1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)

170 546 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (LA tiến sĩ)

Trang 1

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THU TRANG

YẾU TỐ TÂM LINH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 62 22 01 21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP

Hà Nội - 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

LÊ THU TRANG

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6

1.1 Nghiên cứu về tâm linh và văn hóa tâm linh 6

1.2 Nghiên cứu về tâm linh và văn hóa tâm linh ở Việt Nam 13

1.3 Nghiên cứu về tâm linh trong văn học Việt Nam 16

Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA VẤN ĐỀ TÂM LINH VÀ YẾU TỐ TÂM LINH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 27

2.1 Giới thuyết về tâm linh và một số vấn đề hữu quan 27

2.2 Vấn đề tâm linh trong triết học và tôn giáo 32

2.3 Tín ngưỡng tôn giáo và đức tin trong đời sống văn hóa Việt Nam 37

2.4 Yếu tố tâm linh trong văn học Việt Nam nhìn từ lịch sử 45

Chương 3: YẾU TỐ TÂM LINH VÀ SỰ THAY ĐỔI NHÃN QUAN TƯ DUY TIỂU THUYẾT 62

3.1 Yếu tố tâm linh với sự mở rộng biên độ miêu tả trên phương diện đề tài

62 3.2 Yếu tố tâm linh với sự thay đổi trong tổ chức cấu trúc hình tượng nhân vật

67 3.3 Một số biểu hiện cơ bản của yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

74 Chương 4: PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN YẾU TỐ TÂM LINH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 107 4.1 Các biểu tượng mang tính tâm linh 107

4.2 Phương thức huyền thoại hóa 125

4.3 Ngôn ngữ 139

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO

151

152

Trang 4

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, nhờ những phát minh vĩ đại, những tiến bộ vượt bậc của khoa học

mà con người có thể du hành vào vũ trụ Song thế giới tâm linh vẫn là một lĩnh vực tinh thần bí ẩn, phong phú, khó nắm bắt mà khoa học chưa thể giải thích được Trong những thập niên gần đây, tâm linh đang trở thành vấn đề có một sức hút mãnh liệt đối với nhiều lĩnh vực khoa học Các lĩnh vực khoa học như triết học, tâm

lí học, y học, dân tộc học, văn hóa học, văn học… đều quan tâm đến vấn đề tâm linh trong mối quan hệ với đời sống con người Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng thế kỉ XXI là thế kỉ của tâm linh: “Khoa học các hiện tượng Tâm linh sẽ trở thành khoa học thống soái của các thế kỉ sau, cũng như khoa học Vật lí là đế vương của thế kỉ này Khoa học tâm linh sẽ là một khoa học mang tính chiến lược cao nhất nói

chung, cũng như tính nhân văn chiến lược cơ bản nhất” [155; 681]

Về mặt khoa học, thuật ngữ tâm linh được hiểu rất khác nhau và hiện tại người

ta vẫn đang bàn luận, tranh cãi với nhiều câu hỏi được đặt ra Nhưng về cơ bản, người ta vẫn thừa nhận đó là một phương diện trong đời sống tinh thần của con người

Thế giới tâm linh đã đi vào văn học Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử Sở

dĩ như vậy là do đời sống con người Việt Nam từ xưa đến nay ngoài mặt vật chất hiện hữu luôn có mặt tâm linh Không chỉ ở phương diện cá nhân mà ở phương diện cộng đồng cũng vậy, những giá trị và chiều sâu ý nghĩa nhân sinh của tâm linh

đã được khẳng định và trở thành một nét văn hóa của dân tộc Trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, yếu tố tâm linh là một thực tế, một hiện tượng xuất hiện với mật độ khá đậm đặc Điều đó thể hiện ảnh hưởng của tinh thần dân chủ, ý thức đổi mới tư duy nghệ thuật của các nhà văn đương đại, đến mức trong nhiều tác phẩm, yếu tố tâm linh là chủ đề chính chi phối tới cấu trúc tác phẩm

Trong sự vận động và phát triển của nền Văn học Việt Nam từ sau đổi mới

1986, tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện qua sự mở rộng phạm vi miêu tả hiện thực, sự quan tâm đến những vấn đề gắn

Trang 5

2

với số phận con người cá nhân và không ngừng thể nghiệm những bút pháp mới mẻ Với ý thức cách tân và khát vọng đổi mới mạnh mẽ, các nhà tiểu thuyết đã hướng ngòi bút vào thế giới tâm linh với những biểu hiện phong phú, những phương thức biểu đạt uyển chuyển, linh hoạt Yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại không những được xem như một “hiện thực”, mà đồng thời còn là một cách thức, một thủ pháp nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực Mỗi nhà văn xuất phát từ nhận thức, từ không gian văn hóa, từ kinh nghiệm cá nhân, từ những điểm nhìn khác nhau mà có cách khám phá, biểu hiện, lí giải tâm linh khác nhau Thông qua yếu tố tâm linh, các tiểu thuyết gia đã bộc lộ khát khao muốn khám phá hiện thực cuộc sống và thế giới tâm hồn phong phú đầy bí ẩn, phức tạp của con người

Xuất phát từ những lí do nói trên, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ hai, từ đó khẳng định những giá trị to lớn của tiểu thuyết Việt Nam đương đại đối với văn học trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, luận án tập trung vào các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, khái quát, xác định rõ nội hàm khái niệm tâm linh và các phương diện của tâm linh trong đời sống tinh thần để có cái nhìn hệ thống về yếu tố tâm linh trong văn học

Trang 6

3

Thứ hai, khảo sát yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại để làm

rõ sự trở lại mạnh mẽ của yếu tố tâm linh là sản phẩm của thời đại mở rộng dân chủ

và cái nhìn đa chiều của văn học về đời sống

Thứ ba, khái quát, phân tích những biểu hiện cụ thể của yếu tố tâm linh và phương thức biểu đạt yếu tố tâm linh để làm nổi rõ sự đổi mới cấu trúc tiểu thuyết Việt Nam đương đại

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong văn học Việt Nam, khái niệm đương đại thường được giới nghiên cứu dùng để chỉ giai đoạn văn học từ sau 1975 hoặc từ sau đổi mới 1986 đến nay Sau

1975, công cuộc đổi mới văn học đã bắt đầu xuất hiện nhưng phải đến sau năm

1986, văn học nói chung, thể loại tiểu thuyết nói riêng mới thực sự có những chuyển biến, cách tân sâu sắc, mạnh mẽ Vì vậy, luận án của chúng tôi xác định tiểu thuyết đương đại được tính từ 1986 đến nay

Nghiên cứu yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng tôi tập trung khảo sát những tiểu thuyết đặc sắc, mang đậm yếu tố tâm linh của các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Việt Hà, Võ Thị Hảo, Trần Thu Hằng, Mạc Can, Thùy Dương, Châu Diên, Nguyễn Xuân Khánh, Chu Lai, Nguyễn Một, Bảo Ninh, Dương Hướng, Trịnh Thanh Phong, Nguyễn Bình Phương, Đoàn Minh Phượng, Hồ Anh Thái, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Đình Tú

Ngoài ra, chúng tôi mở rộng phạm vi nghiên cứu tới một số tác phẩm văn học trước đổi mới 1986 và văn học nước ngoài để có cái nhìn đối sánh nhằm làm rõ hơn đối tượng nghiên cứu

Trang 7

4

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp tiếp cận văn hóa học

Đây là phương pháp xuyên suốt của luận án vì tâm linh là một lĩnh vực của văn hóa, là biểu hiện của văn hóa trong văn học Tiếp cận từ hướng nghiên cứu văn hóa học sẽ cho phép luận án làm sáng tỏ bối cảnh xuất hiện yếu tố tâm linh, phân tích các biểu tượng, các mã nghệ thuật phức tạp, đa tầng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

4.2 Phương pháp hệ thống

Phương pháp này cho phép luận án nhìn tâm linh như một lĩnh vực của tiểu thuyết, coi yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết như một “hiện thực” của văn học và văn hóa

4.4 Phương pháp tiếp cận thi pháp học và tự sự học

Phân tích và tiếp cận này sẽ giúp luận án phân tích những yếu tố hình thức và cách tổ chức truyện kể nhằm biểu đạt một cách hiệu quả tâm linh trong văn học

4.5 Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Với cách tiếp cận văn học từ những góc độ khác nhau như văn hóa học, tâm

lý học, phân tâm học… sẽ giúp luận án nhìn vấn đề nghiên cứu từ nhiều giác độ khác nhau

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

5.1 Khẳng định sự xuất hiện của yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết đương đại

như là nhân tố làm thay đổi cấu trúc của thể loại tiểu thuyết qua những phương diện

cơ bản: quan niệm về hiện thực, quan niệm về con người, phương thức trần thuật,

Trang 8

5

5.2 Từ những phân tích cụ thể về phương diện biểu hiện và phương thức biểu

đạt yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, luận án cho thấy bước chuyển mạnh mẽ của thể loại tiểu thuyết trong quá trình vận động và phát triển

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án

6.1 Luận án soi tỏ thêm một phương diện quan trọng về mối quan hệ giữa văn

học và hiện thực

6.2 Là tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập nghiên cứu về văn

học Việt Nam nói chung và về tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng

7 Cấu trúc luận án

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận án được triển khai thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lí luận về sự xuất hiện của vấn đề tâm linh và yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Chương 3: Yếu tố tâm linh và sự thay đổi nhãn quan tư duy tiểu thuyết

Chương 4: Phương thức thể hiện yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Trang 9

6

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Nghiên cứu về tâm linh và văn hóa tâm linh

Vấn đề tâm linh đã được đặt ra từ thời nguyên thủy gắn với tâm lí sợ hãi của con người trước thế giới tự nhiên bao la, rộng lớn Ngay từ khi biết nhận thức, con người đã mong muốn hiểu và khát vọng giải thích thế giới Bởi thế, nghiên cứu về tâm linh được đặt ra và đã trở thành vấn đề chung của nhiều ngành khoa học, nhiều lĩnh vực Dù có nhiều hướng nghiên cứu tâm linh nhưng có thể quy về ba hướng cơ bản: nghiên cứu tâm linh từ triết học và tôn giáo; nghiên cứu tâm linh từ phân tâm

học và tâm thần học; nghiên cứu tâm linh từ văn hóa học

1.1.1 Nghiên cứu tâm linh từ triết học và tôn giáo

Tâm linh luôn hiện hữu trong tâm tưởng con người Đó là lĩnh vực tinh thần, phi vật chất, siêu lí và siêu nghiệm Trong quan điểm, tư tưởng triết học, tôn giáo từ

cổ đại đến hiện đại ở cả phương Đông và phương Tây, tâm linh là một phạm trù có

ý nghĩa quan trọng

Ở phương Đông, Ấn Độ là đất nước có lịch sử triết học và tôn giáo phát triển sớm nhất Triết học và tôn giáo Ấn Độ đã đặt ra và giải quyết về vấn đề bản thể luận, nhận thức luận, tâm lí, tâm linh Các bộ kinh Ấn Độ giáo đã lưu giữ những tập tục, nghi lễ, cúng tế, ma thuật, thừa nhận sự tồn tại của linh hồn bất tử, thừa nhận luật nhân quả và thuyết luân hồi - nghiệp báo Sau thời kỳ Ấn Độ giáo, Phật giáo ra đời cũng luận về thuyết luân hồi và nghiệp, cũng tìm con đường giải thoát ra khỏi vòng luân hồi

M.Ludwig trong công trình Những con đường tâm linh phương Đông cho

rằng: “Con đường tôn giáo chính là con đường dẫn tới một cuộc sống tiềm ẩn sự hài hòa linh thiêng trong thế giới này cũng như trong xã hội người Vì vậy không hề có vực thẳm ngăn cách giữa phần thiêng liêng với phần trần trụi của đời sống, giữa mối băn khoăn về tâm linh với những băn khoăn rất con người của đời thường, bởi

vì tất cả đều cân bằng và hài hòa” [118; 13]

