1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (tt)

26 284 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 345,11 KB

Nội dung

Điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (tt)Điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (tt)Điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (tt)Điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (tt)Điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (tt)Điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (tt)Điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (tt)Điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (tt)Điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (tt)

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC TUẤN

ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY THEO PHÁP LUẬT

TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 60.38.01.04

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN TRUNG THÀNH

Phản biện 1: PGS.TS Hồ Sỹ Sơn

Phản biện 2: GS.TS Hồ Trọng Ngũ

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội 8 giờ 15 phút, ngày 08 tháng 10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Khoa học Xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm gần đây tình hình tội phạm nói chung, tội phạm về

ma túy nói riêng diễn biến hết sức phức tạp, gia tăng cả về số lượng, quy mô hoạt động, tính chất quốc tế hoá ngày càng cao Trong đó tội phạm về ma túy là một trong những loại tội phạm nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ trên lĩnh vực kinh tế xã hội mà còn là nguyên nhân làm nảy sinh các loại tội phạm chuyên sử dụng bạo lực, tội phạm có tổ chức và tội phạm buôn người… Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng trong phát hiện và điều tra các vụ án về ma túy và đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, đã triệt phá được nhiều băng nhóm tội phạm ma túy, lập hồ sơ truy tố được nhiều đối tượng Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, trong công tác điều tra tội phạm về ma túy còn bộc lộ những tồn tại thiếu sót dẫn đến tội phạm ma túy vẫn còn tồn tại và phát triển Cụ thể: Chưa thường xuyên phối hợp với các lực lượng có liên quan để thực hiện tốt công tác điều tra và nghiên cứu nguyên nhân tội phạm ma túy trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng để chủ động có biện pháp đấu tranh, phòng chống phù hợp Trong hoạt động điều tra vẫn còn bộc lộ những bất cập nhất định Những thiếu sót đó dẫn đến tội phạm ma túy vẫn còn tồn tại trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng nhưng chưa được phát hiện và khởi tố, điều tra

Thành phố Đà Nẵng là một trung tâm của miền Trung về kinh

tế, chính trị, văn hóa, xã hội Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng đã

có những bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao Chính quyền thành phố đẩy mạnh tốc độ quy hoạch đô thị, mở rộng, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo nên diện mạo mới cho thành phố, điều này dẫn đến việc di dời, giải tỏa làm cho dân cư

Trang 4

có sự biến động; số người ở địa phương khác đến thành phố học tập, tìm việc làm tăng, tạo áp lực về chổ ở, gây không ít khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự Bên cạnh đó nền kinh tế thị trường cũng có những tác động tiêu cực đối với xã hội, đó là tình trạng phân hóa giàu nghèo, nạn thất nghiệp, tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội… Tội phạm về ma tuý đã lợi dụng đặc điểm này để tăng cường hoạt động, nhiều đường dây tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép

ma tuý từ các tỉnh phía Bắc như Hải Phòng, Thái Nguyên, Nghệ An vào thành phố Đà Nẵng tiêu thụ Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm có sự thay đổi, chúng thường tổ chức thành đường dây khép kín, rất khó phát hiện Bên cạnh việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán các chất ma túy có tính truyền thống, như cần sa, thuốc phiện, tội phạm còn mua bán hêrôin, côcain, ma túy tổng hợp, bởi loại này dễ cất giấu, vận chuyển nhưng thu được lợi nhuận cao, hơn nữa hiện nay tầng lớp thanh thiếu niên đang ưa chuộng

Quận Cẩm Lệ được xác định là một trong những địa bàn trọng yếu của thành phố Đà Nẵng Tuy có cố gắng, nhưng thời gian qua việc điều tra các vụ án về ma túy chưa đạt hiệu quả cao, điều này xuất phát

từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân do nhận thức của cán bộ chiến sỹ về lý luận công tác điều tra các vụ án về ma túy chưa được đầy đủ, quá trình vận dụng các biện pháp nghiệp vụ, pháp luật để phát hiện điều tra tội phạm cũng như sử dụng các phương tiện kỹ thuật còn lúng túng, thiếu tính chủ động và sự linh hoạt trong sử dụng các biện pháp điều tra thu thập chứng cứ để làm rõ vụ án Từ những thực trạng trên đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận, đánh giá thực tiễn điều tra loại án này, trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả phát hiện, điều tra các vụ án về ma túy trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng Vì lý do trên, tác giả chọn đề tài: “ Điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

từ thực tiễn tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu làm

Trang 5

luận văn cao học là cần thiết, đáp ứng được đòi hỏi cả phương diện lý luận và thực tiễn trong tình hình hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy ở nước ta diễn biến rất phức tạp, công tác đấu tranh phòng, chống là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành và của toàn xã hội Do đó, có nhiều công trình nghiên cứu về ma túy và tội phạm ma túy dưới các góc độ khác nhau Trong lĩnh vực điều tra tội phạm ma túy đã có một số công trình nghiên cứu được công bố đó là:

