1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vận dụng các công cụ quản lý môi trường vào công tác quản lý môi trường ở các khu đô thị

34 334 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Với đề tài “ Vận dụng các công cụ quản lý môi trường vào công tác quản lý môi trường ở các khu đô thị” trong bài tiểu luận này, với mục đích nhìn nhận một cách tổng quát về ô nhiễm môi t

Trang 1

I MỞ ĐẦU

Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã cónhững phát triển vượt bậc về mọi mặt Nền kinh tế đất nước đang đượcxây dựng theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Công nghiệp pháttriển là cơ sở để quá trình đô thị hóa được đẩy nhanh Tính đến năm 2011

cả nước đã có 755 đô thị trong đó có 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành

phố Hồ chí Minh (baoxaydung- ngày 16/01/2012) Dự báo, đến năm

2015, cả nước sẽ có 870 đô thị, quy mô dân số đạt khoảng 35 triệu người,

tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 38%; đến năm 2025, cả nước có khoảng 1000

đô thị, quy mô dân số ở vào khoảng 52 triệu người, tỷ lệ đô thị hoá đạtkhoảng 50%

Đô thị hóa tăng nhanh là tiêu chuẩn để đánh giá sự tăng trưởng củamột đất nước, làm cho đời sống kinh tế của một đất nước khởi sắc Tuynhiên, với những đặc trưng vốn có của nó, sự phát triển đô thị ở ViệtNam hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề về môi trường, ảnh hưởng trựctiếp đến mục tiêu phát triển bền vững

Cùng với đà phát triển của khu đô thị , ô nhiễm môi trường đô thịcũng theo đó tăng nhanh, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước,

ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm chất thải Theo quan trắc tại các Thành phốlớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hàm lượng các chất ô nhiễm, các khínhà kính, tiếng ồn….đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, có thời điểmtrong ngày nồng độ cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn, quy chuẩn gâyảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người

Nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị cũng vì lẽ đó trở

thành một vấn đề nóng, và cần được quan tâm Với đề tài “ Vận dụng các công cụ quản lý môi trường vào công tác quản lý môi trường ở các khu đô thị” trong bài tiểu luận này, với mục đích nhìn nhận một

cách tổng quát về ô nhiễm môi trường khu đô thị, và vận dụng các công

cụ quản lý môi trường nhằm phát huy được những mặt lợi của các công

cụ quản lý môi trường nhằm đảm bảo tính bền vững giữa phát triển môitrường và phát triển kinh tế Để hướng tới một môi trường khu đô thị vănminh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp

1 Công tác quản lý môi trường Đô thị

Trình độ quản lý đô thị và bảo vệ môi trường đô thị của chính quyền

đô thị và các ngành chức năng còn nhiều hạn chế, không theo kịp với tốc

độ phát triển của hệ thống đô thị Vấn đề môi trường chưa được đề cậpmột cách đầy đủ và chưa được quan tâm đúng mức trong quy hoạch đôthị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị về môi trường như hệ thống thoát nước,thu gom và xử lý rác thải, nước thải, giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng

Trang 2

ồn còn quá nhiều yếu kém Tất cả các chỉ số về đất xây dựng đô thị, đấtgiao thông, tỷ lệ cây xanh, hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom, xử lýrác thải… ở các đô thị đều chưa đạt chuẩn.

Công tác quy hoạch phát triển đô thị vẫn chưa đồng bộ, thiếu tínhchiến lược, chưa lường hết các yếu tố môi trường Quy hoạch phát triểnkhông gian đô thị, do thiếu tư duy chiến lược nên chưa quan tâm nhiềuđến vấn đề môi trường, dẫn đến tình trạng có khá nhiều khu công nghiệp,cụm công nghiệp được xây dựng trước đây nằm xen kẽ với các khu dân

cư, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân vàgây khó khan trong việc quản lý

2 Từ đó đặt ra yêu cầu

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị, Nhà nước và xãhội cần sử dụng đồng bộ các biện pháp khác nhau, huy động được mọinguồn lực trong nước và sự trợ giúp quốc tế Ngoài các giải pháp chung,

có tính lâu dài, trước mắt, cần nâng cao hệ thống quản lý nhà nước vềmôi trường đô thị Để hoàn thiện và chặt chẽ cần có kết hợp chặt chẽ bộcông cụ pháp lý về quản lý môi trường

3 Công cụ quản lý trong quản lý môi trường Thủ đô

3.1 Công cụ Luật pháp chính sách

Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế,luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sáchmôi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương

Bảo vệ Môi trường bằng luật pháp là một trong những phương phápbảo vệ môi trường cơ bản được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng.Công cụ pháp lý hoạt động dựa trên nguyên tắc” mệnh lệnh và kiểmsoát hay còn gọi là nguyên tắc CAC (Command and control)

