1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề văn cuối kỳ I (Văn 11nâng cao )

22 380 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 346 KB

Nội dung

11 nâng cao Câu 1.Viên quản ngục có điểm gì khiến Huấn Cao trân trọng mà cho chữ A. Biết ngưỡng mộ bậc anh hùng B. Biết nhẫn nhòn trước những lời khinh bạc của Huấn Cao C. Biết trân trọng tài hoa và cái đẹp D. Đối xử tử tế với những tên tử tù Câu 2: Trong những phương án sau, đoạn nào Chí Phèo thấy lòng mơ hồ buồn, vui lẫn lộn, thậm chí đã “ Khóc”, đã “ cười” như trẻ con? A. Đoạn kể về cơn tỉnh rượu và những ngày sống hạnh phúc bên Thò Nở. B. Đoạn kể về cuộc ăn vạ khi mới ở tù về. C. Đoạn kể về cơn say ở nhà Tự Lãng D. Đoạn kể về cơn ấm đầu của Bá Kiến và hành vi báo thù của Chí Phèo. Câu 3: Thủ đoạn nào của Bá Kiến tỏ rõ sự độc ác, nham hiểm hơn cả? A. “ Ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn”. B. “ Bám lấy thằng có tóc không ai bám thằng trọc đầu”. C. “ Mềm nắn rắn buông”. D. Dùng “ thằng đầu bò” để “trò thằng đầu bò”.ø Câu 4: Ở Thò Nở có đủ mọi cái thua thiệt kém cỏi: nghèo, xấu, dở hơi, thuộc dòng họ nhà có mả hủi, nhưng người đàn bà ấy vẫn quá tầm vưói chí Phèo. Thể hiện điều đó, Nam Cao nhằm: A. Chế giễu những người đàn bà như Thò Nở B. Chế giễu những gã lưu manh như Chí Phèo. C. Tô đậm cái bi đát trong số phận Chí Phèo. D. Làm cho chuyệncó vẻ oái ăm kì thú. Câu 5. Huấn Cao có những tài năng nào A.Lãnh đạo cuộc khởi nghóa viết chữ đẹp B. Viết chữ nhanh và đẹp bẻ khóa vượt ngục C.Tháo xiềng vượt ngục viết chữ nhanh D. Cầm quân viết tứ bình bẻ khóa Câu 6: Viên quản ngục trong truyện ngắn: Chữ người tử tù” có điểm gì khiến Huấn Cao trân trọng mà cho chữ? A. Biết ngưỡng mộ bậc anh hùng B. Biết nhẫn nhục trước những lời khinh bạc của Huấn Cao. C. Biết trân trọng tài hoa và cái đẹp D. Đối xử rử tế với những kẻ tử tù. Câu 7 : Nếu Huấn Cao không cho chữ quản ngục thì điều gì chắc chắn sẽ xảy ra? A. Hình tượng Huấn Cao sẽ không trọn vẹn tư tưởng của truyện không phát triển được. B. Viên quản ngục sẽ sống tàn nhẫn để trả thù. C. Viên quản ngục sẽ coá quna về quê, ăn năn hối lỗi. D. Huấn Cao không có cơ hội thể hiện tài năng lần cuối, không có cơ hội khuyên nhủ quản ngục. Câu 8: Tình huống nào là tình huống trào phúng chính của đoạn trích Hạnh phúc một tang gia ? A. Mọi người vui mừng khi nghó đến món tiền mà mình sẽ được chia từ gia tài của cụ cố tổ. B. Lo chuyện cưới xin của cô Tuyết trong khi cụ cố tổ vừa chết. C. Mọi người chỉ nghó đến việc lo tang phục mà không nghó đến việc tổ chức đám ma cho người chết. D. Sự băn khoăn của ông Văn Minh về việc lo trả ơn cho Xuân tóc đỏ vì có công gây nên cái chết của cụ tổ.ù Câu 9 : Qua đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” Vũ Trọng Phụng đã phê phán mạnh mẽ: A. Bản chất giả dối, sự lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu ngày trước B. Bọn người bất hiếu mất hết tính người trong gia đình cụ cố Hồng. C. Lối sống chạy theo thời của những con người thượng kưu ngày trước. D. Những con người bất tài nhưng vì biết lợi dụng cơ hội nên trèo lên được đỉnh cao của vinh quang, quyền lực và tiền bạc. C©u 10: Søc hÊp dÉn cđa trun Th¹ch Lam chđ u to¸t ra tõ ®©u: a. T×nh hng sù kiƯn b. C¸c xung ®ét c. TÝnh c¸ch sè phËn nh©n vËt d. ThÕ giíi néi t©m cđa nh©n vËt Câu 11 : Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào là thơ trữ tình: 1 Thương vợ, 2 Hầu trời, 3 Vònh khoa thi Hương, 4 Khóc Dương Khuê, 5 Tự tình, 6 Câu cá mùa thu, 7 Mồng hai tết viếng cô Kí. A. 1, 4, 5, 6 B. 1, 3, 5, 7 C. 2, 4, 6, 7 D. 3, 4, 5, 7. C©u 12 : Trong trun ng¾n Hai ®øa trỴ , ba bøc tranh liªn hoµn miªu t¶ phè hun trong nh÷ng thêi gian nµo ? A : S¸ng , chiỊu , tèi B : ChiỊu , chËp tèi , ®ªm khuya C : Tra , chiỊu , tèi D : S¸ng , tèi , ®ªm khuya. Câu 13 : Ý nào sau đây không đúng? A. Trong câu ghép chính phụ, vế câu bắt đầu bằng từ “ tuy” luôn là vế câu mở đầu. B. Thành phần phụ chú phải đứng sau liền kề những từ ngữ, những ý mà nó giải thích. C. Trong câu ghép chính phụ, vế câu nêu nguyên nhân có thể đứng đầu hoặc đứng sau vế câu kết quả. D. Vò trí của trạng ngữ trong câu có ảnh hưởng đến nội dung thể hiện cảu câu. Câu 14 : Trong trích đoạn Vónh biệt Cửu Trùng Đài của vở kòch Vũ Như Tô” mỗi lần nghe nói đến Cửu Trùng Đài bò phá, Vũ Như Tô đều nói “ Vô lí”. Câu