10 Hộp số sàn xe Hyundai 10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai10 Hộp số sàn xe Hyundai
Trang 2Để cho xe có thể chuyển động, nó phải thắng được các sức cản trong khi chuyển động
Có 3 sức cản chính sau đây:
Sức cản lăn: Sức cản lăn thấp trên đường được trải nhựa và cao trên đường xấu
Sức cản gió: Thấp khi tốc độ thấp và cao khi tốc độ cao, tuy nhiên, sự biến thiên này là không tuyến tính, khi tốc độ tăng gấp 2 thì sức cản có thể tăng gấp 4 Sức cản gió còn phụ thuộc vào hình dáng của xe
Sức cản gradient trên đường dốc: Đường càng dốc thì sức cản càng lớn Khả năng leo dốc lớn nhất còn thay đổi trong trường hợp xe kéo móoc
MỤC ĐÍCH CỦA HỘP SỐ
Trang 3Tổng các lực cản này thay đổi tùy theo từng điều kiện động học của xe và yêu cầu động
cơ phải sản sinh ra một lực tương ứng với từng điều kiện đó Mỗi động cơ đều có một giới hạn nhất định về công suất, mô men xoắn và tốc độ lớn nhất và nhỏ nhất, do đó, cần một thiết bị để điều chỉnh công suất, mô mem xoắn và tốc độ của động cơ phù hợp với từng điều kiện cụ thể, thiết bị đó chính là hộp số Hộp số biến đổi mô men xoắn và tốc độ động cơ cho phù hợp với điều kiện hoạt động của xe Để thắng lực quán tính lớn khi bắt đầu chuyển động, xe cần một mô men xoắn lớn và tốc độ thấp, hộp số sẽ biến đổi tốc độ
và mô men xoắn động cơ để đáp ứng yêu cầu đó Khi xe bắt đầu chuyển động, nó sẽ yêu cầu mô men xoắn nhỏ hơn nhưng tốc độ cao hơn, do vậy hộp số sẽ có nhiều tỉ ôố truyền để đáp ứng từng điều kiện chạy của xe
60 50 40 30 20 10 0
0 1000 2000 3000 4000 1/min 6000
kw
150 Nm 100 50
MỤC ĐÍCH CỦA HỘP SỐ
Trang 4BÁNH RĂNG TRUYỀN ĐỘNG
Tốc độ và mô men xoắn của động cơ được thay đổi bên trong hộp số theo yêu cầu thực
tế của xe Trong trường hợp đơn giản đầu, nếu công suất đầu vào được đặt vào trục mang bánh răng Z1 (15 răng) và truyền sang bánh răng Z2 (30 răng) trên trục ra, kết quả
là tốc độ trục ra bằng 0,5 lần tốc độ trục vào nhưng mô men xoắn trên trục ra bằng 2.0 lần mô men xoắn trên trục vào (bỏ qua ma sát) Mối quan hệ giữa hai bánh răng này được đặc trưng bới tỉ số truyền i bằng thương số giữa số răng của bánh răng bị động trên số răng của bánh răng chủ động Trong trường hợp trên, i=2
Trong trường hợp có hai cặp bánh răng thì tỉ số truyền là i=(Z2/Z1)x(Z4/Z3) = (30/15)x(28/14) = 4
Trang 5Với xe ô tô, một tỉ số truyền là không đủ mà cần nhiều tỉ số truyền khác nhau, tùy vào từng loại xe mà cần 4,5,6 thậm chí nhiều hơn Hình vẽ bên dưới chỉ ra nguyên lý hoạt động của hộp số 3 tốc độ Bánh răng trên trục vào và trên trục trung gian được gắn chặt
và quay cùng trục trong khi bánh răng trên trục ra có thể quay tự do với trục Để truyền động từ bánh răng xuống trục cần một cơ cấu đặc biệt như hình bên Cơ cấu này thường
là một vòng răng trong để nối giữa bánh răng và trục, do vậy có thể truyền lực từ bánh răng xuống trục Để truyền chuyển động lùi cần một trục trung gian thứ hai, bánh răng trên trục trung gian thứ hai không ảnh hưởng đến tỉ số truyền
BÁNH RĂNG TRUYỀN ĐỘNG
Trang 6Nạng sang số
Trục trung gian
Ray dẫn
Cần sang số
CƠ CẤU SANG SỐ
Hình vẽ trên mô tả sơ đồ sang số Một vòng răng chỉ có thể ăn khớp hoặc nhả khớp tối
đa với hai bánh răng tùy thuộc vào từng vị trí được chọn Để về số mo, tất cả các vòng răng phải ở vị trí trung gian Để sang số phải di chuyển cần sang số, chuyển động này được truyền đến nạng sang số theo từng ray riêng Nạng sang số sẽ đẩy vòng răng ăn khớp vào từng bánh răng tùy theo số được chọn
Trang 7Để đạt được cảm giác sang số tốt, ăn khớp tốt, không bị sang số nhầm, không đồng thời
ăn hai số cùng lúc có rất nhiều cơ cấu trung gian để hãm lẫn nhau
CƠ CẤU SANG SỐ
Trang 8Tùy thuộc vào từng loại xe và hộp số mà cần sang số được nối trực tiếp vào hộp số hoặc thông qua một dây hoặc thanh dẫn Trong nhiều trường hợp bạn sẽ gặp một quả đối trọng để tăng cảm giác sang số.