Trình tự thực hiện công cụ pháp lý là: Nhà nước định ra Luật, các vănbản dưới luật về Bảo vệ Môi trường, các cơ quan quản lý nhà nước sửdụng quyền hạn của mình để giám sát, kiểm soát, thanh tra

3.1.1 Luật bảo vệ môi trường

Luật bảo vệ môi trường là cộng cụ pháp lý quan trọng nhất

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốchội ban hành Luật Bảo vệ môi trường

Luật đang thi hành là Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 banhành Ngày 28/1/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 Gồm 15 chương

Trang 3

quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp vànguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơquan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường Luật môitrường 2014 quy định về bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư trong điều

80 chương VIII

Nội dung bao trùm các hoạt động từ quá trình quy hoạch, xây dựngđến quá trình vận hành các Khu đô thị ( quy định tại khoản 2, khoản 3,khoản 4 điều 80) Đề cập đến trách nhiệm của các cá nhân tổ chức có liênquan (khoản 5 điều 80) Gắn công tác Bảo vệ Môi trường với sức khỏecộng đồng

- Từ góc độ cộng đồng, nhiều tổ chức và doanh nghiệp trong họađộng sản xuất, kinh doanh, khai thác, chế biến,… cũng vẫn chủ yếu quantâm về lợi nhuận mà chưa quan tâm đến môi trường và lợi ích lâu dài củamôi trường đối với cộng đồng, xã hội và thế hệ con cháu trong tương lai

- Từ góc độ quản lý của Nhà nước thì công tác bảo vệ môi trườngmặc dù luôn được nêu ra nhưng vẫn còn ở hàng thứ yếu khi xử lý đốikháng lợi ích, vẫn tập trung ưu tiên phát triển kinh tế

- Nhận thức của cán bộ và trách nhiệm xử lý các vi phạm pháp luật

về môi trường còn rất hạn chế, quy trình, thủ tục còn tồn tại quá nhiềucác bất cập, việc giám sát, phát hiện chưa đi liền với xử lý, mức phạt quáthấp, chỉ phạt tiền và yêu cầu khắc phục mà không yêu cầu khôi phụchiện trạng, phạt một lần rồi không giám sát tiếp nên trên thực tế có nhiềudoanh nghiệp lẽ ra phải đầu tư trang thiết bị xử lý chất thải lại chấp nhậncác hình thức xử lý vi phạm

- Để người dân kiện được theo thủ tục hình sự hay dân sự đều khókhăn, vì hình sự thì cơ quan điều tra phải vào cuộc, dân sự thì người dânphải tự đưa ra chứng cứ, trong khi đó các quy định về trách nhiệm pháthiện, giám định, đền bù thiệt hại còn chưa rõ ràng và không khả thi

Trang 4

Trong khi đó, vi dụ; chứng cứ là các yếu tố ô nhiễm thì phải có giámđịnh qua các máy móc chuyên dung,… đắt đỏ, mà người dân thì khôngthể theo đuổi, chưa chắc đã được xử lý mà lại mất thời gian, công sức,tốn kém, bỏ công ăn, việc làm,…

- Nhu cầu phát triển kinh tế và giải quyết công ăn việc làm củangười lao động đã có tác động đến việc xử lý, đóng cửa các doanh nghiệp

vi phạm,… cấp phép đầu tư, kinh doanh ồ ạt, không quan tâm đến việcthẩm định, đánh giá ảnh hưởng lâu dài đối với môi trường

3.1.2 Luật thủ đô

Để đáp ứng được nhu cầu giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội, cũngnhư vấn đề môi trường của thủ đô: Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điềutheo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật Thủ đô.Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 vào ngày21/11/2012 Chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2013

Sự cần thiết của Luật Thủ đô:

Để khắc phục nhược điểm của Pháp lệnh Thủ đô.Quá trình thực hiệnPháp lệnh Thủ đô Hà Nội cũng cho thấy đến nay Pháp lệnh đã bộc lộnhiều bất cập cả từ khía cạnh pháp lý, cũng như khả năng giải quyếtnhững vấn đề đặt ra trên thực tế

