1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại

87 424 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 764,89 KB

Nội dung

Đỗ Thanh Bình chủ biên có viết: “Cách mạng tư sản là phương thức chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội phong kiến sang hình thái kinh tế - xã hội TBCN, nó được thực hiện bằng một cuộc đấu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

GIÁO TRÌNH (Lưu hành nội bộ)

CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN

THỜI CẬN ĐẠI

(Dành cho Sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử)

Tác giả: ThS Lại Thị Hương

Năm 2016

Trang 2

Tài liệu tham khảo

1 C.Mác, Nội chiến ở Pháp, NXB Sự thật, Hà Nội 1983

2 C.Mác, Ph.ăngghen, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB Sự thật,

Hà Nội 1963

3 C.Mác, Ph.ăngghen, Tuyển tập, tập I, NXB Sự thật, Hà Nội 1962

4 Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị, Phạm Gia Hải, Phan Ngọc Liên, Lịch

sử thế giới cận đại (1640-1870), quyển I, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1971

5 Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị, Lịch sử thế giới cận đại (1640-1870),

quyển I, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1971

6 Phạm Gia Hải, Phạm Hữu Lư, Lịch sử cận đại thế giới (1871-1918),

9 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Dương Ninh, Võ Mai Bạch Tuyết, Lịch sử cận

đại thế giới, quyển III NXB ĐH và THCN, Hà Nội, 1987

10 Đỗ Thanh Bình (cb), Một số vấn đề về lịch sử thế giới, Nxb Gi¸o

dục, 2002

11 Chuyên đề các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại – Trung tâm đào tạo từ xa, Đại học Huế

Trang 3

CHƯƠNG 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

VÀ TƯ TƯỞNG CHO SỰ BÙNG NỔ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN THỜI CẬN ĐẠI

KHÁI QUÁT CHUNG

* Lý luận chung về cách mạng và cách mạng tư sản

+ Khái niệm “cách mạng”: Cách mạng có nguồn gốc từ Trung Quốc trong thời kỳ tam đại (Hạ, Thương, Chu) Theo quan niệm, quân vương được trời giao cho cái mệnh: nhân danh trời, làm con trời để ngự trị các nước và toàn thiên hạ Nếu cai trị có tài, đức và hợp với lòng tin yêu của trời thì sẽ được tiếp tục thừa hành mệnh ấy lâu dài Trái lại nếu như bạo ngược, gian dâm, tham nhũng bị dân oán ghét thì trời sẽ cách cái mệnh ấy giao cho người khác

Ở phương Tây sau đó, kể từ khi xã hội có sự phân hóa giai cấp thì các cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị đã làm thay đổi hình thái kinh tế -

xã hội một cách đột biến Trong tiếng Latinh, sự thay đổi ấy được gọi là Revolutio Tiếng Anh, Pháp đều gọi là Revolution

Ngày nay, khái niệm “cách mạng” được hiểu dưới nhiều nghĩa khác nhau Người ta có thể xem “cách mạng” là sự thay đổi căn bản, là sự nhảy vọt về chất trong quá trình phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy (Theo

Từ điển bách khoa Việt Nam) Hoặc cách mạng được hiểu là một bước ngoặt có tính quyết định… Có thể có nhiều cách hiểu, nhưng tựu trung đều thể hiện một sự thay đổi có tính bước ngoặt làm thay đổi đối tượng về chất

+ Các loại hình cách mạng trong lịch sử: Loại hình cách mạng trong lịch sử thể hiện rõ nhất bước tiến của nhân loại là các cuộc cách mạng xã hội Vậy, cách mạng xã hội là gì? Đó là sự chuyển biến sâu sắc, căn bản, triệt để trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và tinh thần từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác tiến bộ hơn

Trong lịch sử, có các cuộc cách mạng xã hội tiêu biểu như: cách mạng cung tên, cách mạng đá mới (mài, cưa, khoan, đục), cách mạng tư sản, cách mạng vô sản, cách mạng XHCN, cách mạng DTDCND, cách mạng GPDT, cách mạng kỹ thuật, cách mạng văn hóa

+ “Cách mạng tư sản” là một khái niệm trong khái niệm “cách mạng” nói chung Nó là một loại cách mạng xã hội (như cách mạng vô sản) làm thay đổi bản chất xã hội, thay đổi chế độ chính trị…, nói chung là thay đổi về hình

thái kinh tế - xã hội Trong tác phẩm “Một số vấn đề về lịch sử thế giới” của

Trang 4

Đỗ Thanh Bình chủ biên có viết: “Cách mạng tư sản là phương thức chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội phong kiến sang hình thái kinh tế - xã hội TBCN, nó được thực hiện bằng một cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giành chính quyền giữa tập đoàn phong kiến phản động, bảo thủ với giai cấp tư sản tiến bộ có sự

tham gia của quần chúng nhân dân”. Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ TBCN,

mở đường cho CNTB phát triển Nhưng theo định nghĩa hẹp này thì sẽ có một

số trường hợp ngoại lệ mà vẫn được coi là cách mạng tư sản Ví dụ như cải cách nông nô ở Nga hoàn toàn do triều đình phong kiến Sa hoàng tiến hành theo con đường “từ trên xuống” nhưng vẫn là một cuộc cách mạng tư sản Trường hợp tương tự là Nhật Bản đã tiến hành cuộc Minh Trị duy tân - 1868,

ở Đức và Italia với cuộc thống nhất đất nước, dù có giai cấp tư sản tham gia lãnh đạo nhưng vai trò chủ yếu lại là tầng lớp quý tộc tư sản hoá Đó là tầng lớp Daimyo ở Nhật, tầng lớp quý tộc Iuncơ ở Đức… Nhưng điểm chung của tất cả các cuộc cách mạng ấy đều nhằm lật đổ chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho CNTB phát triển

Vì định nghĩa hẹp còn loại ra ngoài nhiều trường hợp ngoại lệ nên chúng ta cần có một định nghĩa theo nghĩa rộng Cách mạng tư sản là một sự kiện nhằm gạt bỏ những cản trở trên con đường phát triển của CNTB

Cách mạng tư sản là một hiện tượng xã hội hợp quy luật, là kết hợp của

sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới - TBCN với quan hệ sản xuất lỗi thời phong kiến; là cách giải quyết tự nhiên những mâu thuẫn đang gay gắt cao độ giữa giai cấp tư sản đang lên với giai cấp quý tộc phong kiến đang suy tàn

Như thế, cách mạng tư sản không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, vì nguyên nhân là một yêu cầu khách quan của lịch sử - xã hội, mang tính tất yếu, hợp quy luật

Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội là vấn đề chính quyền, ở cách mạng tư sản cũng vậy Thậm chí, đối với giai cấp tư sản, sau khi giành được chính quyền từ tay giai cấp phong kiến coi như cách mạng cơ bản đã hoàn thành Để giành được chính quyền từ tay giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản đã phải trải qua những cuộc đấu tranh gay go, phức tạp và kéo dài gần hai thế kỷ mới có thắng lợi bước đầu (tính từ Phong trào Văn hóa Phục hưng đến cách mạng tư sản Hà Lan 1566)

* Khái niệm cách mạng dân chủ tư sản (Cách mạng DCTS kiểu cũ

Trang 5

Đối với khái niệm “Cách mạng tư sản” thì đã rõ, còn “Cách mạng dân chủ tư sản” thì tính chất, nhiệm vụ và phạm trù của nó là tư sản nhưng động lực, chỗ dựa chủ yếu của nó để làm nên thắng lợi là quần chúng nhân dân (cụ thể và điển hình nhất là cách mạng tư sản Pháp), do đó cách mạng được đẩy đi xa vượt quá giới hạn chật hẹp ban đầu mà giai cấp tư sản đưa ra trước cuộc cách mạng

Còn “Cách mạng DCTS kiểu mới” là cuộc cách mạng DCTS nhưng

do giai cấp vô sản lãnh đạo Khi cách mạng thành công, nó không ngừng lại

mà tiếp tục phát triển lên cách mạng XHCN

+ Cách mạng tư sản diễn ra dưới ba hình thức:

- Giải phóng dân tộc (Cách mạng Nê-đec-lan, Cách mạng tư sản Mỹ lần 1)

- Nội chiến cách mạng (cách mạng tư sản Anh, Pháp, cách mạng Nga

1905 – 1907, cách mạng Tân Hợi 1911, cách mạng tư sản Mỹ lần 2)

- Thống nhất quốc gia: Đức, Ý

* Một số vấn đề chủ yếu trong cách mạng tư sản

Những điều kiện của một cuộc CMTS – tiền đề và tình thế cách mạng

+ Tiền đề cách mạng: Trước khi một cuộc CMTS bùng nổ bao giờ cũng chuẩn bị sẵn những tiền đề sau:

- Phương thức sản xuất TBCN ra đời trong lòng xã hội phong kiến

Do hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước khác nhau mà phương thức sản xuất TBCN ra đời ở mỗi nước có đặc điểm khác nhau Ở Anh vào thế kỷ XVII là tình trạng rào đất cướp ruộng và các CTTC làm len dạ phát triển Ở Bắc Mĩ

là các CTTC TBCN, song phát triển nhất là các đồn điền sử dụng lao động

nô lệ, đây là một biến tướng của phương thức sản xuất TBCN Ở Pháp là các CTTC TBCN phát triển

- Giai cấp tư sản và các giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất TBCN xuất hiện

Do phương thức sản xuất TBCN ra đời mang đặc điểm của hoàn cảnh lịch sử mỗi nước, nên giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất mới đó cũng có đặc điểm và tên gọi khác nhau: Ở Anh có giai cấp tư sản và quý tộc mới; Mỹ có giai cấp tư sản và chủ nô; Đức có giai cấp tư sản và quý tộc Iuncơ; Nhật có thương nhân và võ sĩ tư sản hóa

Trang 6

Những giai cấp mới này mâu thuẫn sâu sắc với giai cấp phong kiến, nguyện vọng của họ là muốn lật đổ chế độ thống trị của giai cấp phong kiến

để nắm lấy chính quyền

- Sự xuất hiện hệ tư tưởng dân chủ tư sản:

Trước mỗi cuộc cách mạng tư sản thường xuất hiện hệ tư tưởng DCTS công kích vào hệ thống tư tưởng phong kiến để chuẩn bị cho một cuộc cách mạng chính trị sắp tới

Ở Anh hệ tư tưởng DCTS trước cách mạng 1640 được khoác ngoài

bộ áo tôn giáo, đó là Thanh giáo Ở Pháp từ đầu thế kỷ XVIII đã xuất hiện trào lưu Triết học ánh sáng với những nhân vật tiêu biểu như Vôn-te, Mông-te-xki-ơ, Rút-xô Ở Nhật Bản trước Minh Trị Duy Tân đã xuất hiện trào lưu Hà Lan học, đề xướng tư tưởng trọng thương Ở Trung Quốc trước cách mạng Tân Hợi 1911 đã xuất hiện chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn

Đó chính là ba tiền đề của các cuộc CMTS Song có tiền đề cách mạng rồi chưa chắc cách mạng đã bùng nổ Một cuộc cách mạng chỉ có thể bùng nổ được trong những hoàn cảnh cho phép Hoàn cảnh đó chính là tình thế cách mạng

+ Tình thế cách mạng: Theo Lênin thì tình thế cách mạng có những đặc trưng chính như sau:

- Giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ được nữa, nó đang ở vào thời kỳ khủng hoảng toàn diện

- Giai cấp bị trị cũng không muốn sống như cũ nữa và đang nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ

Lênin cũng từng nói rằng: Không thể có cách mạng nếu không có cuộc khủng hoảng trong toàn quốc lay chuyển cả đám người bóc lột lẫn đám người bị bóc lột Sự khủng hoảng của giai cấp phong kiến thống trị thời cận đại thường bắt đầu từ tài chính cạn kiệt, kinh tế suy thoái buộc phải gia tăng thuế khóa Do đó đã dẫn tới khủng hoảng về chính trị và cách mạng bùng

Trang 7

trở thành kẻ thù của mọi tầng lớp nhân dân (chúng đã tỏ ra quá phản động) Tuy nhiên sự đông đảo, đa dạng thành phần của quần chúng lại phụ thuộc vào giai cấp lãnh đạo tiến bộ đến mức độ nào Cách mạng Pháp lôi cuốn được mọi tầng lớp nhân dân tham gia, không trừ bất cứ một bộ phận nào nên mới có thể lật đổ được thành trì kiên cố nhất của CNTB Cải cách nông nô mang tính tư sản ở Nga hay công cuộc thống nhất Đức lẽ ra phải là sự nghiệp của quần chúng nhưng thực tế vai trò của họ ở đây hầu như không

+ Giai cấp lãnh đạo CMTS thông thường là giai cấp tư sản, nhưng do hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước khác nhau, mà lãnh đạo cách mạng ngoài giai cấp tư sản còn có quý tộc mới (Anh), chủ nô (Mỹ), Iuncơ (Đức) và võ sĩ tư sản hóa (Nhật Bản) Ý thức chính trị, thái độ, mức độ trưởng thành của giai cấp lãnh đạo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến, tính chất, kết quả của cuộc cách mạng và sự tham gia của quần chúng Nếu giai cấp lãnh đạo tiến bộ, chú ý đến việc giải quyết nguyện vọng của quần chúng thì sẽ thu hút được đông đảo quần chúng tham gia Giai cấp lãnh đạo nếu là tư sản hoặc tiểu tư sản thì bao giờ cũng đưa cách mạng đi tới tính chất triệt để hơn là các thành phần khác phân hóa từ giai cấp phong kiến Cuộc đại cách mạng Pháp 1789 là một ví dụ điển hình về tính triệt để của cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản

+ Quần chúng nhân dân tham gia cách mạng tư sản, bao gồm nông dân

và bình dân thành thị (ở châu Mỹ còn có nô lệ da đen và người In-đi-an) Trong bất kỳ cuộc cách mạng nào, và giai đoạn cách mạng nào nếu quần chúng nhân dân tham gia càng đông thì tính bạo lực của cách mạng càng lớn

và cuộc cách mạng càng đi tới triệt để, điển hình là cách mạng Pháp

Tuy vậy mối liên minh giữa giai cấp lãnh đạo với quần chúng nhân dân trong quá trình cách mạng chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định Giai cấp lãnh đạo thường sử dụng bạo lực quần chúng để đạt mục đích của mình: lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản Sau khi đạt được mục đích họ không quan tâm tới lợi ích của quần chúng nhân dân nữa Họ quay lại đàn áp phong trào quần chúng mà họ cho là quá khích Tình hình này thường diễn ra trong hầu hết các cuộc CMTS

Trong CMTS Anh 1640, sau khi giai cấp tư sản và quý tộc mới đã đạt được mục đích, họ quay lại đàn áp phái San Bằng và pháo Đào Đất Khiến cho giai đoạn hai của cách mạng không còn có sự tham gia của quần chúng nhân dân nữa

Trang 8

Trong cuộc đại cách mạng Pháp 1789, trải qua bốn giai đoạn cách mạng, hễ khi nào bộ phận tư sản lên cầm quyền đạt được mục đích là họ quay lại đối phó với phong trào quần chúng

Trong cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc cũng vậy, sau khi phái tư sản lập hiến lên nắm chính quyền họ liền đi tới chỗ thỏa hiệp với Viên Thế Khải, ngăn chặn phong trào cách mạng của nông dân Trong “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn đã ám chỉ tình trạng này của nông dân Trung Quốc lúc bấy giờ là “muốn làm cách mạng nhưng ông Tây giả không cho làm” (ý chỉ phái tư sản lập hiến)

* Nhiệm vụ của CMTS (nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ)

Một cuộc CMTS thường phải làm hai nhiệm vụ: dân tộc và dân chủ

+ Nhiệm vụ dân tộc của cách mạng tư sản ở các nước khác nhau là khác

nhau Với các nước phong kiến độc lập thì nhiệm vụ là phải thống nhất thị trường quốc gia dân tộc Cụ thể: phải xoá bỏ cát cứ phong kiến để hình thành quốc gia tư sản dân tộc thống nhất, bao gồm đầy đủ bốn yếu tố (có chung lãnh thổ, chung ngôn ngữ, chung một nền văn hóa và có một nền kinh tế chung)

Sở dĩ tư sản có yêu cầu tha thiết đối với một dân tộc quốc gia thống nhất, đặc biệt là thị trường dân tộc thống nhất vì kinh tế tư bản rất phát triển: một nền kinh tế hàng hoá có cạnh tranh, giao lưu rộng rãi Đây là nền sản xuất lớn và hiện đại hơn bất cứ chế độ xã hội nào trước đó Làm ra khối lượng sản phẩm lớn nên yêu cầu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ cũng phải lớn Do vậy, biên giới sự cát cứ phong kiến thực sự là một cái áo quá chật với cơ thể cường tráng của giai cấp tư sản Chính nền kinh tế TBCN đã đặt ra yêu cầu thống nhất thị trường quốc gia dân tộc

Đây là nhiệm vụ mà mọi cuộc cách mạng tư sản đều phải thực hiện vì ở đâu, dù nước độc lập hay thuộc địa, cũng đều là chế độ phong kiến Tuy vậy,

do hoàn cảnh lịch sử của mỗi cuộc cách mạng khác nhau mà biểu hiện của nhiệm vụ dân tộc cũng khác nhau Ví dụ: Đại cách mạng Pháp 1789, do nước Pháp trước cách mạng không tồn tại tình trạng phong kiến chia cắt nên nhiệm

vụ dân tộc chỉ là xóa bỏ một số đặc quyền của bọn quý tộc địa phương Trong khi, nhiệm vụ dân tộc trong công cuộc thống nhất Đức và Ý – xóa bỏ phong kiến cát cứ, là nhiệm vụ hàng đầu trong cuộc vận động mang tính chất cách mạng này Yêu cầu thống nhất nước Đức được đặt ra cấp thiết, đặc biệt là giữa thế kỉ XIX Nhu cầu ấy biến thành một cuộc cách mạng do Bismark chỉ đạo

Trang 9

phiên quốc và đặc quyền của các Đai-mi-ô, thống nhất Nhật Bản thành các phủ huyện dưới sự thống trị của chính phủ Minh Trị Cũng cuộc cách mạng tư sản Mĩ I (1775 – 1783), ngoài nhiệm vụ giành độc lập còn phải thống nhất 13 bang thuộc địa thành một quốc gia thống nhất, lớn mạnh thì mới tiện cho phát triển CNTB và bảo vệ được nền độc lập giành được

→ Tóm lại, nhiệm vụ dân tộc trong các cuộc CMTS thời cận đại chung quy đều nhằm thúc đẩy nền kinh tế TBCN phát triển

+ Thứ hai là nhiệm vụ dân chủ Đây là nhiệm vụ trước tiên cần đạt tới

của mọi cuộc cách mạng tư sản, thể hiện bản chất của nó phân biệt với các cuộc cách mạng xã hội khác Nhiệm vụ này còn được thể hiện trong tên gọi:

“cách mạng tư sản”, tức là phải phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản Nói đến quyền lợi giai cấp tức là nói đến nhiệm vụ dân chủ vậy

Nhiệm vụ dân chủ tức là xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế và thiết lập được nền dân chủ tư sản có quốc hội và hiến pháp; mỗi người dân có quyền tự do chính trị, kinh doanh và có quyền tư hữu Nền dân chủ tư sản là một hình thái kinh tế xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tương ứng Cơ sở hạ tầng gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mang tính TBCN Lực lượng sản xuất TBCN đã được xác lập, phát triển từ trước cách mạng rất lâu (thế kỉ XV) Nói một cách chính xác: nó là mầm, là nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản Trong quan hệ sản xuất thì quan trọng là phải đề cao quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất được coi là đặc trưng của CNTB Thực tế mọi cuộc cách mạng tư sản đều chú ý đặc biệt đến việc xác lập quyền tư hữu Bên cạnh đó, cuộc cách mạng này còn phải bảo vệ chế độ lao động làm thuê của công nhân - quan hệ tổ chức, quản lí sản xuất, bảo vệ quan hệ phân phối

có lợi cho giai cấp tư sản

Nhiệm vụ quan trọng có tính quyết định của cách mạng tư sản là phải lập nên kiến trúc thượng tầng của CNTB Mục tiêu của mọi cuộc cách mạng

xã hội là vấn đề chính quyền nên trước hết CMTS phải lật đổ chính quyền phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản Nhà nước ấy thường được tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” Dù chính quyền được tổ chức ra sao cũng đều phải đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản, tạo điều kiện cho CNTB phát triển Chính quyền ấy phải thể hiện tư tưởng của mình qua những tuyên ngôn hay hiến pháp tư sản Ngoài ra để thể hiện tính ưu việt hơn hẳn so với phong kiến, cách mạng phải xác lập những quyền công dân như: tự do, bình đẳng, tư hữu…

Trang 10

Nhiệm vụ dân chủ được nêu đầy đủ qua các bản tuyên ngôn, hiến pháp của các cuộc cách mạng tư sản, như: Bản “Tuyên ngôn về quyền hành của nước Anh” được quốc hội Anh thông qua ngày 22 – 2 – 1689; bản “Tuyên ngôn độc lập” của nước Mỹ công bố ngày 4 – 7 – 1776; bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của nước Pháp thông qua ngày 27 – 8 – 1789; Bộ luật Na-pô-lê-ông với 2881 điều gồm ba phần dân luật, hình luật và thương luật Luật Na-pô-lê-ông là bản mẫu của nền lập pháp các quốc gia tư sản trên thế giới thời cận đại Ăngghen đã nhận xét: “Đó là bộ luật xã hội tư sản điển hình” Hay “Năm lời thề của Thiên hoàng Minh Trị” (1868); Chủ nghĩa dân quyền của Tôn Trung Sơn

Trong thực hiện nhiệm vụ này, dưới áp lực của quần chúng, giai cấp tư sản nhiều khi đã thực hiện những quyền tự do dân chủ vượt khỏi phạm trù cách mạng tư sản Ví như việc chia ruộng đất cho công dân trong cách mạng Pháp

1.1 Sự phát triển của sản xuất, sự xuất hiện các trung tâm thương mại (tiền đề kinh tế)

Ở hầu hết các nước châu Âu, Bắc Mĩ và Nhật Bản nền sản xuất TBCN ra đời và phát triển trong lòng của xã hội phong kiến; sản xuất hàng hóa dần phát triển, thủ công nghiệp thành thị ngày càng mở rộng, sản phẩm kinh tế nông nghiệp cũng bị lôi cuốn vào việc trao đổi hàng hóa Song tùy theo điều kiện lịch sử của mỗi nước mà sắc thái xâm nhập của những yếu tố kinh tế TBCN đã để lại những dấu ấn đậm nhạt khác nhau trên mọi lĩnh vực kinh tế

+ Nê-đec-lan là nước có nền kinh tế phát triển tương đối sớm so với các nước khác ở Tây Âu Từ thế kỷ XIII – XIV, nghề len dạ ở miền Nam Nê-đec-lan đã nổi tiếng không những trên lĩnh vực kỹ thuật mà cả về quy

mô sản xuất Cùng với len dạ, các nghề dệt bông, vải gai, dệt thảm, làm đồ

da, đồ kim loại, đóng thuyền cũng có điều kiện phát triển nhanh chóng

Trong lĩnh vực thương nghiệp và ngoại thương cũng có những bước tiến mới Quan hệ trao đổi buôn bán giữa Nê-đec-lan với các nước ngoài như Anh, Tây Ban Nha, Nga, các nước ven biển Ban Tích và thuộc địa của nước này ở châu Mỹ đã đưa đến sự hình thành các trung tâm hoạt động mậu dịch và tài chính quan trọng như Am-xtec-đam, Bra-băng, An-véc-pen Trong đó, An-véc-pen trở thành một thành phố thương nghiệp và tín dụng

Trang 11

có tính chất quốc tế, An-véc-pen có một bến cảng được xây dựng hoàn thiện

có thể đậu một lúc 25.000 thuyền buôn đến từ các nơi trên thế giới

Trên cơ sở của sự phát triển công thương nghiệp, quan hệ sản xuất phong kiến theo kiểu tổ chức phường hội ngày càng tan rã Và đồng thời với quá trình đó là sự hình thành một mối quan hệ mới – quan hệ sản xuất TBCN theo kiểu CTTC Đến nửa đầu thế kỷ XVI, Nê-đec-lan bước vào thời

kỳ phồn thịnh kinh tế và trở thành một nước có nhiều thành phố (300 thành phố lớn nhỏ trên mật độ dân số 3 triệu người)

Trong nông nghiệp, ở những tỉnh có nền kinh tế phát triển như đrơ, Bra-băng ở miền Nam Hô-lan và Dê-lan ở miền Bắc đã xuất hiện tình trạng một số lãnh chúa phong kiến hoặc đem ruộng đất cho thuê hoặc kinh doanh theo kiểu TBCN Các thị trấn giàu có, các trại chủ mua ruộng đất của quý tộc, thuê người làm hoặc đầu tư vốn vào việc đắp đê biến những vùng đất trồng thành bãi cỏ để chăn nuôi súc vật nhằm cung cấp cho thị trường Nhiều đầm lầy bị tháo nước để biến thành những nông trường chăn nuôi cừu

Rõ ràng, đến thế kỷ XVI, nền kinh tế ở Nê-đec-lan đã có những bước phát triển nhất định và quan hệ sản xuất TBCN đã thực sự thâm nhập vào tất

cả các lĩnh vực kinh tế của đất nước Tuy nhiên trong quá trình ấy, ở đec-lan đã hình thành hai miền kinh tế với hai trung tâm riêng biệt là Am-xtec-đam ở miền Bắc và An-véc-pen ở miền Nam Trong hai miền ấy, sự phát triển CNTB ở miền Bắc tỏ ra thuận lợi hơn so với miền Nam Trong khi miền Bắc mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài và nông thôn bị lôi cuốn vào nền kinh tế hàng hóa thì miền Nam lại bị lệ thuộc vào Tây Ban Nha, đặc biệt là dựa vào Tây Ban Nha để được cung cấp lông cừu cho nghề len dạ Quan hệ phong kiến trong nông nghiệp vẫn còn tồn tại đậm nét Bọn phong kiến quý tộc vẫn cố duy trì quyền lợi trong một chừng mực nhất định

Nê-Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế, miền Nam Nê-đec-lan dần phát triển chậm lại Điển hình là An-véc-pen bị Am-xtec-đam cạnh tranh và Am-xtec-đam trở thành trung tâm chính trị ở miền Bắc

+ Nếu những yếu tố kinh tế TBCN nảy sinh ở Nê-đec-lan chủ yếu trên lĩnh vực thương nghiệp và ngoại thương thì ở nước Anh, một đặc điểm lớn của sự phát triển kinh tế là hình thái sản xuất TBCN đã đạt được những thành tựu lớn trong việc thâm nhập vào nông nghiệp Thế kỷ XV – XVI, nền kinh tế ở nông thôn Anh vào guồng máy sản xuất TBCN Thời kỳ này xuất

Trang 12

khẩu len dạ chiếm 4/5 toàn bộ xuất khẩu của Anh Sản xuất len dạ ngày càng nhiều thì nhu cầu về lông cừu ngày càng lớn Do đó nghề nuôi cừu trở nên đặc biệt có lợi Một bộ phận quý tộc phong kiến do không thỏa mãn với

số thu nhập địa tô cố định trong khi nghề nuôi cừu đem lại nhiều lợi nhuận cho nên đã chuyển hướng kinh doanh Nhiều lãnh chúa lớn chiếm đoạt đất đai công cộng của công xã, xua đuổi nông dân và tiến hành khoanh ruộng đất của mình với đất của công xã bằng một hàng rào chung

Bộ phận này đã biến ruộng đất bị khoanh thành đồng cỏ chăn nuôi cừu riêng để tự mình kinh doanh hoặc đem cho những chủ nuôi cừu thuê Thậm chí cả ruộng đất của nông dân cũng bị chiếm đoạt Sự tác động trên đã phá vỡ tính chất đóng kín của nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp, tạo nên sự biến đổi quan trọng trong nền kinh tế của nước Anh Trên thực tế, kinh tế nông nghiệp phong kiến ở Anh đã chuyển biến thành kinh tế nông nghiệp TBCN Trong lĩnh vực công nghiệp ở Anh có hai ngành công nghiệp truyền thống là công nghiệp len dạ và công nghiệp dệt vải Công nghiệp len dạ phát triển sớm ở miền Tây Nam là nơi có nhiều đồng cỏ chăn nuôi cừu Còn công nghiệp dệt vải chủ yếu ở vùng Man-chet-tơ và dựa vào nguồn nguyên liệu là bông nhập khẩu từ các nước miền Đông Địa Trung Hải Tổ chức sản xuất len dạ và dệt vải được tiến hành trên cơ sở các CTTC tương đối lớn đã áp đảo sản xuất thủ công nghiệp phường hội

Các ngành công nghiệp sắt và khai thác than đá có những bước tiến

bộ đáng kể Cùng với sự sản xuất trên quy mô lớn và việc các thợ thủ công cũng tiến hành lao động làm thuê đã phản ánh một bước chuyển biến về căn bản từ nền sản xuất phong kiến sang nền sản xuất TBCN

+ Ở Mỹ, những yếu tố kinh tế TBCN nảy sinh mang sắc thái phức tạp

và đa dạng Trước khi thực dân Anh áp đặt ách thống trị và thiết lập nên Liên bang thuộc địa, thì vùng đất Bắc Mĩ thuộc về cư dân Inđian Hậu quả của chính sách “rào đất” hay hiện tượng đuổi người nông dân ra khỏi ruộng đất đã đưa đến tình trạng một bộ phận nông dân Anh rời bỏ quê hương sang sinh sống tại Bắc Mĩ Đồng thời với quá trình đó, thực dân Anh cử quan lại phong kiến sang cai trị và thực thi chính sách bóc lột đối với nhân dân Bắc

Mĩ Tại đây, bọn quan lại địa chủ muốn áp đặt ách thống trị phong kiến đối với nhân dân Bắc Mĩ Nhưng Bắc Mĩ là một vùng đất rộng lớn nên nông dân

tự khai khẩn đất hoang và thiết lập nên những trang trại của mình Đến thế

Trang 13

quan lại (miền Trung), chế độ tư hữu nhỏ kiểu TBCN ở miền Bắc và sau đó

là miền Tây Khuynh hướng phát triển CNTB trong nông nghiệp theo hướng trên được Lênin gọi là “con đường kiểu Mỹ” Trong khi đó ở miền Nam, chế độ sở hữu ruộng đất lớn chiếm địa vị thống trị, dưới hình thức những đồn điền với sự lao động của nô lệ da đen

Kinh tế đồn điền ở miền Nam dựa vào lao động của nô lệ gắn với CNTB Các đồn điền miền Nam cung cấp thuốc lá và một số cây công nghiệp cho châu Âu Trong điều kiện lịch sử như vậy, nhà tư bản và địa chủ thống nhất thành một nhân vật duy nhất là chủ nô

+ Ở Pháp, quá trình xâp nhập kinh tế TBCN mặc dù không gây ra những biến đổi lớn về mặt kỹ thuật nhưng nền kinh tế Pháp phát triển khá nhanh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và thương nghiệp Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã được áp dụng rộng rãi ở Pháp Các

xí nghiệp công nghiệp ra đời đã phá vỡ dần các tổ chức phường hội mang tính chất phong kiến Nổi bật nhất là việc sử dụng các loại máy dệt, máy bơm, máy hơi nước trong công nghiệp khai khoáng và sự có mặt của một số xí nghiệp tập trung hàng nghìn công nhân Công ty khai khoáng mỏ than Ang – danh vùng Đông Bắc Pháp sử dụng 4000 thợ, 600 ngựa, 12 thợ máy hơi nước

Những CTTC tập trung và phân tán ra đời, trong đó có những CTTC tập trung nổi tiếng ở Pháp như hãng Lê-gô-bơ- lanh sản xuất thảm hoa và các công trường làm xà phòng, làm đồ mộc nổi tiếng châu Âu Tuy nhiên CTTC phân tán là hình thức phổ biến nhất trong những tổ chức sản xuất công nghiệp thế kỷ XVIII ở Pháp Hình thức này được thực hiện bằng cách những người chủ bao mua, thương nhân không lập xưởng thợ mà chỉ đặt hàng, quy định giá mua sản phẩm và có khi cung cấp cả nguyên liệu Những người sản xuất là các chủ xưởng nhỏ hoặc thợ thủ công làm việc tại nhà và phụ thuộc vào tầng lớp thương nhân hay chủ mua bao

Ngoài ra ở Pháp, thương nghiệp là ngành có những tiến bộ lớn nhất trong thế kỷ XVIII Các trung tâm buôn bán ra đời (Uông và Pari) đã mở rộng phạm vi hoạt động ra bên ngoài Hải cảng Mác-xây xuất cảng thành phẩm công nghiệp của Pháp sang Cận Đông và nhập những sản phẩm của Cận Đông Các cảng ở Đại Tây Dương nhất là Năng-tơ và Boóc-đô làm cho ngành buôn bán hàng hải phát triển mạnh mẽ và đưa lại những món lãi kếch xù Sự phát triển đặc biệt của ngành hàng hải đã làm cho các hải cảng trở thành những thành phố chính của nước Pháp thế kỷ XVIII Trong khi nông nghiệp -

Trang 14

nền tảng của nền kinh tế Pháp vẫn không có một sự thay đổi lớn lao nào, thậm chí còn ở trong tình trạng lạc hậu Quyền sở hữu ruộng đất thuộc về giai cấp phong kiến cùng với đặc quyền quý tộc đã làm cho những yếu tố kinh tế TBCN xâm nhập vào nông thôn Pháp một cách yếu ớt và để lại những dấu ấn hết sức mờ nhạt

Quá trình xâm nhập kinh tế TBCN vào các nước Đức, Italia và Nhật Bản diễn ra muộn hơn so với các nước Nê-đec-lan, Anh, Mỹ, Pháp Chính vì vậy, ở các nước này đã bị tác động bởi các cuộc cách mạng tư bản, đặc biệt là các cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh và Pháp

Trước tác động của cách mạng tư sản Pháp và đặc biệt là sau chiến tranh Na-pô-lê-ông (1815), nền kinh tế của nước Đức bị phân chia thành nhiều vùng: vùng kinh tế công thương nghiệp phát triển ở các vương quốc Tây Nam

và vùng Đông Bắc vẫn duy trì tình trạng kinh tế phong kiến Tại các vương quốc Tây – Nam đã hình thành nên những khu công nghiệp nặng như khu sông Ranh với sự xuất hiện của các công xưởng lớn tập trung hàng nghìn công nhân Các ngành luyện kim khai thác, chế tạo máy ra đời kéo theo những biến đổi lớn trong nền kinh tế của nước Đức

Các vương quốc Đông- Bắc Đức dần dần bị lôi cuốn vào guồng máy sản xuất kinh tế TBCN Trong khoảng thời gian từ năm 1807 cho đến năm

1821, giai cấp phong kiến quý tộc Đức đã ban hành 3 sắc lệnh về ruộng đất trong đó cho phép tầng lớp địa chủ quý tộc ở Đức có quyền sát nhập các vùng đất xung quanh vào lãnh địa của mình Các chúa đất có quyền sử dụng đất công cộng rừng rú, ao hồ, đầm lầy để kinh doanh theo kiểu TBCN

Trên văn bản nông nô được tuyên bố xóa bỏ sự lệ thuộc vào chúa đất và đối với nông nô có súc vật kéo được quyền làm chủ mảnh đất của mình Việc ban hành các sắc lệnh trên là nhằm tạo điều kiện cho việc áp dụng kỹ thuật mới vào trong lĩnh vực nông nghiệp hướng nông nghiệp phát triển theo con đường TBCN Tuy nhiên đồng thời với việc sử dụng máy móc trong nông nghiệp để kinh doanh theo phương thức sản xuất TBCN thì giai cấp phong kiến quý tộc vẫn bắt nông dân nộp tô thuế thậm chí còn bị đánh đập Hiện tượng một bộ phận trong giai cấp phong kiến quý tộc áp dụng kỹ thuật mới trong nông nghiệp nhưng lại duy trì đậm nét tàn dư của chế độ phong kiến được Lê nin gọi là “con đường kiểu Phổ” (tức là con đường phát triển nông nghiệp theo hướng TBCN nhưng duy trì các tàn dư của chế độ phong kiến)

Trang 15

Ở Italia, quá trình xâm nhập kinh tế TBCN chủ yếu diễn ra ở phía Bắc Miền Trung và miền Nam duy trì đậm nét nền kinh tế đại điền trang của giai cấp địa chủ phong kiến Ở miền Bắc Italia các ngành kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh nhất là ở Pi-ê-mông và Lông-bác-đia Trong lĩnh vực công nghiệp, thì công nghiệp dệt lụa khá phát triển Ở Milanô năm 1840 đã có

35 nhà máy dệt bông với gần 4000 công nhân Milanô trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của Bắc Italia Đến những năm 40 của thế kỷ XIX những nhà máy luyện kim và cơ khí lớn được xây dựng, đường sắt bắt đầu hoạt động nối liền một số thành phố lớn của Bắc Italia

Trong nông nghiệp, CNTB đã thâm nhập khá rộng rãi Yêu cầu càng lớn về nguyên liệu và lương thực cũng như sự phát triển của mậu dịch trong nước đã thúc đẩy một bộ phận quý tộc chủ yếu ở Pi-ê-mông và Lông-bác-đia chuyển sang kinh doanh theo phương thức sản xuất TBCN Việc áp dụng các

kỹ thuật mới trong nông nghiệp đã đem lại một lợi nhuận lớn cho tầng lớp quý tộc tư sản hóa Bắc Italia

Như vậy, đến những năm 30-40 của thế kỷ XIX, những yếu tố mới của nền kinh tế TBCN đã nảy sinh ở Italia và đã có những bước tiến bộ đáng kể

Ở Nhật Bản từ nửa sau thế kỷ XVIII, nền kinh tế hàng hóa đã phát triển mạnh mẽ và xâm nhập vào nông thôn Sự bóc lột của địa chủ phong kiến đã đem lại một số thay đổi trong nông nghiệp Diện tích trồng cây công nghiệp được mở rộng (dâu, bông, chè, thuốc lá) sản xuất tơ tằm vào đầu thế kỷ XVIII tăng gấp đôi so với sản xuất vào đầu thế kỷ XVII Còn diện tích trồng bông và các cây công nghiệp khác ở những vùng gần các thành phố lớn đến đầu nửa thế kỷ XIX đã vượt quá diện tích trồng lúa Do tác động của quan hệ hàng hóa – tiền tệ nên ở nông thôn Nhật Bản đã xuất hiện hiện tượng sử dụng lao động làm thuê Trên cơ sở đó, quan hệ sản xuất TBCN ra đời và phát triển

Trong lĩnh vực công thương nghiệp, do tác động của kinh tế hàng hóa, nền thủ công nghiệp cũng có những bước phát triển Các công trường thủ công tập trung và phân tán ra đời Sản phẩm thủ công nghiệp của Nhật Bản nổi tiếng với các mặt hàng tơ, vải, lụa Những trung tâm dệt phát triển mạnh mẽ, như khu dệt lụa ở Kiru, dệt vải ở Axicaga Cu-ru-mê Đến thế kỷ XIX ở Kiru

có 200 công trường dệt Có nhiều vùng nông thôn được chuyên môn hóa, sản xuất có sự phân công lao động trong từng khâu rõ rệt Tuy nhiên chủ công trường thủ công là thương nhân hay phú nông có xu hướng dồn tiền vốn cho công nghiệp Trong phương thức kinh doanh các công trường thủ công vẫn

Trang 16

còn nhiều yếu tố phong kiến Tuy vậy, sự xuất hiện và phát triển các công trường thủ công cùng với các mối quan hệ hàng hóa – tiền tệ trên mức độ nhất định đã làm rạn nứt nền tảng của chế độ phong kiến, dựa trên sự hình thành các phần tử TBCN và sự xuất hiện tầng lớp tư bản thương nghiệp

Sự phát triển của công thương nghiệp đã tạo điều kiện cho ra đời và phát triển các thành thị Nhật Vào khoảng cuối thể kỷ XIX, ở Nhật Bản có khoảng 200 thành phố lớn nhỏ -t.rong đó có những thành phố lớn như Lê-đô (1 triệu dân), Ki-ô-tô, Ô-xa-ca (500.000 người) là những trung tâm sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán

1.2 Sự hình thành các giai cấp mới và mâu thuẫn xã hội (tiền đề

Cùng với quá trình xâm nhập những yếu tố kinh tế TBCN vào các nước châu Âu, Bắc Mĩ và Nhật Bản, cơ cấu giai cấp phong kiến trong xã hội có sự thay đổi và phân hóa sâu sắc Ngoài bộ phận phong kiến duy trì hình thức bóc lột cũ thì ở một số nước như ở Nê-đec-lan, Anh, Đức, Italia và Nhật Bản có một bộ phận trong giai cấp quý tộc phong kiến đã thay đổi phương thức kinh doanh ruộng đất theo kiểu TBCN Tùy theo đặc điểm điều kiện lịch sử ở mỗi nước, mỗi lúc, mỗi nơi mà quá trình chuyển biến diển ra mạnh mẽ hay yếu ớt, nhanh chóng hay chậm chạp

Ở Nê-đec-lan, trừ vùng Tây – Nam và vùng Đông – Bắc là những nơi

có nền kinh tế lạc hậu, còn lại các nơi khác trong toàn quốc bộ phận phong kiến quý tộc đã thực hiện chính sách cho thuê hoặc đầu tư vốn để phát triển chăn nuôi gia súc nhằm cung cấp cho thị trường nên đã trở thành tầng lớp quý tộc mới hay quý tộc tư sản hóa

Ở Anh, quá trình này diễn ra một cách ồ ạt Ngoài bọn quý tộc lớp trên, quý tộc miền Tây và miền Bắc sống chủ yếu bằng cách thu địa tô phong kiến thì một phần quý tộc chủ yếu là trung và tiểu quý tộc chuyển sang kinh doanh theo phương thức sản xuất TBCN Ruộng đất của bọn này không chỉ thu theo