Lò xo Cần chọn
CƠ CẤU SANG SỐ
Trang 9BỘ ĐỒNG TỐC
Để đảm bảo việc sang số được dễ dàng, bánh răng và vòng răng phải có cùng vận tốc trước khi ăn khớp Trước đây người ta sử dụng côn kép (cắt cả đầu vào và đầu ra của hộp số) ngày nay người ta sử dụng cơ cấu đồng tốc Với cơ cấu đồng tốc, trên bánh răng và vòng răng đều có mặt côn, trước khi chúng ăn khớp thì các mặt côn này tiếp xúc với nhau, do ma sát mà tốc độ của vòng răng sẽ tăng hoặc giảm bằng với vận tốc của bánh răng lúc đó quá trình ăn khớp mới bắt đầu Sau đó cơ cấu đồng tốc phát triển loại
có hai mặt côn để tăng độ êm khi sang số
Cơ cấu đồng tốc
Một mặt côn
Hai mặt côn
Cơ cấu đồng tốc hai mặt côn
Bánh răng
Vòng răng
Trang 10DÒNG TRUYỀN LỰC
Hình trên mô tả một hộp số 5 số dẫn động bánh trước điển hình Tại vị trí số mo các vòng răng đều ở vị trí giữa Mỗi cặp răng tương ứng với một tỉ số truyền và là một số của hộp số Dòng truyền lực là đường màu vàng
Trang 11Số bốn Số năm
Số ba
Số hai
DÒNG TRUYỀN LỰC
Trang 12LI HỢP
Để có thể sang số, mô men xoắn từ động cơ phải được
cắt để không truyền đến hộp số, việc này được thực
hiện bởi li hợp Li hợp nối giữa động cơ và hộp số bằng
đĩa li hợp Đĩa li hợp nối với trục vào của hộp số bằng
then hoa, do đó nó quay cùng trục vào, đĩa li hợp có thể
di chuyển dọc trục Bánh đà được gắn với động cơ
bằng bu lông, li hợp lại được gắn vào bánh đà và quay
cùng bánh đà Li hợp thường được điều khiển thủy lực
Tại bàn đạp li hợp có một xi lanh thuỷ lực gọi là xi lanh
chính, tại li hợp có một xi lanh gọi là xi lanh cắt Khi đạp
bàn đạp, dầu thủy lực sẽ đi từ xi lanh chình đến xi lanh
cắt, thông qua cơ cấu đòn bẩy, bi tì và lò xo màng, mâm
ép sẽ bị kéo ra làm cho đĩa li hợp không được ép vào
bánh đà nữa, mô men xoắn sẽ không truyền sang hộp
số
1 2 3 4 5 6 8 7 9
Trang 13Lò xo xoắn Bạc ma sát Then hoa
Đệm ma sat
Lò xo xoắn
sơ cấp Chốt chặn Đĩa
May ơ Đệm
Phần chính của vỏ li hợp bao gồm vỏ, lò xo màng và mâm ép Khi ăn khớp, lò xo màng
sẽ đẩy mâm ép ép đĩa li hợp vào bánh đà Khi không ăn khớp, bi tì sẽ đẩy lò xo màng và kéo mâm ép ra xa khỏi bánh đà, do đó đĩa li hợp không còn ép vào bánh đà nữa
Các lò xo xoắn trên đĩa li hợp để giảm chấn khi ăn khớp và giảm lực mô mem xoắn quá lớn khi tác động vào trục đầu vào khi bắt đầu ăn khớp
LI HỢP
Trang 14CÁC LOẠI LY HỢP
Như trên các hình minh họa ta thấy có rất nhiều loại li hợp khác nhau: loại điều khiển cơ khí, loại điều khiển thủy lực Có loại li hợp kéo, có loại li hợp đẩy, với loại li hợp đẩy cần chú ý khi tháo cụm hộp số Mặc khác cũng cần điều chỉnh độ dơ và hành trình của bàn đạp li hợp theo đúng tiêu chuẩn
Điều chỉnh độ dơ
Trang 15XI LANH CẮT ĐỒNG TÂM
Trong một số xe hiện đại, thay vì sử dụng bi tì và nạng bẩy người ta sử dụng xi lanh cắt đồng tâm Việc sử dụng xi lanh cắt đồng tâm nâng hiệu suất của hệ thống li hợp và giảm khối lượng tổng thể Khi đạp bàn đạp li hợp, dầu thuỷ lực trong xi lanh chính sẽ đi đến xi lanh cắt đồng tâm, piston của xi lanh sẽ đẩy bi tì để nhả li hợp
