Mục đích : - Giới thiệu cho các em học sinh những kiến thức cơ bản về tác hại và biết cách phòng tránh thông thường với một số loại bom, đạn và thiên tai.. Tác hại của một số loại bom đ
Trang 1Bài 5 :
THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI BOM, ĐẠN VÀ THIÊN TAI
PHẦN 1 : Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
1 Mục đích :
- Giới thiệu cho các em học sinh những kiến thức cơ bản về tác hại và biết cách phòng tránh thông thường với một số loại bom, đạn và thiên tai
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào điều kiện thực tế
2 Yêu cầu :
- Hiểu rõ tác hại thông thường do bom, đạn và thiên tai gây ra cho con người
- Biết cách phòng tránh tác hại do bom, đạn và thiên tai gây ra
- Thường xuyên cảnh giác với các loại bom, đạn còn sót lại trong chiến tranh, tuyên truyền cho mọi người biết cách phòng tránh bom, đạn và thiên tai
II NỘI DUNG, THỜI GIAN :
1 Nội dung : (2 tiết)
- Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn (25’)
- Thường thức phòng tránh một số thiên tai (25’)
- Ôn luyện (35’)
2 Trọng tâm : Cách phòng tránh một số loại bom, đạn, thiên tai.
III TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP.
IV ĐỊA ĐIỂM.
V VẬT CHẤT BẢO ĐẢM.
VI CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.
PHẦN 2 : THỰC HÀNH GIẢNG DẠY
NỘI DUNG
I THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI BOM, ĐẠN :
1 Tác hại của một số loại bom đạn :
Trong các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, bọn đế quốc đã dùng nhiều loại bom, đạn để đánh phá ta, gây cho nhân dân ta những thiệt hại vô cùng to lớn về người và của Hơn thế nữa nó còn hủy hoại về môi trường, để lại những di chứng của chiến tranh cho các thế hệ sau này
Ví dụ : Về cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.
Trang 2
Ngày nay, nguy cơ của các cuộc chiến tranh trên thế giới chưa mất đi; vì vậy việc tìm hiểu để nắm được tác hại và tính năng cơ bản của một số loại bom, đạn từ đó để có biện pháp phòng tránh tích cực là hết sức cần thiết đối với mỗi chúng ta
Xin giới thiệu một số loại bom, đạn gây nguy hiểm mà địch thường dùng trong chiến tranh Mức độ sát thương, hiệu lực của chúng
- Loại bom : * Bom phá : 250 (bảng Anh) Bán kính sát thương người không ẩn
nấp là : 100 m tạo thành hố sâu 2 - 3 m
500 (BA) sát thương : 100 m - hố sâu 4 - 5 m
750 (BA) sát thương : 100 m - hố sâu 5 - 7 m
1000 (BA) sát thương : 100 m - hố sâu 6 m
2000 (BA) sát thương : 100 m - hố sâu 7 - 9 m
3000 (BA) sát thương : 350 m - hố sâu 8 - 10 m
* Bom chùm : thả bằng bom mẹ chứa 200 - 250 bom con ⇒ bom bi hình cầu, sát
thương 10 - 15 m
* Bom cháy : (na pan, phốt pho)
Na pan 6 - 10 kg gây cháy bán kính 3 - 5 m
có nhiệt độ từ 800 - 1000oC Phốt pho : 59,4 kg gây cháy bán kính 20 - 25 m
* Các loại đạn :
- Đạn đại bác 105 mm, độ sát thương 25 - 30 m
203 mm, độ sát thương 30 - 40 m
