Chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp (Luận văn thạc sĩ)Chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp (Luận văn thạc sĩ)Chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp (Luận văn thạc sĩ)Chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp (Luận văn thạc sĩ)Chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp (Luận văn thạc sĩ)Chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp (Luận văn thạc sĩ)Chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp (Luận văn thạc sĩ)Chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp (Luận văn thạc sĩ)Chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp (Luận văn thạc sĩ)Chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp (Luận văn thạc sĩ)Chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN TẤN VIỆT
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT MUA NHÀ Ở XÃ HỘI
CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT……… ……… 6
1.1 Tổng quan về chính sách lãi suất 6
1.2 Chính sách hỗ trợ lãi suất 13
1.3 Chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp……… 14
1.4 Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 18
Chương 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT MUA NHÀ Ở XÃ HỘI CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP Ở VIỆT NAM 30
2.1 Khái quát về chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp ở Việt Nam 30
2.2 Thực trạng chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp ở Việt Nam 32
2.3 Đánh giá chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp ở Việt Nam 44
2.4 So sánh chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội của Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới 55
Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT MUA NHÀ Ở XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP 60
3.1 Bối cảnh, định hướng chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp 60
3.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp 61
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC …… 74
Trang 4DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1 Chính sách phát triển nhà ở xã hội tại Hàn Quốc 19 Bảng 1.2 Các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại Trung Quốc 24 Bảng 1.3 Chính sách hỗ trợ thúc đẩy sở hữu nhà ở xã hội tại một số quốc gia .27 Bảng 2.1 Nội dung và đặc điểm của gói cho vay hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp .32 Bảng 2.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở tại Việt Nam giai đoạn 2002 - 2016 33 Bảng 2.3 Những bất cập trong thủ tục hành chính và điều kiện xét duyệt
Bảng 2.4 So sánh thực trạng nhu cầu về nhà ở xã hội với năng lực đáp ứng nhà ở xã hội tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ……… 49 Bảng 2.5 So sánh chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội giữa Việt Nam và một
Trang 51
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan Nhà nước (TW hoặc địa phương) hoặc các loại hình nhà được sở hữu và quản lý bởi Nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá
rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội như công chức của Nhà nước chưa có nhà ở ổn định, người có thu nhập thấp và được cho thuê hoặc cho ở với giá rẻ so với giá thị trường
Ở Việt Nam, nhà ở xã hội là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng được quy định của Luật Nhà ở thuê hoặc thuê mua (người thuê nhà ở sau một thời gian quy định thì được mua và được công nhận sở hữu đối với nhà ở đó) theo quy chế do Nhà nước quy định Đây là chính sách có ý nghĩa xã hội lớn, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp vốn không có đủ điều kiện để sở hữu riêng cho mình một ngôi nhà
Nhằm hỗ trợ cho người có thu nhập thấp tiếp cận sở hữu nhà được thuận lợi, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02/2013/NQ-CP năm 2013 quy định về chính sách hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng có thu nhập thấp Để cụ thể hóa Nghị quyết của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 11/2013/TT-NHNN ngày 15/05/2013 hướng dẫn giải ngân chương trình hỗ trợ cho vay mua nhà ở với mức lãi ưu đãi dao động ở mức 5 %/năm, trong khi đó, lãi suất cho vay thương mại tại các ngân hàng thường ở mức 10 % - 12%/năm Trong quá trình triển khai, cũng như nhận được ý kiến tiếp thu từ các Bộ nghành và địa phương, ngày 29/7/2016, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành Thông tư 25/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 11/2013/TT-NHNN liên quan đến đối tượng được vay ưu đãi
