PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chính quyền cấp xã là đơn vị hành chính ở cơ sở, trực tiếp tổ chức đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Đây cũng là nơi gần dân nhất, tiếp thu những ý kiến của nhân dân để phản ánh cho Đảng và Nhà nước hoàn thiện chính sách, pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi . Thực tiễn lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam đã cho thấy rằng: Tình hình chính trị xã hội Việt Nam ở mỗi thời kỳ và giai đoạn phát triển ổn định hay không, tuỳ thuộc một phần không nhỏ vào sự ổn định của cấp xã. Trong những năm gần đây, chính quyền cấp xã đã có những mặt tiến bộ rõ nét, có sự chuyển biến rõ rệt, nhất là sự chuyển biến cả về tổ chức và hoạt động. Tuy vậy, so với yêu cầu cải tiến nền hành chính nhà nước thì tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã còn bộc lộ nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết. Tình hình trên đã và đang đặt ra cho Đảng, Nhà nước ta nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu tháo gỡ để xây dựng chính quyền vững mạnh từ cơ sở. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã ở tỉnh Quảng Bình” làm đề tài tiểu luận, với hy vọng đưa ra được cái nhìn tổng thể về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Bình. Qua đó, đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, góp phần xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ tình hình mới. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Với đề tài này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và các tài liệu đã đề cập tới như: Kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam ngày nay, tập II, NXB Tư tưởng Văn hoá, Hà Nội, 1991. Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. Một số vấn đề tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay do phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Tiến Quý chủ biên. Các bài viết về vấn đề chính quyền địa phương trên các tạp chí, website của các cơ quan chức năng liên quan. Từ các công trình nghiên cứu, các tài liệu trên và những hiểu biết của bản thân về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng mà đã được tích lũy qua quá trình học tập, em nhận thấy rằng đây là đề tài có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, em có thể nghiên cứu thành công đề tài mà em đã chọn. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu, phân tích tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, đánh giá thực trạng và nêu ra phương hướng, giải pháp đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Bình. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã ở tỉnh Quảng Bình. 5. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Từ khi đất nước đổi mới (năm 1986) đến nay). Đề tài nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Bình. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thực tiễn Phương pháp quan sát Phương pháp đối chiếu, so sánh Phương pháp phân tích, tổng hợp 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã. Chương 2: Thực trạng tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Phương hướng, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Bình.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA HÀNH CHÍNH HỌC
TÊN Đề TàI: Tìm hiểu về tổ CHứC Và HOạT động
của chính quyền địa phơng cấp xã
ở tỉnh quảng bình
BàI TậP TIểU LUậN KếT THúC HọC PHầN
Học phần: Phỏp luật chớnh quyền địa phương
Giảng viờn giảng dạy: TS.Tạ Quang Ngọc
Mó phỏch:………
Hà nội - Năm 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, trên đây là đề tài do tôi thực hiện Đề tài không trùng lặp, sao chép bất kỳ công trình khoa học nào, nếu sao chép, trùng lặp tôi xin chịu trách nhiệm.