Trang 17

là kẻ hung hăng nhất trong các vụ rào đất đuổi nông dân và biến đồng lúa thành đồng cỏ, đó là khẩu hiệu chiến đấu của tầng lớp quý tộc mới Để tăng thêm lợi nhuận, quý tộc còn tham gia cả vào những công việc kinh doanh khác như buôn bán len dạ, hoặc pho mát, nấu rượu hoặc luyện kim… Ngược lại, những thương nhân giàu có hay những nhà tài chính, công nghiệp cũng có thể bước vào hàng ngũ quý tộc mới bằng con đường mua ruộng đất để kinh doanh Đúng như Mác nhận định: “Lớp quý tộc mới con đẻ của thời đại của

nó, coi tiền bạc là quyền lực lớn nhất trong tất cả các quyền lực khác” Thế lực kinh tế của quý tộc mới ở Anh rất lớn Năm 1600, tổng thu nhập của tầng lớp này nhiều hơn tổng thu nhập của quý tộc và giáo chủ cộng lại

Trong khoảng từ 1561 – 1640, khi ruộng đất của nhà vua giảm xuống 75% thì trái lại, ruộng đất thuộc quyền chiếm hữu của quý tộc mới tăng 20%

Như vậy, ưu thế về kinh tế của quý tộc mới là hậu quả trực tiếp của chiều hướng sản xuất TBCN trong nông thôn nước Anh

Ở Đức do ảnh hưởng của sự du nhập kỹ thuật vào nông thôn, một bộ phận ruộng đất được chuyển sang kinh doanh TBCN Trong những ấp trại này, người ta sử dụng các loại máy nông nghiệp, phân bón hóa học và tuyển nhân công làm thuê Trong khi đó một hình thức bóc lột phong kiến vẫn không bị xóa bỏ

Ở Đức, nhiều địa chủ ở vùng Đông – Bắc thuộc vương triều Phổ đã có cối xay gió chạy bằng hơi nước, nhà máy rượu… Một vài địa chủ còn làm chủ

lò luyện kim, lò đúc gang Trong khi đó có một số địa chủ khác lại mở đồn điền trồng cây công nghiệp, chăn nuôi hoặc sản xuất lương thực cung cấp cho thị trường và xây dựng những xí nghiệp chết biến thực phẩm Với phương thức đó, kinh tế quý tộc dần dần thích ứng với chủ nghĩa tư bản Và tầng lớp quý tộc kinh doanh theo hướng trên được coi là tầng lớp quý tộc tư sản hóa hay quý tộc Joong-ke

Ở Italia, do nhu cầu ngày càng lớn về nguyên liệu và lương thực cũng như sự phát triển của mậu dịch trong nước đã thúc đẩy một phần khá đông quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo lối TBCN Giống như ở nước Anh trước kia, giai cấp phong kiến quý tộc ở Italia đuổi nông dân ra khỏi đất đai và sử dụng nhân công làm thuê Nhờ áp dụng kỹ thuật mới, tầng lớp quý tộc Bắc Italia đã thu được mối lợi lớn ở các đồn điền trồng lúa Giai cấp quý tộc Italia trước hết là ở Plê-mông và Lông-bác-đia – Vê-nê-xia dần dần tư sản hóa và

Trang 18

kinh tế ngày càng gắn chặt với phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất TBCN

Riêng ở Nhật Bản, quá trình tư sản hóa diễn ra đối với tầng lớp võ sĩ lớp dưới Đây là tầng lớp quý tộc chuyên sống bằng nghề cung kiếm phục vụ cho các chúa phong kiến lớp trên Số Xamurai (võ sĩ) có tới 40 vạn người, kể cả giai đình của họ là 1 triệu 80 vạn Họ sống nhờ vào lương bổng do các chúa phong kiến ban cấp Nhưng trong suốt 200 năm không có chiến tranh nên các quý tộc Xamurai thường xuyên thất nghiệp trở thành gánh nặng cho các chúa phong kiến Do khủng hoảng về tài chính nên mức lương của họ không đủ thỏa mãn nhu cầu của họ và gia đình Nhiều võ sĩ đã từ bỏ địa vị cao sang của mình đi làm con nuôi cho các phú thương hoặc đi làm nghề mà trước kia họ khinh miệt như buôn bán, thủ công… Tước hiệu võ sĩ được định giá, nhiều phú thương có thể dùng tiền mua được Do vậy nhiều phú thương đã có được địa vị của đẳng cấp võ sĩ

Đến thế kỷ XIX tầng lớp Xamurai lớp dưới ở Nhật Bản đã trở thành một thế lực lớn mạnh Họ là những người quản lý nông dân ở nông thôn hoặc kinh doanh thương nghiệp ở thành thị Đây là tầng lớp có nhiều mối liên hệ với tầng lớp địa chủ và thương nhân mới ở Nhật Cho nên trong cách mạng tư sản Nhật, tầng lớp này đóng vai trò lãnh đạo cách mạng

Bên cạnh sự xuất hiện một bộ phận quý tộc tư sản hóa ở Nê-đec-lan, Anh, Đức, Italia và Nhật Bản thì ở hầu hết ở các nước châu Âu, Bắc Mĩ và Nhật Bản đã hình thành một giai cấp mới – giai cấp tư sản

Vào thế kỷ XVI ở Nê-đec-lan, giai cấp tư sản chủ yếu là tư sản thương nghiệp và cho vay lãi đang trên đường hình thành nên còn mang nhiều tính chất của tầng lớp thị dân thời trung cổ Vì thế giai cấp tư sản Nê-đec-lan còn yếu ớt về kinh tế và chính trị

Ở Anh, giai cấp tư sản bao gồm các chủ CTTC, thương nhân đại diện cho phương thức sản xuất mới nhưng bao gồm nhiều tầng lớp có quyền lợi khác nhau

Tầng lớp trên bao gồm hàng trăm nhà đại công thương nghiệp nắm những công ty độc quyền lớn được tự do kinh doanh Bọn này trở thành chủ

nợ của nhà vua và quý tộc phong kiến có nhiều đặc quyền đặc lợi Tầng lớp này gắn chặt quyền lợi với giai cấp phong kiến quý tộc nên chủ trương duy trì nhà vua và chế độ phong kiến Nguyện vọng của họ chỉ đòi hỏi ở một vài cải

Trang 19

Tầng lớp đông đảo trong giai cấp tư sản Anh là thương nhân loại trung

và những người thợ cả lớp trên giàu có Những thợ cả này mâu thuẫn với chế

độ phong kiến, nhưng mặt khác lại coi nhà vua là chỗ dựa để duy trì chế độ phường hội bóc lột sức lao động của thợ bạn và thợ học việc Cho nên tính chất của tầng lớp này hay dao dộng không kiên quyết Bộ phận còn lại là những thương nhân chủ các CTTC có quyền lội mâu thuẫn với nhà vua nên trở thành tầng lớp tư sản tích cực trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến

Ở Bắc Mĩ sự hình thành giai cấp tư sản công thương nghiệp miền Bắc

và giai cấp tư sản đồn điền miền Nam là kết quả của cả quá trình lịch sử hình thành dân tộc Bắc Mĩ

Dân di cư các nước (chủ yếu là Anh) khi đặt chân đến Bắc Mĩ để lập đất nước thực dân đã mang theo những quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện ở Hà Lan và Anh Từ thế kỷ XVI, những quan hệ này chiếm địa vị thống trị trong nền kinh tế của Bắc Mĩ trộn lẫn với những hình thức bóc lột tiền TBCN (những yếu tố của tính phức tạp của cơ cấu kinh tế giải thích sự đa dạng của thành phần các giai cấp xã hội ở Bắc Mĩ) Bên cạnh chủ công trường thủ công

và chủ xưởng, thương nhân miền Bắc và miền Trung là đại địa chủ miền Trung, là tầng lớp chủ nô khai khẩn những đồn điền rộng lớn ở miền Nam bằng công nhân nô lệ

Quá trình hình thành dân tộc Bắc Mĩ là quá trình lớn lên không ngừng của giai cấp tư sản công thương nghiệp ở miền Bắc và giai cấp tư sản đồn điền

ở miền Nam sẽ trở thành lực lượng lãnh đạo cuộc chiến tranh giành độc lập

Ở Pháp, giai cấp tư sản ra đời trên cơ sở của sự phát triển công thương nghiệp Đến cuối thế kỷ XVIII, giai cấp tư sản Pháp trở thành một giai cấp giàu có và có tiềm lực kinh tế Giai cấp tư sản Pháp nắm trong tay một số vốn kếch xù, những xí nghiệp công thương nghiệp, các ngành nội – ngoại thương

và cũng kinh doanh một số ruộng đất nhất định Thời đó ở Boóc-đô có nhà tư sản Bô-na-phê đã có 30 chiếc tàu thủy và một số vốn chừng 16 triệu Livre

Giai cấp tư sản Pháp bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau Đại tư sản tài chính nắm giữ trong tay nhiều của cải Quyền lợi của tầng lớp này rất gần gũi với chế độ phong kiến Cho nên họ chỉ đòi cải tổ chính trị, kinh tế cho phù hợp với quyền lợi của họ Trong khi đó đại tư sản công thương nghiệp có thế lực kinh tế nhưng bị chính quyền phong kiến cản trở công việc kinh doanh nên có yêu cầu cách mạng rõ rệt hơn

Trang 20

Tuy chia thành nhiều tầng lớp có quyền lợi khác nhau nhưng giai cấp tư sản Pháp lại thống nhất trong việc chống đặc quyền phong kiến nên giai cấp tư sản Pháp sẽ là giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản

Riêng ở Đức và Italia do CNTB ra đời chậm hơn so với các nước Tây

Âu cùng với tình trạng đất nước bị chia cắt, chế độ phong kiến phục hồi nên gây ra một phong trào dân tộc – dân chủ khá mạnh mẽ ở hai nước Cho nên trong cuộc đấu tranh chống phong kiến giai cấp tư sản Đức và Italia đã không

có dũng khí đấu tranh quyết liệt chống chế độ phong kiến như giai cấp tư sản

ở Pháp và Anh đã làm trong thời kỳ cách mạng của họ Giai cấp tư sản ở Đức

và Italia đã không đủ sức một mình đứng đầu phong trào cách mạng nên phải bắt tay với giai cấp quý tộc tư sản hóa Trong khi đó giai cấp vô sản mới ra đời còn non trẻ chưa trưởng thành đế có thể thực hiện nhiệm vụ ấy

Còn riêng Nhật Bản giai cấp tư sản cũng được hình thành trên cơ sở của

sự phát triển kinh tế công thương nghiệp Tuy nhiên giai cấp tư sản Nhật còn nhỏ bé nên chưa đủ lấy nắm quyền lãnh đạo cách mạng tư sản Lãnh đạo cách mạng là những võ sĩ có xu hướng tư sản hóa còn nhiều liên hệ với giai cấp phong kiến

Trên cơ sở của sự nảy sinh những yếu tố kinh tế TBCN và sự ra đời của giai cấp tư bản và tầng lớp quý tộc tư sản hóa ở châu Âu, Bắc Mĩ, và Nhật Bản yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các nước này là phải xóa bỏ những cản trở trên con đường phát triển TBCN xác lập địa vị thống trị của giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tư sản hóa

1.2.2 Những cuộc đấu tranh giai cấp đầu tiên

Vào thế kỷ XI trở đi, thành thị ở Tây Âu xuất hiện ngày càng nhiều Thành thị xuất hiện là dấu hiệu của văn minh, là sự đối lập với chế độ phong kiến Thành thị ngày càng phát triển, tầng lớp thị dân ngày càng lớn mạnh cùng với những hoạt động công thương nghiệp, điều đó đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Tây Âu Nó góp phần phá vỡ nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp của lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển Sự xâm nhập của kinh tế hàng hóa, tiền tệ vào nông thôn đã làm thay đổi hình thức bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân: địa

tô hiện vật, rồi địa tô tiền thay thế cho địa tô lao dịch Vào thế kỷ XV-XVI,

do nhu cầu phát triển kinh tế, Tây Âu đã tiến hành hàng loạt cuộc phát kiến địa lý Đáng chú ý nhất là cuộc phát kiến địa lý của Vascô Đơ Gama (1498),

Trang 21

Các cuộc phát kiến địa lý được coi như một “cuộc cách mạng thực sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức Nhưng điều quan trọng hơn cả là

nó đã đem về châu Âu, cho giai cấp tư sản nguồn hương liệu, gia vị, đá quý dồi dào, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ làm nguồn vốn đầu tiên cho quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy; những vùng đất mênh mông mà

họ đã biến thành thuộc địa – bước khởi đầu của chủ nghĩa thực dân

Các cuộc PKĐL đã thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, làm cho đời sống thành thị ở khu vực này trở nên phồn vinh Việc buôn bán không chỉ dừng lại trong nội bộ khu vực châu Âu mà nó diễn ra giữa châu

Âu với các lục địa khác nữa, tạo ra cho các thương nhân và tư sản sự giàu có

vô cùng

Các cuộc PKĐL và đi liền với nó là sự cướp bóc thuộc địa và các vụ cướp biển đã đem về cho châu Âu một khối lượng lớn vàng bạc và hàng hóa Chỉ trong khoảng nửa thế kỷ, Bồ Đào Nha đã lấy đi của châu Phi 276.00 kg vàng Hàng hóa vàng bạc đổ dồn về châu Âu Đó là những nguồn vốn đầu tiên của quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy

Tích lũy tư bản nguyên thủy không chỉ cần có vốn mà phải có lao động làm thuê Để có nguồn nhân công rẻ mạt, bọn quý tộc mới và giai cấp

tư sản đã dùng bạo lực cướp đoạt ruộng đất của nông dân, biến họ thành những người lang thang Ở Anh đã diễn ra phong trào “rào đất cướp ruộng”, nông dân bị đuổi đi còn ruộng đất của họ chủ yếu bị biến thành đồng cỏ chăn nuôi cừu, một phần nào đó được trồng trọt theo hướng sản xuất TBCN (đây cũng là một nguồn để tăng tích lũy ban đầu cho nhà tư bản) Những người nông dân bị đuổi ra khỏi ruộng đất của mình đi lang thang ra các thành thị và các khu công nghiệp, cuối cùng phải vào làm thuê trong các xí nghiệp của nhà tư bản Nguồn nhân công rẻ mạt cung cấp cho các đồn điền, hâm mỏ - nhất là ở Nam Mỹ - phần lớn còn từ nô lệ da đen được buôn từ châu Phi sang Có thể nói, PKĐL đã mở ra cho thương nhân và tư sản châu