nói đó có ý nghóa gì? A.Vũ Như Tô tin tưởng vào khả năng cảm nhận nghệ thuật của mọi người và ông luôn nghó mọi người sẽ cùng ông gìn giữ công trình kiến trúc “ tranh tinh xảo với tạo hoá” này B.Người nghệ só này không tin người đời lại dám phá bỏ một công trình kiến trúc tinh xảo như vậy. C.Người nghệ só này luôn tin rằng mọi người đều ủng hộ ông và xem Cửu Trùng Đài là một kì công cần phải gìn giữ. D. Vũ Như Tô không bao giờ nghó rằng người ta lại có thể đang tâm phá vỡ một công trình kiến trúc tuyệt mó như thế. C©u 15: Truyện Hai đứa trẻ không nhằm tái hiện gợi tả thành công bức tranh nào? a. Bức tranh quê hương giàu chất thơ b. Bức tranh ngoại cảnh và tâm hồn dệt bằng cảm giác c. Bức tranh hiện thực về cuộc sống dân nghèo phố huyện d. Bức tranh hòa phối tự nhiên về sắc độ ánh sáng và bóng tối C©u 16 : T©m tr¹ng Liªn khi chiỊu bu«ng xng n¬i phè hun A : Mn nhËp bän víi tơi trỴ ®Ĩ n« ®ïa B : Nhê Hµ Néi D : N«n nãng chê ®ỵi chun tµu ®ªm C : Bn man m¸c Câu17 : Rô mê ô trong đoạn trích Tình yêu và thù hận đã gọi Giu li et là gì? A. Mặt trời, vừng dương, cô hầu của Hằng Nga. B. Phương đông, Hằng Nga, mặt trời. C. Vừng dương, Hằng Nga, mặt trời. D. Vừng dương, cô hầu của Hằng Nga, phương Đông. Câu 18: Xung đột chính của vở kòch Rô mê ô và Giu li ét là gì? A. Tình yêu và mối thù dòng họ. B. Mối thù hận giữa hai dòng họ. C. Tình yêu tự do và quan niệm phong kiến về hôn nhân. D. Sự phân biệt sang hèn trong xã hội. Câu 19: Hoàn cảnh sáng tác của một tác phẩm văn học là: A. Bối cảnh văn hoá, bao gồm toàn bộ những nhân tố xã hội đòa lí kinh tế văn hoá phong tục…khi tác phẩm đó được thai nghén và ra đời. B. Toàn bộ những nhân tố xa hội, đòa lí kinh tế văn hoá, phong tục mà tác phẩm đó thể hiện. C. Tình hình lòch sử xã hội khi tác phẩm xuất hiện và vấn đề lòch sử mà tác phẩm đó muốn thể hiện. D. Bối cảnh đặc biệt tạo nên cảm hứng sáng tạo cho nhà văn. Câu 20. Hiện thực được nói tới trong câu nói của An với Liên : “ Tàu hôm nay không đông chò nhỉ “ là: A. Nhận xét với Liên về đoàn tàu vừa đi qua: tàu đêm nay không đông khách như những đêm trước. B. Tại chõng tre trước cửa hàng nhỏ xíu của chò em Liên. Đêm khuya. Đoàn tàu phố huyện gây nên xáo trộn nhỏ nơi con phố vốn vắng vẻ, tónh lặng. C. Thông báo vóùi Liên đoàn tàu đã đến và đã đi qua. Đồng thời thể hiện nỗi buồn của An vì sự thưa thớt khách trên tàu. D. Xã hội Việt Nam vào những năm trước Cách mạng tháng Tám. Lúc đó, đời sống của người dân nghèo khổ, lam lũ nhiều. Tản Đà Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Tản Đà (1988-1939) Tản Đà (1888–1939) là một thi sĩ, văn sĩ, kịch tác gia lãng mạn người Việt Nam. Trên văn đàn của văn học Việt Nam trong hơn 3 thập niên đầu thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tạo. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực, đi khắp miền đất nước, ông để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Ông được đánh giá là người mở đầu cho thơ mới của văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại". Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn dịch thơ Đường và được biết đến như một người dịch thơ Đường sang thơ lục bát hay nhất Việt Nam. Mục lục [giấu] • 1 Cuộc đời và sự nghiệp • 2 Danh ngôn • 3 Tác phẩm • 4 Liên kết ngoài [sửa] Cuộc đời và sự nghiệp Ông tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh ngày 8 tháng 5 năm 1888 (tức ngày 29 tháng 4 năm Mậu Tý), tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây; nay là huyện Ba Vì (một thời thuộc ngoại thành Hà Nội, nay thuộc tỉnh Hà Tây). Ông xuất thân trong một gia đình phong kiến quan lại. Thân sinh ông là Nguyễn Danh Kế, đỗ Cử nhân, làm đến Án sát và từng giữ chức Ngự sử trong kinh. Mẹ là Lưu Thị Hiền, cũng có sách ghi là đào Nghiêm, vốn là một đào hát, nổi tiếng tài sắc, giỏi văn thơ. Do ảnh hưởng gia đình, năm 14 tuổi, ông đã thạo các lối từ chương thi phú. Năm 1907, ông theo anh ra Hà Nội, học trường Quy Thức ở phố Gia Ngư. Năm 1909, đi thi hương ở Nam Định, bị hỏng. Năm 1912, đi thi khoa Nhâm Tý, vẫn hỏng. Trở về Hà Nội, chứng kiến người yêu là cô Đỗ thị đi lấy chồng, ông chán nản bỏ về Hòa Bình tìm khuây lãng; rồi cùng bạn là nhà tư sản Bạch Thái Bưởi lên chùa uống rượu, làm thơ và thưởng trăng, sống theo lối "tịch cốc". Năm 1915, ông lập gia đình. Năm 1916, người anh từ trần, gia đình trở nên cùng túng, Tản Đà quyết định chuyển hẳn sang nghề cầm bút. Thời gian này ông viết tuồng cho các rạp và được đọc thêm nhiều sách dịch Âu Tây bằng chữ Hán, nhờ đó tư tưởng có nhiều biến chuyển. Năm 1920, đi du lịch ở Huế, Đà Nẵng, trở về viết truyện "Thề non nước". Năm 1921, làm chủ bút tờ Hữu Thanh tạp chí. Được 6 tháng, từ chức, trở về quê. Năm 1922, lại ra Hà Nội lập Tản Đà thư điếm, sau tập hợp với Nghiêm hàm ấn quán thành Tản Đà thư cục. Năm 1925, phong trào yêu nước dấy lên mạnh mẽ, Tản Đà càng nhập thế tích cực hơn. Ông tổ chức một chuyến du lịch vào Nam, gặp gỡ nhiều nhà chí sĩ và viết bài trên nhiều báo. Tháng 2 năm 1928, trở về Bắc, rồi lên định cư vùng Yên Lập (Vĩnh Yên), nhưng bị quan lại địa phương gây khó dễ, phải xuống Hải Phòng, rồi lại lên Hà Nội. Năm 1933, sau khi An Nam tạp chí bị đình bản, ông chuyển sang trợ bút cho Văn học tạp chí ít lâu rồi về quê ở ẩn. Cuối năm 1937, chuyển về làng Hà Trì (Hà Đông), tham gia dịch thuật, viết báo. Sau vì bị viên quan Tổng đốc Hà Đông thù ghét, phải chuyển ra Hà Nội, mở lớp dạy Quốc văn hàm thụ, Hán văn diễn giảng, kiêm cả xem lý số Hà lạc. Ông sống nghèo đói, không đủ ăn và trả tiền nhà, bị chủ nhà tịch thu đồ đạc và đuổi đi, Tản Đà phải cùng gia đình dọn về phố Cầu mới. Trong hai năm 1937 và 1938, ông dịch thơ Đường đăng trên báo Ngày nay, trong đó có bài Hoàng Hạc lâu nổi tiếng của Thôi Hiệu. Ông qua đời vì bệnh vào ngày 17 tháng 6 năm 1939. Đêm đông hoài cảm (Tản Đà, Việt Nam) Thể thơ: Song thất lục bát (thời kỳ: Cận đại) Đã được xem 362 lần Đăng bởi Điệp luyến hoa vào 21/10/2005 19:48 Đã sửa 1 lần, lần sửa cuối bởi Điệp luyến hoa vào 27/05/2006 07:39 Bầu chọn: 1 | 2 | 3 | 4 | 5 Thao tác Thao tác Gửi cho bạn Xuất RSS Trăm năm nghĩ đời người có mấy Một đêm đông sao thấy dài thay! Lạnh lùng gió thổi sương bay Chập chờn giấc bướm canh chầy lại canh. Ngó trên án đèn xanh hiu hắt, Nghe tiếng kim kí cách giục giờ, Đêm trường nghĩ vẩn lo vơ Cái lo vô tận bao giờ là xong! Thân nam tử đứng trong trần thế Cuộc trăm năm có dễ ru mà! Có đời mà đã có ta Sao cho thân thế không là cỏ cây, Đường có kẻ đường mây gặp bước, Bước công danh sấn trước trèo cao Thế gian tỏ mặt anh hào Muôn nghìn mắt miệng trông vào ngợi khen. Cũng có kẻ tài hoa chữ lợi Trắng hai tay làm nổi nên giàu Chẳng khanh tướng, chẳng công hầu Cũng bao vạn kẻ cúi đầu vào ra. Ấy những hạng vinh hoa phú quý Làm tài trai đắc chí hơn người Trăm năm nghĩ cũng nên đời Trăm năm rồi nữa, biết rồi ra sao? Lại những kẻ chí cao tài thấp Bước đường đời lấp vấp quanh co Phong lưu rồi đủ ấm no Kém ra lưu lạc giang hồ cũng thân! Nghĩ qua thử thách trần bao kẻ Giật mình cho thân thế trăm năm, Mối đâu bối rối tơ tằm Lấy ai là kẻ đồng tâm gỡ cùng? Bước lận đận thẹn cùng sông núi Mớ văn chương tháng lụi năm tàn Lụy trần ngày tháng lan man Nỗi lòng riêng nghĩ muôn vàn càng thêm. Đèn hiu hắt tiếng kim kí cách Mõ sang canh giục khách đòi cơn Mạch sầu canh vắng như tuôn, Nhớ ai nước nước non non bạn tình! Đề khối tình con thứ nhất (Tản Đà, Việt Nam) Thể thơ: Thất ngôn bát cú (thời kỳ: Cận đại) Đã được xem 301 lần Đăng bởi Điệp luyến hoa vào 21/10/2005 18:31 Bầu chọn: 1 | 2 | 3 | 4 | 5 Thao tác Thao tác Gửi cho bạn Xuất RSS Chữ nghĩa Tây, Tầu trót dở dang Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng. Nửa ngòi bút ngỗng ba sinh lụy, Một mối tơ tằm mấy đoạn vương. Có kẹo có câu là sách vở, Chẳng lề chẳng lối cũng văn chương. Còn non còn nước còn trăng gió, Còn có thơ ca bán phố phường. Còn chơi (Tản Đà, Việt Nam) Thể thơ: Thơ mới bảy chữ (thời kỳ: Cận đại) Đã được xem 257 lần Đăng bởi Điệp luyến hoa vào 21/10/2005 19:26 Đã sửa 1 lần, lần sửa cuối bởi Điệp luyến hoa vào 27/05/2006 07:26 (4 điểm, 1 người bầu) Bầu chọn: 1 | 2 | 3 | 4 | 5 Thao tác Thao tác Gửi cho bạn Xuất RSS Ai đã hay đâu tớ chán đời Đời chưa chán tớ, tớ còn chơi. Chơi cho thật chán, cho đời chán, Đời chán nhau thời tớ sẽ thôi. Nói thế, can gì tớ đã thôi ? Đời đương có tớ, tớ còn chơi Người ta chơi đã già đời cả Như tớ năm nay mới nửa đời. Nửa đời chính độ tớ đương chơi Chơi muốn sao cho thật sướng đời. Đời người ai có chơi như tớ Chơi cứ bằng văn mãi chửa thôi. Chơi văn sướng đến tớ là thôi, Một mảnh trăng non chiếu cõi đời Văn vận nước nhà đương buổi mới Như trăng mới mọc tớ còn chơi. Làng