Trước hết, nhiều nội dung của Pháp lệnh chủ yếu đặt ra các mục tiêu,phương hướng, chính sách chung về xây dựng và phát triển Thủ đô màchưa có nhiều quy định mang tính định lượng và cơ chế bảo đảm thi hànhtrên thực tế Chẳng hạn, Điều 15 Pháp lệnh (Quản lý và bảo vệ môitrường), mặc dù đưa ra yêu cầu bảo vệ môi trường Thủ đô bền vững,nhưng không quy định đầy đủ các cơ chế để thực hiện yêu cầu đó; việcgiao cho Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì tổ chức di chuyểncác cơ sở gây ô nhiễm mà không quy định cụ thể trách nhiệm của từng

bộ, ngành, nên thực tế thực hiện là tương đối khó khăn Tương tự nhưvậy, ở hầu hết các điều khoản của Pháp lệnh đều thiếu quy định rõ nét về

sự tham gia trực tiếp của các cơ quan Trung ương; khi phân công nhiệm

vụ, Pháp lệnh chỉ quy định chung về trách nhiệm của Chính phủ, các bộngành liên quan mà chưa chỉ rõ từng bộ, ngành phải làm những việc gì.Đây là một trong những lý do dẫn đến tính khả thi thấp của Pháp lệnh.Nhiều quy định của Pháp lệnh sau này đã trở nên không thực hiện được

do các quy định trong các đạo luật mới được Quốc hội thông qua sau đó,

có thứ bậc hiệu lực pháp lý cao hơn, có quy định khác

Vì vậy, để có thể chế đủ khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra, cầnthiết phải nâng Pháp lệnh lên thành luật, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng,quản lý và phát triển Thủ đô Hà Nội theo một số chính sách, cơ chế đặc

Trang 5

thù, góp phần xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra hiện nay đối với Thủ

đô Hà Nội

Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội Phạm Quang Nghịcũng đã nêu lên sự cần thiết của Luật Thủ Đô Ông đã phát biểu: “LuậtThủ đô nếu được thông qua sẽ góp phần mang lại hiệu lực, hiệu quảtrong quản lý, phát triển Thủ đô”

Vì vậy, Luật Thủ đô là một sự cần thiết và Luật đã được thông qua vàban hành

Vấn đề môi trường trong Luật Thủ đô

Trong điều 14 chương 2 có đưa ra quy định về quản lý và bảo vệ môitrường Quy định vẫn theo tinh thần của Luật BVMT tuy nhiên để phùhợp thì : Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành một số quy chuẩn môitrường về nước thải, khí thải và tiếng ồn trên địa bàn Thủ đô nghiêm ngặthơn so với quy chuẩn môi trường quốc gia theo đề nghị của Ủy ban nhândân thành phố Hà Nội

Kết quả thực hiện

Đã cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, triển khai đầu tư xây dựng nhiềucông trình mới làm cho diện mạo Thủ đô ngày càng khang trang Các cửangõ ra vào thành phố được mở rộng và xây dựng nhiều tuyến đường mới,xây dựng một số khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại, mạng lưới thông tinliên lạc được mở rộng và trang bị hiện đại

Sau khi ban hành Luật đã gây được những hiệu ứng tốt cho công tácquản lý và bảo vệ môi trường nói riêng và công tác quản lý đô thị nóichung Tuy nhiên thì luật vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng

Có thể thấy, trên thực tế những “vấn đề” nói trên vẫn còn là nhữngtồn tại phổ biến Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần nhanh chóngban hành một số quy chuẩn môi trường về nước thải, khí thải và tiếng ồntrên địa bàn Thủ đô nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn môi trường quốcgia theo đề nghị của UBND thành phố Hà Nội.(nguyenquangtuan@gmail.com)

Nguyên nhân

Do Luật mới ban hành nên người dân vẫn còn bỡ ngỡ và chưa quen

Trang 6

Luật chưa giải quyết được triệt để những vấn đề đã và đang tồn tại vềmôi trường tại các khu đô thị ở Thủ đô

Nhiều người dân từ các khu ngoại thành lên các thành phố lớn vẫnchưa quen với nếp sống thành thị, vẫn giữ thói quen quê nhà, hiểu biết vềluật còn hạn chế

Các xóm trọ cho sinh viên, công nhân mọc lên rất nhiều kèm với đó là

sự xuất hiện các “xóm liều” Làm cho công tác quản lý gặp rất nhiều khókhăn

Quản lý Môi trường cần đi kèm với Quy hoạch đô thị Trong LuậtQuy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 do Quốc Hội ban hành cũng quyđịnh việc “Đánh giá môi trường chiến lược” Tuy nhiên việc kết hợp nàyvẫn chưa thực sự được tốt Quy hoạch đô thị chưa lường hết được nhữngtác động đến môi trường

 Hiện chưa có qui chế về quản lý qui hoạch đô thị, trong đó có khuvực nội đô, nên để cải tạo chung cư cũ, phải xem xét quan điểm vàphương pháp xây lại chung cư cũ Bộ trưởng Xây dựng Trịnh ĐìnhDũng cũng cho rằng, “nhà chung cư cũ sẽ không thể cải tạo lại vớicách làm như hiện nay”