- Trần Văn Luyện: Phát hiện và điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của lực lượng Cảnh sát nhân dân Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học CSND, Hà Nội năm 2000;

- Luận văn Thạc sĩ luật học của thạc sĩ Ngô Bảo Tuấn " Nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép chất ma túy của công an thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ" năm

2001

- Luận văn thạc sĩ của Lê Mộng Điệp "Phát hiện và điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy có yếu tố nước ngoài" năm 2001

- Luận văn thạc sĩ của Lê Văn Tam "Hoạt động phòng ngừa tội phạm của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy công an thành phố Đà Nẵng trong tình hình mới" năm 2010

Tuy nhiên các công trình nói trên, chưa đi sâu nghiên cứu về điều tra các vụ án về ma túy một cách hệ thống, toàn diện tại địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này hoàn toàn không trùng với công trình đã được công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng công tác điều tra tội phạm về ma túy của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm

Trang 6

về ma túy Công an quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng từ năm 2013 đến năm 6/2017, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều tra tội phạm ma túy trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau đây:

- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về tội phạm ma túy

và hoạt động điều tra các vụ án về ma túy của lực lượng CSND

- Khảo sát, đánh giá những yếu tố tác động và thực trạng điều tra các vụ án về ma túy trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

từ năm 2013 đến năm 6/2017; qua đó, làm rõ những ưu, khuyết điểm, những sơ hở, thiếu sót trong hoạt động điều tra loại án này

- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả điều tra loại án này của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Quan điểm lý luận, quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình

sự và thực tiễn điều tra tội phạm ma túy của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề điều tra các vụ án về ma túy (được tính từ giai đoạn khởi tố vụ án hình sự cho đến khi kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát truy tố) từ năm 2013 đến năm 6/2017 trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chính sách chủ trương của

Trang 7

Đảng cộng sản Việt Nam; pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản của Bộ Công an về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy; những tri thức của khoa học điều tra hình sự

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu bằng cách kết hợp nhiều phương pháp như: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp; phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; phương pháp tọa đàm, trao đổi, chuyên gia…

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương

Chương 1 Những vấn đề lý luận, pháp luật và các yếu tố tác động đến việc điều tra các vụ án về ma túy

Chương 2 Thực trạng điều tra các vụ án về ma túy của Công an quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án về ma túy

Trang 8

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY 1.1 Khái niệm, mục đích, nhiệm vụ của điều tra các vụ án

về ma túy

1.1.1 Khái niệm

Để nhận thức đúng đắn và đưa ra được khái niệm về điều tra các

vụ án về ma túy, trước hết cần làm sáng tỏ một số khái niệm có liên

quan như: “Điều tra vụ án hình sự”; “Vụ án về ma túy”

- Thứ nhất, điều tra vụ án hình sự là hoạt động điều tra theo tố

tôi cho rằng điều tra VAHS cần được hiểu như sau: “Điều tra VAHS là

việc CQĐT và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra triển khai các hoạt động tổ chức và áp dụng tổng hợp các phương pháp, chiến thuật, biện pháp điều tra, hỗ trợ điều tra

do pháp luật quy định nhằm xác định sự thật của vụ án, xác định nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm và yêu cầu cơ quan,

tổ chức hữu quan khắc phục, ngăn ngừa”

Điều tra các vụ án về ma túy là một trong những hoạt động điều tra VAHS cụ thể - đó là vụ án về ma túy

Vụ án về ma túy là vụ việc có dấu hiệu của tội phạm về ma túy được quy định tại Chương XVIII (từ Điều 192 đến Điều 201) BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) đã được cơ quan có thẩm quyền

ra quyết định khởi tố vụ án theo quy định của BLTTHS năm 2003

Từ sự phân tích, làm rõ khái niệm “Điều tra VAHS” và khái niệm “Vụ án về ma túy” có thể đưa ra khái niệm về điều tra vụ án về

Trang 9

ma túy như sau: “Điều tra vụ án về ma túy là việc CQĐT và các cơ

quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra triển khai các hoạt động tổ chức điều tra và áp dụng các phương pháp, chiến thuật, biện pháp điều tra, biện pháp hỗ trợ điều tra do pháp luật quy định nhằm xác định sự thật của vụ án về ma túy, xác định nguyên nhân điều kiện làm phát sinh tội phạm, làm cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn vụ án và đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm”

