1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

phân tích vai trò của value chain (chuỗi giá trị) trong việc đánh giá năng lực tạo lợi thế cạnh tranh

17 612 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 208 KB

Nội dung

Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào thì những hoạt động đầu vào rất phong phú và đóng một vai trò quan trọng, ví dụ: đối với nhà máy đó là việc nhận, cung ứng vật tư, nguyên liệu cho quá t

Trang 1

Bài làm

Chuỗi giá trị là một khái niệm do Michael Porter đưa ra lần đầu tiên vào năm 1985 trong cuốn sách phân tích về lợi thế cạnh tranh, khi khảo sát kỹ các hệ thống sản xuất, thương mại

và dịch vụ đã đạt tới tầm ảnh hưởng rất lớn ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác Để tìm hiểu rõ về khái niệm chuỗi giá trị, qua đó học tập và nâng cao kiến thức về vấn đề này để có thể áp dụng những hiểu biết vào công việc thực tế, chúng ta sẽ phân tích vai trò của chuỗi giá trị trong việc đánh giá năng lực tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

I KHÁI NIỆM:

Chuỗi giá trị là chuỗi các hoạt động của doanh nghiệp mà sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động đó theo thứ tự và tại mỗi hoạt động thì sản phẩm thu được một số giá trị nào đó

Việc doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả các hoạt động trong chuỗi giá trị sẽ quyết định hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp, góp phần giảm chi phí hoạt động và làm tăng giá trị sản phẩm Điều này cho thấy vai trò quan trọng của chuỗi giá trị trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

II CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ NĂNG LỰC TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA TỪNG HOẠT ĐỘNG:

Các hoạt động của chuỗi giá trị được chia thành hai nhóm là nhóm các hoạt động chính và nhóm các hoạt động hỗ trợ như sau:

1 Nhóm c ác hoạt động chính:

Gồm các hoạt động được gắn trực tiếp với các sản phẩm của doanh nghiệp, gồm: các hoạt động đầu vào, vận hành, các hoạt động đầu ra, marketing và bán hàng, và dịch vụ Các hoạt động này lại được tiếp tục phân chia trong thực tế quản lý, điều hành của doanh nghiệp như sau:

1.1 Các hoạt động đầu vào:

Các hoạt động đầu vào gắn liền với các hoạt động nhận, tồn trữ, và quản lý các yếu tố đầu vào như quản lý vật tư, tồn trữ, kiểm soát tồn kho, kế hoạch vận chuyển Việc tổ

Trang 2

chức tốt bất cứ hoạt động nào trong các hoạt động này đều dẫn tới giảm chi phí và tăng năng suất

Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào thì những hoạt động đầu vào rất phong phú và đóng một vai trò quan trọng, ví dụ: đối với nhà máy đó là việc nhận, cung ứng vật tư, nguyên liệu cho quá trình sản xuất; đối với ngân hàng là việc huy động nguồn tiền gởi tiết kiệm từ xã hội với lãi suất huy động hợp lý

1.2 Vận hành:

Vận hành bao gồm tất cả các hoạt động nhằm chuyển các yếu tố đầu vào thành sản phẩm cuối cùng Đối với doanh nghiệp sản xuất là bao gồm các hoạt động như vận hành máy móc thiết bị, bao bì đóng gói, bảo dưỡng thiết bị, và kiểm tra Việc hoàn thiện những hoạt động này luôn dẫn tới những sản phẩm có chất lượng cao hơn, hiệu suất cao hơn, và phản ứng nhanh hơn với những điều kiện của thị trường

1.3 Các hoạt động đầu ra:

Khi thành phẩm được tạo ra, chúng cần được đưa tới khách hàng của doanh nghiệp Các hoạt động này là các hoạt động đầu ra, bao gồm: tồn trữ, quản lý hàng hóa, vận hành các hoạt động phân phối, và xử lý các đơn đặt hàng Việc hoàn thiện những hoạt động này luôn dẫn tới hiệu suất cao hơn và mức độ phục vụ tốt hơn đối với khách hàng của doanh nghiệp

1.4 Marketing và bán hàng:

Các hoạt động marketing và bán hàng của doanh nghiệp được thực hiện theo chiến lược marketing mà doanh nghiệp đã đề ra nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh, bao gồm các yếu tố như sau:

1.4.1 Sản phẩm: khi doanh nghiệp xác định một chiến lược cạnh tranh cụ thể

đối với tính chất của sản phẩm thì sẽ tác động nhất định tới các hoạt động khác trong chuỗi giá trị, ví dụ nếu sản xuất sản phẩm hàng loạt (mass production) và chiến lược cạnh tranh là chiến lược chi phí thấp thì doanh nghiệp phải tập trung vào công nghệ và quản lý để giảm chi phí

1.4.2 Giá cả: giá cả mà doanh nghiệp có thể thu được từ những sản phẩm của

mình sẽ đo lường mức giá trị mà doanh nghiệp đã tạo ra cho khách hàng, nghĩa

là qua sở hữu sản phẩm thì khách hàng thấy được giá trị tăng thêm mà mình

Trang 3

được hưởng là cái gì, ví dụ sở hữu điện thoại Iphone là chứng tỏ khách hàng là người có xu hướng hiện đại

1.4.3 Yểm trợ (promotion): đối với bất kỳ sản phẩm nào, để thành công nó phải

được yểm trợ với kế hoạch kỹ lưỡng về bao bì đóng gói, quảng cáo, và việc sử dụng sáng tạo những phương tiện truyền thông để đảm bảo khách hàng nhận thấy được thông tin về sản phẩm hoặc sự khác biệt mà sản phẩm tạo ra khi sử dụng sản phẩm

1.4.4 Kênh phân phối: việc xác định cách thức mà sản phẩm được phân phối

đến những khách hàng mục tiêu là một khâu quan trọng đảm bảo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.5 Con người: doanh nghiệp phải quan tâm tới những thành phần hữu quan

(stakeholders) có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới doanh nghiệp (như khách hàng, đối tác, nhân viên, cổ đông, chính phủ, báo chí, hiệp hội, tổ chức phi chính phủ…) vì sự hỗ trợ hoặc chống đối của các thành phần này có tác

động rõ ràng tới hoạt động và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.4.6 Bằng chứng vật chất: góp phần tạo ấn tượng trong suy nghĩ của khách

hàng để quyết định mua sản phẩm hay không, đó là nơi trưng bày phải phù hợp với đẳng cấp của sản phẩm, hoặc giấy chứng nhận về chất lượng của sản phẩm…

1.4.7 Quy trình: việc tổ chức quy trình quản lý, sản xuất, vận chuyển, phân

phối càng được thực hiện nhanh chóng, gọn gàng sẽ góp phần làm giảm chi phí cho doanh nghiệp và tăng lợi thế cạnh tranh

1.5 Dịch vụ:

Các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá ngày càng cao dịch vụ khách hàng và xem nó như là một trong những hoạt động có giá trị quan trọng nhất của doanh nghiệp Dịch

vụ khách hàng bao gồm: các hoạt động như lắp đặt, sửa chữa, hướng dẫn sử dụng, cung cấp các linh kiện, bộ phận, và điều chỉnh sản phẩm, cũng như sự nhã nhặn và nhanh chóng đáp ứng với những yêu cầu hoặc khiếu nại của khách hàng

Khi mua một sản phẩm, khách hàng rất ấn tượng với chất lượng của dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng, và điều đó quyết định tới việc khách hàng có tiếp tục sử

Trang 4

dụng sản phẩm mới của doanh nghiệp khi có nhu cầu thay đổi hoặc có giới thiệu về sản phẩm cho những khách hàng tiềm năng khác hay không

2 Nhóm c ác hoạt động hỗ trợ:

Ngoài nhóm các hoạt động chính gắn trực tiếp với sản phẩm, trong chuỗi giá trị còn có nhóm các hoạt động tác động một cách gián tiếp đến sản phẩm được gọi là nhóm các hoạt động hỗ trợ

Nhóm các hoạt động hỗ trợ bao gồm các hoạt động: cơ sở hạ tầng doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, mua sắm Giống như các hoạt động chính, mỗi hoạt động hỗ trợ này có thể được tiếp tục phân chia thành nhiều hoạt động riêng lẻ Tùy theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, tùy theo thành phần của các hoạt động chính trong chuỗi giá trị mà cấu trúc của các hoạt động hỗ trợ có thể được xác định một cách linh hoạt

2.1 Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp:

Bao gồm các hoạt động như tài chính, kế toán, những vấn đề về luật pháp và chính quyền, hệ thống thông tin, và quản lý chung Cơ sở hạ tầng đóng vai trò hỗ trợ cho toàn bộ các hoạt động chính cũng như các hoạt động hỗ trợ khác trong chuỗi giá trị

2.1.1 Tài chính và kế toán:

Lợi thế cạnh tranh có thể đạt được thông qua việc tăng vốn từ thị trường cổ phiếu và các nguồn vay mượn, từ việc thiết lập ngân sách hợp lý, và từ việc hiểu biết và thực hiện có hiệu quả các hệ thống kế toán về chi phí

2.1.2 Những vấn đề về luật pháp và quan hệ chính quyền:

Những vấn đề luật pháp và những quan hệ với chính quyền đòi hỏi doanh nghiệp phải xử lý vấn đề này một cách có hiệu quả vì nó có thể ảnh hưởng lớn tới khả năng tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp cũng như lợi thế cạnh tranh

Trách nhiệm pháp lý được hình thành từ các sản phẩm hỏng và bởi sự tàn phá môi trường dẫn tới những gánh nặng về kinh tế (chi phí đền bù cho nạn nhân)

và phi kinh tế (mất uy tín doanh nghiệp) Vì cậy, doanh nghiệp phải cố gắng làm giảm các nghĩa vụ pháp lý tiềm năng phải đối mặt từ môi trường chính trị

và pháp luật

Trang 5

2.1.3 Các hệ thống thông tin:

Tầm quan trọng của các hệ thống thông tin như là 1 nguồn lực cạnh tranh có thể được đánh giá bởi việc nhận dạng các hoạt động, trong đó các hệ thống thông tin của doanh nghiệp có thể được sử dụng để đạt lợi thế cạnh tranh

2.1.4 Quản lý chung:

Lợi thế cạnh tranh cũng được tạo ra từ việc tổ chức đội ngũ quản trị năng động hơn, ít tầng nấc quản lý trung gian Quá nhiều tầng nấc trung gian quản lý có thể cản trở các nhà quản trị cấp cao trong việc quan tâm tới những ý tưởng mới Mặt khác, một hệ thống phê chuẩn phức tạp có thể làm chậm việc ra quyết định, làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

2.2 Quản trị nguồn nhân lực:

Nâng cao kỹ năng của người lao động và duy trì những quan hệ lao động tốt là rất quan trọng cho việc tạo ra giá trị và giảm các chi phí của doanh nghiệp

Bằng việc huấn luyện có hiệu quả cho người lao động, doanh nghiệp có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh thông qua tăng năng suất lao động, chất lượng lao động và sự thỏa mãn của người lao động đối với công việc của họ

2.3 Phát triển công nghệ:

Công nghệ gắn liền với tất cả các hoạt động trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp Nó ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động rộng lớn từ việc phát triển sản phẩm, quản lý quy trình hoạt động đến việc nhận đơn hàng và phân phối sản phẩm tới khách hàng Điều này cho thấy các doanh nghiệp cần xác định nhu cầu đầu tư vào phát triển công nghệ

để đạt tới lợi thế cạnh tranh lâu dài

2.4 Mua sắm:

Mua sắm đề cập tới việc mua các yếu tố đầu vào được sử dụng trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp Những hoạt động này bao gồm nguyên liệu, năng lượng, nước, và những yếu tố đầu vào khác được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất như máy móc, thiết bị, và nhà xưởng

Các yếu tố đầu vào này là quan trọng đối với các hoạt động chính cũng như đối với các hoạt động hỗ trợ Ví dụ: quyết định lựa chọn 1 nhà quảng cáo thì phải chịu chi

Trang 6

phí lớn và hiệu quả quảng cáo có sự ảnh hưởng rất lớn tới doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp Do vậy, doanh nghiệp phải thấy rằng ngay cả khi tiết kiệm một tỷ lệ nhỏ trong những chi phí này cũng có thể có những ảnh hưởng lớn đến lợi thế cạnh tranh

III KẾT LUẬN:

Qua phân tích nêu trên về các hoạt động của chuỗi giá trị để thấy rõ vai trò quan trọng của chuỗi giá trị trong việc tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, ta thấy tất cả các hoạt động của doanh nghiệp giống như một sợi xích trong một quy trình khép kín Nếu tất cả các hoạt động này được tổ chức và thực hiện tốt thì tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, nói cách khác doanh nghiệp cần phải tối ưu hóa chuỗi giá trị để có lợi thế cạnh tranh./

Câu 2 Hãy phân tích giá trị và vai trò các stakeholders trong một doanh nghiệp do bạn chọn.

Bài làm

Để đảm bảo phát triển bền vững trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, một khái niệm quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đó là các thành phần hữu quan (stakeholders) Để tìm hiểu khái niệm này, trong nội dung bài tập này sẽ phân tích giá trị và vai trò của các thành phần hữu quan trong một doanh nghiệp cụ thể

I CÁC THÀNH PHẦN HỮU QUAN:

1 Khái niệm: Các thành phần hữu quan trong một doanh nghiệp là bất cứ cá nhân hoặc

nhóm người nào mà hoạt động và quyền lợi của họ có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2 Phân loại: các thành phần hữu quan này gồm có:

2.1 Các thành phần bên trong: nhân viên, nhà quản trị, chủ sở hữu.

2.2 Các thành phần bên ngoài: nhà cung cấp, khách hàng, chủ nợ, chính quyền (cơ

quan nhà nước), hiệp hội, báo chí, công chúng, tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội

Trang 7

Sơ đồ các thành phần hữu quan bên trong và bên ngoài một doanh nghiệp

3 Vai trò và giá trị:

3.1 Vai trò: các thành phần hữu quan có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát

triển bền vững của doanh nghiệp vì đó là những đối tượng có quyền lực rất lớn, đó là quyền đánh giá, nhận xét, và quyết định thái độ của mình đối với doanh nghiệp

3.2 Giá trị: các thành phần hữu quan có giá trị rất lớn tới hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp, có thể nêu vài ví dụ cụ thể trong các lĩnh vực sau đây:

3.2.1 Về kinh tế: chính quyền tạo ra các luật để đảm bảo các quyền và nghĩa

vụ của doanh nghiệp, việc này đảm bảo nền kinh tế vận hành tốt; hoặc khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp bán được hàng, trả lương cho nhân viên và tiếp tục hoạt động có hiệu quả

3.2.2 Về xã hội: tác động của dư luận xã hội vào hoạt động của doanh nghiệp

khiến cho doanh nghiệp phải chú ý tới những quan hệ công chúng để tạo được suy nghĩ tốt đẹp của xã hội về hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp, chẳng hạn sự đóng góp của doanh nghiệp vào các hoạt động từ thiện

3.2.3 Về môi trường: doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm và cam kết về

bảo vệ môi trường, nhất là những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên

Trang 8

II CÁC THÀNH PHẦN HỮU QUAN TRONG MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ:

1 Thông tin về doanh nghiệp:

- Tên doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ du lịch Bến Thành

- Tên viết tắt: Benthanh Tourist

- Vốn điều lệ: 190 tỷ đồng

- Trụ sở: 70 Lý Tự Trọng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

- Lĩnh vực kinh doanh chính: dịch vụ lữ hành (du lịch quốc tế và nội địa); khách sạn, nhà hàng, vận chuyển du lịch

2 Các thành phần hữu quan của Benthanh Tourist:

2.1 Các thành phần bên trong:

2.1.1 Nhân viên: đội ngũ nhân viên có tay nghề cao của Benthanh Tourist trong

từng lĩnh vực như hướng dẫn viên du lịch, tiếp tân nhà hàng, nhân viên bán hàng… được tuyển dụng từ các nguồn đào tạo chính quy và có nhiều kinh nghiệm đã góp phần rất lớn trong việc tạo nên hiệu quả hoạt động của Benthanh Tourist, được khách hàng và các đối tác đánh giá rất cao

2.1.2 Nhà quản trị: các cấp quản trị của Benthanh Tourist từ Tổng Giám đốc điều

hành đến quản lý cấp trung tại các phòng ban, các nhà hàng, khách sạn được đề bạt trên cơ sở quá trình hoạt động của bản thân từng người Họ được thường xuyên cập nhật những kiến thức quản trị chuyên ngành về du lịch, nhà hàng và khách sạn Các quy trình hoạt động được thiết lập trên cơ sở ý kiến đóng góp của các nhân viên, quản lý cấp trung và được Tổng Giám đốc chính thức ban hành đã giúp cho các khâu hoạt động phối hợp đồng bộ và hiệu quả

2.1.3 Chủ sở hữu: Benthanh Tourist là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

do Tổng Công ty Bến Thành (Benthanh Group) làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ

Sự chỉ đạo từ Benthanh Group đã hỗ trợ kịp thời và định hướng đúng đắn cho hoạt động của Benthanh Tourist

2.2 Các thành phần bên ngoài:

Trang 9

2.2.1 Nhà cung cấp: các nhà cung cấp trong và ngoài nước (như các hãng hàng

không, công ty du lịch đối tác, các khu resort, nhà hàng và khách sạn) góp phần tạo nên nhiều sản phẩm du lịch có chất lượng cho Benthanh Tourist

2.2.2 Khách hàng: là người sử dụng các sản phẩm du lịch của Benthanh Tourist,

sự hài lòng của họ khi mua tour du lịch của Benthanh Tourist khẳng định chất lượng của sản phẩm mà Benthanh Tourist cung cấp

2.2.3 Chủ nợ: các hợp đồng liên kết của Benthanh Tourist với các đối tác trong

và ngoài nước được thanh toán đầy đủ, kịp thời Điều này khẳng định các cam kết của Benthanh Tourist với các đối tác được thực hiện tốt

2.2.4 Chính quyền (cơ quan nhà nước): trên cơ sở tuân thủ các quy định của

pháp luật, Benthanh Tourist đã thiết lập tốt các mối quan hệ với các cơ quan nhà nước có liên quan tới hoạt động của Benthanh Tourist như cơ quan xuất nhập cảnh Điều này giúp hoạt động du lịch của Benthanh Tourist phát triển tốt trong nhiều năm qua

2.2.5 Hiệp hội: Benthanh Tourist tham gia các hiệp hội du lịch trong nước và

quốc tế như Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh (HTA), Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA), Hiệp hội du lịch châu Á-Thái Bình Dương (PATA) …, thông qua đó được tiếp nhận các thông tin có ích cho hoạt động của Benthanh Tourist

2.2.6 Báo chí: Benthanh Tourist rất quan tâm tới việc cung cấp các thông tin,

hình ảnh về hoạt động của mình như quảng cáo về sản phẩm mới, các sự kiện quan trọng và nhất là các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện để làm cho hình ảnh của Benthanh Tourist tốt đẹp hơn trước công chúng và xã hội

III KẾT LUẬN:

Qua phân tích nêu trên về các thành phần hữu quan của Benthanh Tourist, ta thấy khi một doanh nghiệp hiểu rõ giá trị và vai trò quan trọng của các thành phần này trong việc ảnh hưởng đến hoạt động của mình, từ đó doanh nghiệp có những ứng xử phù hợp với các nhận xét, đánh giá của các thành phần này thì doanh nghiệp sẽ đảm bảo được sự phát triển bền vững của mình./

Trang 10

Value chain is a concept first proposed by Michael Porter in 1985 in a book of competitive advantage, when he studied the system of production, trade and services which has influenced considerably in the U.S and other developed countries To understand the concept of the value chain, through which learning and improving knowledge on this issue

to be able to apply knowledge into practice, we will analyze the role of the value chain in assessing the capacity to create competitive advantage of the enterprises

I CONCEPT:

Value chain is the sequence of operation of enterprises whose products go through all the activities in order and at each activity the product obtains a certain value

The effective implementation of business activities in the value chain will determine the general performance of the enterprises, contribute in reducing operating costs and increase product value This shows the important role of the value chain in creating competitive advantage of the enterprises

II ACTIVITIES OF VALUE CHAIN AND COMPETITIVE CAPACITY ADVANTAGE OF EACH ACTIVITY:

The activities of the value chain can be divided into two groups as primary activities and support activities as follows:

1 Group of primary activities:

Includes activities directly related to the products of the enterprise: inbound logistics, operations, outbound logistics, marketing and sales, and service These activities were further divided into practice management and administration of the enterprises as follows:

1.1 Inbound logistics:

The inbound logistics is associated with receipt, storage, and input management activities such as material management, storage, inventory control, transportation plans Any well-organized activities in these activities lead to lower costs and increase productivity

In any enterprise, the input activities are abundant and play an important role For example: factories are in charge of supplying and receiving materials for the production process and banks take care of mobilizing savings deposits from society at reasonable interest rates

1.2 Operations:

Ngày đăng: 20/11/2017, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w