Âu một nghề buôn mới: buôn “gỗ mun”, nghề này đã cung cấp nguồn nhân công rẻ mạt cho nhà tư bản

Nhờ có quá trình tích lũy nguyên thủy nói trên, ở châu Âu và một số thuộc địa đã xuất hiện hình thức kinh doanh TBCN

Trong ngành công nghiệp, CNTB xây dựng nhiều CTTC thay thế cho phường hội trước kia Đó thực chất là những xưởng sản xuất, mặc dù vẫn

Trang 22

còn thủ công, nhưng đã theo dây chuyền Do đó, năng suất lao động tăng, sản phẩm làm ra nhiều hơn, nhanh hơn, giá lại hạ hơn

Trong ngành thương nghiệp cũng xuất hiện các công ty thương mại lớn thay cho các thương hội thời trung đại (các công ty Đông Ấn của Hà Lan, của Anh hay của Pháp)

Ở nông thôn, sản xuất nhỏ của nông dân dần dần bị loại bỏ và được thay thế bằng hình thức đồn điền hay trang trại, sản xuất theo quy mô lớn để cung cấp cho thị trường

Trong các xí nghiệp, đồn điền hay hầm mỏ, quan hệ giữa công nhân với người quản lý là quan hệ thợ và chủ Chủ xưởng kiếm được lợi nhuận, còn thợ thì bị bóc lột, phải bán sức lao động theo chế độ làm công ăn lương

Thế là trong xã hội Tây Âu đã có sự biến đổi, các giai cấp mới được hình thành Chủ xưởng và thương nhân giàu có làm thành giai cấp tư sản, những người làm thuê tạo thành giai cấp vô sản Quan hệ sản xuất TBCN được hình thành

Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành, có thế lực về kinh tế, song lại chưa có địa vị xã hội tương xứng Thực chất giai cấp tư sản lúc này vẫn là giai cấp bị trị Giai cấp phong kiến vẫn nắm chính quyền và tìm mọi cách kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản Vì thế, giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp quý tộc phong kiến để giành quyền thống trị xã hội về tay mình Cuộc đấu tranh đó thể hiện trước hết qua các phong trào văn hóa Phục hưng, phong trào cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân Đức

Muốn chống lại giai cấp phong kiến, trước hết giai cấp tư sản phải chống lại hệ tư tưởng và văn hóa phong kiến, xây dựng một nền văn hóa mới của riêng mình Giai cấp tư sản Tây Âu đã tìm thấy trong nền văn hóa của Hy Lạp và Rôma cổ đại những nét gần gũi với nền văn hóa phong kiến

Vì thế họ đã khôi phục lại nền văn hóa Hy Lạp và Rôma cổ đại để vừa dùng

nó làm phương tiện đấu tranh chống văn hóa phong kiến, vừa góp phần xây dựng nền văn hóa mới dựa trên nhân bản và tự do

Nền tảng tư tưởng của văn hóa Phục hưng là chủ nghĩa nhân văn, nhưng việc đề cao con người ở đây không phải là con người chung chung

mà là con người tư sản, chống lại mọi hủ bại của nhà thờ Thiên chúa giáo và bọn quý tộc phong kiến Giai cấp tư sản đòi quyền tự do cho con người, đòi

Trang 23

thoát khỏi mọi ràng buộc, giáo điều và quy tắc phong kiến Con người được

tự do sáng tạo

Phong trào văn hóa Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản đang lên với giai cấp phong kiến đang suy tàn Đây là đòn đầu tiên mà giai cấp tư sản đánh vào chế độ phong kiến trong lĩnh vực

tư tưởng

Phong trào cải cách tôn giáo là đòn thứ hai mà giai cấp tư sản đánh trực diện vào hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến Cơ đốc giáo là hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, chiếm địa vị thống trị và chi phối toàn bộ đời sống chính trị Tây Âu trong nhiều thế kỷ Giáo hội Cơ đốc giáo không những là lực lượng bảo thủ, phản động mà còn duy trì chính sách ngu dân và trực tiếp bóc lột các tầng lớp nhân dân Giai cấp tư sản đang lên coi giáo hội

là sự cản trở bước tiến của họ Vì thế cuộc đầu tiên chống phong kiến của giai cấp tư sản đã diễn ra gay gắt trong lĩnh vực tôn giáo và làm bùng lên ngọn lửa của phong trào cải cách tôn giáo Người khởi xướng phong trào là mục sư Lu-thơ (Đức), tư tưởng của Lu-thơ được truyền bá rộng rãi Tiếp đó phong trào cải cách tôn giáo diễn ra rầm rộ tại Thụy Sỹ và các nước châu

Âu khác Ở Thụy Sỹ, Can-vanh đã phát triển thêm những tư tưởng của thơ Nội dung của phong trào không nhằm thủ tiêu tôn giáo, mà chỉ đòi thủ tiêu vai trò của giáo hội, giáo hoàng, bãi bỏ những thủ tục lễ nghi phiền hà, xây dựng tôn giáo “rẻ tiền” trong đó không có đẳng cấp tăng lữ mà chỉ có những mục sư làm công việc truyền giáo Ăngghen gọi loại tôn giáo mới này là “một cái áo may rất vừa khổ người của giai cấp tư sản”

Lu-Phong trào cải cách tôn giáo không những làm cho đạo Cơ đốc giáo

bị phân hóa thành hai giáo phái: Tân giáo (đạo Tin lành) và Cựu giáo (đạo Ki-tô) mà còn châm ngòi cho một cuộc nổi dậy của nông dân, tạo thành một cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại ở Đức Cuộc chiến tranh này được giai cấp

tư sản hướng đạo (người lãnh đạo là Tô-mat Muyn-xơ, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn)

Nếu như phong trào văn hóa Phục hưng và phong trào cải cách tôn giáo là hai đòn liên tiếp đánh vào chế độ phong kiến trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa để dọn đường cho cuộc cách mạng sắp tới, thì cuộc chiến tranh nông dân Đức là đòn vũ trang đầu tiên của giai cấp tư sản đánh vào chế độ phong kiến, mở màn cho cuộc đấu tranh quyết liệt của giai cấp này chống phong kiến – các cuộc cách mạng tư sản

Trang 24

1.3 Sự xuất hiện các trào lưu tư tưởng mới (tiền đề tư tưởng)

+ Hà Lan: Do sự nô dịch về chính trị, sự đàn áp về tôn giáo và sự kìm hãm về kinh tế đã làm tăng sự bất mãn của các tầng lớp trong xã hội Nê-đéc-lan với thực dân Tây Ban Nha Các giai cấp và tầng lớp mới ở Nê-đec-lan đều mong muốn có mọt sự thay đổi về chính trị, do vậy về mặt ý thức hệ, họ đã tiếp thu những hình thức tôn giáo mới Tầng lớp quý tộc mới thì chọn loại tôn giáo ôn hoà nhất là đạo Lu-thơ, giai cấp tư sản và phú nông thì theo Tân giáo Can-vanh, còn những người bình dân thành thị và nông dân thì hoặc là theo đạo Can vanh hoặc là theo phái Rửa tội lại

+ Anh: Đến thế kỷ XVII, sự tồn tại của nhà nước phong kiến Anh là một cản trở rất lớn đối với nhu cầu phát triển kinh tế TBCN của giai cấp tư sản

và tầng lớp quý tộc mới Vua Anh lúc bấy giờ là Sác-lơ I (1600-1649) thuộc dòng họ Xchiua, bất chấp mọi khát vọng của giai cấp tư sản muốn tự do kinh doanh, đã thi hành chế độ phong kiến kiểm soát quyền chiếm hữu đất đai của tầng lớp này và bảo vệ chặt chẽ quyền lợi của giai cấp quý tộc và giáo hội Do vậy, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới với chế độ chuyên chế phong kiến Anh là mâu thuẫn chủ yếu dẫn dến sự bùng nổ của cuộc Cách mạng tư sản Anh

Để chống lại giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản Anh đã sử dụng ngọn

cờ tư tưởng của mình Thế nhưng, ở Anh hệ tư tưởng tư sản lại được nguỵ trang dưới áo khoác tôn giáo là Thanh giáo Sỡ dĩ như vậy là vì vào thế kỷ XVII, ở nước Anh, Anh giáo chiếm địa vị thống trị độc tôn trong toàn quốc và nhà vua được trao quyền hành tuyệt đối cả trên lĩnh vực vương quyền lẫn thần quyền Giáo hội Anh lúc bấy giờ trở thành công cụ đắc lực cho sự tồn tại của nhà nước phong kiến và trụ cột của chế độ chuyên chế Giáo hội Anh lúc bấy giờ trở thành công cụ đắc lực cho sự tồn tại của nhà nước phong kiến và trụ cột của chế độ chuyên chế Giai cấp phong kiến Anh đã sử dụng Anh giáo làm công cụ thống trị về mặt tinh thần và nhân dân Anh lại được nuôi dưỡng, bao bọc trong bức màn tình cảm tôn giáo huyền bí Trong tình hình đó, giai cấp tư sản không thể công khai kêu gọi quần chúng nhân dân lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến nên đã đưa ra một tôn giáo mới, đó là Thanh giáo (Punritanism) – tức là giáo lý trong sạch Do vậy, thực chất của cuộc đấu tranh tôn giáo ở Anh là một cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến

Trang 25

+ Pháp: Khác với Anh, giai cấp tư sản Pháp ra đời vào thời điểm mà khoa học kỹ thuật đã có những bước phát triển nhất định, trình độ nhận thức của nhân dân Pháp được nâng cao, cho nên giai cấp tư sản Pháp không cần phải nguỵ trang bằng áo khoác tôn giáo mà công khai thực hiện tấn công vào chế độ phong kiến qua ngọn cờ tư tưởng của trào lưu triết học Ánh sáng

Đại diện cho trào lưu triết học Ánh sáng là các nhà tư tưởng nổi tiếng của Pháp như Vôn-te, Mông-te-xki-ơ, Rút-xô, Mê-li-ê Trong số các nhà tư tưởng nói trên thì quan điểm của Mông-te-xki-ơ, Jăng Jắc Rút-xô có ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển của cuộc Cách mạng tư sản Pháp

Mông-te-xki-ơ (1689-1755) xuất thân từ quý tộc áo dài Tư tưởng của ông được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” Theo Mông-te-xki-ơ thì trong ba loại hình nhà nước: độc tài, quân chủ lập hiến và cộng hoà thì chế độ cộng hoà là tốt đẹp nhất, nhưng trong thực tế không thực hiện được

Do vậy, ông chủ trương chính thể nhà nước ở Pháp là nhà nước quân chủ lập hiến kiểu Anh Tuy nhiên, để hạn chế quyền hành của nhà vua, Mông-te-xki-ơ phân chia ba thứ quyền lực khác nhau: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp không phụ thuộc vào nhau nhưng kiểm soát lẫn nhau Nhà vua giữ quyền hành pháp, nghị viện nắm quyền lập pháp và các quan toà nắm quyền tư pháp độc lập với vua và nghị viện

Jăng Jắc Rút-xô là đại biểu lỗi lạc cách mạng nhất của hệ tư tưởng dân chủ tiên tiến thế kỷ XVIIII Xuất thân trong một gia đình thợ sữa chữa đồng

hồ ở Giơ-ne-vơ (Thuỵ Sĩ), Rút-xô đã chịu cực khổ từ tấm bé Do đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hạng người, Ru xô đã hiểu rõ được sự đối lập trong xã hội giữa người giàu và người nghèo, cũng như sự bất bình đẳng trong xã hội là do

sự tồn tại của chế độ tư hữu Trong luận văn "Bàn về những cơ sở nguồn gốc của sự bất bình đẳng giữa loài người" (1735) và trong "Khế ước xã hội" (1762) J.J Ru xô chủ trương xoá bỏ chế độ đại sở hữu phong kiến thiết lập chế

độ sở hữu tiểu nông thích ứng với nền cộng hoà tư sản

Những tư tưởng của trào lưu triết học ánh sáng nói chung và của te-xki-ơ và Jăng Iắc Rút-xô nói riêng đã có tác dụng rất to lớn cho sự bùng nổ cuộc Cách mạng tư sản Pháp cũng như để lại những dấu ấn sâu đậm trong quá trình phát triển của cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII

Mông-Câu hỏi hướng dẫn học tập

1 Trình bày quá trình xâm nhập kinh tế TBCN ở Nê-đec-lan và Bắc Mĩ

2 Sự xuất hiện yếu tố kinh tế TBCN ở Anh, Pháp?

Trang 26

3 Sự xuất hiện yếu tố kinh tế TBCN ở Đức, Italia và Nhật Bản?

4 Quá trình hình thành tầng lớp quý tộc mới ở Nê-đec-lan, Anh , Đức, Italia và Nhật Bản?

5 Quá trình hình thành giai cấp tư sản ở Châu Âu, Bắc Mĩ và Nhật Bản?

6 Trình bày những yêu cầu đặt ra đối với các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu, Bắc Mĩ và Nhật Bản

7 Điểm giống và khác nhau trong quá trình xâm nhập kinh tế TBCN

ở Nê-đec-lan, Anh và và Bắc Mĩ?

