1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh tt

25 596 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 349,14 KB

Nội dung

ội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minhội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minhội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minhội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minhội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minhội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minhội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI TRƯỜNG GIANG

TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN,

TỔ CHỨC THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

TỪ THỰC TIỄN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Phản biện 1: PGS.TS Trần Đình Nhã

Phản biện 2: TS Phan Anh Tuấn

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện khoa học xã hội lúc 07 giờ 30 ngày 12 tháng 10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ năm 1986, Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế, thực hiện đổi mới, điều này đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, đưa Việt Nam từ một trong những nước nghèo trở thành nước có thu nhập trung bình trên thế giới Sự phát triển, tăng trưởng nhanh về kinh tế cũng làm cho đời sống của người dân ngày một được nâng cao

Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế cùng các thủ tục hành chính rườm rà, yếu kém trong quản lý kinh tế - xã hội, sự suy thoái

về đạo đức của một bộ phận cán bộ, dân cư trong xã hội đã dẫn đến một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, đó là hiện tượng làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức để trục lợi, tư lợi Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, các vụ việc làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức có chiều hướng gia tăng về số vụ việc và tinh vi về cách thức thực hiện BLHS Việt Nam hiện hành đã quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, tuy nhiên thực tiễn xét xử tội này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và chưa thống nhất Do vậy, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử các vụ án về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức sẽ góp phần đưa ra những giải pháp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong công tác xét

xử các vụ án hình sự liên quan đến tội làm giả con dấu, tài liệu của

cơ quan, tổ chức

Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua luôn là đầu tàu về kinh tế tại Việt Nam, trong đó Quận 1 là trung tâm của thành phố, nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính của Thành phố, Trung ương trú đóng trên địa bàn, là Quận có đóng góp ngân sách lớn nhất

Trang 4

cho Thành phố Hồ Chí Minh, các hoạt động kinh tế chủ yếu là thương mại dịch vụ, do vậy, Quận 1 cũng là nơi phát hiện và xét xử nhiều vụ án hình sự liên quan đến tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ

quan, tổ chức Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn Thạc sỹ

Luật học của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm qua, có rất ít bài viết, luận văn viết và nghiên cứu về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như: Luận văn thạc sỹ “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ) của Hoàng Văn Bắc, GS.TS Đỗ Ngọc Quang hướng dẫn năm 2015; bài viết “những nhức nhói nạn làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” của tác giả Nguyễn Văn Phong đăng trên Báo sức khỏe và đời sống….Bình luận khoa học BLHS của Tiến sĩ Trần Minh Hưởng (Học viện Cảnh sát nhân dân) và giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung; phần các tội phạm – Quyển 2) của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cũng nêu về Tội phạm này

Ở góc độ nhất định, Luận văn đã nêu đề cập đến các khía cạnh khác nhau về thực trạng và việc thực hiện pháp luật trong công tác xét xử các vụ án hình sự liên quan đến tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức ở trong lĩnh vực, địa phương khác nhau và

có những nhận định và giải pháp hoàn thiện pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức Tuy nhiên, với đặc thù là đô thị lớn, trung tâm kinh tế như Quận 1 thì chưa có đề tài nghiên cứu

Trang 5

về thực tiễn xét xử các vụ án hình sự liên quan đến tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và thực tiễn hoạt động xét xử tại Quận 1, Luận văn làm rõ thêm về cơ sở lý luận và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong luật hình sự Việt Nam, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực tiễn xét xử

Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích đã nêu, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Làm rõ một số khái niệm về con dấu, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, nhà nước, những quy định của BLHS về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

- Quy định của BLHS về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

- Thực tiễn xét xử tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan,

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong BLHS và thực tiễn áp dụng quy định

Trang 6

của pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu trong phạm vi lý luận về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức dưới góc độ luật hình sự gắn với thực tiễn hoạt động xét xử tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

từ năm 2012 đến tháng 4 năm 2016

Các số liệu thống kê trong Luận văn được thu thập tại Cục thống kê, TAND tối cao, các báo cáo giám sát của Quốc Hội, TAND Thành phố Hồ Chí Minh, Đội Điều tra – Tổng hợp, Đội Cảnh sát Kinh tế Công an Quận 1, VKSND Quận 1, TAND Quận 1

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về Nhà nước và Pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của

cơ quan, tổ chức

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp chung là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin Trên cơ sở đó, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, tổng hợp (được tác giả sử dụng xuyên suốt luận văn để thực hiện tất cả các nhiệm vụ nghiên cứu); phương pháp thống kê, so sánh và nghiên cứu án điển hình (được sử dụng để giải quyết, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật)

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn

Ý nghĩa lý luận

Trang 7

Luận văn góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức Ngoài ra, Luận văn còn được sử dụng làm tài liệu học tập, nghiên cứu

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu trong Luận văn góp phần nâng cao hiệu quả xử lý các vụ án hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức để trình cấp có thẩm quyền đưa ra những giải pháp triển khai thực hiện BLHS năm 2015 hoặc sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến tội làm giả con dấu, tài liệu của của cơ quan,

tổ chức trong BLHS năm 2015

7 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,

dự kiến Luận văn được cấu trúc gồm 03 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật

hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Chương 2: Định tội danh và quyết định hình phạt về tội làm

giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức tại địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Những điểm mới trong quy định của BLHS năm

2015 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và các kiến

nghị

Trang 8

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU

CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC 1.1 Những khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

