Việc học tốt môn cơ sở văn hóa Việt Nam trên giảng đường ĐH không chỉ với mục đích đạt điểm số cao mà hiểu về cơ sở văn hóa Việt nam sẽ giúp cho chúng ta có nền tảng tốt hơn trong việc giao tiếp ứng xử với con người trong xã hội Việt Nam. Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến tài liệu và đừng quên tiếp tục ủng hộ mình nhé
Trang 1HỌC PHẦN CƠ SỞ VĂN
HÓA VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN: HOÀNG THỊ TÂM
BỘ MÔN VĂN HÓA – KHOA CƠ BẢN
Trang 2Nội dung học phần
• Phần 1: Các khái niệm cơ bản
• Phần 2: Khái quát về văn hóa Việt Nam
• Phần 3: Các thành tố văn hóa Việt Nam
Văn hóa ngôn ngữ
Văn hóa nhận thức
Văn hóa tổ chức cộng đồng
Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
Trang 3Nội dung học phần ( tiếp)
• Văn hóa phong tục
• Văn hóa nghệ thuật – Biểu tượng văn hóa
• Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
• Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
• Văn hóa và phát triển
Trang 4Bài 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
• Khái niệm văn hóa
• Đặc trưng của văn hóa
• Chức năng của văn hóa
• Cấu trúc của hệ thống văn hóa
• Môi trường văn hóa
• Tiếp xúc và giao lưu văn hóa
• Di sản văn hóa
4
Trang 5Thảo luận
CƠ SỞ VĂN HÓA LÀ GÌ?
TẠI SAO CẦN HỌC CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT
NAM?
Trang 6ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA
• Nghĩa từ: Văn: đẹp, hóa: giáo hóa, làm cho biến đổi
1 Văn hóa hiểu ở nghĩa hẹp:
• Chỉ học vấn, hiểu biết, văn hóa nghệ thuật, chuẩn mực
Trang 7ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA
2 Văn hóa hiểu ở nghĩa rộng:
• Là toàn bộ các giá trị do con người tạo ra trong quá trình lịch sử ( Triết học)
•Gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là một thành viên xã hội ( DT học)
Trang 8ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA
• Gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động (Bản sắc văn hóa)
8
Trang 9ĐỊNH NGHĨA CỦA UNESCO
• Tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội
• Gồm: nghệ thuật, văn chương, lối sống, quyền
cơ bản, hệ thống giá trị, tập tục, tín ngưỡng
Trang 10 Sản phẩm của con người
Được tạo ra trong quá trình lịch sử
Có tính cách riêng thuộc về một tộc người
Là một hệ thống gồm nhiều yếu tố
Trang 11Định nghĩa văn hóa
• Ở ý nghĩa thông dụng, văn hóa được hiểu là trình độ, hiểu biết, là phép ứng xử lịch sự, là các tiêu chuẩn đạt đến một trình độ văn minh
Trang 12Xác định một cách hiểu chung
• Văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình
12
Trang 13• Được duy trì ổn định qua thời gian
Trang 14Giá trị của áo dài truyền thống
14
Trang 15II ĐẶC TRƯNG CỦA VH: Tính hệ thống
Văn hóa bao gồm nhiều thành tố có mối quan hệ mật thiết với nhau
Trang 16Đặc trưng của VH: Tính giá trị
Nghĩa ban đầu của văn hóa: là sự giáo dục để trở thành đẹp Sau này mở rộng ý nghĩa là để chỉ các giá trị nói chung đối với con người
Tính giá trị của văn hóa thể hiện ở chỗ nó luôn bao hàm trong nó sự đánh giá về ích lợi đối với con người trong suốt quá trình lịch sử
16
Trang 17Đặc trưng của văn hóa: tính giá trị
• Lòng yêu nước: phẩm chất đẹp, có ý nghĩa
quan trọng, được lưu giữ và đúc kết trong thời gian
• Kinh nghiệm trồng lúa nước
• Giống cây, con
• Truyền thống ẩm thực
• Kiểu nhà ở…
Trang 18Đặc trưng của văn hóa: Tính nhân sinh
