1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu

17 254 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 47,87 KB

Nội dung

Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt NamNguyên nhân: Tỷ giá tại thời điểm thanh toán không xác định được , do tỷ giá có thể lên hoặc xuống so với thời điểm kí hợp đồng mà

Trang 1

MỤC LỤC:

I Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam 2

Rủi ro tỷ giá đối với xuất khẩu 2

Rủi ro tỷ giá đối với nhập khẩu 2

II Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu: 1. Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành 5

2. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá 5

3. Áp dụng điều khoản giá linh hoạt 6

4 Lựa chọn đồng tiền thanh toán 8

5 Áp dụng điều khoản chia sẻ rủi ro 9

6 Các kỹ thuật bảo hiểm hoạt động 10

7 Sử dụng hệ thống thanh toán qua ngân hang 10

8 Lựa chọn các công cụ phái sinh trên thị trường tiền tệ 10

III HỢP ĐỒNG KỲ HẠN 12

a) Khái niệm 12

b) Tỷ giá kỳ hạn : 12

1. Tỷ giá mua có kỳ hạn 13

2. Tỷ giá bán có kỳ hạn 13

3. Sử dụng giao dịch kỳ hạn 14

IV THAM KHẢO 16

Trang 2

I. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Nguyên nhân: Tỷ giá tại thời điểm thanh toán không xác định được , do tỷ giá có thể

lên hoặc xuống so với thời điểm kí hợp đồng mà giá trị của hợp đồng đã được xác định

Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng xuất khẩu

Có 2 trường hợp khi đến hạn thanh toán

- Trường hợp 1: đồng ngoại tệ lên giá so với VND→tỷ giá tăng→nhận về nhiều VND hơn so với trong hợp đồng→ có thêm lợi nhuận từ tỷ giá tăng

- Trường hợp 2: đồng ngoại tệ xuống giá so với VND→tỷ giá giảm→ nhận về

ít VND hơn so với trong hợp đồng→ bị lỗ một khoản do tỷ giá giảm

Đối với hợp đồng nhập khẩu thì ngược lại

- Đồng ngoại tệ lên giá so với VND→ tỷ giá tăng→ trả nhiều VND hơn so vói trong hợp đồng→ trả thêm một khoản VND so với hợp đồng do tỷ giá tăng

- Đồng ngoại tệ xuống giá so với VND→ tỷ giá giảm→ trả ít VND hơn so với trong hợp đồng→ lãi một khoản do tỷ giá giảm

Trong khi đó có thể nếu hàng đã được đem đi bán→ ảnh hưởng lợi nhuận của doanh nghiêp

Nếu hàng còn nằm trong kho→ doanh nghiệp buộc phải tăng giá đẻ bù đắp khoản lỗ→ ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dung, uy tín của doanh nghiệp do tăng giá thất thường

Đối với doanh nghiệp thì việc lỗ tỷ giá cho 1 hợp đồng là không đáng kể, nhưng 1 doanh nghiệp có rất nhiều hợp đồng, vì vậy nếu tất cả hợp đồng đều lỗ thì sẽ là một khoản rất lớn

Tóm lại, đối với hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam:

+ Hoạt động xuất khẩu:

- Tỷ giá tăng→ lãi

- Tỷ giá giảm→ lỗ

Trang 3

+ Hoạt động nhập khẩu:

- Tỷ giá tăng→ lỗ

- Tỷ giá giảm→ lãi

Bên cạnh đó doanh nghiệp Việt Nam còn gặp phải một vấn đề liên quan đén tỷ giá đó

là chênh lệch giữa tỷ giá ngân hàng và tỷ giá thị trường tự do Một doanh nghiệp muốn nhập khẩu phải có USD nhưng ngân hàng không thể cung cấp đủ số USD mà doanh nghiệp cần do sự khan hiếm USD Vì vậy doanh nghiệp phải đi mua USD ở thị trường tự do với mức giá cao hơn nhiếu so với tỷ giá của ngân hàng Nhưng để trả cho đối tác thì doanh nghiệp phải bán lại số USD này cho ngân hàng vói tỷ giá mua→ doanh nghiệp bị mất một khoản tiền khá lớn do sự chênh lêch này, chi phí do sự chênh lệch này lại là chi phí ngầm, do đó doanh nghiệp không được khấu trừ khi nộp thuế

Sau đây là một số phân tích của baomoi.com về việc tăng tỷ giá đã từng xảy ra vào năm 2010:

