SKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnhSKKNPhương pháp huấn luyện điều lệnh
Trang 1PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU Trang 2
1-Lý do chọn đề tài
2-Mục tiêu-nhiệm vụ của đề tài
3-Đối tượng nghiên cứu
4-Phương pháp nghiên cứu
1-Cơ sở lý luận
2-Thực trạng
3-Giải pháp, biện pháp
PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trang 16
1-Kết luận
2-Kiến nghị
Trang 2I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
Phương pháp huấn luyện là cách thức con đường để đạt mục đích nhất định Huấn luyện điều lệnh đội ngũ nhằm rèn luyện cá nhân, tập thể tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh khẩn trương nhằm thống nhất ý chí và hành động, nâng cao ý thức tổ chức
kỷ luật hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập tại nhà trường, trong mọi điều kiện khác nhau Huấn luyện điều lệnh đội ngũ là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình Giáo dục quốc phòng THPT, do nó mang đầy đủ các đặc điểm yêu cầu của huấn luyện quân sự song cũng có đặc điểm, yêu cầu riêng đó là đòi hỏi độ chính xác cao, cụ thể, tỉ mỉ
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
a Mục tiêu
Bài giảng với mục đích trang bị cho học sinh những nội dung cơ bản trong chuẩn
bị và thực hành huấn luyện, làm cơ sở cho các em nghiên cứu vận dụng, trong học tập tại trường, góp phần nâng cao chất lượng học tập
b Nhiệm vụ:
Qua bài: “Đội nghũ từng người không có súng” các em hiểu được các động
tác trong điều lệnh Đội nghũ của Quân đội nhân dân Việt Nam Làm được động tác, xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao
3 Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 10 Trường THPT Buôn Ma Thuột
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Trực quan: tranh ảnh
- Giảng dạy ( làm mẫu động tác qua ba bước)
+ Bước 1 làm nhanh để học sinh khái quát động tác
+ Bước 2 làm chậm có phân tích để học sinh nắm chắc động tác
+ Bước 3 làm tổng hợp động tác ( có phân chia cử động để học sinh nắm rõ hơn
về động tác)
- Thực hành luyện tập
Trang 3- Kiểm tra đánh giá
II PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận
Giáo dục Quốc phòng – An ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khoá trong chương trình giáo dục trung học phổ thông Chương trình Giáo dục Quốc Phòng – An ninh lớp 10 mở đầu cho việc dạy học môn Giáo dục Quốc phòng –
An ninh cấp trung học phổ thông, trong đó có bài “Đội ngũ từng người không có súng”
Theo đuổi đề tài này, tôi mong muốn góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào giáo dục giảng dạy, huấn luyện động tác để các em hiểu và lắm rõđộng tác một cách nhanh nhất từ đó tạo cho các em có tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương, đức tính kiên trì, nhẫn lại để các em hiểu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao cũng như sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ khi Tổ quốc cần
2 Thực trạng
a Thuận lợi- Khó khăn:
* Thuận lợi :
Trường chúng tôi có lợi thế lớn về cơ sở vật chất trang thiết bị học tập đầy đủ, sân bãi tập sạch sẽ và an toàn Đặc biệt, trường đã được công nhận là trường chuẩn Quốc gia.Đội ngũ giáo viên trong tổ có đầy đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Bản thân tôi nhiều năm liền là giáo viên cốt cán của tỉnh, hàng năm được tham gia các lớp tập huấn do Bộ giáo dục tổ chức Đặc biệt qua kỳ thi Giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia được tổ chức lần đầu năm 2013, tôi đã học hỏi được nhiều những kinh nghiệm bổ ích để áp dụng vào dạy học