Trang 10

7

Khám phá phương Đông huyền bí, công trình Hành trình về phương Đông của

Blair T.Spalding đã ghi lại cuộc hành trình của các nhà khoa học Hoàng gia Anh tới

Ấn Độ, nhằm khám phá những giá trị tâm linh vĩnh hằng như chiêm tinh học, nguyên lí hoán cải số mạng, cõi vô hình… Người phương Đông nói chung và người

Ấn Độ nói riêng đều thừa nhận có sự tồn tại của một thế giới vô hình: “Nếu ta cứ khăng khăng cho rằng những gì không nghe được, không nhìn được đều không hiện hữu thì thật là một sai lầm tai hại Có biết bao nhiêu sự kiện xảy ra mà giác quan giới hạn của con người không thể cảm nhận, cho đến một ngày nào họ khai mở các giác quan khác” [174;76] Các nhà chiêm tinh học Ấn Độ dự báo rằng: “Thế kỉ 20 bắt đầu với sự phát triển cực thịnh của thuyết Duy vật Con người sẽ bị thúc đẩy vào các sự kiện vật chất, họ sẽ gặp các thử thách mà nhu cầu của bao tử, khoái cảm xác thân tranh đấu với nhu cầu của tâm linh một cách mãnh liệt Đến khoảng 25 năm cuối, từ 1975 trở đi thì phong trào Duy tâm sẽ phát triển mạnh mẽ và được phổ biến sâu rộng để thúc đẩy sự tiến hóa tâm linh” [174; 85, 96]

Trác Tân Bình trong cuốn Lí giải tôn giáo đã trình bày và lí giải tôn giáo

Trung Quốc và các tôn giáo lớn trên thế giới nhằm đạt đến sự lí giải chân thực thế giới tâm linh tôn giáo Cuốn sách gồm có bốn phần: Tôn giáo là gì; Lịch trình tôn giáo; Nghiên cứu tôn giáo; Nghiên cứu Kitô giáo Trong lời tựa cuốn sách, Trác Tân Bình viết: “Tôn giáo thuộc về thế giới tâm linh và đời sống tinh thần, nó có sức hấp dẫn thần bí, khiến cho người ta cảm thấy bối rối khó hiểu” [23; 9] “Xét từ góc độ bảo tồn văn hóa dân tộc và hoằng dương giá trị văn hóa dân tộc, tôn giáo chính là thể chuyển tải linh hồn của dân tộc và chất môi giới của giao lưu văn hóa” [23; 10]

Khi nghiên cứu Lịch trình tôn giáo, Trác Tân Bình cho rằng: “Lịch trình tôn giáo

phản ánh quá trình trải qua về mặt tâm linh của con người, đồng thời cũng là sự phản chiếu sinh động sự hình thành, phát triển tâm hồn của dân tộc chủ thể” [23; 161]

Ở phương Tây, các nhà triết học duy tâm xuất sắc của Hy Lạp cổ đại đã tìm hiểu vấn đề liên quan đến sự sống - chết của con người Vấn đề tâm linh trong triết học và tôn giáo phương Tây từ trung, cận đại đến hiện đại đều đề cập đến những yếu tố siêu nhiên, siêu hình Từ góc nhìn của triết học, tôn giáo, những vấn đề bản

Trang 11

8

thể luận, nhận thức luận, trong đó có nhận thức về con người ở chiều sâu bản thể, con người với đời sống tâm linh và con đường giải thoát đã trở thành trung tâm của nhiều quan điểm, học thuyết có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới

Henri Bergson (1859 - 1941) là một đại diện xuất sắc của trào lưu triết học trực giác Khái niệm trung tâm trong triết học của ông là “tính kéo dài thuần túy”, "phi vật chất" và “cái đà sống” Bàn về con người, ông cho rằng ở mỗi con người, ngoài “cái tôi

bề mặt” còn có cái tôi bề sâu” “Cái tôi bề mặt là cái tôi giao tiếp bên ngoài, ở đó các trạng thái tách rời nhau và do đó được hình dung bằng ngôn ngữ vốn được liên kết chính bằng những âm thanh và ngữ nghĩa phân biệt nhau” [119; 187] Trong “cái tôi bề sâu” - cái tôi đích thực, Henri Bergson đưa ra khái niệm “thời biến” để phân biệt với “thời gian” của đời sống bên ngoài: “Thời gian là cái vật lí, có thể nhận thức được bằng lí tính Còn “thời biến” là cái tâm lí, và theo ông đây mới đích thực là đời sống như nó vốn có,

và chỉ có thể cảm nhận được mà thôi” [119; 187] Từ quan niệm như vậy, Henri Bergson chủ trương phải dùng trực giác để đi sâu nhận thức và khám phá những phương diện đích thực của đời sống và con người Từ quan niệm của Bergson, ta thấy con người là một hiện hữu không chỉ có lí trí mà còn có nhiều chiều kích không dễ nắm bắt khác

Phân tâm học và Tôn giáo của Erich Fromm là công trình đi vào phân tích

những vấn đề nền tảng của đức tin và nghi thức tôn giáo trong tiến trình lịch sử và những khám phá của phân tâm học liên quan đến tôn giáo Vấn đề đức tin và tôn giáo theo Erich Fromm không phải là vấn đề Thượng đế mà là vấn đề con người:

“Thượng đế không phải là biểu tượng quyền năng ở bên trên con người mà là biểu tượng quyền năng của chính con người” [165; 75] Phân tâm học nghiên cứu bản chất con người đằng sau các biểu tượng tôn giáo và các biểu tượng phi tôn giáo Erich Fromm chứng minh rằng chúng ta chỉ có thể “chữa trị tâm hồn” con người

và chữa trị các căn bệnh của thời đại khi phân biệt được tôn giáo độc đoán và tôn giáo nhân bản

Mircea Eliade (1942 -1986) trong cuốn Thiêng và phàm bản chất của tôn giáo viết năm 1956 đã dẫn dắt người đọc vào lĩnh vực của cái thiêng, đó là Không gian

thiêng và sự thiêng hóa thế giới, Thời gian thiêng và các huyền thoại, Tính thiêng

Trang 12

đa số người “không tôn giáo” vẫn còn mang theo những tôn giáo giả và huyền thoại

đã mờ nhạt Điều đó chẳng khiến chúng ta phải ngạc nhiên, vì con người phàm tục

là hậu duệ của con người tôn giáo và không thể xóa bỏ lịch sử của nó, nghĩa là

những hành vi của các tổ tiên có tôn giáo đã từng tạo ra nó như hiện nay” [61; 215] Như vậy, triết học, tôn giáo phương Đông và phương Tây đưa ra cách nhìn nhận, lí giải về vấn đề tâm linh theo quan điểm khác nhau Song các quan điểm, tư tưởng đó đều thừa nhận sự tồn tại của vấn đề tâm linh trong đời sống tinh thần của con người

1.1.2 Nghiên cứu tâm linh từ phân tâm học và tâm thần học

Sigmund Freud (1856 - 1939) là người sáng lập ra Học thuyết Phân tâm học

Những tác phẩm như Giải mộng (1900), Tâm lí bệnh lí học trong đời thường (1904), Khái luận về phân tâm học (1910) của ông ngay khi mới ra mắt đã có một

sức hút mãnh liệt trong các lĩnh vực y học, xã hội học, tâm lý học, văn học, các tôn giáo và các loại hình nghệ thuật Ông đã nêu ra kết cấu 3 tầng của hạt động tâm lý con người, đó là “ý thức”, “tiềm thức”, “vô thức”, trong đó ý thức không phải là thực chất của hoạt động tâm lí mà chỉ là thuộc tính không ổn định của hoạt động tâm lí Theo ông, “Quá trình tâm lí chủ yếu thuộc về tiềm thức, còn như quá trình tâm lí của ý thức chẳng qua chỉ là một động tác bộ phận được tách ra từ toàn bộ tâm linh” [120; 265] Freud coi hoạt động tinh thần của mỗi con người được thể hiện ở

ba cấp độ là tự ngã, bản ngã và siêu ngã, trong đó quan trọng nhất là tự ngã, phần

nhân cách tối tăm và không thể biết được, tâm lí con người được ẩn giấu trong cõi

vô thức, phần bên dưới của tảng băng Phần chìm đó là cái sâu kín không những giấu kín người khác mà còn tự giấu ngay chính bản thân mình nữa Trong “vô thức”, Freud quan niệm “libido” tức bản năng tính dục là hạt nhân cơ bản

Trang 13

10

Karl Gustave Jung (1875 - 1961) là người nối nghiệp Freud Năm 1911, Sigmund Freud và Karl Gustave Jung đã cùng nhau sáng lập ra Hiệp hội Phân tâm học quốc tế Sau này, do những bất đồng trong quan niệm về Phân tâm học, K.Jung

đã li khai khỏi hội Phân tâm học Tuy nhiên, K.Jung vẫn theo đuổi lí thuyết “Vô thức” của Freud, có điều K.Jung chọn cho mình một lối đi riêng Với K.Jung không chỉ có vô thức cá nhân mà còn có vô thức tập thể, vô thức tập thể tồn tại trong những huyền thoại, trong những giấc mơ, trong tôn giáo Nếu Sigmund Freud phủ nhận thuộc tính xã hội, văn hóa lịch sử của vô thức, cho rằng hầu hết cách xử sự của con người và bất cứ trường hợp nào về tâm linh trong nghệ thuật hay trong một

cá nhân là kết quả của sự “ức chế tình dục” thì K.Jung cho rằng “trong vô thức còn chứa đựng sự di truyền mang tính xã hội, thể hiện ở những phương thức như tô tem,

ma thuật, nghi thức tôn giáo thời dã man, và cả sự di truyền lưỡng tính sinh vật - xã hội, tức là những kinh nghiệm xã hội được mô thức hóa về mặt sinh lí trong cơ thể con người, đặc biệt là trong hoạt động thần kinh của đại não” [119; 313] Ông đưa

ra những khái niệm hướng nội, hướng ngoại, những thuật ngữ như phức cảm, cổ

mẫu, biểu tượng, phát hiện và phân tích tiềm thức như một hiện thực trong cấu trúc

tâm lí con người Trong cuốn Thăm dò tiềm thức, K.Jung đã phân tích cấu trúc tâm

lí con người qua các phương diện như giấc mơ, tiềm thức, biểu tượng, linh hồn Sự phân tích của Jung đã giúp độc giả có một cái nhìn vào chiều sâu của tâm hồn mình, chiêm nghiệm cơ cấu nhân cách của mình, hiểu về những hiện tượng âm thầm, u uẩn của đời sống

Roberto Assagioli (1888 - 1974) là người đã nghiên cứu tâm linh ở tầm khoa

học Hai nội dung chính mà tác giả Roberto Assagioli nghiên cứu là sự thể nghiệm

và ý thức tâm linh Trong cuốn sách Sự phát triển siêu cá nhân, ông đã trình bày

khá sâu sắc về con người tâm linh dưới góc độ nghiên cứu khoa học Tác phẩm có 3 phần: Cái siêu thức, Sự thức tỉnh tâm linh, Tính tâm linh trong đời sống hàng ngày Trong đó, vấn đề tâm linh, siêu thức là mạch ngầm trong đời sống tinh thần con người được xem xét cả ba chiều: chiều văn hóa, chiều khoa học, chiều cá nhân từ chiều sâu đến đời thường trong sự vận động phong phú, sinh động của nó Theo

Trang 14

11

Roberto Assagioli: “Tâm linh là tự bản thân nó là Tính hiện thực tối cao dưới dạng siêu việt, tức là tuyệt đối của nó, không có một giới hạn hay quy định cụ thể nào Như vậy, Tâm linh tự nó vượt qua mọi giới hạn thời gian hay không gian, mọi liên

hệ với vật chất Theo bản chất của nó, Tâm linh là vĩnh hằng, vô hạn, tự do và phổ biến Tính hiện thực cao nhất và tuyệt đối ấy không thể nào được biết tới về mặt trí tuệ vì nó vượt qua trí tuệ con người, nhưng nó lại có thể được nêu thành định đề về mặt lí trí, được phát triển về mặt trực giác và, ở một mức độ nào đó, được thể nghiệm về mặt thần bí” [9; 296] Tác giả coi tâm linh là một tồn tại hiện thực cần nghiên cứu theo phương pháp tâm lí học, chống lại việc khai trừ hiện tượng tâm linh ra khỏi phạm vi nghiên cứu khoa học, giải phóng nó ra khỏi rào chắn của các thiên kiến bị dồn nén trong các tôn giáo, triết học và các hệ tư tưởng thần bí khác nhau Từ đó, ông đã đề xướng một hướng nghiên cứu thực nghiệm về tâm linh, coi con người là một thực thể sinh học - tâm lí - tâm linh Ông đi vào lí giải hiện thực của thế giới siêu thức, các giai đoạn của quá trình phát triển tâm linh và những vấn

đề người ta gặp thấy ở đó, bàn về hiệu ứng của nó trong cuộc sống hàng ngày với những giá trị tinh thần của con người

Qua những nghiên cứu của các nhà phân tâm học, ta thấy từ vô thức, ý thức, tiềm thức đến siêu thức là những bước phát triển của ý thức tâm linh trong quá trình hoàn thiện cấu trúc tâm lí người từ S.Freud, K.Jung đến Assagioli

1.1.3 Nghiên cứu tâm linh từ văn hóa học

Lucien Lévy - Bruh (1857 - 1939) trong công trình nghiên cứu Kinh nghiệm

thần bí và biểu tượng ở người nguyên thủy đã khái quát những đặc điểm tâm thức

nguyên thủy, đó là tâm thức “coi thế giới vô hình, siêu nhiên và thế giới hữu hình,

tự nhiên chỉ là một Và hai nửa thế giới này luôn có sự giao tiếp qua giấc mơ, điềm báo, bói toán và lời của pháp sư” [25; 11] Ở phần thứ nhất Kinh nghiệm thần bí của người nguyên thủy, Lucien Lévy - Bruh đã phân tích những vấn đề cụ thể như may rủi và ma thuật; điều bất thường, kinh nghiệm thần bí; những giấc mơ và những ảo ảnh; sự hiện diện của những người chết Ở Phần thứ hai, Lucien Lévy - Bruh làm rõ những biểu tượng của người nguyên thủy qua việc phân tích bản chất, chức năng

Trang 15

người đã biểu hiện khá phong phú

Robert Lowie (1883 - 1957) trong công trình Không gian văn hóa nguyên thủy

(Nhìn theo lý thuyết chức năng) đã phân tích các vấn đề mà ông cho là then chốt

trong việc hiểu các nền văn hóa nguyên thủy: hôn nhân, gia đình, tài sản, các hiệp hội, chính quyền, pháp luật và những hình thức khác nhau của các nhóm họ hàng, anh em, xã hội và chính trị Trong sự phân tích của ông về tài sản, Robert Lowie

chú ý đến Tài sản phi vật chất Ông nhấn mạnh đến tính cá thể của những tài sản

phi vật chất của các thổ dân vùng Đồng cỏ: “Điểm then chốt của tôn giáo trong các thổ dân vùng Đồng cỏ bao gồm những quan niệm và hành vi gắn liền với ảo ảnh Đôi khi, những ảo ảnh này cứ tự nhiên đến thăm người may mắn được các thần linh ban thưởng, nhưng thường hơn là những giấc mộng xuất hiện dễ dàng sau cơn đói bụng nhiều ngày trên đỉnh một ngọn đồi cô tịch (…) Nếu trong mộng, anh ta gặp một con bò rừng mách cho anh ta biết cách dùng một hỗn hợp nào dó những rễ cây

để chữa các vết thương, anh ta bèn làm nghề chữa bệnh, và công việc có hiệu quả sẽ mang tới cho anh ta vinh quang và giàu có Nếu anh ta được hướng dẫn cách tổ chức một hội nhảy múa cùng một số bài hát và những biểu thị, thì về sau anh ta trở thành người sáng lập ra một tổ chức như vậy Nhờ đó, anh ta có uy tín lớn lao và có thể có cả những lợi lộc khác” [113; 305] Qua đây, ta thấy cuộc sống của các thổ dân rõ ràng chịu sự chi phối của một thế lực vô hình, họ tin vào sự dẫn dắt của những điều thần bí, tin vào chiêm mộng, tin vào cái “thiêng”

James George Frazer (1854 -1941), nhà nhân loại học, nhà folklore học và nhà

lịch sử tôn giáo của nước Anh trong tác phẩm Cành vàng đã nghiên cứu sự tiến triển

Trang 16

13

của tư duy nhân loại ở vào bước ngoặt quan trọng nhất là từ tư duy ma thuật chuyển sang tư duy tôn giáo thông qua các tư liệu huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết, phong tục tập quán, lễ hội Đây được xem là công trình văn hóa đồ sộ của nhân loại, bộ bách

khoa thư về văn hóa nguyên thủy Cành vàng của J.Frazer đã xây dựng lý thuyết phổ

quát về sự tiến hóa của tư duy nhân loại qua ba phương thức quan hệ với tự nhiên là ma thuật, tôn giáo và khoa học George James Frazer cho rằng: “Tôn giáo là việc cầu phúc hay là việc hòa giải những thế lực cao cấp hơn con người, những thế lực này, như người ta nghĩ, chỉ huy và điều hành dòng chảy của tự nhiên và đời sống con người Tôn giáo được định nghĩa như vậy bao gồm hai thành tố, một mang tính lí thuyết và một mang tính thực hành; biết rằng đó là một tín điều vào những thế lực cao cấp hơn con người và một cố gắng để làm cho những thế lực đó trở thành thế lực bảo hộ hay để làm vừa lòng những thế lực ấy” [161; 94] Trong công trình này, George James Frazer đã miêu tả lại tục sùng bái linh hồn, sùng bái đất đai, những tập tục kiêng kị, bói toán, tế lễ… của người nguyên thủy Đặc biệt, ông cho rằng có mối liên hệ giữa nghi thức tế thần với sáng tác văn học Điều này đã chứng tỏ rằng,

từ xa xưa trong thần thoại - thể loại văn học xuất hiện sớm nhất trong các thể loại

văn học đã có sự hiện hữu của yếu tố tâm linh

Các công trình nghiên cứu nói trên khi nghiên cứu các cộng đồng người nguyên thủy đã khẳng định đời sống của người nguyên thủy luôn gắn với tôn giáo, tín ngưỡng, ma thuật, tế lễ, chiêm mộng Dưới góc độ văn hóa, tâm linh đã được khẳng định là một hiện tượng, một phạm trù văn hóa mang tính lịch sử, mang tính phổ biến của xã hội loài người từ thời nguyên thủy Cho đến ngày nay, tâm linh vẫn tồn tại như một thành tố văn hóa không thể thiếu trong đời sống của con người

1.2 Nghiên cứu về tâm linh và văn hóa tâm linh ở Việt Nam

1.2.1 Nghiên cứu về tâm linh ở Việt Nam trước 1986

Ở Việt Nam trước 1986, người mở đầu nghiên cứu về văn hóa, phong tục là

nhà nghiên cứu Phan Kế Bính Trong công trình Việt Nam phong tục (1915), Phan

Kế Bính đã biên khảo về phong tục Việt Nam trong gia tộc, phong tục trong hương đảng và phong tục xã hội, trong đó nhiều phong tục là sự thể hiện của đời sống tâm

Trang 17

14

linh người Việt Trong gia tộc, những phong tục như phụng sự tổ tông, thần hoàng, tang ma, cải táng, kị nhật, tứ thời tiết lập, cầu tự; phong tục hương đảng như sự thần, việc tế tự, đại hội, lễ kì an, chùa chiền; phong tục xã hội như Nho giáo, Phật giáo, Lão Tử giáo, Gia Tô giáo, toán số, tướng thuật, phù thủy, thanh đồng, đồng cốt, cô hồn đều là sự phản ánh đời sống tâm linh phong phú của người Việt Theo ông, phong tục có cả tục hay và tục dở, tục gì hay là quốc túy thì giữ lấy còn tục dở thì bỏ đi

Tiếp sau Phan Kế Bính, học giả Đào Duy Anh trong công trình Việt Nam văn

hóa sử cương in bản đầu tiên năm 1938 đã nghiên cứu về di sản văn hóa trong dòng

chảy lịch sử Công trình của ông đã thâu tóm các mặt sinh hoạt vật chất lẫn đời sống tinh thần của người Việt Trong đó tín ngưỡng và tế tự người Việt ở gia tộc, tế tự ở hương thôn, tế tự của quốc gia, tế tự dân gian được coi là một mặt sinh hoạt tâm linh quan trọng gắn với đời sống tinh thần người Việt Về tế tự ở gia tộc, theo ông sùng bái tổ tiên là quan trọng hơn cả “Theo tín ngưỡng ấy thì người ta sống là nhờ hồn phách phụ vào thân thể Hồn là cái linh phụ vào phần khí của người, là phần khinh thanh, người ta chết thì bay lên không; còn phách là cái linh phụ thuộc vào phần hình của người, là phần trọng trọc, khi ta chết thì tiêu xuống đất” [3;189] Trong đời sống người Việt “mỗi khi gia đình có điều vui, điều buồn, điều mừng, điều sợ thì linh hồn tổ tiên cũng dự một phần” [3;190] Còn tế tự ở hương thôn có

sự thờ thần Thành hoàng, thờ Thổ địa và thờ Phật Tế tự của quốc gia là việc của vua tế tự Trời, tế tự các thần đất, thần lúa cùng thần tứ trời Trong dân gian, tế tự hết sức phức tạp gắn với các tín ngưỡng, tôn giáo với cả mặt tích cực và hạn chế

Hai công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa của học giả Phan Kế Bính

và Đào Duy Anh tuy không phải là những công trình nghiên cứu chuyên biệt về vấn

đề tâm linh Tuy nhiên, những vấn đề thuộc về tâm linh trong đời sống người Việt

đã được tìm hiểu với tư cách là một phương diện quan trọng hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc Trong đó tôn giáo, tín ngưỡng, tục lệ, tế lễ là những biểu hiện cụ thể của đời sống tâm linh người Việt

Trang 18

15

1.2.2 Nghiên cứu về tâm linh ở Việt Nam sau 1986

Trước 1986, suốt một thời gian dài, tâm linh bị đồng nhất với mê tín dị đoan,

bị nhìn nhận như là sự đối lập với chủ nghĩa xã hội, với nhận thức tiến bộ Từ sau

1986, vấn đề tâm linh được Đảng và Nhà nước nhìn nhận một cách khách quan Những phương diện thuộc về tâm linh như tôn giáo, tín ngưỡng được đánh giá một cách đúng đắn Nhiều công trình nghiên cứu văn hóa đã nghiên cứu các biểu hiện của tâm linh trong đời sống cộng đồng người Việt

Nguyễn Đăng Duy với công trình Văn hóa tâm linh đã nghiên cứu văn hóa

tâm linh người Việt ở miền Bắc trong các lĩnh vực: tín ngưỡng, thần thánh, trời đất, thờ mẫu, tang ma, thờ cúng tổ tiên, các tôn giáo lớn Tác giả đã khái quát về tâm linh trong mọi mặt đời sống: cá nhân, gia đình, tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan

và cả tâm linh trong văn học nghệ thuật

Trần Lê Bảo trong công trình Văn hóa Việt Nam (Một số vấn đề văn hóa Việt

Nam và văn hóa Việt Nam hiện đại) đã đem đến một cái nhìn toàn diện và tổng thể

về nền văn hóa phong phú của Việt Nam từ thời tiền sử và sơ sử, văn hóa Văn Lang

- Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc, văn hóa Đại Việt, văn hóa cận đại - thời chống Pháp và văn hóa hiện đại Trong các thành tố văn hóa, lĩnh vực văn hóa tinh thần với các nghi lễ, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ tết, lễ hội đã khẳng định sự tồn tại của tâm linh trong lịch sử quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa dân tộc