văn chi thiếu khách đua chơi, Dan díu ai như tớ với đời ? Tớ đã với đời dan díu mãi, Muốn thôi, đời cũng chửa cho thôi. Đời đương dan díu, chửa cho thôi Tớ dám xa xôi để phụ đời ? Vắng tớ bấy lâu đời nhớ tớ, Nhớ đời nên tớ vội ra chơi. Tớ hãy chơi cho quá nửa đời Đời chưa quá nửa tớ chưa thôi. Tớ thôi, tớ nghĩ buồn cho tớ, Buồn cả cho đời vắng bạn chơi. Nào những ai đâu bạn của đời ? Sao mà bỏ vắng ít ra chơi ? Chờ ai, chờ mãi, ai đâu tá ? Hay ngán cho đời chẳng muốn chơi ? Nếu tớ như ai cũng ngán đời Đời thêm vắng bạn, lấy ai chơi ? Cuộc đời tớ nghĩ chưa nên ngán. Nên ngán thời xưa tớ đã thôi. Tớ nhớ năm xưa nửa ngán đời, Nghĩ đi nghĩ lại, lại ra chơi. Mê chơi cho tớ thành dan díu, Đời dẫu cho thôi tớ chửa thôi. Tớ muốn chơi cho thật sướng đời, Đời chưa thật mãn, tớ chưa thôi. Chẳng hay đời tớ lâu hay chóng ? Dù chóng hay lâu, tớ hãy chơi. Trăm năm: tớ độ thế mà thôi, ức triệu ngàn năm chửa hết đời. Chắc có một phen đời khóc tớ Đời chưa khóc tớ, tớ còn chơi. Trăm năm còn độ bảy mươi thôi, Ngoài cuộc trăm năm tớ dặn đời: ức triệu ngàn năm đời nhớ tớ, Tớ thôi tớ cũng hãy còn chơi! Bút đã thôi rồi lại chửa thôi, Viết thêm câu nữa hỏi đời chơi: "Lộng hoàn " này điệu từ đâu trước ?" Hoạ được hay không, tớ đố đời! TẢN ĐÀ - đặt vấn đề Wednesday, 24. January 2007, 03:51:15 Văn học giao thời Nghiên cứu trước tác của các tác giả văn học giao thời thấy nổi lên hai đặc điểm cơ bản sau: -số lượng các tác phẩm không nhiều, không có những tác phẩm có giá trị kết tinh nghệ thuật ở trình độ cao. -vì nhiều lý do khác nhau, không có nhiều những nhà văn mà quá trình sáng tác kéo dài trong suốt giai đoạn văn học. Có lẽ đây là những đặc điểm tất yếu của một nền văn học chưa thực sự được chuyên nghiệp hóa như ở giai đoạn sau này. Đặt trong tương quan ấy mới thấy hết ý nghĩa văn học sử của hiện tượng Tản Đà. Cùng với Phan Bội Châu, sáng tác của Tản Đà kéo dài trong hầu khắp giai đoạn giao thời. Cũng như Phan Bội Châu, sáng tác của Tản Đà trải trên nhiều thể loại khác nhau. Cả hai, bằng những cách thức khác nhau, dường như là sự kiểm tra, tổng duyệt lại năng lực biểu đạt nghệ thuật của toàn bộ hệ thống thể loại văn học truyền thống trước những đòi hỏi mới mẻ nảy sinh từ thực tiễn đời sống văn học. Điều này lý giải vì sao trong tất cả các bộ văn học sử, cùng với Phan Bội Châu, Tản Đà luôn được nhắc tới như một tác gia quan trọng của giai đoạn văn học giao thời. Mặt khác, so với Phan Bội Châu, sáng tác của Tản Đà gắn chặt với môi trường đô thị - chịu những tác động của thị hiếu độc giả trong một môi trường mà văn học đã trở thành hàng hóa, viết văn trở thành một nghề với những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ. Mọi miêu tả và phác thảo về lộ trình hiện đại hóa văn học đều không thể bỏ qua sự hiện diện của Tản Đà với tư cách là điểm chuyển giao giữa truyền thống và hiện đại. Tất cả những lý do trên khiến vị trí văn học sử của Tản Đà được quyết định không phải chỉ bởi ông là một cá tính và tài năng nghệ thuật lớn mà còn bởi từ cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tản Đà người nghiên cứu có thể tìm ra những vấn đề chung mang tính quy luật cho toàn bộ giai đoạn văn học này. TẢN ĐÀ - I. Tiểu sử và con người Wednesday, 24. January 2007, 03:57:09 Văn học giao thời, Tản Đà Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu sinh ngày 25-5-1889 (20 tháng 4 năm Kỷ sửu, Thành Thái nguyên niên) tại làng Khê thượng, huyện Bất bạt, tỉnh Sơn tây nay là thôn Khê thượng, xã Sơn đà, huyện Ba vì - Hà tây. Nguyên quán của Tản Đà ở làng Lủ (tức Kim Lũ) huyện Thanh trì - Hà Nội. Dòng họ của Tản Đà có truyền thống khoa bảng. Thân phụ của ông -Nguyễn Danh Kế đỗ cử nhân, làm quan đến chức Án sát Ninh bình. Anh ruột (cùng cha khác mẹ) với Tản Đà là Nguyễn Tái Tích đỗ phó bảng, làm tri huyện sau đổi sang ngạch Học quan giữ chức Giáo thụ. Mẹ Tản Đà là Nhữ Thị Nghiêm, một đào hát tài sắc Nam định, lấy lẽ Nguyễn Danh Kế khi ông làm tri phủ Xuân Trường. Bà là người hát hay và có tài làm thơ Nôm. Tản Đà là con trái út của cuộc lương duyên giữa tài tử và giai nhân này. Cuộc đời của Tản Đà trải nhiều khóc cười. Lên 3 tuổi, bố mất. Năm sau, vì bất hòa với gia đình chồng, bà Nhữ Thị Nghiêm bỏ đi, trở lại nghề ca xướng. Mặc dù ngay từ khi 15 tuổi đã nổi tiếng là thần đồng của tỉnh Sơn tây nhưng