8 So sánh loại hình cách mạng tư sản kiểu cũ với loại hình cách mạng tư sản kiểu mới

Trang 27

CHƯƠNG 2 SẮC THÁI CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN THỜI CẬN ĐẠI

2.1 Sắc thái CMTS Hà Lan và Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ

2.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ và xu thế phát triển của cách mạng

+ Nê-đec-lan: Trước khi cách mạng bùng nổ, Nê-đec-lan lệ thuộc một cách chặt chẽ vào Tây Ban Nha Mọi quyền hành đều tập trung trong tay viên toàn quyền Tây Ban Nha là Mác-gơ-rít và kẻ phụ chính là Hồng y giáo chủ Glavenia Tại đây chúng thực thi chính sách thống trị hà khắc dưới chiêu bài chuẩn bị tấn công nước Pháp Vua Tây Ban Nha là Phi-líp II đã điều quân đội sang chiếm đóng Nê-đec-lan

- Trên lĩnh vực tôn giáo, chính quyền Tây Ban Nha thi hành chính sách đàn áp khốc liệt vào các loại tôn giáo – đặc biệt là Tân giáo Năm 1552 chính quyền Tây Ban Nha thành lập Tòa án tôn giáo ở Nê-đec-lan để xét xử các tín

đồ Tân giáo Về sau Phi-líp II tăng thêm 14 chức giám mục nên việc tàn sát tín

đồ Tân giáo diễn ra trên quy mô lớn Chỉ trong vòng 30 năm (1521 – 1550) có tới 50000 tín đồ Tân giáo bị giết, chôn sống, cầm tù và bị trục xuất ra nước ngoài

- Trên lĩnh vực kinh tế, Tây Ban Nha thi hành chính sách thuế khóa hết sức nặng nề Năm 1560 Phi-líp II tăng thuế xuất khẩu lông cừu của Tây Ban Nha làm cho số lượng lông cừu nhập khẩu vào Nê-đec-lan hàng năm giảm 40% Ngoài ra vua Tây Ban Nha còn không cho Nê-đec-lan quan hệ buôn bán với các thuộc địa của Tây Ban Nha ở châu Mỹ và cản trở sự buôn bán giữa Nê-đec-lan và Anh

- Sự nô dịch về chính trị, sự đàn áp về tôn giáo và sự kìm hãm về kinh

tế đã làm cho tất cả tầng lớp xã hội Nê-đec-lan đều bất mãn với chế độ cai trị của Tây Ban Nha Ngoài ra, trong xã hội Nê-đec-lan còn tồn tại mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất TBCN với chế độ phong kiến Do vậy cuộc cách mạng

tư sản Nê-đec-lan bùng nổ là nhằm giải quyết hai mâu thuẫn trên, trong đó mâu thuẫn thứ nhất là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy cuộc đấu tranh sớm bùng nổ còn mâu thuẫn thứ hai là yếu tố quyết định tính chất của cuộc đấu tranh cách mạng ấy

+ Bắc Mĩ là thuộc địa của Anh nên mọi hoạt động kinh tế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ đều chịu sự khống chế và kiểm soát gắt gao của chủ nghĩa thực dân Anh Tại đây, thực dân Anh đã ban hành một loạt đạo luật xúc phạm đến quyền lợi dân tộc của nhân dân Bắc Mĩ cũng như của giai cấp tư sản công

Trang 28

thương nghiệp và giai cấp tư sản đồn điền Đó là các đạo luật nghiêm cấm Bắc

Mĩ sản xuất các loại hàng công nghiệp cùng với quy định bắt buộc không cho phép nhân dân Bắc Mĩ buôn bán trực tiếp với các nước ngoài và thuộc địa khác của Anh Ngoài ra thực dân Anh còn ràng buộc Bắc Mĩ phụ thuộc vào Anh bằng các điều khoản chỉ quan hệ trực tiếp với Anh trong xuất khẩu các loại hàng chủ yếu như sắt, đồng, thuốc lá… và chỉ mua hàng công nghiệp của Anh

Chính sách về đất đai của Anh tại Bắc Mĩ cũng gây ra một sự phản khảng mạnh mẽ của nhân dân Bắc Mĩ Năm 1763 vua Anh tuyên bố đất đai về phía Tây dãy núi A-lê-ga-vứt thuộc quyền sở hữu của vua Anh, di dân không được phép chiếm đất để khai khẩn Lệnh cấm này đụng chạm trực tiếp đến quyền lợi dân tự do và nông dân là những người cần đất đai để khai khẩn

Năm 1765 luật thuế tem được ban bố Mọi giấy tờ phải đưa đến cơ quan trước bạ để chịu thuế Thuế tem đụng chạm đến mọi hoạt động kinh doanh và ngay đối với các loại văn hóa phẩm Việc ban bố thuế tem là một sự vi phạm luật lệ của các thuộc địa đã gây nên mối công phẫn với toàn thể dân tộc Bắc

Như vậy, trên thực tế thực dân Anh đã biến Bắc Mĩ thành thuộc địa cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc Mọi sự hoạt động kinh tế công thương nghiệp của giai cấp tư sản công thương nghiệp và tư sản đồn điền đều bị thực dân Anh chèn ép và khống chế Mọi quyền lợi của toàn thể nhân dân Bắc Mĩ bị chà đạp và xúc phạm một cách nghiêm trọng Để tạo điều kiện cho Bắc Mĩ phát triển theo con đường TBCN cũng như bảo đảm cho quyền lợi của dân tộc Bắc Mĩ vấn đề đặt ra cho giai cấp tư sản Bắc Mĩ là xóa

bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Anh Cho nên cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ cuối thế kỷ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức giải phóng dân tộc hay cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà nội dung của nó là cách mạng tư sản

Nê-đec-lan và Bắc Mĩ là hai nước mà sự thống trị của chủ nghĩa thực dân đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển nền kinh tế TBCN cũng như làm tổn thương đến quyền lợi dân tộc Do vậy cuộc cách mạng tư sản ở các nước này bùng nổ chủ yếu là giải quyết mâu thuẫn dân tộc giữa Nê-đec-lan với Tây Ban Nha và Bắc Mĩ với thực dân Anh Đồng thời cuộc CMTS Nê-đec-lan còn giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản

Trang 29

phản ánh quyền lợi của dân tộc Bắc Mĩ còn phản ánh quyền lợi vật chất của

giai câp tư sản công thương nghiệp và giai cấp tư sản đồn điền

2.1.2 Giai cấp lãnh đạo

+ Ở Nê-đec-lan phong trào được khởi đầu bằng các cuộc đấu tranh của

quần chúng nhân dân bao gồm nông dân, bình dân, thành thị và tư sản chống lại ách thống trị của chính quyền Tây Ban Nha Trong cuộc cách mạng này, liên minh Canvanh giáo của giai cấp tư sản đóng vai trò quan trọng Trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng, do cuộc CMTS Nê-đec-lan đồng thời giải quyết cả hai nhiệm vụ chống thực dân và phong kiến nên diễn tiến của cuộc CMTS Nê-đec-lan khá phức tạp Vì mâu thuẫn với chính quyền thực dân Tây Ban Nha trong thời kỳ đầu, cuộc CMTS Nê-đec-lan lôi cuốn được một bộ phận tầng lớp quý tộc trong giai cấp phong kiến đứng về phía nhân dân chống lại chính quyền Tây Ban Nha Năm 1562, liên minh quý tộc bao gồm bá tước Ét–mông, hoàng thân Vinhem O-răng và đô đốc Hoóc-nơ được thành lập Hoạt động của liên minh quý tộc được giới hạn trong phạm vi hợp pháp của chính quyền Tây Ban Nha nên đã không đem lại kết quả hữu hiệu Những yêu sách mà liên minh quý tộc đệ trình bằng phương pháp ôn hòa như đòi hủy sắc lệnh trấn áp dị giáo, tôn trọng quyền lợi của Nê-đec-lan được chấp nhận nhưng đã không giải quyết được vấn đề cơ bản mà cách mạng đòi hỏi Quân đội Tây Ban Nha vẫn chiếm đóng ở Nê-đéc-lan và sự thống trị nô dịch của Tây Ban Nha đối với Nê-đec-lan vẫn tồn tại

Nhận thấy sự đấu tranh hợp pháp của một số quý tộc không đem lại kết quả, ngày 11/8/1566 nhân dân miền Nam đã nổi dậy khởi nghĩa tấn công vào giáo hội Thiên Chúa giáo của chính quyền Tây Ban Nha Phong trào lan rộng

ra miền Bắc đã thu hút 12 trong số 17 tỉnh của Nê-đec-lan vào cuộc đấu tranh chống sự thống trị của chính quyền Tây Ban Nha Sức mạnh của phong trào cách mạng quần chúng nhân dân đã dẫn đến tình trạng: trong khi chính quyền Tây Ban Nha nhượng bộ tuyên bố xóa sổ tòa án tôn giáo và mở rộng quyền hành cho các tín đồ Canvanh thì bộ phận quý tộc và tư sản miền Nam lại thỏa hiệp với chính quyền Tây Ban Nha Đối với giai cấp phong kiến quý tộc do lo

sợ trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng nên chúng đã từ bỏ quyền lợi dân tộc để bảo vệ quyền lợi giai cấp bằng cách phối hợp với quần chúng chính phủ đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Còn đại diện cửa giai cấp tư sản trong liên minh Cavanh giáo lại thỏa mãn với quyền lợi trên nên đứng ra dàn hòa kêu gọi quần chúng ngừng bạo động Nắm bắt được thời cơ đó vua Tây

Trang 30

Ban Nha lúc bấy giờ là Phi-líp II thực thi chính sách cứng rắn đối với lan: - Thành lập “Ủy ban điều tra bạo động”;

Nê-đéc Thi hành chính sách trấn áp đẫm máu đối với nhân dân NêNê-đéc đécNê-đéc lan trong đó có cả tầng lớp quý tộc (Bá tước Ét–mông và đô đốc hoàng Hoóc-nơ

bị xử tử)

Sau sự kiện trên, phong trào cách mạng ở Nê-đéc-lan phát triển thành hai khuynh hướng: trong đó một khuynh hướng hoạt động chủ yếu dựa vào sự ngoại viện của nước ngoài qua vai trò của Vinhem O răng và một khuynh hướng hoạt động du kích của quần chúng nhân dân qua việc tổ chức các đội

du kích hoạt động trên rừng rú và trên biển với tên gọi “Đội ăn mày trên rừng”

và “Đội ăn mày trên biển” Trong hai khuynh hướng trên thì hoạt động du kích của quần chúng nhân dân ngày càng mở rộng và đã giành được những thắng lới to lớn, nhiều tỉnh ở miền Bắc đã được giải phóng Trước tình hình đó một lần nữa giai cấp tư sản và quý tộc lại liên minh với nhau để mưu đoạt thành quả cách mạng qua việc ủng hộ Vinhem O răng lên nắm quyền hành chính tối cao và tổng chỉ huy hải, lục quân Đồng thời với việc đó, hội nghị ba cấp hai miền được triệu tập ở Ghen-tơ (1576) để thành lập liên minh toàn Nêđéclan chống Tây Ban Nha Tuy nhiên do đại biểu miền Nam bao gồm quý tộc tăng

lữ Thiên Chúa giáo và tư sản bảo thủ chiếm đa số nên hiệp định Ghen-tơ còn nhiều điều khoản tiêu cực Trong các điều khoản của hiệp định Ghen-tơ đã không đề cập đến việc thủ tiêu chế độ ruộng đất phong kiến và không nêu vấn

đề độc lập dân tộc Vả lại, sau hội nghị các đại biểu miền Nam lại thỏa hiệp với Tây Ban Nha nên liên minh toàn Nêđéclan cuối cùng bị tan vỡ Các đại biểu đại diện cho bọn quý tộc miền Nam thành lập “đồng minh A-rát” tuyên

bố quyền thống trị hợp pháp của vua Tây Ban Nha là Phi-líp II Hoạt động phản bội của “Đồng minh A-át” đã ảnh hưởng xấu đến tiến trình cách mạng ở miền Nam và đã làm cho các tỉnh miền Nam dần dần bị biến thành các thuộc quốc của Tây Ban Nha Để đối phó với tình hình trên, các tỉnh miền Bắc đã thành lập “đồng minh U–trết” Đồng minh này sử dụng hệ thống tiền tệ cân đo thống nhất, có đường lối quân sự, ngoại giao thống nhất và có cơ quan quản lý chung là Hội nghị ba cấp Ngày 26/7/1584 Hội nghị ba cấp chính thức tuyên

bố phế truất Phi-líp II với tư các là vua Nêđéclan Miền Bắc Nêđéclan trở thành một nước cộng hòa liên tỉnh, về sau gọi theo tên tỉnh lớn nhất và quan trọng nhất là Hôn-lan (Holland) mà ta quen gọi là Hà Lan Sau khi thành lập

Trang 31

Nha Cuộc chiến tranh kéo dài trong nhiều năm đã đem lại tổn thất nặng nề cho Tây Ban Nha Cuối cùng năm 1609, Tây Ban Nha phải ký với Hà Lan một hiệp ước hòa bình trong vòng 12 năm thừa nhận Hà Lan độc lập thực sự Hiệp định đình chiến năm 1609 đánh dấu sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở miền Bắc Nê-đéc-lan Sau khi hiệp định hết hạn, năm 1621, chiến tranh lại tiếp diễn nhưng miền Nam không được giải phóng Mãi đến năm 1830, các tỉnh miền Nam tức nước Bỉ sau này mới được thành lập

2.1.3 Lực lượng cách mạng

Ở Bắc Mĩ khởi đầu cho sự bùng nổ của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Bắc Mĩ là qua vụ đổ chè ở Bôx-tơn Mặc dù giá chè của Anh nhập vào Bắc Mĩ rẻ hơn rất nhiều so với giá chè của thương nhân Bắc Mĩ nhưng nhân dân Bắc Mĩ vẫn tẩy chay chè của Anh vì nó phản ánh ý thức dân tộc muốn trở thành một quốc giai độc lập cũng như phản ánh quyền lợi vật chất của giai cấp

Tháng 12/1773, 3 chiếc tàu chở chè của Công ty Đông Ấn Độ của Anh vào cảng Bôx-tơn thì bị nhân dân ở đây cải trang làm người Inđian tấn công và ném các thùng chè xuống biển Chính quyền thực dân Anh nổi giận, ban hành hàng loạt các đạo luật đặc biệt trừng trị Bắc Mĩ, đóng cửa cảng Bôx-tơn và cho phép thống đốc bang Masaxuxét tự do hành động Tình hình đó làm cho quan hệ giữa Bắc Mĩ và thực dân Anh ngày càng trở nên căng thẳng Ngày 5/9/1774 đại biểu 12 bang ở Bắc Mĩ (trừ Giooc-gia) họp Đại hội lục địa lần thứ nhất ở PhiladenPhia đã ra tuyên bố không thực hiện các đạo luật của chính quyền thực dân Anh và tổ chức lực lượng chống thực dân Anh Lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ là Gioóc-giơ Oasinh tơn (1732 – 1799)