 Khoản 3 Điều 18 Dự thảo Luật Thủ đô qui định, cải tạo, xây dựnglại các khu chung cư cũ, nhà cũ không bảo đảm an toàn cho người

sử dụng và mỹ quan đô thị „theo tiêu chí giảm mật độ xây dựng,tăng hệ số sử dụng đất nhưng không làm gia tăng đột biến dân cư“.Nhưng Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, tăng

hệ số sử dụng đất mà không làm gia tăng đột biến dân cư sẽ ảnhhưởng đến hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư, mà cho tăng thìlại gây sức ép lên hạ tầng đô thị “Đó là cái vòng luẩn quẩn không

đã phải lên 22 tầng mới đáp ứng đủ qui chuẩn, tiêu chuẩn về chung cư ở

Hà Nội, Theo Sở Xây dựng TP, khu vực lõi đô thị phải giảm mật độ dân

số từ 1,2 triệu người xuống 800.000 người, trong khi chung cư cũ tậptrung ở khu vực này nên việc cân đối tài chính, cải thiện diện tích ở, hạnchế tăng dân số, hạn chế chiều cao công trình… là những yếu tố khiếntiến độ các dự án cải tạo chung cư cũ bị ảnh hưởng Trong “chiến dịch”cải tạo chung cư cũ, TP phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để hỗ trợ di dời

Trang 7

bớt dân cư ở các khu chung cư cũ ra khỏi nội đô Riêng dự án cải tạo khutập thể Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng), TP phải bổ sung đến2.000 tỷ đồng Với số tiền đó thì có thể xây được một khu đô thị bênngoài.

Thực tế, cải tạo chung cư cũ đang khiến “bài toán” hạn chế gia tăngdân số, nhất là ở đô thị lõi, gần như không có lời giải Theo lý giải củachính quyền TP, các dự án cải tạo chung cư cũ, do phải đáp ứng cả nhucầu tái định cư cho người dân và hiệu quả kinh doanh của nhà đầu tư,buộc phải được nâng tầng (thường là gấp 3 so với hiện trạng) Kéo theo

đó là số dân sẽ tăng tối thiểu 2 lần cho mỗi dự án cải tạo chung cư cũ.Đây cũng là bài học thất bại mà TP Thượng Hải (Trung Quốc) đã vấpphải

Trong khi, tâm lý người dân không muốn từ bỏ khu vực nội đô thì bảnthân chính sách cải tạo chung cư cũ của Hà Nội góp phần “khuyến khích

họ “bám trụ” Cứ xét những ưu đãi người dân được hưởng khi cải tạochung cư cũ như được cải tạo chỗ ở, được chọn nhà đầu tư, được mởrộng diện tích ở (từ 10-15m2/hộ gia đình so với hiện trạng)… thì mấy ai

Trang 8

Đồng thời, có chính sách khuyến khích nếu di dời sẽ được diện tích lớnhơn diện tích cũ, “bám trụ” sẽ không được hưởng cơ chế được thỏa thuậnđền bù, tái định cư, khu đất của nhà chung cư cũ sẽ được đấu giá hoặcxây nhà xã hội…“Nếu nhà nước quyết liệt thực hiện thì sẽ hoàn thành cảitạo chung cũ trong 10 năm tới”

Tuy nhiên những đề án như thế này sẽ gặp rất nhiều khó khăn Vì vậy,cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi xây dựng đề án

3.1.3 Các chính sách:

a Khái niệm

Chính sách môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tínhchiến lược, thời đoạn, nhằm giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường

cụ thể nào đó, trong một giai đoạn nhất định"

Chính sách môi trường cụ thể hoá Luật Bảo vệ Môi trường (trongnước) và các Công ước quốc tế về môi trường Mỗi cấp quản lý hànhchính đều có những chính sách môi trường riêng Nó vừa cụ thể hoá luậtpháp và những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địaphương Sự đúng đắn và thành công của chính sách cấp địa phương cóvai trò quan trọng trong đảm bảo sự thành công của chính sách cấp trungương

b Áp dụng

Để giải quyết vấn đề môi trường hiện tại của Thủ đô Theo ôngNguyễn Văn Lý - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, chủ trương

từ nay đến năm 2020:

Vẫn chú trọng vấn đề rác thải dân sinh

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường gây bức xúc cho nhiều ngườidân, Chi cục Bảo vệ môi trường đã đưa ra nhiều giải pháp quản lí đểgiảm thiểu ô nhiễm môi trường thành phố Trong đó, Chi cục cũng đặcbiệt chú ý đến 3 vấn đề trong Đề án các nhiệm vụ trọng tâm và giải phápbảo vệ môi trường TP Hà Nội đến năm 2020 do TP phê duyệt, đó là: Ônhiễm không khí, ô nhiễm chất thải rắn và ô nhiễm nguồn nước mặt

