1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình từ thực tiễn tỉnh gia lai tt

26 242 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 504,25 KB

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH TUẤN ANH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH TUẤN ANH

ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM ĐỐI VỚI

NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

TỪ THỰC TIỄN TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 60.38.01.04

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa Học Xã Hội

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Trung Thành

Phản biện 1: PGS.TS Trần Đình Nhã

Phản biện 2: TS Nguyễn Thanh Dương

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện khoa học xã hội 11 giờ 15 phút, ngày 10 tháng 10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học

xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, với xu thế hội nhập và đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội mà trước hết là đổi mới về kinh tế Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã chú trọng phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa

có sự quản lý của Nhà nước Đó là nhân tố làm biến đổi sâu sắc nền kinh tế nước ta Phát triển kinh tế thị trường đã khắc phục được những thiếu sót của thời kỳ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, mặt khác nó phát huy tối đa khả năng năng to lớn, huy động có hiệu quả cao những tiềm năng vật chất, tinh thần của nhân dân, phát huy nội lực, tạo ra sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống Hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường với những mặt tích cực và tiêu cực đang hàng ngày hàng giờ tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội, làm biến đổi đời sống xã hội nói chung, Pháp luật nói riêng cũng đang chịu sự ảnh hưởng và chi phối Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, các điều kiện về xã hội cũng chịu ảnh hưởng và biến đổi sâu sắc Một mặt đời sống xã hội ngày càng được cải thiện, mọi người đều có cơ hội làm giàu và phát huy khả năng Song, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng cách biệt, sự phân tầng xã hội ngày càng rõ nét Tình hình xã hội diễn biến phức tạp, tội phạm có chiều hướng gia tăng về số vụ, tội phạm có tổ chức ngày càng phổ biến và tinh vi, phức tạp, nhất là các tội phạm có tính chất chiếm đoạt tài sản (Tội cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ) các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người, các tội phạm về

Trang 4

ma tuý v.v Đối tượng thực hiện tội phạm ngày càng đa dạng, phức tạp về thành phần, nghề nghiệp, độ tuổi Trong đó, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ngày càng gia tăng, với tính chất và mức

độ phạm tội ngày càng nguy hiểm, sử dụng nhiều thủ đoạn phạm tội tinh vi Trong thời gian tới, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện sẽ tiếp tục gia tăng

Thời gian qua, trên địa bàn cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện thường xuyên xảy ra, với tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng

và xảy ra ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh

Trước tình hình đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra trên cả nước nói chung và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai nói riêng

đã có nhiều cố gắng điều tra triệt phá được nhiều tội phạm do người chưa thành niên thực hiện Tuy nhiên, tỷ lệ điều tra khám phá vụ án vẫn chưa được như chỉ tiêu đề ra, chưa đáp ứng kỳ vọng của nhân dân, cùng với đó vẫn còn tình trạng vi phạm thủ tục tố tụng, đặc biệt

là khi áp dụng biện pháp tạm giam

Áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung và áp dụng biện pháp tạm giam nói riêng đối với người chưa thành niên phạm tội là hoạt động quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong Tố tụng hình

sự Áp dụng biện pháp tạm giam không đúng quy định của pháp luật

Tố tụng hình sự sẽ trực tiếp xâm phạm tới các quyền cơ bản của Công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật, ảnh hưởng tới uy tín của Cơ quan Cảnh sát điều tra đồng thời ảnh hưởng tới kết quả giải quyết vụ án hình sự Vấn đề then chốt ở chỗ:

Trang 5

Đây là loại đối tượng có nhân thân đăc biệt, nếu như không có biện pháp tác động, xử lý linh hoạt phù hợp, mang tính giáo dục và nhân đạo, chúng ta sẽ không những không giải quyết tốt được vụ án hình

sự mà còn không đạt được mục đích giáo dục, cải tạo đối tượng này, không thực hiện được chính sách hình sự nghiêm khắc nhưng đậm tính nhân đạo của Nhà nước

Từ phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu, nâng cao nhận thức, hạn chế những thiều sót, áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội đúng quy định của pháp luật Tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai là cần thiết Vì vậy học viên đã chọn

vấn đề “áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình từ thực tiễn tỉnh Gia Lai” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua đã có một số công trình khoa học, một số bài viết nghiên cứu việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung

và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội nói riêng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

- Tiến sỹ Nguyễn Vạn Nguyên có công trình “Các biện pháp ngăn chặn và những vấn đề nâng cao hiệu quả của chúng” (Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 1995);

- Nguyễn Mai Bộ có công trình “ Những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997);

Trang 6

- Luận án tiến sỹ của Nguyễn Văn Điệp “Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”;

- Luận văn thạc sỹ của Trương Hồng Sơn “Áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội của cơ quan cảnh sát điều tra Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả”;

- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Thu Hoài “Các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội”…Ngoài ra còn một số công trình khoa học, một số bài viết đăng trên các tạp chí Công an nhân dân, tạp chí Khoa học giáo dục Cảnh sát nhân dân, tạp chí Kiểm sát, tạp chí Tòa án nhân dân cũng đề cập đến vấn đề này Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu việc

áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Tình hình nghiên cứu trên cho thấy, vẫn đề “Áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Gia Lai” cần được nghiên cứu, để có những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng, hạn chế những thiếu sót, bảo đảm quyền con người trong việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Gia Lai và có thể tham khảo áp dụng trên phạm vi cả nước

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội trong

Trang 7

giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Gia Lai trong giai đoạn từ 2012 đến nay, phát hiện những khó khăn vướng mắc, những thiếu sót trong việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Gia Lai Từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả

áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội

trên địa bàn tỉnh Gia Lai

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

+ Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp tạm giam nói riêng theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam, cũng như lý luận áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự

+ Phân tích, đánh giá quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm

2003 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội

+ Làm rõ tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trong thờì gian qua trên địa bàn tỉnh Gia Lai Những yếu tố tác động và ảnh hưởng tới việc áp dụng những biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai

+ Khảo sát và đánh giá thực tiễn áp dụng những biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai Chỉ ra những kết qủa đạt được, những hạn chế

Trang 8

thiếu sót, những vấn đề khó khăn, vướng mắc khi áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội cũng như những vấn đề sẽ phát sinh khi đối tượng phạm tội này ngày một gia tăng trong giai đoạn hiện nay

+ Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về tình hình tội phạm

ở người chưa thành niên, thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đối với đối tượng này Đưa

ra các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật Tố tụng hình sự về việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người

chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về

những vấn đề lý luận quy định của pháp luật TTHS và thực tiễn liên quan đến việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với đối tượng đặc thù

là người chưa thành niên phạm tội

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề áp dụng biện

pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội ở giai đoạn điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra

+ Về không gian, thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu

thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ năm 2012 – 2016

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính

Trang 9

sách của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm do người chưa thành niên thực hiện nói riêng

Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê và phương pháp chuyên gia

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn đã góp phần làm rõ những vấn đề mang tính lý luận

về áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung và áp dụng biện pháp tạm giam nói riêng đối với người chưa thành niên phạm tội

Luận văn đã phân tích, làm rõ được thực trạng tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện và những hạn chế thiếu sót đồng thời chỉ ra được nguyên nhân, điều kiện của những hạn chế thiếu sót trong việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Luận văn đã đưa ra những yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật Tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu trong các trường đại học, các Học viện, các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật Kết quả nghiên cứu của luận văn còn góp phần trang bị những kiến thức chuyên sâu cho cán bộ làm công tác thực tiễn đang công tác tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai nói riêng cũng như các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nói chung trong quá trình áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành

Trang 10

niên phạm tội được chính xác, khách quan, hiệu quả, đảm bảo quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn tạm giam, về áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Chương 2: Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Gia Lai

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật Tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên

phạm tội ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Trang 11

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM GIAM, VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở GIAI ĐOẠN

ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1 Những vấn đề lý luận về các biện pháp ngăn chặn tạm giam theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam

1.1.1 Khái niệm các biện pháp ngăn chặn

Xuất phát từ yêu cầu giải quyết vụ án hình sự là phát hiện nhanh chóng, chính xác và xử lý công minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, Nhà nước cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng (THTT) được áp dụng nhiều biện pháp có tính cưỡng chế, trong đó có biện pháp ngăn chặn

Khái niệm biện pháp ngăn chặn: Biện pháp ngăn chặn là biện pháp mang tính cưỡng chế Nhà nước trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã, người phạm tội quả tang hoặc người bị nghi phạm tội có tính phòng ngừa do cơ quan, người có thẩm quyền được quy định trong BLTTHS áp dụng, nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có những hành vi gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự

1.1.2 Mục đích, ý nghĩa của biện pháp tạm giam

- Mục đích: Mục đích áp dụng là vấn đề mà các cơ quan tiến hành tố tụng cần đạt được khi áp dụng biện pháp tạm giam Ngoài mục đích chung là ngăn chặn không để bị can, bị cáo có điều kiện tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thì ở

Trang 12

mỗi giai đoạn tố tụng nhất định việc áp dụng biện pháp tạm giam còn

có mục đích riêng nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng tố tụng của

cơ quan áp dụng Chẳng hạn, việc tạm giam đối với bị can trong giai đoạn điều tra tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan điều tra có thể tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can một cách thuận lợi nhất, đồng thời cũng giúp cho việc quản lý giám sát bị can được chặt chẽ, không để bị can có điều kiện thông cung

- Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp tạm giam: Với vai trò là một biện pháp ngăn chặn, tạm giam có ý nghĩa rất lớn trong việc đấu tranh và phòng chống các loại tội phạm cũng như bảo đảm các quyền

tự do dân chủ của công dân

1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về biện pháp tạm giam

Trang 13

Áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự là việc Cơ quan điều tra

có thẩm quyền cách ly bị can từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi khỏi đời sống xã hội từ khi có Quyết định khởi tố vụ án hình sự đến khi kết thúc việc điều tra khi có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có những hành vi gây cản trở việc điều tra giải quyết vụ án hình sự của cơ quan điều tra

1.3.2 Đặc điểm áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự

- Đặc điểm về đối tượng áp dụng là người chưa thành niên phạm tội

- Đặc điểm về chủ thể có thẩm quyền áp dụng - Cơ quan điều tra

- Đặc điểm về thủ tục áp dụng

- Đặc điểm về thời hạn áp dụng

Kết luận Chương 1

Trong Chương 1 luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận

về biện pháp ngăn chặn tạm giam, về áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự Trong đó, luận văn đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản sau đây:

- Qua việc nghiên cứu, tham khảo nhiều quan điểm khác nhau của các nhà khoa học luận văn đã phân tích, đi đến thống nhất nhận thức về khái niệm các biện pháp ngăn chặn, khái niệm biện pháp tạm giam, phân biệt biện pháp bắt tạm giam với biện pháp tạm giam từ đó

Ngày đăng: 15/11/2017, 15:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w