1.1.1.1 Khái niệm con dấu của cơ quan, tổ chức

Theo từ điển Bách khoa Công an nhân dân: “Con dấu là vật làm bằng gỗ, kim loại, cao su…mặt dưới hình tròn hoặc hình vuông, hoặc hình chữ nhật…theo những kích cỡ nhất định, có khắc chữ hoặc hình, được dùng in trên giấy tờ để làm bằng, làm tin trong quan hệ giao dịch giữa các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị vũ tang và

tổ chức kinh tế, xã hội Con dấu được quản lý chặt chẽ từ việc khắc đến việc sử dụng Ở Việt Nam, con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức

xã hội – nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và một số chức danh nhà nước”

1.1.1.2 Khái niệm về tài liệu của cơ quan, tổ chức

Hiện nay, theo quy định tại Luật lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11/11/2011 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam về lưu trữ Tài liệu “là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm văn bản, dự

án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in;

ấn phẩm và vật mang tin khác”

Trang 9

1.1.2 Khái niệm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức

Tại khoản 1 Điều 267 quy định như sau: “Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

1.1.3 Khái niệm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan

tổ chức

Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, khoản 1 Điều 8 quy

định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.”

1.2 Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

1.2.1 Các dấu hiệu định tội

Khách thể của tội phạm

Tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý hành chính Nhà nước về con dấu, tài liệu, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức Đây cũng chính là khách thể trực tiếp của tội phạm này Bảo vệ sự an toàn của con dấu và các tài liệu, giấy tờ cũng chính là bảo đảm sự

Trang 10

hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản

lý hành chính của Nhà nước về con dấu và các loại tài liệu

Mặt khách quan của tội phạm

Đối với tội danh này, mặt khách quan bao gồm hành vi khách quan đó là hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức hoặc hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối

cơ quan, tổ chức, công dân

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và mong muốn thực hiện hành vi đó Mục đích “nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân”

Chủ thể của tội phạm

Căn cứ vào mức chế tài quy định tại Điều 267 Bộ luật hình

sự năm 1999 cho thấy: mức độ nghiêm trọng của tội phạm chỉ dừng lại ở tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng Do đó, chủ thể của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là người từ

đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Người thực hiện hành vi này không cần những dấu hiệu đặc biệt, vì vậy chủ thể của tội phạm không phải là chủ thể đặc biệt

1.2.2 Các dấu hiệu định khung hình phạt

* Định khung hình phạt theo CTTP cơ bản:

Khung hình phạt cơ bản của tội làm giả con dấu, tài liệu của

cơ quan, tổ chức được quy định tại Khoản 1, Điều 267 BLHS năm

1999 Hình phạt đối với người phạm tội theo CTTP cơ bản này là

“phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt

tù từ sáu tháng đến ba năm”

Trang 11

* Định khung hình phạt theo CTTP tăng nặng thứ nhất

Là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức, công dân Bên cạnh đó, người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau để thực hiện phạm tội thì hành vi đó được xác định là tình tiết tăng nặng, cần phải quy định một mức hình phạt cao hơn đối với mức hình phạt đối với khung hình phạt cơ bản để đảm bảo tính trừng trị, răn đe và phòng ngừa tội

phạm Các hành vi gồm: “thực hiện có tổ chức; Phạm tội nhiều lần; Gây hậu quả nghiêm trọng; Tái phạm nguy hiểm”

Người phạm tội thực hiện hành vi trên có thể bị áp dụng hình

phạt tù “từ hai năm đến năm năm”

* Định khung hình phạt theo CTTP tăng nặng thứ hai

Là trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng Điều luật quy định hai tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, nhưng hai tình tiết này lại có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, đó là: "phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng" Nội dung này, theo quan điểm tác giả cần vận dụng hướng dẫn Thông tư liên tịch số: 02/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ

Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các

tội xâm phạm sở hữu" của Bộ Luật Hình sự năm 1999 đó là “gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng”

Ngoài ra, Điều luật còn quy định về hình phạt bổ sung đối

với người thực hiện hành vi phạm tội: “phạt tiền từ năm triệu đến

Trang 12

năm mươi triệu đồng” Như vậy, hình phạt tiền được áp dụng trong

Điều luật vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung

1.3 Phân biệt tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với một số tội danh khác

1.3.1 Phân biệt tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan nhà nước

1.3.2 Phân biệt với tội giả mạo trong công tác

1.3.3 Phân biệt với tội giả mạo chức vụ, cấp bậc

1.4 Những điểm mới của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, BLHS

năm 2015 đã có một số nội dung sửa đổi, bổ sung như sau:

Thứ nhất, tên điều luật “tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ

quan, tổ chức” tại Điều 267 BLHS năm 1999 chưa bao hàm hết nội dung trong Điều luật Bởi lẽ, trong nội dung điều luật, ngoài hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, người có hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ (giả) đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân cũng trở thành hành vi phạm tội của tội này Do đó, BLHS 2015 đã sửa tên điều luật thành “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu giả, tài liệu giả của cơ quan tổ chức” (Điều 341) Như vậy, tên điều luật đã bao hàm và chứa đựng đầy đủ nội dung của điều luật

Thứ hai, về nội dung điều luật So với quy đinh trong BLHS

năm 1999, BLHS năm 2015 chỉ ra dấu hiệu “sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật”, như vậy, hành vi trái pháp luật đã thay thế cho hành vi “nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức

Ngày đăng: 15/11/2017, 15:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w