- Đạn súng cối 81 mm, độ sát thương 15 - 20 m
127 mm, độ sát thương 20 - 25 m
- Đạn phóng lựu M79, độ sát thương 10 m
Lưu ý : Ngoài sức công phá sát thương bằng mảnh gây sát thương, khi bom, đạn
nổ lượng thuốc sẽ tạo ra áp suất lớn gây hủy hoại môi trường, làm hư hại tài sản và tính mạng của nhân dân
2 Một số biện pháp phổ thông phòng tránh bom, đạn :
a/ Quan sát, báo động :
Mục đích nhằm phát hiện hoạt động của địch, nhất là bằng máy bay, kịp thời phát tín hiệu báo động cho nhân dân phòng tránh, tín hiệu thường dùng bằng còi điện, loa truyền thanh, trống, mỏ, kẻng
b/ Làm hầm hố phòng tránh bom, đạn :
Mục đích nhằm tránh tác hại khi bom , đạn nổ :
- Mảnh bom, các loại đạn bắn thẳng
- Nhà đổ, đất đá do bom, đạn bắn ra
- Cháy thường và cháy do các chất hóa học tạo ra
Trang 3- Ở từng vùng, từng địa phương tùy theo điều kiện vật liệu, địa hình đất đai để làm hầm hố tránh bom, đạn cho phù hợp
- Có thể làm hầm hố cá nhân
- Có thể là hầm hố tập thể
- Có thể là hào ẩn nấp, hay là địa đạo
Trong chiến tranh chống Mỹ, thường dùng hầm chữ A, hầm tròn, hào giao thông, địa đạo Vĩnh Mốc
- Thường người ta bố trí hầm hào ở những nơi thuận tiện như chỗ ở, nơi sản xuất, lớp học, những nơi công cộng Chú ý khi có báo động phải nghe theo hướng dẫn để tới nơi trú ẩn Chú ý người già, phụ nữ, trẻ em
Khi vào hầm, hố trú ẩn phải giữ trật tự, không được hốt hoảng chạy đi chạy lại nơi ẩn nấp, hoặc nhô ra khỏi hầm
Trường hợp khi không có hầm hố, hoặc chạy chưa kịp tới vị trí ẩn nấp, khi nghe bom rít thì nhanh chóng nằm sát đất cạnh các địa vật gần nhất như cống rãnh, mô đất, bờ ruộng, cây to Khi nằm sấp, cần kê tay dưới ngực, hơi há miệng để tránh sức ép tới ngực
và tai
c/ Che ánh sáng ngụy trang :
- Nhằm hạn chế khả năng quan sát, phát hiện của F
d/ Sơ tán, phân tán người và phương tiện máy móc ở các trọng điểm địch có thể đánh phá :
- Nhằm giảm bớt tới mức thấp nhất về thiệt hại
e/ Khắc phục hạu quả địch đánh phá :
- Cứu chữa người bị nạn ⇒ đối với người bị thương phải băng bó, đào bới tìm kiếm
- Dập tắt đám cháy : cháy lớn có lực lượng chuyên môn xử lý
→ Đối với bom na pan : Dùng đất, cát hoặc bao tải, chăn chiếu nhúng nước hoặc cành cây tươi để dập
→ Đối với phốt pho : Phốt pho là chất độc nên khi chữa cháy cần phải có găng tay, khẩu trang, dùng nước với lượng lớn dội liên tục để dập tắt, hoặc ta dùng xẻng xúc các mảnh phốt pho đang cháy đổ vào hố hoặc vũng nước để dập
→ Chôn cất người chết, làm vệ sinh môi trường
→ Giúp đỡ gia đình có người bị nạn để ổn định
→ Khi phát hiện bom, đạn địch chưa nổ phải đánh dấu báo cho người có trách nhiệm xử lý Không được tự ý xử lý, hoặc đùa nghịch
(Hiện nay các loại bom, đạn sau chiến tranh vẫn còn dễ xảy ra thương vong)
→ Khôi phục sản xuất, sinh hoạt bình thường
II THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ THIÊN TAI :