Bên cạnh đó Bộ môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh luôn nhận được nhiều sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám đốc Sở giáo dục Đăk Lăk Cụ thể là, việc tổ chức giảng dạy 1 tiết/tuần, hội thao Giáo dục Quốc phòng – An ninh cho học sinh 2 năm/lần cũng là động lực để các em học sinh yêu thích môn học này hơn Đồng thời, Ban giám
Trang 4hiệu trường chúng tôi cũng rất quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy như: mua sắm cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, giải quyết chế độ của giáo viên theo quy định
* Khó khăn
Lứa tuổi đầu khối THPT là khoảng thời kì các em có những sự biến đổi, phát triển tâm lí đầy biến động và diễn ra cực kì nhanh chóng Đây là khoảng thời gian các mang những đặc điểm tâm lí rất đa dạng Có em hiếu động, có em ngại ngùng trong việc thực hiện động tác Mặt khác các em còn có sự lẫn lộn giữa nghi thức đội và đội ngũ từng người không có súng Phần lớn phụ huynh và học sinh vẫn còn xem nhẹ môn học này, cho đó là môn phụ Vì vậy, họ chỉ hướng cho con em tập trung vào học các môn tự nhiên Những điều đó ít nhiều cũng gây khó khăn cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này
Tuy gặp một số khó khăn trên nhưng bằng sự nỗ lực, kinh nghiệm và lòng kiên nhẫn của bản thân, cộng thêm sự giúp đỡ của Ban giám hiệu và các Thầycô giáo trong
tổ nên tôi đã bước đầu hoàn thành được một số mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể
b Thành công – Hạn chế:
* Thành công:
Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện, chất lượng môn học giáo dục Quốc phòng các lớp tôi giảng dạy tăng lên rõ rệt Đó là điều làm tôi phấn khởi, tự tin
và yêu hơn công việc giảng dạy của mình
Đa số các em đều nắm được động tác, biết áp dụng vào quá trình sinh hoạt tập thể và học tập tại nhà trường Đặc biệt trong Hội thao Giáo dục Quốc phòng lần thứ I năm 2011, phần thi “Đội ngũ đơn vị trường chúng tôi đạt đồng hàng nhất với 59,5đ”, góp phần tạo lên giải Nhất toàn đoàn thuộc về trường chúng tôi
Bản thân tôi được học hỏi và trao đổi kinh nghiệm qua các Hội thi, đợt tập huấn, kinh nghiệm bản thân cũng được nâng cao được bạn bè và đồng nghiệp tín nhiệm, học sinh tin yêu
* Hạn chế:
Trang 5Bên cạnh những thành công đã đạt được thì tôi cũng gặp phải một số hạn chế trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này Một số em trong quá trình học tập ý thức chưa cao, cụ thể: Chưa tự giác trong quá trình tập luyện và nghiên cứu kỹ thuật động tác vì vậy kết quả chưa được tốt so với các bạn khác
c Mặt mạnh- mặt yếu:
* Mặt mạnh
- Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Sở Giáo dục đầo tạo, Ban giám hiệu nhà trường, được tập thể giáo viên trong trường và các em học sinh nhiệt tình hưởng ứng trong quá trình dạy và học
- Phương tiện dạy học đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng dạy
- Bản thân tích cực tìm tòi, nghiên cứu, được đông đảo học sinh và đồng nghiệp ủng hộ
* Mặt yếu:
- Một số phụ huynh và học sinh chưa hiểu được tầm quan trọng của môn học vì vậy còn thiếu sự quan tâm đến môn học
- Khả năng vận dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn hạn chế
d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Do sự tác động của kinh tế thị trường, không ít bậc phụ huynh và học sinh có những suy nghĩ chưa đúng về môn học Họ chỉ chú tâm chỉ đạo thực tế cho con em mình tập trung học những môn liên quan đến thi đại học mà quên mất việc giáo dục Quốc phòng cũng đặc biệt quan trọng đối với bảo vệ Tổ quốc sau này
3.Giải pháp, biện pháp:
* Bước 1: Nghiên cứu, quán triệt nội dung phân phối chương trình, nhiệm vụ
huấn luyện
1 Mục đích:
