1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

tìm hiểu xu hướng phát triển của báo chí thế giới hiện nay

86 422 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

Theo từ điển tiếng Việt (Viện khoa học xã hội Việt Nam năm 1992 trang 1135), “Xu hướng” có nghĩa là xu thế thiên về một chiều nào đó. Sự thiên về những hoạt động nào đó nhằm một mục tiêu có ý nghĩa đối với bản thân trong một thời gian lâu dài.Từ định nghĩa đó, ta có thể hiểu Xu hướng báo chí đó là xu thế thiên về một chiều hướng nào đó của báo chí, có mục tiêu, ý nghĩa và ảnh hưởng trong thời gian dài. Tác động đến hệ thống báo chí của thế giới.Báo chí từ ngày đầu ra đời đã liên tục có những thay đổi để tiến xa hơn. Từ tờ báo chỉ là những bản chép tay rồi đến những bản báo in đầu tiên và phát triển cho tới đa phương tiện như ngày nay, tất cả điều đó đều là kết quả của quá trình phát triển lâu dài với nhiều thách thức. Tùy theo điều kiện lịch sử và xu hướng của công chúng, hệ thống báo chí có những bước đi riêng của mình để đáp ứng lại những điều đó. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, báo chí cũng chịu phần nào ảnh hưởng.Việc nghiên cứu các xu hướng của báo chí thế giới sẽ góp phần hiểu rõ hơn đặc điểm, thực trạng của nền báo chí toàn cầu hiện nay. Qua đó có cách thức, giải pháp cho phù hợp với tình hình chung.Được giao tìm hiểu về các xu hướng phát triển của báo chí thế giới, nhóm 6 phát triển đề tài theo hướng tìm hiểu chung về các xu hướng đang diễn ra trên thế giới, rồi đi cụ thể vào từng loại hình báo chí. Trong quá trình tìm hiểu, nhóm cố gắng lý giải nguyên nhân và điều kiện dẫn tới các xu hướng đó và dự đoán hướng phát triển trong tương lai. So sánh các xu hướng đó với thực tại nền báo chí Việt Nam.

Trang 1

KHÁI QUÁT CHUNG

Theo từ điển tiếng Việt (Viện khoa học xã hội Việt Nam năm 1992 - trang

1135), “Xu hướng” có nghĩa là xu thế thiên về một chiều nào đó Sự thiên về những hoạt động nào đó nhằm một mục tiêu có ý nghĩa đối với bản thân trong một thời gian lâu dài.

Từ định nghĩa đó, ta có thể hiểu Xu hướng báo chí đó là xu thế thiên về một chiều hướng nào đó của báo chí, có mục tiêu, ý nghĩa và ảnh hưởng trong thời gian dài Tác động đến hệ thống báo chí của thế giới.

Báo chí từ ngày đầu ra đời đã liên tục có những thay đổi để tiến xa hơn Từ tờbáo chỉ là những bản chép tay rồi đến những bản báo in đầu tiên và phát triển cho tới

đa phương tiện như ngày nay, tất cả điều đó đều là kết quả của quá trình phát triển lâudài với nhiều thách thức Tùy theo điều kiện lịch sử và xu hướng của công chúng, hệthống báo chí có những bước đi riêng của mình để đáp ứng lại những điều đó Trongbối cảnh toàn cầu hóa, báo chí cũng chịu phần nào ảnh hưởng

Việc nghiên cứu các xu hướng của báo chí thế giới sẽ góp phần hiểu rõ hơn đặcđiểm, thực trạng của nền báo chí toàn cầu hiện nay Qua đó có cách thức, giải phápcho phù hợp với tình hình chung

Được giao tìm hiểu về các xu hướng phát triển của báo chí thế giới, nhóm 6phát triển đề tài theo hướng tìm hiểu chung về các xu hướng đang diễn ra trên thếgiới, rồi đi cụ thể vào từng loại hình báo chí Trong quá trình tìm hiểu, nhóm cố gắng

lý giải nguyên nhân và điều kiện dẫn tới các xu hướng đó và dự đoán hướng phát triểntrong tương lai So sánh các xu hướng đó với thực tại nền báo chí Việt Nam

Trang 2

CHƯƠNG I – XU HƯỚNG CHUNG CỦA BÁO CHÍ THẾ GIỚI

1 Toàn cầu hóa thông tin

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong

nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v trên quy mô toàn cầu.

Toàn cầu hóa thông tin đó là quá trình thông tin ở khắp mọi nơi trên thế giới

được truyền tải liên tục, nhiều chiều và dễ dàng tới cho công chúng.

Ngày nay, ở bất kì đâu bạn cũng đều có thể nắm bắt được toàn bộ thông tin củathế giới trong ngày qua Đó là kết quả của quá trình toàn cầu hóa thông tin Thông tintại mọi ngóc ngách của trái đất được các hãng truyền thông cung cấp một cách nhanhchóng và chính xác tới cho mỗi công dân Bạn đang ngồi ở nhà và có thể theo dõi tìnhhình đang diễn ra ở Iraq hay ở Mĩ, hay như tình hình giá xăng dầu trên thế giới hiệnnay… điều sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn

1.1 Điều kiện hình thành toàn cầu hóa thông tin

Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trong các lĩnh vực

đăng tải, in ấn tạp chí, báo, sự phát triển các công nghệ phát thanh truyền hình và đặcbiệt là internet đã cho phép những thông tin từ một quốc gia có thể được biết đến trêntoàn thế giới Quá trình toàn cầu hóa thông tin được gắn với những thành tựu mớinhất trong kỹ thuật thông tin liên lạc và điện tử Thông tin trong khoảnh khắc đượctruyền tải tức thời tới cho người xem và người đọc Điều đó cho phép hàng triệungười được chứng kiến và tham gia vào các sự kiện

Mạng internet bao phủ toàn cầu, nhờ đó mà người sử dụng có khả năng nhận

được thông tin cần thiết từ các hãng tin một cách dễ dàng Sự xâm nhập của tiến bộkhoa học kĩ thuật vào các hoạt động báo chí là điều rõ ràng và dễ nhận thấy Việc ápdụng rộng rãi kỹ thuật điện tử, truyền tải dữ liệu xuyên biên giới, việc hình thànhmạng lưới thông tin toàn cầu đã góp phần đưa tin tức nhanh chóng tới công chúng.Điều đó là cần thiết cho một xã hội đang phát triển nhanh

Trang 3

Một điều kiện thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa nữa là nhu cầu thông tin của

công chúng ngày một gia tăng Các cơ quan báo chí muốn đáp ứng nhu cầu đó thì cầnphải đẩy mạnh việc khai thác sự đa dạng của thông tin, không thể bó hẹp thông tintrong phạm vi một quốc gia hay một khu vực

1.2 Biểu hiện của toàn cầu hóa thông tin

Biểu hiện rõ nhất là việc hình thành rất nhiều hãng thông tấn, hãng tin chuyên

khai thác tin tức trên khắp thế giới rồi bán lại cho các cơ quan thông tấn trên thế giới.Với sự chuyên biệt này, các cơ quan báo chí chỉ cần mua lại tin từ các hãng thông tấn

đó là có thể có đủ tin tức trên thế giới cung cấp cho công chúng của mình

Biểu hiện thứ hai đó là thông tin ở mọi nơi được cập nhật liên tục và nhiều chiều Nếu như trước kia, chỉ những thông tin quan trọng và có ảnh hưởng lớn mới

được đề cập, thì ngày nay những thông tin về những con người bình thường ở mọi nơiđều có thể được nhắc tới Thông tin về những nhân vật nổi tiếng không còn chỉ làthông tin riêng của một quốc gia mà đã trở nên nguồn tin nóng cho những người quantâm trên thế giới

Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là liệu các thông tin được toàn cầu hóa đó liệu cótrung thực? Các chuyên gia đã nhận xét, quốc gia nào làm chủ được thông tin thì quốcgia đó sẽ giành chiến thắng Không ai dám chắc những thông tin mà các hãng tin đưa

ra không mang màu sắc chính trị, phục vụ cho một đảng phái, một nền chính trị nào

đó Điều đó là dễ hiểu trong thời đại thông tin có vai trò quan trọng như ngày nay.Các chính phủ phải điều tiết các dòng thông tin trong tầm kiểm soát của họ, đưa ranhững tin tức có lợi và theo những mưu đồ chính trị được tính toán kĩ

Không thể phủ nhận những thành tựu của công cuộc toàn cầu hóa thông tinđem lại Truyền hình, phát thanh, internet, báo chí đã và đang tác động về tình cảm, tưtưởng của công chúng tiếp nhận thông tin, bất kể khoảng cách từ họ tới nguồn thôngtin là bao nhiêu Sự kết hợp giữa thông tin toàn cầu và lợi ích khu vực làm cho hoạtđộng của các phương tiện thông tin đại chúng trở nên hữu hiệu hơn nếu xét từ góc độchình thành và thao túng công luận

Trang 4

2 Quốc tế hóa báo chí

Trong bối cảnh thông tin toàn cầu đang phát triển, các tập đoàn truyền thông,các cơ quan báo chí đều muốn đẩy mạnh ảnh hưởng của mình tở các quốc gia khác.Chính vì vậy mà họ cố gắng đưa tờ báo của mình ra khỏi khuôn khổ của một quốcgia

Quốc tế hóa báo chí là hình thức mà một tờ báo, ấn phẩm báo chí được phát hành ở nhiều quốc gia, hoặc phát hành ở quốc gia này nhưng được bán ở quốc gia khác.

2.1 Biểu hiện của quốc tế hóa trong lĩnh vực báo in

• Báo chí in ấn ở nước này, nhưng lại được phát hành ở nhiều nước trên thế giới

• Báo chí in ấn ở nhiều nước cùng một lúc (thí dụ Nhân dân Nhật báo của Trungquốc, tạp chí Tuyển tập (Readers Digest)

• Hai nước liên kết với nhau xuất bản một số báo

• Cơ quan báo chí mở nhiều chi nhánh ở nước ngoài

• Các tập đoàn báo chí phát triển những tờ báo cho khu vực riêng với ngôn ngữcủa khu vực đó

2.2 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực phát thanh

• Biểu hiện lớn nhất trong lĩnh vực phát thanh đó là xu hướng phát sóng ra nướcngoài của các tổ hợp truyền thông

• Có tổng số: 80 đài phát thanh ra nước ngoài, phát thanh tới 20.000 giờ trongtuần, bằng 48 thứ tiếng, phủ sóng toàn cầu

• Một số đài tiêu biểu như :

- VOA của Mỹ phát 2001 giờ/ tuần với 40 thứ tiếng

- BBC của Anh phát khoảng 120 giờ/ ngày với 38 thứ tiếng

- Làn sóng Đức phát 100 giờ/ ngày, với 40 thứ tiếng

- Đài CRI (Trung quốc) phát sóng 680 giờ/ngày với 43 thứ tiếng

• Những điểm cần chú ý về nội dung:

Trang 5

- Đài phát thanh ra nước ngoài của các nước không có lợi cho nước chủ nhà vềmặt kinh tế nhưng quan trọng về mặt chính trị nên được nhà nước quan tâm

- Về cơ cấu tổ chức có nét đặc biệt (có phòng PR - nghiên cứu nhu cầu côngchúng, ban dạy tiếng nước ngoài)

- Những nội dung cần chú ý trong thông tin của các nước tư bản qua đài phátthanh:

• Mô tả các nước tư bản giàu có thanh bình, là mô hình của nhiều nước vươn tới

• Không đưa ra đầy đủ những mặt trái, mặt tiêu cực của xh TBCN để công chúngphê phán