Như các em biết, hàng năm thiên tai thường xuyên xảy ra đối với nước ta gây ra thiệt hại rất lớn đến tính mạng con người và tài sản Con người phải chống chọi với thiên nhiên từ ngàn xưa đến nay Ngày nay khoa học kỹ thuật đã phát triển, con người đã chủ
Trang 4động ngăn ngừa và phòng chống có hiệu quả Tuy nhiên các em cần nắm một số kiến thức để phòng chống, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra
1 Đặc điểm gây hại của một số thiên tai :
- Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa lại có nhiều sông ngòi nên chịu nhiều tác động của thời tiết và các hiện tượng tự nhiên Những tác động của tự nhiên gây ảnh hưởng xấu đến con người cũng như môi trường và điều kiện sống của con người nên chúng ta gọi chung là thiên tai Chúng ta cần nắm đặc điểm gây hại và nguyên nhân của một số loại thiên tai để có biện pháp phòng chống hiệu quả, nhằm giảm mức thấp nhất do thiên tai gây ra
a/ Áp thấp nhiệt dới :
Là hiện tượng thay đổi áp suất lớn trong không khí, tạo sự chuyển động mạnh của không khí (gió) từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp, với sức gió từ cấp 6 đến cấp
7 (từ 39 - 61 km/h) Áp thấp nhiệt đới nó thường phát triển thành bão kèm theo mưa lớn Ảnh hưởng đến hoạt động và sinh hoạt của nhân dân
b/ Bão :
Được hình thành như áp thấp nhiệt đới nhưng có sức gió mạnh hơn (từ 62 km/h trở lên) Bão thường được hình thành từ áp thấp nhiệt đới, gió đổi chiều hướng nhanh, sức giật mạnh thường kèm theo mưa lớn Trong cơn bão lớn đã hình thành khu vực gió mạnh có đường kính từ 800 - 1000 km
Bão thường gây ra : - Ngập lụt
- Đe dọa tính mạng con người
- Tàn phá nhà cửa, các công trình, tài sản
- Nhấn chìm các tàu thuyền và phương tiện trên biển
c/ Lũ quét :
Là hiện tượng thường xuất hiện nhanh ở các vùng núi với tốc độ dòng chảy cực lớn Lũ quét tàn phá, hủy diệt môi sinh trên đường chúng đi qua
- Phạm vi ảnh hưởng của lũ quét không rộng nhưng sức tàn phá của nó lại nặng
nề Nó có thể cuốn trôi cả một bản làng, một công trình nơi nó đi qua Việc phá rừng gây
ra xói mòn đất là nguyên nhân cơ bản của các trận lũ quét
d/ Lụt :
Hàng năm vào mùa mưa, ở một số địa phương thường xảy ra lũ, lụt Các trận lũ, lụt lớn với thời gian dài và phạm vi rộng, gây thiệt hại lớn về người và của, phá hoại mùa màng, các công trình văn hóa, công cộng
* Ví dụ : Các trận lũ, lụt lớn ở địa bàn tỉnh
e/ Động đất :
Là hiện tượng phá hủy các vùng thạch quyển do kiến tạo của trái đất Sự phân vùng cấu tạo của vỏ trái đất là nguyên nhân xảy ra động đất thường xuyên ở một số nơi trên thế giới gây ra tai họa khủng khiếp cho con người
Người ta xác định chấn động do năng lượng của động đất gây ra tại vùng chấn tâm bằng độ rích-te Việc xác định địa chấn sẽ làm giảm tối thiểu những thiệt hại do động đất gây ra
Trang 5Ở nước ta, do cấu tạo của vỏ trái đất, tuy chưa có những trận động đất lớn, nhưng phải hết sức đề phòng Khi có thông báo cần phải rời khỏi nhà, xưởng, công sở, trong vùng địa chấn