1.1.3 Nhiệm vụ

Một là, thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ để xác

định chính xác hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội

về ma túy và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vụ

án

Hai là, phát hiện nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội

phạm về ma túy để phục vụ cho công tác phòng ngừa tội phạm

Ba là, phục vụ, hỗ trợ công tác trinh sát trong đấu tranh phòng,

chống tội phạm cũng như phục vụ, hỗ trợ cho hoạt động truy tố của Viện kiểm sát và xét xử của Tòa án

1.2 Quy định của pháp luật về điều tra các vụ án về ma túy

1.2.1 Quy định của BLHS năm 1999 về các tội phạm về ma túy

Trong BLHS năm 1999, các tội phạm về ma túy được quy định tại Chương XVIII (từ Điều 192 đến Điều 201) bao gồm 10 tội danh đó là: Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý

Trang 10

(Đi ề u 1 9 2 ) ; Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Đi ề u 1 9 3 ) ; Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy(Đi ề u 1 9 4 ) ; Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Đi ề u 1 9 5 ) ; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Đi ề u

1 9 6 ) ; Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Đi ề u 1 9 7 ) ; Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (Đi ề u 1 9 8 ) ; Tội sử dụng trái phép chất ma túy (Đi ề u 1 9 9 ) , tội này đã bị phi tội phạm hóa bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999 được

ban hành vào năm 2009; Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái

phép chất ma túy (Đi ề u 2 0 0 ) ; Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác (Đi ề u 2 0 1 )

1.2.2 Quy định của pháp luật TTHS về những vấn đề liên quan đến điều tra các vụ án ma túy

- Chứng minh, chứng cứ trong điều tra các vụ án về ma túy quy định tại Chương V BLTTHS năm 2003 (từ Điều 63 đến Điều 78), Chương VI BLTTHS năm 2015 (từ Điều 85 đến Điều 108);

- Các biện pháp ngăn chặn trong TTHS quy định tại Chương VI BLTTHS năm 2003 (từ Điều 79 đến Điều 94), Chương VII BLTTHS năm 2015 (từ Điều 109 đến Điều 130);

- Khởi tố vụ án hình sự quy định tại Chương VIII BLTTHS năm

2003 (từ Điều 100 đến Điều 109), Chương IX BLTTHS năm 2015 (từ Điều 143 đến Điều 162);

- Những vấn đề chung về điều tra quy định tại Chương IX BLTTHS năm 2003 (từ Điều 110 đến Điều 125), Chương X BLTTHS năm 2015 (từ Điều 163 đến Điều 178);

- Khởi tố bị can, hỏi cung bị can quy định tại Chương X BLTTHS năm 2003 (từ Điều 126 đến Điều 132), Chương XI BLTTHS năm 2015 (từ Điều 179 đến Điều 184);

Trang 11

- Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân

sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đối chất, nhận dạng quy định tại Chương XI BLTTHS năm 2003 (từ Điều 133 đến Điều 139), Chương XII BLTTHS năm 2015 (từ Điều

185 đến Điều 191);

- Khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật quy định tại Chương XII BLTTHS năm 2003 (từ Điều 140 đến Điều 149), Chương XIII BLTTHS năm 2015 (từ Điều 192 đến Điều 200);

- Khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, giám định quy định tại Chương XIII BLTTHS năm 2003 (từ Điều 150 đến Điều 159), Chương XIV và Chương XV BLTTHS năm 2015 (từ Điều 201 đến Điều 222);

- Tạm đình chỉ điều tra và kết thúc điều tra quy định tại Chương XIV BLTTHS năm 2003 (từ Điều 160 đến Điều 165), Chương XVII BLTTHS năm 2015 (từ Điều 229 đến Điều 235);

Ngoài ra trong BLTTHS năm 2015 có một chương riêng, đó là Chương XVI quy định biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (từ Điều 223 đến Điều 228) Các biện pháp điều tra đặc biệt này được áp dụng trong điều tra các vụ án về ma túy

1.2.3 Quy định của pháp luật về cơ quan điều tra và chủ thể

có thẩm quyền điều tra các vụ án về ma túy

Theo quy định của BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015, pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2006 và năm 2009), Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm

2015 thì cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án ma túy là CQĐT và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra các vụ

án được quy định tại Chương XVIII BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), các tội phạm về ma túy (từ Điều 192 đến Điều 201),

và hiện nay được quy định tại Chương XX, các tội phạm về ma túy(từ Điều 247 đến Điều 259) BLHS năm 2015 Gồm: Cơ quan cảnh sát

