Bên cạnh đó tác giả cũng nghiên cứu các tiêu chí đánh giá công tác quản trị rủi ro tác nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng.Bằng việc thu
Trang 1BÔ GIÁO DUC VÀ BÀO TAO
NHÁNH PHÚ MY
LUÁN VAN THAC SÏ• •
Bà Ria Vüng Tàu, tháng 07 nam 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA- VŨNG TÀU
Trang 3Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 30 tháng 07 năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên thực hiện Luận văn
Phạm Thị Xuyến
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy - TS Trần Dục Thức, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu Thầy đã giúp tôi định hướng và dành những lời khuyên hữu ích, lời góp ý chân thành và phê bình sâu sắc giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy, cô trường Đại học Bà Rịa -Vũng Tàu đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt phương pháp tư duy và những kiến thức quý báu trong suốt 2 năm học tại trường
Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, anh chị trong lớp Cao học CH15Q1 đã động viên, giúp đỡ tôi những lúc khó khăn để hoàn thành luận văn này
Bà Rịa Vũng Tàu, ngày 30 tháng 07 năm 2017
Tác giả luận văn: Phạm Thị Xuyến
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
1 Lý do chọn đề tà i 1
2 Tính cấp thiết của đề tài 2
3 Tình hình nghiên cứu 4
4 Mục tiêu nghiên cứu 5
4.1 Mục tiêu tổng quát 5
4.2 Mục tiêu cụ th ể 6
5 Đối trượng và phạm vi nghiên cứu 6
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Những đóng góp của luận văn 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ' 9
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỦI RO VÀ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1.1.1 Khái quát chung về rủi ro 9
1.1.2 Một số loại rủi ro trong hoạt động Ngân hàng 10
1.1.3 Rủi ro tác nghiệp tại các NHTM Việt Nam 10
1.13.1 Khái niệm rủi ro tác nghiệp hay còn gọi là rủi ro hoạt động 10
1.1.3.2 Phân loại rủi ro tác nghiệp 11
1.1.3.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tác nghiệp 13
1.1.3.4 Hậu quả của rủi ro tác nghiệp 14
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ' 14
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tác nghiệp 14
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao công tác Quản trị rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng thương m ại 16
1.3GIỚI THIỆU VỀ BASEL 17
1.4 QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP 21
1.4.1 Nhận diện rủi ro 21
1.4.2 Đánh giá rủi ro 23
Trang 61.4.3 Kiểm soát rủi ro 25
1.4.4 Dự phòng rủi r o 28
1.5 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP[17] 29
1.5.1 Tiêu chí về tần suất xảy ra rủi ro 29
1.5.2 Tiêu chí về mức độ rủi r o 29
1.5.3 Tiêu chí về tổn thất 29
1.5.4 Tiêu chí về trích lập dự phòng rủi ro 30
1.6 CÁC n h â n t ố Ản h h ư ở n g đ ế n q u ả n t r ị r ủ i r o t á c n g h iệ p CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 30
1.7 KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA CÁC NGÂN HÀNG VÀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 31
1.7.1 Bài học từ sự đổ vỡ của 1 số ngân hàng lớn trên Thế giới 31
1.7.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tác nghiệp của một số NHTM trên thế giới 34
1.7.3 Kinh nghiêm quản trị rủi ro tác nghiệp của một số NHTM tại Việt Nam 35 1.7.4 Bài học kinh nghiệm cho BIDV 38
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ M Ỹ 39
2.1 KHÁI QUÁT VỀ BIDV - CHI NHÁNH PHÚ MỸ 39
2.1.1 Khái quát chung về BIDV 39
2.1.2 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú M ỹ ' 40
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI BIDV PHÚ MỸ GIAI ĐOẠN 2011-2016 ' 46
2.2.1 Cơ sở pháp lý cho công tác quản trị rủi ro tác nghiệp trong hệ thống BIDV và BIDV Phú Mỹ ' 47
2.2.2 Chính sách quản trị rủi ro tác nghiệp của BIDV hiện n ay 49
2.2.3 Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tác nghiệp của BIDV và BIDV Phú Mỹ 51
2.2.4 Thực trạng thực hiện quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Mỹ .52
2.2.4.1 Nhận diện rủi ro tác nghiệp 53
2.2.4.2 Đo lường rủi ro tác nghiệp 58
2.2.3.3 Kiểm soát rủi ro tác nghiệp 61
Trang 72.2.3.4 Dự phòng rủi ro 62
2.2.5 Kết quả thực hiện hoạt động quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú Mỹ 63 2.2.6 Đánh giá kết quả công tác QTRRTN tại BIDV Phú Mỹ 79
2.2.6.1 Dựa trên tiêu chí tần suất xảy ra rủi r o 79
2.2.Ổ.2 Dựa trên tiêu chí mức độ rủi ro 83
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI BIDV PHÚ MỸ 86
2.3.1 Kết quả đạt được 86
2.3.2 Tồn tại và hạn chế 89
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn c h ế 92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 94
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ M Ỹ 95
3.1 ĐINH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI BIDV PHÚ MỸ ĐẾN NĂM 2020 95
3.1.1 Định hướng quản trị rủi ro tác nghiệp của BIDV 95
3.1.2 Định hướng về QTRRTN tại BIDV Phú M ỹ 96
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI BIDV NÓI CHUNG VÀ BIDV PHÚ MỸ NÓI RIÊNG 97
3.2.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tác nghiệp 97
3.2.2 Chú trọng việc đào tạo cán bộ, nâng cao nhận thức của Ban lãnh đạo, cán bộ trong công tác Quản trị rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh 98
3.2.3 Hoàn thiện quy trình tác nghiệp 99
3.2.4 Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tác nghiệp 101
3.2.5 Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát 102
3.2.6 Giải pháp khác 103
3.3 KIẾN NGHỊ 107
3.3.1 Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt N am 107
3.3.2 Kiến nghị Chính p h ủ 109
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 109
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
Trang 8ro tác nghiệp của ngân hàng thương mại bao gồm: Khái quát chung về rủi ro, các loại rủi ro trong ngân hàng, tác giả đi sâu làm rõ hơn về rủi ro tác nghiệp, phân loại rủi ro tác nghiệp và quản trị rủi ro tác nghiệp Bằng việc tổng hợp cơ sở lý thuyết từ các nghiên cứu trước đó tác giả đưa ra các bước trong công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng thương mai bao gồm 4 bước chính: (i) Nhận diện rủi ro, (ii) Đánh giá rủi ro, (iii) Kiểm soát rủi ro, (iv) Dự phòng rủi ro Bên cạnh đó tác giả cũng nghiên cứu các tiêu chí đánh giá công tác quản trị rủi ro tác nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng.
Bằng việc thu thập dữ liệu về rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ từ năm 2011-2016, tác giả đã vận dụng cơ
sở lý luận về quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng và sử dụng các phương pháp nghiên cứu nêu trên để phân tích công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV Phú
Mỹ từ đó nêu ra những thành công và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại
Từ kết quả nghiên cứu này, từ những nguyên nhân hạn chế còn tồn tại tác giả
đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Danh mục hình
Số hiệu
1.1 Rủi ro càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận càng cao 10
2.3
Thu nhập hoạt động dịch vụ giai đoạn 2011 - 2016
46
Trang 112.4 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2016 46
2.11 Tổng hợp sai lỗi nghiệp vụ tổ chức cán bộ từ 2011-2016 77
2.13 Số liệu ma trận rủi ro tác nghiệp các năm 2011- 2016 81
2.1 Tổng hợp sai lỗi nghiệp vụ tín dụng từ năm 2011 đến 2016 69
2.3 Tổng hợp lỗi nghiệp vụ huy động vốn từ 2011-2016 742.4 Bảng tổng hợp lỗi nghiệp vụ chuyển tiền từ 2011-2016 75
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, hầu như không có loại nghiệp vụ nào, dịch vụ nào là không có rủi ro bởi hoạt động của Ngân hàng Thương mại (NHTM) trong nền kinh tế thị trường là một hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động kinh tế - xã hội đều nhanh chóng tác động đến ngân hàng, nó có thể gây nên những xáo trộn bất ngờ và dẫn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng bị giảm sút một cách nhanh chóng
Tùy theo từng cách tiếp cận mà rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được phân thành nhiều loại khác nhau, song theo cách phân loại chung nhất (theo Ủy ban Basel vào năm 1987 đưa ra các nguyên tắc chung để quản lý hoạt động của các ngân hàng) rủi ro ngân hàng được phân chia thành 3 loại cơ bản gồm: Rủi ro tín dụng, rủi
ro thị trường, rủi ro tác nghiệp (RRTN) [23] RRTN không phải là loại rủi ro mới,
nó tồn tại song hành cùng với sự ra đời của các Ngân hàng.Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế Việt Nam và thế giới thì loại rủi ro đáng báo động nhất từ trước đến nay vẫn là RRTN RRTN là loại rủi ro liên quan tới nhiều yếu tố như: con người, hệ thống, quy trình, thủ tục nội bộ và cả các sự kiện bên ngoài Đặc biệt là yếu tố con người và chủ yếu ở các cấp thực thi Đây là những yếu tố rất đa dạng và thường xuyên biến đổi, do đó RRTN luôn xuất hiện trong hầu hết các hoạt động quan trọng của ngân hàng
Quản trị rủi ro tác nghiệp (QTRRTN) trong những năm gần đây đã trở thành một trong những hoạt động quan trọng đối với các NHTM Mức độ hiện đại hóa đòi hỏi các NHTM phải dựa vào công nghệ tự động ngày càng phức tạp; phát triển đa dạng hơn các sản phẩm; xu hướng toàn cầu hóa, cạnh tranh, mở rộng quy mô, tham gia vào hoạt động mua lại, sáp nhập, hợp nhất QTRRTN là quá trình tổ chức tín dụng tiến hành các hoạt động nhằm giảm thiểu các nguy cơ và thiệt hại từ RRTN, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống các chính sách QTRRTN thường được thực hiện thông quá trình quản lý rủi ro đó là: xác định RR - đo lường
Trang 13RR - đánh giá RR - quản lý RR - giám sát, kiểm tra kiểm soát rủi ro hoạt động nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra QTRRTN hiệu quả nghĩa là rủi ro xảy ra trong mức độ dự đoán trước và NHTM có thể kiểm soát được.
Đi theo xu thế chung của thế giới, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng có những chiến lược riêng cho mình trong việc nâng cao QTRRTN
để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của ngân hàng và phù hợp với thông lệ quốc tế Việc kiểm soát chặt chẽ, giảm thiểu được những tác động xấu của rủi ro tác nghiệp luôn là vấn đề mà BIDV nói chung và BIDV Phú Mỹ nói riêng đang rất quan tâm Bản thân tôi hiện đang là một cán bộ Ngân hàng và công việc chính của tôi là phụ trách công tác Quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV - Chi nhánh Phú Mỹ, tôi luôn mong muốn được tìm hiểu kỹ hơn về những quy trình, nghiệp vụ, các công cụ đã được áp dụng để đo lường, kiểm soát, hạn chế, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp đang áp dụng tại BIDV cũng như tại các NHTM khác, để có sự so sánh, đúc kết kinh nghiệm nhằm kiểm soát tốt RRTN xảy ra tại Chi nhánh Xuất phát từ những vấn đề
trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Phú Mỹ” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp Tôi hy vọng rằng với đề tài nghiên cứu này sẽ giúp ích cho Ban lãnh đạo BIDV Phú Mỹ tìm ra các giải pháp hoàn thiện hơn công tác QTRRTN tại Chi nhánh
2 Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống ngân hàng Việt Nam tuy đã có bề dày hoạt động trên 60 năm nhưng so với hệ thống ngân hàng trên thế giới thì vẫn còn rất mới, nhất là quá trình vận hành Trong nền kinh tế thị trường, khung pháp lý cho hoạt động vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, tính chuyên nghiệp chưa cao, mặt khác hoạt động trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng Việc mở cửa thị trường ngân hàng, tài chính làm các Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn không chỉ với các ngân hàng trong nước mà từ các ngân hàng nước ngoài đến từ các khu vực tài chính phát triển như Mỹ, Châu Âu, Singapore, Nhật Bản, Xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các NHTM Việt Nam luôn
Trang 14đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách, công nghệ để theo kịp đà phát triển của nền tài chính - ngân hàng thế giới, đáp ứng các yêu cầu quản trị nói chung và quản trị rủi ro (QTRR) nói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời mở ra các cơ hội để ngành Ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực đó.
Hiện nay, bên cạnh nỗ lực giải quyết các khoản nợ xấu từ hoạt động cho vay trong quá khứ, các NHTM Việt Nam đã bắt đầu chuẩn bị các bước dài hơn hơn bằng cách xây dựng hệ thống quản lý rủi ro (QLRR) tiên tiến, nhằm phòng ngừa rủi
ro trong tương lai, thay vì phải giải quyết “sự đã rồi” QTRR vẫn là một chức năng khá mới mẻ đối với các NHTM Việt Nam trong bối cảnh các ngân hàng đang chật vật xây dựng “khẩu vị” rủi ro, khả năng chịu đựng và các giới hạn rủi ro, cũng như làm thế nào để nâng cao quy trình, kiểm soát và quản lý các nguồn lực Giải quyết các vấn đề rủi ro trong ngân hàng không chỉ đơn giản là chi phí thực hiện kinh doanh mà còn là con đường để hiểu rõ hơn hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hơn thế nữa, sự kết hợp giữa giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) và sự sẵn sàng chủ động của các ngân hàng sẽ giúp xây dựng hệ thống ngân hàng Việt Nam vững mạnh
Trước tình hình đó, Hiệp ước Basel là một thước đo chung để QLRR tại các NHTM Việt Nam Một ngân hàng tuân thủ Hiệp ước Basel II đồng nghĩa với việc
có một hệ thống QLRR tiên tiến, hiện đại.Hiệp ước Basel II không chỉ là tuân thủ Tiếp nhận thực hiện Hiệp ước Basel chính là thực hiện chuẩn mực tối thiểu đánh giá rủi ro ngân hàng phải đối mặt và để đảm bảo đủ vốn, tăng hiệu quả hoạt động nói chung
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, nhu cầu tuyển dụng lao động ngày càng cao, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động ngân hàng ngày càng hiện đại, chúng ta thường xuyên nghe thấy nhiều vụ việc tiêu cực được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng, hay trong báo cáo thường niên của các NHTM thời gian gần đây, vấn đề RRTN thường xuyên được đề cập đến với những sai phạm xảy ra ở nhiều nơi, nhiều nghiệp
vụ với mức độ nghiêm trọng và tần suất ngày càng cao đã nổi lên một hồi chuông
Trang 15báo động cho hệ thống ngân hàng trong công tác Quản trị và phòng ngừa RRTN Theo nghiên cứu ảnh hưởng định tính của Ủy ban Basel thì thông thường các ngân hàng sẽ phải mất đi 10% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vì RRTN [28]
RRTN trong hoạt động ngân hàng ngày càng gia tăng số lượng và mức độ ảnh hưởng, QTRRTN chính là Quản trị an toàn của hệ thống ngân hàng, đồng thời giúp ổn định nền kinh tế của đất nước - Vì thế QTRRTN ngày càng có ý nghĩa quan trọng và cần thiết đối với BIDV nói chung và BIDV -Chi nhánh Phú Mỹ nói riêng
3 Tình hình nghiên cứu
QTRRTN là một vấn đề quan trọng của các ngân hàng trên thế giới từ trước đến nay Đến năm 2004, Ủy ban Basel đã đặc biệt chú trọng các nội dung QTRR trong các NHTM và cụ thể hóa thành các nguyên tắc, và tổ chức này khuyến cáo tất cả các NHTM nên tuân thủ các nguyên tắc này trong hoạt động tác nghiệp của mình Ở Việt Nam, mặc dù có nhiều nỗ lực song cho tới nay NHNN vẫn chưa thiết lập được khuôn khổ pháp lý chính thức cho hoạt động QTRRTN, chưa có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này từ đó kiến nghị NHNN sớm ban hành những quy định cụ thể hướng dẫn triển khai QTRRTN trên tất cả các mặt hoạt động từ thiết lập chính sách, quy định, quy trình cho đến phương pháp đo lường, yêu cầu vốn tối thiểu đối với RRTN và cơ chế trích lập dự phòng RRTN [25]
Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về QTRRTN với các góc
độ khác nhau:
- Tác giả Hồ Thị Xuân Thanh (2009) “Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Công thương Việt Nam” [15] đã đưa ra cái nhìn tổng quan về QTRRTN, từ thực trạng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã đề ra các biện pháp hoàn thiện công tác này, tuy nhiên tác giả chưa đề cập được đầy đủ các loại rủi ro, thời gian nghiên cứu là năm 2009, đến nay, hoạt động kinh doanh ngân hàng đã xuất hiện nhiều hình thái rủi ro mới yêu cầu phải nhận diện và đưa ra giải pháp phù hợp hơn
- Tác giả Võ Nhị Hoàng My (2011) “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân
Trang 16hàng TMCP Phương Đông” Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh [14] nhìn chung có hướng nghiên cứu giống đề tài trên Tuy nhiên, điểm khác của đề tài là tác giả phân tích công tác quản lý rủi ro tác nghiệp theo hai mặt: về mô hình tổ chức và về công tác quản lý rủi ro và theo hai mốc thời gian, việc đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro tác nghiệp vẫn chưa bám sát theo các bước quản lý rủi ro tác nghiệp như đã nêu trong phần cơ sở lý luận
- Tác giả Nguyễn Hoài Linh (2012) “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” tác Luận văn Thạc Sỹ Tài chính Ngân hàng, Đại Học Quốc Gia Hà Nội - Trường Đại học kinh tế; [13] cũng nghiên cứu vấn đề này nhưng
ở phạm vi rộng - các NHTM Việt Nam, tuy nhiên trong phần giải pháp chưa nêu được đầy đủ các giải pháp để hạn chế rủi ro
- Tác giả Trần Thị Minh Thanh (2014) “Quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ quản lý kinh tế trường Trường Đại học Quốc gia Hà nội - Đại học kinh tế [17] các giải pháp được nêu ra chưa đầy đủ và chưa chi tiết cụ thể
- Một số nghiên cứu khác được đăng tải trên các tạp chí, website cũng bàn về vấn đề này: Tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng với “ Quản lý RRTN đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam”, tác giả nêu ra một số nội dung thiết yếu đối với việc QLRRTN tại các ngân hàng thương mại Việt Nam [12] Tác giả Đỗ Lê đưa ra vấn đề
“Quản lý RRTN trong ngân hàng hiện nay” bàn về các giải pháp trong đó nhấn mạnh vai trò kiểm tra giám sát và tăng cường công tác quản trị tại các ngân hàng [29] Các bài viết được đăng tải kể trên chỉ nêu và giải quyết một số vấn đề về QLRRTN mang tính chất tham khảo
Như vậy, mặc dù đã có những nghiên cứu về vấn đề này ở những góc độ khác nhau nhưng theo hiểu biết của tác giả thì chưa có công trình nghiên cứu nào về lĩnh vực này được thực hiện trong những năm gần đây tại BIDV chi nhánh Phú Mỹ
4 Mục tiêu nghiên cứu
4 1 Mục tiêu tổng quát
Trang 17Luận văn xác định mục tiêu tổng quát là đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ.
4.2 Mục tiêu cụ thể
- Tổng hợp cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tác nghiệp tại NHTM
- Nghiên cứu kinh nghiệm QTRRTN của một vài NHTM trên thế giới và của một vài NHTM tại Việt Nam để rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV - Chi nhánh Phú Mỹ
- Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại BIDV- Chi nhánh Phú Mỹ để xác định những thành công và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại
- Xác định các luận cứ để trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác QTRRTN tại BIDV chi nhánh Phú Mỹ
5 Đối trượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: QTRRTN tại ngân hàng thương mại
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: BIDV chi nhánh Phú Mỹ
+ Phạm vi về thời gian: Dựa trên cơ sở số liệu báo cáo RRTN và công tác QTRRTN tại BIDV - chi nhánh Phú Mỹ từ năm 2011 đến 2016
6 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê mô tả nhằm làm sáng tỏ những câu hỏi nghiên cứu đặt ra Cụ thể:
- Tác giả đã tổng hợp nhiều công trình nghiên cứu trước đây, đánh giá những thành công cũng như hạn chế của các công trình này, từ đó xác định khoảng trống tri thức cần được nghiên cứu để làm mục tiêu cho nghiên cứu này
Trang 18- Trong chương một, tác giả đã tổng hợp các tài liệu nhằm hệ thống lại cơ sở lý thuyết về RRTN và QTRRTN tại ngân hàng thương mại Đây là cơ sở lý thuyết nền tảng dùng để phân tích thực trạng QTRRTN tại ngân hàng BIDV Phú Mỹ.
- Trong chương 2, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để trình bày thực trạng của hệ thống QTRRTN tại ngân hàng BIDV Phú Mỹ Sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro tác nghiệp Thông qua đó, tác giả phân tích đánh giá việc QTRRTN tại BIDV Phú Mỹ hiện tại như thế nào, từ đó rút ra những thành công và hạn chế BIDV Phú Mỹ đã làm trong thời gian qua
- Trong chương ba, dựa trên cơ sở lý thuyết và những kinh nghiệm rút ra trong chương 1, tác giả luận giải, đề xuất các kiến nghị và giải pháp để giải quyết những hạn chế được phát hiện trong chương 2 nhằm hoàn thiện hơn công tác QTRRTN tại BIDV chi nhánh Phú Mỹ
7 Những đóng góp của luận văn
Luận văn đã làm rõ hơn và hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến RRTN và QTRRTN, nhận diện thêm được một số loại rủi ro mới, xác định được các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác QTRRTN và có thể sử dụng các tiêu chí này để đánh giá hiệu quả công tác QTRRTN tại các NHTM
Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác QTRRTN của BIDV - chi nhánh Phú Mỹ, tìm ra những mặt được, chưa được, nguyên nhân của những mặt chưa được và từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp tại BIDV - chi nhánh Phú Mỹ
Từ việc nghiên cứu những kinh nghiệm QTRRTN của một số ngân hàng trên thế giới, trong nước và tham khảo các tài liệu có liên quan, luận văn đã đưa ra những giải pháp mang tính cơ bản và có hệ thống về quản lý rủi ro tác nghiệp cho BIDV - chi nhánh Phú Mỹ, đề xuất những kiến nghị với BIDV, NHNN và các bộ ngành có liên quan để xem xét, thiết lập khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho hoạt động QTRRTN
Trang 198 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 Chương 1: Cơ sở lý luận về QTRRTN của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng QTRRTN tại BIDV- chi nhánh Phú Mỹ
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện QTRRTN tại BIDV - chi nhánh Phú Mỹ
Trang 20CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỦI RO VÀ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái quát chung về rủi ro
Có nhiều cách hiểu cũng như định nghĩa về rủi ro khác nhau của các nhà kinh tế và các nhà kinh doanh.Thật khó có thể đúc kết được một định nghĩa về rủi
ro chuẩn xác, thích hợp cho mọi môi trường kinh doanh cũng như mọi giai đoạn phát triển của kinh tế xã hội Chính vì vây có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về rủi ro, nhưng nhìn chung có thể chia làm hai quan điểm:
Theo quan điểm truyền thống, “ Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố khác liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người” Thực tế cho thấy, chúng ta đang sống trong một thế giới mà rủi ro luôn tiềm ẩn và ngày càng tăng theo nhiều hướng khác nhau Xã hội loài người càng phát triển, hoạt động của con người ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp, thì rủi ro cho con người ngày càng nhiều và đa dạng hơn Vì vậy, con người cần quan tâm nhiều hơn đến việc nghiên cứu rủi ro, nhận diện rủi ro và tìm các biện pháp QTRR, trong quá trình nghiên cứu đó nhận thức
về rủi ro của con người cũng thay đổi, trở nên khoan dung và trung hòa hơn
Theo quan điểm trung hòa cho rằng “Rủi ro là sự bất trắc không thể đo lường được” Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực, theo nghĩa rủi
ro có thể mang đến cho con người những tổn thất, mất mát và nguy hiểm nhưng cũng có thể mang đến cho chúng ta những cơ hội, thời cơ không ngờ Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, quản lý rủi ro, chúng ta không chỉ tìm ra được những biện pháp phòng ngừa, né tránh những rủi ro thuần túy, hạn chế những thiệt hại do rủi ro gây ra mà còn có thể “lật ngược tình thế”, biến thủ thành thắng, biến thách thức thành những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp trong
Trang 21tương lai.
Hình 1.1: Rủi ro càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận càng cao
Dù có nhiều cách hiểu về rủi ro nhưng cách tiếp cận phổ biến nhất là xem rủi
ro là sự không chắc chắn và là khả năng xảy ra kết quả không mong muốn
1.1.2 Một số loại rủi ro trong hoạt động Ngân hàng
Có nhiều cách để phân loại rủi ro, tuy nhiên phân loại theo nguồn gốc thua
lỗ, biến động thị trường hay thua lỗ Rủi ro trong hoạt động của các NHTM có thể tổng hợp thành một số loại rủi ro cơ bản sau:
- Rủi ro tín dụng
- Rủi ro thị trường
- Rủi ro thanh khoản
- Rủi ro thanh khoản thị trường
- Rủi ro khả năng thanh toán
- Rủi ro lãi suất
- Rủi ro lệch hạn
- Rủi ro ngoại hối
- Rủi ro tác nghiệp (hay còn gọi là rủi ro hoạt động) [11]
Thông thường trong hoạt động ngân hàng chúng ta thường nghĩ đến ngay rủi ro tín dụng tuy nhiên ngày nay rủi ro tác nghiệp được xem là một trong những loại rủi ro quan trọng cần phải được chú trọng và theo dõi chặt chẽ
1.1.3 Rủi ro tác nghiệp tại các NHTM Việt Nam
1.1.3.1 Khái niệm rủi ro tác nghiệp hay còn gọi là rủi ro hoạt động.
Trang 22Sau sự sụp đổ của một loạt các ngân hàng vào thập kỷ 70, Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) đặt tại Basel, Switzerland, đã thành lập Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS) nhằm đưa ra cách thức tốt hơn để đo lường vốn tối
thiểu các Ngân hàng cần nắm giữ để đảm bảo bù đắp rủi ro.- Theo BIS Đoạn 644,
BCBS 128:” Rủi ro hoạt động được định nghĩa là rủi ro xảy ra tổn thất do các quy
trình nội bộ, con người và các hệ thống không đầy đủ hoặc không hoạt động hiệu quả hoặc do các sự kiện bên ngoài gây ra Rủi ro hoạt động bao gồm Rủi ro pháp
lý nhưng không bao gồm Rủi ro chiến lược và Rủi ro danh tiếng”[10]
Theo quy định của NHNN tại: Khoản 27, điều 2 Thông tư 41/2016/TT- NHNN ngày 30/12/2016 v/v Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài: Rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ
quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do các lỗi, sự cố của
hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả rủi
ro pháp lý) Rủi ro hoạt động không bao gồm: Rủi ro danh tiếng và Rủi ro chiếnlược [10]
1.1.3.2 Phân loại rủi ro tác nghiệp
a Phân loại theo sự kiện:
+ Gian lận nội bộ: Vượt thẩm quyền, ăn trộm, gian lận
+ Gian lận bên ngoài: An ninh hệ thống kém, ăn trộm, gian l ậ n
+ Thông lệ tại nơi làm việc: Quan hệ nhân viên, môi trường làm việc (an toàn, tính đa dạng về văn hoá, phân b iệ t.)
+ Thiệt hại về tài sản: Thiên tai, địch hoạ
+ Gián đoạn kinh doanh, hệ thống hư h ỏ n g
+ Liên quan đến khách hàng, sản phẩm và thông lệ kinh doanh: Tiết lộ thông tin, thông lệ kinh doanh không đúng, sản phẩm khiếm khuyết, hoạt động tư vấn có vấn đ ề
+ Quản lý quá trình thực hiện: Lỗi tác nghiệp giao dịch, hồ sơ không đầy đ ủ
Trang 23b Phân loại theo nguyên nhân dẫn đến rủi ro tác nghiệp:
+ Rủi ro liên quan đến con người
* Về mô hình tổ chức:
- Chính sách, sắp xếp, bố trí, luân chuyển cán bộ chưa hợp lý;
- Thực hiện các nghĩa vụ với người lao động chưa đúng với quy định, thoả ước lao động;
- Mô hình tổ chức không phù hợp (quá đơn giản hoặc quá phức tạp );
* Về bản thân cán bộ:
- Trình độ nghiệp vụ, năng lực, kinh nghiệm của cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu công việc;
- Cán bộ ngân hàng tự thực hiện các hành vi gian lận;
- Cán bộ ngân hàng cấu kết với bên ngoài để thực hiện các hoạt động phạm pháp nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, huỷ hoại uy tín của ngân h à n g
- Chưa chấp hành đúng nội quy lao động hoặc vi phạm kỷ luật;
- Tư cách đạo đức chưa tốt, chưa có tinh thần trách nhiệm với công việc;
- Giao tiếp, ứng xử với khách hàng, đồng nghiệp chưa đúng m ự c
* Về an toàn nơi làm việc: Nơi làm việc chưa đảm bảo an toàn dẫn đến phát sinh các khoản bồi thường tai nạn lao động
+ Rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, quy định
- Những quy trình, quy định thiếu hoặc chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ, chưa cụ thể, có kẽ hở tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng, gây tổn thất cho ngân hàng;
- Những văn bản, quy định có sự chồng chéo, khó thực hiện;
- Những văn bản, quy định có nội dung chưa đúng với cơ chế chính sách; quy định của pháp luật hiện hành
+ Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin
- Lỗi phần cứng;
- Lỗi phần mềm;
Trang 24- Lỗi đường truyền;
- Phần mềm không có tính năng bảo mật hoặc tính bảo mật chưa cao;
- Phần mềm không đầy đủ chức năng cần thiết;
- Phần mềm không đáp ứng đủ các yêu cầu nghiệp vụ
+ Rủi ro liên quan đến yếu tố từ bên ngoài
- Khách hàng thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, trộm cắp;
- Thực hiện giao dịch với các cá nhân, tổ chức bị cấm vận hoặc có tên trong danh sách bị nghi ngờ, tội phạm
- Do có sự thay đổi về các văn bản, quy định của Nhà nước, Chính phủ;
1.1.3.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tác nghiệp
- Rủi ro do con người: Rủi ro tác nghiệp tăng lên cùng với sự tham gia của con người vào hoạt động khởi tạo, phê duyệt, báo cáo hoặc điều chỉnh một giao dịch Các khía cạnh của rủi ro tác nghiệp bao gồm hành vi gian lận, lỗi, sự bỏ sót và lạm dụng của nhân viên Ngân hàng càng có nhiều nhân viên, nhiều địa điểm giao dịch và khách hàng thì rủi ro tác nghiệp càng cao Số lượng nhân viên tăng nhanh là dấu hiệu tăng rủi ro tác nghiệp
- Rủi ro do quy trình chưa phù hợp: rủi ro tác nghiệp tăng theo mức độ phức tạp của giao dịch - Giao dịch có nhiều bước, nhiều quy trình, hoặc nhiều mốc tham chiếu; các giao dịch đòi hỏi phải có kiểm soát nội bộ và phê duyệt; và các giao dịch không được xác định rõ ràng hoặc không được thực hiện theo đúng chính sách quy định Mọi bộ phận hay quy trình của một tổ chức tín dụng như từ việc lập kế hoạch, nhận tiền gửi, huy động nguồn nhân lực thông qua tín dụng và các hợp đồng, ra quyết định đầu tư, xử lý giao d ịc h đều chịu rủi ro tác nghiệp
- Rủi ro do hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ yếu kém: Đây chỉ là một phần của rủi ro tác nghiệp nhưng lại có thể ảnh hưởng đến tất cả các loại rủi ro khác trong tổ chức tín dụng
- Rủi ro do các yếu tố khách quan bên ngoài: Các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng cũng góp phần gây ra rủi ro tác nghiệp Các vấn đề về cơ sở hạ
Trang 25tầng như: Hệ thống truyền dữ liệu, giao thông, điện, nước, điện thoại, các thay đổi
về pháp lý, chính trị ngay cả thời tiết khắc nghiệt cũng có thể tạo ra hoặc làm tăng thêm các rủi ro trong ngân hàng
1.1.3.4 Hậu quả của rủi ro tác nghiệp
Rủi ro tác nghiệp không chỉ gây thiệt hại cho ngân hàng về mặt tài chính mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, thương hiệu của ngân hàng Một số hậu quả
mà ngân hàng gặp phải do rủi ro tác nghiệp gây ra:
- Đối với hoạt động Marketting và bán hàng: Rủi ro tác nghiệp có thể đưa ngân hàng rơi vào tình trạng khi đưa các sản phẩm mới mà không đảm bảo cơ sở hạ tầng phù hợp do không áp dụng đúng các thủ tục phê duyệt sản phẩm mới
- Đối với hoạt động thanh toán: Hậu quả mà ngân hàng phải gánh chịu có thể
là không thanh toán được theo yêu cầu của khách hàng hoặc thanh toán nhầm đối tượng thụ hưởng
- Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin: Hậu quả mà ngân hàng phải gánh chịu có thể là tình trạng mất kiểm soát hệ thống hoặc hệ thống cơ sở dữ liệu ngừng hoạt động
- Đối với hoạt động tài chính: Hậu quả của rủi ro tác nghiệp có thể là việc định giá tài sản sai, các báo cáo lãi lỗ không hoàn chỉnh, các khoản mục kế toán không được đối chiếu
- Đối với hoạt động quản lý nhân sự: Hậu quả của rủi ro tác nghiệp có thể là hành vi vi phạm pháp luật trong vấn đề kết thúc hợp đồng lao động
- Đối với uy tín của ngân hàng: Đối xử với khách hàng không tốt dẫn tới mất khách hàng hoặc tòa uy tín không tốt về ngân hàng, từ đó dẫn đến hậu quả làm mất vốn hoặc làm giảm lợi nhuận của ngân hàng
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tác nghiệp
Trang 26Thuật ngữ quản trị rủi ro ra đời cùng thời với thuật ngữ rủi ro, liên quan đến sản xuất kinh doanh vào những năm 80 - 90 của thế kỷ 20 của nhiều tác giả khác nhau ở Mỹ, Hà Lan, Đức, Pháp được viết bằng tiếng Anh là: “Risk management” với nhiều cách nhìn nhận khác nhau:
Có quan niệm cho rằng, quản trị rủi ro đơn thuần là hoạt động mua bảo hiểm Tức là các doanh nghiệp san sẻ một phần gánh nặng rủi ro mà mình có thể gặp phải cho các doanh nghiệp khác thông qua các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm Như vậy, quan niệm này chỉ phù hợp với các loại rủi ro có thể phân tán được
Theo PGS-TS Nguyễn Quang Thu cho rằng,” Quản trị rủi ro là sự nhận dạng, đo lường và kiểm soát các loại rủi ro có thể đe doạ các loại tài sản và thu nhập
từ các dịch vụ chính hay từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của một ngành kinh doanh hay một doanh nghiệp sản xuất Hay quá trình thực hiện kế hoạch xử lý rủi ro được gọi là quản trị rủi ro” [20]
Theo PGS-TS Đoàn Thị Hồng Vân cho rằng, “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.”[19]
Qua các khái niệm trên có thể tựu chung lại quản trị rủi ro là một chức năng quản trị trong doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các công việc nhằm tiếp cận, nhận dạng, đo lường, kiểm soát và phòng ngừa các rủi ro để giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi do rủi ro gây ra
Mục tiêu chính của quản trị rủi ro là:
- Né tránh rủi ro
- Tối tiểu hoá tổn thất có thể xuất hiện và tối thiểu hoá hậu quả của một tổnthất
Gắn khái niệm trên với tác nghiệp ngân hàng có thể hiểu như sau:
Quản trị rủi ro tác nghiệp là quá trình tổ chức tín dụng tiến hành các hoạt động tác động đến rủi ro tác nghiệp, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây
Trang 27dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý rủi ro tác nghiệp để thực hiện quá trình quản lý rủi ro đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giám sát và kiểm tra kiểm soát rủi ro tác nghiệp nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi
ro xảy ra
Quản trị rủi ro tác nghiệp hiệu quả không có nghĩa là rủi ro không xảy ra mà
là rủi ro có thể xảy ra nhưng xảy ra trong mức độ dự đoán trước và ngân hàng có thể kiểm soát được
Mục đích của quản trị rủi ro tác nghiệp là nhằm tìm hiểu mức độ rủi ro tác nghiệp của hệ thống, của tổ chức, tìm nguyên nhân dẫn đến rủi ro, phân phối nguồn lực hỗ trợ và xác định các khuynh hướng bên ngoài cũng như bên trong giúp dự báo được rủi ro để từ đó có giải pháp phòng ngừa, hạn chế Việc quản lý rủi ro tác nghiệp giúp cho ngân hàng ngăn ngừa sự gian lận, giảm thiểu sai sót trong quá trình giao dịch, duy trì tính chính trực của quyền kiểm soát nội bộ
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao công tác Quản trị rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng thương mại
Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm
ẩn nhiều rủi ro: Trong nền kinh tế thị trường các quy luật kinh tế đặc thù như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tr a n h ngày càng phát huy tác dụng Những rủi ro trong sản xuất- kinh doanh của nền kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Hoạt đông kinh doanh của các NHTM do đó bao gồm rất nhiều loại rủi ro Do đó các ngân hàng cần đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro - lợi ích nhằm tìm ra cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro có thể chấp nhận được Ngân hàng
sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được chứ không thể chối bỏ rủi ro
- Hiệu quả kinh doanh của NHTMphụ thuộc vào mức độ rủi ro:
Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan có thể đem đến rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên không tránh khỏi rủi ro
Trang 28Chính vì vây, hàng năm các NHTM được phép và cần phải trích lập quỹ bù đắp rủi
ro hạch toán vào chi phí Điều đó cho ta thấy hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tỷ
lệ nghịch với mức độ rủi ro của doanh nghiệp Khi rủi ro quá lớn đến mức NHTM mất khả năng thanh toán sẽ dẫn đến phá sản doanh nghiệp
- Sự cần thiết phải thực hiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp:
Các nhà nghiên cứu ở một số nước tiên tiến đã tính toán ảnh hưởng định tính rằng rủi ro tác nghiệp trong các ngân hàng thông thường làm mất đi 10% lợi nhuận
từ hoạt động kinh doanh [19] Ngoài ra, rủi ro tác nghiệp còn ảnh hưởng xấu đến uy tín ngân hàng
- Quản trị rủi ro tác nghiệp tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất
lượng hoạt động kinh doanh của NHTM:
Trong quản trị NHTM, quản trị rủi ro tác nghiệp là một nôi dung quan trọng
mà các cấp lãnh đạo, điều hành phải đặc biệt quan tâm Vì vây những nhà quản trị NHTM cần được trang bị kiến thức về quản trị rủi ro tác nghiệp; được cập nhật thường xuyên những thông tin; có đội ngũ tham mưu chuyên nghiệp và bộ máy kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán hiệu quả là điều kiện cần thiết để hạn chế rủi ro tác nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Với môi trường kinh doanh đa dạng và phức tạp như hiện nay làm khả năng xảy ra RRTN là rất cao do đó việc quản lý rủi ro tác nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết đối với xu thế phát triển, hội nhập quốc tế ngày nay của các NHTM ở Việt Nam
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) là tổ chức được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) (gồm: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa kỳ, Nhật, Pháp, Thụy điển, Thụy sỹ và Ý) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80 của thế kỷ hai mươi Hiện nay, các thành viên của Ủy ban
Trang 29gồm đại diện ngân hàng trung ương hoặc cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Tây Ban Nha, Nhật, Pháp, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý Ủy ban Basel không phải là một cơ quan giám sát và những kết luận của Ủy ban không có tính pháp lý hay yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng.Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng
và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát một cách rộng rãi Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung
mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên
Năm 1988, Ủy ban Basel đã phê duyệt văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước
về vốn của Basel (hay còn được biết tới là Hiệp ước Basel I quy định Tỷ lệ an toàn vốn CAR “Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phản ánh mức đủ vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định.”[ 18] Xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính, theo đó yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ mức vốn tối thiểu (CAR) là 8% để đối phó với rủi ro tín dụng.Đến năm 1996, Hiệp ước Basel I được sửa đổi, bổ sung phần tính vốn yêu cầu tối thiểu cho rủi ro thị trường Để đảm bảo tính an toàn và ổn định cho hệ thống ngân hàng, ngày 26/06/2004, Ủy ban Basel đã chính thức ban hành Hiệp ước về vốn Basel II bao gồm 3 trụ cột chính:
Trụ cột thứ nhất: Yêu cầu về vốn tối thiểu nhắc đến việc duy trì một lượng vốn pháp định được tính toán cho ba thành phần rủi ro mà ngân hàng đối mặt: Rủi
ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro tác nghiệp (i)Với thành phần rủi ro tín dụng
có thể được tính toán theo ba cách khác nhau của thay đổi độ phức tạp, cụ thể là tiếp cận tiêu chuẩn hóa, IRB nền tảng và IRB cao cấp IRB là viết tắt của “Internal Rating - Based Approach” - “Phương pháp tiếp cận dựa trên đánh giá nội bộ”.(ii) Với rủi ro tác nghiệp, có ba cách tiếp cận khác nhau - phương pháp tiếp cận chỉ số
cơ bản (BIA), phương pháp tiêu chuẩn hóa (TSA hay SA), và phương pháp đo
Trang 30lường nội bộ (AMA) (iii) Đối với rủi ro thị trường phương pháp tiếp cận ưa thích là VAR.
Trụ cột thứ hai: Cơ quan thanh tra trực tiếp đánh giá mức độ tuân thủ yêu cầu vốn tối thiểu của ngân hàng Đặt ra trách nhiệm giám sát cụ thể đối với hội đồng quản trị và quản lý cấp cao, do đó tăng cường nguyên tắc của kiểm soát nội bộ
và quản trị doanh nghiệp khác do cơ quan quản lý ở các nước khác nhau trên toàn thế giới thực hiện
Trụ cột thứ ba: Nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin các ngân hàng sẽ được yêu cầu công khai thông tin tập trung vào các thông số quan trọng của
hồ sơ kinh doanh của họ, nguy cơ rủi ro và quản lý rủi ro Những công khai như vậy được xem như là một điều kiện tiên quyết cho tính hiệu quả hoạt động của nguyên tắc thị trường ngân hàng Cả hai thông tin định tính và định lượng phải được công khai
Mặc dù được coi như một cơ chế quan trọng để đẩy mạnh cải cách và củng cố toàn bộ công tác điều hành trong lĩnh vực tài chính, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã cho thấy những thiếu sót, bất cập của Basel II như: đánh giá rủi ro chưa tính đến các hoạt động của chu kỳ kinh doanh, chưa phản ánh đầy đủ rủi ro của tài sản ngoại bảng, Do vậy, Hiệp ước Basel III đã được thống đốc các ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý ngân hàng thuộc 27 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên ký kết ngày 12/09/2010 và được chính thức ban hành vào tháng 12/2010
Trước xu thế hội nhập và mở cửa dịch vụ thị trường tài chính - ngân hàng, với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc áp dụng Basel nói chung và Basel
II nói riêng tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực hoạt động
và giảm thiểu rủi ro đối với các ngân hàng thương mại Nhận thức rõ điều này, NHNN Việt Nam đã ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010; Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014; Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016, Thông tư số 41/2016/TT- NHNN ngày 30/12/2016) NHNN đã
Trang 31có Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/03/2014 Ngân hàng Nhà Nước v/v triển khai thực hiện quy định an toàn vốn theo Basel II Theo đó, NHNN yêu cầu thực hiện thí điểm triển khai Basel II tại 10 ngân hàng thương mại cổ phẩn tại Việt Nam, trong đó có Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV Hiện nay, BIDV đã đưa công tác triển khai Basel tại Ngân hàng là một trong những trọng tâm công việc trong thời gian tới thông qua một số văn bản như: Nghị quyết số 4088/NQ-BIDV ngày 15/12/2015 của Hội đồng Quản trị v/v phê duyệt lộ trình triển khai Basel II, III tại BIDV; Quyết định số 4101/QĐ-BIDV ngày 15/12/2016 của Hội đồng Quản trị v/v Ban hành các Quy chế Quản trị các dự án triển khai Basel tại BIDV,
Theo Ủy ban Basel, có ba phương pháp để tính toán yêu cầu về vốn cho RRTN, theo thứ tự gia tăng dần về mức độ phức tạp và sự nhảy cảm với rủi ro: (i) Phương pháp chỉ số cơ bản (BIA - The Basic Indicator Approach); (ii) Phương pháp chuẩn hóa (TSA - The Standardized Approach) và (iii) Phương pháp đo lường tiên tiến/phương pháp nâng cao (AMA - Advanced Measurement Approaches)
Tối thiểu cho tât cả các Tối thiểu cho các Mục tiêu cho các ngân
Phương pháp BIA Phương pháp TSA Phương pháp AMA
Hình 1.2: Các phương pháp đo lường theo Ủy ban Basel
Trang 32Nguồn: Tài liệu đào tạo QLRRTNnăm 2014 của BIDV
1.4 QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP
- Xem qua danh sách mô tả, nhận định xem điều gì có thể xảy ra
- Suy nghĩ thấu đáo về hệ thống, tổ chức, phân tích các rủi ro đối với từng
bộ phận
- Nhận định những điểm yếu của tổ chức nếu có thể
- Phỏng vấn nhiều người để có thể lấy những ý kiến khác nhau
> Nhận diện rủi ro tác nghiệp bao gồm:
- Thu thập dữ liệu rủi ro tác nghiệp:
Cơ sở dữ liệu RRTN đầy đủ và hoàn thiện là yếu tố rất quan trọng làm nền tảng cho quản trị RRTN Nhận thức được điều đó, nhiều Ngân hàng đã bắt đầu triển khai việc thu thập dữ liệu RRTN nội bộ, không chỉ thu thập các RRTN mà còn tất
cả các lỗi, sai sót RRTN Một số Ngân hàng nước ngoài không dùng cụm từ “lỗi, sai sót” mà xem chúng dưới dạng các tình huống gần mất trong RRTN
Một quy trình xử lý dữ liệu chuẩn hóa là rất cần thiết để ngân hàng có thể có được những dữ liệu đảm bảo độ chính xác, tin cậy, cho phép đưa ra những đánh giá chính xác về mức độ rủi ro của ngân hàng mình
- Ghi nhận của kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
Ngân hàng theo dõi các ghi nhận của kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ
và giám sát việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị đối với chi nhánh mà kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, kiểm toán bên ngoài đưa ra Việc theo dõi, giám sát này nhằm đảm bảo chi nhánh nghiêm túc tuân thủ, điều chỉnh kịp thời hoạt động
Trang 33của chi nhánh theo yêu cầu đã đưa ra Bên cạnh đó, cũng đối chiếu các sự việc mà kiểm tra, kiểm toán phát hiện được trong quá trình kiểm tra chi nhánh, với các vụ việc mà chi nhánh báo cáo lên.Việc đối chiếu này nhằm đảm bảo tính tự giác, đầy
đủ và chính xác trong báo cáo RRTN, cũng như dữ liệu nội bộ về RRTN
- Quy trình rà soát sản phẩm mới:
Ngân hàng rà soát các sản phẩm mới trước khi ban hành theo một quy trình chặt chẽ, phát hiện sớm các sai sót để chỉnh sửa kịp thời, tránh để sót những sơ hở trong văn bản để cán bộ có thể lợi dụng làm sai gây thiệt hại cho Ngân hàng
Ta có thể nhận diện rủi ro tác nghiệp theo 07 nhóm sau:
- Dấu hiệu rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm việc.Đánh giá, nhận diện các rủi ro liên quan như: Vi phạm mô hình tổ chức, rủi
ro từ cán bộ, rủi ro từ việc sắp xếp, bố trí cán bộ, các chi phí bồi thường liên quan đến người lao động và an toàn nơi làm việc
- Dấu hiệu rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, quy định: Rà soát cơ chế, chính sách, quy định hiện hành nhằm phát hiện dấu hiệu rủi ro
+ Không có, thiếu hoặc quy định chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ, chưa cụ thể, có
kẽ hở tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng, gây tổn thất cho ngân hàng
+ Những văn bản, quy định có sự chồng chéo, hoặc không thể thực hiện, những bất hợp lý, gây khó khăn cho người thực hiện
+ Những văn bản, quy định có nội dung chưa đúng với cơ chế chính sách; quy định của pháp luật hiện hành
- Dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận nội bộ
Nhận diện những dấu hiệu rủi ro như cán bộ tự thực hiện hoặc cấu kết với khách hàng để thực hiện các hoạt động phạm pháp nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, huỷ hoại uy tín của ngân hàng
- Dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận bên ngoài
Trang 34Nhận diện những dấu hiệu rủi ro do các hành động có ý định gian lận, biển thủ tài sản, không tuân thủ pháp luật của khách hàng.
- Dấu hiệu rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc
Theo dõi, thống kê đầy đủ, thường xuyên các lỗi, sai sót phát sinh trong quá trình xử lý công việc, xác định các dấu hiệu rủi ro như: Thực hiện nghiệp vụ không được ủy quyền, vượt thẩm quyền; thực hiện không đúng, không đầy đủ chức trách nhiệm vụ được giao, không bảo vệ lợi ích chính đáng tối đa cho BIDV trong điều kiện có thể thực hiện được; không tuân thủ quy định, quy trình; kiểm soát không chặt chẽ
- Dấu hiệu rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin
Thực hiện thống kê, theo dõi đầy đủ các lỗi, sai sót, các sự cố, các dấu hiệu của hệ thống công nghệ thông tin làm ảnh hưởng đến hoạt động
- Dấu hiệu rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản
Xem xét, đánh giá khả năng xảy ra các rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản vật chất do yếu tố chủ quan và khách quan
1.4.2 Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro tác nghiệp là việc xác định mức độ rủi ro của các loại rủi ro tác nghiệp Rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro rất khó nhận biết, vì thế việc đo lường cũng rất khó khăn Có hai phương pháp đo lường thường được sử dụng đó là phương pháp định tính và phương pháp định lượng:
Phương pháp định tính: Là việc phân tích đánh giá, nhận xét chủ quan của mỗi ngân hàng thương mại về mức độ tốt - xấu, lớn - nhỏ; tính nghiêm trọng của các dấu hiệu rủi ro đã được xác định và giải thích khả năng ảnh hưởng đến nhiệm
vụ công việc được giao, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Phương pháp định tính được sử dụng để đo lường các rủi ro liên quan đến cán bộ, rủi ro liên quan đến cơ chế văn bản, quy định Ngân hàng có thể dựa vào các tài liệu: Xếp hạng của kiểm toán nội bộ; khuyến cáo của kiểm toán, thanh tra bên ngoài; Thông tin báo chí để đo lường rủi ro tác nghiệp
Trang 35Phương pháp định lượng: Là việc đánh giá bằng số liệu cụ thể về mức độ rủi
ro (xác suất xảy ra), tổn thất cụ thể của từng loại dấu hiệu rủi ro đã được xác định Phương pháp này chủ yếu dựa vào số liệu thống kê của Ngân hàng và được sử dụng
để đo lường rủi ro tác nghiệp liên quan đến các lĩnh vực như hệ thống thông tin; các gian lận nội bộ hoặc bên ngoài Ngân hàng có thể dựa vào các chỉ số rủi ro chính (KRIs), xếp hạng mức độ rủi ro, Ma trận rủi ro tác nghiệp để đo lường
Bảng 1.1 Chỉ số đo lường rủi ro tác nghiệp
(Nguồn: KPMG International 2007)
Sự cố Chỉ số đo lường rủi ro (KRIs)
Gian lận Số lượng gian lận nội bộ Số lượng gian lận bên ngoài.
Khiếu nại và tranh chấp
của khách hàng
Số lượng báo cáo khiếu nại và tranh chấp Số lượng báo cáo khiếu nại vượt quá X ngày.
Các vị trí bỏ trống Tỷ lệ %nhân viên bỏ trống Số các vị trí bỏ trống hơn X ngày
Chính sách sản phẩm Số sản phẩm đưa ra nhưng không hoàn thành đúng chương trình sản
phẩm Số sản phẩm được triển khai quá chậm.
Lỗi, sai sót Số lượng tiền mặt thừa thiếu Số tiền thu thừa hoặc bị mất do sai sót,
Số vi phạm quá giới hạn.
Xử lý giao dịch Khối lượng giao dịch Số nợ quá hạn trong quá trình chờ xử lý.
Cộng nghệ thông tin
Số lượng và độ dài thời thời gian ngừng hệ thống theo kế hoạch.
Số lượng và độ dài thời thời gian ngừng hệ thống không theo kế hoạch.
Vi phạm quy định Số lượng vi phạm, phạt/cảnh cáo những vi phạm quy định của cơ
quan/luật pháp
Trang 36(3 năm mới xảy ra 01 lần hoặc lâu hơn
1
Ít xảy ra
Có thể xảy
ra nhưng hiếm khi (1 lần/1 năm)
2
Có khả năng
Đôi khi xảy ra (1 lần/1 quý hoặc lâu hơn)
3
Khả năng lớn
Thường xảy ra (1 lần/1 tháng hoặc lâu hơn
4
Chắc chắn
Thường xuyên xảy ra (hơn hoặc
1 lần/1 năm)
5
Nghiêm trọng 5 Trung bình 5 Đáng kể 10 Nghiêm trọng 15 Nghiêm trọng 20 Nghiêm trọng 25
Qua bảng ma trận rủi ro nêu trên ta thấy ma trận rủi ro được đo lường bằng tần suất xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng, được thể hiện bằng thang điểm từ 1 đến
5 và sử dụng phương pháp thẻ tính điểm
Điểm rủi ro = Điểm tần suất của sai lỗi x điểm ảnh hưởng Kết quả:
Điểm từ 1-4: rủi ro ở mức thấp (màuxanh)Điểm từ 5-8: rủi ro ở mức trung bình (màu vàng)
Điểm từ 9-12: rủi ro ở mức đáng kể (màu nâu)
Điểm từ 15 - 25: rủi ro ở mức nghiêm trọng (màu đỏ)
Căn cứ vào các mức độ rủi ro được báo động tại ma trận RRTN của đơn vị mình, Ngân hàng sẽ có các biện pháp kiểm soát phù hợp để hạn chế, ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro
1.4.3 Kiểm soát rủi ro
Trang 37Quản lý rủi ro cần chọn ra những phương pháp QTRRTN có hiệu quả về mặt chi phí; sử dụng hiệu quả các công cụ hiện có, cải tiến những phương pháp hiện hành, những thay đổi về mặt trách nhiệm, những đổi mới trong kiểm soát nội bộ; lập kế hoạch đối phó với những rủi ro bất ngờ; đầu tư vào các nguồn lực mới.
Từ cơ sở dữ liệu RRTN, các ngân hàng xây dựng Đường phân phối tổn thất, trên cơ sở đó xác định các biện pháp quản lý và giảm thiểu rủi ro
Quản lý và giảm thiểu rủi ro gồm:
- Các chiến lược kiểm soát rủi ro: Việc giảm thiểu rủi ro có thể đạt được thông qua các kỹ thuật phòng, tránh, chuyển, thay thế Có thể khái quát các kỹ thuật này thành 4 nhóm chiến lược:
+ Các chiến lược giảm ảnh hưởng hoặc giảm khả năng xảy ra (ví dụ cải thiện hiệu quả kiểm soát nội bộ, đào tạo nhân viên)
+ Chiến lược phòng ngừa rủi ro: Phát triển các thủ tục và đào tạo để đảm bảo quy trình được thực thi chính xác
+ Chiến lược chuyển giao rủi ro (thông qua các hợp đồng bảo hiểm)
+ Chiến lược tránh rủi ro (ví dụ ngừng hoạt động, bán các hoạt động kinh doanh)
- Kế hoạch kinh doanh liên tục (Kế hoạch dự phòng kinh doanh)
Ngân hàng cần chuẩn bị cho mình các phương án dự phòng để có thể phản ứng kịp thời khi có các sự cố hay thảm họa bất ngờ xảy ra Các NHTM lớn trên thế giới thường xây dựng hẳn cho mình một bộ phận chuyên trách về lập kế hoạch và thực hiện quản lý kinh doanh liên tục, quản lý khủng hoảng Các thủ tục phản ứng khẩn cấp ngay khi có sự cố xảy ra, cũng như quy trình xử lý tiếp theo đều được lên
kế hoạch từ trước Các yêu cầu về tài chính, về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, dữ liệu sao lưu thậm chícả phương án kinh doanh thay thế cũng đều được hoạch định sẵn sàng trên phạm vi toàn ngân hàng
Giám sát rủi ro cần thực hiện một cách nghiêm túc công tác phân tích nhằm tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát cũng như quá trình thử nghiệm sự hữu hiệu của hệ thống và kế hoạch
Trang 38Để thực hiện giám sát RRTN, Ngân hàng phải có hệ thống báo cáo RRTN hiệu quả Báo cáo RRTN phản ánh việc thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối thông tin rủi ro cho các bộ phận tương ứng, xuyên suốt toàn bộ ngân hàng Các nội dung báo cáo bao gồm khuynh hướng tổn thất, xếp hạng từ việc đánh giá rủi ro, xếp hạng theo các chỉ số rủi ro chính, vốn kinh tế hay vốn điều lệ; thông qua các thông tin về nguy cơ tổn thất, đánh giá rủi ro, phân tích mô phỏng rủi ro và các chỉ số rủi
ro chính Báo cáo có thể thực hiện định kỳ hoặc báo cáo sự cố bất ngờ
Bảng 1.3: Kiểm soát rủi ro tác nghiệp
tục thông thường Cải tiến về kinh tế những nơi có thể Báo cáo rủi ro phải được hoàn tất
5-8
Các kế hoạch nhằm giảm bớt rủi ro, nhưng chi phí của công tác phòng chống có thể được hạn chế Đánh giá rủi ro và thực hiện những hành độngTrung bình thích hợp Các hành động phải được kiểm soát Báo cáo rủi ro phải được
hoàn tất, rủi ro phải được theo dõi
9-12
Trường hợp các rủi ro liên quan đến công việc đang tiến hành thì việc đánh giá rủi ro càng sớm càng tốt để đảm bảo sự an toàn của công việc, của hoạt động kinh doanh Chỉ thực hiện hoạt động kinh doanhĐáng kể trong giới hạn rủi ro chấp nhận được, liên hệ với người quản lý rủi ro
về những hoạt động đó, để giảm thiểu bớt rủi ro Báo cáo sự cố phải được hoàn thành, và sự cố được đưa vào theo dõi
15-25 Không hoạt động cho đến khi việc đánh giá rủi ro đã được hoàn thành
Trang 3910 nguyên tắc của Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (phụ lục 01)
1.4.4 Dự phòng rủi ro
Ngân hàng thương mại có thể sử dụng các công cụ sau để tài trợ cho rủi ro tác nghiệp:
- Công cụ bảo hiểm: Ngân hàng thương mại thực hiện việc chuyển giao rủi
ro thông qua các hợp đồng bảo hiểm Bảo hiểm là công cụ quản lý rủi ro đem lại những lợi ích trực tiếp và gián tiếp trong quá trình quản lý RRTN
Bảng 1.4: Lợi ích của qua dự phòng rủi ro qua bảo hiểm
Lợi ích trực tiếp T • r 1 • r , • ÁLợi ích gián tiếp
Bảo hiểm làm giảm
- Sử dụng các biện pháp kiểm soát tổn thất và các dịch vụ quản lý rủi ro cung cấp từ các hãng bảo hiểm cung cấp
- Sử dụng các biện pháp theo dõi và điều tra từ các công ty bảo hiểm trong quá trình quản lý rủi ro
những giá trị tổn - Chi phí và hành vi bảo hiểm sẵn có sẽ khuyến khích giảmthất có nguyên thiểu tối đa những thiệt hại từ RRTN.
nhân từ RRTN - Nhận thức trong quá trình quản lý rủi ro chi phối, cân nhắc
việc quyết định nên chuyển, tránh hay chấp nhận rủi ro
- Tăng vị thế của tổ chức tài chính từ việc sử dụng công cụ bảo hiểm trong công tác quản lý rủi ro
- Công cụ vốn dự phòng cho rủi ro tác nghiệp:
Trang 40T heo Ủ y b an B asel, có b a phư ơng pháp để tín h to án y êu cầu về v ố n cho rủi
ro tác nghiệp, theo th ứ tự gia tăng dần về m ứ c độ phức tạp v à sự n h ả y cảm vớ i rủi ro: (i) P hư ơng pháp chỉ số cơ b ản (B IA ); (ii) P hư ơng pháp chu ẩn h ó a (T SA ); v à (iii)
P hư ơng pháp đo lường tiên tiến (A M A ).
1.5 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
Đ ể đánh g iá k ế t quả công tác qu ản trị rủi ro tác nghiệp của n g ân hàn g thương
m ại, việc xác định tiêu chí đánh giá là rấ t cần thiết T rên cơ sở các rủi ro tác nghiệp
v à các chi p hí m à n g ân hàng thư ơng m ại p hải bỏ ra cho công tác quản trị rủi ro tác nghiệp v à cho các sự cố rủi ro tác nghiệp x ả y ra, tác g iả đưa ra các tiêu chí đánh giá
n h ư sau:
> ^ r
I m -t m * A _ _ _ ■ 5 i A _A Ì _ 2 _ _ _ _2_ • _ _
.5.1 Tiêu chí vê tân suât xảy ra rủi ro
Tần suất xảy ra rủi ro là khả năng/số lần xuất hiện (xảy ra) rủi ro . R ủi ro tác nghiệp là n h ữ ng cảnh báo cho b iết có thể x ả y ra n h ữ ng tổ n th ất trong tương lai x uất
p h át từ n h ữ ng ngu y ên n h ân n h ư sơ h ở trong các qu y định, qu y trìn h của B ID V , sự
y ếu k ém trong h ệ thống thông tin, h ệ thống k iểm tra, k iểm soát n ội bộ, sự cẩu thả,
g ian lận của cán bộ v à n hữ ng y ếu tố b ên n g oài [1] V ì v ậ y tần suất x ả y ra rủi ro tác nghiệp sẽ p h ản ánh m ứ c độ rủi ro tiềm ẩn của n g ân h àn g T ần suất x ảy ra cao chứng
tỏ n g ân hàng chư a k iểm soát, g iảm th iểu được các rủi ro đã được n h ận diện v à từng
x ảy ra trư ớ c đó D o đó, đ ây là tiêu chí quan trọ n g để đánh g iá k ết q uả quản trị rủi ro tác nghiệp của n g ân hàng.
I m ^ r p » Ạ _ _ l _ _ f r _ _ J L * _ _
.5.2 Tiêu chí vê mức độ rủi ro
M ức độ rủi ro ở đ ây ch ín h là m ức độ ảnh h ư ở n g của các lo ại rủi ro tác nghiệp
(nếu có) khi rủi ro xảy ra N ế u n g ân hàng thư ơng m ại x u ất h iện n h iều loại rủi ro có
n g u y cơ g ây tổ n th ất lớ n cho n g ân hàng th ì cũng đồng n g h ĩa v ớ i việc công tác quản trị rủi ro của ngân h àn g đó chư a tốt.
1.5.3 Tiêu chí vê tổn thất