Việc ban hành gói hỗ trợ trên đã nhận được sự quan tâm đông đảo của đa số người có thu nhập thấp, sự tham gia tích cực của các ngân hàng thương mại cũng như của các chủ đầu tư cung cấp nhà ở xã hội, song trong quá trình triển khai chủ trương tích cực này đã bộc lộ và nảy sinh không ít các bất cập xuất phát từ cơ chế hành chính cũng như tình trạng trục lợi chính sách, do đó, tác giả lựa chọn đề tài
“Chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp” nhằm
Trang 62
phân tích, đánh giá thực trạng quá trình triển khai chính sách cho vay hỗ trợ người có thu nhập thấp, chỉ rõ các bất cập phát sinh trong quá trình triển khai, cũng như đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, đảm bảo lợi ích tối đa của các bên tham gia
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
- Công trình nghiên cứu ở trong nước:
Hiện tại đã có một số công trình nghiên cứu về chính sách nhà ở nói chung cho người lao động tại các Khu Công nghiệp như :
Phạm Kiên Cường (2015) Chính sách nhà ở cho người lao động tại các Khu Công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh Luận văn Thạc sỹ Chính sách Công, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội
Dương Thị Phương Hiền (2009) Hoàn thiện chính sách nhà ở cho người lao động tại các Khu Công nghiệp ở Việt Nam Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính Công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội
Huỳnh Nguyên Dạ Quyên (2011) Giải pháp phát triển nhà ở xã hội ở thành phố Đà Nẵng (2011) Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng
Vũ Quốc Huy (2014) Định hướng - chính sách nhà ở cho người lao động trong các Khu Công nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội
Tuy nhiên, các công trình trên mới chỉ tiếp cận ở khía cạnh tổng thể của chính sách nhà ở mà chưa đi sâu đề cập ở góc độ hỗ trợ lãi suất, chưa chỉ ra những tồn tại bất cập trong quá trình triển khai gói hỗ trợ cho các đối tượng có thu nhập thấp Như chúng ta đã biết, nhu cầu sở hữu nhà ở xã hội của người có thu nhập thấp đang là nhu cầu rất bức thiết thực tế hiện nay Do nhóm đối tượng này có mức thu nhập thấp, không đủ điều kiện kinh tế để mua và sở hữu nhà riêng nên rất cần sự hỗ trợ từ Chính phủ, đặc biệt là sự hỗ trợ về lãi suất với mức ưu đãi Tuy nhiên, nguồn cung nhà ở xã hội hiện nay lại đang nhỏ hơn rất nhiều so với cầu nhà
ở xã hội do bản thân các chủ đầu tư gặp khó khăn về nguồn vốn xây dựng, chính sách hỗ trợ cũng như thủ tục pháp lý liên quan đến việc xây dựng nhà ở xã hội Đặc biệt, bản thân các ngân hàng tham gia gói hỗ trợ lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội cũng đang gặp phải vấn đề là không tiếp cận được nguồn vốn cấp bù lãi suất từ
Trang 73
Chính phủ, ngoài ra, các ngân hàng tham gia cũng chưa nhiều do chính sách này không có nhiều thiết thực với bản thân các ngân hàng
- Công trình nghiên cứu ở nước ngoài :
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo tài liệu quốc tế của Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADBI) liên quan đến chính sách nhà ở tại các nước châu Á :
Naoyuki Yoshino - Matthias Helble (2016) The housing challenge in emerging Asia - Options and solutions, ADBI, Tokyo, Japan
Tài liệu trên đề cập chi tiết chính sách nhà ở tại một số quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, tuy nhiên chưa đề cập cụ thể đến chính sách nhà ở tại Việt Nam
Tóm lại, về cơ bản, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam đánh giá thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội dành cho các đối tượng có thu nhập thấp từ chủ trương chỉ đạo của Chính phủ cho đến việc ban hành văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến chính sách hỗ trợ lãi suất
Trên cơ sở đó, đề tài luận văn tiếp cận chủ yếu từ góc độ thực tế để phân tích, đánh giá các vấn đề nảy sinh, từ đó đề xuất các giải pháp chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp phát huy hiệu quả cao nhất
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
- Mục tiêu tổng quát :
Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà
ở xã hội cho người có thu nhập thấp
- Mục tiêu cụ thể :
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách lãi suất và chính sách hỗ trợ lãi suất + Phân tích thực trạng của việc triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất vay mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, chỉ ra những hạn chế, thành công và nguyên nhân
+ Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp
Trang 84
3.2 Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà
ở xã hội cho các đối tượng có thu nhập thấp