Trang 6Việc quán triệt nhiệm vụ huấn luyện và nghiên cứu những vấn đề có liên quan nhằm giúp cho giáo viên chuẩn bị và thực hành huấn luyện theo đúng ý định đề ra để đạt được mục đích của huấn luyện điều lệnh là nhằm rèn luyện cá nhân, tập thể tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh khẩn trương nhằm thống nhất ý chí và hành động nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật và sức mạnh chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi điều kiện khác nhau
2 Nội dung:
+ Quán triệt nhiệm vụ huấn luyện:
- Nghiên cứu quán triệt phân phối chương trình
- Nghiên cứu quán triệt nội dung, chương trình
Khi nghiên cứu quán triệt hai nội dung trên cần tập trung vào:
- Mục đích yêu cầu huấn luyện
- Nội dung huấn luyện
- Thời gian huấn luyện
+ Nghiên cứu những vấn đề có liên quan cần tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:
- Tìm hiểu đối tượng huấn luyện
- Tìm hiểu về sĩ số lớp học
- Nghiên cứu tài liệu:
Tài liệu gốc: PPCT, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn
Nghiên cứu PPCT để nắm chắc về nội dung và phương pháp huấn luyện, nhu cầu vật chất huấn luyện
Nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa để nắm nội dung cần truyền đạt, những vấn
đề cốt lõi (tính cơ bản), nội dung cần truyền đạt (tính thiết thực)
Ngoài ra người dạy còn phải nghiên cứu tài liệu tham khảo để hiểu rộng, hiểu sâu làm cho bài giảng phong phú, sinh động hơn (chú ý không dành thời gian nhiều)
- Nghiên cứu thời gian, thời gian huấn luyện để dự kiến về học thêm, bù giờ nếu thời tiết không thuận lợi
- Nghiên cứu địa điểm huấn luyện:
3 Phương pháp nghiên cứu:
Trang 7+ Tự đọc, tự nghiên cứu quán triệt, xác định
+ Trao đổi với đồng nghiệp để quán triệt nghiên cứu
* Bước 2: Viết bài giảng (giáo án)
1 Căn cứ:
- Nhiệm vụ huấn luyện được giao, kế hoạch giảng dạy và nội dung chương trình
đã xác định:
+ Sách giáo khoa
+ Tài liệu tham khảo
+ Vật chất phục vụ giảng dạy
2 Yêu cầu của bài giảng (giáo án):
- Phải thể hiện đầy đủ nội dung, phương pháp và vật chất huấn luyện
- Thống nhất theo mẫu qui định, rõ ràng
- Phải được cấp trên thông qua
3 Cách viết bài giảng (giáo án):
- Bài giảng hay còn gọi là “Giáo án”, được viết trên giấy tập kẻ ngang hoặc giấy
in A4
- Giáo án huấn luyện được kết cấu thành: Bìa giáo án, trang phê duyệt, nội dung của giáo án Từng nội dung được thể hiện
a Bìa giáo án: Kẻ khung trang bìa
Nội dung trang bìa:
+ Phiên hiệu đơn vị ghi hai hàng chính giữa cách khung bao trên 1 dòng hàng trên ghi tên đơn vị chủ quản hàng dưới ghi cấp trên trực tiếp cấp soạn thảo Kiểu chữ: Khi viết tay bằng chữ in hoa chữ đứng, khi soạn thảo trên máy vi tính dùng kiểu chữ VnTimeH hoặc Times New Roman hàng dưới đậm cỡ chữ 14
+ Tên giáo án Ghi chính giữa trang bìa gồm:
Hàng thứ 1: Chữ “GIÁO ÁN GDQP Lớp ”
Hàng thứ 2: Chữ “ BÀI SỐ …”
Hàng thứ 3: Chữ “ TÊN BÀI DẠY”
Trang 8Hàng thứ 4: Chữ “ TI ẾT PPCT…”
Hàng thứ 5: Ghi nội dung của tiết phân phối chương trình
Hàng thứ 6: Ghi tên giáo viên
Hàng thứ 7: Năm học
b Trang phê duyệt:
Kẻ khung như trang bìa ( cụ thể như .)
TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT
TỔ THỂ DỤC - GDQP
GIÁO ÁN GDQP – A NINH ( LỚP 10)
BÀI SỐ 3
ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG CÓ SÖNG
TIẾT PPCT…
NỘI DUNG:
+ Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ, chào
+ Luyện tập
Giáo viên: Đào Xuân Quý Năm học 2014 - 2015
Trang 9Ngày tháng năm PHÊ DUYỆT Người phê duyệt ký và ghi rõ họ tên
GIÁO ÁN GDQP – A NINH ( LỚP 10)
BÀI SỐ 3
ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG CÓ SÖNG
TIẾT PPCT…
NỘI DUNG:
+ Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ, chào
+ Luyện tập
Giáo viên:
Trang 10c Nội dung của giáo án gồm 3 phần:
Phần 1: Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY
I Mục đích, yêu cầu:
1 Mục đích:
- Huấn luyện cho ai?