2 Một số biện pháp phổ thông phòng, chống bão lụt :
a/ Tích cực thực hiện việc bảo vệ đê :
Tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm và tích cực tham gia việc hộ đê thường xuyên Tuyệt đối không tự động kích, chèn, đóng, mở cửa cống; không đào bới, xây dựng, làm nhà cửa vi phạm vào hành lang bảo vệ an toàn đê; không xẩy cỏ, chất đống rơm rạ, củi rác ở đê Chấp hành nghiêm các quy định bảo vệ đê
b/ Tích cực trồng rừng và bảo vệ rừng :
Chúng ta biết rằng trong những năm qua do ý thức của một số người chỉ thấy lợi ích trước mắt đã phá đi nhiều khu rừng có giá trị về kinh tế và sinh thái của đất nước Do vậy không bảo vệ được sự xói mòn, vữa trôi đất và hạn chế được các trận lũ quét, bão lụt cho đất nước Vì thế chúng ta phải tăng cường công tác bảo vệ rừng và tích cực trồng rừng, vừa đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước vừa giữ được cân bằng sinh thái, góp phần hạn chế thiên tai đối với con người
c/ Theo dõi chặt chẽ các bản tin báo bão và mực nước ở các triền sông :
Việc này hết sức quan trọng, theo dõi các bản tin báo bão của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình và đài địa phương để mới chủ động và thực hiện đúng các quy định của Ban chỉ huy phòng chống bão lụt của các cấp
Đối với học sinh phải nghiêm túc thực hiện các quy định phòng, chống bão lụt của nhà trường và giúp gia đình làm những việc thiết thực để chống bão, lụt Khi có bão cần chú ý không được đứng gần các công tơ, cột điện và tránh xa nơi có dây điện bị đứt
d/ Tổ chức sơ tán người và tài sản ở khu vực trọng điểm :
- Từng người và từng gia đình ở trong khu vực có bão, lụt cần phải chuẩn bị sẵn sàng theo hướng dẫn của chính quyền địa phương để có thể sơ tán nhanh chóng khi có lệnh, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do bão, lụt gây ra
e/ Khắc phục hậu quả bão, lụt :
- Cấp cứu người bị nạn
- Làm vệ sinh môi trường, chôn cất người bị nạn
- Giúp đỡ gia đình có người bị nạn ổn định đời sống
- Khôi phục sản xuất và sinh hoạt
* Liên hệ tình hình bão lụt hàng năm ở Thừa Thiên Huế
Câu hỏi ôn tập :
1 Nêu một số biện pháp phòng, tránh bom, đạn địch ?
2 Nêu một số biện pháp phòng, chống bão, lụt ?
Câu hỏi kiểm tra :
- Em hãy nêu biện pháp phòng, tránh bom, đạn địch và phòng, chống bão, lụt ?
- Đối với học sinh cần phải làm gì để hạn chế thiệt hại về thiên tai bão, lụt ?
Trang 6Bài 6 :
CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG
VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Giảng cho học sinh biết nguyên nhân, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp bằng biện pháp đơn giản, dễ thực hiện
- Biết băng vết thương bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ
- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường gặp
B NỘI DUNG :
