Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực, nền kinh tế Việt Nam cũng có những sự chuyển biến rõ rệt. Trải qua hơn 20 năm đổi mới từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu mới, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đó, thách thức đặt ra trước các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là hết sức nặng nề đặc biệt là trước sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Để có thể đứng vững trên thương trường, đòi hỏi các nhà quản lý phải có đủ trình độ, kiến thức và phải biết vận dụng các công cụ quản lý khác nhau trong đó kế toán được coi là công cụ hữu hiệu nhất. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt trong nền kinh tế thị trường ngày nay cần quan tâm tới nhiều vấn đề như nghiên cứu thị trường,tổ chức sản xuất kinh doanh… Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, điều kiện kinh tế xã hội ở từng nơi mà đơn vị có thể chú trọng hơn vào khâu nào trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong thời gian thực tập tổng quan và tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần liên hợp thực phẩm(LHTP) Hà Tây, được sự giúp đỡ tận tình của Lãnh đạo, của các phòng ban công ty, kết hợp với kiến thức đã được học tại trường, em đã hoàn thành bản báo cáo tổng hợp gồm 3 nội dung sau: Phần I: Tổng quan về công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây Phần II: Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần LHTP Hà Tây Phần III: Nhận xét, đánh giá khái quát về công ty cổ phần LHTP Hà Tây
Lời mở đầu Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực, nền kinh tế Việt Nam cũng có những sự chuyển biến rõ rệt. Trải qua hơn 20 năm đổi mới từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu mới, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đó, thách thức đặt ra trước các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế là hết sức nặng nề đặc biệt là trước sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Để có thể đứng vững trên thương trường, đòi hỏi các nhà quản lý phải có đủ trình độ, kiến thức và phải biết vận dụng các công cụ quản lý khác nhau trong đó kế toán được coi là công cụ hữu hiệu nhất. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt trong nền kinh tế thị trường ngày nay cần quan tâm tới nhiều vấn đề như nghiên cứu thị trường,tổ chức sản xuất kinh doanh… Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, điều kiện kinh tế xã hội ở từng nơi mà đơn vị có thể chú trọng hơn vào khâu nào trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong thời gian thực tập tổng quan và tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần liên hợp thực phẩm(LHTP) Hà Tây, được sự giúp đỡ tận tình của Lãnh đạo, của các phòng ban công ty, kết hợp với kiến thức đã được học tại trường, em đã hoàn thành bản báo cáo tổng hợp gồm 3 nội dung sau: Phần I: Tổng quan về công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây Phần II: Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần LHTP Hà Tây Phần III: Nhận xét, đánh giá khái quát về công ty cổ phần LHTP Hà Tây Phần I: Tổng quan về công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây 1.1.Một số nét khái quát về công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần LHTP Hà Tây -Tên công ty: Công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây -Địa chỉ: 267 Quang Trung, thành phố Hà Đông, Hà Tây -Ngành nghề kinh doanh: rượu,bia, nước giải khát… -Tel:0343-824794, 0343- 824230 Fax: 0343-827836 Công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây trước đây là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 467/QĐ-UBHC ngày 02/01/1971 của Uỷ ban hành chính Hà Sơn Bình (nay thuộc tỉnh Hà Tây). Công ty bắt đầu khởi công xây dựng từ những năm 1969 và đến năm 1971 thì hoàn thành và đi vào sản xuất mang tên là “ Nhà máy bánh mì Ba Lan”. Trong những năm đầu này,nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy là chế biến lương thực và sản xuất bánh mì, bánh quy với nguyên vật liệu nhập ngoại là chính. Và với sự giúp đỡ của những chuyên gia Ba Lan, Liên Xô cũ, Rumani hoạt động của nhà