Nguyễn Duy Hinh trong công trình nghiên cứu Tâm linh Việt Nam đã đi vào

nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của tâm linh và văn hóa tâm như phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ nghi Từ việc xây dựng hệ thống những quan niệm về tâm linh, Nguyễn Duy Hinh đã làm rõ vấn đề tâm linh người Việt thông qua bốn yếu tố cơ bản

là Trời - Thiên, Đất - Địa, Nước - Thủy, Người - Nhân Từ đó, tác giả cũng đặt ra vấn

đề cần nhận thức vai trò của tâm linh trong lịch sử cũng như thời đại hiện nay

Thần và Người đất Việt của Tạ Chí Đại Trường là một công trình quan trọng

nghiên cứu cách thức suy nghĩ và ứng xử của người Việt trong đời sống tâm linh

Thần, người và đất Việt còn là một bức tranh đa sắc về các hệ thống thần linh của

người Việt Từ đó, ta thấy được quan niệm về sự tồn tại thế giới siêu nhiên trong

Trang 19

1.3 Nghiên cứu về tâm linh trong văn học Việt Nam

1.3.1 Nghiên cứu về tâm linh trong văn học Việt Nam trước 1986

Trong văn học Việt Nam kể từ văn học dân gian với các thể loại như thần thoại, thuyền thuyết, sử thi, ca dao, tục ngữ cho đến khi hình thành nền văn học viết, yếu tố tâm linh là một phương diện quan trọng, một nét đặc trưng làm nên giá trị độc đáo của tác phẩm văn học và giá trị văn hóa của dân tộc Từ hướng tiếp cận văn

hóa, chuyên luận Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân gian, nhà nghiên

cứu Nguyễn Thị Bích Hà đã nhận diện, phân tích và lí giải mối quan hệ “Tín ngưỡng và mã tín ngưỡng trong văn học dân gian” Trong mối quan hệ đó, tín ngưỡng như là chỗ dựa tâm linh cho sự sáng tạo nghệ thuật đồng thời tín ngưỡng còn được nghệ thuật hóa để trở thành những biểu tượng nghệ thuật mang ý nghĩa tâm linh và ý nghĩa nhân văn Chuyên luận chỉ rõ dấu vết tín ngưỡng trong các thể loại dân gian, nhằm khẳng định tín ngưỡng là chỗ dựa tâm linh cho sự sáng tạo nghệ thuật và tín ngưỡng mang ý nghĩa tâm linh, ý nghĩa nhân văn sâu sắc, qua đó thể hiện tâm thức người Việt

Trang 20

Thanh, Cảm nghĩ về thơ Trần Nhân Tông [179]; Nguyễn Phạm Hùng, Thơ Thiền và

việc lĩnh hội thơ Thiền [89]; Phạm Ngọc Lan, Trần Nhân Tông và cảm hứng Thiền trong thơ [111]; Lê Thị Thanh Tâm, Con người hành hương trong thơ Thiền Lí Trần và Đường Tống [199]; Con người giải thoát và con người mộng huyễn như là nguồn cảm hứng lớn trong thơ Thiền Lí - Trần (so sánh với thơ Thiền Đường - Tống) [200]; Nguyễn Công Lý với các bài nghiên cứu Mối quan hệ giữa Phật giáo với văn học [123]; Tinh thần dung hợp tư tưởng Phật - Lão -Nho trong văn học Phật giáo thời Lí - Trần [124]; Về kiểu tư duy nghệ thuật trực cảm tâm linh trong văn chương (qua khảo sát văn học Phật giáo Việt Nam) [125]; Hà Ngọc Hòa, Quan niệm con người trong thơ Thiền của Trần Nhân Tông [83]; Hoàng Quốc Hải, Thơ thiền Lí - Trần - nguồn tư duy minh triết [75]; Đoàn Thị Thu Vân, Quan niệm con người trong thơ Thiền Lí - Trần [215]… Các công trình, các bài nghiên cứu nói trên

đều nhận thấy mối quan hệ giữa tôn giáo với văn học và khẳng định tâm linh là một mặt không tách rời với văn hóa tinh thần dân tộc

Trong thời kì trung đại, thế giới tâm linh là sự phản chiếu thế giới quan và

niềm tin của con người trung đại vào thế giới siêu nhiên, vô hình Công trình Văn

học trung đại Việt Nam và những vấn đề tâm linh do nhà nghiên cứu Lê Thu Yến

chủ biên đã nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề tâm linh trong văn học trung đại Tác giả đã khái quát những vấn đề chung và đi vào những dạng thức tâm linh như Trời Phật, Thánh Thần; Phép thuật, tướng số, bói toán, phong thủy; Cầu cúng, khấn vái;

Trang 21

18

Hồn ma, hóa kiếp; Điềm báo, báo ứng; Mộng Đồng thời, tác giả cũng phân tích các giá trị và hiệu năng nghệ thuật của yếu tố tâm linh trong văn học trung đại, giúp người đọc có được cái nhìn đầy đủ và trọn vẹn về vấn đề tâm linh trong thời kì văn học kéo dài suốt mười thế kỉ

Các bài nghiên cứu Mộng - Niềm tin tâm linh trong văn học trung đại [96],

Giá trị hiện thực của yếu tố tâm linh trong văn học trung đại [97] đều cho rằng

trong văn học trung đại, đời sống tâm linh mang giá trị tự thân Trong các tác phẩm, đời sống tâm linh xuất hiện một cách tự nhiên với các biểu hiện phong phú, đó là các hiện tượng kì lạ xảy ra trong tự nhiên, các hình thức phong thủy, cầu cúng, điềm báo, mộng, báo ứng, thần thánh, ma quỷ, hóa kiếp, phép thuật, tướng số Các yếu

tố tâm linh đó chung quy lại đều để biểu hiện niềm tin thiêng liêng của con người trung đại vào tín ngưỡng, vào các thế lực siêu nhiên

Các công trình, các bài nghiên cứu về tâm linh trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) của các tác giả Huyền Ý, Truyện Kiều qua khía cạnh tâm linh [95]; Nguyễn Thị Gái, Thế giới tâm linh trong truyện thơ Nôm [62]; Nguyễn Thị Quỳnh Phương, Sự

giao thoa của tư tưởng Nho giáo và Phật giáo trong Truyện Kiều [157], Lê Văn

Quán, Góp phần tìm hiểu triết lí đạo Phật trong Truyện Kiều [166] đều đã nghiên

cứu về vấn đề tâm linh với những biểu hiện phong phú, đa dạng, đưa ra cái nhìn bao

quát, hệ thống, khẳng định giá trị của yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều và trong

văn học trung đại

Từ những nghiên cứu nói trên, chúng ta thấy rằng yếu tố tâm linh với những biểu hiện phong phú thực sự là một nội dung quan trọng, một phương diện thuộc về giá trị văn hóa truyền thống trong sáng tác văn học trung đại

1.3.2 Nghiên cứu về tâm linh trong văn học Việt Nam từ 1986 đến nay

Sau đổi mới 1986, văn học Việt Nam mở rộng phạm vi phản ánh, thay đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực và quan niệm về con người Sự đổi mới sâu sắc

về tư duy nghệ thuật dẫn đến trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại xuất hiện đậm đặc yếu tố tâm linh, đem đến cho tiểu thuyết những sắc thái hết sức mới mẻ, góp phần làm thay đổi hẳn diện mạo của văn xuôi đương đại Các nhà văn đã đào sâu

Trang 22

19

vào bản thể con người, vào chiều sâu của hiện thực thông qua yếu tố tâm linh Hướng nghiên cứu về mối quan hệ văn học và văn hóa tâm linh gần đây trở thành vấn đề được một số công trình khoa học, chuyên luận, bài nghiên cứu, luận văn, luận án đề cập đến

Trong luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn Những đổi mới của văn xuôi nghệ

thuật Việt Nam sau 1975 (Khảo sát trên nét lớn), tác giả Nguyễn Thị Bình đã nghiên

cứu văn xuôi từ sau 1975 trong sự đối sánh với văn xuôi thời kỳ 1945 - 1975 Luận

án chỉ ra những phương diện đổi mới cơ bản của văn xuôi sau 1975 đó là đổi mới quan niệm về nhà văn, đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người và một số phương diện đổi mới thể loại Theo Nguyễn Thị Bình, con người tâm linh chính là một trong những cái mới của văn xuôi thời kì này, “việc khám phá phương diện đời sống tâm linh con người của văn xuôi hiện nay là phát hiện một năng lực nhân tính thiêng liêng, phù hợp với cái đẹp, cái thiện Nó đem lại sự phong phú trong cấu trúc nhân cách và góp phần xây dựng một quan niệm toàn diện về con người, đối lập với

tư duy duy lí cằn cỗi, máy móc” [21; 82] Đi vào tìm hiểu yếu tố tâm linh với những biểu hiện như niềm tin vào thế lực siêu phàm, khả năng bí ẩn… tác giả khẳng định:

“Nhìn chung, việc thừa nhận sự tồn tại của bình diện tâm linh, khám phá phát hiện

về các năng lực cũng như biểu hiện của nó là một đóng góp mới của văn xuôi sau

1975, góp phần xây dựng quan niệm nhân bản toàn diện về con người” [21; 84]

Trần Thị Mai Nhân với bài viết Vấn đề tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam

thời kì Đổi mới in trên Tạp chí Sông Hương và công trình Những đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam trong 15 năm cuối thế kỉ XX đều khẳng định giá trị của yếu tố tâm

linh đối với thể loại tiểu thuyết Yếu tố tâm linh đã xuất hiện một cách có ý thức trong sáng tác của nhiều nhà văn Đời sống tâm linh thực sự là một trong những

“vùng hiện thực mới” của tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới 1986

Bài nghiên cứu Con người tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới

cho rằng: “Đi sâu vào khai thác chiếm lĩnh đời sống tâm linh cùng những trạng thái tâm lí tinh thần đầy bí ẩn của con người là điều mà văn học đương đại quan tâm” [201] Tác giả xoay quanh hai biểu hiện cơ bản của con người tâm linh: một là khả

Trang 23

20

năng linh cảm và điềm báo, hai là khám phá cõi tiềm thức, vô thức nơi con người

thông qua phân tích những biểu hiện cụ thể của các nhân vật trong Nỗi buồn chiến

tranh của Bảo Ninh, Chim én bay của Trí Huân, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Bến không chồng của Dương Hướng, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Lão Khổ của Tạ Duy Anh… Về cách thức thể hiện con người tâm linh, theo tác giả

“việc phản ánh đời sống tinh thần, tâm linh của con người thời hiện đại được các nhà văn thể hiện nổi bật nhất qua bút pháp huyền thoại hóa” [201]

Với bài viết Dấu ấn tâm linh trong văn học Việt Nam đương đại qua một số

tiểu thuyết, tác giả Bùi Việt Thắng đi vào tìm hiểu một số tác phẩm tái hiện đậm nét

thế giới tâm linh như Cách trở âm dương của Vũ Huy Anh, Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng, Ngược mặt trời của Nguyễn Một, Cõi người rung chuông tận thế của

Hồ Anh Thái, Họ vẫn chưa về của Nguyễn Thế Hùng, Hoang tâm của Nguyễn Đình Tú, Chân trần của Thùy Dương Dấu ấn tâm linh trong các tiểu thuyết nói trên

theo tác giả đó là “cảm thức tôn giáo”, là “đức tin”, là “nơi chốn đi về”, “trú ngụ” của con người, là cơ hội để con người khám phá ra bản thể của mình, là một “liệu pháp tinh thần” để con người sống hài hòa hơn, “vô vi” hơn, “người” hơn