Từ nay đến năm 2020, phương pháp xử lí môi trường vẫn chú trọngđến đảm bảo rác thải dân sinh Hiện nay, Hà Nội đang mở rộng bãi rácNam Sơn và yêu cầu các huyện ngoại thành chủ động xử lí rác thải tại địaphương dưới hình thức đầu tư các bãi chôn lấp hợp vệ sinh để xử lí rácthải sinh hoạt hàng ngày trong khu vực Song song với vấn đề này, chúng

ta cũng đã xây dựng một số tiêu chí để kêu gọi đầu tư, xã hội hóa để xử lírác tiên tiến như công nghệ đốt thông thường, plasma, xử lí rác phátđiện… TP cũng tiến hành xây dựng thêm bãi chôn lấp rác phía Tây TP

đó là bãi chôn lấp Đồng Ké TP cho phép nơi đây chủ yếu áp dụng côngnghệ cao, TP chỉ đầu tư hạ tầng, còn lại là kêu gọi xã hội hóa đầu tư, hiệnchúng tôi đang xây dựng tiêu chí Ngoài ra cũng có một số dự án đã khởicông như: công nghệ đốt của Plasma ở Đông Anh

Trang 9

c Kết quả và những khó khăn:

Trong giai đoạn vừa qua, công tác bảo vệ môi trường đã có nhiều kếtquả, nhưng không tránh khỏi một số vấn đề về ô nhiễm môi trườngthường xảy ra trong điều kiện kinh tế phát triển nóng Điều này khôngriêng gì ở Hà Nội mà là vấn đề chung của các nước đang phát triển kháctrên thế giới Do đó, công tác bảo vệ môi trường hiện còn rất nhiều nangiải, nhất là nguồn lực để làm công tác này còn hạn hẹp, nếu chỉ trôngchờ vào ngân sách Nhà nước thì không thể giải quyết được việc ô nhiễmmôi trường

Quản lý Môi trường cần đi kèm với Quy hoạch đô thị Trong LuậtQuy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 do Quốc Hội ban hành cũng quyđịnh việc “Đánh giá môi trường chiến lược” Tuy nhiên việc kết hợp nàyvẫn chưa thực sự được tốt Quy hoạch đô thị chưa lường hết được nhữngtác động đến môi trường

3.1.4 Tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng môi trường.

4 Khái niệm

Tiêu chuẩn chất lượng môi trường là các chuẩn quy định chất lượng

môi trường cho từng thành tố môi trường cụ thể

Tiêu chuẩn chất lượng môi trường là phương tiện chính để trực tiếp điềuchỉnh chất lượng môi trường ở hầu hết các nước trên Thế giới

Quy chuẩn là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu

cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường vàcác đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảođảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môitrường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng

và các yêu cầu thiết yếu khác

Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hànhdưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng

a Một số tiêu chuẩn quy chuẩn dùng trong quản lý môi trường

Trang 10

- QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giớihạn của kim loại nặng trong đất

- QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dưlượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất

- QCVN 45:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giớihạn cho phép của dioxin trong một số loại đất

- Việc bố trí kinh phí cho công tác nghiên cứu, xây dựng và banhành quy chuẩn ở Bộ Tài nguyên và Môi trường đang ở mức khá khiêmtốn

- Các cơ quan quản lý, doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đếnviệc đóng góp ý kiến khi xây dựng quy chuẩn

- Một số lĩnh vực còn thiếu quy chuẩn gây khó khăn cho công tácquản lý Đối với làng nghề, công nghệ lạc hậu, sản xuất nhỏ, thiếu ổnđịnh thì việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn môi trườnghiện hành là rất khó khăn

- Bên cạnh đó là khó khăn trong việc chọn tiêu chuẩn , hay quychuẩn để đánh giá chất lượng môi trường

Ví dụ

Làng nghề trong nội thành Hà Nội nước thải sản xuất chưa qua xử

lí được hòa chung với nước thải sinh hoạt của làng và hệ thốngthoát nước mặt nên gặp khó khăn khi áp dụng các tiêu chuẩn, quychuẩn Vì với nước mặt có QCVN 08: 2008/BTNMT Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt Còn mỗi lĩnh vực sảnxuất lại có quy chuẩn riêng và nước thải sinh hoạt cũng có quychuẩn riêng QCVN 14:2008/BTNMT

Trang 11

này Bao gồm: 2 quyết định của UBND TP; 2 văn bản thuộc thẩmquyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ và 1 văn bản thuộc thẩmquyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ở Thủ đô Hà Nội: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường banhành Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trên địa bànThủ đô Hà Nội Ban hành kèm theo thông tư là 05 quy chuẩn kỹ thuật

về môi trường trên địa bàn thủ đô Hà Nội:

 Quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất

vô cơ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (QCTĐHN 01: 2014/BTNMT).Thay thế cho việc áp dụng quy chuẩn QCVN 19: 2009/BTNMT -Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi

và các chất vô cơ

 Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội( QCTĐHN 02: 2014/BTNMT) Thay thế cho việc áp dụng QCVN40: 2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thảicông nghiệp

 Quy chuẩn kỹ thuật về khí thải sản xuất xi măng trên địa bàn Thủ

đô Hà Nội (QCTĐHN 03: 2014/BTNMT) Thay thế cho việc ápdụng QCVN 23: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềkhí thải công nghiệp sản xuất xi măng

 Quy chuẩn kỹ thuật nước thải công nghiệp dệt may trên địa bànThủ đô Hà Nội (QCTĐHN 04: 2014/BTNMT) Thay thế cho việc

áp dụng QCVN 13: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về nước thải công nghiệp dệt may

 Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy trênđịa bàn Thủ đô Hà Nội (QCTĐHN 05: 2014/BTNMT) Thay thếcho việc áp dụng QCVN 12: 2008/BTNMT –Quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy

4.1.2 Hạn chế trong công tác quản lý

- Trong các văn bản còn chồng chéo về mặt quản lý, cùng một vấn

đề nhưng có quá nhiều Bộ tham gia vào quản lý, dẫn đến sự không đồng

bộ và khó khăn trong việc thi hành áp dụng

 Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường và tài nguyênnước, quản lý lưu vực sông kiểm soát ô nhiễm trong lĩnh vực

Trang 12

thoát nước, xả nước thải ra môi trường trên phạm vi cả nước,phối hợp với các bộ ngành quản lý chất thải theo quy định củapháp luật.

 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thựchiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động xả nước thải vàocác công trình thủy lợi

Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi quyền hạn của mình

có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên vàMôi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thựchiện quản lý nhà nước về thoát nước và xử lý nước thải khu đôthị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn tập chung

Việc quản lý chất thải rắn đô thị

Theo như thoả thuận của các cơ quan có trách nhiệm trong công tácquản lý chất thải rắn thì:

 Bộ Tài Nguyên Môi Trường chịu trách nhiệm vạch chiến lượccải thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho nhà nước

đề xuất chính sách quản lý môi trường quốc gia

 Bộ Xây Dựng hướng dẫn chiến lược xây dựng đô thị, quản lýchất thải

 Uỷ ban Nhân Dân Thành Phố chỉ đạo Uỷ ban nhân dân quậnhuyện, Sở Tài Nguyên Môi Trường, Sở Giao Thông Côngchánh thực hiện nhiệm vụ quản lý Môi Trường đô thị

 Công Ty Công trình đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm

vụ xử lý chất thải rắn, bảo vệ vệ sinh môi trường đô thị theonhư qui định

Trang 13

Chất thải rắn

Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn ở Việt Nam

 Có thể thấy bộ máy quản lý quá cồng kềnh, một vấn đề Chất thảirắn mà đã có đến 7 cơ quan cùng quản lý, mỗi bên chịu một nhiệm

vụ khác, vì vậy khi giải quyết, hay xin cấp giấy phép rất mất thờigian

- Các Luật khi triển khai từ trung ương đến địa phương cần qua rấtnhiều thủ tục cũng như văn bản quy định Làm cho áp dụng không đồngthời, triệt để Bộ máy quản lý quá lằng nhằng

4.1.3 Hướng giải quyết

Để khắc phục những tồn tại và bất cập trong quản lý Môi trường Đôthị các cấp chính quyền đã có giải pháp đó là:

 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn cụ thể và chitiết hơn

 Xây dựng bộ máy quản lý đơn giản, hiệu quả

 Nâng cao trách nhiệm của người quản lý, đưa ra những chính sáchtích cực và tác động tốt đến người dân

 Thực hiện các kế hoạch của thành phố về phát triển hạ tầng thoátnước đô thị giai đoạn 2011-2015, kế hoạch về phát triển hệ thốngthu gom và xử lý rác thải đô thị giai đoạn đến năm 2020

 Cần đẩy nhanh việc xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệthống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu côngnghiệp thuộc lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy đến năm 2030

4.2 CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

4.2.1 Giới thiệu về công cụ kinh tế

5 Khái niệm

Công cụ kinh tế là những phương tiện, chính sách có tác dụng làmthay đổi chi phí và lợi ích của các hoạt động KT thường xuyên tác độngđến MT

Trang 14

7 Nguyên tắc sử dụng công cụ kinh tế

- BPP (người hưởng lợi phải trả tiền)