Tản Đà liên tiếp trượt cả hai kỳ thi hương 1909 và 1912. Cũng mùa xuân năm 1912, ông không qua được kỳ thi vào trường Hậu bổ vì trượt môn vấn đáp tiếng Pháp. Thất bại trong khoa cử gắn liền với đổ vỡ trong tình duyên đã khiến cuộc đời Tản Đà rẽ sang một ngả khác. Năm 1915, Tản Đà có tác phẩm đăng trên Đông dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh và nhanh chóng có được tiếng vang trên văn đàn. Năm 1916, ông lấy bút danh Tản Đà và chính thức chọn con đường của một người viết văn, làm báo chuyên nghiệp. Từ 1916 đến 1926 là những năm tháng đắc ý nhất của Tản Đà. Ông liên tiếp cho xuất bản các tác phẩm: Khối tình con I(1916), Giấc mộng con I (1917), Khối tình con II (1918), Đài gương, Đàn bà Tầu, Thần tiền, Lên sáu (1919), Lên tám (1920), Còn chơi (1921), Tản Đà tùng văn (1922), Thề non nước (1922), Truyện thế gian I và II (1923), nhuận sắc Truyện Tỳ bà (tuồng) của Đoàn Tự Thuật và dịch Đại học (1922), Kinh thi (1924). Từ năm 1926 đến 1933 ngoài việc xuất bản một số tác phẩm: Giấc mộng con II, Giấc mộng lớn (1932) và in lại thơ văn cũ Tản Đà bỏ hết tâm sức vào việc làm báo với kỳ vọng vào một sự nghiệp văn chương “có bóng mây hơi nước đến dân xã”. Sự lạc điệu của nhà Nho Tản Đà với môi trường đô thị bắt đầu bộc lộ rõ rệt. Tờ An nam tạp chí, bất chấp những tâm huyết của ông chủ báo ngất ngưởng, liên tục bị đình bản vì lý do tài chính và đến năm 1933 (sau 6 lần tái bản rồi đình bản) thì đình bản hẳn. Lần vấp ngã này khiến Tản Đà thực sự chán nản và sự nghiệp của ông cũng đi vào giai đoạn thoái trào. Từ 1933 cho đến những ngày cuối đời Tản Đà làm trợ bút cho các báo, dịch thơ Đường cho tờ Ngày nay, dịch Liêu trai, quảng cáo chữa văn, xem số Hà lạc .Cũng vì sinh kế mà Tản Đà phải trôi dạt nhiều nơi: vào Nam, ra Hà nội, về quê, ra Quảng Yên rồi lại về Hà Đông. Ông mất tại Ngã tư Sở, ngày 7 tháng 6 năm 1939, trong cảnh bần bách, để lại vợ và đàn con mà theo lời thuật của Nguyễn Tuân “vừa yếu lại vừa đuối”. Cuộc đời của Tản Đà, như thế, dù có những năm tháng đắc ý nhưng nhìn chung là bất như ý và nhiều đổ vỡ. Điều này khiến Tản Đà (vốn đầy tự tín, ngông nghênh) phải đối diện với một cảm nhận không ít mệt mỏi, chua xót: “Mỗi một phen ra đời lại một phen thất bại; mỗi một phen thất bại, đầu tóc lại bạc thêm” (Giấc mộng lớn). Nỗi sầu bàng bạc trong thơ văn Tản Đà một phần đến từ những trải nghiệm rất thực này. Tuy nhiên, dù phân nửa cuộc đời sau này gắn bó với môi trường đô thị và tập nhiễm không ít lối sống thị dân thì về cơ bản cốt cách của một nhà Nho tài tử vẫn rất đậm nét trong con người Tản Đà. Trong một xã hội mà người ta đã học và làm quen được với sự sùng bái đồng tiền Tản Đà trước sau vẫn chọn lối ứng xử của một khách chơi, một bậc trượng phu đầy hào sảng, phóng túng: Thơ lưng chất nặng, tay buồn rỗi / Bán áo mà mua giấy viết ngông (Dạm bán áo đoạn), Bạc tiền gió thoảng thơ đầy túi / Danh lợi bèo trôi, rượu nặng nai (Tự vịnh). Hoàn toàn không có sự khác biệt giữa hình ảnh Tản Đà trong những câu thơ trên và Tản Đà ngoài đời. Sự thống nhất ấy đã khiến Tản Đà, trong mắt của người đương thời và đặc biệt của những kẻ hậu sinh, trở thành bậc trích tiên. Vô số những giai thoại về Tản Đà đều xoay quanh cái cốt cách khác thường này của ông. Cùng với thơ ca, con người thực của Tản Đà thực sự là một niềm say mê, ngưỡng mộ của nhiều thế hệ. Thậm chí ngay cả khi những sáng tác của ông không còn sự hấp dẫn như buổi đầu xuất hiện thì sự hấp dẫn đến từ con người thực của Tản Đà vẫn không hề giảm sút. Cá tính độc đáo của Tản Đà còn tiếp tục vang bóng trong những giai thoại về Nguyễn Tuân (người bạn vong niên mà sinh thời Tản Đà vốn có biệt nhãn) và nó khiến cho Lưu Trọng Lư dù có lúc không ưa gì cái Tôi kềnh càng của Tản Đà trong đời thực vẫn phải thừa nhận: “con người Nguyễn Khắc Hiếu chính là cái tác phẩm tuyệt xảo, một bài thơ hay nhất trong sự nghiệp của Tản Đà”. TẢN ĐÀ - II. Kiểu nhà thơ giao thời: từ nhà Nho trở thành người sáng tác chuyên nghiệp và quan niệm về văn học của Tản Đà. Wednesday, 24. January 2007, 04:03:51 Văn học giao thời, Tản đà 1/1.1 Thừa hưởng truyền thống của gia đình, Tản Đà ngay từ nhỏ, đã được rèn cặp theo lối học cử tử mà người thầy cũng đồng thời là người anh ruột - phó bảng Nguyễn Tái Tích. Ảnh hưởng của Nho giáo với Tản Đà, như thế, là một ảnh