Cũng đồng quan điểm với tác giả Bùi Việt Thắng, bài viết Cảm quan tôn giáo

trong văn xuôi Việt Nam đương đại của tác giả Lê Thị Dục Tú cho rằng tôn giáo là

sự biểu hiện của tâm linh Tác giả nhận định: “từ lâu, tôn giáo đã trở thành một nguồn mạch khơi dậy những cảm hứng cho văn học, góp phần tạo nên nhiều kì tích cho văn học nghệ thuật” [202] Tác giả bài viết đã đi sâu lí giải cảm quan tôn giáo trong văn xuôi Việt Nam đương đại, khẳng định tôn giáo là một phương diện cơ bản của thế giới tâm linh, đồng thời đó cũng là cách để các nhà văn mô tả một thế giới hiện thực đa chiều và khám phá con người trên những chiều kích mới

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong bài nghiên cứu Văn học và văn hóa tâm

linh đưa ra quan điểm: “Xét về góc độ nhân loại học văn hóa tâm linh là một bình

diện của văn hóa các tộc người, gắn với phong tục tập quán, cố định trong ngôn ngữ, đúc rút thành các motyp, các mẫu gốc thi pháp của các truyện kể truyền thống Cho nên văn hóa tâm linh sẽ theo suốt cuộc tồn tại của các dân tộc trên trái đất, gắn

Trang 24

21

với con người và thể hiện trong văn học nghệ thuật” [173] Từ văn học dân gian, văn học trung đại đến văn học hiện đại đều mang đậm yếu tố tâm linh, đặc biệt từ thời kì đổi mới, sáng tác mang yếu tố tâm linh ngày càng nhiều Với sự kiến giải sâu sắc, bài viết khẳng định: “Tâm linh đã trở lại với văn học, không chỉ có tác dụng miêu tả đời sống trong phương thức tồn tại tâm linh, mở rộng khái niệm hiện thực do diễn ngôn tâm linh kiến tạo, góp phần kích thích trí tưởng tượng, thích thú cái kì ảo, mà còn nuôi dưỡng tinh thần con người, đi sâu vào những miền mà khoa học chưa thể giải thích, mà cũng không nhất thiết đều phải giải thích của đời sống Đồng thời cũng xuất hiện nhiều hiện tượng đối thoại với thế giới quan tâm linh, thần bí” [173]

Tác giả Nguyễn Bích Thu trong bài viết Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt

Nam sau 1975 chỉ ra rằng: “Ý thức cách tân nghệ thuật, đổi mới tư duy tiểu thuyết

là nỗ lực sáng tạo đáng kể của các cây bút văn xuôi nhằm biểu đạt tâm hồn con người thời đại” [115; 229] Và một trong những biểu hiện rất rõ đổi mới tư duy tiểu thuyết đó là: “Các cây bút tiểu thuyết những năm đổi mới đã có ý thức đi sâu vào thế giới nội tâm để khám phá chiều sâu tâm linh nhằm nhận diện hình ảnh con người đích thực Sự xuất hiện con người tâm linh biểu hiện sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của văn học Tiểu thuyết bắt đầu tiếp cận với thế giới đằng sau thế giới hiện thực, đó là thế giới tâm linh, vô thức, tiềm thức, giấc mơ” [115; 231]

Nguyễn Thị Thúy Hằng trong Luận án Tiến sĩ Ngữ văn Con người cá nhân

trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975 đã nhận diện và phân tích

những dạng thức cơ bản, đồng thời chỉ ra những cách tân của nghệ thuật tự sự trên phương diện thể hiện con người cá nhân trong tiểu thuyết, truyện ngắn Việt Nam sau 1975 Tác giả nhận thấy một thực tế trong văn xuôi sau 1975 là “con người cá nhân được quan tâm trên nhiều phương diện: đời sống tự nhiên, đời sống xã hội, đời sống tâm linh Con người được nhìn nhận cả trong ý thức, tiềm thức, vô thức Mỗi nhà văn đã thể hiện những góc nhìn khác nhau về tiểu vũ trụ bí ẩn, phức tạp này” Luận án đi sâu vào tìm hiểu “bốn kiểu loại điển hình nhất, nổi trội nhất: kiểu con

Trang 25

22

người tự ý thức, kiểu con người cô đơn, con người tự nhiên và con người tâm linh” [78; 50] Theo tác giả, con người tâm linh trong tiểu thuyết, truyện ngắn được biểu hiện khá phong phú, đó là con người với giấc mơ và những ám ảnh, con người với những năng lực bí ẩn như linh cảm, “thần giao cách cảm”, sự thông linh âm - dương, người sống - người chết, sự thức tỉnh, giác ngộ gắn với niềm tin tôn giáo Sự thể hiện con người tâm linh, luận án chủ yếu đi vào phân tích thủ pháp huyền thoại hóa

Chuyên luận Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại của tác giả Mai Hải Oanh dành một mục bàn về Quan niệm mới về con người, trong

đó có con người tâm linh Tác giả cho rằng: “quan tâm thể hiện con người tâm linh,

tiểu thuyết thời kì đổi mới muốn thám hiểm chiều sâu vô tận của con người Đó không phải là hành động mê tín dị đoan hay chủ nghĩa duy tâm (…) Đến với đời sống tâm linh chính là đến với cánh cửa mới để hiểu hơn về mặt đất, về sự phong phú của con người [144, 37] Theo nhà nghiên cứu, việc thể hiện con người tâm linh chi phối đến việc lựa chọn hình thức nghệ thuật của tác phẩm Đó có thể là sự “xáo trộn các chiều thời gian, có sự đan cài thực ảo, có cắt dán, đồng hiện, phân lập, hoang tưởng, một thế giới đầy tính lập thể và đẫm chất siêu thực, tượng trưng” [144; 37] Sự mới mẻ trong việc đi sâu vào hiện thực tâm linh, nhân vật tâm linh là con đường để các nhà văn tự làm mới mình và làm mới thể loại

Chuyên luận Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam của nhà nghiên

cứu Bùi Thanh Truyền là công trình nghiên cứu tâm huyết về yếu tố kì ảo ở hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam đương đại Bùi Thanh Truyền không đồng nhất yếu tố kì ảo với yếu tố tâm linh, bởi không phải yếu tố kì ảo nào cũng là tâm linh nhưng tâm linh luôn luôn chứa đựng yếu tố kì ảo Đặt văn học kì ảo Việt Nam trong sự so sánh với văn học kì ảo phương Tây, Bùi Thanh Truyền cho rằng, “cái kì

ảo phương Đông mang nặng tính duy cảm, linh cảm, trực giác, được hỗ trợ bằng những niềm tin có tính chất tâm linh Hiện thực tâm linh tồn tại song song cùng với

thế giới thực tế và tác động trực tiếp tới con người” [212; 26] Trong chương 3 Yếu

tố kì ảo trong thế giới nhân vật của văn xuôi đương đại Việt Nam, tác giả tập trung

vào 4 kiểu loại nhân vật sau: 1 Kiểu nhân vật thần thoại, cổ tích; 2 Kiểu nhân vật

Trang 26

23

siêu thực; 3 Kiểu nhân vật ngụ ngôn và thủ pháp nhân hóa thàn kì; 4 Kiểu nhân vật thực và thủ pháp “đời thường kì ảo hóa” với các môtip biến dạng, hóa thân, môtip chức năng thần kì Theo tác giả, kiểu nhân vật tâm linh thuộc môtip chức năng thần

kì, “với kiểu nhân vật này, dường như nhà văn muốn nỗ lực thâm nhập vào thế giới của cái chưa biết, mở rộng địa hạt cho sự khám phá của ngòi bút, và quan trọng hơn

là làm đầy đặn chân dung nhân vật văn xuôi hôm nay bằng việc khám phá thế giới nội tâm đầy bí ẩn của họ” [212; 96, 97]

Sau 1975, yếu tố tâm linh thực sự trở thành một trong những vấn đề nổi bật, trọng yếu của văn học đương đại, song vấn đề này chưa được nhiều nhà nghiên cứu

quan tâm một cách thỏa đáng Trong bài nghiên cứu Văn hóa tâm linh - một hướng

tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới, tác giả Nguyễn Văn Ba chỉ ra rằng: “Tiểu

thuyết Việt Nam sau đổi mới đã trở thành một tâm điểm thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu Tuy nhiên, trong quá trình khám phá ấy, người ta vẫn tập trung đi tìm những cách tân trong đề tài, chủ đề, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ, cấu trúc

mà quên mất vấn đề tâm linh, một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật, biểu tượng văn hóa; không thấy được mối quan hệ giữa biểu tượng văn hóa và hình tượng văn học như một tất yếu được thức nhận chủ yếu qua ý thức tâm linh” [14] Từ việc tìm hiểu vấn đề tâm linh trong một số tác phẩm tiêu biểu, bài viết làm rõ tâm linh trong sáng tác văn học nghệ thuật được biểu hiện ở hai mặt nội dung và nghệ thuật Nội dung đó là sự thức nhận những giá trị thiêng liêng;

là sự thăng hoa trong niềm tin thiêng liêng và sự tôn kính về chúa, phật, thần

thánh… Về nghệ thuật, đó là việc nhà văn xây dựng những hình ảnh biểu tượng thiêng liêng

Thời gian gần đây, yếu tố tâm linh đang thu hút được sự quan tâm thích đáng của giới nghiên cứu phê bình văn học, đặc biệt là với những sáng tác của nhà văn

Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bình Phương, Võ Thị Hảo Công trình Lịch sử và

văn hóa cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh do nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng

Điệp chủ biên đã tuyển soạn nhiều bài nghiên cứu về những phương diện cơ bản

trong tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh Các bài viết tiêu biểu như Tiểu

Trang 27

24

thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn văn hóa (Mai Anh Tuấn); Màu sắc huyền thoại trong Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (Lê Thị Bích Thủy); Sức

ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn (Trần Thị

An); Những miền mơ tưởng Mẫu tính và Nữ tính vĩnh hằng trong Mẫu thượng ngàn

của Nguyễn Xuân Khánh (Một tiếp cận từ lí thuyết Cổ mẫu) (Nguyễn Quang Huy); Đội gạo lên chùa - một cách hiểu về “Phật tính”(Nguyễn Thị Bình); Khi tâm thức Phật giáo hòa vào tâm thức Việt (Nhân đọc Đội gạo lên chùa) (Tôn Phương Lan); Tâm thức Phật giáo trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (Phan Trần

Thanh Tú),… đi vào tìm hiểu giá trị văn hóa dân tộc Việt với khía cạnh tâm linh tôn giáo trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh Các bài viết đều có chung một quan điểm cho rằng yếu tố tâm linh là một trong những phương diện tạo nên sự hấp dẫn cho tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh Có thể nói rằng, yếu tố tâm linh góp phần không nhỏ đưa “Nguyễn Xuân Khánh trở thành một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam đương đại” [53; 3]

Nguyễn Bình Phương với tiểu thuyết Bả giời, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn,

Thoạt kì thủy, Ngồi cũng là “một hiện tượng nổi bật” của tiểu thuyết Việt Nam

đương đại Một số bài nghiên cứu như Những cách tân nghệ thuật của tiểu thuyết

Việt Nam đầu thế kỉ XXI [116]; Yếu tố vô thức trong tác phẩm Nguyễn Bình Phương

[85] đều chỉ ra nét đặc sắc trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là đi sâu vào khám phá tầng sâu vô thức và thế giới tâm linh huyền ảo, bí ẩn

Gần đây, Hội thảo khoa học Văn học và Văn hóa tâm linh do Viện Văn học và

Khoa Ngữ văn Đại học Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm

2014 đã thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình văn học Các bài tham luận tại hội thảo trong phạm vi và mức độ khác nhau đều đã làm rõ yếu tố tâm linh trong mối quan hệ với tôn giáo, trong quan niệm nghệ thuật về con người, quan niệm về hiện thực và chủ yếu thông qua bút pháp huyền ảo Nhìn chung, các bài tham luận đều cho rằng trong văn học đương đại Việt Nam, yếu tố tâm linh là một phương diện không tách rời đời sống thực tiễn và đời sống tâm hồn của con người Không