Trang 16LY HỢP TỰ ĐiỀU CHỈNH
Đối với li hợp thường, khi đĩa li hợp mòn thì lực tác động cần lớn hơn Để loại trừ hiện tượng này, người ta sử dụng loại li hợp tự điều chỉnh Với li hợp này lực tác động gần như không đổi khi đĩa li hợp bị mòn, hơn nữa tuổi thọ li hợp cũng cao hơn do không bị trượt Khi đĩa li hợp bị mòn sẽ không khiến cho lò xo màng di chuyển mà chỉ làm cho vòng điều chỉnh di chuyển và tự động điều chỉnh theo lượng mòn Để tránh lắp ngược đĩa li hợp cần chú ý đến chữ T/M Side trên đĩa li hợp khi lắp
Li hợp tự điều chỉnh
Li hợp thường
Nắp
Lò xo màng
Lò xo màng
Lò xo cảm biến
Nắp
Vòng điều chỉnh
Lò xo xoắn
Trang 17Đối với li hợp thường, lò xo màng được gắn cố định vào vỏ li hợp và điểm tựa của lò xo màng là không thay đổi Đối với lò xo tự điều chỉnh, điểm tựa của lò xo không hoàn toàn
cố định mà nó là một cơ cấu lò xo có thể thay đổi theo từng điều kiện Khi có hiện tượng mòn đĩa li hợp sẽ có một khoảng không hình thành và cho phép vòng điều chỉnh xoay trên một mặt côn Do có mặt côn nên khe hở này được loại trừ do chuyển động của vòng Do đó nó lấy lại chiều cao gốc của điểm tựa và lực đạp li hợp gần như không đổi
LY HỢP TỰ ĐiỀU CHỈNH
Trang 18BÁNH ĐÀ KÉP
Đối với một số động cơ, bánh đà kép được sử dụng thay cho bánh đà thường để giảm
sự dao động mô men xoắn tác động lên hộp số và giảm rung động Kết cấu chính của bánh đà kép bao gồm hai phần khối lượng riêng biệt, hai phần này có thể chuyển động với nhau theo hướng tiếp tuyến trong một khoảng nhất định Một phần được lắp vào động cơ bằng bu lông như bánh đà thường Trong trường hợp ăn khớp, phần thứ hai được nối với hộp số qua li hợp Khi có sự khác biệt về tốc độ giữa động cơ và hộp số, hai phần bánh đà có thể chuyển động so với nhau, sự chuyển động này được hạn chế bởi các lò xo để làm đều hóa mô men động cơ tác động lên hộp số
Phần 1 Phần 2
Nắp
Lò xo
Trang 19Tùy thuộc vào nhà sản xuất, sự sắp xếp của các lò xo có thể khác nhau nhưng nguyên lý hoạt động thì giống nhau Dao đông của mô men xoắn được dập tắt như sau: Trong chu
kỳ nổ, tốc độ và mô men xoắn lớn, phần bánh đà nối với động cơ sẽ "quay nhanh hơn" phần bánh đà nối với hộp số, lò xo bị nén lại Trong chu kỳ nén, tốc độ hộp số cao hơn tốc độ động cơ, phần bánh đà nối với hộp số sẽ quay nhanh hơn, lò xo sẽ bị kéo dài ra Bằng cách này, sự dao động về tốc độ tác động lên hộp số sẽ giảm Giữa hai bánh đà luôn có một độ dơ nhất định, khi độ dơ vượt quá giới hạn bánh đà cần được thay mới
BÁNH ĐÀ KÉP
Trang 20KIỂM TRA VẢ THAY THẾ LI HỢP
Vì li hợp truyền mô men xoắn của động cơ thông qua bề mặt ma sát, bề mặt này sẽ xuất hiện sự trượt khi ăn khớp do đó, đĩa li hợp sẽ bị mòn dần trong quá trình sử dụng Khi đĩa li hợp bị mòn, sự trượt tăng lên khi gia tốc và có khi ngay trong điều kiện lái bình thường Lý do trượt là do đĩa li hợp bị mỏng đi, lực ép của vỏ li hợp không đủ để tạo ma sát và thắng được lực mô men xoắn Khi đó đĩa li hợp sẽ rất nóng kéo theo mâm ép và bánh đà cũng trở nên nóng hơn có thể dẫn đến cháy li hợp
Mâm ép và đĩa li hợp khi còn mới
Mâm ép và đĩa li hợp khi cháy
Trang 21Mặt ma sát được gắn vào đĩa li hợp bằng đinh ri vê, do đó khoảng các từ bề mặt ma sát đến đầu đinh ri vê được đo để xác định độ mòn của li hợp Khi đĩa li hợp bị quá nhiệt và
bị cháy, bạn cần phải kiểm tra độ đảo mặt đầu của mâm ép và của bánh đà Trong quá trình lắp ráp li hợp cần sử dụng dụng cụ đặc biệt là trục đồng tâm để dễ thao tác, không
bị hư hại đến then hoa trên may ơ, đĩa li hợp không bị vênh
Đo độ mòn của đĩa
li hợp
Đo độ đảo mặt đầu của bánh đà
Sử dụng trục đồng tâm để lắp li hợp
KIỂM TRA VẢ THAY THẾ LI HỢP
Trang 22SƠ ĐỒ GiỚI THIỆU TỔNG QUAN CÁC KiỂU TRUYỀN LỰC
Trên đây là sơ đồ truyền lực dẫn động cơ bản của các loại xe Dựa vào từng sơ đồ thực
tế mà thiết kế của các chi tiết liên quan có thể khác nhau Ví dụ với loại động cơ phía trước dẫn động cầu sau thì hộp số nằm ở phía trước cùng động cơ còn vi sai nằm ở cầu sau và trục các đăng nối giữa hộp số và vi sai Nhưng nếu động cơ phía trước dẫn động cầu trước thì vi sai tích hợp bên trong hộp số Đối với các xe của Hyundai chủ yếu dùng
2 loại sơ đồ truyền lực dẫn động bên trên
Động cơ phía trước, đặt dọc Dẫn động cầu sau
Động cơ phía trước,
đặt ngang Dẫn động cầu trước
Động cơ phía sau,
đặt dọc Dẫn động cầu sau
Động cơ phía trước,
đặt dọc Dẫn động cầu trước
Trang 23SƠ ĐỒ DẪN ĐỘNG: ĐỘNG CƠ - ĐẶT DỌC – DẪN ĐỘNG CẦU SAU
Với sơ đồ truyền lực này, có các chi tiết cơ bản sau: Hộp số: Hình vẽ trên là loại điển
hình trong đó trục vào và trục ra nằm trên một đường tâm, cơ cấu cần sang số được gắn
trực tiếp vào hộp số hoặc thông qua dây điều khiển tùy theo thiết kế của từng xe Trục
các đăng: có một vòng bi đỡ trung tâm và có khớp các đăng cùng với cơ cấu ống lồng
để cho trục có thể dao động lên xuống, dài ngắn trong khi vẫn đảm bảo quay để truyền lực Do trục các đăng nặng và quay rất nhanh nên cần kiểm tra thường xuyên độ cân
bằng của trục Tùy thuộc vào từng loại cầu sau mà trục láp có thể là loại cố định một thanh cứng hoặc loại mềm hai thanh có khớp nối ở giữa Cơ cấu vi sai độc lập vơi hộp
số Do trục ra và trục vào vuông góc nên bánh răng là bánh răng nghiêng và xoắn
Khớp các đăng
Cầu sau Trục láp
Vi sai
Trang 24CƠ CẤU VI SAI
Khi xe đang chạy thẳng, quãng đường đi được
của các bánh xe là như nhau, tuy nhiên khi xe
chạy vòng, quãng đường đi được của cả 4
bánh xe đều khác nhau Đối với các bánh
không dẫn động, hiện tượng này không ảnh
hưởng gì vì các bánh xe quay tự do Đối với
các bánh xe dẫn động điều này sẽ dẫn đến sự
cố nếu cả hai bánh được nối trên một trục
cứng Nếu hai bánh gắn trên một trục cứng,