Trang 12

điều tra, cơ quan thuộc lực lượng cảnh sát được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS năm 2015 gồm: các cơ quan của bộ đội biên phòng, các cơ quan của Hải quan, các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển

Người có thẩm quyền điều tra VAHS nói chung, vụ án ma túy nói riêng gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT, Điều tra viên và Cán bộ điều tra (Điểm a, khoản 2, Điều 34 BLTTHS năm 2015)

Về quan hệ phối hợp giữa CQĐT với cơ quan được giao nhiệm

vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vụ án ma túy được quy định tại Điều 40, và với lực lượng trinh sát tại Điều 42 của Luật tổ chức CQĐT hình sự năm 2015

1.3 Những yếu tố tác động đến điều tra các vụ án về ma túy của Công an quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

1.3.1 Tình hình đặc điểm về địa lý, dân cư, kinh tế - xã hội

Cẩm Lệ là một quận mới của thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định 102/NĐ-CP ngày 05/8/2005 của Chính phủ, trên cơ sở phường Khuê Trung của quận Hải Châu và 03 xã Hoà Thọ, Hoà Phát, Hoà Xuân của huyện Hoà Vang để lập 06 phường: Khuê Trung, Hoà Thọ Đông, Hoà Thọ Tây, Hoà Phát, Hoà An và Hoà Xuân thuộc quận Cẩm Lệ Theo đó các Công an phường và Công an Quận Cẩm Lệ cũng được thành lập từ ngày 08/9/2005 để đảm bảo tình hình An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của địa phương

Quận Cẩm Lệ có tổng diện tích khoảng 37,3 km2, mang nét đặc thù riêng là nằm ở cửa ngõ của thành phố Đà Nẵng, địa bàn giáp ranh với các phường Hòa Cường Nam, Hòa Cường Bắc, Hòa Thuận Tây của Quận Hải Châu; phường Hòa Minh của Quận Liên Chiểu; phường

An Khê, Thanh Khê Tây của quận Thanh Khê; và các xã Hòa Tiến, Hòa Phước, Hòa Châu của huyện Hòa Vang; có tuyến đường sắt Bắc-

Trang 13

Nam, có đường Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14B chạy ngang qua, có bến

xe trung tâm Đà Nẵng, địa bàn ngã ba Huế là nơi giáp ranh của 3 quận

và 5 phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, khu công nghiệp Hòa Cầm, trung tâm hội chợ triển lãm Đà Nẵng Với chính sách thu hút đầu

tư hấp dẫn, cộng với lợi thế về hạ tầng cơ sở đang hoàn thiện theo hướng hiện đại, với tiềm năng lao động tại chỗ dồi dào và an sinh xã hội phát triển, nên quận Cẩm Lệ đã nhanh chóng phát triển về kinh tế, thu hút nhiều doanh nghiệp trong, ngoài nước vào đầu tư, hàng chục vạn người lao động và sinh viên đến quận Cẩm Lệ để làm việc, học tập Theo thống kê, tính đến tháng 6/2017, quận Cẩm Lệ có 6 phường với 142 khu dân cư, 786 tổ dân phố, với tổng số nhân hộ khẩu trên địa bàn quận là 31.528 hộ với 126.500 khẩu, thường trú: 25.289 hộ, 98.819 khẩu; tạm trú: 6239 hộ, 27.681 khẩu Chính từ các đặc điểm trên đã làm cho công tác quản lý về mọi mặt không theo kịp, tạo áp lực rất lớn trong công tác quản lý con người, quản lý nhà nước về an ninh trật tự Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để cho các đối tượng phạm tội tìm đến để lẩn trốn và thực hiện hành vi phạm tội trong

đó có tội phạm ma túy, tình hình người nghiện cũng khó kiểm soát

1.3.2 Mô hình, tổ chức lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm

về ma túy của Công an quận Cẩm Lệ

Xuất phát từ yêu cầu của cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm của lực lượng CSND nói chung, của lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy nói riêng, tháng 9/2005 Đội CSĐT tội phạm về ma túy thuộc Công an quận Cẩm Lệ được thành lập phục vụ yêu cầu công tác đấu tranh chống tội phạm về ma tuý xảy ra trên địa bàn Quận Cẩm

Lệ nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung

Đội CSĐT tội phạm về ma túy, Công an quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng có nhiệm vụ tổ chức phòng ngừa, điều tra, xử lý tất cả các tội phạm về ma túy xảy ra trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân quận Cẩm Lệ Tổ chức

Ngày đăng: 17/11/2017, 14:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w