1 Bong gân :
a/ Đại cương :
Như các em biết trong cơ thể con người có rất nhiều loại khớp như khớp cổ, khớp
bả vai, khuỷa tay, cổ tay, ngón tay, khớp háng, khớp đầu gối, bàn chân, ngón chân, các khớp xương sống v.v đều là những khớp động, ở mỗi khớp bao giờ cũng có dây chằng
để tăng cường cho bao khớp và giữ thẳng góc cho hoạt động của khớp
Khi bong gân là gây sự tổn thương của dây chằng chung quanh khớp làm cho ta đau đớn do chấn thương gây ra Bong gân làm cho các dây chằng có thể bong ra khỏi chỗ bám bị rách hoặc đứt nhưng không làm sai khớp
Các khớp thường hay bị bong gân như : khớp cổ chân, ngón chân cái, khớp gối, khớp cổ tay
b/ Triệu chứng của bong gân :
- Đau nhức nơi tổn thương
- Sưng nề, có thể bị bầm tím dưới da (do chảy máu)
- Vận động khó khăn, đau nhức
c/ Cấp cứu ban đầu và đề phòng :
* Cấp cứu ban đầu : → Bất động chi bong gân
→ Băng ép nhẹ chống sưng nề
→ Ngâm vào nước muối ăn hoặc chườm đá lạnh
→ Đắp, chườm các loại thuốc lá
→ Trường hợp bong gân nặng thì phải chuyển ngay đến cơ sở y tế để cứu chữa
* Đề phòng : → Đi lại, chạy nhảy, lao động, luyện tập phải đúng tư thế
Trang 72 Sai khớp :
a/ Đại cương :
Sai khớp là sự di lệch các đầu xương khớp một phần hay hoàn toàn do chấn thương mạnh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên
Các khớp thường bị sai là : khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng
b/ Triệu chứng :
- Đau dữ dội, đụng tới là đau
- Mất vận động hoàn toàn, không gấp duỗi được
- Khớp biến dạng, đầu xương lồi, sờ thấy dưới da
- Chi ở tư thế không bình thường, dài ra hoặc ngắn lại, thay đổi hướng tùy theo vị trí từng loại khớp
- Sưng nề to quanh khớp
- Tím bầm quanh khớp v.v
c/ Cấp cứu ban đầu và đề phòng :
* Cấp cứu ban đầu :
⇒ Bất động khớp bị sai ở tư thế sai lệch (không được uốn nắn)
⇒ Chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để chữa
* Đề phòng :
⇒ Quá trình lao động, luyện tập phải chấp hành nghiêm quy định bảo đảm
an toàn
⇒ Phải kiểm tra an toàn của bãi tập, các phương tiện trước khi lao động, luyện tập
3 Say sóng, say ô tô, say máy bay :
a/ Đại cương :
Thường xảy ra ở người chưa quen đi tàu thủy, ô tô, máy bay do mất thăng bằng thần kinh giao cảm và phó giao cảm mà gây nên
b/ Triệu chứng : Có 2 loại biểu hiện :
Loại cường phó giao cảm hay gặp ở nam giới :
Loại thứ nhất ⇒ tim đập chậm, huyết áp hạ, mệt lả, nôn mửa
Loại thứ hai ⇒ thường gặp ở nữ giới : tim đập nhanh, huyết áp tăng, thần kinh hưng phấn, nôn mửa
c/ Cấp cứu ban đầu và đề phòng :
⇒ Người hay bị say trước khi đi thuyền, ô tô chỉ nên ăn nhẹ, chuẩn bị túi ni lông chứa nôn, cho ngồi hoặc nằm đầu hơi ngả ra sau Nhìn vào điểm xa (không nhìn vào vật xoay tròn)
Trang 8⇒ Trước khi đi tàu xe cho uống 1 - 2 viên Aerôn, sau 6 giờ cho uống thêm
1 viên Không được uống quá 4 viên một ngày
Dân gian thường dùng : ngậm gừng tươi
4 Ngất :
a/ Đại cương :