- Huấn luyện nội dung gì?
- Để làm gì?
2 Yêu cầu:
- Nắm chắc, thành thạo, hiểu sâu nội dung gì?
- Nắm được, hiểu được, biết nội dung gì?
- Yêu cầu vận dụng như thế nào?
II Nội dung - Trọng tâm:
1 Nội dung 1
2 Nội dung 2
III Thời gian
1.Thời gian tiết học
2 Thời gian giảng bài
3 Thời gian tổ chức ôn luyện
4 Thời gian kiểm tra đánh giá
IV Tổ chức và phương pháp:
1 Tổ chức:
a Lên lớp:
b Luyện tập:
2 Phương pháp:
a Người dạy:
b Người học:
V Địa điểm:
VI Bảo đảm:
- Tài liệu:
Trang 11- Vật chất (Bảo đảm cho người dạy, người học)
Phần II THỰC HÀNH GIẢNG DẠY
I THỦ TỤC LÊN LỚP Thời gian…? phút
1 1.Nhận lớp, kiểm tra quân số, vũ khí trang bị (báo cáo cấp trên nếu có
2 Phổ biến quy định thao trường
- Quy định đảm bảo an toàn
- Quy định thao trường, bãi tập , vệ sinh, đi lại
- Quy định kí, tín hiệu luyện tập
3 Kiểm tra bài cũ (nếu có)
4 Phổ biến ý định bài giảng
II- TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI Thời gian …? phút
Viết theo dạng kẻ ô ba cột như đã thốnh nhất
NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
A GIẢNG NỘI DUNG
THỨ TỰ TRÌNH BÀY VÀ GIẢNG
MỘT NỘI DUNG ( VẤN ĐỀ HUẤN LUYỆN)
1 Nêu tên nội dung giảng dạy
2 Nêu thời gian…
3.Nêu ý nghĩa (trường hợp vận dụng)
4 Phân tích khẩu lệnh
5 Giảng nội dung…theo trình tự của sách
giáo khoa (sách giáo viên hướng dẫn)
Chú ý:
- Khi giảng xong nội dung (thực hành) cần
nêu những điểm chú ý khi thực hiện động
tác
- Nếu chuyển sang vấn đề huấn luyện khác
lại thực hiện như trình tự vừa nêu
(1,2,3,4,5)
Giáo viên:
Học sinh:
Ghi rõ vật chất cần những gì?
Trang 12- Trước khi phổ biến kế hoạch luyện tập
cho học sinh cần phải kiểm tra sự tiếp thu,
nhận thức động tác của các em (bằng cách
kiểm tra)
B PHỔ BIẾN
KẾ HOẠCH LUYỆN TẬP
Nội dung phổ biến bao gồm:
1- Nội dung luyện tập
2- Thời gian luyện tập
3- Tổ chức và phương pháp luyện tập
a Tổ chức
b Phương pháp tập
4- Vị trí luyện tập, hướng tập
5- Kí tín hiệu luyện tập
6- Người phụ trách
C DUY TRÌ LUYỆN TẬP
Giáo viên:
Học sinh:
Học sinh:
Giáo viên:
Ghi rõ vật chất cần những gì?
Ghi rõ vật chất cần những gì?
Phần III: KẾT THÖC GIẢNG DẠY
1 Tập trung,Kiểm tra đánh giá kết quả luyện tập;
- Nội dung kiểm tra: (?)