hưởng từ rất sớm và cũng rất tự nhiên như một nét của gia phong. Chính vì thế, Tản Đà vào đời theo một lộ trình đã định trước và cũng khá quen thuộc với một nhà Nho: học hành - đi thi - làm quan (trước để nối nghiệp nhà và với Tản Đà còn có thêm một mục đích rất dễ thương: có được người đẹp trong mộng). Chuyện trở thành nhà văn nhà báo chuyên nghiệp sau này trong cảm nhận của Tản Đà là một sự lỡ dở: Chữ nghĩa Tây Tàu trót dở dang / Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng (Đề “Khối tình con” thứ nhất. Thực tế này lý giải vì sao: trước năm 1913 không thấy phát lộ một khả năng cũng như thiên hướng đặc biệt nào của Tản Đà về lĩnh vực sáng tác văn chương nghệ thuật. Vốn liếng của Tản Đà thời kỳ này dù có xuất sắc hơn người thì chủ yếu vẫn chỉ là chuyện chữ nghĩa đóng khung trong sách vở thánh hiền. Hiểu thế, mới có thể lý giải được vì sao việc hỏng thi Hương năm 1912 lại khiến Tản Đà chán nản, bi phẫn đến như thế. Ở thời gian này, lối học thi cử truyền thống đã đến hồi kết. Ba năm sau, năm 1915, sẽ là khoa thi chữ Hán cuối cùng ở miền Bắc. Trước Tản Đà không lâu, dù cay cú, dù than thở thì Tú Xương vẫn có thể trọn đời theo nghiệp khoa cử. Đến Tản Đà, sự phá sản của lối vào đời truyền thống ấy đã trở thành hiện thực nhãn tiền. Nhà Nho Tản Đà không còn đủ tự tin, cơ bản hơn, cũng không còn đủ cơ hội để đánh cược vào khoa cử. Bị trượt ra khỏi quỹ đạo truyền thống, hoàn toàn mất phương hướng trong hành xử đấy mới chính là nguyên nhân sâu xa gây ra sự chán nản đến độ “quyết mong tịch cốc để từ trần” ở Tản Đà - mà sự kiện “ý trung nhân xuất giá” chỉ là một giọt nước tràn ly. 1.2 Chính ở thời điểm này, sáng tác văn chương xuất hiện như một phương thức để giải tỏa. Những sáng tác này sau đó sẽ được in ở hai quyển Khối tình và Khối tình con thứ nhất nhưng như Tản Đà đã thuật lại rất rõ: “trong khi đương viết ở Cổ đằng, thực chưa có bụng nào viết văn để in vậy”. Tản Đà chỉ thực sự lựa chọn con đường của một người kiếm sống bằng ngòi bút vào năm 1916. Đây là năm ông lấy bút hiệu Tản Đà. Đặc biệt cũng trong năm này ông từ chối lời mời vào học mà không phải qua thi tuyển của E.Vayrac giám đốc trường Hậu bổ. Ở điểm xuất phát không được chuẩn bị và cũng không hề có ý định để trở thành nhà văn chuyên nghiệp, đến với nghề văn khá muộn nhưng lại rất cương quyết và triệt để trong toàn bộ quãng đời còn lại. Những nguyên nhân nào đã làm nên sự biến đổi đặc biệt quan trọng này ở nhà Nho Tản Đà? Trong nhận thức mang tính tiên nghiệm của nhà Nho có ba điều cũng là ba lĩnh vực để có thể lưu danh thiên cổ (tam bất hủ): lập đức, lập công và lập ngôn. Mãi cho đến cuối đời, Phan Bội Châu vẫn nhắc lại tiên đề này. Sự tán thưởng với quan điểm lập thân này cũng được Tản Đà công khai bày tỏ: “Đã gọi là thằng người phải có một cái hơn con vật. Hoặc là cái đức hay, hoặc là cái việc hay, hoặc là câu nói hay” (An nam tạp chí - số 8). Cốt cách tài tử lại thêm những pha tạp của lối sống thị dân khiến Tản Đà không bị hấp dẫn bởi những khuôn mẫu của một nhà đạo đức. Ở vào một thời đại mà văn minh phương Tây đã chứng tỏ sự ưu việt hơn hẳn của nó thì ngả rẽ kỳ vọng vào một sự nghiệp kinh bang tế thế cũng trở nên mù mịt đối với một nhà Nho phải “phá nghiệp kiếm ăn xoàng” như Tản Đà. Chỉ còn một mảnh đất cuối cùng: mảnh đất của “lời nói hay” (lập ngôn) để Tản Đà có thể thi thố với đời. Có không ít những nguyên cớ chủ quan và khách quan khuyến khích Tản Đà theo ngả rẽ này. Từ sau những năm 1910, trên cơ sở của môi trường đô thị hiện đại, viết văn làm báo đã trở thành một nghề. Tiếp sau những tờ công báo là sự ra đời của báo chí tư nhân đáp ứng những nhu cầu và thị hiếu mới của tầng lớp thị dân đang ngày một trở nên đông đảo. Danh phận của người viết văn làm báo được thừa nhận và xem trọng. Đây là cơ sở để Phạm Quỳnh có thể tự tin và hào hứng tuyên truyền cho luận điểm: “Các nước Âu Mỹ trọng các nhà văn sĩ hơn các bậc đế vương vì cái công nghiệp tinh thần còn có giá trị quý báu và ảnh hưởng sâu xa hơn là những sự nghiệp nhất thời về mặt chính trị” . Cái không khí mới mẻ của thời cuộc ấy không phải là không có sức hấp dẫn. Thêm nữa, ngay từ bài tản văn đầu tiên của mình in trên Đông dương tạp chí, Tản Đà đã được tán thưởng đặc biệt đến mức ông chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh - với tất