1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

van 11

17 128 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 624,5 KB

Nội dung

BÀI 91_92 ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT SỐ TIẾT: 2 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG TRƯỜNG: THPT VIỆT NAM_ BA LAN NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ HẰNG TRƯỜNG: ĐHSP HÀ NỘI I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ  Loại hình ngôn ngữ  Các loại hình ngôn ngữ Em hãy cho biết thế nào là loại hình ngôn ngữ? Trên thế giới có bao nhiêu loại hình ngôn ngữ ? Khái quát về loại hình ngôn ngữ 1. Khái niệm:  Loại hình: là tập hợp những sự vật, hiện tượng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó.  Loại hình ngôn ngữ: là tập hợp một số ngôn ngữ tuy không cùng nguồn gốc nhưng có những đặc trưng cơ bản giống nhau ( ngữ âm, từ vựng…) 2. Trên thế giới có 2 loại hình ngôn ngữ:  Loại hình ngôn ngữ đơn lập ( tiếng Thái, Hán, Việt…)  Loại hình ngôn ngữ hoà kết ( tiếng Anh, Pháp, Nga…) II. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT 1. Đặc điểm 1: Xét ví dụ sau: Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người ( Bác ơi_ Tố Hữu ) Câu thơ trên có bao nhiêu tiếng (âm tiết )? Các tiếng đó có đặc điểm gì ? Nhận xét:  Câu thơ có 14 tiếng (âm tiết )  Các tiếng được đọc và viết tách rời nhau, có ranh giới rõ ràng (đọc thành hơi, ngắt thành tiếng, mang một thanh điệu )  Mỗi tiếng đều có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ. + Tim: trái tim, quả tim… + Kiếp: duyên kiếp, số kiếp… Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp, về mặt ngữ âm tiếng là âm tiết, về mặt sử dụng tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ 2. Đặc điểm 2: Hình thái từ có sự biến đổi? Xét ví dụ sau: Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một bức. Nguyệt nồng hoa, hoa thắm từng bông. Em có nhận xét gì về vai trò của từ “ hoa” và “nguyệt” trong câu thơ trên? Từ đó rút ra nhận xét đặc điểm của tiếng Việt. Nhận xét  Hoa (1) : chủ ngữ của động từ “ giãi”  Hoa (2) : bổ ngữ của động từ “ lồng”  Hoa (3) : chủ ngữ của động từ “ thắm”  Nguyệt (1) : bổ ngữ của động từ “ giãi”  Nguyệt (2,3) : chủ ngữ của động từ “in” và “lồng” Ở những vị trí khác nhau, đảm nhận các vai trò ngữ pháp khác nhau thì hình thái từ vẫn không bị biến đổi. 3. Đặc điểm 3  Xét ví dụ 1:  Xét ví dụ 2: Tôi đi làm. Em hãy thêm những hư từ có thể vào câu trên để được câu mới. Nhận xét: thêm các hư từ có thể: Đã, đang, sẽ, sắp, chuẩn bị… ( làm rõ nghĩa cho câu về mặt thời thể) Anh uống cafe không? Em hãy thay đổi trật tự các từ trong câu trên và nhận xét sự thay đổi ý nghĩa của chúng +Uống cafe không anh? ( câu hỏi ) + Cafe, anh không uống.( câu trần thuật) +Không café uống anh. ( câu tối nghĩa) SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH _ Các âm tiết viết không tách rời nhau: These trees are very beautiful. ( những cái cây này đẹp) _ Động từ tiếng Anh mang ý nghĩa thời thể: I’m writing a letter ( HTTĐ ) Yesterday, I wrote a letter to you. ( QKĐ ) _ Khi thay đổi vai trò ngữ pháp từ trong tiếng Anh biến đổi hình thái: She likes learning English.So I give her a English book. _Hiện tượng đảo ngữ trong tiếng Anh không làm thay đổi ý nghĩa của câu: Seldom is it wise to say too much about oneself. III. TỔNG KẾT Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập Phân tiết tính.Với 3 đặc điểm cơ bản:  Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp, về mặt ngữ âm tiếng là âm tiết, về mặt sử dụng tiếng là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.  Hình thái từ không bị biến đổi khi đảm nhận các vai trò ngữ pháp khác nhau.  Biện pháp biểu thị ý nghĩa là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng hư từ.

Ngày đăng: 23/07/2013, 01:26

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w