Tỷ giá tăng ảnh hưởng đến doanh nghiệp xuất, nhập khẩu

Thông thường, khi tỷ giá tăng, các DN xuất khẩu sẽ có lợi, tuy nhiên, không ít DN không hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu cũng thường nhân dịp này, tự ý tăng giá

Ông Điền Quang Hiệp, Giám đốc Công ty Minh Phát 2 (Mifaco) cho biết, khi tỷ giá tăng, các DN cung ứng nguyên liệu trong nước thường hay tăng giá và mức tăng giá này luôn cao hơn mức tăng của tỷ giá

“Chúng tôi đang rất lo, vì khi tỷ giá tăng, nhiều DN trong nước có thể sẽ tăng giá bán nguyên liệu, khiến chi phí đầu vào của DN sản xuất hàng xuất khẩu tăng DN sẽ gặp khó khăn, vì hợp đồng đã ký từ trước, muốn thương lượng lại với đối tác để điều

Trang 4

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty Giày Vinh Thông cho rằng, khi tỷ giá tăng, DN nhập khẩu nguyên vật liệu về sản xuất hàng để bán ở thị trường trong nước sẽ bị thiệt hơn so với những DN chuyên xuất khẩu Cũng theo ông Tuấn, khi tỷ giá tăng, nếu chỉ có một số loại nguyên liệu tăng giá thì ảnh hưởng không đáng

kể, nhưng nếu nhiều loại nguyên liệu cùng đồng loạt tăng giá thì sẽ ảnh hưởng nhất định tới DN xuất khẩu

Ông Trần Quốc Mạnh, Giám đốc Công ty Sadaco, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (Hawa) cho rằng, nguyên, vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành, nên khi tỷ giá tăng lên tất yếu giá nguyên, vật liệu nhập khẩu sẽ tăng lên Trong khi đó, giá đầu ra sản phẩm nhiều khi đã bị khống chế, khó tăng, bởi DN

đã ký hợp đồng với đối tác nước ngoài từ trước Nếu vẫn phải giữ giá, thì DN sẽ giảm lợi nhuận “Nói chung, khi tỷ giá tăng lên, thì cả DN xuất khẩu, nhập khẩu đều bị ảnh hưởng Tuy xuất khẩu sẽ tốt hơn, do thu ngoại tệ về, song việc giá tăng như vậy là không có lợi”, ông Mạnh nói

Theo ông Mạnh, từ nay đến cuối năm, các DN thanh toán bằng ngoại tệ sẽ gặp khó khăn hơn, vì trước đó, khi lãi vay ngân hàng bằng VND tăng cao, nhiều DN đã chuyển sang vay bằng USD Điều này dẫn tới việc các DN sẽ phải tìm mua USD ngoài thị trường tự do để trả nợ cho ngân hàng khi đáo hạn Mặt khác, việc nhiều DN

đi mua USD vào cuối năm sẽ tạo ra sự khan hiếm USD

Dự báo, giá nguyên liệu trong nước (những nguyên liệu có thể xuất khẩu) sẽ tăng, nên các DN đang tính tới việc sẽ đàm phán với khách hàng tăng giá bán sản phẩm Tuy nhiên, điều này là rất nguy hiểm, bởi việc đàm phán tăng giá bán sẽ đồng nghĩa với việc giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, kèm theo nguy cơ bị mất đơn hàng

Trang 5

Ông Mạnh cho rằng, các DN nên tính toán kỹ lại giá thành sản phẩm Trong cơ cấu giá thành, nên có kinh phí dự phòng rủi ro về tỷ giá, nhằm hạn chế tác động của việc tăng, giảm tỷ giá (trong thời gian tới) đến sản xuất - kinh doanh Tiếp đó, DN nên chủ động dự trữ nguyên nhiên liệu, để khi giá cả biến động thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất - kinh doanh

II Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu:

1. Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành:

Đây là phương pháp tự bảo hiểm RRTG đơn giản bằng cách tiến hành song hành cùng một lúc cả hai hợp đồng XK và NK có giá trị và thời hạn tương đương nhau Bằng cách này, nếu USD lên giá so với VND thì DN sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng XK để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷ giá của hợp động NK Ngược lại, nếu USD giảm giá so với VND thì DN sẽ sử dụng phần lợi do biến động

tỷ giá từ hợp đồng NK để bù đắp thiệt hại do biến động tỷ giá của hợp đồng XK Kết quả là dù USD lên giá hay xuống giá RRTG luôn được trung hoà Cách này đơn giản, hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém nếu như DN có thể hoạt động đa dạng hoá cả XK

và NK Tuy nhiên, vấn đề của phương pháp này là khả năng có thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng có thời hạn và giá trị tương đương nhau hay không