Trang 28

25

những vậy, đó còn là một mặt quan trọng làm nên giá trị nhân văn, giá trị văn hóa của mỗi đất nước, mỗi dân tộc

Có thể thấy rằng, sau đổi mới 1986, sự xuất hiện đậm đặc của yếu tố tâm linh

ở thể loại tiểu thuyết đã thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học Nhiều bài viết đã đi vào phân tích, đánh giá, làm sáng tỏ sự biểu hiện của yếu

tố tâm linh và vai trò của yếu tố tâm linh trong các sáng tác văn học Tuy nhiên, việc nghiên cứu tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại cho đến nay mới chỉ dừng lại ở các bài nghiên cứu riêng lẻ, chưa thực sự bao quát hết được vấn đề

1.3.3 Những vấn đề cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu

Trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc, đời sống tâm linh của người Việt vẫn luôn ẩn hiện trong văn học với những giá trị vĩnh hằng, vẫn có một sức sống bền bỉ, bởi đó là một trong những phương diện biểu hiện giá trị tinh thần của dân tộc Những yếu tố thuộc về văn hóa tâm linh đã in đậm trong các sáng tác văn học từ văn học dân gian, văn học trung đại cho đến văn học hiện đại Điểm lại những công trình và các bài nghiên cứu về yếu tố tâm linh trong văn học, chúng tôi thấy có những vấn đề sau đã được bàn đến:

Một là, các công trình khoa học đều nhấn mạnh tâm linh là một vấn đề quan trọng của đời sống

Hai là, nghiên cứu tâm linh và biểu hiện của nó trên nhiều phương diện khác nhau, trong văn hóa, trong nghi lễ, trong tôn giáo, tín ngưỡng

Ba là, một số các nhà nghiên cứu cố gắng tìm hiểu yếu tố tâm linh trong thực tiễn văn học từ Văn học dân gian đến Văn học hiện đại

Chúng tôi nhận thấy những công trình, những bài nghiên cứu mặc dù đã bàn luận đến một số vấn đề về tâm linh trong văn học nhưng chưa sâu và chưa hệ thống

Do vậy, luận án của chúng tôi sẽ nghiên cứu yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại một cách hệ thống và toàn diện, nhằm giải đáp các câu hỏi sau: Thứ nhất: Thế nào là văn hóa tâm linh? Yếu tố tâm linh xuất hiện trong văn học có ý nghĩa như thế nào trong việc đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn?

Trang 29

26

Thứ hai: Những điều kiện nào cho phép sự trở lại dày đặc của yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại? Yếu tố tâm linh góp phần làm thay đổi quan niệm nghệ thuật, làm thay đổi cấu trúc hình tượng nghệ thuật như thế nào trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại?

Thứ ba: Sự xuất hiện của yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại gắn liền với phương thức nghệ thuật nào và hiệu ứng thẩm mĩ của nó ra sao? Trên cơ sở khảo sát yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, luận án sẽ phân tích, lí giải để đưa ra những kết luận, nhận định khách quan, đánh giá đúng giá trị, hiệu quả của yếu tố tâm linh trong sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, nhằm giải đáp được một cách thỏa đáng các câu hỏi nói trên

Tiểu kết:

Chúng tôi nhận thấy tâm linh là một vấn đề đã được nghiên cứu, tìm hiểu ở nhiều lĩnh vực Các nhà khoa học, các nhà tâm lí, các nhà văn hóa, nhà phê bình văn học… đều quan tâm đến tâm linh và những biểu hiện của nó trong đời sống của con người Những quan điểm, luận giải từ những góc độ khác nhau cho chúng ta cái nhìn đầy đủ, toàn diện về tâm linh Việc tìm hiểu tâm linh trong phạm vi luận án của chúng tôi nhằm khẳng định, mặc dù tâm linh là vấn đề chưa có kết luận cuối cùng nhưng nó thực sự đã và đang là một vấn đề luôn tồn tại cùng đời sống xã hội con người Trong văn học, tâm linh là một phương diện đời sống xuất hiện phổ biến trong các tác phẩm từ văn học dân gian, văn học trung đại đến văn học hiện đại Có thể khẳng định rằng, yếu tố tâm linh đã góp phần tạo nên sự phong phú về nội dung cũng như nghệ thuật cho văn học mọi thời đại

Trang 30

27

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA VẤN ĐỀ TÂM LINH VÀYẾU

TỐ TÂM LINH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 2.1 Giới thuyết về tâm linh và một số vấn đề hữu quan

2.1.1 Khái niệm tâm linh

Tâm linh trong tiếng Anh là “Spirit” hay “Spyche” để biểu đạt cảm xúc của

con người thuộc lĩnh vực tinh thần Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: “Tâm

linh là “tâm hồn”, “tinh thần” “Thế giới tâm linh là khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra với mình” [145; 897] Theo như định nghĩa này, tâm linh là biểu hiện tâm lí con người Đó là những ý nghĩ và tình cảm trong đời sống nội tâm, thuộc thế giới bên trong con người, thế giới “vô hình” mà con người chỉ có thể cảm nhận được chứ không thể nắm bắt được Tâm linh còn là “khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra với mình” Khả năng này được biểu hiện khá phong phú,

đó là linh cảm, là tiên tri, bói toán thông qua điềm báo, giấc mơ, tướng số

Trong đời sống tinh thần của dân tộc bao đời nay, không ai có thể phủ nhận có một thế giới “tâm linh”, tức thế giới vô hình gắn liền với thần thánh, Trời, Phật, Chúa, cõi âm, đền thờ, chùa chiền, quỷ thần, vong ma, tà thuật, bói toán… Tất cả tạo thành một “hiện thực tâm linh” với sức mạnh của một quyền lực không được biết, với những điều huyền bí vẫn còn là ẩn số với con người mọi thời đại Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy cho rằng: “Tâm linh là cái thiêng liêng, cao cả trong đời sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng, tôn giáo” [38;12] “Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm” [38;14]

Tâm linh nằm sâu trong cấu trúc ý thức của con người, song chỉ khi con người

ý thức về cái thiêng, cái cao cả thì mới là ý thức tâm linh Đây chính là yếu tố phân biệt con người với các động vật khác, vì tâm linh không nằm ngoài ý thức của con người Hạt nhân cơ bản của tâm linh là niềm tin vào cái thiêng liêng Tín ngưỡng, tôn giáo cũng tồn tại trên cơ sở của cái thiêng song ta không thể đồng nhất tâm linh với tôn giáo, tín ngưỡng “Trước đây, nói đến tâm linh là người ta nghĩ ngay đến tín

Trang 31

28

ngưỡng và tôn giáo, và đồng nhất với tôn giáo Thực ra, khái niệm tâm linh vừa hẹp hơn lại vừa rộng hơn khái niệm tín ngưỡng tôn giáo Hẹp hơn vì ở tín ngưỡng tôn giáo ngoài phần tâm linh còn có phần mê tín dị đoan và sự cuồng tín tôn giáo Bởi

đó vừa là một lĩnh vực của đời sống tinh thần vừa là một thiết chế xã hội, mà đã là một thiết chế xã hội thì không tránh khỏi sự thế tục hóa, sự tha hóa do việc lợi dụng của giai cấp thống trị Rộng hơn vì tâm linh gắn liền với những khái niệm cái thiêng liêng, cái cao cả, cái siêu việt…không chỉ có ở đời sống tôn giáo, mà còn có cả trong đời sống tinh thần, đời sống xã hội” [162; 8] Tín ngưỡng và tôn giáo cùng có niềm tin tuyệt đối vào một đấng siêu nhiên nhưng khác nhau ở chỗ tín ngưỡng không có hệ thống giáo lí, giáo chủ, giáo hội cụ thể trong khi đó “tôn giáo với tư cách một giáo lí, giáo pháp chính là sự phát triển một tín ngưỡng, được cộng đồng thể chế, quy phạm cao độ” [73; 92]

Cơ sở của đời sống tâm linh và đời sống tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin vào cái thiêng Song bên cạnh niềm tin vào cái thiêng, trong con người có cả thái độ sợ

hãi trước những sức mạnh đầy bí ẩn của tự nhiên Cảm hứng chủ yếu của con người

trước cái thiêng là lòng tôn kính và biết ơn, còn nỗi lo sợ xuất phát từ nhu cầu thường trực về sự an toàn của cuộc sống Các thế lực siêu nhiên Trời, Phật, ma quỷ, thần thánh, địa ngục, âm phủ… trừu tượng, vô hình nhưng quyền năng chế ngự con người của nó lại vô cùng lớn Chính điều này dễ dẫn con người tới mê tín dị đoan Tâm linh không phải là mê tín dị đoan Mê tín dị đoan “là tin mê muội, kì dị, khác thường” [38, 53] Từ việc tin một cách mê muội dẫn đến hành vi mê muội, có hành vi lễ bái ứng xử mang tính chất cuồng tín, trái với lẽ phải và hành vi thông thường của mọi người xung quanh

Trong Từ điển Tiếng Việt, mê tín được hiểu là “tin một cách mù quáng vào

thần thánh, ma quỷ, số mệnh và những điều huyền hoặc” [145; 776]; là “ưa chuộng, tin tưởng một cách mù quáng, thiếu suy xét” [145; 776] Còn dị đoan là “lòng tin vào điều quái lạ, huyền hoặc, nhảm nhí” [145; 328] Mê tín dị đoan tức là tin một cách mù quáng vào những điều quái lạ Thái độ mù quáng và hành vi cuồng tín dễ làm cho con người bị lợi dụng bởi những kẻ “buôn thần bán thánh” Tâm linh và mê

Trang 32

29

tín dị đoan xét ở khía cạnh niềm tin đều là sự gắn liền với các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo nhưng mê tín dị đoan là niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên đến mức độ mê muội, cuồng tín với những hành vi cực đoan, phản văn hóa, gây ra hậu quả tiêu cực đến đời sống xã hội Chúng ta không thể phủ nhận giá trị của tâm linh trong đời sống con người, song cũng không nên tuyệt đối hóa khái niệm tâm linh, thổi phồng và gán cho tâm linh những đặc tính cao siêu, coi đó

là cứu cánh của đời sống nhân loại

Từ những điều nói trên, ta thấy tâm linh biểu hiện trong đời sống tinh thần của con người với tất cả sự phong phú và phức tạp của nó Các khái niệm tâm linh nói trên đưa ra những quan niệm, cách hiểu khác nhau về tâm linh, song các quan điểm đều có điểm chung đó là đều cho rằng tâm linh gắn với cái thiêng và thuộc về ý thức con người Trong các khái niệm về tâm linh nói trên, khái niệm của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy theo chúng tôi là bao quát đầy đủ những phạm trù căn bản thuộc tâm linh Vì vậy, chúng tôi sẽ dùng khái niệm tâm linh của Nguyễn Đăng Duy

để định hướng giải quyết một số vấn đề đặt ra trong luận án

2.1.2 Văn hóa tâm linh

Văn hoá là một khái niệm mang nội hàm rộng với nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của con người Hiện có rất nhiều định nghĩa về văn hoá, mỗi một định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau, bổ sung cho nhau nhằm góp phần giúp con người hiểu sâu hơn về lĩnh vực được tất cả các nước trên thế giới quan tâm, chú trọng gìn giữ và bảo tồn Theo Unesco - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc, khái niệm văn hóa được định nghĩa như sau: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng rào thế kỉ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mĩ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” [213; 23]

Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hóa

là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và

Trang 33

30

tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [187;17] Theo định nghĩa của Trần Ngọc Thêm, văn hóa có bốn đặc trưng cơ bản: tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh, tính lịch sử