- PPP (người gây ô nhiễm phải trả tiền)

- GDP của Quốc gia cao

 Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là một phần của CSMT

có tác dụng hỗ trợ nhà quản lý thực hiện nhiệm vụ của mình

9.1.1 Các loại công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại

khu đô thị

9.1.1.1 Thuế môi trường

Thuế Môi trường (MT) là khoản thu của ngân sách Nhà nước, nhằmđiều tiết các hoạt động bảo vệ MT quốc gia, bù đắp chi phí mà Xã hội bỏ

ra để giải quyết các vấn đề như: chi phí y tế, chi phí mất ngày công laođộng, chi phí phục hồi môi trường, chi phí phục hồi tài nguyên, chi phí

xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm,…

Nguyên tắc tính thuế MT: Là thuế phải lớn hơn chi phí để giải quyếtphế thải và khắc phục ô nhiễm

Thuế MT là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giáthành sản phẩm theo nguyên tắc PPP Thuế MT nhằm khuyến khíchngười gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăngnguồn thu cho ngân sách Từ đó buộc các nhà SX phải sử dụng các biệppháp SXSH

Nhược điểm:

 Làm tăng chi phí đầu vào, giảm lợi nhuận của các DN

Trang 15

 Ảnh hưởng tới phân phối thu nhập: nhóm đối tượng có thunhập thấp sẽ bị ảnh hưởng lớn hơn so với nhóm đối tượng cóthu nhập cao.

 Đầu tư hệ thống thiết bị và hệ thống quản lý giám sát, kiểm soátviệc đánh thuế vào các hành vi gây ô nhiễm môi trường đòi hỏichi phí lớn

9.1.1.2 Phí và lệ phí

Phí: là khoản thu của ngân sách NN nhằm bù đắp chi phí của NN

đầu tư xây dựng, mua sắm, bảo dưỡng và quản lý tài sản, tài nguyên hoặcchủ quyền quốc gia để phục vụ các tổ chức, cá nhân hoạt động sự nghiệp,hoặc hoạt động công cộng

Lệ phí: Là khoản thu của ngân sách Nhà nước khi Nhà nướcgiải

quyết công việc quản lý hành chính, tư pháp của Nhà nước theo thẩmquyền được luật quy định

Thực hiện theo nguyên tắc PPP “người sử dụng phải trả tiền”, cácquốc gia quy định thu phí và lệ phí tùy theo mục đích sử dụng và hoàncảnh sử dụng Ngoài ra còn có nguyên tắc “BPP- Người hưởng thụ phảitrả tiền” Theo nguyên tắc này tất cả những ai hưởng lợi do môi trườngtrong lành không bị ô nhiễm đều phải nộp phí

Hiệu quả:

 Chủ chương phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện môi trường cầnđược hỗ trợ từ những người dân muốn thay đổi hoặc nhữngngười không trả tiền cho các chất thải ô nhiễm

 Tạo ra một nguồn thu đáng kể tuy nhiên không khuyến khíchBVMT trực tiếp

Phí nước thải: Phí nước thải ở nước ta được ban hành và triển

khai thực hiện trên phạm vi cả nước theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP Cụthể đối với nước thải sinh hoạt hằng ngày của các hộ gia đình sẽ có mứcđóng phí khác so với nước thải công nghiệp được tính theo công thức:P= (1-10%)*giá bán của 1m3 nước sạch (không VAT)

Mức thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp được tính dựa theotừng loại chất gây ô nhiễm có trong nước thải.Về khía cạnh thu phí nước

Trang 16

thải đã góp phần đáng kể vào ngân sách nhà nước Năm 2004 tổng số thuphí này là 71,8 tỷ đồng Năm 2005 là 86,1 tỷ đồng Hiện nay phần lớnnguồn thu là từ phí nước thải sinh hoạt, còn nước thải công nghiệp chỉchiếm 10-20% tổng số thu.

Phí rác thải: Loại phí này chủ yếu được áp dụng tại các khu đô

thị, do UBND thành phố hoặc các tỉnh quy định.Ngày 9/1/2009 UBND

TP Hà Nội quyết định mức thu phí vệ sinh trên địa bàn:

Mức thu đối với hộ gia đình

 Cá nhân cư trú ở các phường: 3000đ/ng/tháng

 Cá nhân cư trú ở các xã, thị trấn: 1.500đ/ng/tháng

Mức thu đối với các hộ sản xuất kinh doanh:

