hiện nội dung phỏng vấn khoảng 15–20 phút
- Sau khi bà mẹ đồng ý tham gia, phỏng vấn viên tiến hành phỏng vấn theo trình
tự các câu hỏi trong bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, đồng thời tiến hành ghi chép lại nội dung trả lời của đối tượng được phỏng vấn
- Kết thúc buổi phỏng vấn mượn hồ sơ bệnh án đánh vào phần còn lại của phiếu khảo sát
- Sau đó tiếp tục phỏng vấn cho đến khi đạt 100 mẫu
3.2.6 Sơ đồ nghiên cứu
Hình 3.1 Sơ đồ khảo sát 3.2.7 Biện pháp khắc phục sai số
Sai số do nội dung câu hỏi làm người trả lời không hiểu rõ ràng Cách khắc phục:
bộ câu hỏi được soạn đơn giản, dùng từ thông dụng, hạn chế dùng các từ ngữ chuyên môn
Sai số do người trả lời không trung thực: để khắc phục sai số, trước khi phỏng vấn đối tượng nghiên cứu, tiến hành phổ biến mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu, đảm bảo bí mật thông tin của các sản phụ tham gia nghiên cứu
Chọn tất cả các bà mẹ sau mổ lấy thai đủ tiêu chuẩn
cho đến khi đủ 100 mẫu
Chuẩn bị bộ câu hỏi đã soạn sẵn
Xem hồ sơ bệnh án điền vào phần còn lại của phiếu
khảo sát
Giải thích mục đích, ý nghĩa vấn đề nghiên cứu, phổ biến thông
tin về nghiên cứu
Tiến hành phỏng vấn các bà mẹ đồng ý tham
gia ghiên cứu
Trang 25Bộ câu hỏi được sử dụng khảo sát mẫu 10 đối tượng nghiên cứu sau đó chỉnh sửa cho phù hợp mới đưa vào nghiên cứu chính thức
3.2.8 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được xử lý và phân tích bằng Microsoft Excel 2010
3.3 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Mục đích của đề tài nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc bà mẹ sau mổ lấy thai Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều đã được giải thích cụ thể về nội dung và mục đích nghiên cứu để đối tượng tham gia tự nguyện và cung cấp thông tin chính xác
Chúng tôi chỉ tiến hành thu thập thông tin khi tình trạng sức khỏe của bà mẹ tốt Các thông tin cá nhân thu thập được chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu không sử dụng cho mục đích khác và được bảo mật
Trang 26CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
4.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 4.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi
Nhóm tuổi Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Nhận xét: nhóm bà mẹ sau mổ lấy thai tham gia nghiên cứu nằm trong độ tuổi từ 23
đến 35 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 62% và thấp nhất là các bà mẹ có độ tuổi trên 35
chiếm 14%
Bảng 4.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo khu vực sinh sống
Khu vực sinh sống Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)