cả sự nhạy bén về thị trường của một nhà báo chuyên nghiệp - đã phải mở và dành riêng một mục cho Nguyễn Khắc Hiếu lấy tên là Một lối văn Nôm. Một loạt những bài tản văn tiếp theo như: Cái chứa trong bụng người, Giá ngày, Giá người, Giải sầu đưa lại cho Nguyễn Khắc Hiếu một địa vị danh tiếng trong văn đàn. Những nguyên cớ trên lý giải vì sao Tản Đà đã mạnh dạn để đến với văn học chuyên nghiệp một cách quyết liệt và triệt để đến thế - một lựa chọn mà ngay cả những nhà văn ở giai đoạn 1932-1945 sau này không phải ai cũng có được. Thực tế này đã đem lại những nét thật sự mới mẻ trong quan niệm về văn học của Tản Đà. Ngay từ năm 1916, trong lời đề tựa cho tập Khối tình con thứ nhất, người ta đã bắt gặp một chân dung và một tuyên ngôn cho sự tồn tại của một loại hình nhà văn mà rồi đây sẽ chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống văn học: Còn non còn nước còn trăng gió Còn có thơ ca bán phố phường Trong quan niệm truyền thống, văn học là một thứ quà tặng để thù tạc. Điều này giải thích vì sao trong văn học trung đại bất chấp một khối lượng lớn những tác phẩm được sáng tác thì trong đời sống vẫn không có khái niệm thi sĩ, khái niệm nhà văn. Người ta gọi Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến .theo phẩm hàm, học vị. Những danh hiệu đó dường như tôn quý hơn và cũng rộng lớn hơn danh hiệu thi sĩ. Làm thơ không phải là một nghề, nó là một phần (được đề cao nhưng không bắt buộc phải có) trong hoạt động sống của một ông quan, của một nhà khoa bảng. Trong sự đối sánh ấy, cái tuyên ngôn về “thơ ca bán phố phường” của Tản Đà là một sự khai sinh cho một danh phận mới: nhà văn chuyên nghiệp, cũng đồng thời nó đem đến cho văn học một thuộc tính mới: thuộc tính hàng hóa. Từ quan niệm mới mẻ về văn học này, Tản Đà sẽ tổng kết cuộc đời mình với tư cách của một người: Khi làm chủ báo lúc viết mướn (Tiễn ông Công lên chầu trời). Chỉ từ Tản Đà người ta mới bắt gặp những trải nghiệm thật mới mẻ của một người viết văn với những điều kiện khắc nghiệt của thị trường: Bao nhiêu củi nước mới thành văn/Được bán văn ra chết mấy lần/Ông chủ nhà in in đã đắt/Lại ông hàng sách mấy mươi phân (Lo văn ế) Với những mới mẻ trong cách thế hành nghề cũng như trong tầng sâu quan niệm văn học như trên Tản Đà xứng đáng được xem là người tiên phong trên con đường vận động từ lối viết văn làm thơ của nhà Nho sang lối viết văn làm thơ của một nhà văn chuyên nghiệp. 2. Tuy nhiên con đường trở thành nhà văn chuyên nghiệp của Tản Đà càng về sau càng trở nên quanh co và chung cuộc trở thành dang dở. 2.1 Nhà văn chuyên nghiệp và văn chương trở thành hàng hóa - những quan niệm mới mẻ này kéo theo nó một loạt những hệ quả mà quan trọng nhất là tác động của người đọc đến sáng tác của nhà văn. Tự nhìn nhận mình với chức phận: đem “thơ ca bán phố phường” một cách tự nhiên những nhu cầu, thị hiếu của tầng lớp thị dân đã có những tác động không nhỏ đến thực tế sáng tác của Tản Đà. Những tác phẩm xoay quanh đề tài du ký, những câu chuyện tình ái với hình bóng của các giai nhân trong hầu hết những sáng tác của ông cũng như những sầu muộn vẩn vơ trong các tập Khối tình con .- một phần là xuất phát từ cá tính sáng tạo của Tản Đà nhưng mặt khác cũng có sự gợi ý và kích thích từ phía môi trường của độc giả những thập kỷ hai mươi trong môi trường đô thị. Dễ dàng nhìn thấy những tương đồng (ở những mức độ đậm nhạt khác nhau) trong các đề tài và mô- tip nghệ thuật nói trên giữa Tản Đà và một loạt những cây bút đương thời như: Nguyễn Bá Trác, Đoàn Như Khuê, Phạm Quỳnh và muộn hơn một chút là Đông Hồ, Tương Phố, Hoàng Ngọc Phách . Những tương đồng này cho thấy rất rõ đằng sau những sáng tác văn học là những nhu cầu và thị hiếu mới của thời đại mà những người cầm bút một khi đã đi vào con đường một nhà văn chuyên nghiệp ít nhiều đều chịu sự tác động và định hướng của chúng. 2.2 Tuy nhiên, người ta còn bắt gặp một cách hệ thống những quan niệm văn học của nhà Nho truyền thống - đóng vai trò như một khung khổ định trước trong tư duy về văn học của Tản Đà. [...]