•Văn hóa được tạo ra bởi con người, cho con người, vì con người, phục vụ con người
•Ẩn chứa cách suy nghĩ, cảm xúc và tâm hồn con người, nhu cầu của con người
•Thiên nhiên chỉ trở thành văn hóa khi nó có tính nhân sinh: thể hiện ở cách giải thích, cách cấu trúc, cách tái tạo…
18
Trang 19Đặc trưng của văn hóa: tính lịch sử
• Văn hóa được hình thành trong quá trình lịch
sử và được kế thừa qua nhiều thế hệ
• Mỗi thế hệ lại điều chỉnh và tiến hành phân loại, chọn lọc các giá trị tạo thành truyền thống
• Vì thế, mỗi giá trị văn hóa luôn ẩn chứa trong
nó cả một hành trình lịch sử của một gia đình/
Trang 21THẢO LUẬN
• Hãy giải thích ý nghĩa của văn hóa các cách dùng sau
• Di tich văn hóa
• Nhân cách văn hóa
• Trình độ văn hóa
• Tác phẩm văn hóa
Trang 22Chức năng của văn hóa
Chức năng tổ chức xã hội : Thông qua các giá trị, các khuôn mẫu, văn hóa duy trì sự ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội các phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Chức năng điều chỉnh xã hội: Từ những gì mà một nền văn hóa cho là cần, nên, là tốt đẹp, văn hóa giúp điều chỉnh hành vi ứng xử của con người và lớn hơn
là xác định mục tiêu của cả xã hội.
22
Trang 23Chức năng của văn hóa
• Chức năng giao tiếp: văn hóa ở ý nghĩa rộng nhất, phản ánh cách thức ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội, do vậy, nó là chiếc cầu nối giữa con người với con người, nền văn hóa này và nền văn hóa khác
Trang 24Chức năng của văn hóa
• Chức năng giáo dục: Văn hóa là cái được tích lũy và sàng lọc trong quá trình lịch sử, trong quá trình này, những khuôn mẫu hành vi được hình thành Con người xã hội hình thành nhờ việc tuân thủ các khuôn mẫu và chuẩn mực này Bởi thế, văn hóa là một phương tiện quan trọng để giáo dục con người và các thế hệ kế tiếp
24
Trang 25CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG VĂN HÓA
• Từ quan điểm cấu trúc – hệ thống
Văn hoá nhận thức Nhận thức về vũ trụ
Nhận thức về con người
Văn hoá tổ chức cộng đồng Văn hoá tổ chức đời sống tập thể
Văn hoá tổ chức đời sống cá nhân
Văn hoá ứng xử
với môi trường tự nhiên Văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên
Văn hoá đối phó với môi trường tự nhiên Văn hoá tận dụng môi trường xã hội
Trang 26CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG VĂN HÓA
• Các quan điểm phân loại khác:
• Dựa vào địa bàn cư trú
• Dựa vào các thành tố cấu thành văn hóa
Trang 27Môi trường tự nhiên và văn hóa
Trang 28Môi trường tự nhiên Việt Nam
• Địa hình: núi 2/3 diện tích, sông ngòi chằng chịt và phân bố đều khắp, Đồng bằng 1/3 diện tích, bờ biển 2000 km, nghiêng từ TB- ĐN, trải dài từ Bắc xuống Nam, hẹp từ Tây sang Đông
• Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa Độ ẩm cao,
TB 90%, nắng lắm mưa nhiều, bão và lũ lụt theo mùa
28
Trang 29Môi trường tự nhiên VN
• Hệ sinh thái đa dạng:
Thực vật đa dạng giống loài, thực vật phát triển hơn động vật Động vật chủ yếu là vừa và nhỏ
Nhiều vùng sinh thái: núi, đồi, ven biển, đầm phá…
Trang 30Môi trường tự nhiên Việt Nam
• Con người trong mối quan hệ với tự nhiên:
Thích nghi: Tổ chức đời sống một mặt thuận theo các điều kiện tự nhiên, một mặt vượt qua cản trở của tự nhiên
Biến đổi tự nhiên: Làm cho những điều kiện tự nhiên bị thay đổi