Ngất là tình trạng chết tạm thời, nạn nhân mất tri giác, cảm giác và vận động, đồng thời tim, phổi và bài tiết ngừng hoạt động
- Có nhiều nguyên nhân gây ngất : cảm xúc quá mạnh, chấn thương nặng, mất máu nhiều, ngạt (do thiếu ôxy), người có bệnh tim, say sóng, say nắng
b/ Triệu chứng :
⇒ Nạn nhân thấy trong người bồn chồn, khó chịu, mặt tái, mắt tối dần, chóng mặt, ù tai, ngã khuỵu xuống bất tĩnh
⇒ Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái
⇒ Phổi có thể tạm ngừng thở hoặc thở yếu
⇒ Tim có thể ngừng đập, hoặc đập rất yếu, huyết áp hạ
Thường nạn nhân bao giờ cũng ngừng thở trước rồi ngừng tim sau
c/ Cấp cứu ban đầu và đề phòng :
* Cấp cứu ban đầu :
⇒ Đặt nạn nhân nằm ngay ngắn nơi thoáng mát, kê gối hoặc chăn màn phía dưới vai, cho đầu hơi ngửa về sau
⇒ Lau chùi đất, cát, đờm dãi (nếu có) để khai thông đường thở
⇒ Cởi các áo quần, nới dây lưng để lưu thông máu
⇒ Xoa bóp lên cơ thể, tát vào má, giật tóc mai, cho ngửi amôniắc, dấm, hoặc đốt
bồ kết thổi nhẹ vào mũi để kích thích, nếu nạn nhân hắt hơi được sẽ tỉnh Nếu đã tỉnh có thể dùng nước gừng tươi, nước tỏi hòa với rượu và nước đun sôi cho uống
⇒ Nếu chưa tỉnh thì áp má vào mũi, miệng nạn nhân, nhìn xuôi vùng ngực, bụng không thấy phập phồng, tai, mũi, miệng không thấy hơi ấm, như vậy nạn nhận đã ngừng thở
⇒ Nạn nhân đã ngừng thở và ngừng tim Cần phải làm ngay biện pháp : → Dùng tay vỗ 3 - 5 cái vào lồng ngực trái
→ Thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực, cứ thổi ngạt 1 lần thì ép tim 5 lần (nếu có
2 người làm) Hoặc thổi ngạt 2 lần thì ép tim 15 lần (nếu chỉ có 1 người làm) Phải khẩn trương liên tục, kiên trì khi nào nạn nhân tự thở được, tim đập lại mới thôi
Chú ý đối với người bị nước thì phải cõng ngược nạn nhân xóc chạy, đầu thấp
* Đề phòng : - Phải bảo đảm an toàn, không để xảy ra mất an toàn
- Phải thường xuyên luyện tập để nâng cao sức khỏe
Trang 95 Ngộ độc thức ăn :
a/ Đại cương :
Thường gặp ở các nước nghèo, chậm phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau
⇒ Thực phẩm bị nhiễm khuẩn : ôi, thiu, sống, tái
⇒ Ăn phải thức ăn có chứa sẵn chất độc : nấm độc, sắn
⇒ Ăn phải thức ăn dễ gây dị ứng tùy thuộc cơ địa của từng người : tôm, cua, dứa v.v
Ở nước ta thường xảy ra mùa hè, thời tiết nóng nực, bệnh dịch dễ lây lan
b/ Triệu chứng :
+ Người nhiễm độc thức ăn thường xuất hiện với 3 hội chứng, điển hình đó là :
* Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc :
Sốt từ 38 - 39oC + rét run + nhức đầu, mệt mỏi, có khi mê sảng, co giật, hôn mê
* Hội chứng viêm cấp đường tiêu hóa :
Đau bùng vùng quanh rốn, đôi khi lan tỏa vùng ổ bụng, đau quặn bụng Buồn nôn, nôn nhiều lần trong một ngày Nôn ra nước lẫn thức ăn, ỉa chảy nhiều lần, nhiều nước như tháo ra, đôi khi lẫn thức ăn chưa tiêu
* Hội chứng mất nước, điện giải :
Khát nước, môi khô, mắt trũng, gầy sút, mạch nhanh, huyết áp hạ, bụng chướng, chân tay lạnh