... trên - dư i, khinh - trọng Phân chia các thể lo i theo cả hai tiêu chí: nhiều l i và nhiều hạng cũng là đặc i m n i bật trong quan niệm thể lo i của Tản Đà mà tiêu biểu nhất là trong b i Hầu Tr i (192 1): Đọc hết văn vần sang văn xu i Hết văn thuyết lý l i văn ch i Hai quyển Kh i tình văn thuyết lý Thần tiên, Giấc mộng văn tiểu thuyết Đ i gương, Lên sáu văn vị đ i Trong một loạt những cách g i tên trên... khi nó gắn v i c i sầu về thân thế sự nghiệp - n i sầu được chắt ra từ những tr i nghiệm rất riêng của cuộc đ i Tản Đà Là ngư i ôm ấp nhiều cao vọng nhưng thực tế cuộc đ i l i khiến Tản Đà nhiều phen ph i đ i diện v i sự lỡ dở, thất b i Nếu để ý kỹ, càng về cu i đ i - khi mà cảm nhận về quỹ th i gian của đ i ngư i cất tiếng ngày một riết róng - thì thơ văn của Tản Đà (hơn bao giờ hết) càng ngậm ng i. .. nhiên, th i kỳ này xuất hiện một loạt những tiểu thuyết được dán nhãn “kim th i tiểu thuyết” (tiểu thuyết về th i hiện t i) Cảm quan về th i hiện t i này theo chúng t i là một đặc i m quan trọng để nhận diện về sự vận động từ truyền thống đến hiện đ i của truyện ngắn và tiểu thuyết giai đoạn giao th i 2.2.2 Cả hai kiểu sáng tác trên (nhân đ i hiện thực và quan tâm đến hiện thực của th i hiện t i) đều được... khai minh, là chức trách của ng i bút đ i văn gia” V i cách hiểu này văn chương được đề cao rất mực nhưng c i làm nên giá trị của văn chương không ph i ở tự thân văn chương mà ở chức năng giáo huấn, ở khả năng khai minh, chính tâm cho xã h i - một sự t i hiện trọn vẹn cho mệnh đề văn dĩ t i đạo” quen thuộc của Nho gia Giai đoạn giao th i là sự đan xen của hai hệ thống thể lo i cũ - m i Bên cạnh văn. .. thuộc về c i tinh thần, mà c i tinh thần là “không có gi i hạn” Vậy nên, thế gi i của mộng là không có gi i hạn, không bị ước thúc b i những quy tắc của thế gi i hiện thực Thứ hai: mặc dù không thuộc về thế gi i hiện thực ở đ i nhưng những tr i nghiệm trong c i mộng cũng là một hiện thực - nó “không ph i giả mà là chân” i u gì đã khiến Tản Đà quan tâm đến c i mộng đến độ ph i tường gi i, thuyết minh về... lo i theo l i: văn vầnvăn xu i nhưng sự đ i lập giữa văn thuyết lý và văn ch i, văn vị đ ivăn ch i là phân lo i theo thứ hạng Mặc dù thành danh v i Giấc mộng con nhưng trong quan niệm của mình Tản Đà không xem trọng tiểu thuyết như tản văn Sau này khi gi i thiệu Giấc mộng lớn, Tản Đà cũng giữ quan i m này: “chẳng qua là một cuốn văn ch i (TVT nhấn mạnh), tưởng cũng không quan hệ đến những l i. .. niệm tu i thơ, những sở thích, hứng thú trong sinh hoạt cá nhân, lăng kính trong nhìn nhận và cảm thụ về cuộc đ i được t i hiện một cách trực tiếp ( Ăn ngon, Kỷ niệm h i hoa đào, Bắt chuồn chuồn, Xuân cảm, Gi i sầu ) L i kể chuyện đầy trữ tình cùng v i những chiêm nghiệm chân thực khi tạo ra những liên hệ đ i sánh giữa th i gian hiện t i và quá khứ cùng v i khả năng biện gi i trên cơ sở triển khai... v i văn vần; hẹp hơn là đ i lập v i văn biền ngẫu Tản văn v i nghĩa văn học nghệ thuật (phân biệt v i biểu chương thư tấu) xuất hiện từ th i trung Đường v i những đ i diện n i tiếng như Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên và được phát triển mạnh mẽ trong th i Minh – Thanh và cận đ i sau này Tản văn của Tản Đà, dù vẫn có những pha tạp, song tỷ lệ của tản văn nghệ thuật đã chiếm phần ưu tr i Trên những nét lớn kiểu... nhất là những b i thơ ở giai đoạn đầu (chưa mang nhiều những tâm sự ưu uất, mệt m i của giai đoạn cu i đ i) ngư i ta bắt gặp trong đó c i chất dân gian v i giọng i u đùa bỡn, hóm nhẹ, trong trẻo (Ve ngư i đá, Nhớ chị hàng cau, Đùa sư cô, Ghẹo ngư i vu vơ, Xem cô ch i đánh cá ) i u này không ph i là ngẫu nhiên Nó được g i ý từ nhu cầu của lớp độc giả thị dân – đ i tượng mà một ngư i đem văn chương bán... luận i m là vẻ đẹp n i bật ở kiểu tản văn này Bên cạnh đó, những b i tản văn về đề t i cuộc sống đ i thường của nhân sinh cũng chiếm một vai trò đáng kể (Đạo bố con th i bây giờ, Cách vợ chồng lấy nhau th i bây giờ, Hai đồng xu, Văn minh…?, Cảnh nhà nghèo lấy vợ và cảnh túng i vay tiền ) Khả năng phản ánh, t i hiện dung mạo của hiện thực đ i sống trong những tác phẩm thuộc lo i này khiến ta liên tưởng . cuộc đ i l i khiến Tản Đà nhiều phen ph i đ i diện v i sự lỡ dở, thất b i. Nếu để ý kỹ, càng về cu i đ i - khi mà cảm nhận về quỹ th i gian của đ i ngư i cất. ngư i ta m i bắt gặp những tr i nghiệm thật m i mẻ của một ngư i viết văn v i những i u kiện khắc nghiệt của thị trường: Bao nhiêu c i nước m i thành văn/ Được

Ngày đăng: 29/05/2013, 23:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w