Ví dụ: Ngày 1/1/2012, công ty A có một hợp đồng XK trị giá 1,5 triệu USD sẽ đến hạn thanh toán sau 30 ngày nữa Tỷ giá giao ngay ở thời điểm hiện tại là 20100 Cùng thời điểm đó công ty ký hợp đồng NK trị giá 1 triệu USD với công X sẽ đến hạn thanh toán sau 30 ngày nửa Giả sử đến hạn thanh toán tỷ giá USD/VND lên 20600 khi đó hợp đồng XK sẽ có lãi 500x1,5triệu = 750triệu USD hợp đồng nhập khẩu lỗ 500x1triệu = 500 triệu USD Vậy công ty lời 750-500=250 triệu USD Nếu đến hạn thanh toán tỷ giá USD/VND xuống 19800 khi đó hợp đồng xuất khẩu lỗ 300x1,5triệu

= 450 triệu USD, hợp đồng nhập khẩu lãi 300x 1triệu USD = 300 triệu USD Vậy

Trang 6

công ty lỗ 150 triệu USD Vậy rủi ro do biến động tỷ giá được trung hòa hơn so với từng hợp đồng riêng lẽ

2. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá:

Nếu DN không thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng XK và NK có thời hạn

và giá trị tương đương nhau, DN có thể sử dụng quỹ dự phòng để tránh RRTG Theo phương pháp này, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi DN sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp RRTG Khi nào

tỷ giá biến động bất lợi khiến DN bị tổn thất, DN sử dụng quỹ này để bù đắp Cách này cũng khá đơn giản và chẳng tốn kém chi phí khi thực hiện Vấn đề là thủ tục kế toán và công tác quản lý quỹ dự phòng sao cho quỹ này không bi lạm dụng vào việc khác

Ví dụ: Ngày 1/1/2012, công ty A có một hợp đồng XK trị giá 1,5 triệu USD sẽ đến hạn thanh toán sau 30 ngày nữa Tỷ giá giao ngay ở thời điểm hiện tại là 20100 Đến hạn thanh toán tỷ giá USD/VND tăng 20600 Khi đó hợp đồng XK sẽ có lãi 500x1,5triệu = 750triệu USD công ty trích 20% tức 150 triệu vào quỹ dự phòng rủi

ro Ngày 3/3/2012 công ty có hợp đồng Xuất khẩu có giá trị 1 triệu USD sẽ đến hạn thanh toán sau 30 ngày nữa Tỷ giá giao ngay tại thời điểm hiện tại là 20650 nhưng đến hạn thanh toán tỷ giá USD giảm xuống 20350 Khi đó hợp đồng XK lỗ 200x1 triệu = 200 triệu USD Khi đó, công ty lấy khoản dự phòng rủi ro để bù đắp

3. Áp dụng điều khoản giá linh hoạt:

Việc áp dụng các điều khoản giá linh hoạt cho phép các DN XNK giảm thiểu phần nào những rủi ro do biến động tỷ giá gây ra Khi áp dụng điều khoản này, nhà XK và

NK chấp nhận điều chỉnh giá theo sự biến động tỷ giá của đồng tiền thanh toán, do đó điều khoản này trong hợp đồng còn được gọi là điều kiện đảm bảo theo giá cả hàng hóa Theo đó, nếu tỷ giá của đồng tiền thanh toán tăng, giá hàng XNK sẽ được điều chỉnh giảm xuống; nếu tỷ giá của đồng tiền thanh toán giảm, giá sẽ được điều chỉnh

Trang 7

tăng Căn cứ để xác định sự tăng giảm tỷ giá của đồng tiền thanh toán do hai bên thỏa thuận, có thể là vàng, một đồng tiền khác tương đối ổn định, rổ tiền tệ… Khi quy định điều khoản này trong hợp đồng, các bên có thể đưa ra một mức giới hạn miễn trừ theo

đó chỉ khi tỷ giá biến động quá mức đó mới thực hiện điều chỉnh giá

Vd:

Tranh châp giữa người mua A và người bán B Tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết hợp đồng và liên quan đến việc xác định giá của hàng hóa Tranh chấp được giải quyết tại Tòa Phúc thẩm Điều 14 của Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) đã được áp dụng để giải quyết tranh chấp

Diễn biến tranh chấp

Người mua A gửi một đơn chào mua các linh kiện điện tử đến người bán B Trong đơn chào mua có quy định, giá mua do người mua đưa ra có thể được xem xét theo sự suy giảm của giá thị trường vào thời điểm giao hàng Nhận được đơn chào mua, người bán B trả lời là giá cần được xem xét theo cả sự tăng lên và sự suy giảm của giá thị trường vào thời điểm giao hàng Người mua A đã đồng ý về việc này Hàng hóa được người bán gửi cho người mua A theo đúng đơn chào mua, nhưng người mua A lại đơn phương hủy đơn chào mua của mình và không nhận hàng Người mua A cho rằng điều khoản giá quy định như vậy là chưa đủ rõ ràng để hình thành hợp đồng giữa hai bên Để giải quyết tranh chấp tòa án áp dụng CISG trích dẫn điều 14 khoản 1 CISG, theo đó “Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu nó đủ chính xác và chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng và giá cả một cách rõ ràng hoặc ngầm định hoặc quy định các yếu tố để xác định số lượng và giá cả”

Trang 8

Trong tranh chấp này, đơn chào hàng của người mua A đã ghi rõ: giá của hàng hóa được xác định theo sự suy giảm của giá thị trường Người mua A đã đưa ra căn cứ để xác định giá, đó là tham chiếu đến giá thị trường vào một thời điểm cụ thể là thời điểm giao hàng Như vậy, theo điều 14 khoản 1 CISG, điều khoản giá với giá được xác định theo sự tăng giảm của giá thị trường là đã đủ chính xác, rõ ràng Với những lập luận đó, tòa án cho rằng hợp đồng đã thành lập giữa hai bên, người mua A không thể hủy chào hàng Người mua A phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng

4 Lựa chọn đồng tiền thanh toán:

Để giảm rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái, giải pháp đơn giản nhất là thanh toán bằng đồng nội tệ vì như vậy DN sẽ biết chắc chắn số tiền mình sẽ nhận hay sẽ trả vào

kỳ thanh toán đã quy định trên hợp đồng Tuy nhiên, việc thanh toán bằng đồng nội tệ không phải khi nào cũng thực hiện được vì lợi ích của nhà NK và nhà XK cũng như của người cho vay và người đi vay là hoàn toàn đối nghịch nhau Nhà NK và người đi vay sẽ có lợi khi sử dụng đồng tiền thanh toán là đồng yếu; ngược lại, nhà XK và người cho vay lại muốn được thanh toán bằng đồng tiền mạnh Nhìn chung việc sử dụng đồng tiền nào làm đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương hay hợp đồng tín dụng quốc tế nói chung phụ thuộc vào các yếu tố như sự so sánh lực lượng giữa hai bên ký kết, vị trí đồng tiền đó trên thị trường quốc tế, tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán trên thế giới, đồng tiền thanh toán thống nhất trong các khu vực kinh tế thế giới

Theo báo cáo của Mỹ, Anh, Canada và Singapore cho thấy đồng USD vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong các giao dịch ngoại hối Nhìn vào thị trường ngoại hối lớn nhất thế giới và thị trường ngoại hối Singapore - một thị trường ngoại hối lớn ở khu vực Đông Nam Á, điều dễ nhận thấy là USD liên quan đến hơn 70% số giao dịch giao ngay được thực hiện

Trang 9

Thị trường ngoại hối Việt Nam giao dịch nhiều loại tiền mặt thông dụng với hầu hết mọi quốc gia trên thế giới: đồng đô la Mỹ (USD), đồng Nhân dân tệ Trung Quốc (NDT), đồng Franc Thụy Sĩ (CHF), đồng đô la Canada (CAD), đô la Úc (AUD), đô la Singapore (SGD)…

USD: Là đồng tiền chính trong dự trữ ngoại hối của Việt Nam, cũng là đồng tiền thanh toán quốc tế Do đó, USD không chỉ quan trọng mà còn rất thanh khoản tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới Trong tương lai gần hay 5 năm tới, dự đoán giá trị của đồng USD vẫn sẽ chịu sự chi phối của hai yếu tố cung cầu