Nhà nghiên cứu Nguyễn Bích Hà có cùng quan điểm trên: “Văn hóa là phức thể các giá trị vật chất, tinh thần do con người tác động đến tự nhiên, xã hội và bản thân trong qúa trình lịch sử lâu dài mà tạo nên Nó tích tụ và thể hiện bản sắc riêng của mỗi cộng đồng” [73; 20]

Văn hóa theo Phan Ngọc được định nghĩa: “là thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay của tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người khác [140;19, 20] Theo khái niệm này, văn hóa là sự thể hiện diện mạo, bản sắc riêng của một cộng đồng

Trần Lê Bảo định nghĩa: “Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần

do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình lịch sử lâu dài nên tương đối ổn định, gắn bó với đời sống tinh thần của cộng đồng vốn có gốc rễ sâu xa trong lịch

sử cho nên văn hóa mang tính dân tộc, có bản sắc của một cộng đồng nhất định” [18; 23]

Khái niệm của Nguyễn Đăng Duy cũng đồng quan điểm cho rằng: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mang tính biểu tượng, do loài người sáng tạo ra trong lịch sử để lại” [38; 25] Theo khái niệm này, văn hóa được hiểu là những gì con người tạo nên trong quan hệ với tự nhiên và xã hội, bao gồm cả giá trị văn hóa vô hình và giá trị văn hóa hữu hình

Các khái niệm văn hóa nêu trên dù hiểu theo nghĩa hẹp hay theo nghĩa rộng đều có một nét chung đó là hướng vào con người, đều khẳng định mối quan hệ mật thiết, không tách rời giữa con người và văn hóa Văn hóa là một hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần có tính lịch sử, do con người sáng tạo ra trong môi trường tự

Trang 34

31

nhiên, xã hội cụ thể Luận án của chúng tôi căn cứ vào khái niệm của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy để định hướng cho việc tìm hiểu những biểu hiện của yếu tố tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Tâm linh là một phương diện quan trọng trong đời sống tinh thần của con người, đồng thời cũng là sự biểu hiện của văn hóa “Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo” [38; 27]

Văn hóa tâm linh gồm những giá trị văn hóa vô hình như nghi lễ, tập tục, ý niệm và cả những giá trị văn hóa hữu hình như đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ Nhìn chung văn hóa tâm linh là một phạm trù rộng lớn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của con người Đó cũng là cơ sở tạo nên sự cố kết cộng đồng Tâm linh là một hình thái ý thức đặc biệt, gắn liền với con người và chỉ có con người mới có văn hóa tâm linh

2.1.3 Yếu tố tâm linh

Trải qua bao thế kỉ, bao thăng trầm trong lịch sử dân tộc, đời sống tâm linh người Việt vẫn luôn tồn tại với những giá trị thiêng liêng Theo Nguyễn Đăng Duy, trong cuộc sống đời thường, tâm linh biểu hiện ở mọi mặt: trong đời sống cá nhân; trong đời sống gia đình; trong cộng đồng làng xã; trong mối quan hệ với Tổ quốc giang sơn; với thế giới vô hình bí ẩn; trong niềm tin tín ngưỡng tôn giáo; trong văn học nghệ thuật Từ xưa đến nay, hoạt động văn hoá tâm linh đã trở thành một nhu

cầu tinh thần lành mạnh, đầy tính nhân văn của người Việt

Như vậy, tâm linh là một phương diện quan trọng trong đời sống tinh thần của

con người Các yếu tố thuộc về văn hóa tâm linh hết sức phong phú:

Yếu tố tâm linh vô hình gồm lực lượng siêu nhiên như trời, Mẫu, Phật, Chúa; linh cảm, điềm báo, giấc mơ

Yếu tố tâm linh hữu hình như đình, đền, chùa, miếu, các biểu tượng mang ý nghĩa tâm linh như cây đa, giếng nước, dòng sông

Yếu tố tâm linh còn thể hiện qua những thực hành nghi lễ cụ thể như cầu cúng, khấn vái, bói toán, thực thi các nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo

Trang 35

32

Trong phạm vi luận án này, chúng tôi chỉ đi vào nghiên cứu một số yếu tố tâm linh tiêu biểu, thể hiện rõ ý đồ nghệ thuật của tác phẩm, chuyển tải được những thông điệp sâu sắc mà nhà văn muốn gửi đến bạn đọc

2.2 Vấn đề tâm linh trong triết học và tôn giáo

2.2.1 Tâm linh trong triết học phương Tây

Triết học đã trải qua lịch sử phát triển lâu dài từ cổ đại cho đến ngày nay với những thành tựu to lớn, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội loài người Các trường phái triết học phương Đông và phương Tây đều đi vào những phương diện mang tính chất bản thể luận như: Con người là gì? Bản tính, bản chất của con người? Mối quan hệ giữa con người và thế giới? Chết có phải là hết không? Có đúng không hai phần linh hồn và thể xác cùng tồn tại trong mỗi người? Có thật tồn tại thế giới vô hình cho những linh hồn không? Đây chính là những câu hỏi thuộc

về tâm linh Có thể nói, bản chất của thế giới, sự tồn tại của con người và mối quan

hệ của nó với thế giới xung quanh, ranh giới giữa hữu hạn và vô hạn, giữa cái hiện hữu với cái vô hình, cái cụ thể và cái trừu tượng, mơ hồ mặc dù là những câu hỏi đã

cũ nhưng cho đến nay vẫn còn là những ẩn số đối với nhân loại

Ở phương Tây, các tôn giáo lớn như Thiên Chúa giáo (Kitô giáo), Hồi giáo đều khẳng định sự bất tử của linh hồn con người Theo Kitô giáo và Hồi giáo, khi chết thể xác con người trở về cát bụi nhưng linh hồn vẫn tiếp tục tồn tại Theo Kinh Thánh của Đạo Thiên Chúa, Đức chúa Giê su được biết đến như một Đấng Cứu thế,

là con của Trời Sau khi Ngài bị đóng đinh vào cây thánh giá đã sống lại để xây dựng một “đạo Trời” cho muôn loài Trong đạo Thiên Chúa, ngôi vị cao nhất là Thượng Đế, còn gọi là “Đấng Sáng tạo” hoặc “Đấng Toàn năng” Học thuyết cơ bản của đạo Thiên Chúa cho rằng cuộc đời trần thế của con người chỉ là một chỗ dừng tạm thời, là sự chuẩn bị để bước sang cuộc sống vĩnh viễn sau khi chết, đó là cuộc sống ở Thiên đàng Giáo lí của đạo Kitô chứa đựng trong hai cuốn kinh Cựu ước và Tân ước Các tín đồ Thiên Chúa giáo luôn hướng về Chúa, mong được Chúa cứu rỗi, che chở

Trang 36

33

Trong lịch sử tư tưởng triết học Hy - La, vấn đề “linh hồn” được đề cập đến trên nền tảng thần thoại và tôn giáo Nhìn chung, triết học Hy Lạp cổ đại đã tập trung nghiên cứu con người một cách khá toàn diện, chú ý đến những phẩm chất tự nhiên và tự do của con người

Đại diện tiêu biểu của trường phái triết học duy vật là Hêraclit, Đêmôcrít Họ

là những người theo chủ nghĩa vô thần nên họ giải thích thế giới thuần túy duy vật, hoàn toàn không liên quan gì đến tâm linh hay huyền bí Hêraclit cho rằng lửa là bản nguyên của mọi vật: “Thế giới nói chung, những sự vật riêng lẻ và ngay cả linh hồn cũng từ lửa mà ra” [209; 234] Theo Hêraclit, lửa là cơ sở của thực tại, là cái

mà từ đó, mọi thứ sinh ra và trở về Mọi thứ, kể cả linh hồn, đều là biến thái của lửa Lửa là logos - một khái niệm nền tảng trong triết học Hêraclit, dùng để giải thích cả bản nguyên lẫn bản tính của thế giới Đêmôcrít cũng phủ nhận thượng đế

và thần linh Theo ông, linh hồn không phải cái siêu vật chất mà là các bản nguyên bằng lửa trong cơ thể Sự sống và con người không phải do thần thánh tạo ra mà là kết quả của quá trình biến đổi của tự nhiên

Trong khi đó, các triết gia theo trường phái duy tâm khách quan mà đại biểu lớn nhất là Platon lại mô tả linh hồn được cấu thành bởi ba yếu tố: lí trí, tinh thần, dục vọng và được phân làm hai phần là lí tính và phi lí tính Phần lí tính được tạo dựng bởi tạo hóa - linh hồn của vũ trụ, phi lí tính được tạo dựng bởi các thần linh Platon và Arixtốt là những triết gia đã đưa ra được một lí thuyết tương đối hoàn chỉnh về linh hồn và có thể được xem như là một “tâm lí học” sơ khởi

về vấn đề này

Chịu ảnh hưởng sâu xa từ học thuyết nhị nguyên luận, Platon cho rằng linh hồn có thể hiện hữu một cách độc lập đối với thể xác và nó chỉ ở trong một trạng thái “thuần khiết” khi nào nó được giải thoát ra khỏi ngục tù - cơ thể Trong các tác phẩm của mình, Platon đã định nghĩa chết là sự tách bạch phần vô hình còn gọi là phần phi vật thể của một sinh vật (tức phần hồn) ra khỏi phần hữu hình (vật thể) tức

là phần xác Platon quan niệm: “con người bao gồm thể xác và linh hồn tồn tại độc lập với nhau Thể xác con người được tạo thành từ đất, nước, lửa, không khí Đó là

Trang 37

2.2.2 Tâm linh trong triết học và tôn giáo phương Đông

Vấn đề linh hồn con người trong lịch sử tư tưởng phương Đông đã có một bề dày lịch sử lâu dài và được khai thác ở nhiều góc độ khác nhau Tiêu biểu nhất cho toàn bộ căn nguyên tư tưởng của triết học phương Đông là triết học Ấn Độ Triết học Ấn Độ không những là thành tựu kì vĩ của riêng đất nước Ấn Độ mà còn là một trong những tinh hoa của minh triết phương Đông và triết học tâm linh nhân loại Triết học Ấn Độ là một nền triết học chịu ảnh hưởng lớn của những tư tưởng tôn giáo Tư tưởng triết học ẩn giấu sau các lễ nghi huyền bí, chân lí thể hiện qua bộ kinh Veda, Upanisad, trong đó kinh Upanishad được xem là nền tảng của toàn bộ hệ thống triết học Ấn Độ Kinh Upanisad đã đề cập đến những vấn đề như mối quan hệ giữa tinh thần vũ trụ (Brahman) và linh hồn cá thể (Atman), “luân hồi”, “nghiệp báo” Upanisad cho rằng: Brahman là cội nguồn sáng tạo ra tất cả, là bản chất nội tại của vũ trụ và muôn vật Mọi sự vật, hiện tượng đều là sự hiện thân của “tinh thần thế giới” và nhập về với nó sau khi tiêu tan “Tinh thần thế giới” biểu hiện trong con người là “linh hồn” (Atsman) Vì có sự đồng nhất giữa Brahman và Atman ở trong con người nên “linh hồn” cá biệt cũng tồn tại vĩnh cửu” [167; 27] Những cảm giác, ham muốn dục vọng và hành động của con người nhằm thỏa mãn những ham muốn

đó trong đời sống trần tục đã gây ra những hậu quả, gieo đau khổ ở kiếp này và cả kiếp sau, gọi là "nghiệp báo" (Karma) Muốn giải thoát linh hồn bất tử khỏi vòng vây hãm của luân hồi, nghiệp báo để đạt tới đồng nhất với "Tinh thần vũ trụ tối cao" tuyệt đối thì con người phải dốc lòng toàn tâm tu luyện hành động và tu luyện tri thức “Nhờ việc dày công tu luyện, đến một mức nào đó, con người bằng trực giác

Trang 38

35

tâm linh mới nhận ra được chính mình Khi đó “linh hồn bất tử” mới hòa nhập được với “linh hồn vũ trụ tối cao” và con người mới bắt đầu siêu thoát” [167; 28]