 Đối với các hộ kinh doanh buôn bán các mặt hang ăn uống, vậtliệu xây dựng (gạch, cát, sỏi, đá), rau, hoa quả, đồ ăn tươisống:

o Trường hợp có lượng rác thải dưới 1m3/tháng: Trên địa bànphường mức thu là 100.000đ/tháng; trên địa bàn xã, thị trấn là70.000đ/tháng

o Trường hợp có lượng rác thải trên 1m3/tháng thì thu theo đơngiá 160.000đ/m3 và 380.000đ/tấn

 Các hộ kinh doanh buôn bán khác thu 40.000đ/tháng

 Năm 2014 Thành phố Hà Nội vừa ban hành 16 quyết định mới vềcác loại phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Các quyết định trên đều

ký ban hành ngày 20/8/2014 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày

kể từ ngày ký

 Quyết định số 44 về thu phí vệ sinh đối với chất thải rắn sinh hoạtcủa hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội Mức thuphí vệ sinh đối với chất thải rắn sinh hoạt (đã gồm thuế GTGT):

o Cá nhân cư trú ở các phường 6.0000đồng/người/tháng;

o Cá nhân cư trú ở các xã, thị trấn 3.000 đồng/người/tháng

 Quyết định số 45 về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thảisinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội

o Ngoài đối tượng không phải nộp phí là: hộ gia đình ở địabàn đang được thực hiện chế độ bù giá; hộ gia đình ở nhữngnơi chưa có hệ thống cấp nước sạch; hộ gia đình không kinhdoanh tự khai thác nước để sử dụng ở những nơi có hệ thốngcung cấp nước sạch; hộ gia đình thuộc các xã vùng nông thônmiền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa; Các cơ sở sản xuất, cơ

sở chế biến quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số63/2013/TTLT-BTC-BTNMT và Nghị đinh số 88/2007/NĐ-CPngày 28/5/2007 Đối tượng nộp phí sử dụng nước tự khai thác

Trang 17

mức thu phí thấp nhất 600 đồng/người/tháng và cao nhất là2.500 đồng/m3.

10 Quỹ môi trường Hà Nội

Quỹ môi trường TP Hà Nội được thành lập theo Quyết định số48/2000/QĐ-UB ngày 15/2/2000 của UBNDTP Hà Nội

Giai đoạn đầu hoạt động của quỹ gặp nhiều khó khăn do thiếu khuônkhổ pháp lý, cơ chế, chính sách cũng như chưa có kinh nghiệm điều hành

và sự phối hợp giữa các cơ quan và tổ chức liên quan Tuy nhiên, với sốvốn hỗ trợ 100.000 USD thì Quỹ môi trường Hà Nội sau 2 năm cũng đãđạt được một số kết quả như sau:

Về hoạt động hỗ trợ không hoàn lại:

 Cấp kinh phí 20 triệu đồng cho Dự án Nạo hút bể phốt cho 5 khunhà thuộc khu tập thể nhà máy thuốc lá Thăng Long, phườngThượng Đình

 Cấp kinh phí 23 triệu đồng cho Dự án Trang bị thùng rác có nắpđậy thuộc cụm 1 và cụm 11 phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân

 Cấp kinh phí 60 triệu đồng cho Dự án Cải tạo ao tù làm vườn hoa,sân chơi do UBND Phường Khương Đình làm chủ đầu tư

Hoạt động cho vay với lãi xuất ưu đãi:

 Cho Công ty Thủy tinh Hà Nội vay 400 triệu đồng để đầu tư dâychuyến thiết bị hiện đại của Cộng hòa Séc trong dự án Đầu tư bổsung thiết bị tại phân xưởng mài hoa va đánh bóng thủy tinh Dự

án thực hiện nhằm làm giảm tiếng ồn xuống dưới tiêu chuẩn chophép

11 Nhãn sinh thái

Nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông quaphản ứng và tâm lý của khách hàng, do đó đã xuất hiện các sản phẩm,dịch vụ thân thiện với môi trường

11.1.1.1 Một số tồn tại của công cụ kinh tế trong quản lý môi

trường Đô thị.

- Sự phát triển của công cụ kinh tế chưa đáp ứng kịp với sự pháttriển của tình hình kinh tế

- Các công cụ kinh tế chưa được phát huy hiệu quả:

- Nguyên tắc “PPP - Người gây ô nhiễm phải trả tiền” tiến hànhchưa hiệu quả do: hình thức và mức thu phí chưa hợp lý

- Hình thức thu phí lại chưa có quy định, mức phí thu còn thấp hơnnhiều so với chi phí thu gom và xử lý chất thải,

- Việc thu phí vệ sinh ở cấp xã bình quân chỉ đạt 60-80% nên chưađáp ứng đủ kinh phí phục vụ cho việc thu gom, chưa thu hút đượccác đơn vị xã hội hóa tham gia trong lĩnh vực này

Ngày đăng: 18/11/2017, 19:30

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w