• Đồng nhất mục tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa với chủ nghĩa cộng sản

• Phê phán chủ nghĩa Mác , chống phá các nước XHCN, tăng cường các chiếnlược diễn biến hòa bình

2.3 Biểu hiện quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực truyền hình

• Lợi thế của thông tin trong lĩnh vực truyền hình đó là sử dụng hình ảnh

• Xu thế nhiều đài truyền hình trên thế giới phát các chương trình truyền hình đốingoại

• Tăng cường các chương trình phát hình gắn với lồng tiếng hoặc có chữ dịchhiện trên màn hình

• Hình thành nhiều đài truyền hình của khu vực, đài truyền hình cho châu lục,hoăc đài của các tập đoàn báo chí dành riêng cho khu vực

2.4 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực thông tấn

• Thu thập thông tin nước ngoài đầy đủ, chính xác là nghĩa vụ và trách nhiệm củacác hãng thông tấn

• Đa dạng hóa các loại hình thông tin: hình ảnh, âm thanh, các văn bản

• Số lượng ấn phẩm báo ảnh càng ngày càng phát triển

• Liên kết các hãng thông tấn quốc tế

2.5 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực báo mạng

• Hình thành những trang web của các cơ quan báo chí

Trang 6

• Các phiên bản của báo in được cập nhật thông tin nhanh chóng

• Hình thành những dịch vụ thông tin mới như chat, thư điện tử, điện thoại quamạng

• Thông tin nhanh chóng, vượt qua mọi trở ngại về không gian và thời gian,

• Cần có trình độ cao để có thể loại bỏ thông tin nhiễu, thông tin không có độ tincậy, thông tin rác rưởi

3 Thương mại hóa báo chí

Khái niệm thương mại hóa báo chí hiện nay vẫn còn có nhiều tranh cãi Cónhiều người cho rằng không nên dùng từ thương mại hóa đối với báo chí, vì điều đó

có thể gây hiểu sai là các tờ báo đang “lá cải hóa”

Tuy nhiên nhóm cũng xin tự đưa ra cách hiểu của mình về “thương mại hóa

báo chí” Đó là một quá trình mà các cơ quan báo chí tìm cách tăng thu nhập cho mình bằng các hoạt động kinh tế khác bên cạnh việc kinh doanh các loại hình báo chí thông thường Đó có thể là các hoạt động quảng cáo cho các sản phẩm, thâu tóm các

khâu trong quá trình làm báo: in ấn, phát hành… phát triển thêm các dịch vụ giá trịgia tăng trên tờ báo hoặc cũng có thể tham gia và các lĩnh vực kinh tế khác

3.1 Điều kiện hình thành thương mại hóa báo chí

Sau cuộc “cách mạng thương mại” những năm 1830 – 1840, các phương tiệnthông tin đại chúng trở thành những doanh nghiệp tư bản sinh lời, vì vậy bản thânchúng cũng chịu sự tác động của tất cả các quy luật của hoạt động kinh doanh: cạnhtranh và hạn chế cạnh tranh, tập trung hóa, độc quyền hóa và những luật lệ khác Tất

cả những điều đó để lại dấu ấn trong hoạt động báo chí hằng ngày và hoạt động củanhững tổ chức hữu quan Chính vì sau “cuộc cách mạng thương mại”, những nguồnthu của báo chí định kỳ chủ yếu đến từ quảng cáo chứ không phải từ số lượng pháthành nên những tổ chức đặt in quảng cáo bắt đầu hướng đến những ấn phẩm có sốlượng phát hành cao nhất Điều đó làm cho các nhà báo phải thay đổi nội dung vàcách trình bày ấn phẩm

Trang 7

Trong lĩnh vực kinh tế thị trường và trong bối cảnh tương mại hóa toàn cầu,hầu như mọi lĩnh vực nghề nghiệp đều chịu ảnh hưởng của lợi ích về quảng cáo vàthương mại Họ nhận ra vai trò của quảng cáo trên báo chí đối với tư duy của kháchhàng Báo chí cũng nhận ra điều đó Nhà tài phiệt truyền thông như Rupert Murdoch

đã cho chúng ta thấy kinh doanh từ các loại hình truyền thông đem lại lợi nhuậnkhổng lồ như thế nào Hoạt động tổ chức của mọi phương tiện thông tin đại chúng đềunhằm đạt được hiệu quả cao về phương diện kinh tế - tài chính, cũng như các phươngdiện tư tưởng Nếu chỉ xét về phương diện kinh tế của vấn đề thì cần nêu rõ rằng đểđạt được mức sinh lời cao khâu quản lý ở các báo và tạp chí, các đài phát thanh truyềnhình cũng phải được xây dựng theo những nguyên tắc giống như những nguyên tắctrong điều hành các doanh nghiệp

3.2 Biểu hiện của thương mại hóa báo chí

Hiện nay những nguồn thu chủ yếu của mọi ấn phẩm đều gồm:

- Những khoản thu tài chính từ quảng cáo

- Những khoản thu nhờ bán báo, phát sóng…

- Những khoản thu từ các hoạt động thương mại dưới các hình thức khác

- Những khoản tiền đóng góp từ bên ngoài

Và nền tảng cho những khoản thu bằng tiền này là khoản thu từ quảng cáo đemlại

Từ khi khai sinh, mục đích thương mại của báo in đã rất rõ rằng Tờ Anzeiger(người quảng cáo) xuất bản ở Dresden (Đức) năm 1730, theo nhà nghiên cứu AnthonySmith, đã tự cho mình là phục vụ tất cả những ai trong hay ngoài thành phố muốnmua bán, cho thuê hay đi thuê, cho vay hay đi vay Ở Mỹ, trong thời gian thuộc địa,thương mại đó là một yếu tố tiên quyết của báo chí Nhu cầu về buôn bán hàng hóatiêu dùng, đặc biệt thông tin về những tuyến tàu chở hàng từ bên kia đại dương đã đểlại kết quả là các tờ báo ban đầu hầu hết gắn với từ “người quảng cáo” (Advertiser)trên vi-nhét

Trang 8

Bất kì một tờ báo nào, một tạp chí hoặc một ấn phẩm niên giám nào cũng dànhmột vài trang cho quảng cáo Hiện chính quảng cáo là nguồn thu chủ yếu của ấnphẩm Tùy thuộc vào điều kiện phát hành, truyền thống dân tộc và tình hình kinh tế, ởtừng nước các khoản thu từ quảng cáo của các phương tiện thông tin đại chúng cókhác nhau Ở Tây Ban Nha là khoảng 80%, ở Mỹ là 75% và ở Pháp là khoảng 60%

Sức ép về kinh tế đã buộc các cơ quan báo chí bước vào cuộc cạnh tranh dữ dội

để thu hút độc giả, thay đổi trong cách thu hút quảng cáo Nhiều cơ quan đã tiến hànhhàng loạt chiến lược để thương mại hóa sâu xa hơn ngành công nghiệp này, khiến chocác mối quan tâm thương mại ngang với hoặc quan trọng hơn chất lượng của xã luậnhay trách nhiệm với xã hội Riêng ngành công nghiệp báo in Mỹ: thu nhập tăng từ12,2 tủy đô la Mỹ vào năm 1975 lên 54,4 tỷ đô la năm 2000 Nói cách khác, báo in đãthu nhập tăng gấp 2,5 lần từ quảng cáo năm 2000 so với năm 1950 Trong vòng 30

năm qua, lượng nội dung quảng cáo trong báo in Mỹ vượt trên 60% (Báo chí & tuyên truyền 6/2006 trang 43)

Việc các tờ báo hiện nay coi trọng tin tức thương mại hơn và phụ thuộc vàoquảng cáo để tăng thu nhập đã khiến cho độ tin cậy vào các tin bài bị giảm xuống, sựtin cậy của công chúng với các nhà báo bị tổn hại nhiều

Thủ tướng Vajpayee của Ấn Độ, trong cuộc phỏng vấn với BBC năm 2003 đãnói lên mối lo ngại về sự gia tăng tính thương mại và tính giật gân trong báo chí Ôngnhấn mạnh các loại hình báo chí phải thể vai trò quan trọng của mình bằng tính có tưtưởng và giá trị: “Nếu không có lý tưởng, báo chí sẽ trở thành hàng hóa và không thểtác động đến suy nghĩ của độc giả nữa” Ở Đài Loan, giáo sư báo chí Kuan Chung-Hsiang, Đại học Shih Hsin đã tiên đoán rằng trong tương lai gần các loại hình báo chíĐài Loan sẽ tiếp tục xuống cấp vì ảnh hưởng của các nhóm lợi ích chính trị và thươngmại Ở Úc, khi các nhà báo mới bị coi là “người kinh doanh nhỏ hiệu quả” đang cungcấp sản phẩm của họ cho người dân, nhà nghiên cứu Katrina Mandy Oakham tin vào

sự đổi thay lớn mà các nhà báo không còn là người giám sát xã hội hay các thành viên

ưu tiên của “quyền lực thứ tư” nữa mà “họ là những doanh nhân sản xuất hàng hóa

Trang 9

phục vụ thị trường” Nhà báo Michelle Grattan thậm chí cho rằng “tính thương mại”

đã nổi lên như là “giá trị cốt lõi” của báo chí Như vậy, điều mọi người lo ngại có thể

đã thành hiện thực: báo chí được xem như là hàng hóa

Vai trò của nhà báo đã thay đổi sâu sắc nếu chúng ta đồng ý với ý tưởng củaSimon Canning trên tờ The Autrailian: “Mọi thứ có thể sẽ thay đổi và nhà báo sẽ sớmthấy công việc của họ không chỉ là phản ánh sự kiện, mà chính là phương tiện mà cácnhà quảng cáo phát tán thông điệp của mình” Thậm chí báo chí và thương mại luônsát cánh kề vai, Canning cũng chỉ ra rằng quảng cáo đã kiếm được rất nhiều lợi nhuậnbằng cách đặt các thông điệp quảng cáo của họ cạnh tin tức Như thế, các nhà báo đã

“bị ép” để cho ra những tin tức thương mại giống như thế trở thành tin tức”

Internet cung cấp một môi trường tuyệt vời cho ngành quảng cáo và do đó báochí điện tử dù muốn hay không cũng bị ảnh hưởng Một ví dụ mà Canning đưa ra làphần mềm quảng cáo có tên là IntelliTXT của công ty quảng cáo trực tuyến VibrantMedia ở Mỹ Khi các nhà quảng cáo sử dụng hệ thống này, họ có thể biến hàng trăm

từ trong bài báo có tiềm năng gây thu hút về sản phẩm của họ mà bạn đọc có thể đọcsang dạng có kết nối đến quảng cáo Và chỉ cần di con chuột tới vị trí từ đó, một mànhình nhỏ sẽ hiện ngay ra mời gọi người đọc nhấn vào trang quảng cáo chính thức.Ứng dụng này khiến các chuyên gia báo chí Mỹ lo ngại về việc nhà báo chọn từ khiviết, bởi họ sẽ hướng tới những từ dễ được chuyển sang kết nối tới trang quảng cáo

Sự can thiệp khá sâu cả về nội dung và hình thức này rõ ràng đã ảnh hưởng đến tínhchính xác, sự công bằng và đạo đức báo chí

3.3 Ảnh hưởng của thương mại hóa với báo chí

Trong bối cảnh thương mại hóa báo chí, Lynette Sheridan Burns cho rằng cácnhà báo ngày nay luôn phải tìm cách dung hòa giữa cạnh tranh nghề nghiệp, quan tâmthương mại và trách nhiệm đạo đức liên quan đến việc khai thác thông tin và thể hiệnthông tin Bà cho rằng “báo chí là một công việc phức tạp – cố gắng làm hài lòng tổngbiên tập – ông chủ của bạn, bản thân bạn và toàn bộ độc giả”

Trang 10

Vì các cơ quan báo chí là các doanh nghiệp, các nhà báo phải làm hài lòng ôngchủ mình và để làm điều đó, họ phải tuân thủ những nguyên tắc riêng của phòng tin”.Quy tắc này có thể là nhà báo phải hiểu cơ quan mình sẽ chọn cái gì đưa tin và cái gìkhông Những yếu tố này không thể nói là không làm khó xử cho họ và họ sẽ quenvới việc được bảo là làm gì, hơn là làm điều mình muốn.

Tuy nhiên ở các nước phương Tây họ có một giải pháp, đó là tách biệt các hoạtđộng quảng cáo với phần hoạt động báo chí đích thực Điều đó giúp cho bản chất củatin tức sẽ không bị ảnh hưởng, thông tin vẫn chính xác và đảm bảo sự trung thực Ở

đa số các quốc gia, người ta nghiêm cấm hình thức quảng cáo lén lút, núp dưới cácbản tin, tin tức Một vài nước còn đưa ra cả luật lệ cho việc đó

Trong báo chí, cũng như những ngành nghề khác, thời gian là tiền Các tổngbiên tập luôn muốn có nhiều tin hơn trong thời gian ngắn hơn, áp lực đặt lên nhà báo.Hậu quả là họ có thể trở thành những cỗ máy được lập trình để hoạt động Họ thiếuthời gian để nghiên cứu, điều tra, để tìm hết các ngóc ngách, phương diện của vấn đề.Nhiều khi các ông tổng biên tập muốn mọi phương diện của một câu chuyện tội phạm

đi quá cả phạm vi giá trị thông tin câu chuyện bởi họ có thể in nhiều bản hơn để bán.Ngược lại cũng có những câu chuyện không bao giờ được khám phá bởi chi phí lớn

về việc đi lại hoặc chúng không giúp bán được nhiều báo

Vấn đề khác của báo chí hiện nay liên quan đến tính thương mại là báo chí trảtiền cho nguồn tin bằng các tấm séc (chequebook journalism) Tuy nhiên vấn đề nàyvẫn con tranh cãi, nhưng cho thấy báo chí dùng tiền để mua tin là chuyện bình

thường Theo Hargreaves, checkbook journalism nghĩa là báo chí trả tiền cho nguồn tin, thậm chí là tội phạm đang chờ xét xử, để khai thác các câu chuyện, không quan

tâm tới hiệu quả của sự can thiệp của đồng tiền có thể có đối với tính tin cậy củathông tin Câu hỏi đặt ra là: liệu nhà báo sẽ có những thông tin trung thực từ nguồn tinhay không? Nếu nguồn tin đòi tiền thì động cơ của họ là gì?

Nhưng đối với McClellan, một cựu chuyên gia các vấn đề thời sự của kênhtruyền hình số 9 và số 7 của Úc, các tấm séc là việc việc cần thiết cho việc thực hành

Trang 11

nghề báo McClellan cũng cho biết tiền được chi ở Úc chỉ bằng phần nhỏ so với Anh,

Mỹ và hầu hết tiền được trả là nhỏ hơn 10.000 đô là và số tiền lớn nhất được trả cũngkhông khác mấy so với 20 năm trước Hầu hết chi phí séc ở Úc là cho những câuchuyện cá nhân nổi bật như Delta Goodrem và Belinda Emmett Ở Anh hay Mỹ, phíséc ngày càng cao hơn và nhiều hơn Monica Lewinsky được cho là đã bỏ túi khoảng400.000 bảng cho một cuộc phỏng vấn năm 1999 sau vụ scandal với cựu tổng thốngMỹ

Bối cảnh của các nước tư bản là trong nền kinh tế thị trường, khi mỗi cơ quanbáo chí là một doanh nghiệp, nó phải nghĩ trước tiên đến việc làm sao để sống còn, rồimới nghĩ đến việc truyền tải thông tin đến cho độc giả của mình Nghịch lý là nhu cầucao về thắng lợi kinh tế khó có thể đảm bảo một nền báo chí công bằng và tráchnhiệm Điều đáng lo ngại là quan tâm đến lợi ích kinh tế đã không chỉ là do sức épbên ngoài, mà nó có thể phát sinh từ bên trong, ngay ở “tim” của mỗi cơ quan báo chí.Vậy cái hứa hẹn nền báo chí tốt, vì lợi ích xã hội thực sự lại đặt lên vai các nhà báo,với hệ thống chính trị nhân bản và nhận thức riêng, nằm trong phạm vi đạo đức nghềnghiệp Điều 6, quy định đạo đức nghề nghiệp của Hiệp hội báo chí Úc nói: “Đừng đểquảng cáo hay quan tâm thương mại làm tổn hại đến tính chính xác, công bằng hayđộc lập của báo chí” Quy định này còn có thể coi là lời kêu gọi rất có ý nghĩa vớingười làm báo hiện nay

4 Tập trung và độc quyền hóa báo chí

4.1 Khái niệm

Tập trung hóa báo chí là quá trình sáp nhập giữa các cơ quan báo chí, hoặc

thôn tính, thâu tóm, bành trướng lẫn nhau giữa các cơ quan báo chí để hình thành nên các tập đoàn báo chí.

Độc quyền, trong kinh tế học, độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy

nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm, không có sản phẩm thay thế gần gũi Tiếng Anh: monopoly có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp monos (nghĩa là một) và polein

Trang 12

(nghĩa là bán) Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh (vi.wikipedia.org)

Độc quyền hóa báo chí đó là tình trạng mà các các tập đoàn báo chí đã thâu

tóm toàn bộ các cơ quan báo chí, biến mình trở thành duy nhất trên thị trường nhằm phục vụ mục đích riêng của mình.

4.2 Quá trình hình thành

Quá trình tập trung và độc quyền báo chí bắt đầu được hình thành từ năm 1892khi mà Scripps cùng với người bạn là Macrê thành lập một mối liên kết giữa 5 tờ báocủa họ Ở Mỹ người ta đã tính toán rằng kề từ năm 1962 “các tập đoàn tài chính hữuquan” hàng năm đã mua lại khoảng 68 tờ báo độc lập Năm 1979, số lượng bản pháthành của các tờ báo hằng ngày thuộc sở hữu của các tổ chức độc quyền chiếm đến71% tổng số lượng bản phát hành của tất cả các báo Đồng thời, trong số 38 tờ báohằng ngày đã truyển về tay người chủ khác thì trong 7 tháng của năm 1979 đã có 34

tờ báo trở thành sở hữu của chính các tổ chức độc quyền

Có một điều đáng lưu ý là chính những tập đoàn báo chí hùng mạnh thì lại càngtăng cường sự ảnh hưởng của mình về cả số lượng ấn phẩm và cả số lượng bản pháthành Năm 1979 ở Mỹ, số lượng các tổ chức độc quyền từ con số 11 đã tăng lên 13với tổng số lượng bản phát hành mỗi lần của các tờ báo đều vượt quá 1 triệu bản Kếtquả là 13 tổ chức độc quyền đó kiểm soát 42% tổng số các tờ báo hằng ngày và 50%tổng số các tờ báo chủ nhật Ở Mỹ tồn tại 165 tập đoàn báo chí, chiếm 60% tổng sốbáo ra hằng ngày ở trong nước

Ở Thụy Điển, xu hướng tập trung và độc quyền hóa báo chí thể hiện qua nhữngchỉ số phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng – loại hình ấn phẩm –chuyển sang hệ thống “một thành phố - một tờ báo”, bởi vì số lượng các điểm dân cư

có những tờ báo cạnh tranh nhau thì không ngừng giảm sút

Trang 13

Sự phân bố các báo ở Thụy Điển

Năm Các điểm dân cư có 2 tờ báo hoặcnhiều hơn Các điểm dân cư chỉ có một tờ báo1945

4242535659656462606358

Chú thích: Những số liệu dẫn trên liên quan đến tờ báo xuát bản 3-7 lần trong một tuần.

Sự độc quyền thông tin quyết định rất nhiều về nội dung thông tin Báo chíngày nay là công cụ mạnh mẽ, nhiều nhánh và linh hoạt trong tay giai cấp thống trị vàbáo chí được giai cấp thống trị sử dụng một cách khéo léo nhằm mục đích “tẩy não”quần chúng, nhằm luận chứng và biện minh cho hành động gây tâm lý quân phiệt,nhằm bảo đảm sự ủng hộ đối với đường lối chính trị đang được thi hành

Ví dụ, đại công ty “Gannett company” Năm 1966 sở hữu 26 tờ báo hằng ngày

và 6 tờ báo chủ nhật Trong những năm 1980, nó có ảnh hưởng tới 88 tờ báo hằngngày và 23 tờ báo tuần, 13 đài phát thanh và 17 đài truyền hình

Theo sự tính toán của các chuyên gia Mỹ: 20 tập đoàn nắm trong tay hơn mộtnửa tổng số các tờ báo trong nước, 4 tập đoàn kiểm soát ngành truyền hình, 10 tậpđoàn kiểm soát ngành phát thanh, 12 tập đoàn thống trị trong ngành xuất bản sách, 4tập đoàn ngự trị trong ngành điện ảnh Đầu những năm 1980 nếu như tất cả các thànhphố Mỹ đều có những tờ báo ngày, thì 98% trong số đó đặt dưới quyền kiểm soát củamột trung tâm, trong tổng số 1700 tờ báo hằng ngày ở Mỹ có hơn 1000 báo thuộc sởhữu “các mạng lưới”

Trang 14

4.3 Biểu hiện của tập trung hóa, độc quyền hóa

- Quá trình giảm bớt số lượng của những tờ báo độc lập

Chẳng khó khăn gì để các ông trùm báo chí đóng cửa bất kỳ một ấn phẩm báochí nào có hại cho lợi ích của họ Sự tập trung và độc quyền hóa lĩnh vực báo chí dẫntới một hệ quả là thông tin khi được đưa ra đã chịu một sự chi phối từ các ông trùmtruyền thông khiến cho thông tin không còn chân thực và khách quan Có nhiều cáchkhác nhau để tác động lên các cơ quan báo chí:

- Thông qua việc tham gia tài chính trong cơ quan báo chí

- Thông quan việc kiểm soát các cơ quan tuyên truyền của chính phủ

- Thông qua việc lãnh đạo trực tiếp các tổ chức thông tin – tuyên truyền củacác tổ chức kinh doanh lớn và trong việc lãnh đạo nhiều tổ chức xã hội

- Chiếm lĩnh các vị trí lãnh đạo trong các tổ chức báo chí lớn

- Thông qua quảng cáo có trả tiền là hoạt động không thể thiếu đối với sự tồntại của các tờ báo, tạp chí, các đài phát thanh và truyền hình về phương diện tài chính

Năm 1999, ở Mỹ trong tổng số 1489 tờ báo hằng ngày thì chỉ có 269 tờ nghĩa là18% là những tờ báo độc lập còn lại thì đều thuộc quyền ở hữu của các tập đoàn báochí Tổng số các tờ báo hàng ngày cũng tiếp tục giảm Năm 1998 đã có 20 tờ báohằng ngày đóng cửa, tính đến tháng 2/1999 chỉ còn 1489 tờ báo Trong 10 năm trở lạiđây đã có 153 tờ báo hằng ngày chấm dứt tồn tại.Một trong những nguyên nhân dẫnđến việc này cũng phải kể đến sự thâu tóm của các tập đoàn báo chí đối với các tờ báođộc lập

Quá trình tập trung và độc quyền hóa diễn ra một cách nhanh chóng, nhiềuquốc gia đã nới lỏng luật pháp tạo điều kiện cho các tập đoàn truyền thông phát triển

và tập trung hóa Việc tập trung hóa và độc quyền hóa giờ đây không còn chỉ diễn ratrong một quốc gia nữa mà nó đã có sự tập trung xuyên quốc gia Các tập đoàn truyềnthông lớn muốn nâng cao ảnh hưởng của mình đã vươn xa tới các quốc gia khác vàthâu tóm các cơ quan báo chí để phục vụ cho lợi ích của họ Quá trình đó dẫn tới hìnhthành một mạng lưới tập đoàn báo chí Đa quốc gia

Trang 15

Ngày nay quá trình tích tụ tư bản và độc quyền hóa các phương tiện thông tinđại chúng vẫn tiếp diễn Không phụ thuộc vào các hình thức sở hữu và các phươngpháp điều hành doanh nghiệp Trong điều kiện hiện nay sự tập trung và độc quyềnhóa các phương tiện thông tin đại chúng đang diễn ra theo một loạt định hướng.Những tổ chức độc quyền đang tồn tại thì gia tăng sự hùng mạnh của mình bằng cáchkhông ngừng giảm số lượng các phương tiện thông tin đại chúng “độc lập”, cácphương tiện thông tin đại chúng tăng cường quan hệ với các tập đoàn xuyên quốc gia,các cơ quan chính phủ đóng vai trò ngày càng lớn trong định hướng và thao túng cácphương tiện thông tin đại chúng Đã xuất hiện những doanh nghiệp thông tin đạichúng xuyên quốc gia với số tư bản “phân tán”, khi mà trên thực tế không thể xácđịnh được chúng thuộc sở hữu quốc gia nào.

- Sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn báo chí lớn

Các công ty báo chí truyền thông ngày càng bành trướng mạnh mẽ bằng cáchmua lại, sáp nhập, thôn tính các công ty nhỏ hơn không đủ sức cạnh tranh để thànhlập nên các tập đoàn báo chí Với việc bỏ ra hàng tỷ đô la, các ông chủ này đã đẩynhanh những sự tập hợp mới trong lĩnh vực báo chí, truyền thông đại chúng, tạo raquy mô hoạt động, sức mạnh ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia, phạm vikhu vực Điều này dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn báo chí lớn trên toànthế giới đặc biệt là ở các nước TBCN phát triển Theo số liệu của Công ty nghiên cứuthị trường Dialogic, trong 5 tháng đầu năm 2007, trên toàn thế giới đã ghi nhận 372bản hợp đồng sáp nhập, mua lại giữa các công ty, tập đoàn báo chí truyền thông vớitổng giá trị lên đến 93,8 tỷ USD Đáng chú ý nhất là hợp đồng sáp nhập giữa Google

và Double Click, trị giá 3,1 tỷ USD hồi tháng 4-2007, hợp đồng sáp nhập giữa Yahoo

với Right Media trị giá 680 triệu USD (nhóm 3)

Thế giới đa dạng, các quá trình tập trung tư bản và độc quyền nắm giữ cácphương tiện thông tin đại chúng ở các nước khác nhau đang diễn ra theo những cáchkhác nhau, tuy nhiên đó đều đang là xu hướng chung của nền báo chí truyền thông thếgiới

Trang 16

5 Quá trình phân hóa và chuyên môn hóa

Qúa trình phân hóa và chuyên môn hóa cũng là một phần không kém quan

trọng của báo chí Đó là một phương thức trong đó một ấn phẩm báo chí chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể của đời sống, nhằm vào một lượng đối tượng công chúng xác định cụ thể Trong điều kiện toàn cầu hóa thông tin, các phương tiện thông

tin đại chúng ngày càng thực hiện mạnh hơn quá trình phân hóa và chuyên môn hóa,tạo cơ hội cho những tổ chức ấy tìm được vị trí xã hội của mình, hướng đến một tầnglớp dân cư hoàn toàn xác định, tác động có hiệu quả đến người đọc, người nghe vàngười xem

Thông thường chúng ta phân các tờ báo căn cứ theo quy mô phát hành thànhcác tờ báo quốc gia, khu vực, địa phương Xét theo tính chất định kỳ và thời gian ấnhành thì người ta phân các tờ báo thành báo hằng ngày và không ra hằng ngày, báobuổi sáng, báo buổi chiều Xét theo tính chất và ý nghĩa xã hội thì các tờ báo đượcphân ra thành các tờ báo địa chúng, có chất lượng, các báo hỗn hợp

Có thể phân chia các tạp chí thành hai nhóm lớn:

- Các tạp chí chuyên ngành và các tạp chí đáp ứng được “lợi ích chung”.Nhưng các tạp chí “lợi ích chung”, hay các tạp chí đại chúng lại phân thành các tạpchí thông tin, tạp chí giải trí…

- Một số nhà nghiên cứu lại phân chia toàn bộ báo chỉ ở phương Tây ra làm 4nhóm ấn phẩm Đó là các ấn phẩm nông nghiệp, thương mại, chuyên ngành và các ấnphẩm đại chúng

Những ấn phẩm chuyên ngành bao gồm nhiều ấn phẩm phục vụ tầng lớp dânchúng, có chung nghề nghiệp và có chung hình thức lao động Mỗi loại ấn phẩm đều

có những đặc điểm riêng và những dấu hiệu phân biệt Tuy nhiên giữa chúng cũng córất nhiều điểm giống nhau Trước hết đó là khả năng tác động một cách có phân biệtđến những nhóm độc giả khác nhau

Những ấn phẩm chuyên ngành chủ yếu tập trung vào những vấn đề khoa học và

kỹ thuật – tập trung vào một lĩnh vực cụ thể Các tạp chí chuyên ngành không chỉ phát

Trang 17

hành ở trong nước mà còn phát ra nước ngoài Nhiều ấn phẩm còn có chi nhánh ởnước ngoài Nội dung của các ấn phẩm chuyên ngành này được tập trung vào mộtngành nghề cụ thể do đó khu biệt được đối tượng khán giả.

Lợi ích của quá trình phân hóa và chuyên môn hóa: Đó là nó cho phép

nâng cao hiệu quả của các bài vở của báo chí, đài phát thanh và truyền hình, sử dụng

phương tiện sẵn có với hiệu quả cao nhất Quá trình phân hóa giúp thiết lập ra được

các ấn phẩm chuyên sâu vào một lĩnh vực, giúp cho công chúng có thể lựa chọn dễ

dàng ấn phẩm phù hợp Trong tương lai, việc khu biệt đối tượng và lựa chọn chomình một lĩnh vực để kinh doanh truyền thông là một xu hướng tất yếu

6 Gia tăng mối quan hệ giữa báo chí và kỹ thuật

Kỹ thuật có một ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển chung của xã hội, truyềnthông cũng là một lĩnh vực chịu sự tác động lớn của khoa học kỹ thuật Trong quátrình phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, kỹ thuật đã và đang sẽ luôngiữ vai trò hàng đầu Từ các hình thức truyền thống là thông tin truyền miệng từ mộtngười này sang người khác cho đến những chữ viết cổ đầu tiên đã góp phần trao đổithông tin giữa người với người Thời kì đánh dấu bước ngoặt của sự phát triển báo chí

đó là sự ra đời của máy in Với sự ra đời của máy in vào vào năm 1455 do JohanGutenberg phát minh Đó được xem là châm ngòi cho nền công nghiệp giấy bùng nổ

Sự ra đời của máy in đã đơn giản hóa đi rất nhiều trong công đoạn làm báo, góp phầntăng lượng xuất bản, tăng chất lượng và hình thành một nền công nghiệp báo chí Phátthanh – truyền hình ra đời cũng phải phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố kĩ thuật và đểphát triển chất lượng tin bài phát thanh truyền hình thì cũng đồng nghĩa với việc nângcao cơ sở vật chất kĩ thuật Máy tính cùng với mạng internet ra đời đã đánh dấu sự độtphá với lĩnh vực truyền thông Một loại hình phương tiện mới ra đời có thể truyền tảithông tin nhanh chóng kéo theo sự bùng nổ thông tin, điều này đã dẫn đến sự thay đổihết sức triệt để trong các phương tiện thông tin đại chúng

Việc áp dụng khoa học kĩ thuật, các công nghệ mới vào các phương tiện thôngtin đại chúng đã dẫn đến những hệ quả xã hội quan trọng Một trong những hệ quả ấy

Trang 18

được giáo sư G.V.Giêccốp nêu ra trong báo cáo khoa học của mình đó là hình thànhnên “Kỷ nguyên thông tin” (Information Era) Các quá trình thông tin hiện đại của xãhội có một trình độ trang bị kỹ thuật cho phép con người ngoài cái thế giới bao quanhmình – còn kiến tạo cho cái cá nhân mình một phạm vi thế giới ảo đặc biệt, sốngtrong thế giới ấy theo cách mà con người ưa thích và có được một sự tự do lựa chọngần như tuyệt đối, điều mà con người chưa thực hiện được.

Để đáp ứng kịp nhu cầu thông tin của công chúng, cũng như thay đổi chính bảnthân mình, báo chí cần phải biết phát huy những thành quả của khoa học công nghệ,đồng thời cũng phải tự nghiên cứu các kĩ thuật mới phục vụ cho quá trình cung cấpthông tin

Ta có thể nhận thấy điều đó qua các loại hình báo chí đòi hỏi công nghệ cao:như truyền hình, các thiết bị để sản xuất ra một chương trình truyền hình phải đồng

bộ, hiện đại… nếu như muốn có một chương trình chất lượng Công nghệ sản xuấtmáy quay phim cho phép ghi lại những hình ảnh chân thực và rõ nét nhất Công nghệphát sóng giúp truyền tải hình ảnh đi nhanh và giữ được chất lượng

Báo chí và kỹ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phát triển của báo chíđòi hỏi kỹ thuật phải không ngừng phát triển để đáp ứng, còn sự phát triển của kỹthuật sẽ giúp cho truyền thông phục vụ công chúng tốt hơn

7 Xu hướng đa phương tiện

7.1 Khái quát chung

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, sự bùng nổ của internet đã tác động mạnh mẽđến đời sống xã hội của con nguời và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của báo chíthế giới

Trước đó, các loại hình báo chí truyền thống (báo in, phát thanh, truyền hình)phát triển tương đối độc lập, mỗi loại hình có những ưu thế riêng không bị lấn át.Nhưng internet ra đời kéo theo sự ra đời của báo mạng, thông tin được cung cấp chocông chúng theo hình thức đa phương tiện sinh động, hấp dẫn hơn và đang là sự lựachọn số 1 của lớp công chúng trẻ và tiếp tục ảnh hưởng tới lớp công chúng kế cận 

Trang 19

Tương lai báo chí thuộc về truyền thông đa phương tiện (đi cùng sự phát triển củainternet)

Có thể hiểu, “multimedia” hay “truyền thông đa phương tiện” là sự kết hợp của ngôn ngữ viết, ảnh, video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác trên trang web nhằm truyền tải một câu chuyện, một vấn đề một cách đa diện, mỗi hình thức thể hiện góp phần tạo nên câu chuyện thuyết phục nhất và đầy đủ

thông tin nhất Đối với ngành báo chí nói riêng, đặc biệt là báo điện tử và các kênhtruyền hình trực tuyến, phóng sự đa phương tiện chính là tương lai của sự phát triển

Theo hình thức truyền thông thông thường (media), thông tin được truyền –phát đi bằng cách nghe, nhìn Ví dụ một bản tin được đăng trên báo in, công chúngđọc tờ báo và tiếp nhận thông tin ấy Nhưng cũng cùng thông tin ấy, khi thể hiệnchúng trên Wedsite, ngoài bản text còn đính kèm hình ảnh, đoạn video có liên quan,

… Công chúng tiếp nhận thông tin bằng nhiều giác quan khác nhau, với những hìnhthức thông tin khác nhau, đó là truyền thông đa phương tiện

Trang 20

Multimedia = văn bản + hình ảnh + giọng nói + âm nhạc + video…= hiệu quả

truyền thông - www.thecommunicationsgroup.com

7.2 Nguyên nhân báo chí phát triển theo hướng đa phương tiện.

a Sự phát triển của công nghệ truyền thông

Công nghệ truyền thông (Media Technology) là ngành bao gồm các lĩnh vựcnghiên cứu công nghệ, kỹ thuật, loại hình thông tin (báo chí - truyền hình, radio;truyền số liệu; internet; di động; vệ tinh ); đánh giá và xây dựng các xu hướng, chiếnlược phát triển hệ thống thông tin

Trong khoảng những năm gần đây, công nghệ truyền thông phát triển mạnh mẽvới những bước đột phá bất ngờ: internet xóa nhòa khoảng cách thời gian – khônggian trong việc tiếp cận thông tin trên toàn thế giới, hệ thống dịch vụ mạng di độngtăng nhanh chóng, Phương tiện truyền thông kỹ thuật số đã bắt đầu phát triển và lanrộng ra toàn cầu,…

Sự phát triển của công nghệ truyền thông chính là một mặt sự phát triển củabáo chí thế giới Khi chưa có sự ra đời của internet, các loại hình báo chí truyền thống(báo in, phát thanh, truyền hình) phát triển tương đối độc lập, mỗi loại hình có những

ưu thế riêng không bị lấn át Khi internet ra đời và phát triển cùng một loạt tiện ích vàsản phẩm công nghệ truyền thông đi kèm tạo nên một sức mạnh mới mà các loại hìnhtruyền thông truyền thống khó cạnh tranh nổi

Công nghệ đã cho phép báo điện tử ra đời và ngược lại, chính báo điện tử cũngthúc đẩy sự phát triển của các công nghệ mới Những trình duyệt phiên bản mới liêntục được cải tiến để có thể tích hợp các tính năng truyền thông đa phương tiện Điệnthoại và những thiết bị di động hỗ trợ cá nhân như PDA cũng được nâng cấp để có thểtruy cập web tiện lợi hơn và khai thác thông tin trực tuyến

Sự phát triển của công nghệ truyền thông đã tạo cho báo chí một hướng đi mới:Tích hợp các phương tiện truyền thông Cái mà các nhà truyền thông đang hướng tới

là Công nghệ Truyền thông Hợp nhất (một quá trình mà trong đó tất cả các phươngtiện truyền thông, các thiết bị truyền thông và các kênh thông tin đại chúng được tích

Trang 21

hợp lại với nhau, cho phép người sử dụng có thể liên lạc với bất cứ ai, khi họ ở bất cứnơi đâu, và theo thời gian thực)

b Nhu cầu thông tin của lớp công chúng mới.

Trong một xã hội hiện đại với sự bùng nổ thông tin, công chúng ngày càng cónhững yêu cầu cao hơn đối với nội dung cũng như chất lượng thông tin Một tờ báo intoàn chữ với những bài viết dài, những chương trình phát thanh – truyền hình buộckhán - thính giả phải ngồi chờ đợi… nay đã không còn phù hợp Một hình thức truyềnthông mới cho phép công chúng thu nhận thông tin bằng cả hình ảnh, âm thanh, vănbản là sự lựa chọn của lớp công chúng mới

Người đọc báo hôm nay đang ngày càng bị phân tâm bởi nhiều hình thức cungcấp thông tin động, hấp dẫn, tiếp cận trên toàn bộ các giác quan, cảm quan: đọc, nghe,nhìn, đối thoại, tham gia trực tiếp tương lai của báo chí đang thay đổi dữ dội bởi cáckhả năng khác nhau để chuyển tải thông tin nóng đến người đọc

Xu hướng tiêu thụ thông tin của người dân đã và đang thay đổi nhanh chóng dokhả năng kết nối dễ dàng vào mạng Internet toàn cầu với thông tin tràn ngập hằngngày, hàng trăm kênh truyền hình quốc tế qua cáp, hàng loạt kênh truyền thanh tiếpcận người đọc mỗi ngày, mỗi giờ… Xu hướng rõ ràng là phù hợp với xã hội, do vậy

đi theo sự phát triển này là sự lựa chọn đúng đắn của các nhà truyền thông

Đa phương tiện sẽ giúp cho công chúng dễ dàng lựa chọn hơn

7.3 Biểu hiện của báo chí phát triển theo hướng đa phương tiện

a Sự phát triển của các tổ chức truyền thông đa phương tiện

Các công ty truyền thông như viễn thông, truyền hình cáp và các khối giải tríđang tranh giành nhau để có chân trong “thị trường” tích hợp các phương tiện truyềnthông mới Ví dụ:

- Hãng Time Warner sát nhập với hãng American Online - Sự liên doanh đóminh họa sinh động cho sự kết hợp các phương tiện truyền thông cũ và mới: báomạng và báo giấy

Trang 22

- Những công ty phát hành báo lớn bao gồm New York Times Co.(www.nyt.com) và Tribune Co., nhà xuất bản của tờ Chicago Tribune(www.tribune.com), chuyển tin chủ yếu qua mạng Internet.

- NBC (www.home.nbci.com) có một trong nhiều trang đầy tham vọng trênInternet, và có những dự án chung về truyền hình và Internet với hãng máy tính khổng

lồ Microsoft (www.msnbc.com) Các hãng khác như CBS, ESPN, FOX va CNN đều

có những trang chính trên Internet

"Truyền hình trên nền Internet sẽ trở nên phổ cập - bằng cớ là nhiều hãng viễn thông lớn đang gia cố cơ sở hạ tầng cho viễn cảnh đó Bạn sẽ được thưởng thức tất

cả các dịch vụ trên một nền duy nhất" - Bill Gates

Rõ ràng các tổ chức truyền thông đã có chung một tầm nhìn về tương lai – kếthợp các phương tiện truyền thông và giải trí vào một phương thức truyền thông mới

có khả năng cung cấp sự lựa chọn tin tức bằng văn bản hay bằng các đoạn phim vànhững bộ phim mới nhất bất kì khi nào được yêu cầu

b Những biểu hiện cụ thể về sản phẩm báo chí đa phương tiện

- Báo giấy không thể thiếu sản phẩm báo điện tử đi kèm

- Các tờ báo còn có thể làm đài phát thanh, kênh truyền hình và đặc biệt làbáo mobile (gửi các bản tin cho bạn đọc qua điện thoại di động)

- Dùng giao thức Internet để phát chương trình phát thanh, truyền hình (số hóa) Nhà báo thời truyền thông đa phương tiện (multimedia journalist) phải có kĩnăng của nhiều loại hình báo chí, có thể tác nghiệp nhanh nhạy và sử dụng thành thạocác sản phẩm công nghệ hỗ trợ như laptop, điện thoại di động có định vị vệ tinh, máyảnh, Camera…

7.4 Truyền thông đa phương tiện tại Việt Nam

Trong khi multimedia ở các nước Châu Âu và Mỹ đang phát triển mạnh mẽ thì

ở Việt Nam, khái niệm về truyền thông đa phương tiện còn khá mới mẻ Ngoài báo in,phần lớn các tòa báo ở Việt Nam đã mở thêm trang web để cập nhật thông tin nhanhchóng và phục vụ một số lượng đông đảo người dùng internet Họ cũng đã bắt đầu

Trang 23

biết khai thác lợi thế của internet bằng việc phát trực tuyến hoặc phát lại các cácchương trình TV, phim, radio, hay các đoạn video clip Tiêu biểu trong số đó có trangphimanh.net thuộc VNExpress; www.vnntv.vn; www3.tuoitre.com.vn/Media; haywww.vtc.com.vn Tuy nhiên tất cả đều ở hình thức phát lại và chủ yếu mang tính giảitrí.

8 Báo chí công dân

Không có một định nghĩa rõ ràng nào về báo chí công dân Ta có thể hiểu báo chí công dân là loại hình báo chí mà thông tin được thu thập, phân tích và phổ biến bởi những người dân bình thường.

8.1 Sự ra đời của “báo chí công dân”

Trào lưu "báo chí công dân" (Citizen Journalism) nảy sinh từ nước Mỹ saucuộc bầu cử tổng thống 1988 như một phản ứng từ niềm tin vào các phương tiệntruyền thông đã bị xói mòn Jay Rosen, giáo sư báo chí ở Đại học New York là mộttrong những người tiên phong cổ xuý trào lưu này

Năm 1999, những nhà hoạt động xã hội ở Seattle (Mỹ) sáng lập Trung tâmTruyền thông độc lập (Independent Media Center - IMC) đầu tiên để bày tỏ phản ứngtrước việc tổ chức hội nghị WTO tại đây trong khi các kênh truyền thông chính thốngkhông hề đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của họ Từ đó, IMC đã được thiết lập

ở hơn 2.000 thành phố khắp thế giới

Cùng lúc với sự phát triển của các trung tâm IMC, những kênh thông tin củacác "nhà báo công dân" bắt đầu bùng nổ trên internet dưới các hình thức weblog, chatroom, forum, wikis… Ở Hàn Quốc, website OhMyNews.com ra đời năm 2000 trởthành tờ báo trực tuyến nổi tiếng và thành công về mặt thương mại với khẩu hiệu:

"Mỗi công dân là một nhà báo" 80% tin bài trên website này là do các thường dân cộng

Trang 24

Ý tưởng cốt lõi trong triết lý và hệ thống giá trị của báo chí công dân (civicjournalism) là niềm tin cho rằng báo chí có một nghĩa vụ đối với đời sống công cộng.

8.2 Sức mạnh của báo chí công dân

Có khả năng thông tin nhanh chóng những sự việc vừa xảy ra Đưa ra cái nhìnkhách quan và không bị chi phối bởi bất kì cơ quan nào Bắt nguồn từ sự phát triểncủa khoa học kĩ thuật và nhu cầu được nói lên chính kiến cũng hay bày tỏ quan điểmcủa mình

Báo chí công dân (Citizen Journalism) - loại hình báo chí mới sinh ra trong kỷnguyên Internet, đang trở thành trào lưu mạnh mẽ trên toàn thế giới Đại diện chínhcho báo chí công dân chính là những tờ báo mạng, trang tin tức và cộng đồng web-blog khổng lồ Một số trang "báo chí công dân" khá nổi tiếng là NowPublic.com, với99.214 "phóng viên" ở 3651 thành phố, OhmyNews.com, một trong những trang tinđiện tử có ảnh hưởng nhất Hàn Quốc hiện nay thu hút hơn 1 triệu độc giả mỗi ngàyvới 50.000 "nhà báo công dân", YouWitnessNews của Yahoo! chuyên đăng tải nộidung do người dùng gửi về, sau khi đã qua màn chỉnh trang của các biên tập viênchuyên nghiệp, YouTube chuyên đăng tải các đoạn video cá nhân "hút" hàng triệulượt truy cập mỗi ngày , trang tin bách khoa trực tuyến WikiPedia (wikipedia.org)hiện có tới hơn chục ngàn cộng tác viên tích cực, với hàng triệu bài viết dưới nhiềungôn ngữ khác nhau (cả tiếng Việt) Nói đến báo chí công dân là phải nhắc tới cộngđồng web - blog Theo thống kê của hãng nghiên cứu Technorati (Mỹ), hiện tại trêntoàn thế giới có khoảng 55 triệu blog (2006) đến nay đã lên tới 72 triệu blog Cứ 0.5giây 1 blog ra đời, mỗi ngày trên Internet lại có thêm khoảng 100 nghìn blog mới vàkhoảng 1,3 triệu đề mục được đăng tải

Vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ năm 2001, vụ đánh bom tàu điện ngầm ở London năm

2005 và hàng loạt các thiên tai ở Đông Nam Á đều được những thường dân chụp ảnh,quay phim bằng máy điện thoại di động và nhanh chóng truyền tin đi khắp thế giới.Vai trò của “nhà báo công dân” đã được thiết lập

Trang 25

Với sự phổ biến của các phương tiện kỹ thuật số, việc truyền dữ liệu - hình ảnh,

âm thanh và video - từ ĐTDĐ đến ĐTDĐ hay đưa lên các website ngày càng đơngiản, các nhà báo công dân hoàn toàn có thể phát huy năng lực của mình

Sự phát triển như vũ bão của mô hình này khiến giới truyền thông toàn cầu phải

tự đặt câu hỏi, liệu đây có phải là tương lai của báo chí? Báo chí công dân biến mọiđiểm yếu của báo in truyền thống là tốc độ, "đất" đăng tin, nguồn tin và phản hồi củađộc giả trở thành những thế mạnh của mình dựa vào sức mạnh của công nghệ Nókhiến tin tức đã đăng trên báo không có nghĩa là kết thúc, mà thực sự bắt đầu khi côngchúng thảo luận về câu chuyện, bổ sung và sửa chữa nó

8.3 Những hạn chế của báo chí công dân

Mặc dù báo chí công dân có khả năng đem đến những thông tin độc, hấp dẫn vàkhách quan ở một góc độ nào đó, nhưng bên cạnh đó báo chí công dân cũng có những

hạn chế và điểm yếu Điều đáng nói đầu tiên đó là độ tin cậy báo chí của các “nhà báo

công dân” rất khó kiểm chứng, đặc biệt là yếu tố chủ quan của người thông tin rấtcao Vì thế, việc xã hội hoá báo chí theo kiểu này đôi khi là “con dao 2 lưỡi” đối vớicác tờ báo thiếu biên tập viên và tỉnh táo có tay nghề cao và nhạy cảm với “thời tiếtthông tin” Cuối năm 2006 vừa qua có một tờ báo ở bị “rút phép Thông Công” vì đãquá lạm dụng ý kiến người dân như vậy Không phải công dân nào cũng đưa ra đượcnhững thông tin chính xác, có thể đó chỉ là những nhận định chủ quan vô căn cứ của

họ, hay như vì một mục đích cá nhân họ sẵn sàng gửi đến các tòa soạn những thôngtin sai lệch… điều đó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng khi thông tin được đăng vàthông tin tới cho toàn bộ công chúng

Để giải quyết vấn đề này, các cơ quan báo chí cần thiết phải có một bộ phậnbiên tập viên có đủ năng lực để xác nhận và kiểm chứng các thông tin do độc giảmang tới

Ở Việt Nam , blog phát triển muộn nhưng tốc độ phát triển cực nhanh đặc biệt

trong năm 2006 và lôi kéo được 80% thanh niên sử dụng mạng Internet tham gia và

Trang 26

nó cũng đã đặt ra những vấn đề đáng lưu tâm ở khía cạnh quản lý, dư luận xã hội, vănhóa mạng…

Ngày nay, công chúng không chỉ đóng vai trò là người tiếp nhận sản phẩm báochí mà còn có thể tham gia vào quá trình sản xuất thông tin Trào lưu “báo chí côngdân” đã thể hiện rằng báo chí và nền dân chủ phải kết hợp với nhau để cùng tồn tại.Trong tương lai, các cơ quan báo chí và các nhà báo công dân sẽ sự liên kết với nhau

để tạo nên một xã hội thông tin đa chiều

9 Tiểu kết

Qua một vài đặc điểm của báo chí thế giới trên đây ta thấy rằng toàn cầu hóathông tin đã buộc người ta phải xét lại và hiện đại hóa các chiến lược của cộng đồngthế giới trong lĩnh vực phổ biến thông tin Việc kết hợp thông tin toàn cầu và “lợi íchkhu vực” sẽ làm cho hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng có hiệu quảhơn và có hiệu lực hơn, xét trên góc độ hình thành công luận và điều khiển công luận.Vẫn tiếp tục trở nên sâu hơn hố ngăn cách giữa các quốc gia “giàu” và những quốcgia “nghèo”, tạo ra mối đe dọa thực tế đối với các quyền cơ bản và quyền tự do củacon người, trong đó có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí

Đang xuất hiện mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa báo chí và kinh tế Trongnhững năm gần đây đã có sự thay đổi trong cấu trúc Vai trò ngày càng lớn thuộc vềquảng cáo – nguồn thu tài chính chủ yếu của các cơ quan báo chí Ở nhiều quốc gia,nhà nước tài trợ cho các phương tiện thông tin đại chúng một cách trực tiếp và giántiếp: dành cho những ưu đãi khác nhau, các khoản trợ cấp, các đơn đặt hàng về quảngcáo cho chính phủ… quá trình các phương tiện thông tin đại chúng sáp nhập vào cáctập đoàn công nghiệp – tài chính đã cho phép đạt được sự ổn định về tài chính cho cácphương tiện thông tin đại chúng

Quá trình phân định và chuyên môn hóa báo chí tạo điều kiện nâng cao nănglực hiệu quả của hoạt động báo chí, đài phát thanh, truyền hình, sử dụng có hiệu quảcao nhất các phương tiện hiện có

Trang 27

Trong số những thay đổi trong hoạt động báo chí ở nước ngoài, có thể kể ramột số khuynh hướng báo chí, trong đó có các khuynh hướng báo chí “nhân dân”, báochí tiêu dùng, báo chí nghiên cứu, báo chí điều tra… các khuynh hướng ấy nhằm nângcao chất lượng bài vở, các chương trình phát thanh truyền hình Đồng thời nhữngkhuynh hướng đó cũng phản ánh các đòi hỏi của thị trường Thị trường ngày càng ảnhhưởng đến báo chí.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng căn bản đến các phương tiệnthông tin đại chúng ngày nay, đến các hình thức và phương pháp hoạt động của cácnhà báo Nhà nước tăng cường vai trò của mình Chính sách của nhà nước cũng cóảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của các loại hình thông tin đại chúng

Trang 28

CHƯƠNG II – XU HƯỚNG CỤ THỂ VỚI TỪNG LOẠI HÌNH

1 Đối với báo in

Trong xã hội hiện đại, những phương tiện truyền thông có lợi thế về tính nhanhnhạy ngày càng được công chúng quan tâm nhiều hơn Truyền hình, phát thanh với sốlượng kênh tăng lên, nội dung phong phú hơn, thông tin được cập nhật với tốc độnhanh hơn và ngày càng tỏ ra có ưu thế hơn so với báo viết Đặc biệt từ năm 1997nước ta có mạng internet thì cũng là lúc đánh dấu sự xuất hiện của một loại hìnhtruyền thông mới đó là báo mạng cho phép cập nhật thông tin nhanh chóng và liêntục Loại báo này đang thu hút một lượng lớn độc giả, nhất là các độc giả trẻ Tình

hình hiện tại đã đặt ra một câu hỏi lớn cho báo in: Báo in phải làm gì trong công cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông khác? Và câu trả lời là “đổi mới”, bởi

không đổi mới nghĩa là sẽ chết Thực tiễn cho thấy ở Trung Quốc có 667 tờ báo phảiđóng cửa vì hoạt động không hiệu quả và không đúng mục đích Nhiều tờ báo đã mất

đi độc giả thân thuộc của mình Tờ báo tồn tại được là tờ báo biết thích nghi, chịu tìmtòi các con đường hiệu quả nhất đánh vào thị hiếu và đến với trái tim độc giả Trên thếgiới ngay cả những tờ báo đẳng cấp cao, có lượng độc giả lớn và tương đối ổn địnhcũng không dám loại mình khỏi cái guồng quay cạnh tranh – đổi mới và sàng lọc tấtyếu của sự phát triển đó Và thực tế báo in đang dần hình thành những xu hướng mới

để thích nghi và cạnh tranh với các loại hình truyền thông khác

1.1 Sự thay đổi trong cách trình bày.

Báo in cổ điển trước đây được định dạng là một loại báo viết trên giấy chuyêndụng, khổ to Một bài có tít chính, sapo, các tít phụ Khi trình bày vào trong trang báothì chỉ thấy toàn chữ rất ít hình ảnh mà nếu có thì cũng chỉ là ảnh nhỏ theo kiểu ảnhchân dung Kiểu làm báo ấy đã trở nên lỗi thời trong cuộc sống hiện đại ngày nay

Cái đầu tiên đập vào mắt độc giả đó là hình thức của tờ báo Rõ ràng so vớitruyền hình và báo mạng thì báo in khó mà cạnh tranh được về mặt hình ảnh Nhữngthay đổi đầu tiên bắt đầu từ hình thức vì hình thức là yếu tố đầu tiên thu hút ngườiđọc

Trang 29

Hình thức trang báo bao gồm các yếu tố như: măng sét, khổ báo, chữ, đườngranh giới, khung, nền, biểu tượng mục, tranh ảnh, màu sắc

Măng sét (tên báo): là phần in cỡ chữ lớn, thường được trình bày ngay

đầu trang nhất, gồm: cơ quan chủ quản, huy chương, khẩu hiệu, số xuất bản, trụ sở,điện thoại, giá bán…Tên báo được lựa chọn, thiết kế chuẩn mẫu và giữ ổn định songmăng sét không phải là yếu tố bất biến Sự thay đổi măng sét sẽ tạo nên một sự thayđổi lớn đối với tờ báo và nếu phù hợp, hiện đại thì nó sẽ như luồng gió thổi hồn vàocác trang báo Một măngsét đơn giản, hợp lí, được thiết kế công phu, tính đến mọihiệu quả mảng phối, sự phù hợp giữa các dáng chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc… đảm

bảo tính thẩm mỹ cao là một yêu cầu đối với măng sét báo

Khổ báo: Có ba loại khổ chính là

A2= 420x594, khổ vừa A3=297x420, khổ nhỏ

A4=210x297 Theo quan điểm truyền thống,

những tờ báo khổ lớn là đại diện cho dòng báo

chất lượng cao Nhưng việc đi tiên phong trong

việc thu hẹp khổ của tờ báo trong những năm vừa

qua đã chứng minh một điều: mọi quan điểm

truyền thống đều có thể thay đổi Những tờ báo

tiên phong là những tờ nổi tiếng như The

Telegraph, Finalcial Times (Anh), tờ Metro (Tàu điện ngầm)… Đây là sự đổi mới vềhình thức để tạo một sự “tiếp cận” ban đầu thật ấn tượng với độc giả Và phản ứngcủa độc giả rất tốt, lượng báo phát hành lớn chính là những thành công của công cuộcđổi mới này Tờ báo đi đầu trong xu hướng này là tờ Independent của Anh Trongnăm 2003, tờ này giới thiệu một ấn bản khổ nhỏ, bán song song với ấn bản khổ lớn đểkhẳng định với độc giả rằng nội dung không hề thay đổi Người đọc yêu mến tờ khổnhỏ vì sự tiện lợi của nó, đặc biệt là trên các chuyến tàu Tirage của Independent đãtăng 15% mỗi năm, và chỉ trong vòng dăm ba tháng sau, người ta không còn thấybóng dáng Independent khổ lớn đâu nữa

Trang 30

Tờ Times của London uy tín cũng lựa chọn cách này Kết quả rất khả quan tỉlệu tirage -8% trên một năm thành gần dương 3% một năm

Tờ Guardian, một trong những tờ nhật báo chính thống đáng tôn trọng nhấtnước Anh, cũng đã tuyên bố đổi tờ báo sang “hình thức gọn nhẹ” (một thuật ngữ màban biên tập tờ này thay cho từ “khổ nhỏ”)

Tờ Wall Street Journal châu Âu là một cái tên nổi tiếng nhưng lại làm ăn thua

lỗ Và tháng 10/2005 tờ báo đã biến thành tờ khổ nhỏ

85 tờ báo đã chuyển đổi sang báo khổ nhỏ từ 2001 đến năm 2005 có 28 tờ báo

nữa đã chuyển sang dạng báo khổ nhỏ hơn đăng tin vắn tắt.“Quan niệm cho rằng báo lớn là đáng tôn trọng còn những tờ báo nhỏ chỉ biết giật gân nay đã hoàn toàn thay đổi.” - ông Jim Chisholm, tư vấn chiến lược của Hiệp hội Báo chí thế giới Wan nói

Tờ Die Welt nổi tiếng ở Đức đã chuyển hầu như toàn bộ nội dung sang tập sankhổ nhỏ và “đóng gói” nó thành những gì mà họ gọi là “một tờ để mang theo bênmình”

Biên tập viên Peter phát biểu tại Hội nghị hàng năm của hiệp hội báo chí thếgiới cho rằng: “Tờ khổ nhỏ sẽ tập trung vào tin tức, trong khi phiên bản khổ to lạiđăng những bài phân tích và thông tin nền” Và theo ông “khổ nhỏ dễ đọc về tất cảnhững gì mà bạn thực sự muốn biết”

Ông Jim Chisolm, tư vấn chiến lược của WAN khẳng định “những con số phát hành báo khổ nhỏ cho thấy báo khổ rộng sẽ chết nếu thị trường cứ tiếp tục phản ứng như hiện nay và độc giả cứ việc mua những gì họ muốn”.

Ở Việt Nam đã có nhiều tờ báo có sự đổi mới về mặt thiết kế, trình bày tiêubiểu như “Tạp chí người làm báo”, từ số tháng 6-2004 đã thay đổi kiểu chữ, măng –set mới và đổi khổ từ khổ cũ là 19x27cm sang khổ mới là 20x30 cm nhằm đáp ứng tốthơn nhu cầu của bạn đọc và hội viên hội Nhà báo cả nước Ngày 1/3/2005 báo Laođộng ra bộ mới với những thay đổi từ măng – sét đến cơ cấu trang

Tranh ảnh:

Trang 31

Đã xưa rồi cách làm báo chỉ có chữ và chữ Những trang báo khô khan bây giờ

đã được thổi vào một luồng gió mới đó là sự xuất hiện những tranh ảnh, bảng, biểu

đồ Tranh có thể vẽ bằng tay hay bằng máy vi tính Chính hình thức mới này đã tạocho tờ báo những mảng khối sống động và ấn tượng

Sự độc đáo, mang dấu ấn sáng tạo của người làm báo, người nghệ sĩ đã thu hút

sự quan tâm của người đọc Chúng ta có thể dễ dàng thấy những hình ảnh to đẹp vớimàu sắc rực rỡ, sinh động không kém hình ảnh trên báo mạng và truyền hình

Ví dụ: Tờ Hoa học trò có hình thức trình bày với những ảnh lớn có màu sắc rực

rỡ Những hình ảnh này thường được đặt lên trang bìa để tạo sự thu hút đối với độcgiả Thực tế những trang bìa đẹp, rực rỡ thực sự đã tạo ấn tượng đặc biệt với độc giảtrẻ tuổi Nhân vật trang bìa cũng là những gương mặt trẻ tuổi năng động, trẻ trung

Không chỉ trang bìa trong nội dung của một số báo như Thời trang trẻ, màn ảnhsân khấu, Thế giới học đường…cũng có những cách trình bày ảnh rất độc đáo nhằmmục đích tạo ấn tượng mới lạ cho bài viết

Trang 32

Xu hướng những năm gần đây là ảnh là bắt buộc phải có đối với mỗi trang báo.

Sự xuất hiện của ảnh không chỉ hút mắt độc giả mà còn làm cho nội dung bài viếtthêm sinh động và khách quan

Màu sắc: Các báo trước đây thường chỉ in với hai màu đen trắng thì giờ đây đã

xuất hiện những tờ báo in màu Màu sắc hài hòa sẽ tạo cho tờ báo có điểm nhấn.Những bức ảnh khbtcó màu sắc cũng sẽ hấp dẫn hơn Tờ USD Today là một ví dụ

Trang 33

điển hình Những năm 80 của thế kỉ trước là thời kì mà New York Times và WallStreet Juornal chiếm vị trí độc tôn với những trang báo khổ lớn in bằng hai màu trắngđen với những bài viết phân tích dài dòng Bên cạnh hai tờ báo này còn rất nhiều tờbáo địa phương khác có lượng độc giả đông đảo Nhưng sự xuất hiện của USD Todaynhư một liều thuốc “cải lão hoàn sinh” với nền báo in khá đơn điệu, tẻ nhạt của Mỹlúc bấy giờ Dù để lẫn với hàng trăm tờ báo khác trong sạp, USD Today vẫn được độcgiả nhìn thấy và dễ dàng nhận ra Đây là lí do để USD Today trở thành một trongnhững đại gia của nền báo chí Mỹ Sự phá cách ở hình thức với màu sắc, biểu đồ,hình vẽ, trưng cầu… đã khiến cho USD Today trở thành “một cô gái điệu đà” có sựtươi trẻ nổi bật so với những tờ báo già cỗi, cũ kĩ Không những vậy, cách thể hiệncủa tờ báo cũng rất bắt mắt, các bài viết chủ chốt đều được đặt tít và sapo ngay trangđầu Hai góc trái và phải của tên báo, nơi được cho là quan trọng và thiêng liêng nhấtđối với mỗi tờ báo, đều được sử dụng bình đẳng như bất kì chỗ nào trên trang nhất, cóthể là hình ảnh, là tít và sapo… Đây cũng là tờ báo in duy nhất tại Mỹ sử dụng phôngchữ Gulliver Có thể nói USD Today là tờ báo tiên phong cho phong cách trẻ hóa vàhiện đại của báo in tại Mỹ trong hơn hai thập kỷ qua.

Tuy nhiên nếu quá lạm dụng màu sắc sẽ dẫn đến phù phiếm khiến người đọcrối mắt Chúng ta có thể dễ dàng thấy một số tờ

quá lạm dụng màu sắc như tờ Nguyệt san, tờ 2!

của báo Hoa học trò, tờ thế giới Học đường,

một số tờ báo về thời trang…

Ví dụ: Tờ sinh viên dưới đây đã sử dụng

màu sắc quá nhiều và không hài hòa khiến

trang báo trông hết sức lòe loẹt Người đọc bị

hoa mắt vì quá nhiều màu được pha trộn vào

nhau như kiểu canh thập cẩm Tuy có màu sắc

khá bắt mắt nhưng do quá lạm dụng nên gây

phản tác dụng

Trang 34

1.2 Những thay đổi trong các tin, bài

Báo in dài lê thê bây giờ chỉ phù hợp cho những người đã về hưu có nhiều thờigian rảnh Cuộc sống hiện đại đòi hỏi chúng ta phải phân chia thời gian ít ỏi cho rấtnhiều công việc và do đó nếu báo in vẫn giữ mãi những “khuôn khổ không xê dịch”

đó thì không thể cạnh tranh được công chúng với các loại hình truyền thông khác.Độc giả đã quá nhàm chán với những tin bài dài lê thê kiểu cổ điển ấy Xu hướng báo

chí ngày nay thiên về hướng “thông tin nhiều cửa” Những cột đen đặc chữ giờ đây

đã được thay bằng một bài báo ngắn nhưng thông tin sâu, nhiều chiều, cho độc giảnhiều cách tiếp cận Xu hướng makét hiện đại tránh những bài viết quá dài, chỉ dùngnhững bài có độ dài vừa phải ví dụ một bài dài 1.200 chữ người ta sẽ cắt làm hai bàingắn, thậm chí là ba Trong makét hiện đại có nhiều cửa thông tin, đó là các yếu tố:text (nội dung) rất ngắn, ảnh (tốt, lớn, có mối quan hệ chặt chẽ với tít và bài, cácbảng, biểu đồ, hộp thông tin… để độc giả có thể đọc rất nhanh Thông tin đưa đến độcgiả phải là thông tin có giá trị nhất, thông tin đến cùng, dùng nhiều hình thức minhhọa để người đọc lập tức hiểu nội dung câu chuyện diễn ra như thế nào Trong đó cónhiều đơn vị thông tin có thể là cái tin, hay một bài nhỏ có tít kèm theo hình ảnh Một

sự kiện thời sự nhất định cũng được trình bày trong khuôn khổ đã cố định, khôngnhiều hơn và cũng không ít hơn, độc giả sẽ biết đọc đến đâu là hết bài Chúng ta cóthể dễ dàng thấy được sự ưu tiên cho các “cửa vào thông tin” này trên các trang báohiện đại” (ông Marc Provot, giảng viên lớp học về xu hướng trình bày của báo chíhiện đại Nghebao.vn) Điển hình của sự thay đổi này là các tờ nhật báo lớn, trong đó

có Le Monde, Liberation và Le Figaro vốn được coi là chuẩn mực của nhật báo tiếngPháp và nổi danh với những bài phân tích sâu sắc cùng những cột đen đặc chữ LeMonde đã phải thay đổi hình thức, nội dung, tăng số lượng ảnh, tạo nhiều khoảngtrống, tạo nhiều cửa thông tin mới để thu gọn bài viết, đưa thêm nhiều “thông tinmềm” như giải trí và thời trang

Trang 36

Nhìn vào tờ báo ta có thể thấy chữ viết trong bài đã được thu gọn một cách tối

đa Ảnh to hơn và in màu rất đẹp Cách bố trí trang báo tạo ấn tượng về sự đơn giản,

dễ dàng cho người đọc

Trên đây là một trang đôi của tờ Le Monde Trang bên trái có 3 ảnh to với màusắc đẹp Trang bên phải có phần chữ cực ngắn và thay vào đó là 3 bức ảnh: 1 ảnh tochiếm trọn ½ trang Ấn tượng về màu sắc ở đây đó là sự hài hòa và trang nhã

Tờ USD Today của Mỹ cũng là một trong những tờ báo phát đạt vì đã chọn chomình một sự phá cách về nội dung bên cạnh hình thức Các bài viết ngắn gọn và dễhiểu Có bốn chuyên mục chính là Tin tức (thường được đặt ngay ở trang đầu), Tàichính, Thể thao và Đời sống Riêng ngày thứ sáu, chuyên mục đời sống tập trung vàolĩnh vực giải trí như phim ảnh, truyền hình, du lịch Đây là một cách hút độc giả của

tờ báo nhà Gannet vì những thông tin mà báo cung cấp sẽ rất bổ ích cho kỳ nghỉ cuốituần ngay sau đó của người dân Mỹ Ở chuyên mục Tài chính có nhiều biểu bảng và

số liệu nhất Đặc biệt số ra ngày thứ hai có biểu đồ phân tích tình hình tài chính tuần,

Trang 37

tháng và quý, kết hợp với đó là những bài phân tích của các chuyên gia kinh tế hàngđầu nước Mỹ được báo đặt viết.

1.3 Xu hướng báo giá rẻ, báo miễn phí, báo đọc nhanh

a Báo giá rẻ:

Một thời đại mới đã hình thành Một thời đại mà cuộc sống diễn ra nhanhchóng đến nỗi tất cả chúng ta đều bị cuốn vào guồng quay của nó Nhịp sống gấp gápkhông cho phép người ta nhẩn nha đọc một tờ báo dài dằng dặc, dày đặc chữ mà đọcmãi chẳng tìm thấy thông tin cốt lõi ở đâu Thường độc giả sẽ bỏ lại tờ báo khi vừavào đến giữa bài Số lượng độc giả trẻ có khả năng kiên nhẫn đọc những bài dài tớivài nghìn chữ là rất ít Theo hiệp hội báo chí Mỹ, thói quen đọc báo mỗi ngày củangười Mỹ trong năm 1982 là 67% Đến năm 2002 còn 55% Độc giả trong độ tuổi từ

18 – 34 chỉ có 17% trong khi độc giả trên 55 tuổi chiếm 43% Tỷ lệ người đọc báo cónguy cơ tiếp tục giảm nếu lượng độc giả không tăng Số lượng độc giả là thước đochất lượng của tờ báo Đặc biệt ngòai những công chúng mục tiêu thì một đối tượngcực kì quan trọng mà các báo hướng tới là công chúng tiềm năng, chính là những độcgiả trẻ tuổi Không chỉ nền báo chí Mỹ mà ở bất cứ một nền báo chí thuộc một quốcgia nào cũng cần tìm ra giải pháp để chiếm lĩnh độc giả đặc biệt là lượng độc giả trẻ

Sự kết hợp giữa báo chí và doanh nghiệp, báo chí là nơi để doanh nghiệp quảng cáocác sản phẩm, dịch vụ của mình cùng với sự cạnh tranh về thông tin giữa các báo đãlàm cho giá báo giảm xuống Xu hướng báo giá rẻ ra đời vào giữa thế kỉ 19 với từPenny Press Những tờ báo giá rẻ được bán rất rẻ và nội dung thông tin rất phong phú,

đa dạng vì nó phải phục vụ nhiều đối tượng công chúng khác nhau

Sự ra đời và phát triển của dòng báo giá rẻ giữa thế kỉ 19 là mốc phát triển quantrọng của lịch sử báo chí thế giới Báo đã đến được với nhiều người và do đó vị thế,tầm ảnh hưởng của nó ngày càng lớn hơn Xu hướng báo chí thế giới đó là giá ngàycàng giảm xuống, thông tin ngày càng nhiều hơn, phong phú hơn, hấp dẫn hơn ỞViệt Nam cách đây khoảng 8 năm giá báo Thanh Niên là 1700 đồng, bây giờ đã hạgiá xuống còn 1300 đồng, bằng giá báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh Sự cạnh

Trang 38

tranh về thông tin và độc giả là nguyên nhân chủ yếu để Thanh Niên có quyết định

“sáng suốt” này “Nếu cứ để giá cao hơn báo Tuổi trẻ thì Thanh Niên sẽ gặp bất lợi

và khó cạnh tranh” - Phó Tổng Biên tập của báo Thanh Niên cho biết sau khi có

quyết định sáng suốt đó tốc độ tăng trưởng số lượng báo rất nhanh năm 2006 là300.000 bản/ kỳ, thu hút nhiều quảng cáo hơn bù đắp giá bán Người đọc báo có lợihơn

b Báo miễn phí đọc nhanh:

Sự ra đời của những tờ báo giá rẻ đã tạo điều kiện cho báo miễn phí ra đời Sự

ra đời của báo miễn phí đọc nhanh đồng thời còn giải quyết được bài toán là làm thếnào để công chúng tiếp nhận thông tin một cách nhanh nhất trong một khoảng thờigian ngắn nhất

Khổ báo nhỏ dễ cầm ngay cả khi đi trên các phương tiện giao thông Thông tinngắn gọn, trình bày rõ ràng giúp người đọc dễ đọc hơn Chỉ 15 -20 phút là độc giả có

thể nắm được hết nội dung của tờ báo Tiêu biểu cho kiểu báo này là tờ Twenty - five minutes (25 phút) Tên báo đã gây ấn tượng với công chúng bởi tòa soạn này khẳng

định với công chúng rằng báo của họ chỉ đọc trong 25 phút là nắm được hết thông tin

và 25 phút cũng chính là thời gian mà chuyến tàu đến ga tiếp theo và vứt tờ báo vàosọt rác khi xuống khỏi xe Nghĩa là độc giả có thể đọc trong lúc nghỉ ngơi, đợi xe, lấpđầy những giây phút trống trải ngắn ngủi trên xe buýt hay tàu điện ngầm Những tờbáo này được phát không ở nhiều nơi công cộng, nhiều người qua lại như trạm xebuýt, ga tàu điện ngầm…

Tập đoàn Metro International của Thụy Điển có trụ

sở đặt tại Anh là tập đoàn đi đầu trong trào lưu báo miễn

phí Tất cả các phiên bản Metro đều có hình thức cơ bản

là khổ báo bằng nửa khổ nhật báo chuẩn dày từ 24-32 trang với nội dung phong phú

và phong cách đặc thù của báo đọc nhanh dành cho độc giả trẻ phát hành từ thứ haiđến thứ sáu hàng tuần Vào tháng 1/2006 và 6 tháng sau ở Toronto, Canada Metro đãphát hành ấn bản đầu tiên ở Philadenphia, Mỹ và đã chính thức xâm nhập vào thị

Trang 39

trường Bắc Mỹ Đến năm 2001, hầu hết các ga điện ngầm, ga đường sắt và các trạm

xe buýt của Montreal và Boston đã bị Metro chiếm lĩnh Tháng 11/2002 kết quả thăm

dò cho thấy tờ báo đã có nhiều khả quan 40% số độc giả thường xuyên của tờ này làdưới 30 tuổi Năm 2003 Tờ Metro quốc tế, nhà xuất bản đặt tại Thụy Điển phát khôngcho những người đi làm hàng ngày, đã xuất bản 5,5 triệu bản in mỗi ngày tại 16 nướcnăm 2003 Năm 2006 Metro xuất bản 7 triệu bản mỗi ngày, tại 81 thành phố chính ở

18 quốc gia với 17 thứ ngôn ngữ Sự phát triển và phổ biến của tờ báo miễn phí này

Thị trường báo miễn phí hàng ngày tại một vài nước rất ấn tượng Ở Tây BanNha: báo miễn phí hàng ngày chiếm tỉ lệ lớn 51% của thị trường báo chí Ở Bồ ĐàoNha là 33% Ở Đan Mạch là 32% Ở Ý là 29% (theo Hiệp hội Báo chí thế giới)

Ở châu Á, Hàn Quốc là nước phát triển rầm rộ báo phát không Năm 2000, HànQuốc có duy nhất một tờ báo phát không nhưng năm 2005 thì đất nước này đã có 5 tờ

Ở Đài Loan, ngày 26/3/2007 tờ “Upaper” của tập đoàn báo chí Liên Hợp đã ramắt bạn đọc Đài Loan Đây là tờ báo miễn phí đầu tiên của Đài Loan, ngay trongngày đầu tiên 800.000 tờ báo “Upaper” bày ở 300 thùng báo đặt tại 69 trạm dừng xe ởthành phố Đài Bắc đã được bạn đọc lấy sạch trong khoảng 1h đồng hồ (Theowww.yzzk.com)

Tại Việt Nam nếu không kể một số ấn phẩm được phát miễn phí như các tờ rơi,một số tờ báo phát miễn phí cho đồng bào dân tộc của Chính Phủ hoặc báo phátkhông cho đối tượng khách hàng nào đó, thì tờ Thế giới thương mại là tờ báo in miễnphí đầu tiên Thế giới thương mại là ấn phẩm do báo Thương mại phát hành Vànhững ngày cuối tháng 6/2006, độc giả Thủ đô Hà Nội khá tò mò khi nhận được

Trang 40

những tờ báo in dày dặn, thông tin hấp dẫn với những chuyên mục khá tiện ích vàhoàn toàn miễn phí Tờ báo đã chọn một hướng đi đó là tự mình tìm đến với độc giảqua kênh phát hành miễn phí Và những gì mà nó thu được là đánh dấu bước đầuthành công Mỗi kỳ phát hành 2 vạn bản tại các tuyến phố buôn bán sầm uất như BạchMai, Hàng Đào, các tụ điểm ẩm thực, các quán cà phê, các trung tâm thương mạilớn… Những cuộc điện thoại về tòa soạn đã chứng tỏ sự quan tâm của độc giả tới tờbáo Và số lượng độc giả là 5 vạn, một con số rất lớn đối với một tờ báo chưa phải làlớn như báo Thương mại Hướng đi này của báo Thương mại đã chuẩn bị cho sự hộinhập báo chí thế giới (Theo Người làm báo 2006).

Miễn phí nhưng vẫn có lợi nhuận:

Báo miễn phí sống chủ yếu nhờ quảng cáo Sự phổ biến của kiểu báo này làmột mảnh đất tốt lành để các nhà quảng cáo tìm đến Thu nhập từ quảng cáo ở báo

miễn phí đã tăng 1,5% trong một năm và 22,6% trong vòng 5 năm (theo Hiệp hội báo chí thế giới) Quảng cáo là đứa con tinh thần của báo phát không Sự xuất hiện của

báo đọc nhanh miễn phí và phát với số lượng lớn là cơ hội để giới lười đọc báo tiếpcận một cách rộng rãi, nhanh chóng, dễ dàng, ít tốn kém (so với truyền hình,internet…) Các tờ báo phát không này chủ yếu sống bằng quảng cáo Quan hệ giữabáo miễn phí đọc nhanh và quảng cáo là hình thức cộng sinh Trong các tờ báo đọcnhanh thành công nhất về mặt quảng cáo là tờ Express với lượng phát hành 150.000bản mỗi số và tỉ lệ quảng cáo lúc nào cũng chiếm 50% số trang Đối với những tờ báolớn đây là con số mơ ước Nhiều hãng kinh doanh báo miễn phí đã có doanh thukhổng lồ từ việc kinh doanh thị trường chứng khoán

Như vậy dù phát không những vẫn sẽ có lợi nhuận thậm chí lợi nhuận cao nếu

nó thực sự thu hút độc giả Vấn đề ở đây là tờ báo phải sinh động, thông tin phongphú, hấp dẫn độc giả

Người đứng đầu Hiệp hội báo chí thế giới (WAN) đặt tại Paris phát biểu: “Báochí đang tiếp tục tiến bước trong quá trình khai thác hàng loạt những kênh phân phốimới bắt từ những tờ báo miễn phí hàng ngày Chúng đang chứng tỏ sức bật không thể

Ngày đăng: 14/11/2017, 15:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w