Nhu cầu sử dụng đồng USD: do là đồng tiền của nền kinh tế lớn nhất thế giới, của một chính phủ đã củng cố và xây dựng được niềm tin về sự ổn định chính trị, kinh tế,

xã hội hàng đầu thế giới trong một thời gian dài và không dễ có gì thay đổi hay đánh đổi được niềm tin ấy, nên nhu cầu nắm giữ USD vẫn sẽ khá cao, đặc biệt trong tình trạng bất ổn của nhiều nền kinh tế khác

Khối lượng cung ứng USD: hiện đang tăng lên sau những gói kích cầu kinh tế (quantitative easing) của Chính phủ Mỹ trong 3 năm qua nhằm cứu các ngân hàng lớn Đồng thời, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve) đang thi hành chính sách một đồng đô la yếu để giúp thúc đẩy xuất khẩu và giảm giá trị nợ

Khi cung tăng lên, cầu vẫn giữ mức cao, vị thế cân bằng sẽ giúp USD không hạ giá nhiều so với giá trị thực và vẫn giữ được vị trí là đồng tiền thanh toán số 1 của thế giới Theo đó, tỷ giá đồng đô la Mỹ trên thị trường quốc tế là khá ổn định, và nếu có sụt giảm cũng sẽ chỉ giảm ở mức khoảng 1-3% đến cuối năm 2012

Vì vậy đồng USD vẫn là lựa chọn hàng đầu tại Việt Nam

5 Áp dụng điều khoản chia sẻ rủi ro:

Trang 10

Theo điều khoản này, khi ký hợp đồng ngoại thương, các bên cam kết với nhau mỗi bên sẽ chịu một phần hậu quả của rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái gây nên trong khoản thời gian từ lúc ký hóa đơn cho đến lúc thanh toán Thường tỷ lệ quy định là mỗi bên chịu 50% rủi ro, nhưng các bên có thể thương lượng áp dụng một tỷ lệ khác Ngoài ra trong hợp đồng ngoại thương, các bên có thể quy định những điều khoản quyền chọn cho phép khi tỷ giá biến động tới một mức nào đó, trong những điều kiện nhất định, các bên có thể sử dụng một đồng tiền khác làm đồng tiền thanh toán thay cho đồng tiền đã quy định trong hợp đồng

Ví dụ: Ngày 1/1/2012, công ty A ở Việt Nam kí một hợp đồng NK trị giá 1 triệu USD với công ty Z của Đài Loan hạn thanh toán là sau 30 ngày nữa Trong hợp đồng, hai bên đã cam kết mỗi bên sẽ chịu 50% rủi ro do biến động tỉ giá Đến hạn thanh toán hợp đồng nếu tỉ giá USD/VND tăng, thì thiệt hại của công ty A sẽ được sang bớt 50% qua công ty Z Ngược lại nếu công ty Z bị thiệt do biến động tỷ giá thì công ty A cũng phải gánh 50% cho công ty Z.Vậy cho dù tỉ giá biến động như thế nào thì rủi ro cũng

sẽ được chia đều cho hai bên

6 Các kỹ thuật bảo hiểm hoạt động:

Bên cạnh việc sử dụng các hợp đồng phái sinh để bảo hiểm, DN còn có thể sử dụng các kỹ thuật hoạt động để bảo hiểm như ghi hóa đơn bằng bản tệ, áp dụng chiến lược lead/lag (đẩy mạnh việc thanh toán hay làm chậm quá trình thanh toán) và netting Ghi hóa đơn bằng bản tệ thì DN XK sẽ không phải gánh chịu RRTG nữa nhưng không phải lúc nào DN cũng có thể thực hiện được điều này do còn phụ thuộc vào người mua Nếu đồng tiền thanh toán đang bị xuống giá, DN XK nên trì hoãn thanh toán (lag) còn DN NK nên đẩy nhanh thanh toán (lead) do hợp đồng đang bị mất giá Ngược lại, nếu đồng tiền thanh toán đang lên giá, DN XK nên đẩy nhanh thanh toán còn DN NK nên trì hoãn thanh toán Netting là biện pháp mà DN thực hiện một giao dịch với trạng thái đối nghịch trạng thái ngoại tệ hiện tại của DN Mặc dù các kỹ thuật

Ngày đăng: 19/11/2017, 20:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w