- Cách kiểm tra của giáo viên
- Nhận xét đúng sai
2 Nhận xét mạnh, yếu và phương pháp khắc phục những mặt yếu
3 Biểu dương học sinh khá, giỏi, nhắc nhở học sinh yếu
4 Chuyển nội dung ( Xuống lớp)
* Bước 3: Thục luyện bài giảng
Trang 13- Thục luyện bài giảng giúp cho giáo viên nắm chắc nội dung, thuần thục động tác và phương pháp huấn luyện
- Thục luyện có thể bằng cách tự đọc để thuộc nội dung, tự thục luyện động tác nghiên cứu vận dụng phương pháp tự giảng thử hoặc giảng thử trước tập thể để lấy ý kiến góp
ý (nếu có điều kiện)
- Phải chủ động tranh thủ thời gian để thục luyện bài giảng có chất lượng
* Bước 4: Chuẩn bị thao trường bãi tập, vật chất đồ dùng huấn luyện
Căn cứ vào nội dung, phương pháp để xác định, chuẩn bị thao trường bãi tập, vật chất đồ dùng dạy học như; tranh ảnh
4 Thứ tự các bước thực hành giảng dạy
* Bước 1:
1.Nhận lớp, kiểm tra quân số, vũ khí trang bị (báo cáo cấp trên nếu có
2 Phổ biến quy định thao trường
- Quy định đảm bảo an toàn
- Quy định thao trường, bãi tập , vệ sinh, đi lại
- Quy định kí, tín hiệu luyện tập
3 Kiểm tra bài cũ (nếu có)
4 Phổ biến ý định bài giảng
Chú ý: Ngoài những nội dung bắt buộc nêu trên người giáo viên còn phải chú ý đến
chấp hành nguyên tắc, Khám súng (nếu chưa khám)
Thời gian làm thủ tục qui định và phổ biến ý định khoảng 3 - 5 phút
Bước 2: Thực hành giảng bài
Gồm: Giảng nội dung, tổ chức và duy trì luyện tập
A GIẢNG NỘI DUNG
Giảng dạy đội ngũ từng người giáo viên thường dùng phương pháp trực quan
- Phương pháp trực quan là phương pháp người dạy tác động vào mọi giác quan của người học, giúp họ nhận biết dễ dàng và nhanh chóng
- Nội dung của phương pháp:
+ Phương pháp trực quan dùng đến vật thực, mô hình, tranh vẽ, sơ đồ
Trang 14Ví dụ: Khi giảng nội dung: “Nghiêm, nghỉ, chào, các động tác quay tại chỗ”, thì người dạy sử dụng đến tranh ảnh để chỉ, kết hợp tranh vẽ để giới thiệu
+ Phương pháp trực quan dùng đến động tác mẫu, khi giảng về động tác ngưòi dạy giảng thường theo 3 bước:
Bước 1: Làm nhanh
Bước 2: Làm chậm có phân tích, phân chia cử động
Bước 3: Làm tổng hợp
B PHỔ BIẾN KẾ HOẠCH LUYỆN TẬP
(Thực hiện tuân thủ theo 06 bước)
1- Nội dung luyện tập Tập luyện nội dung gì?
2- Thời gian luyện tập Thời gian tập luyện là bao nhiêu
3- Tổ chức và phương pháp luyện tập
a Tổ chức: Nguyên tắc chia nhỏ, phân chia thành các điểm tập
b Phương pháp tập: Tuân thủ theo quy luật nhận thức (là từ dễ đến khó, từ giản đơn đến phức tạp, từ phân đoạn đến tổng hợp)
Bước 1: Cá nhân tự nghiên cứu
Bước 2: Tập phân đoạn, phân chia cử động
Bước 3: Tập tổng hợp (tập hoàn chỉnh động tác)
4- Vị trí luyện tập, hướng tập Vị trí tập luyện của các điểm tập ở đây, hướng tập luyện
là hướng nào? Giáo viên nên chỉ tại thực địa
5- Kí tín hiệu luyện tập: Trong trường còn nhiều đơn vị khác đang tham gia học tập vì vậy để không ảnh hưởng đến việc học tập của các đơn vị khác nên thổi 1 hồi còi kết hợp với khẩu lệnh
6- Người phụ trách: Chỉ rõ ai là người phụ trách các điểm tập, ai là người duy trì tập luyện
* Bước 3: Kết thúc buổi học
1 Tập trung học sinh kiểm tra nhận thức, kết quả ôn luyện buổi học
2 Nhận xét mạnh, yếu và phương pháp khắc phục những mặt yếu
3 Biểu dương học sinh khá, giỏi, nhắc nhở học sinh yếu