Hµ Néi, ngµy 11 th¸ng 01 n¨m 2017
Ngêi thùc hiÖn
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu được sự giúp đỡ tận tình của thầygiáo hướng dẫn, của các chú, các anh trong một số cơ quan chức năng củaUBND tỉnh Quảng Bình Những vấn đề mà em tiếp thu được qua thời giannghiên cứu, tìm hiểu đã giúp em hoàn thành nhiệm vụ đề tài, củng cố và tíchlũy được nhiều kiến thức về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã làm
cở sở cho quá trình công tác sau này được vững vàng hơn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Giảng viên hướng dẫn TS
Tạ Quang Ngọc đã giúp đỡ tận tình, hướng dẫn tôi hoàn thành nhiệm vụnghiên cứu đề tài
Mặc dù, đã nổ lực tìm hiểu, nghiên cứu nhưng do thời gian ngắn, nên
đề tài còn nhiều hạn chế và thiếu sót về trình bày và nội dung Em rất mongnhận được sự đóng góp, giúp đỡ của Quý thầy, cô để đề tài của em được hoànchỉnh hơn
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5MỤC LỤC
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chính quyền cấp xã là đơn vị hành chính ở cơ sở, trực tiếp tổ chức đưađường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vàocuộc sống Đây cũng là nơi gần dân nhất, tiếp thu những ý kiến của nhân dân
để phản ánh cho Đảng và Nhà nước hoàn thiện chính sách, pháp luật
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi"1
Thực tiễn lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam đã cho thấy rằng:Tình hình chính trị - xã hội Việt Nam ở mỗi thời kỳ và giai đoạn phát triển ổnđịnh hay không, tuỳ thuộc một phần không nhỏ vào sự ổn định của cấp xã
Trong những năm gần đây, chính quyền cấp xã đã có những mặt tiến bộ
rõ nét, có sự chuyển biến rõ rệt, nhất là sự chuyển biến cả về tổ chức và hoạtđộng Tuy vậy, so với yêu cầu cải tiến nền hành chính nhà nước thì tổ chức vàhoạt động của chính quyền cấp xã còn bộc lộ nhiều vấn đề cần quan tâm giảiquyết Tình hình trên đã và đang đặt ra cho Đảng, Nhà nước ta nhiều vấn đềcần phải nghiên cứu tháo gỡ để xây dựng chính quyền vững mạnh từ cơ sở
Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã ở tỉnh Quảng Bình” làm đề tài tiểu luận, với hy
vọng đưa ra được cái nhìn tổng thể về tổ chức và hoạt động của chính quyềncấp xã ở tỉnh Quảng Bình Qua đó, đề xuất một số giải pháp khắc phục nhữnghạn chế trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, góp phần xâydựng chính quyền cơ sở vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳtình hình mới
Trang 7Văn hoá, Hà Nội, 1991.
- Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội, 2000
- Một số vấn đề tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay do phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Tiến Quý chủ biên.
- Các bài viết về vấn đề chính quyền địa phương trên các tạp chí,website của các cơ quan chức năng liên quan
Từ các công trình nghiên cứu, các tài liệu trên và những hiểu biết củabản thân về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung vàchính quyền cấp xã nói riêng mà đã được tích lũy qua quá trình học tập, emnhận thấy rằng đây là đề tài có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, em cóthể nghiên cứu thành công đề tài mà em đã chọn
3 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã,đánh giá thực trạng và nêu ra phương hướng, giải pháp đổi mới tổ chức, hoạtđộng của chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Bình
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tổ chức và hoạt động của chínhquyền địa phương cấp xã ở tỉnh Quảng Bình
5 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Từ khi đất nước đổi mới (năm 1986) đến nay)
Đề tài nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động củachính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Bình
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
Trang 9Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ 1.1 Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ, vị trí vai trò của chính quyền địa phương cấp xã
1.1.1 Khái niệm chính quyền địa phương cấp xã
a) Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương là một bộ phận hợp thành của bộ máy nhànước bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địaphương trực tiếp bầu ra và các cơ quan khác được thành lập trên cơ sở các cơquan đại diện quyền lực nhà nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luậtnhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sởnguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hòa giữa lợi ích nhân dân địaphương với lợi ích chung của cả nước
b) Chính quyền địa phương cấp xã
Theo Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2013/QH13,ngày 19/6/2015 của Quốc Hội, quy định cấp chính quyền địa phương được tổchức ở các đơn vị hành chính gồm có HĐND và UBND Chính quyền địaphương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã
Điều 30, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định:
Chính quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm có Hộiđồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã
* Đặc điểm của chính quyền cấp xã:
Một là, chính quyền cấp xã là cấp cơ sở tiếp xúc trực tiếp với nhân dân.
Cán bộ cấp xã hàng ngày sinh hoạt với dân trong mối quan hệ không chỉ làgiữa chính quyền với dân mà còn là quan hệ gia tộc và xóm làng lâu đời với
cả những tập quán tốt đẹp cơ bản cũng như một số tập quán lạc hậu; là ngườigiải quyết trực tiếp hàng ngày không qua chính quyền trung gian nào khácnhững vấn đề dân quyền, dân sinh, dân trí, dân tâm, làm sao một mặt phải
Trang 10theo đúng chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; mặt khác phải sáthợp với tình hình thực tế trong xã hội và thấu tình đạt lý trong quan hệ xómlàng
Hai là, tổ chức bộ máy ở xã không giống như ở các đơn vị hành chính
cấp trên, ở xã chỉ có HĐND và UBND thực hiện việc quản lý địa phương Vìthế chính quyền cấp xã phải quản lý nhà nước về chính trị, kinh tế - xã hội, anninh trật tự, an toàn xã hội, văn hoá, y tế, giáo dục, thi hành pháp luật theothẩm quyền do pháp luật quy định Nó có một vị trí quan trọng trong hệ thốngchính quyền nhà nước, nối liền trực tiếp chính quyền với quần chúng nhândân Cho nên HĐND xã phải thực sự là đại biểu cho nhân dân ở cơ sở; UBND
là cơ quan chấp hành của HĐND xã và là cơ quan hành chính nhà nước ở cơ
sở, xử lý kịp thời những yêu cầu hàng ngày của nhân dân
1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địabàn xã
- Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền,phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liênquan
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấptrên ủy quyền
- Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quảthực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyềnlàm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và pháttriển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã
1.1.3 Vị trí, vai trò
a) Vị trí, vai trò của HĐND
Điều 6, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015 củaQuốc Hội khóa 13 quy định: HĐND gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở địa
Trang 11phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ýchí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trướcNhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
- HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương, vừa là một bộ phận cấuthành không thể tách rời với quyền lực Nhà nước thống nhất trong cả nước,với quyền làm chủ của nhân dân, vừa đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyềnlợi và quyền làm chủ mọi mặt của nhân dân địa phương HĐND vừa chịutrách nhiệm trước nhân dân địa phương, vừa chịu trách nhiệm trước chínhquyền cấp trên về mọi mặt kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện pháp lụât, cácquyết định của các cơ quan Nhà nước cấp trên Trong tổ chức và hoạt độngcủa mình, vai trò của HĐND được biểu hiện:
Trước hết, với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,HĐND được nhân dân giao quyền thay mặt thực hiện quyền lực Nhà nước,quyết định những vấn đề quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương,xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; biến ý chí của nhân dân địa phươngtrở thành bắt buộc đối với dân cư trên lãnh thổ địa phương, giám sát hoạtđộng của UBND cùng cấp; giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơquan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân ởđịa phương
Mặt khác, với tư cách là cơ quan đại diện, HĐND là cơ quan do cử tribầu ra theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín HĐND là đạidiện tiêu biểu cho tiếng nói của các tầng lớp nhân dân địa phương, đại diệncho trí tuệ tập thể của nhân dân
b) Vị trí vai trò của UBND
Vị trí pháp lý và vai trò của UBND được quy định rõ trong Hiến pháp
và Luật Tổ chức HĐND và UBND
Điều 123 Hiến pháp 1992, Điều 2 Luật Tổ chức HĐND và UBND sửađổi quy định: “UBND do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành củaHĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấphành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị
Trang 12quyết của HĐND cùng cấp”.
Điều 8, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 nêu rõ:
“UBND do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quanhành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địaphương, HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”
UBND cấp xã có 2 tư cách: là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơquan hành chính nhà nước ở cấp cơ sở
Với tư cách là cơ quan chấp hành của HĐND, UBND cấp xã có vai tròquan trọng trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước trêncác lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương bằng pháp luật, theo pháp lụât Tổchức và chỉ đạo việc thi hành pháp luật, Nghị quyết của HĐND cùng cấp
Còn với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND
có vai trò trong việc quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đờisống kinh tế - xã hội ở địa phương mình
1.2 Mối quan hệ giữa chính quyền cấp xã với hệ thống chính trị cơ sở
1.2.1 Quan hệ giữa chính quyền cấp xã với Đảng uỷ cơ sở
Đảng Cộng sản Việt Nam được Hiến pháp thừa nhận là lực lượng lãnhđạo Nhà nước và xã hội Do đó trong mọi hoạt động của mình, HĐND,UBND cấp xã phải chấp hành đường lối chủ trương của Đảng và chịu sự lãnhđạo của Đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn
Ban Chấp hành Đảng bộ cơ sở thực hiện sự lãnh đạo đối với HĐND,UBND xã bằng chủ trương, Nghị quyết và các biện pháp lớn, bằng việc bố trícán bộ thực hiện quyền kiểm tra việc chấp hành đường lối chủ trương chínhsách, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng Sự lãnh đạo của cấp uỷ cơ sở còn đượcthực hiện thông qua những đảng viên phụ trách và các đồng chí đảng viêncông tác trong HĐND, UBND
Căn cứ vào Nghị quyết của đại hội Đảng bộ, HĐND, UBND xây dựng kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách hàng năm của địa phương,
Trang 13báo cáo để thường vụ Đảng uỷ thông qua trước khi trình HĐND xem xét quyếtđịnh, 6 tháng 1 lần, UBND xã báo cáo với ban chấp hành Đảng bộ cơ sở vềtình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và việc tổ chức thựchiện những chủ trương mà Đảng bộ đề ra.
1.2.2 Mối quan hệ giữa HĐND với MTTQ và các đoàn thể nhân dân
HĐND các cấp phối hợp chặt chẽ với MTTQ và các tổ chức thành viên,
tổ chức xã hội khác ở địa phương xây dựng mối quan hệ làm việc để hoànthành tốt nhiệm vụ của mình
Mỗi năm 2 lần vào giữa năm và cuối năm, chủ tịch HĐND thông báobằng văn bản đến UBMTTQ cùng cấp về tình hình hoạt động của HĐNDcấp mình và nêu những kiến nghị của HĐND với UBMTTQ
Trong kỳ họp thường lệ của HĐND, UBMTTQ cùng cấp báo cáo vềhoạt động của Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền, về những ý kiến, kiếnnghị của UBMTTQ đối với HĐND, UBND và đại biểu HĐND cùng cấp
Chủ tịch HĐND phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQ và các đoànthể nhân dân cùng cấp theo dõi hoạt động và giúp đỡ đại biểu HĐND làmnhiệm vụ đại biểu, tổ chức cho đại biểu tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến nguyệnvọng của nhân dân để báo cáo với HĐND
UBMTTQ và các đoàn thể nhân dân thường xuyên giám sát việc thựchiện nhiệm vụ của đại biểu HĐND, đề nghị khen thưởng những đại biểu cóthành tích xuất sắc, đề nghị bãi miễn những đại biểu không còn xứng đángvới sự tín nhiệm của nhân dân theo quy định của pháp luật
Chủ tịch HĐND tổ chức để đại biểu UBMTTQ cùng cấp tham gia cáchoạt động giám sát, kiểm tra phù hợp với Ban Thường trực UBMTTQ cùngcấp trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo văn bản pháp luật
Trang 14được mời dự các phiên họp của UBND khi bàn về các vấn đề có liên quan.
UBND tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ và các đoàn thể nhân dân tổchức động viên nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhândân, tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước,giám sát các hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cư, cán bộ côngchức nhà nước
UBND thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của cơ sở choMặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
UBND và các thành viên của UBND có trách nhiệm giải quyết và trảlời các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
Chính quyền cấp xã (xã, phường, thị trấn) có vị trí rất quan trọng, là nơitrực tiếp tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng và pháp luật củaNhà nước Tuy có chức năng và quyền hạn khác nhau, nhưng HĐND vàUBND cấp xã có mối quan hệ mật thiết về mặt tổ chức cũng như trong việcthực hiện nhiệm vụ được giao
Do đó việc phát huy và thực hiện tốt vai trò của UBND xã là góp phầnnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cùng cấp và ngược lại: khôngngừng cải tiến đổi mới nội dung phương pháp làm việc để nâng cao hiệu quảhoạt động là biện pháp thiết thực để củng cố vai trò vị trí của chính quyền cấp
xã, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong giai đoạn hiệnnay, động viên các tầng lớp nhân dân ở địa phương tích cực tham gia vào cáchoạt động quản lý nhà nước ở địa phương, mở rộng dân chủ, góp phần vàocông cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
1.3 Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã
1.3.1 Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của HĐND
a) Tổ chức HĐND cấp xã
Điều 32, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định:
- HĐND cấp xã gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở xã bầu ra
Trang 15Việc xác định tổng số đại biểu HĐND xã được thực hiện theo nguyêntắc sau đây:
+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 1000 dân trở xuống được bầu
+ Xã không thuộc quy định trong ba trường hợp trên có từ 4000 dân trởxuống được bầu 25 đại biểu; có trên 4000 dân thì cứ thêm 2000 dân được bầuthêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu
- Thường trực HĐND xã gồm Chủ tịch HĐND, một Phó Chủ tịchHĐND
- HĐND xã thành lập Ban pháp chế, Ban Kinh tế - xã hội, Ban củaHĐND xã gồm có Trưởng Ban, một Phó Trưởng Ban và các Ủy viên Sốlượng ủy viên của các Ban của HĐND xã HĐND xã quyết định Trưởng Ban,Phó trưởng Ban và các ủy viên của các Ban của HĐND xã hoạt động kiêmnhiệm
b) Nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của HĐND cấp xã
* Nhiệm vụ, quyền hạn:
Điều 33, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định:
- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn củaHội đồng nhân dân xã
- Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh,phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chốngquan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tàisản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tàisản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã
Trang 16- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND,Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủtịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND xã.
- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu,chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết;phê chuẩn quyết toán ngân sách xã Quyết định chủ trương đầu tư chươngtrình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việcthực hiện nghị quyết của HĐND xã; giám sát hoạt động của Thường trựcHĐND, UBND cùng cấp, Ban của HĐND cấp mình; giám sát văn bản quyphạm pháp luật của UBND cùng cấp
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ doHĐND xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này
- Bãi nhiệm đại biểu HĐND xã và chấp nhận việc đại biểu HĐND xãxin thôi làm nhiệm vụ đại biểu
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủtịch UBND
* Hoạt động của HĐND cấp xã:
Hoạt động của HĐND cấp xã được thể hiện qua 3 hình thức:
- Hoạt động tập thể của HĐND:
Kỳ họp HĐND là hình thức hoạt động của yếu của HĐND HĐND cấp
xã họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu củaUBND hoặc ít nhất 1/3 số đại biểu HĐND yêu cầu thì chủ tịch HĐND quyếtđịnh triệu tập kỳ họp bất thường
Kỳ họp HĐND được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu tham
dự Trong trường hợp không thể triệu tập kỳ họp HĐND đúng kỳ hạn theoquy định của pháp luật, chủ tịch HĐND cấp xã báo cáo để thường trựcHĐND cấp trên trực tiếp xem xét và chuẩn y
Kỳ họp HĐND cấp xã là hình thức hoạt động rất quan trọng của
Trang 17HĐND, vì thông qua kỳ họp, nhân dân địa phương thực hiện ý chí, nguyệnvọng, quyền làm chủ của mình.
* Hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cấp xã:
- Chủ tịch HĐND cấp xã có trách nhiệm: Phối hợp với UBND cùng cấpchuẩn bị dự kiến chương trình làm việc, báo cáo đề án trình HĐND, triệu tập
kỳ họp HĐND; Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND;
Tổ chức việc tiếp dân, đôn đốc kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếunại, tố cáo của công dân; Giữ mối liên hệ với các đại biểu HĐND và các tổđại biểu HĐND, báo cáo tình hình hoạt động của HĐND cấp mình lên HĐND
và UBND cấp trên trực tiếp
* Hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã:
Đại biểu HĐND cấp xã là người đại diện cho ý chí nguyện vọng củanhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của Nhànước, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện pháp luật chính sách và thamgia vào việc quản lý nhà nước
Trong kỳ họp HĐND, đại biểu HĐND có trách nhiệm tham gia thảoluận và quyết định chương trình làm việc của kỳ họp HĐND; thảo luận cácvấn đề thuộc nội dung chương trình kỳ họp; biểu quyết những vấn đề thuộcnội dung chương trình kỳ họp
Đại biểu HĐND có quyền chất vấn chủ tịch HĐND, chủ tịch và cácthành viên khác của UBND; liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình,chịu sự giám sát của cử tri, phải thu thập và phản ánh trung thực ý kiếnnguyện vọng của cử tri, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri
Đại biểu HĐND phải tiếp dân theo lịch đã phân công; có quyền yêu cầu
cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trangnhân dân kịp thời chấm dứt những việc làm trái pháp luật, chính sách của Nhànước trong cơ quan, tổ chức đơn vị hoặc của nhân viên cơ quan tổ chức đơn
vị đó
Trang 181.3.2 Cơ sở pháp lý về tổ chức, hoạt động và nhiệm vụ, quyền hạn của UBND
a) Tổ chức của UBND cấp xã
Điều 34, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định cơ
cấu tổ chức của UBND xã:
UBND xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủyviên phụ trách công an
Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II vàloại III có một Phó Chủ tịch
b) Hoạt động của UBND
Hình thức hoạt động của UBND cấp xã được thể hiện ở phiên họp củaUBND và hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên UBND
Phiên họp của UBND là hình thức hoạt động tập thể của UBND cấp xã.UBND cấp xã họp chính thức mỗi tháng 1 lần
Hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên UBND cấp xã
là việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình
c) Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã
Điều 35, luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định