Đến tháng 5/1775 đại hội lục địa lần thứ II họp đi đến quyết định xác định quyền độc lập tự do của Bắc Mĩ Và Đại hội đã giao cho một ủy ban dự thảo bản tuyên ngôn độc lập hay tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền bao gồm 5 người do Giép Phéc xơn đứng đầu

Nội dung cơ bản của tuyên ngôn là lời tuyên bố các quyền tự do dân chủ tư sản và khẳng định nền độc lập của các Bang ở Bắc Mĩ tức là bao hàm chủ quyền của con người và quyền tự do dân chủ của nhân dân Bằng lời văn trang trọng, tuyên ngôn được mở đầu bằng câu: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng Tạo hóa đã ban cho họ những quyền bất khả xâm phạm trong đó có quyền sống, tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện có tính chất tiến bộ được thảo ra theo tinh thần dân chủ,

Trang 32

trong đó nêu rõ, chỉ có nhân dân mới có quyền thiết lập chính quyền, có quyền đứng lên đấu tranh khi quyền lợi bị chà đạp

Tuy nhiên, tuyên ngôn ra đời trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Anh và do giai cấp tư sản tiến hành nên tuyên ngôn đã không tránh khỏi hạn chế về mặt giai cấp Đó là việc tuyên ngôn đã không tuyên bố thủ tiêu chế

độ nô lệ, không nghiêm cấm việc buôn bán nô lệ Trong bản dự thảo đầu tiên của Giép Phéc xơn theo tinh thần dân chủ có đề cập đến việc thủ tiêu chế độ

nô lệ, nhưng các chủ đồn điền miền Nam và thương gia buôn bán nô lệ ở miền Bắc phản đối kịch liệt vì đụng chạm đến quyền lợi của bản thân họ Thậm chí đại biểu của giai cấp tư sản đồn điền miền Nam còn đe dọa rút khỏi Đại hội và ngừng mọi hoạt động chống thực dân Anh Trước tình hình như vậy, để thống nhất lực lượng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc những đại biểu của giai cấp tư sản công thương nghiệp miền Bắc đành phải nhượng bộ Và do vậy Đại hội đã không thông qua được điều khoản xóa bỏ nô lệ Chính vì không giải quyết được vấn đề nô lệ, chế độ nô lệ không bị thủ tiêu nên cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản công thương nghiệp và tư sản đồn điền kéo dài đến gần một thế kỷ và cuối cùng đã dẫn đến cuộc nội chiến hay chiến tranh ly khai (1861–1865) được kết thúc bằng thắng lợi của giai cấp tư sản công thương nghiệp miền Bắc

Sau khi thống nhất tất cả các điều khoản nêu ra trong Hội nghị ngày 4/7/1776 bản tuyên ngôn được long trọng công bố chính thức Và ngày 4/7/1776 đã trở thành ngày Quốc khánh của nước Mỹ

Đến năm 1781, với chiến thắng ở Y-oóc-tao (8000 quân Anh bị bao vây

và đầu hàng ngày 19/10/1781 ) về cơ bản đã chấm dứt chiến tranh bằng thắng lợi của nhân dân Bắc Mĩ Ngày 3/9/1783 Hiệp ước Véc-xay đã được ký kết Theo điều khoản của hiệp ước, nước Anh thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ

Hiệp ước Véc-xây đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập

tự do của nhân dân Bắc Mĩ Nó tuyên bố sự thắng lợi của một cuộc cách mạng

mở đường cho phương thức sản xuất TBCN phát triển Một quốc gia Bắc Mĩ

ra đời với tên gọi là Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ USA (United States of America) bao gồm 13 bang mà ta thường quen gọi là nước Mỹ

Năm 1787 Hội nghị liên bang được triệu tập và đưa ra một dự thảo Hiến pháp có vị trí quan trọng trong lịch sử nước Mỹ Bản Hiếp pháp mới tuyên bố

Trang 33

nước Mỹ theo chính thể cộng hòa Bắc Mĩ từ một liên bang nhiều quốc gia đã trở thành một quốc gia có nhiều Bang

Bản Hiến pháp mới ra đời vào lúc Bắc Mĩ chỉ có 13 bang nên các nhà soạn thảo Hiến pháp đã để dành một phần trống các tu chính án cho phù hợp với thể chế tương lai

Theo Hiến pháp mới có nguyên tắc tổ chức chính quyền là sự phân lập

3 quyền: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, trong đó nhấn mạnh đến sự quyền hành pháp cực mạnh

Tổng thống là người nắm quyền hành pháp cao nhất, được bầu cử theo lối gián tiếp thông qua hai cấp và với nhiệm kỳ 4 năm Tuyển cử đoàn bầu tổng thống bằng số ghế thượng nghị sĩ và hã sĩ họp lại Tổng thống có quyền lực rất lớn được thể hiện qua quyển bổ nhiệm các thành viên trong chính phủ, quyền tuyên chiến, quyền đình chiến và quyền tổng chỉ huy quân đội Ngoài

ra, tổng thống còn có quyền phủ quyết những vấn đề liên quan đến quyền lập pháp

Cơ quan lập pháp thuộc về Đại hội đại biểu tức Nghị viện bao gồm hai viện: Thượng viện và hạ nghị viện Hạ nghị viện do dân chúng bầu lên, số đại biểu được quy định theo tỷ lệ dân số với nhiệm kỳ 2 năm Thượng nghị viện

do đại biểu lên theo quy định mỗi bang có 2 người không tùy thuộc vào dân số nhiều hay ít Nhiệm kỳ thượng nghị viện là 6 năm nhưng mỗi năm thay đổi 1/3

số lượng đại biểu Những sắc lệnh của nghị viện chỉ có hiệu lực khi được cả 2 viện thông qua và không bị tổng thống phủ quyết Ngược lại, nghị viện hạn chế quyền lực đối với tổng thống bằng đa số phiếu trên 2/3 số nghị sĩ của hai viện về những quyết án

Quyền tư pháp thuộc về Tòa án tối cao toàn liên bang bao gồm những bang thành viên là luật sư do tổng thống bổ nhiệm và được thượng nghị viện đồng ý Tòa án có quyền giải thích các đạo luật, hiệp ước nhưng cũng có quyền tuyên bố sự mất hiệu lực của các văn bản đó bằng cách cho nó trái với Hiến pháp

Đây là một bản Hiến pháp tư sản trong đó chính quyền nắm trong tay giai cấp tư sản công thương nghiệp và giai cấp tư sản đồn điền Với chế độ tổng thống, nền thống trị của giai cấp tư sản Bắc Mĩ được thành lập

2.1.4 Kết quả, ý nghĩa và hạn chế

Trang 34

+ Cách mạng Nêđéclan là một cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới giành được thắng lợi và sự ra đời nhà nước Cộng hoà Hà Lan, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về mọi mặt của đất nước Hà Lan

Trong lĩnh vực kinh tế, nhờ xoá bỏ được sự kìm hãm của các thế lực phong kiến ngoại tộc và trong nước nên các ngành kinh tế công, thương nghiệp ở Hà Lan phát triển nhanh chóng Các ngành dệt len dạ, dệt lụa, dệt vải, nhuộm, làm giấy, làm đồ sứ, thuỷ tinh đạt được những thành tựu khích lệ Thương nghiệp có bước phát triển vượt bậc và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế Hà Lan Hải cảng Amxtécđam trở nên sầm uất và trở thành một hải cảng buôn bán có tính chất quốc tê Tàu thuyền cập bến thường xuyên và hoạt động buôn bán nhộn nhịp ở trong nước cũng như ngoài nước Hằng ngày có 2.000 thuyền đậu tại cảng Amxtécđam và cứ ba ngày thì có 800 - 900 thuyền xuất bến sang buôn bán với các nước ở châu Âu, châu Phi, Trung Cận Đông,

Ấn Độ, Đông Nam Á và châu Mỹ Năm 1602, công ty Đông Ấn Độ được thành lập Và đến năm 1626, Hà Lan thành lập công ty Tây ấn Độ để buôn bán với châu Mỹ Ngoài ra, Hà Lan còn dùng thuyền buôn của mình để chở hàng thuê cho nhiều nước khác cho nên họ đựơc mạnh danh là " người đánh xe ngựa trên biển"

Trên lĩnh vực văn hoá, Hà Lan cũng là một nước tiên tiến Năm 1575, trường đại học Lây Đen, trường Đại học Tân giáo đầu tiên ở châu Âu được thành lập Hà Lan cũng là nước đầu tiên trên thế giới mà ngành báo chí được

ra đời sớm nhất Trên lĩnh vực khoa học kỷ thuật, triết học, sử học vv Hà lan cũng đạt được những thành tựu nổi bật

Nhờ Cách mạng tư sản Nêđéclan mà đến đầu thế kỷ XVII, Hà lan trở thành nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến nhất thế giới và được coi là "một nước

tư bản kiểu mẫu"

Tuy nhiên Cách mạng Nêđéclan vẫn không tránh khỏi những hạn chế Cuộc cách mạng chỉ giành được thắng lợi ở nữa nước, tức chỉ thắng lợi ở 7 tỉnh phía Bắc, còn 10 tỉnh phía Nam vẫn tiếp tục nằm trong khuôn khổ của Tây Ban Nha Ngay tại miền Bắc thành quả cáh mạng đạt được cũng chưa triệt

để Tuy thành lập chính thể cộng hoà nhưng chức thống đốc giao cho dòng họ Orăng nắm giữ hết đời này sang đòi khác trong một thời gian khá dài

Quần chúng nhân dân, những người đã có đóng góp to lớn vào sự thành công của cách mạng, không được hưởng quyền lợi và các quyền tự do dân

Trang 35

không có ruộng đất trong khi sự bóc lột của quý tộc, địa chủ vẫn tiếp tục được duy trì

Mặc dù còn những hạn chế, cuộc Cách mạng tư sản Hà Lan vẫn là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử nhân loại đánh dấu sự thắng lợi của một phương thức sản xuất mới - phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến và mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử thế giới cận đại

- Là cuộc cách mạng mang tính chất tảo kỳ Bởi đây là cuộc cách mạng

nổ ra sớm khi mà kinh tế TBCN đã phát triển nhưng chưa thực sự mạnh mẽ và chưa trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo trong xã hội Cùng với nó, giai cấp

tư sản đã ra đời nhưng cũng chưa thực sự thuần thục và chưa thể tự đảm đương vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình Trong cách mạng, giai cấp tư sản đã phải chủ động kết hợp với tầng lớp quý tộc mới có tư tưởng chống thực dân Tây Ban Nha Vì vậy, mặc dù cuối cùng nền cộng hòa được xác lập, nhưng đứng đầu nền cộng hòa này vẫn là đại diện của tầng lớp quý tộc mới – đó là Vin-hem O-răng-giơ

- CMTS Hà Lan giống CMTS Mỹ lần thứ nhất, cuộc CMTS Hà Lan về hình thức là chiến tranh giành độc lập, đó là cuộc đấu tranh của toàn thể nhân dân Nê-đec-lan nhằm chống lại chính sách áp bức bóc lột của thực dân Tây Ban Nha để nhằm giành độc lập dân tộc và tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa TBCN phát triển Nhưng khác với CMTS Mỹ lần thứ nhất là cùng với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, cuộc cách mạng này cũng đồng thời nhằm giải quyết mâu thuẫn giai cấp Bởi mặc dù lúc bấy giờ Hà Lan vẫn duy trì chế

độ phong kiến, nhưng kể từ khi trung tâm kinh tế châu Âu chuyển từ ven bờ Địa Trung Hải sang Đại Tây Dương thì kinh tế TBCN ở Hà Lan phát triển mạnh Cơ cấu giai cấp trong xã hội Hà Lan có sự biến đổi sâu sắc Bên cạnh

sự xuất hiện tầng lớp quý tộc mới thì giai cấp tư sản cũng đã hình thành Vì vậy, tại Hà Lan lúc này, mâu thuẫn giai cấp cũng đã trở thành một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết Chính vì có sự kết hợp này nên trong thực tế CMTS Nê-dec-lan chỉ giành thắnglợi được với một nửa nước

Trang 36

Điều này một phần là do mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc chi phối; ở nơi giành thắng lợi trọn vẹn là miền Bắc thì vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc đã được giải quyết một cách triệt để Còn ở miền Nam, do chưa giải quyết được cả hai vấn đề trên, mà xuất phát ban đầu là do mâu thuẫn giai cấp

để rồi sau đó đi đến chỗ xuất hiện mâu thuẫn dân tộc

+ Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã giải phóng nhân dân Bắc Mỹ thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Anh và thiết lập nên một quốc gia độc lập Đó là cuộc " chiến tranh vĩ đại, chiến tranh thực sự giải phóng dân tộc" Bản Tuyên ngôn độc lập của cách mạng Mỹ đã trở thành ngọn cờ tự do với những tư tưởng bất hủ có ảnh hưởng lớn lao đến tiến trình phát triển cách mạng tư sản Mỹ, cũng như đối với phong trào đấu tranh của nhân dân châu Mỹ và châu Âu Ngoài ra, đối với nhân dân

Mỹ, cuộc chiến tranh giành độc lập cuối thế kỷ XVIII còn có ý nghĩa mở đầu cho sự thành lập một quốc gia độc lập, đem lại sự tiến bộ cho nhân tộc

Trên lĩnh vực kinh tế, nhờ xoá bỏ được sự cản trở của chủ nghĩa thực dân Anh nên nước Mỹ có điều kiện phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa Chỉ vài chục năm sau cách mạng, bộ mặt kinh tế nông nghiệp Mỹ chưa giải quyết triệt để nhiệm vụ của một cuộc cách mạng dân chủ tư sản Sau

sự ra đời của Hợp chúng quốc Mỹ, ruộng đất vẫn nằm trong tay đại tư sản và đại địa chủ Chế độ nô lệ vẫn được duy trì Quyền tuyển cử, bầu cử và tự do xã hội hết sức hạn chế Việc duy trì sự tồn tại của chế độ nô lệ đồn điền đã có tác dụng rất lớn trong vệc kìm hãm sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mỹ