Những kết quả và hậu quả của quá trình thích nghi hình thành nên những nét đặc thù trong bản sắc văn hóa của một tộc người
30
Trang 31Môi trường tự nhiên VN và văn hóa VN
Đặc điểm truyền thống văn hóa Việt Nam: Sông nước và thực vật + Tính chất thực vật thể hiện:
Cơ cấu bữa ăn: Cơm cá rau
Tín ngưỡng: tục thờ cây
Chất liệu trang phục
+ Tính chất sông nước thể hiện:
Truyền thống canh tác lúa nước
Kiểu nhà ở truyền thống: hình thuyền
Ngôn ngữ: các yếu tố chỉ nước Dak, Nậm, Krông trong nhiều
Trang 32Bối cảnh lịch sử xã hội và văn hóa
• Bối cảnh lịch sử xã hội: Toàn bộ các yếu tố lịch sử và
xã hội và đặc điểm của nó gắn với một chủ thể nhất định
• Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam:
Có vị trí địa lý đặc biệt: cầu nối giữa Đông Nam Á (ĐNA lục địa và ĐNA hải đảo), là giao điểm của các luồng văn hóa
32
Trang 33VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ĐNÁ
Trang 34VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ĐÔNG NAM Á
Trang 35Bối cảnh LS XH Việt Nam và văn hóa
Lịch sử đấu tranh chống xâm lược phương Bắc
và mở rộng bờ cõi về phương Nam
Tổ chức xã hội nông nghiệp trong đó gia đình
và làng là hai yếu tố cơ bản chi phối toàn bộ
hệ thống xã hội
Trang 36Quá trình mở rộng bờ cõi về
phương Nam TR CN, 1100, 1650
36
Trang 37Các mốc thời gian của quá trình mở rộng lãnh thổ
Trang 38Bối cảnh lịch sử xã hội và văn hóa
Đặc điểm văn hóa Việt Nam:
Sự thống nhất trong đa dạng văn hóa trong đó văn hóa của dân tộc Kinh là ưu trội
Mối liên hệ lâu dài với văn hóa Trung Hoa
Đặc trưng văn hóa nông nghiệp lúa nước, mang tính chất tiểu nông duy tình với cơ cấu tương đối tĩnh
38
Trang 39Tiếp xúc và giao lưu văn hóa
• Tiếp xúc văn hóa: Hiện tượng nền văn hóa của cộng đồng này gặp gỡ hoặc ở gần đến mức có thể trực tiếp chịu tác động, gây ra sự biến đổi văn hóa của cộng đồng khác
• Giao lưu văn hóa là hiện tượng tiếp xúc lâu dài
và trực tiếp, gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa ban đầu của một hay cả hai nền văn hóa
Trang 40Tiếp xúc và giao lưu văn hóa
• Giao lưu văn hóa là hệ quả tất yếu của tiếp xúc văn hóa khi sự tiếp xúc đó diễn ra liên tục
trong một thời gian dài và gây ra những biến đổi mô thức ban đầu
• Chủ thể của giao lưu văn hóa là các tộc người chủ nhân của các nền văn hóa đó
• Kết quả là sự biến đổi các mô thức văn hóa
của một hoặc cả hai nhóm chủ thể
40
Trang 41GiAO LƯU VÀ TIẾP XÚC VĂN HÓA
• Đó là quá trình lựa chọn giá trị văn hóa thích hợp, biến đổi chúng để phục vụ nhu cầu của mình
• Ví dụ: Sự tiếp nhận Nho giáo trong thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến đã tạo nên các giá trị văn hóa trong văn hóa VN: khuôn mẫu người quân tử: Trung – hiếu – tiết – nghĩa, ý
Trang 42DI SẢN VĂN HÓA
• Là những giá trị văn hóa vật thể hoặc phi vật thể, tồn tại và có giá trị lâu bền từ quá khứ lịch sử cho đến ngày nay.
• Di sản văn hóa Việt Nam: di sản văn hóa phi vật thể
và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
42
Trang 44DI SẢN VĂN HÓA
• Di sản vật thể: di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
• Bài tập: Kể tên các di sản văn hóa mà anh/ chị biết
44
Trang 45Câu hỏi chuẩn bị cho tuần tiếp theo
• Chủ thể văn hóa là gì? Văn hóa VN được xây dựng bởi chủ thể nào?
• Thời gian văn hóa là gì? Thời gian VH VN
được bắt đầu từ khi nào?
• Sơ đồ các lớp văn hóa, cho ví dụ minh họa