- Đánh giá thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho các đối tượng có thu nhập thấp tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho các đối tượng có thu nhập thấp ở Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội, với khách thể nghiên cứu là nhóm đối tượng có thu nhập thấp ở Việt Nam hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu việc triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất từ gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng của Chính phủ đến nhóm đối tượng có thu nhập thấp hiện nay cũng như các đối tượng tham gia vào quá trình triển khai chính sách từ hệ thống các ngân hàng thương mại, các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như trực tiếp các đối tượng
có thu nhập thấp
- Phạm vi về không gian: Tiến hành nghiên cứu chủ yếu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2017
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Phương pháp luận của đề tài dựa trên cơ sở phân tích chính sách lãi suất của NHTW, đánh giá những điểm đạt được và chỉ ra những tồn tại bất cập trong chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, từ đó đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin
Nguồn số liệu sử dụng trong đề tài là các số liệu, các thông tin thống kê từ Tổng cục Thống kê, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, UBND các Tỉnh - Thành
Trang 95
phố (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), Sở Xây dựng và các Ban - Ngành liên quan tại Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp
- Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích sau :
+ Phương pháp thống kê mô tả : Sử dụng các số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, bảng biểu, số liệu, đồ thị biểu diễn các nội dung của đề tài liên quan đến các số liệu về nhà ở và chính sách nhà ở
+ Phương pháp thống kê so sánh : Dùng để phân tích, đánh giá so sánh số liệuvề nhà ở xã hộigiữa các thời điểm, thời kỳ, ví dụ : Bảng so sánh chính sách nhà
ở xã hội giữa Việt Nam và một số quốc gia; Biểu đồ so sánh số liệu diện tích nhà ở
xã hội tại Hà Nội
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về ý nghĩa lý luận: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách lãi suất của NHTW, làm sáng tỏ thêm ý nghĩa và hiệu quả xã hội của chính sách hỗ trợ lãi suất cho người có thu nhập thấp vay mua nhà ở xã hội
- Về ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách
hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn được chia làm 03 Chương có nội dung như sau :
Chương 1- Lý luận chung về chính sách lãi suất và chính sách hỗ trợ lãi suất Chương 2 - Thực trạng chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội cho người
có thu nhập thấp ở Việt Nam
Chương 3 - Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ lãi suất mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp
Trang 106
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT 1.1 Tổng quan về chính sách lãi suất
1.1.1 Khái niệm lãi suất, các loại lãi suất và chính sách lãi suất
1.1.1.1 Khái niệm lãi suất
Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền
mà họ vay từ một người cho vay Cụ thể, lãi suất là phần trăm tiền gốc phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian mỗi thời kỳ (thường được tính theo năm)
Lãi suất thường được thể hiện như một tỷ lệ phần trăm của tiền gốc trong một khoảng thời gian một năm
Các mục tiêu lãi suất là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ và được tính tới khi xử lý các biến số như đầu tư, lạm phát và thất nghiệp Các ngân hàng trung ương hoặc các ngân hàng dự trữ của các nước nói chung có xu hướng giảm lãi suất khi họ muốn tăng cường đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế của đất nước
Tuy nhiên, một lãi suất thấp như là một chính sách kinh tế vĩ mô có thể là rủi
ro và có thể dẫn đến việc tạo ra một bong bóng kinh tế, trong đó một lượng lớn các đầu tư được đổ vào thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán
1.1.1.2 Các loại lãi suất
Có rất nhiều loại lãi suất khác nhau, tùy theo cách phân loại Cụ thể :
- Căn cứ vào tính chất của khoản vay:
+ Lãi suất tiền gửi ngân hàng là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền
gửi vào ngân hàng Lãi suất tiền gửi ngân hàng có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào loại tiền gửi (không kỳ hạn, tiết kiệm ), thời hạn gửi và quy mô tiền gửi
Lãi suất cho vay ngân hàng là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng khi đi vay từ ngân hàng
Lãi suất tín dụng ngân hàng có nhiều mức tùy theo loại hình vay (vay kinh doanh, vay trả góp, vay qua thẻ tín dụng), theo mức độ quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng và tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên
Trang 11Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full