Hệ quả của nó là đã dẫn đến cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản công thương nghiệp miền Bắc với tư sản đồn điền miền Nam Cuộc đấu tranh đó đã kéo dài dai dẳng gần một thế kỷ và kết thúc vào năm 1865 bằng sự thắng lợi của giai cấp tư sản công thương nghiệp miền Bắc qua cuộc nội chiến Mỹ, còn gọi là cuộc chiến tranh ly khai ( 1861 - 1865)

* Đặc điểm: - Do chính sách cai trị và bóc lột của thực dân Anh đối với

khu vực này cho nên kinh tế TBCN đã phát triển khá mạnh mẽ cả trong nông nghiệp lẫn công thương nghiệp Sự phát triển mạnh mẽ của 13 bang thuộc địa

đã tạo ra một sự cạnh tranh gay gắt với nền kinh tế chính quốc Từ đó, mâu thuẫn giữa chính quốc Anh với 13 thuộc địa tăng lên Chính phủ Anh đã thông qua nhiều đạo luật như đạo luật sắt, chính sách tăng thuế để nhằm mục đích duy trì nền kinh tế của 13 bang Bắc Mĩ trong vòng kiềm soát của mình Đó là

Trang 37

- Thông qua cuộc chiến tranh này, ý thức dân tộc tư sản ở Bắc Mĩ được hình thành Trên cơ sở đó, sau khi giành được thắng lợi, 13 bang Bắc Mĩ đã thiết lập chính quyền tư sản mang tính chất tiến bộ và cách mạng lúc bấy giờ

Đó là chính thể cộng hòa tam quyền phân lập Như vậy, trước chiến tranh chưa có một quốc gia dân tộc cụ thể thì sau chiến tranh đã ra đời một một quốc gia có chính thể, quốc gia thực thụ

- Cũng giống như CMTS Hà Lan, về hình thức, CMTS Mỹ diễn ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giành độc lập Sau cách mạng chế độ cộng hòa được xác lập Nhưng điểm khác nhau căn bản là nếu như trong CMTS Hà Lan vừa giải quyết mâu thuẫn dân tộc vừa giải quyết mâu thuẫn giai cấp thì trong CMTS Mỹ lần thứ nhất chỉ tập trung giải quyết vấn đề dân tộc Đây cũng là lí

do khiến Mỹ phải tiến hành cuộc cách mạng lần thứ hau dưới hình thức một cuộc nội chiến

Mặt khác, nếu như thắng lợi của cuộc CMTS Hà Lan chưa thực sự trọn vẹn (mới giành thắng lợi ở một nửa nước, và tuy đã thiết lập chế độ cộng hòa, nhưng đứng đầu chế độ ấy lại là đại biểu của quý tộc mới) thì cuộc CMTS Mỹ với tư cách là một cuộc chiến tranh giành độc lập đơn thuần đã giải quyết tương đối trọn vẹn những vấn đề đặt ra đó là: giành độc lập thật sự và đi đến xác lập một quốc gia mới – quốc gia trước đây chưa có tên trên bản đồ thế giới; xác lập được một chính thể thực sự tiến bộ - chế độ tư sản với bản Tuyên ngôn tiến bộ, bản Hiến pháp tiến bộ; với thắng lợi của cách mạng này đã làm

bệ phóng cho nước Mỹ từ chỗ khẳng định mình đi đến làm chủ khu vực, mà trước mắt là khu vực phía Tây

Lênin đã từng nói: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Bắc Mĩ

là một “cuộc chiến tranh giải phóng thật sự, cách mạng thật sự” vì:

Giải phóng thật sự: giải phóng khỏi Anh về chính trị và kìm hãm về kinh tế, giành độc lập, khai sinh nước cộng hòa đầu tiên thời cận đại

Cuộc cách mạng thật sự bởi đã đánh đổ áp bức, bóc lột của phong kiến Anh, đưa giai cấp tư sản chủ nô lên nắm quyền, xây dựng nhà nước cộng hòa

tư sản, mở đường cho kinh tế TBCN phát triển Đồng thời, đây là cuộc CMTS đầu tiên ngoài châu Âu Cuộc cách mạng có ảnh hưởng lớn đến các thuộc địa Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha ở châu Mỹ Thắng lợi của cách mạng ở Bắc Mĩ đã cảnh tỉnh nước Pháp đang ở đêm trước của cuộc CMTS

Mặc dù vậy, cuộc cách mạng này vẫn chưa giải quyết trọn vẹn vấn đề

nô lệ, ruộng đất, sự kỳ thị chủng tộc

Trang 38

Ở Mỹ, sau cuộc chiến tranh giành độc lập, ruộng đất nằm trong tay đại tư sản và đại điền chủ Chế độ nô lệ không bị xóa bỏ Quyền tuyển cử, bầu cử và tự do hết sức hạn chế Bản Hiến pháp 1787 đã công bố những nguyên tắc xây dựng nền chuyên chính xã hội vì quyền lợi của giai cấp tư sản chống lại quần chúng nhân dân lao động Đặc biệt là cuộc CMTS Mỹ vẫn duy trì sự tồn tại của chế độ nô lệ đồn điền Điều đó đã tác động rất lớn trong việc kìm hãm sự phát triển kinh tế TBCN ở nước Mỹ Hệ quả của nó

là dẫn đến việc đấu tranh giữa giai cấp tư sản công thương nghiệp miền Bắc

và tư sản đồn điền miền Nam Cuộc đấu tranh đó đã kéo dài dai dẳng gần một thế kỷ và kết thúc vào năm 1865 bằng thắng lợi của giai cấp tư sản công thương nghiệp miền Bắc qua nội chiến Mỹ hay chiến tranh ly khai (1861-1865)

2.2 Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII

2.2.1 Mục tiêu, nhiệm vụ và xu thế phát triển của cách mạng

Ở Anh vào thế kỷ XVII, sự tồn tại của nhà nước phong kiến Anh là một cản trở rất lớn đối với nhu cầu phát triển kinh tế tư bản của giai câp tư sản và quý tộc mới

Vua Anh lúc bấy giờ là Sác-lơ I (1600 – 1649) thuộc dòng họ Xchiuac

đã bất chấp mọi khát vọng của giai cấp tư sản muốn tự do kinh doanh đã thi hành chế độ độc quyền trong sản xuất, đặt ra những quy chế chặt chẽ để kiểm soát các ngành công thương nghiệp Đối với tầng lớp quý tộc thì chế độ phong kiến tăng cường kiểm soát quyền chiếm hữu đất đai của tầng lớp này và bảo

vệ chặt chẽ những quyền lợi và ruộng đất của giai cấp quý tộc và giáo hội

Do vậy mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới với chế

độ chuyên chế phong kiến Anh là mâu thuẫn chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Anh Trong cuộc cách mạng này, tầng lớp quý tộc mới do quyền lợi gắn chặt với giai cấp tư sản nên đã liên mình với giai cấp tư sản để chống lại toàn bộ chế độ phong kiến chuyên chế Sự liên minh giữa quý tộc mới và giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh cách mạng là một đặc điểm nổi bật

ở nước Anh giữa thế kỷ XVII

2.2.2 Giai cấp lãnh đạo

Quyền lãnh đạo cách mạng là một liên minh giữa quý tộc mới với giai thuộc về giai cấp tư sản và liên minh ấy được xác lập một phần là do yêu cầu giải phóng dân tộc chi phối, mang tính quyết định thì trong CMTS Anh, quyền

Trang 39

xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế nhằm tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát triển Bản thân họ không muốn đi đến xác lập chế độ cộng hòa và vì vậy, diễn biến của CMTS Anh diễn ra đúng như ý định của tầng lớp này Năm

1649, Sac-lơ I bị xử tử Và trải qua quá trình cách mạng, cuối cùng đi đến chỗ xác lập chế độ quân chủ lập hiến

2.2.3 Lực lượng cách mạng

Ở nước Anh, vào thế kỷ XVII, Anh giáo chiếm địa vị thống trị độc tôn trong toàn quốc và nhà vua được trao quyền hành tuyệt đối cả trên lĩnh vực vương quyền lẫn thần quyền Giáo hội Anh lúc bấy giờ trở thành một công cụ đắc lực cho sự tồn tại của nhà nước phong kiến, là trụ cột của chế độ chuyên chế Giai cấp phong kiến Anh đã sử dụng Anh giáo làm công cụ thống trị về mặt tinh thần và nhân dân Anh lại được nuôi dưỡng bao bọc trong bức màn tình cảm tôn giáo huyền bí Giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tư sản hóa nhận thức rõ sự cản trở của Anh giáo trong việc lật đổ chết độ phong kiến cho nên đã đưa ra một tôn giáo mới là Thanh giáo (Puritanism) tức là giáo lý trong sạch Do vậy thực chất cuộc đấu tranh tôn giáo ở Anh là cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến Và giai cấp tư sản sử dụng Thanh giáo làm ngọn cờ tư tưởng chẳng qua là hợp lý hóa việc xóa bỏ ách thống trị của giai cấp phong kiến Cuộc đấu tranh này được biểu hiện qua vai trò của nhà vua Anh là Sác-lơ I thuộc vương triều Xchiuác và đại diện cho Anh giáo, phái Trưởng lão và phái Độc lập trong Quốc hội Anh đại diện cho Thanh giáo Cuộc đấu tranh được khởi đầu năm 1642 và kết thúc năm 1688 với việc thành lập chính thể nhà nước quân chủ lập hiến Để đi đến kết cục trên, giai cấp tư sản Anh và tầng lớp quý tộc mới đã phải trải qua những cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt và khốc liệt với trật tự cũ của chế độ phong kiến trong giai đoạn I (1642 – 1649) là giai đoạn đấu tranh thành lập nền cộng hòa và giai đoạn II là giai đoạn đấu tranh củng cố nền thống trị của giai cấp tư sản tiến tới thành lập nhà nước quân chủ lập hiến

Trong cuộc đấu tranh để tiêu diệt chế độ phong kiến, sự hợp lực của quần chúng nhân dân kết hợp với quân đội của phái Trưởng lão (tập trung trong quốc hội) và lực lượng quân đội của phái Độc lập chủ yếu là nông dân

và thợ thủ công tập hợp dưới ngọn cờ của Tân giáo đã đưa đến sự thắng lợi của cách mạng vào năm 1646 Vua Sác-lơ I bị bắt và giao cho quốc hội Tuy nhiên quốc hội do phái Trưởng lão chi phối cho nên chủ trương của phái là điều đình với nhà vua thiết lập nên nhà nước quân chủ lập hiến Với mục đích

Trang 40

sau khi cách mạng thắng lợi phái Trưởng lão đã muốn ngừng cách mạng và chỉ ban hành một số chính sách có lợi cho tầng lớp đại tư sản và quý tộc mới lớp trên Chính sách kinh tế - xã hội được phái Trưởng lão thi hành trong thời

kỳ đầu của cuộc cách mạng đã không đáp ứng yêu cầu của quần chúng nhân dân là vấn đề ruộng đất và không thỏa mãn ngay cả những tầng lớp rộng rãi tư sản sản và quý tộc mới Trong khi phái Trưởng lão dùng cách mạng không muốn tiếp tục thúc đẩy cách mạng đi lên và thỏa hiệp với nhà vua thì giai cấp phong kiến lại có điều kiện tập hợp lực lượng nổi dậy chống phá cách mạng Trước sức mạnh của quần chúng nhân dân, giai cấp sản đưa Olivơ Crôm Oen thủ lĩnh của phái Độc lập lên nắm chính quyền Olivơ Crôm Oen là người đại diện cho tầng lớp quý tộc mới rất kiên quyết trong việc chống phong kiến Đến đây hình thái đấu tranh giai cấp đã chuyển sang một khuynh hướng mới Phái Trưởng lão đã hoàn toàn đứng hẳn về phía giai cấp phong kiến quý tộc tìm cách cản trở cuộc đấu tranh chống phong kiến và tiếp tục đàm phán với Sác-lơ I Trước tình hình ấy trong nội bộ của phái Độc lập đã không có sự đồng nhất Một bộ phận chủ trương thành lập nhà nước quân chủ lập hiến bằng cách tuyên bố sự thoái vị của vua Sác-lơ I và cho con vua lên thay Một

bộ phận khác chủ trương thiết lập nền công hòa giao Sác-lơ I cho tòa án xét

xử Dưới áp lực của quần chúng nhân dân ngày 30/1/1649 Olivơ Crôm Oen tuyên bố xử tử Sác-lơ I trước đông đảo nhân dân và binh lính Đồng thời với việc đó Olivơ Crôm Oen cũng tuyên bố thành lập nền cộng hòa Với hai việc làm xử tử vua Sác-lơ I và thành lập nền cộng hòa đã có ý nghĩa chấm dứt chế

độ phong kiến và xác lập nhà nước mới – nhà nước TBCN Nhà nước nắm trong tay giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới Trong đó quý tộc mới đóng vai trò quyết định Thắng lợi năm 1649 đã đánh dấu cuộc cách mạng tư sản Anh phát triển đến đỉnh cao nhất là việc thúc đẩu cách mạng của quần chúng

và nhân dân Nhưng thắng lợi đó không có ý nghĩa đã kết thúc cách mạng mà trái lại sau năm 1649 cách mạng lại diễn biến phức tạp hơn

Sau thắng lợi năm 1649, Olivơ Crôm Oen ban hành một loạt chính sách trên lĩnh vực công thương nghiệp nhằm tạo điều kiện cho CNTB phát triển như thống nhất chế độ cân đo, thuế quan, tiền tệ Nhưng trên lĩnh vực ruộng đất, Olivơ Crôm Oen đã không đáp ứng được quyền lợi của quần chúng nhân dân là người đã đưa giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới lên nắm chính quyền Trái lại giai cấp tư sản và quý tộc mới lại ban hành chính sách tự do

Ngày đăng: 17/11/2017, 15:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w