UBND cấp xã có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Xây dựng, trình HĐND xã quyết định các nội dung quy định tại cáckhoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết củaHĐND xã
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phâncấp, ủy quyền cho UBND xã
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND xã
Điều 36, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định:
Trang 19Chủ tịch UBND xã là người đứng đầu UBND xã và có các nhiệm vụ,quyền hạn sau đây:
- Lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, các thành viên UBNDxã;
- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việcthi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên,của HĐND và UBND xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh,bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành
vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thựchiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự
do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của côngdân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định củapháp luật;
- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiệnlàm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dântheo quy định của pháp luật;
- Ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch UBND;
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chốngcháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩncấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hộitrên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phâncấp, ủy quyền
* Tiểu kết:
Từ cơ sở về tổ chức và hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND
và UBND cấp xã nêu trên, có thể thấy rằng nhiệm vụ quyền hạn của HĐND
và UBND được xác định là một cấp chính quyền hoàn chỉnh, bao quát toàndiện đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng ở địa bàn cơ sở.Nhưng những nhiệm vụ quyền hạn ở đây vẫn còn ở mức quy định chung
Trang 20chung, chưa thể hiện rõ mức độ phân cấp, phân quyền cho chính quyền cấp xãnhững gì Chẳng hạn về ngân sách bảo đảm thực hiện được những nhiệm vụcủa chính quyền cấp xã cũng chưa được xác định rõ ràng Trong điều kiệnhiện nay phải thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”nhưng phần trách nhiệm của Nhà nước đến đâu cũng cần được xác định cụthể.
Về nội dung, nhiệm vụ quyền hạn của HĐND và UBND nhìn chung làgiống nhau, chỉ khác ở chỗ HĐND quyết định biện pháp còn UBND tổ chứcthực hiện Trong khi đó bộ máy của HĐND không đủ sức chủ động độc lập
mà chủ yếu dựa vào bộ máy của UBND để soạn thảo các Nghị quyết
Đối với các chức danh của HĐND và UBND, mức độ phân cấp phânquyền chưa cụ thể, đặc biệt là chưa gắn trách nhiệm pháp lý rõ ràng Vì thếtrong thực tiễn hoạt động của HĐND, UBND vẫn còn tình trạng khuyết điểmthì có nhưng rất khó xác định trách nhiệm pháp lý thuộc về ai
Trang 21Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ Ở QUẢNG BÌNH 2.1 Một số nét về đặc điểm kinh tế xã hội ở Quảng Bình
- Điểm cực Đông: 106059’ 37” kinh độ Đông
- Điểm cực Tây: 105036’ 55” kinh độ Đông
Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới vớiLào 201,87km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hơi,Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh
lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửakhẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào
Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông 85%Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi Toàn bộ diện tích được chia thành vùngsinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùngcát ven biển
Do đặc điểm trên, nền kinh tế Quảng Bình chủ yếu là sản xuất nôngnghiệp Bên cạnh đó, bờ biển dài 116,04 km là lợi thế trong việc phát triểnđánh bắt cá, nuôi trồng thuỷ sản Ngoài ra, Quảng Bình còn nổi tiếng với quầnthể du lịch vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận là Di sảnThiên nhiên thế giới
2.1.2 Dân cư và lãnh thổ
Quảng Bình là vùng đất hiện diện trong lịch sử dân tộc Việt Nam ngay
từ thời kỳ tiền sử và sơ sử Những phát hiện khảo cổ học đã chứng minh sự