- Người khỏe sau 2 - 3 ngày sẽ khỏi Có khi kéo dài hàng tuần Nhưng với người già, trẻ nhỏ dễ gây biến chứng nguy hiểm
+ Ngộ độc nấm : như ngộ độc thức ăn Nhưng còn tùy từng loại nấm độc Có
người thần kinh bị kích thích Nói năng lung tung như say rượu, mắt mờ dần, hay biến chứng về tim mạch
+ Ngộ độc sắn :
- Các triệu chứng thường xuất hiện sau 4 - 5 giờ, có khi muộn hàng ngày sau Thường xảy ra chóng mặt, nhức đầu, choáng váng, người rạo rực khó chịu, sắc mặt tím tái, khó thở Sau đó đau quặn bụng, nôn nhiều lần, người mệt lả, lịm dần, hôn
mê, có thể chết vì trụy tim mạch
+ Dị ứng do ngộ độc dứa :
Triệu chứng xuất hiện sau 1 giờ khi ăn :
- Đau bụng dữ dội, nôn và ỉa chảy nhiều lần Sau đó ngứa và phát ban, toàn thân mẩn đỏ, nổi các nốt ban, tạo thành từng mảng đỏ bằng đồng xu, mi mắt xưng húp, bàn tay căng mọng, có thể sau 1 ngày rồi hết Trường hợp nặng có thể hôn mê rồi chết
c/ Cấp cứu ban đầu và đề phòng :
* Cấp cứu ban đầu : Tất cả các trường hợp bị ngộ độc thức ăn đều phải cấp cứu
chung đó là :
Trang 10- Chống mất nước : chủ yếu chuyền dịch mặn, ngọt đẳng trương 1 - 2 lít.
- Nếu không có điều kiện truyền được thì cho uống nhiều nước gạo rang có vài lát gừng
- Ngộ độc nấm nên cho uống nước đường + muối hoặc có thể cho uống bột than
gỗ đã tán nhỏ
- Ngộ độc sắn nên cho uống đường, sữa, mật mía, mật ong v.v
* Điều trị :
- Chống nhiễm khuẩn : Thông thường cho uống Ganiđăng, Cloraxit hoặc có thể dùng một số loại kháng sinh như : Ampixilin, Bactrim
- Chống trụy tim mạch và tri sức : chủ yếu dùng long não, vitamin B1, C Ngoài ra
có thể dùng thuốc hạ sốt, an thần
- Cho nhịn ăn, hoặc ăn lỏng 1 - 2 bữa
Phương pháp cấp cứu ban đầu còn tùy theo tình trạng của bệnh nhân, cơ bản là các biện pháp trên
Nếu trường hợp nặng cần phải chuyển ngay đến cơ sở y tế để kịp thời cứu chữa
* Đề phòng :
- Phải đảm bảo tốt vệ sinh môi trường
- Phải thực hiện tốt các khâu vệ sinh thực phẩm
- Cá nhân phải biết giữ vệ sinh ăn uống như : không ăn sống, ăn tái, nước uống phải đun sôi, các thức ăn không để ôi, thiu
- Phải bảo quản kỹ, tránh ruồi nhặng
- Không ăn các loại nấm lạ
- Nên ngâm sắn tươi vào nước 1 buổi trước khi luộc
6 Nhiễm độc lân hữu cơ :
a/ Đại cương :
Lân hữu cơ là các loại hợp chất hóa học như Tiô phốt và Pa tốc các loại thuốc sâu dùng để diệt sâu bọ, côn trùng, nấm có hại Đặc biệt là hiện nay được dùng rộng rãi trong nông nghiệp và trồng rau củ, quả không đúng quy định dễ bị qua đường tiêu hóa, hô hấp qua da
b/ Triệu chứng :
Trường hợp nhiễm độc cấp : nạn nhân thấy lợm giọng, nôn mửa, đau quặn bụng, tiết nhiều nước bọt, vã mồ hôi, khó thở, đau đầu, đau các cơ, rối loạn thị giác đặc biệt là đồng tử bị co hẹp
- Trường hợp nhiễm độc nhẹ : các triệu chứng trên xuất hiện muộn và nhẹ hơn, nếu được cấp cứu kịp thời sẽ giảm dần, sau 1 tuần sẽ khỏi