khi đó để đảm bảo cân bằng thì bánh chạy
quãng đướng ngắn hơn phải trượt dẫn đến mô
men xoắn lớn tác động lên trục xe và mòn lốp
và gây hư hại cho hệ truyền động Với cơ cấu
vi sai, trục dẫn động được chia làm hai và nối
với nhau bằng cơ cấu vi sai và cơ cấu vi sai
cho phép tốc độ khác nhau giữa bên trái và
bên phải
Trang 25Khi xe chạy thẳng và hệ số ma sát hai bánh xe làn
nhau, động cơ truyền chuyển động đến bánh răng
nghiêng thông qua hộp số và trục các đăng Khi bánh
răng nghiêng quay thì hai bánh răng vi sai lớn cũng
quay theo Hai bánh răng vi sai nhỏ lắp trên hộp vi sai
và quay cùng hộp vi sai, đồng thời, hai bánh răng nhỏ
ăn khớp với hai bánh răng lớn và có thê quay độc lập
trên từng trục của mình Khi cua góc, trong khi hai
bánh răng lớn vẫn quay tuyệt đối cùng với vỏ vi sai
và bánh răng nghiêng thì hai bánh răng nhỏ sẽ quay
theo hai chiều ngược nhau làm cho hai bánh răng bi
sai lớn quay tương đối và ngược chiều với nhau, một
chiều quay tương đối sẽ làm tăng tốc độ quay tuyệt
đối, một chiều quay tương đối còn lại sẽ làm giảm tốc
độ quay tuyệt đối Do đó,quãnh đường đi được của
hai bánh xe ở hai bên sẽ khác nhau phù hợp với
quãng đường khi cua góc
Bánh răng nghiêng
Trục các đăng
Bánh răng dẫn động
Bánh răng Visai nhỏ
Bánh răng Visai lớn
Trục láp phải
Trục láp trái
Vỏ visai
CƠ CẤU VI SAI
Trang 26KHÓA VI SAI CƠ KHÍ
Dễ nhận thấy một nhược điểm của cơ cấu vi sai là xe dễ bị sa lầy khi một bánh xe đi vào chố trơn trượt Để khắc phục nhược điểm này người ta lắp thêm cơ cấu khóa vi sai Có nhiều cách khóa vi sai trong đó với cơ cấu khóa cơ khí là loại khóa hoàn toàn và được khóa khi lái xe kéo cần khóa vi sai Khi khóa vi sai, một bánh răng lớn vi sai sẽ được khóa cố định vào vỏ vi sai, khi đó hai trục láp biến thành một trục cứng và xe có thể chuyển động được ngay cả khi một bánh xe bị đi vào vùng trơn trượt
Trang 27KHÓA VI SAI DÙNG ĐĨA LI HỢP
Loại khóa vi sai này không khóa hoàn toàn hộp vi sai mà chỉ khóa một phần, hai trục láp vẫn có thể chuyển động một chút so với nhau Đĩa ma sát là loại nhạy cảm với mô men,
có nghĩa là cơ cấu khóa vi sai sẽ không thể hoạt động nếu một bánh xe hoàn toàn không
có chút ma sát nào Khi một bánh xe bị trượt, xuất hiện một mô men xoắn trên trục láp, bánh răng nhỏ vi sai không chỉ quay so với nhau mà cơ cấu đĩa cam cũng chuyển động sinh ra một lực đẩy các đĩa li hợp ăn khớp với nhau, khi đó cơ cấu vi sai được khóa một phần
Trang 28KHÓA VI SAI DÙNG BÁNH RĂNG XOẮN VÍT
Loại này sử dụng ma sát giữa bánh răng nhỏ vi sai và hộp vi sai để khóa một phần vi sai Cũng như loại vi sai thường, bánh răng vi sai nhỏ không quay khi xe đi thẳng Khi xe cua góc, bánh răng nhỏ vi sai quay ngược chiều so với nhau, do các bố trí đặc biệt của răng, khi chúng quay so với nhau chúng đồng thời cũng đẩy xa nhau ra và tì vào vỏ vi sai gây
ra ma sát và khóa một phần vi sai