Sau Ấn Độ giáo là sự ra đời của Phật giáo Phật giáo là một tôn giáo của đại đa

số những người đẳng cấp thấp ở Ấn Độ, những người cần được an ủi về mặt tâm linh trước sự phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt Đạo Phật không thừa nhận linh hồn vũ trụ Bratman và linh hồn có thể bất tử Atman nhưng thừa nhận sự tái sinh ở kiếp sau trong vòng luân hồi, nghiệp báo Phật giáo cho rằng: “Vạn vật trong thế giới chỉ là dòng biến hóa vô thường, vô định không do một vị thần, một lực lượng siêu nhiên hoặc một Brahman nào sáng tạo ra Thế giới này, kể cả con người được cấu thành bởi hai yếu tố “Sắc” và “Danh” Sắc là yếu tố vật chất, là cái có thể cảm giác được

Nó bao gồm đất, nước, lửa và không khí Còn Danh là yếu tố tinh thần, là cái tâm lí không có hình chất mà chỉ có tên gọi Nó bao gồm Thụ, Tưởng, Hành, Thức” [167; 45] Cái “danh” và cái sắc” đó hợp lại với nhau thành “ngũ uẩn” Ngũ uẩn tác động qua lại trong sự biến hóa vô thường tạo nên vạn vật Mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ theo triết học Phật giáo đều chịu sự chi phối của luật nhân duyên “Duyên” là điều kiện, là cái khiến cho “nhân” sinh ra “quả”, nhân nào thì quả ấy, cứ thế nối tiếp nhau vô cùng vô tận Như vậy, con người là một pháp duyên sinh, là sự kết hợp của ngũ uẩn Tùy theo nghiệp thiện hay nghiệp ác mà sự kết hợp đó sẽ theo một trong sáu con đường (lục đạo): trời, người, Atula, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, cứ như thế không ngừng nghỉ theo vòng luân hồi Do đó, chỉ có một sự kết hợp mới của ngũ uẩn được gây ra bởi một nghiệp lực chứ không có linh hồn bất tử chuyển từ kiếp này sang kiếp sau

Nhân sinh quan Phật giáo trong thuyết nghiệp báo quan niệm rằng: con người được sinh ra không phải do một đấng sáng tạo hay một phép màu nhiệm nào đó ở ngoài nó cả, mà theo quy luật nhân duyên, luân hồi mà thành Theo đó, con người hiện tại chính là kết quả của những hành động tạo nghiệp của họ trong kiếp trước và những hành động của họ trong kiếp hiện tại sẽ là nguyên nhân để kiếp sau của họ hình thành Cứ như vậy, vòng luân hồi được quay mãi chừng nào nghiệp còn tồn tại

Trang 39

36

Nghiệp là hành vi hay hành động có tác ý Theo đó, tất cả những hành động có tác ý, dù biểu hiện bằng thân, khẩu, hay ý đều tạo nghiệp Sự hiện hữu của mỗi con người là hiện thân của nghiệp thiện hoặc nghiệp ác từ nhiều kiếp trong quá khứ Khi con người tu luyện đắc đạo sẽ đạt tới được sự giác ngộ và thoát khỏi luân hồi, nghiệp báo, lúc đó linh hồn cá thể sẽ hòa nhập vào cõi Niết bàn và trở thành bất tử, vĩnh cửu Mặc dù những tư tưởng triết học nói trên có những điểm khác nhau nhưng

về căn bản triết học phương Đông nhìn nhận con người như một thực thể đa chiều trong sự tổng hòa giữa cái hữu hình và vô hình

Ngày nay, dưới ánh sáng mới của khoa học và triết học, con người được nhìn nhận một cách toàn diện Đó là một thực thể đa chiều: sinh học - xã hội - tâm lí - tâm linh Freud, Jung, R.Assagioli, Erich Fromm, Mircea Eliade đã mở rộng chân trời tới những miền xa lạ của tâm linh trong đời sống con người “Trong trường đặc thù của tính tâm linh và tôn giáo, thế kỷ XX đã mang lại những sự phát triển không thể bác bỏ được và những bước tiến hiển nhiên” [9; 305] Đó là cái cao cả, cái thiêng liêng, vô thức, siêu thức trong học thuyết Phân tâm của Freud, Jung, Erich Fromm, R.Assagioli Bản chất sinh học, bản chất xã hội và bản chất tâm linh của con người được nhìn nhận một cách toàn vẹn Đời sống tâm linh của con người không chỉ là những thể nghiệm tôn giáo, không chỉ là những điều thần bí mà còn bao gồm cả những trạng thái tâm lý trong tâm hồn con người “Có thể nói rằng một

sự tổng hợp văn hóa và tâm linh thật sự giữa phương Đông và phương Tây đã bắt đầu được thực hiện, mà tầm quan trọng và những hệ quả của điều đó là vô tận: nó

có thể dẫn tới sự thống nhất không phải có tính hình thức và bên ngoài, mà là bên trong và sâu sắc của loài người” [9; 306]

Con người là một thực thể đầy bí ẩn Vì vậy, con người trở thành đối tượng khám phá của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khoa học Sẽ là phiến diện khi chỉ xem xét con người ở sự hiện hữu bề mặt Để thông tri được về con người một cách toàn diện, sâu sắc, ta phải xem xét con người ở mọi góc độ, khía cạnh khác nhau Do đó, những thành tựu của triết học, tâm lí học hiện đại đã tiếp thêm cho văn học nghệ thuật những hiểu biết sâu hơn về sự huyền bí nằm ở “bề sâu” của con người

Trang 40

37

2.3 Tín ngƣỡng tôn giáo và đức tin trong đời sống văn hóa Việt Nam 2.3.1 Đời sống tâm linh trong tôn giáo và tín ngƣỡng bản địa

Đối với bất kì cộng đồng nào cũng vậy, bên cạnh đời sống vật chất, đời sống

tinh thần luôn có sự hiện hữu đời sống tâm linh Văn hóa tâm linh người Việt đã tồn

tại bao đời nay, gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của lịch sử dân tộc Đó

là một phương diện của văn hóa dân tộc với những biểu hiện đa dạng và phong phú gắn với tôn giáo, tín ngưỡng, tạo nên sự cố kết cộng đồng Văn hóa tâm linh của người Việt được hình thành từ tín ngưỡng bản địa, từ nền văn hóa gốc nông nghiệp

và từ sự tiếp xúc tư tưởng văn hóa và tôn giáo với các nước khác, nó không đứng ngoài mà ở bên trong cấu trúc văn hóa dân tộc

2.3.1.1 Tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên

Từ thuở hồng hoang của lịch sử, khi còn sống bằng nghề săn bắn và hái lượm, người Việt đã choáng ngợp trước thiên nhiên hoang sơ và kì vĩ nên họ cảm thấy mình vô cùng nhỏ bé Thiên nhiên nuôi dưỡng con người bằng nguồn của cải dồi dào nhưng cũng chính thiên nhiên lại đe dọa sinh mạng và cuộc sống của con người

Vì thế, con người sợ hãi tìm đến với sức mạnh ngoài mình với mong muốn được che chở khỏi mọi tai ách, mọi hiểm họa từ thiên nhiên Hệ quả của niềm mong muốn và nỗi khiếp sợ đó dẫn đến hình thành tâm lí phụ thuộc và tôn sùng thiên nhiên Sùng bái tự nhiên, gắn bó với tự nhiên là một tất yếu trong quá trình phát triển của cộng đồng cư dân nông nghiệp Đây cũng là cơ sở hình thành tín ngưỡng

đa thần trong tâm linh người Việt Quan điểm “vạn vật hữu linh” tạo cho người Việt niềm tôn kính, sùng bái thông qua các nghi lễ thờ thiên thần, nhiên thần, tế lễ đất trời, thờ vật thiêng, thờ cây thiêng

Sinh sống ở đất nước thuộc nền văn hóa gốc nông nghiệp, người Việt đa số là nông dân sống bằng nghề trồng lúa nước Yếu tố “tam nông” (nông dân, nông nghiệp, nông thôn) đã quy định hệ thống thần linh trong tín ngưỡng của người Việt Những tai họa không thể biết trước của thiên tai như lũ lụt, hạn hán, mất mùa đã sớm tạo nên trong cộng đồng cư dân nông nghiệp về sự tồn tại của các lực lượng siêu nhiên Bằng trí tưởng tượng phong phú, bay bổng, người xưa quan niệm rằng

Ngày đăng: 20/11/2017, 19:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị An, Sức ám ảnh của tín ngƣỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thƣợng Ngàn, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức ám ảnh của tín ngƣỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thƣợng Ngàn
2. Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế (biên soạn và tuyển chọn), (2001), Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam - Tập IV - Quyển 1: Tục ngữ - Ca dao), (Tái bản lần 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế (biên soạn và tuyển chọn)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
3. Đào Duy Anh, (2015), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thế giới, Hà Nội 4. Vũ Huy Anh (2009), Cách trở âm dương, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương", Nxb Thế giới, Hà Nội 4. Vũ Huy Anh (2009), "Cách trở âm dương
Tác giả: Đào Duy Anh, (2015), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thế giới, Hà Nội 4. Vũ Huy Anh
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2009
5. Vũ Tuấn Anh (1996), Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại, Tạp chí văn học (9), tr.28 - 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1996
6. Phan Tuấn Anh (01/07/2013), Cái kì ảo trong văn học tiền hiện đại và hậu hiện đại, http://vannghequandoi.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái kì ảo trong văn học tiền hiện đại và hậu hiện đại
7. Phạm Tuấn Anh (2009), Sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975
Tác giả: Phạm Tuấn Anh
Năm: 2009
8. Thái Phan Vàng Anh (2010), Những cái tôi kể chuyện trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Số 62A, tr.31 - 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cái tôi kể chuyện trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phƣợng
Tác giả: Thái Phan Vàng Anh
Năm: 2010
11. Đào Tuấn Ảnh (2005), Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại, Nghiên cứu văn học (8), tr. 43-58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại
Tác giả: Đào Tuấn Ảnh
Năm: 2005
12. Phạm Đình Ân, Ma Văn Kháng, Nguyễn Xuân Khánh, (2002), Đổi mới tƣ duy tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới tƣ duy tiểu thuyết
Tác giả: Phạm Đình Ân, Ma Văn Kháng, Nguyễn Xuân Khánh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2002
13. Lại Nguyên Ân, (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
14. Nguyễn Văn Ba (03/2011), Văn hóa tâm linh - một hướng tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 321 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tâm linh - một hướng tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới
15. Roland Barthes (10/05/2011), Huyền thoại và giải huyền thoại trong tư tưởng Roland Barthes, (Trương Ngọc Dũng dịch), http://khoavanhoc- ngonngu.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huyền thoại và giải huyền thoại trong tư tưởng Roland Barthes
16. M.Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, (Phạm Vĩnh Cư dịch), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M.Bakhtin
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2003
17. M.Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp của Dostoievski, (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của Dostoievski
Tác giả: M.Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
18. Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải mã văn học từ mã văn hóa
Tác giả: Trần Lê Bảo
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
19. Trần Lê Bảo, (2014), Văn hóa Việt Nam (Một số vấn đề văn hóa Việt Nam và văn hóa Việt Nam hiện đại), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam (Một số vấn đề văn hóa Việt Nam và văn hóa Việt Nam hiện đại)
Tác giả: Trần Lê Bảo
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2014
20. Lê Huy Bắc (1996), Đồng hiện trong văn xuôi, Tạp chí Văn học, Số 6/1996, tr.45 -50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng hiện trong văn xuôi
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1996
21. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (Khảo sát trên nét lớn), Luận án PTS Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
22. Nguyễn Thị Bình (2003), Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 1975, Nghiên cứu văn học, (8), tr.24 - 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 2003
223. (2007), Wikipedia, the free encyclopedia, http://en.wikipedia.org/wiki/Novel Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w