máy được xem là dẫn đầu tỉnh. Năm 1974 được phép của Ủy ban hành chính tỉnh cùng sự chỉ đạo của Sở công nghiệp, nhà máy nhận thêm phân xưởng sản xuất bánh kẹo, phân xưởng sản xuất mì sợi, nhà máy đạt công suất 6000 tấn /năm. Nhà máy đổi tên thành “ Nhà máy liên hợp Hà Sơn Bình”. Năm 1980, trước sự khan hiếm nguồn nguyên vật liệu nhập ngoại cho bánh mì và mì sợi, nhà máy dần thu hẹp và dừng hẳn sản xuất hai mặt hàng này và chuyển sang sản xuất bánh phồng tôm với nguyên liệu chính là tinh bột sắn. Sản phẩm của nhà máy có thể xuất khẩu sang các nước Đông Âu như Liên Xô, Ba Lan với công suất 2000 tấn /năm. Quá trình sản xuất tạo điều kiện cho nhà máy mở rộng và phát triển sản xuất thêm một số sản phẩm khác như: lạc bọc đường và bánh phở khô xuất khẩu đi Ba Lan, Mông Cổ, Đức trong những năm 1987-1988. Năm 1989 các nước Đông âu có nhiều biến động lớn về chính trị đã ảnh hưởng xấu đến thị trường xuất khẩu, do vậy các mặt hàng phở khô và phồng tôm của nhà máy không tiêu thụ được, bị thu hẹp dần và dừng hẳn vào giữa năm 1989. Không chịu thất bại, nhà máy đã tìm ra một giải pháp mới để ổn định sản xuất và bảo đảm đời sống cho người lao động. Nhà máy đã chuyển sang lắp đặt một dây chuyền sản xuất bia hơi, trong điều kiện tận dụng phân xưởng sản xuất bánh phồng tôm, phở khô và một dây chuyền nước giải khát ra đời. Tháng 7/1993, nhà máy đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất kẹo cứng của Ba Lan với công suất 600 kg/giờ. Cũng trong năm đó công suất bia hơi tăng 5.000.000 lít/năm, nước giải khát tăng từ 500.000 lít/năm lên 1.000.000 lít/năm. Đến năm 1995, nhà máy lại đầu tư thêm một dây chuyền bánh quy xốp với công suất 1.000 tấn/năm và một dây chuyền sản xuất rượu vang. Ngày 01/10/1997 nhà máy đổi tên thành “Công ty liên hợp thực phẩm Hà Tây”. Trong những năm 1997 đến 1999, công ty đã đầu tư thêm một số dây chuyền sản xuất như sản xuất bánh lương khô, sản xuất bánh kem xốp… Năm 2005,công ty đã thực hiện cổ phần hoá và lấy tên gọi là “Công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây” với số vốn điều lệ là 9,35 tỷ đồng . Trải qua quá trình phát triển hơn 35 năm, công ty cổ phần LHTP Hà Tây đã nỗ lực không ngừng để cải tiến chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh khốc liệt. Trong những năm này, công ty tiến hành cải tạo, nâng cấp nhà xưởng, đổi mơí trang thiết bị,công nghệ hiện đại. Đến nay công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh, chiếm được cảm tình của khách hàng. Từ khi thành lập, công ty cổ phần LHTP Hà Tây có chức năng là sản xuất và kinh doanh các mặt hàng chủ yếu như: bia hơi, bia chai, rượu, nước giải khát.Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là ở khu vực phía Bắc và trung tâm chính là thành phố Hà Đông; Ba Vì-Sơn Tây và một số khu vực lân cận. Cho đến nay, hoạt động động sản xuất kinh doanh của công ty rất đa dạng và phong phú, luôn thay đổi mẫu mã, chất lượng cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Một số mặt hàng được thay thế nhưng chủ yếu vẫn là sản phẩm bia các loại và nước giải khát. Có thể nói, mùa hè chính là thời điểm tốt nhất để kinh doanh hai mặt hàng này. Chính vì vậy trong chiến lược kinh doanh của công ty luôn có những tính toán cụ thể cho kế hoạch sản xuất sản phẩm theo mùa vụ. 1.1.2. Đặc điểm về cơ chế tài chính, kết quả kinh doanh những năm gần đây của công ty cổ phần LHTP Hà Tây. Từ năm 2000 đến nay, công ty đã dần ổn định và nâng cao công suất các dây chuyền để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Công ty đã 3 lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3, hạng 2 và sản phẩm của Công ty đã nhận được nhiều huy chương bằng khen tại các Hội chợ trong và ngoài tỉnh. Tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty một số năm gần đây được khái quát qua bảng số liệu sau: Đơn vị:VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu thuần 22.324.118.653 24.065.688.785 26.382.449.770 Giá vốn hàng bán 19.433.241.522 20.071.615.595 20.449.012.707 Lợi nhuận sau thuế 591.716.138 629.386.583 650.383.688 Trong 3 năm gần đây, doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty liên tục tăng, doanh thu năm 2006 tăng 2.316.760.990 VNĐ so với năm 2005 tương ứng với tốc độ tăng 9,63%. Vì công ty là doanh nghiệp sản xuất nên giá vốn chiếm tỷ trọng lớn. Lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng 20.997.105 VNĐ so với năm 2005 tương ứng tốc độ tăng 3,34%. Như vậy, công ty đã có cố gắng trong việc tăng doanh thu và lợi nhuận. Bảng: Cơ cấu vốn của công ty cổ phần LHTP Hà Tây Đơn vị: 1.000.000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng tài sản 25.573,6 100 29.366,3 100 36.305,8 100 Tài sản ngắn hạn 9.779,95 38 10.579 36 9.419,1 26 Tài sản dài hạn 15.793,6 62 18.787,3 64 26.886,7 74 Tổng nguồn vốn 25.573,5 100 29.366,3 100 36.305,8 100 Nợ phải trả 10.597 42 12.873 44 17.830,5 41 Nguồn vốn CSH 8.567,8 58 16.493,3 56 8.795,3 59 Qua bảng trên ta thấy, trong 3 năm gần đây, tổng tài sản và nguồn vốn của công ty không ngừng tăng lên. Điều đó chứng tỏ quy mô sản xuất của công ty đang được mở rộng. Không chỉ thế, ta còn thấy rằng tỉ trọng vốn cố định ngày càng tăng trong khi tỉ trọng vốn lưu động ngày càng giảm, như vậy công ty đã chú trọng đầu tư vào TSDH như: máy móc, dây chuyền công nghệ… Bảng: Cơ cấu lao động công ty cổ phần LHTP Hà Tây Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 SL(ng) TT (%) SL(ng) TT (%) SL(ng) TT (%) Tổng số lao động 395 100 350 100 340 100 LĐ gián tiếp 100 26 100 29 100 25 LĐ trực tiếp 295 74 250 71 240 75 Theo trình độ 395 100 350 100 340 100 ĐH và trên ĐH 100 26 100 29 100 25 CĐ,trung cấp 70 18 50 15 40 12 LĐ p.thông,CN 225 56 200 56 200 63 Như vậy, trong 3 năm gần đây, công ty không có biến động lớn về số lượng lao động. Đội ngũ lao động của công ty chủ yếu là trong tỉnh Hà Tây. Độ tuổi trung bình từ 20-50 tuổi. Trong đó số lao động trẻ chiếm tỉ trọng khá lớn. Trình độ lao động của công nhân viên được phân thành 3 mức trong đó: đại học và trên đại học chiếm 25%, cao đẳng và trung cấp 12%, lao động phổ thông chiếm 63%. Cơ cấu lao động ở công ty cổ phần LHTP Hà Tây là rất hợp lý khi mà tỉ trọng lao động trực tiếp luôn lớn hơn lao động gián tiếp ở cả 3 năm, vì đây là một doanh nghiệp sản xuất. 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và hệ thống sản xuất kinh doanh của công ty 1.2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây Công ty cổ phần LHTP Hà Tây là một doanh nghiệp có số vốn 50% là vốn nhà nước, 50% là do các cổ đông đóng góp. Do đó, bộ máy quản lý được tổ chức theo hình thức trực tuyến, các phòng ban có liên hệ chặt chẽ với nhau theo sơ đồ sau: Sơ đồ: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần LHTP Hà Tây Hội đồng quản trị của công ty gồm 5 thành viên, là bộ phận cao nhất trong công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị được ghi rõ trong điều lệ của công ty. Theo đó, Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, thông qua các phương án đầu tư, phát triển thị trường, quản lý nội bộ công ty và trình hoá các quyết định, quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông. Đồng thời Hội đồng quản trị họp mỗi tháng một lần vì hiện nay HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC Phòng tổ chức Phòng hành chính Phòng vật tư,tiêu thụ sản phẩm Phòng kinh doanh phục vụ đời sống Phòng kế toán tài vụ Các phân xưởng Phòng kĩ thuật kiểm nghiệm các thành viên trong Hội đồng quản trị là các nhà quản lý trước đây của công ty. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm tuỳ theo hiệu quả hoạt động của bộ máy này. Hiện nay, chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm luôn giám đốc công ty. Điều này là do công ty thuộc loại vừa và nhỏ, hơn nữa là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá nên việc tổ chức bộ máy quản lý mới hầu như không thay đổi so với trước kia. Ban giám đốc công ty hiện nay gồm có một giám đốc và hai phó giám đốc: phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc tài chính. Giám đốc kiêm luôn chủ tịch Hội đồng quản trị, là người đứng đầu công ty điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi vấn đề xảy ra trong công ty, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, phê duyệt chính sách của lãnh đạo về hệ thống chất lượng, phê duyệt kế hoạch sản xuất năm và mục tiêu chất lượng, phân công và giao cho các phó giám đốc, trưởng các bộ phận những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cần thiết để họ chủ động sáng tạo trong quản lý điều hành, giám sát kiểm tra các công việc thuộc lĩnh vực quản lý theo chức danh. Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách kinh doanh từ việc hợp tác sản xuất, liên doanh đến liên kết công tác mua vật tư, tiêu thụ hàng hoá; tổ chức hoạt động marketing. Có nhiệm vụ tổng hợp tình hình kinh doanh của công ty để trình lên giám đốc. Ngoài ra phó giám đốc kinh doanh còn chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng tháng, kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường để điều tiết việc bán sản phẩm cho hợp lý ; tổ chức nghiên cứu mở rộng thị trường. Phó giám đốc kinh doanh trực tiếp chỉ huy các phòng vật tư, tiêu thụ sản phẩm và kinh doanh dịch vụ; thực hiện các công việc khác khi giám đốc giao. Phó giám đốc tài chính: phụ trách các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính và việc lập kế hoạch, mục tiêu cho công ty nhằm đưa ra các mục tiêu phương hướng thích hợp với từng giai đoạn, thời kỳ trong công ty. Phó giám đốc tài chính trực tiếp chỉ huy phòng kế toán tài vụ; thực hiện các công việc khác do giám đốc uỷ quyền. Các phòng ban khác : Phòng tổ chức lao động tiền lương: tham mưu cho lãnh đạo, định ra đường lối sắp xếp, phân phối lao động một cách hợp lý, xây dựng kế hoạch cán bộ quản lý và các bộ phận khoa học kỹ thuật trong công ty, xây dựng chế độ tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội. Phòng hành chính: phụ trách việc tiếp khách và các thủ tục hành chính trong công ty. Phòng vật tư, tiêu thụ sản phẩm: bộ phận tiêu thụ bán hàng có trách nhiệm nghiên cứu, thâm nhập khảo sát thị trường để từ đó đưa ra các phương án tiêu thụ tốt nhất, hiệu quả nhất nhằm thu hút số lượng lớn khách hàng tìm đến sản phẩm của công ty, đem lại doanh thu và lợi nhuận đáng kể. Phòng kinh doanh phục vụ đời sống: quan tâm chăm lo đời sống cán bộ, công nhân viên, đồng thời phụ trách việc tổ chức, giới thiệu và bán sản phẩm. Phòng kế toán tài vụ: quản lý và chịu trách nhiệm chính trong vấn đề quản lý tài chính của công ty. Thực hiện đúng các chế độ, chính sách kế toán hiện hành của nhà nước. Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đề ra những phương án, chiến lược tối ưu nhất phù hợp với quy mô sản xuất của công ty. Các phân xưởng bao gồm phân xưởng cơ điện và phân xưởng sản xuất bia rượu. Phân xưởng cơ điện có nhiệm vụ quản lý các loại máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Kiểm tra máy móc thiết bị trước và sau khi vận hành để phát hiện và xử lý kịp thời đối với mọi biến cố xảy ra nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra xuyên suốt, đảm bảo an toàn cho người lao động. Phân xưởng sản xuất bia, rượu: phụ trách sản xuất các sản phẩm của công ty. Phòng kĩ thuật kiểm nghiệm KCS: có nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới và nghiệm thu sản phẩm hàng hoá; nghiên cứu, cải tạo, đổi mới quy trình công nghệ. Qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây, ta thấy giữa các bộ phận, phòng ban và ban giám đốc,Hội đồng quản trị có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trên cơ sở chức năng quyền hạn của mình, giám đốc tiến hành phân quyền cho các phó giám đốc. Trên cơ sở được phân quyền, các phó giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo các phòng ban thực hiện các nhiệm vụ được giao. Giữa các phòng ban trong công ty cũng có sự phối hợp hoạt động với nhau, cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. 1.2.2 Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần LHTP Hà Tây 1.2.2.1. Kết cấu sản xuất của công ty cổ phần LHTP Hà Tây Công ty cổ phần LHTP Hà Tây là một doanh nghiệp cổ phần sản xuất rượu, bia, nước giải khát với tính chất quy mô sản xuất sản phẩm hàng loạt với khối lượng lớn trong thời gian liên tục. Các bộ phận sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần LHTP Hà Tây bao gồm: