Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chủ đạo xuyên suốt luận án là phương pháp miêu tả với các thủ pháp cụ thể sau: + Thủ pháp phân bố để xem xét sự có mặt hay vắng mặt cũng
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DƯƠNG XUÂN QUANG
BIẾN THỂ CÚ PHÁP CỦA CÂU ĐƠN TIẾNG VIỆT
TỪ BÌNH DIỆN CẤU TRÚC - CHỨC NĂNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI - 2017
Trang 22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DƯƠNG XUÂN QUANG
BIẾN THỂ CÚ PHÁP CỦA CÂU ĐƠN TIẾNG VIỆT
TỪ BÌNH DIỆN CẤU TRÚC - CHỨC NĂNG
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 62 22 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỒNG CỔN
HÀ NỘI - 2017
Trang 33
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu Biến thể cú pháp của
câu đơn tiếng Việt từ bình diện cấu trúc - chức năng này do tôi thực
hiện Các kết quả nghiên cứu được nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai khác công bố trong bất cứ một công trình nào
Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2017
Tác giả luận án
Dương Xuân Quang
Trang 4
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 08
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 08
4 Phương pháp nghiên cứu 09
1.1 Lược sử nghiên cứu về biến thể cú pháp của câu 12
1.1.1 Các khuynh hướng nghiên cứu biến thể cú pháp của câu trong
1.1.2 Những nghiên cứu về biến thể cú pháp của câu trong Việt ngữ học 17
1.2 Đơn vị ngôn ngữ và biến thể của đơn vị ngôn ngữ 20
1.2.2 Khái niệm biến thể của đơn vị ngôn ngữ 23
1.2.3 Tính đánh dấu và các biến thể của đơn vị ngôn ngữ 26
1.3.1 Câu và phát ngôn 29 1.3.1.1 Khái niệm về câu 29 1.3.1.2 Phân biệt câu với phát ngôn 32
1.3.2 Biến thể cú pháp của câu 34 1.3.2.1 Khái niệm biến thể cú pháp của câu 34
Trang 55
1.3.2.2 Phân biệt biến thể cú pháp của câu với câu đồng nghĩa 36 1.3.2.3 Phân biệt biến thể cú pháp của câu với câu và phát ngôn 40
1.4 Biến thể cú pháp của câu tiếng Việt 41
1.4.1 Tiêu chí xác định biến thể cú pháp của câu tiếng Việt 41
1.4.1.1 Tiêu chí về nội dung 42
1.4.1.2 Tiêu chí về hình thức 47
1.4.2 Tính đánh dấu và việc nhận diện biến thể cú pháp của câu tiếng Việt 53 1.4.2.1 Tiêu chí đặc điểm hình thức (hình thái - cấu trúc) 53 1.4.2.2 Tiêu chí khả năng phân bố 53 1.4.2.3 Tiêu chí giá trị dụng học 53 1.4.2.4 Tiêu chí tần số sử dụng 54
1.4.3 Các kiểu biến thể cú pháp của câu tiếng Việt 54 1.4.3.1 Biến thể cú pháp trật tự thành tố 54 1.4.3.2 Biến thể cú pháp tỉnh lược thành tố 55 1.4.3.3 Biến thể cú pháp thêm tác tử nhấn mạnh 55 1.4.3.4 Biến thể ngôn điệu 56
CHƯƠNG 2 BIẾN THỂ CÚ PHÁP TRẬT TỰ THÀNH TỐ 58
2.1 Cấu trúc của biến thể cú pháp trật tự thành tố 58
2.1.1 Biến thể cú pháp vị trí chủ ngữ 60 2.1.1.1 Trường hợp vị ngữ là vị từ quá trình 60 2.1.1.2 Trường hợp vị ngữ là vị từ hành động 61 2.1.1.3 Trường hợp vị ngữ là vị từ trạng thái 63
2.1.2 Biến thể cú pháp vị trí bổ ngữ 65 2.1.2.1 Trường hợp câu có một bổ ngữ 66 2.1.2.2 Trường hợp câu có hai bổ ngữ 71
2.1.3 Biến thể cú pháp vị trí trạng ngữ và các thành phần phụ khác 74
2.2 Chức năng của biến thể cú pháp trật tự thành tố 78
2.2.1 Chức năng nhấn mạnh 78 2.2.1.1 Nhấn mạnh tiêu điểm thông báo 78 2.2.1.1 Nhấn mạnh chủ đề/ cơ sở thông báo 81
Trang 63.1.2 Biến thể cú pháp tỉnh lược vị ngữ 98
3.1.3 Biến thể cú pháp tỉnh lược bổ ngữ 101
3.1.4 Biến thể cú pháp tỉnh lược nhiều thành phần 103 3.1.4.1 Biến thể cú pháp tỉnh lược chủ ngữ và vị ngữ 104 3.1.4.2 Biến thể cú pháp tỉnh lược chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ 105 3.1.4.3 Biến thể cú pháp tỉnh lược chủ ngữ và bổ ngữ 106
3.2 Chức năng của biến thể cú pháp tỉnh lược thành tố 107
CHƯƠNG 4 BIẾN THỂ CÚ PHÁP THÊM TÁC TỬ NHẤN MẠNH 122
4.1 Cấu trúc của biến thể cú pháp thêm tác tử nhấn mạnh 123
4.1.1 Biến thể cú pháp thêm tác tử nhấn mạnh chủ ngữ 123 4.1.1.1 Biến thể cú pháp với Chính + CN 124 4.1.1.2 Biến thể cú pháp với Đích thị + CN 124 4.1.1.3 Biến thể cú pháp với Cả + CN 125 4.1.1.4 Biến thể cú pháp với Đến + CN 126 4.1.1.5 Biến thể cú pháp với Ngay + CN 127 4.1.1.6 Biến thể cú pháp với tác tử phức + CN 128 4.1.1.7 Biến thể cú pháp với CN + tác tử chủ ngữ giả 129
4.1.2 Biến thể cú pháp thêm tác tử nhấn mạnh vị ngữ 131
Trang 77
4.1.2.1 Biến thể cú pháp với Chính + VN 131 4.1.2.2 Biến thể cú pháp với Đích thị + VN 132 4.1.2.3 Biến thể cú pháp với Rõ + VN 132 4.1.2.4 Biến thể cú pháp với Quả + VN 133 4.1.2.5 Biến thể cú pháp với Đã + VN 134 4.1.2.6 Biến thể cú pháp với Mới + VN 134 4.1.2.7 Biến thể cú pháp với (Không/ Chƣa/ Chẳng +) Hề + VN 135 4.1.2.8 Biến thể cú pháp với Quyết (+ Không/ Chƣa/ Chẳng) + VN 135 4.1.2.9 Biến thể cú pháp với Tịnh (+ Không) + VN 136 4.1.2.10 Biến thể cú pháp với Tổ + VN 136 4.1.2.11 Biến thể cú pháp với Ƣ + VN 137
4.1.3 Biến thể cú pháp thêm tác tử nhấn mạnh bổ ngữ 137 4.1.3.1 Biến thể cú pháp với tác tử nhấn mạnh khẳng định + BN 137 4.1.3.2 Biến thể cú pháp với tác tử nhấn mạnh phủ định + BN 140 4.1.3.3 Biến thể cú pháp với tác tử nhấn mạnh lâm thời + BN 142
4.2 Chức năng của biến thể cú pháp thêm tác tử nhấn mạnh 144
Trang 8Ký hiệu + Mang thuộc tính, đặc trƣng ấy
Ký hiệu – Không mang thuộc tính, đặc trƣng ấy
Ký hiệu ? Phát ngôn đáng ngờ, có thể đƣợc chấp nhận
hoặc không tùy theo điều kiện
Ký hiệu * Phát ngôn không thể đƣợc chấp nhận
Trang 99
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng tổng hợp các tiêu chí nhận diện biến thể cú pháp
của câu đơn tiếng Việt
51-52
Trang 10đa dạng về hình thức cũng như sự phong phú về chức năng của đơn vị này trong thực
tế hoạt động giao tiếp của các cộng đồng ngôn ngữ Từ đó để hiểu lý do vì sao những hiện dạng khác nhau của một câu trừu tượng hay các biến thể của câu lại là một hiện tượng rất đáng quan tâm, một đề tài rất đáng nghiên cứu trong tổng thể những tìm tòi, định vị ngôn ngữ giữa đời sống giao tiếp
Tìm hiểu những biến thể hiện thực rất đa dạng của câu sẽ mang lại nhiều giá trị
cả về lý luận cho khoa học nghiên cứu ngôn ngữ lẫn những ứng dụng ngôn ngữ học phục vụ xã hội Trước tiên, ở bình diện lý thuyết, phân tích lý do tồn tại của các biến thể sẽ giúp giải mã sự tác động của từng ngữ cảnh sử dụng đối với mỗi hình thức biểu hiện cụ thể, xét rộng hơn là ảnh hưởng của chức năng đối với cấu trúc của toàn hệ thống Mối quan hệ tương tác giữa những điều kiện giao tiếp với hình thức ngôn ngữ thông qua lăng kính tư duy của con người vẫn luôn là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại Còn về giá trị ứng dụng, nghiên cứu biến thể của câu sẽ cung cấp hệ thống những khả năng hiện hữu của mỗi câu trừu tượng Nắm được quy luật hình thành biến thể này, việc dạy bản ngữ cho trẻ nhỏ và dạy ngoại ngữ cho người nước ngoài sẽ có những tiện ích Đồng thời, thông qua những cấu trúc tương đồng của các biến thể, các chương trình ứng dụng ngôn ngữ trong máy tính hiện đại như dịch tự động, xây dựng cơ sở ngữ liệu, v.v sẽ có thêm nền tảng vững chắc
Biến thể ngôn ngữ nói chung, biến thể câu nói riêng là một hiện tượng tất yếu trong hoạt động ngôn ngữ, bởi lẽ đơn vị hệ thống của ngôn ngữ rất hữu hạn nhưng nội dung giao tiếp mà con người cần/ muốn diễn đạt lại là vô hạn Có thể nói, lâu nay, ngôn ngữ học dường như chỉ tập trung vào việc lý giải các cơ chế nội tại của câu từ
Trang 1111
các bình diện khác nhau với ý thức về sự quy chuẩn hóa, mà chưa thực sự chú ý nhiều đến tính đa năng, đa trị, đa phong cách của đơn vị hệ thống này trong hành chức ở lời nói cụ thể (phát ngôn) Lựa chọn vấn đề nghiên cứu biến thể cú pháp của câu đơn tiếng Việt từ bình diện cấu trúc - chức năng làm đề tài nghiên cứu, chúng tôi mong muốn có những phát hiện mới, giúp cho bức tranh nghiên cứu cú pháp trong tiếng Việt thêm phong phú và minh xác; đồng thời, cũng tạo cơ sở cho những nghiên cứu tương lai về câu tiếng Việt theo định hướng “ngôn ngữ học của lời nói” nói chung và
“ngữ pháp của lời” nói riêng
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ những lý do nêu trên, luận án xác định mục đích nghiên cứu là làm rõ hiện tượng biến thể cú pháp của câu từ hai góc nhìn: cấu trúc của hình thức và chức năng trong hoạt động, trên nguồn ngữ liệu câu đơn tiếng Việt Nhằm đạt được mục đích đó, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án bao gồm:
(1) Nhận diện và miêu tả về mặt hình thức các biến thể cú pháp của câu đơn
tiếng Việt trong tương quan với cấu trúc cú pháp của câu
(2) Phân tích giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của các biến thể cú pháp trong mối
quan hệ với ngữ cảnh được sử dụng
(3) Từ đó, tìm hiểu vai trò của các nhân tố chức năng ảnh hưởng tới các biến
thể cú pháp nhằm giải thích động cơ tạo lập và sử dụng các biến thể cú pháp
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Căn cứ vào đề tài nghiên cứu, luận án xác định đối tượng nghiên cứu là: biến
thể cú pháp của câu tiếng Việt, hay gọi tắt là biến thể của câu tiếng Việt, biến thể câu
tiếng Việt Biến thể của câu, theo quan niệm của luận án, phân biệt với câu đồng
nghĩa, một hiện tượng gần gũi và dễ gây nhầm lẫn; đồng thời cũng phân biệt với biến
thể câu thuần túy thuộc bình diện ngữ âm (những phân biệt cụ thể và chi tiết được sẽ được trình bày ở Chương 1 khi luận bàn tới nội hàm của khái niệm biến thể cú pháp)
Thực chất, mẫu khảo sát của luận án là biến thể cú pháp của câu đơn tiếng Việt
– là những câu “bao gồm mỗi câu một nòng cốt đơn” [Ủy ban KHXH 1983/2003 (tb);
207], “có nòng cốt là hai trung tâm cú pháp chính làm thành một cụm chủ - vị” [D.Q.Ban 1989; 127], “kiểu câu có một cụm chủ - vị” [N.V.Hiệp 2009; 352] Nguyên
do sự thu hẹp phạm vi nghiên cứu vì câu đơn, loại câu có một cụm chủ - vị làm nòng
Trang 1212
cốt, được thừa nhận là loại câu có cấu trúc cơ bản nhất của ngôn ngữ, trong khi câu ghép và câu phức được chấp nhận như sự mở rộng cấu trúc của câu đơn Câu phức là kiểu câu được mở rộng bằng một cụm chủ - vị được chọn làm một thành phần câu nào
đó, còn câu ghép là câu do các cụm chủ - vị ghép lại với nhau theo một quan hệ cụ thể Hơn nữa, nếu bao quát đối tượng nghiên cứu tới cả câu ghép và câu phức thì phạm vi quá rộng, vấn đề quá phức tạp, trong khi dung lượng của luận án lại không cho phép
Để thuận tiện cho việc trình bày, các biểu thức “câu (tiếng Viê ̣t)”, “biến thể cú pháp của câu (tiếng Viê ̣t)” sử dụng trong luận án được hiểu thống nhất là “câu đơn (tiếng Viê ̣t)”, “biến thể cú pháp của câu đơn (tiếng Viê ̣t)” Trong trường hợp cầ n nhắc tới câu phức và câu ghép để so sánh, luận án sẽ nêu rõ là “câu phức” và “câu ghép”
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chủ đạo xuyên suốt luận án là phương pháp miêu tả
với các thủ pháp cụ thể sau:
+ Thủ pháp phân bố để xem xét sự có mặt hay vắng mặt cũng như vị trí xuất hiện của từng thành phần trong các biến thể cú pháp; thủ pháp phân tích thành tố
cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc ngữ nghĩa để tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của từng
biến thể cú pháp; thủ pháp phân loại, thống kê cung cấp cái nhìn toàn diện về khối
ngữ liệu thu được nhằm rút ra những nhận xét về đặc điểm hình thức, đặc trưng bản chất của biến thể
+ Thủ pháp phân tích ngữ cảnh được sử dụng nhằm mô tả chức năng,
phạm vi xuất hiện cũng như điều kiện sử dụng, hướng tới khám phá bình diện chức năng của biến thể câu
+ Ngoài ra, một số thao tác trong phân tích cú pháp như: cải biến, lược, thế, bổ sung, v.v cũng được sử dụng để nhận diện và phân tích các biến thể của câu
- Phương pháp tư duy khoa học diễn dịch và quy nạp được áp dụng triệt để
trong quá trình thực hiện nghiên cứu cũng như trình bày kết quả nghiên cứu Từ định
đề lý thuyết soi đường đến thực tiễn quan sát và miêu tả những hiện tượng biến thể cá biệt trong giao tiếp, luận án cố gắng hệ thống hóa những đặc trưng quan yếu của cơ chế biến đổi, khái quát về hiện tượng ngôn ngữ này
5 Nguồn ngữ liệu
Trang 1313
Ngữ liệu của luận án được chọn lọc sử dụng từ những nguồn chính sau:
- Ngữ liệu chủ yếu là các phát ngôn trong giao tiếp hội thoại được tập hợp từ các tác phẩm văn học tiếng Việt (truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút, v.v.) qua các giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến nay bởi chúng thể hiện đầy đủ nhất, rõ ràng nhất những đặc trưng của hoạt động lời nói Tiêu chí lựa chọn tác phẩm là các tác giả tiêu biểu có ảnh hưởng với nền văn học nước nhà và các tác phẩm mang tính đại diện cho phong cách tác giả đó
- Ngoài ra để bổ sung cho ngữ liệu thêm đa dạng, chúng tôi còn khai thác một
số tiểu thuyết cổ điển, truyện thơ Nôm khuyết danh, Truyện Kiều, v.v Luận án cũng
sử dụng một số bài phát biểu, các tác phẩm kịch với văn phong mang đậm tính khẩu ngữ như một nguồn ngữ liệu tham khảo
- Ngữ liệu đời sống được thu thập từ những đàm thoại trong đời sống giao tiếp tiếng Việt, trên báo đài hằng ngày hiện nay của người Việt bản ngữ, do đây là nguồn ngữ liệu cập nhật và cũng rất phong phú, sinh động
6 Đóng góp của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về biến thể cú pháp của câu trên nguồn ngữ liệu câu đơn tiếng Việt Với định hướng nhất quán, luận án cố gắng triển khai nghiên cứu hướng tới ba đóng góp chính:
(1) Luận án phân tích và lý giải có cơ sở khoa học hiện tượng cùng một nội dung sự tình nhưng có nhiều hình thức thể hiện Những nghiên cứu cụ thể tập trung làm rõ từng hiện tượng của Việt ngữ học hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ bảo tồn và phát triển tiếng Việt
(2) Những khái quát tổng quan về lý thuyết liên quan cũng như khung lý luận
về biến thể phần nào làm rõ hơn mối quan hệ giữa cấu trúc câu và biến thể cú pháp của câu, giữa câu và phát ngôn, giữa câu/phát ngôn và ngữ cảnh, v.v Luận án cũng góp thêm những cơ sở hữu ích về lý thuyết, về phương pháp cho những nghiên cứu rộng hơn trong ngôn ngữ học như: ngữ pháp học, ngữ nghĩa ngữ pháp, ngôn ngữ trong hành chức, ngôn ngữ phản ánh tư duy bản ngữ, nghiên cứu diễn ngôn hội thoại v.v
(3) Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được ứng dụng trong biên soạn sách giáo khoa tiếng Việt, sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài,
Trang 14Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý thuyết
Trên cơ sở tổng quan khái lược về đối tượng nghiên cứu dựa vào các khuynh hướng, trào lưu nghiên cứu của nền ngôn ngữ học thế giới và những quan tâm về hiện tượng đồng nghĩa cú pháp trong Việt ngữ học, những vấn đề lý thuyết cơ bản liên quan tới biến thể cú pháp của câu được trình bày ở chương đầu tiên của luận án như là
cơ sở cho những nghiên cứu cụ thể về từng loại biến thể triển khai ở những chương
sau Khái niệm quan trọng nhất được tập trung làm rõ là biến thể cú pháp trên nền
tảng của những lý luận ngôn ngữ học đại cương như đối lập ngôn ngữ - lời nói, đơn vị ngôn ngữ, tính đánh dấu; trong sự so sánh với câu và phát ngôn; để từ đó định hình được bộ tiêu chí xác định các biến thể cú pháp của câu tiếng Việt
Chương 2 Biến thể cú pháp trật tự thành tố
Chương này dành để miêu tả và phân tích những biến thể cú pháp trật tự thành
tố của tiếng Việt Vì những chức năng khác nhau mà trong tiếng Việt có sự hoán đổi
vị trí của các thành phần câu không như trật tự thông thường CN-VN-BN (tương ứng với trật tự phổ quát S-V-O) Chương 2 sẽ góp phần lý giải sự hiện diện của những trật
tự đánh dấu ấy trên cơ sở những cấu trúc hình thức được tập hợp
Chương 3 Biến thể cú pháp tỉnh lược thành tố
Thông qua những quan niệm về tỉnh lược, các biến thể cú pháp tỉnh lược thành phần nào đó của câu sẽ được mô tả một cách hệ thống về cấu trúc Những hiện dạng cấu trúc hình thức đó là cơ sở để tìm hiểu những đặc trưng chức năng, với tư cách như
là những động lực hình thành biến thể cú pháp do lược bỏ thành phần chứa thông tin không quan trọng
Chương 4 Biến thể cú pháp thêm tác tử nhấn mạnh
Cấu trúc hình thức và chức năng của các biến thể cú pháp bổ sung tác tử nhấn mạnh (chủ yếu là trợ từ) của câu tiếng Việt sẽ được tiến hành xem xét ở chương 4 Từ
Trang 1515
giá trị ngữ nghĩa và ngữ dụng của các tác tử nhấn mạnh, những phân tích về kiểu biến thể cú pháp này sẽ đƣợc phân tích làm rõ bằng các dẫn chứng phong phú và cụ thể
Trang 1616
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương đầu tiên của luận án trình bày hai nội dung cơ sở và cần thiết cho việc triển khai những nghiên cứu cụ thể về các biến thể cú pháp ở những chương sau Nội dung thứ nhất là bức tranh toàn cảnh về tình hình nghiên cứu cũng như những quan niệm khác nhau của giới ngôn ngữ học thế giới và Việt ngữ học về biến thể của đơn vị ngôn ngữ và vấn đề biến thể của câu trong nghiên cứu cú pháp Nội dung thứ hai là những cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài như khái niệm về biến thể cú pháp, tiêu chí nhận diện biến thể cú pháp và các loại biến thể cú pháp của câu đơn tiếng Việt
1.1 Lược sử nghiên cứu về biến thể cú pháp của câu
Trong khoảng mấy chục năm trở lại đây, khi những nghiên cứu liên ngành trong ngôn ngữ học như ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học văn hóa, ngôn ngữ học tâm lý, v.v trở thành một bộ phận không thể thiếu của lịch sử phát triển ngành, khái niệm biến thể cũng trở nên quen thuộc hơn với nghiên cứu của W Labov (1966) về phương ngữ học xã hội Tuy nhiên, từ trước đó, trong địa hạt nghiên cứu ngôn ngữ học lý thuyết, biến thể đã được một số tác giả thuộc nhiều trường phái khác nhau nhắc tới Có chấp nhận, có bài bác, song dù sao biến thể cũng đã trở thành một khái niệm gắn bó chặt chẽ với khái niệm then chốt của ngôn ngữ học đại cương – đơn vị ngôn ngữ Bên cạnh những thành công trong nghiên cứu về biến thể âm vị, biến thể cú pháp cũng đã được đề cập khi nghiên cứu về sự đồng nghĩa
1.1.1 Các khuynh hướng nghiên cứu biến thể cú pháp của câu trong ngôn ngữ học
Từ thời Hy Lạp cổ đại, những nghiên cứu trong địa hạt tu từ học đã có khái niệm “παράφρασις” với thuật ngữ tương đương trong tiếng Latin là “paraphrasis”, mang ý nghĩa “cộng thêm một cách, một dạng của biểu thức”, để thấy mối quan tâm tới hiện tượng đồng nghĩa của câu Tuy nhiên, những ý tưởng luận bàn về câu đồng nghĩa cũng như những phân biệt cụ thể và chi tiết về khái niệm “gần gũi” biến thể cú pháp phải chờ đến thế kỷ XX cùng những trào lưu nghiên cứu của ngôn ngữ học hiện đại mới thực sự có những đóng góp quan trọng Cấu trúc luận xuất phát từ nền tảng nghiên cứu của F de Saussure đã xác lập mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ (trừu
Trang 1717
tượng, khái quát) và lời nói (cụ thể, đa dạng) Khởi đầu từ trường phái Genève với Saussure và những môn đệ, ngôn ngữ học cấu trúc đã có ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng tới nhiều trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ vào khoảng nửa đầu thế kỷ XX như: trường phái cấu trúc - chức năng Praha cùng những tên tuổi V Mathesius, R Jakobson, N Trubetzkoy, v.v.; trường phái Ngữ vị luận Cophenhagen của L Hjelmslev và V Brøndal; trường phái cấu trúc Pháp do A Martinet khởi xướng và trường phái Miêu tả Mỹ với các công trình của L Bloomfield và các học trò; cùng một số nhà ngữ học Nga – Xô viết ở hai trung tâm Moskva và Leningrad Vì vậy việc chấp nhận câu đồng nghĩa hay những biến thể của một câu ở chừng mực nào lại tùy thuộc vào chủ kiến của từng tác giả S Z Harris (1969) cho rằng trong đời sống ngôn ngữ có hiện tượng những câu cùng biểu đạt một nội dung thông báo Còn Ju.D
Apresjan (1974) xác định: “Câu đồng nghĩa là những câu cùng diễn đạt một nội
dung” [dẫn theo N.H.Chương 1999; 20] Bao quát hơn từ mối quan hệ ngôn ngữ và lời
nói, John Lyons chấp nhận: “…các hiện dạng của các phát-ngôn-thành-phẩm khác
nhau có thể có được bằng cách phát ngôn cùng một câu trong những ngữ cảnh khác nhau.” [J Lyons 1995 – N.V.Hiệp dịch; 257] Hoặc như Ju Stepanov (1976) trong sự
phân biệt cấp độ trừu tượng và tương ứng là tầng bậc ngôn ngữ, đã quan niệm: câu là đặc thù, là kiểu loại phân biệt còn phát ngôn là đơn nhất, là quan sát được [dẫn theo L.T.Thắng 2004; 12] Hiển nhiên, đó như sự xác tín về quá trình ánh chiếu của một nội dung thành nhiều hình thức trong thực tiễn nói năng đa dạng Còn V B Kasevich trong nghiên cứu về hệ đối vị của cú pháp, quan niệm hiện tượng nói vòng như những
phát ngôn đồng nghĩa của cùng một câu “Các quy tắc nói vòng có thể được nghiên
cứu ở hai bình diện: như các quy tắc chuyển đổi từ cùng một nghĩa tới những cấu trúc
cú pháp khác nhau và như những biến đổi qua lại từ câu này sang câu khác mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa.” [V.B Kasevich 1977 – Nhiều dịch giả 1998; 160] Với những
mô hình cấu trúc chặt chẽ cùng những hệ hình tồn tại của chúng, cấu trúc luận ngầm chấp nhận sự tồn tại của các biến thể câu, nhưng chưa có khu biệt với câu đồng nghĩa
Mặc dù ít luận bàn tới nghĩa mà đẩy những nghiên cứu cấu trúc đến triệt để hình thức, N Chomsky và các môn đệ cũng dành một vị trí cho trường hợp tương đồng nội dung phản ánh của câu Tạo sinh luận, trong những năm 60-70 của thế kỷ trước, sử dụng hai khái niệm cơ bản: cấu trúc tầng sâu (deep structure) và cấu trúc bề
Trang 1818
mặt (surface structure) Theo quan niệm của N Chomsky (1965, 1972), R.A Jakob &
P Rosenbaum (1968), hai câu nếu có chung cấu trúc tầng sâu thì nhất định sẽ cùng giá trị ý nghĩa Tuy nhiên, lưỡng phân cấu trúc tầng sâu và cấu trúc bề mặt của Chomsky không nằm ngoài mục đích kiểm nghiệm các phép cải biến ngữ pháp trên khung chung của Ngữ pháp tạo sinh - cải biến Ví dụ, dựa vào một trong những thủ pháp cải biến là thay đổi vị trí của Tặng cách: NP1 V NP2 NP3 > NP1 V NP3 NP2, ta
có hai cấu trúc bề mặt khác hình thức cú pháp nhưng chỉ từ một cấu trúc tầng sâu:
S1: Cô ấy tặng sách cho tôi và S2: Cô ấy tặng cho tôi sách
S = NP + VP: Cô ấy + Tặng sách cho tôi
VP = V + NP’: Tặng + Sách cho tôi NP’ = NP2 + NP3: Sách + Cho tôi Hoặc trái lại, có những trường hợp như câu mơ hồ, dù cùng một cấu trúc bề mặt nhưng vốn dĩ chúng lại thuộc về hai cấu trúc tầng sâu khác nhau:
S: Tôi tặng cô chủ nhiệm lớp 10 quyển sách
S1 = NP + VP: Tôi + Tặng cô chủ nhiệm lớp 10 quyển sách
VP = V + NP’: Tặng + Cô chủ nhiệm lớp 10 quyển sách NP’ = NP2 + NP3: Cô chủ nhiệm lớp 10 + Quyển sách
và S2 = NP + VP: Tôi + Tặng cô chủ nhiệm lớp 10 quyển sách
VP = V + NP’: Tặng + Cô chủ nhiệm lớp 10 quyển sách NP’ = NP2 + NP3: Cô chủ nhiệm lớp + 10 quyển sách NP3 = Num + N: 10 + quyển sách Mặc dù không có những nghiên cứu chi tiết về hiện tượng tương đồng ngữ nghĩa của câu cũng như một thao tác cụ thể cho việc xác lập những biến thể cú pháp do lý thuyết của N Chomsky không hướng quan tâm vào chức năng giao tiếp của ngôn ngữ để lý giải hiện tượng cùng một nội dung sự tình lại có thể sản sinh ra nhiều cấu trúc hình thức khác nhau, nhưng những đề cập của Tạo sinh luận về trường hợp hai câu bề mặt được hình thành từ cùng một cấu trúc tầng sâu là sự khẳng định về một hiện thực ngôn ngữ cần có thêm những nghiên cứu
Như một sự bổ khuyết cho Cấu trúc luận, song hành phát triển để cùng phản biện với Tạo sinh luận, Chức năng luận trở lại quan tâm tới mặt “phương tiện giao tiếp của ngôn ngữ” Nhằm tôn vinh ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, trào lưu này có
Trang 19dù chưa có những nghiên cứu chi tiết về hiện tượng biến thể cú pháp của câu nhưng những ví dụ trong phân tích về từng phát ngôn gắn liền với một hoạt động giao tiếp cụ thể, phụ thuộc vào một ngữ cảnh nhất định khi bàn luận tới sự tác động của phối cảnh chức năng đối với câu lại chính là những phản ánh sinh động về hiện tượng ngôn ngữ cùng một câu nói (với cùng một cấu trúc cú pháp và thành phần từ vựng - ngữ nghĩa) nhưng lại thể hiện những nội dung thông báo, những nhiệm vụ thông báo khác nhau tùy theo mục đích của người tham gia giao tiếp, bấy lâu đã bị cấu trúc luận bỏ qua Định hướng nghiên cứu lý thuyết của trường phái Praha là cấu trúc dùng để hành chức, nhằm hướng tới những chức năng cụ thể, và dĩ nhiên không có cấu trúc phi chức năng Quan niệm này là nền tảng cho những công trình của các nhà ngôn ngữ học chức năng và cũng chính là tiền đề cho những nghiên cứu về biến thể của các cấp độ ngôn ngữ sau này Từ những nội dung về biến thể ở cấp độ ngữ âm-âm vị học và hình thái học, K Lambrecht (1994) đã xem xét biến thể của câu, kế thừa những ý tưởng của F Daneš (1964) Bổ khuyết cho những khoảng trống từ quan niệm của Tạo sinh
luận, Lambrecht cho rằng: “…phân tích cấu trúc thông tin giúp chúng ta giải quyết
được một vấn đề cơ bản từng bị bỏ qua nhiều trong ngữ pháp tạo sinh: vấn đề về việc tại sao ngữ pháp lại đưa ra nhiều cách khác nhau để diễn đạt cùng một mệnh đề đến vậy” [K Lambrecht 1994 – N.H.Cổn, H.V.Hằng dịch 2015; 446] Và ở những nghiên
cứu cụ thể về trật tự từ, Simon Dik khẳng định vai trò của ngữ pháp chức năng trong
nghiên cứu các dạng thức khác nhau được mã hóa từ cấu trúc tiềm ẩn: “Cách tiếp cận
của ngữ pháp chức năng đối với thao tác sắp xếp trật tự hoàn toàn tương thích với
Trang 20ra lý do ngữ nghĩa ẩn tàng trong các cấu trúc ngữ pháp nên gần như chưa có những nghiên cứu cụ thể về hiện tượng tương đồng ngữ nghĩa của câu Các nhà ngôn ngữ học tri nhận chấp nhận mọi sự khác biệt về cấu trúc ngữ pháp đều có thể được lý giải
do những khoảng cách của nhận thức mỗi con người cụ thể trong từng hoàn cảnh riêng biệt Tuy nhiên, trên nền quan niệm kết cấu ngữ pháp mang tính biểu hiệu (symbolic) với quan hệ giữa nội dung và hình thức của R Langacker (1987), ý tưởng
về biến thể của cú pháp đã được một số nhà ngôn ngữ học tri nhận như E Traugott và
E König (1991), D Geeraerts (2006) nhắc tới Quan niệm ngữ pháp là sự ý niệm hóa,
họ cho rằng mọi thay đổi của ngữ pháp tương ứng với những quá trình ẩn dụ và hoán
dụ trong nhận thức của con người Vì vậy không thể phủ nhận những khác biệt của ngữ pháp đều được phái sinh trên một khuôn mẫu gốc mà sự lựa chọn hình - nền trong nhận thức mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ là cơ sở Dù vậy, trong nguồn tài liệu chúng tôi tiếp cận được, cho đến nay, tất cả mới chỉ dừng lại ở những tuyên ngôn trong mối liên hệ của ngữ pháp với từ vựng mà ngữ nghĩa là trọng tâm nghiên cứu chứ chưa có nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện nào của trào lưu Ngôn ngữ học tri nhận về biến thể ở cấp độ cú pháp
Theo suốt chiều dài lịch sử của khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ, có thể khẳng định, hiện tượng ngôn ngữ mang cùng một nội dung sự tình nhưng được biểu đạt bằng những hình thức khác nhau như những biến thể (hình thức bảo lưu những tương đồng) hoặc rộng hơn như những hiện tượng đồng nghĩa (hình thức có thể hoàn toàn khác biệt) trong giao tiếp đã được các trường phái ngôn ngữ học hiện đại phát hiện Song chấp nhận hiện tượng để giải quyết chúng bằng những nghiên cứu có cơ sở là công sức của những nhà ngữ pháp chức năng, mà thành tựu đáng kể thuộc về K Lambrecht (1994) với nguồn ngữ liệu từ các ngôn ngữ hòa kết Âu châu
Trang 2121
1.1.2 Những nghiên cứu về biến thể cú pháp của câu trong Việt ngữ học
Trong Việt ngữ học, hiện tượng nhiều hình thức kết cấu cú pháp biểu đạt chung một nội dung ngữ nghĩa đã được quan tâm nhắc tới Trước nhất là những quan niệm khái lược về câu đồng nghĩa Trong quá trình nghiên cứu về từ đồng nghĩa, Đỗ Hữu Châu (1973) đã nhắc tới hiện tượng đồng nghĩa ở cấp độ cú pháp, nhưng đó không phải nội dung ông quan tâm phân tích Hướng tới mục đích chuẩn hóa tiếng Việt, Đái Xuân Ninh (1981) trình bày khái quát một số dạng thức của câu đồng nghĩa Bùi Tuyết Mai (1983) đã bảo vệ luận án ở Liên Xô với nội dung trọng tâm nghiên cứu một
số kiểu cấu trúc đồng nghĩa cú pháp mà cùng diễn đạt những ý nghĩa khái quát như nghĩa sở hữu, nghĩa đồng nhất, nghĩa tồn tại, v.v [dẫn theo N.H.Chương 1999; 15] Công trình chuyên sâu về ngữ pháp văn bản của Trần Ngọc Thêm (1985) có giới thiệu các phép thế Ở chừng mực nào đó, các phép thế là cơ sở để tạo nên các câu đồng nghĩa Hoàng Phê (1989) chấp nhận các lời hiển ngôn được thay thế bằng các lời hàm ngôn là ngầm định về những lời có chung nội dung biểu đạt Hồ Lê (1991) có trình bày về một số bình diện đồng nghĩa, trong đó có nhắc tới câu đồng nghĩa Bài viết
“Câu đồng nghĩa” của Nguyễn Đức Dân (1995) đề cập một số vấn đề cơ bản của câu đồng nghĩa và đã được Nguyễn Hữu Chương triển khai trong luận án tiến sĩ “Một số vấn đề về câu đẳng nghĩa (đồng nghĩa) tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)” (1999) của mình Tiếp cận hiện tượng đồng nghĩa cú pháp từ điểm nhìn ngữ nghĩa, ngữ dụng hiện đại, tác giả quan tâm tới những phát ngôn trong đời sống ngôn ngữ hiện thực nên đôi chỗ có những phân tích chưa hẳn đã thỏa đáng Ví dụ, “Anh Nam ơi ra em bảo.” và
“Mình ơi ra em bảo.” [tr.90] được chấp nhận là câu đồng nghĩa bởi xét trong ngữ cảnh
sử dụng thì “Anh Nam” và “mình” là đồng sở chỉ; hay câu hỏi “Sao không ngủ thêm nữa?” được phân tích tùy ngữ cảnh để đồng nghĩa với “Nên tiếp tục ngủ nữa.” hoặc là
“Chị dậy quá trễ!” [tr.71]; v.v Có lẽ tiếng Việt cần có những nghiên cứu về hiện tượng tương đồng ngữ nghĩa ở cấp độ câu lấy cấu trúc hệ thống làm cơ sở để tránh những tư biện trong lập luận
Hoàng Trọng Phiến (1980) với công trình Ngữ pháp tiếng Việt – Câu, đã có những phân biệt giữa biến thể cú pháp với đồng nghĩa cú pháp, một hiện tượng “dùng
các kết cấu cú pháp khác nhau để biểu thị một nội dung (một biểu vật)” [H.T.Phiến
1980/2008 (tb); 229] Nhưng tác giả cũng chỉ dừng lại ở quan niệm về biến thể cú
Trang 2222
pháp là “những sóng đôi của các quan hệ khác loại, đồng loại” [H.T.Phiến 1980 sđd:
228] với các ví dụ minh họa: Đứng bên bàn/ Đứng gần bàn/ Đứng trên bàn, Chết vì bệnh/ Chết bệnh, Ăn bằng đũa/ Ăn đũa, mà chưa có những luận bàn rõ ràng hơn về kết cấu cũng như cơ chế hành chức của biến thể Phan Thiều (1988) trong những biện luận về sự tồn tại của đảo ngữ cũng có nhắc tới biến thể như những hình thức ngôn ngữ gần gũi, là những biểu hiện khác nhau của một hằng thể Nhưng ông cũng mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra một số đặc điểm như: nội dung lô-gích - ngữ nghĩa là một, hình thức bổ sung mang ý nghĩa nhấn mạnh, có thể phục hồi lại hình thức thông thường, chứ chưa có định nghĩa xác định cũng như những tiêu chí cụ thể để nhận diện biến thể Với mục đích vượt ra khỏi khung ngữ pháp châu Âu để định vị lại tiếng Việt, Cao Xuân Hạo (1991) ưu tiên dùng cấu trúc đề - thuyết trong phân tích câu tiếng Việt Ông
nhấn mạnh đến hướng đi của tư duy người Việt với “cách chọn cái gì làm điểm xuất
phát, cái gì làm nội dung khai triển” để “có thể biểu hiện một sự tình duy nhất, nhưng lại phản ánh những cách nhận định khác nhau về sự tình ấy” [C.X.Hạo 1991/2006
(tb); 67] Lập luận này nên được hiểu rằng “cách chọn cái gì làm điểm xuất phát” chính là mục đích phát ngôn và theo mục đích phát ngôn khác nhau thể hiện tư duy khác nhau của người nói, dẫn tới những khác nhau về hình thức biểu hiện Vì vậy, các hình thức khác nhau đó không phải hiện tượng đồng nghĩa của câu Mặc dù ở một số trường hợp Cao Xuân Hạo đồng nhất câu với phát ngôn (gắn với một ngữ cảnh duy nhất) nhưng một số luận bàn khác ông chấp nhận những hiện tượng cụ thể có tương
đồng ý nghĩa, chẳng hạn như trường hợp tỉnh lược – “hai bên có thể thay thế cho nhau
mà không đưa đến một sự thay đổi nào về nghĩa” [C.X.Hạo 1991 sđd; 143] hay
trường hợp “thì” có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện được xem “như hai cách phát
ngôn của cùng một câu” [C.X.Hạo 1991 sđd; 252] hoặc những trường hợp có trọng
âm cường điệu, v.v Rõ ràng, ở một mức độ nào đó trong ngữ liệu phong phú của tiếng Việt, Cao Xuân Hạo cũng nhận thấy hiện tượng tương đồng ý nghĩa cũng nên được xem như biến thể cú pháp của câu nhưng ông chưa có nhiều kiến giải về chúng Nguyễn Hồng Cổn (2008, 2010) là người có đóng góp cho sự định hình khái niệm
biến thể cú pháp trong nghiên cứu câu tiếng Việt với định nghĩa “ … trong cú pháp
học khái niệm biến thể cú pháp cũng được dùng trước hết để chỉ các biến thể đồng nghĩa của một kết cấu cú pháp nhất định nhưng khác nhau về các đặc điểm hình thái
Trang 2323
cú pháp bề mặt và sắc thái dụng học” [N.H.Cổn 2008; 53], để phân biệt với câu đồng
nghĩa trong truyền thống Việt ngữ học bấy lâu
Bên cạnh những nghiên cứu quan tâm trực tiếp đến khái niệm biến thể cú pháp của câu, Việt ngữ học cũng có những công trình của nhiều tác giả, tuy không định danh trực tiếp hoặc nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề khác của địa hạt cú pháp rộng lớn nhưng thao tác làm việc, ngữ liệu xử lý hay đối tượng nghiên cứu đều ít nhiều có liên quan đến hiện tượng ngôn ngữ một nội dung nhưng có nhiều hình thức biểu hiện – biến thể cú pháp Lý Toàn Thắng (2004) nghiên cứu trật tự từ trong cú pháp với xuất phát điểm là lý thuyết phân đoạn thực tại của trường phái Praha ông đã
giới thiệu (1981) mà hình dung về những biến thể của câu “có một trật tự từ được coi
là “chuẩn mực”, là “ổn định”; và một trật tự từ được coi là “biến thể”, là “vận dụng”, là “linh động”.” [L.T.Thắng 2004: 26], vì nguyên nhân “do nhu cầu biểu đạt thông tin thực tại ở mỗi phát ngôn không giống nhau” [L.T.Thắng 2004: 24] Trước
đó, thuần túy ảnh hưởng của Cấu trúc luận, những hệ hình câu đơn tiếng Việt của Nguyễn Cao Đàm (1989) cũng có thể coi như những định hướng nghiên cứu biến thể
cú pháp câu đơn qua những dạng thay đổi trật tự thành phần câu Cũng phân tích câu trong ngữ cảnh giao tiếp, những quan niệm về câu rút gọn của Nguyễn Kim Thản (1963), câu đơn đặc biệt của Diệp Quang Ban (1989) với hai nhóm cụ thể: câu đơn đặc biệt - danh từ và câu đơn đặc biệt - vị từ, câu tỉnh lược của Phạm Văn Tình (2002)
là những nghiên cứu tiệm cận với quan niệm về hiện tượng biến thể cú pháp Tuy đặt nghiên cứu của mình trong chuyên ngành hẹp ngôn ngữ học văn bản nhưng những
kiến giải về hiện tượng tỉnh lược của Phạm Văn Tình theo định hướng “nếu xem xét
các phát ngôn trong giao tiếp, ta sẽ thấy có vô số phát ngôn không thể quy về các mô hình câu, các cấu trúc cú pháp…” [P.V.Tình 2002; 14] là những đóng góp cho những
Trang 2424
không phải lấy biến thể làm đối tượng nghiên cứu nên chưa có cái nhìn nhất quán Còn một số quan niệm về biến thể cú pháp của câu mới ở giai đoạn định hình khái niệm, tạo cơ sở cho những nghiên cứu toàn diện, những phân tích cụ thể tiếp nối
1.2 Đơn vị ngôn ngữ và biến thể của đơn vị ngôn ngữ
1.2.1 Đơn vị ngôn ngữ
F de Saussure được tôn vinh là người khai sinh ngôn ngữ học hiện đại bằng chính những quan điểm cách mạng mang giá trị nền tảng định hình ngành khoa học
này Trong công trình có tầm ảnh hưởng Cours de linguistique générale – Giáo trình
ngôn ngữ học đại cương, một trong những phát biểu được trích dẫn nhiều nhất là về
bản chất ngôn ngữ Ông cho rằng: “Ngôn ngữ là một hệ thống dấu hiệu biểu hiện
những ý niệm” [F de Saussure – C.X.Hạo dịch 2005; 53] Hệ thống được hiểu là tập
hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể, tương tự như là một mạng lưới quan hệ của các yếu tố Suy cho cùng, bản chất cốt lõi của hệ thống không nằm ngoài yếu tố và
quan hệ, qua cầu nối là giá trị Do đó, nhận định “Ngôn ngữ với tính cách là một hệ
thống” [F de Saussure sđd; 49], “Một ngôn ngữ làm thành một hệ thống” [F de
Saussure sđd; 151] có cơ sở vì ngôn ngữ cũng chứa các yếu tố cấu thành cùng các tầng bậc quan hệ giữa các yếu tố và giá trị của các yếu tố được quy định từ các quan
hệ ấy Và vì “…ngôn ngữ cũng có tính chất của một hệ thống hoàn toàn dựa trên cơ
sở sự đối lập của những đơn vị cụ thể của nó” [F de Saussure sđd; 208] nên tìm hiểu
ngôn ngữ, không thể không quan tâm tới các thành tố cấu tạo hay thuật ngữ định danh
là các đơn vị ngôn ngữ (linguistic unit/ language unit)
Đơn vị ngôn ngữ là một trong những khái niệm cơ bản và được đề cập nhiều trong ngôn ngữ học Do chịu chi phối của thuộc tính hệ thống mà đơn vị ngôn ngữ gắn
bó mật thiết với khái niệm tầng bậc, để từ đó phân tách thành những đơn vị thuộc từng cấp bậc khác nhau, mà suốt gần 100 năm qua giới nghiên cứu ngôn ngữ đã sử dụng như những khái niệm công cụ quen thuộc Từ trước tới nay, ngôn ngữ học tồn tại hai quan niệm về đơn vị ngôn ngữ, dù đều dựa trên cơ sở lưỡng phân giữa ngôn ngữ (langue) và lời nói (parole) của F de Saussure Quan niệm thứ nhất coi từ và các đơn
vị dưới từ là đơn vị của ngôn ngữ, phân biệt với đơn vị của lời nói, bao gồm các đơn
Trang 25ngôn ngữ học chỉ chấp nhận hai đơn vị từ và câu với tư duy cổ điển rằng từ để định
danh sự vật, hiện tượng và khi ghép các từ lại sẽ được các câu để truyền đi những phán đoán thì ngôn ngữ học hiện đại, dựa vào dấu hiệu căn bản, thường xem xét các
đơn vị hệ thống của ngôn ngữ là: âm vị (phoneme), hình vị (morpheme), từ (word), cùng với câu (sentence) – kết cấu thành phẩm, đơn vị cơ sở để ngôn ngữ có thể hoạt
động Âm vị mang dấu hiệu căn bản là đơn vị nhỏ nhất có giá trị khu biệt (dựa trên diện mạo hình thức) Hình vị có dấu hiệu căn bản là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa Từ là
đơn vị nhỏ nhất độc lập về ý nghĩa và hình thức, nhằm biểu đạt sự vật, hiện tượng hay
thể hiện một quan hệ ngữ pháp Trong khi đó, với câu, khả năng truyền đạt trọn vẹn
một thông báo mới là dấu hiệu căn bản Tuy nhiên, khi càng nhiều hiện tượng ngôn ngữ cùng với nguồn ngữ liệu phong phú từ các ngôn ngữ trước đây ít phổ biến được xem xét cũng là lúc những đơn vị ngôn ngữ truyền thống được bổ sung bằng nhiều
Trang 2626
quan niệm khác nhau Một số ý kiến cho rằng nên bổ sung một cấp bậc đơn vị ngôn
ngữ trung gian – ngữ giữa hai cấp bậc từ và câu Ngữ hay còn được biết tới là tổ hợp
từ, là đoản ngữ (phrase) được hiểu như một nhóm từ, có giá trị ngữ nghĩa phong phú
để xác định sự vật, hiện tượng tường minh hơn từ, mang chức năng ngữ pháp làm
thành phần cấu tạo câu Nếu ngữ quan hệ gần gũi với từ thì mệnh đề/ cú (clause), dù cũng có chức năng làm thành phần của câu như ngữ, vẫn được một số nhà ngôn ngữ
học cho rằng mang những đặc trưng cấu trúc giống câu đơn hay một vế của câu ghép, với nội dung biểu đạt một nhận định cụ thể về nội dung sự tình và được cấu tạo từ hai thành phần chủ thể (chủ ngữ – subject) và vị thể (vị ngữ – predicate) Nhận định:
“…trong ngôn ngữ, sự phát triển từ từ sang ngữ là sự phát triển chủ yếu về lượng Còn sự phát triển từ ngữ sang cú lại là bước phát triển chủ yếu về chất” [L.V.Lăng
1998; 17] nhấn mạnh sự tách biệt về bản chất của hai nhóm đơn vị từ – ngữ với cú/ mệnh đề – câu, đồng thời vô hình trung kéo theo những rắc rối trong phân biệt cú/ mệnh đề và câu Một biểu thức ngôn ngữ thế nào được coi là một mệnh đề và thế nào được coi là một câu? Ngoài ra, một số nghiên cứu ngôn ngữ học hậu cấu trúc gần đây, không xem xét câu từ góc nhìn siêu hình như một thực thể độc lập tĩnh tại mà đặt câu trong bối cảnh giao tiếp thực tế, với định danh là phát ngôn/ lời (utterance) Song để phân biệt phát ngôn và câu vẫn tồn tại những ý kiến không nhất quán Nguyên do của hiện trạng này một phần quan trọng nằm ở sự mơ hồ trong thao tác phân định ranh giới của đơn vị câu
Việc nhận diện các đơn vị ngôn ngữ gặp khó khăn xét theo cả hai trục quan hệ: quan hệ kết hợp (trục ngang) và quan hệ liên tưởng (trục dọc) Ranh giới mờ giữa một đơn vị ngôn ngữ với những đơn vị lớn hơn và nhỏ hơn nó là một hiện trạng vẫn cần được ngôn ngữ học lý thuyết quan tâm Các đơn vị ngôn ngữ cơ bản đã được phác họa khá trọn vẹn với những nội hàm cụ thể, tuy nhiên bao quát ngoại diên của chúng lại không hề đơn giản Giữa các cấp bậc của từng đơn vị ngôn ngữ vẫn còn những hiện tượng không mang đầy đủ đặc điểm của đơn vị đó trong đời sống giao tiếp hiện thực
Và chính chúng là nguyên nhân “gây nhiễu” trong quá trình khái quát hóa đặc trưng nhằm phân định các đơn vị ngôn ngữ Những hiện tượng “gây nhiễu” này là hệ quả của quan hệ liên tưởng Ở trục đối vị (trục dọc) tồn tại quan hệ giữa các hiện dạng cụ thể của cùng một đơn vị nhất định Tại một vị trí nào đó trên trục kết hợp (trục ngang)
Trang 27vị và những biến thể cú pháp của câu
1.2.2 Khái niệm biến thể của đơn vị ngôn ngữ
Trong những luận giải về ngôn ngữ, L Wittgenstein đã nhận định: “Mỗi lần
hiện hữu, chúng ta chỉ có những biến thể, một hiện thực được tạo bởi các cá nhân với bối cảnh cụ thể Chúng ta không bao giờ gặp được những hằng thể bất biến.” [dẫn
theo A Utaker 1992] Ý kiến của triết gia quan tâm sâu sắc tới mối quan hệ khăng khít giữa ngôn ngữ học và triết học này đã khẳng định vị trí tất yếu của biến thể trong
ngôn ngữ Ở những nghiên cứu ngôn ngữ học lý thuyết, mối quan hệ giữa biến thể và
hằng thể (hay còn được biết tới với thuật ngữ bất biến thể) là mối quan hệ đã được
chú ý bàn luận
Thực tại không có gì là hoàn toàn giống nhau theo nghĩa tuyệt đối như dấu bằng quy ước của toán học (=) Những đối tượng quy ước ấy được hợp thành từ những dạng tồn tại cụ thể khác nhau trong ngưỡng dao động cho phép Nói một cách tường minh hơn là những biểu hiện cụ thể đa dạng không giống nhau kia sẽ được khái quát hóa thành một hiện tượng trừu tượng đại diện mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản nhất của những biểu hiện cụ thể, khác biệt về bản chất với những hiện tượng trừu tượng khác Tiên đề triết học này, dường như trở thành cơ sở lý luận quan trọng của hai khái niệm quen thuộc hằng thể và biến thể trong ngôn ngữ học V.N Voloshinov
so sánh mối quan hệ giữa biến thể và hằng thể (ông dùng thuật ngữ “hình mẫu”)
“tương tự như mối quan hệ giữa tính thực tiễn sống động của tiết tấu và tính trừu
tượng của nhịp” [Voloshinov – N.T.Lập dịch 2015; 186], trong đó có thể hiểu nhịp là
những khuôn thức chuẩn mực và cố định của nhạc lý còn tiết tấu thuộc về sự sáng tạo của người soạn nhạc cũng như sự ngẫu hứng trong biểu diễn của người nghệ sĩ Còn Cao Xuân Hạo, ở một bài viết bàn về hai khái niệm này, đã có một nhận định hình
ảnh: “…trong một biến thể bao giờ cũng có đủ những thuộc tính quan yếu của một
Trang 2828
hằng thể, vì hằng thể chính là cái tập hợp gồm có những nét quan yếu ấy Biến thể chẳng qua là một dạng của hằng thể Sự khác nhau giữa các biến thể cũng có thể ví như những sự thay đổi diện mạo của một con người tùy theo tâm trạng: khi vui khi buồn, khi mừng khi sợ, tùy theo góc độ nhìn thẳng, nhìn nghiêng, hay tùy theo tư thế đứng, ngồi, bơi, chạy” [C.X.Hạo 2003; 449] Mối quan hệ giữa hằng thể và biến thể
không nằm ngoài nội dung mang tính quan yếu (relevance) hay không quan yếu của các thuộc tính, các nhân tố cấu thành nên đối tượng Một thực thể được coi là biến thể
của một hằng thể nếu sự khác nhau giữa chúng là “những sự khác nhau không quan
yếu (không có chức năng khu biệt)” [C.X.Hạo 2003; 445]; trái lại nếu là hai hằng thể
thì trong chúng tồn tại “những sự khác nhau quan yếu” [C.X.Hạo 2003; 445]
Xem xét một cách kỹ lưỡng hơn, thao tác luận cần xác định “đặc trưng quan
yếu” ấy là gì? Từ nhận thức về biến thể ngôn ngữ là “sự thể hiện cụ thể ở các vị trí
khác nhau trong chuỗi lời nói nhưng về bản chất cùng thuộc về một đơn vị ngôn ngữ”
[T.Đ.San 1976], Trương Đông San đã có những nhận định về “đặc trưng quan yếu”
của biến thể ngôn ngữ “Khái niệm “biến thể” của một đơn vị ngôn ngữ, chỉ áp dụng
cho mặt hình thức của đơn vị đó (…) Theo chúng tôi nghĩ, thì các nghĩa của một đơn
vị loại trừ nhau trong một chu cảnh ngữ nghĩa, trong lúc đó các biến thể có khả năng thay thế nhau ở cùng một vị trí cú pháp.” [T.Đ.San 1976; 11] Theo ông, sự khác biệt
giữa các hằng thể ngôn ngữ được nảy sinh từ nghĩa Nghĩa khác nhau thì tất yếu đó là hai hằng thể khác nhau, vì vậy có thể hiểu biến thể ngôn ngữ là những thực thể đồng nghĩa, chỉ khác nhau về mặt hình thức biểu hiện Khái niệm đồng nghĩa, dĩ nhiên nên
hiểu bao quát tất cả giá trị chức năng như L Wittgenstein đã từng khẳng định: “Đừng
tìm nghĩa, hãy tìm hiểu cách dùng” [dẫn theo J Lyons 1995 – N.V.Hiệp dịch; 59]
nhằm nhấn mạnh vào sự đa dạng của những chức năng mà ngôn ngữ đảm nhiệm Mặc
dù vậy vẫn có thể khẳng định rằng đặc trưng quan yếu tạo nên nét khu biệt của hai hằng thể ngôn ngữ là ý nghĩa Do đó, quan điểm của luận án đồng tình cho rằng, nội dung ngữ nghĩa là phần tinh hoa được bảo lưu toàn vẹn trong các biến thể ngôn ngữ,
dù cho sự biểu hiện đặc trưng quan yếu này ở từng đơn vị ngôn ngữ là khác nhau
Trong ngôn ngữ học, xuất phát từ quan hệ tương liên giữa cấu trúc và chức năng, biến thể được chú ý đầu tiên ở cấp độ âm vị Trên cơ sở nghiên cứu âm vị học trong sự phân biệt với ngữ âm học, N Trubetzkoy và tiếp theo đó là người cộng sự R
Trang 2929
Jakobson đã giải quyết mối quan hệ giữa âm vị và các dạng thức tồn tại của nó bằng
việc mô tả một khái niệm mới – biến thể âm vị (allophone) Ông cho rằng: “Một biến
thể âm vị là một tập hợp những âm tố vừa tương đồng về đặc trưng ngữ âm lại vừa có quan hệ nguồn gốc” [R Jakobson 1960] Hay theo cách diễn đạt của các bách khoa
thư, các từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học hiện đại, cách hiểu phổ biến về khái niệm biến thể âm vị là: tập hợp những âm tố được sử dụng để phát một âm vị trừu tượng
duy nhất trong một ngôn ngữ cụ thể Công trình quan trọng nhất của N.Trubetzkoy –
Grundzüge der Phonologie (Những nguyên tắc cơ sở của Âm vị học) đã chứng minh
đặc trưng quan yếu của âm vị là đơn vị để khu biệt Hai âm tố thuộc về hai âm vị khác nhau nếu chúng mang giá trị khu biệt khác nhau Còn hai âm tố được coi là biến thể của cùng một âm vị khi và chỉ khi giá trị khu biệt của chúng tương đồng, nói cách khác là chúng không khu biệt lẫn nhau Cụ thể trong thực tiễn, cùng một âm vị song mỗi cá nhân với đặc điểm của bộ máy cấu âm khác nhau nên phát âm với trường độ, cao độ khác nhau để tạo ra những âm tố đa dạng và cũng chính những khác biệt ấy là hình thức nhận diện biến thể của cùng một âm vị
Ở cấp độ tiếp theo, quan niệm phổ biến nhất, bao trùm trong giới ngôn ngữ học cho rằng biến thể hình vị (allomorph) là hiện tượng mà một hình vị trừu tượng có một vài hình thức biểu đạt của âm thanh khác nhau được đánh dấu song nội dung ý nghĩa
hoàn toàn không thay đổi Tác giả cuốn Handbook of Morphology (Sách chỉ dẫn về
Hình thái học) đã có ví dụ rất rõ ràng về biến thể hình vị mà cụ thể là hậu tố “-ed” trong những động từ quá khứ có quy tắc của tiếng Anh Cùng được biểu hiện ở mặt chữ viết là “-ed” nhưng có tới ba cách phát âm khác nhau: (1) /əd/ nếu động từ kết thúc bằng t và d; (2) /t/ nếu động từ kết thúc bằng những âm vô thanh; và (3) /d/ với những động từ có còn lại [A Spencer, A.M Zwicky 2001; 318] Song cũng có một số tác giả không đồng tình với quan niệm biến thể hình vị chịu ảnh hưởng của phân môn Hình - Âm vị học (Morphophonology) này Họ cho rằng với cấp độ hình thái, biến thể được thể hiện rõ nhất ở quá trình thay đổi hình thái từ (inflexion) Một từ vị trừu tượng (lexeme) được hiện thực bằng những biến thể, như “go” (không đánh dấu) và
“goes”, “gone”, “going”, v.v (có đánh dấu) của tiếng Anh Quan niệm này chấp nhận
từ hình/ dạng thức từ (word form) như là biến thể từ vị với những dạng tồn tại thực tế của một từ vị trừu tượng gốc Bản chất nghĩa từ vựng của các biến thể này không thay
Trang 3030
đổi, sự khác biệt nằm ở nghĩa ngữ pháp trong từng ngữ cảnh cụ thể kéo theo những hình thức thể hiện “có đánh dấu” (tức có thêm những phụ tố) và từ đó nảy sinh những biến đổi trong ngữ âm [D Crystal 1995; 118] Bao quát hơn, một số tác giả khác lại cho rằng ở cấp độ hình thái cần bao gộp cả biến thể hình vị và biến thể từ vị
Còn ở cấp độ cú pháp học, biến thể của câu (allosentence) mới chỉ được biết đến qua quan niệm của Daneš (1964) và định nghĩa của Lambrecht (1994) – “(biến thể
của câu) là các biểu hiện bề mặt của một mệnh đề tương đương nhau về ngữ nghĩa
nhưng khác nhau về mặt hình thức và dụng học” [K Lambrecht 1994; 54] Các nhà
ngôn ngữ học chức năng tập trung chú ý tới hiện tượng nhiều hình thức phát ngôn biểu đạt một nội dung sự tình Hướng quan tâm này có nguồn gốc từ quan niệm của chức năng luận – coi ngữ pháp không phải là một tập hợp các quy tắc mà là những lựa chọn của người bản ngữ và phụ thuộc từng ngữ cảnh khác nhau để xuất hiện
Tóm lại, trên nền mối quan hệ ngôn ngữ và lời nói, mỗi đơn vị ngôn ngữ trừu tượng đều được thể hiện bằng những dạng thức tồn tại cụ thể trong từng ngữ cảnh xác định Từ những âm tố rời rạc với những đặc trưng khu biệt không quan yếu mang tư cách biến thể âm vị, cho tới những phát ngôn cùng truyền đạt một nội dung sự tình đảm nhiệm vai trò là biến thể của một câu trừu tượng tùy từng bối cảnh giao tiếp cụ thể, đều nên hiểu là những biến thể của các đơn vị ngôn ngữ
1.2.3 Tính đánh dấu và các biến thể của đơn vị ngôn ngữ
Xuất phát từ những kiến giải mang tinh thần triết học, các nhà ngôn ngữ học đã vận dụng sáng tạo mối quan hệ giữa hằng thể và biến thể trên cơ sở đặc trưng quan yếu ngữ nghĩa thể hiện thông qua tính đánh dấu để xác định biến thể của từng đơn vị ngôn ngữ theo tầng bậc cấp độ trong hệ thống của chúng
Tính đánh dấu (markedness) là một khái niệm quan trọng của ngôn ngữ học, thể hiện một hiện tượng bất thường hoặc khác biệt đặt trong mối quan hệ đối sánh với một hình thức phổ biến hơn, thường xuyên hơn Theo Bách khoa thư về ngôn ngữ và
ngôn ngữ học, “Tính đánh dấu là một thế tương liên có quan hệ bất đối xứng giữa hai
lựa chọn” [E K Brown (cb) 2006; 6125] Thế tương liên ấy chính là sự đối lập giữa đánh dấu (marked) và không đánh dấu (unmarked) Thuật ngữ không đánh dấu được
dùng để xác định một biểu thức hay giá trị bất kỳ cơ bản hơn, tự nhiên hơn và dĩ nhiên chiếm ưu thế hơn các biểu thức hay giá trị còn lại Nói cách khác, sự lưỡng phân này
Trang 3131
nhằm nhấn mạnh các đặc trưng của một đơn vị ngôn ngữ “bình thường” (không đánh dấu) so với các hình thức “bất thường” của đơn vị ấy (đánh dấu) Ví dụ, trong tiếng Anh, để thể hiện ý nghĩa số nhiều, các danh từ thường được thêm “s” nhưng đối với những danh từ có kết thúc bằng o, x, s, ss, sh, ch thì buộc phải dùng “es” – một hình thức đánh dấu Hay danh từ có phụ tố “ess” được mặc định hiểu rằng liên quan tới nữ giới như actress (nữ diễn viên), poetess (nữ thi sĩ), waitress (nữ hầu bàn), đó là sự đánh dấu
Có thể nói rằng công lao định hình những ý niệm đầu tiên về tính đánh dấu
thuộc về hai nhà ngữ học của trường phái Praha: R Jakobson và N Trubetzkoy Theo
E Holenstein, Jakobson là người đề xuất cần chú ý tới quan hệ đối lập của tính đánh dấu trong một bài viết vào năm 1921 [E Holenstein 1976; 126] Và đến năm 1931, ở bài viết “Die phonologischen Systeme” (Các hệ thống âm vị học), Trubetzkoy đã trình
bày về hai thuật ngữ đánh dấu và không đánh dấu như một công cụ cơ sở để làm việc Nguyên bản tiếng Đức của thuật ngữ đánh dấu được ông chọn dùng là “merkmal” và
đối ứng sang thuật ngữ tiếng Nga là “priznak” [E Andrews 1990; 13] Những nhận
thức ban đầu về tính đánh dấu được xác lập từ những nghiên cứu về âm vị học của
Trubetzkoy Ông phát triển lý luận về tính đánh dấu trong âm vị học bằng ba loại đối lập âm vị: Đối lập có – không (Privative), Đối lập thành bậc (Gradual), Đối lập đẳng trị (Equipollent) Nếu như Trubetskoy chỉ hướng sự quan tâm tới địa hạt nghiên cứu
âm vị học cùng những ý tưởng về sự đối lập thì Jakobson và các môn đệ đã hoàn chỉnh Thuyết đánh dấu trong nghiên cứu ngôn ngữ học Do những hạn chế về phương tiện kỹ thuật mà Trubetzkoy chỉ dùng những đặc tính cấu âm để xác định những đối lập âm vị, còn Jakobson với những phương tiện kỹ thuật hỗ trợ đã chọn đặc tính âm học làm nét khu biệt Và từ đó, ông vượt qua ba cặp đối lập âm vị của Trubetzkoy để định hình rõ ràng hơn về tính đánh dấu Khởi đầu từ âm vị học, Jakobson mở rộng lý thuyết bao quát khắp các địa hạt khác nhau của ngôn ngữ học, nhằm bàn về mối quan
hệ giữa các đơn vị đánh dấu và không đánh dấu phản ánh các cặp đối lập lưỡng phân Trong bài viết “Cấu trúc của động từ tiếng Nga” (1932), ông đã đưa ra những mô tả về đánh dấu và không đánh dấu khi mở rộng nghiên cứu đến ngữ pháp và ngữ nghĩa Ông
định nghĩa, đánh dấu trong một biểu thức ngôn ngữ là “chỉ báo cho sự tồn tại của một
số ý nghĩa A nào đó”, còn không đánh dấu là “không chỉ báo sự tồn tại của ý nghĩa A,
Trang 3232
tức là không biết chắc ý nghĩa A có hiện diện hay không” [Jakobson 1932] Trở lại ví
dụ về Số trong tiếng Anh, ý nghĩa số nhiều được biểu hiện bằng hình thức có mặt hậu
tố s/es nhưng ở những biểu thức vắng mặt s/es chưa chắc ý nghĩa số không hiện hữu
Và từ đây, tính đánh dấu trở thành một công cụ quan trọng được vận dụng thường xuyên trên khắp các bình diện nghiên cứu cũng như các trường phái nghiên cứu ngôn ngữ học suốt những năm qua Nếu Trubetzkoy đề xuất những ý tưởng ban đầu về sự phân biệt âm vị thì các nhà ngữ âm học tiếp sau phần nhiều chú ý tới đối lập ưu tiên – không ưu tiên (Vennemann 1988), tự nhiên – không tự nhiên (Hurch & Rhodes 1996) Việc đánh dấu để phân biệt ngữ nghĩa của Jakobson ở những phạm trù từ vựng và ngữ pháp là cơ sở vững chắc cho nhiều tác giả dùng đánh dấu như một hình thức mã hóa (đánh dấu hiện hữu và đánh dấu zero) phủ khắp các địa hạt nghiên cứu ngôn ngữ học
Từ âm vị học và hình thái học, khái niệm tính đánh dấu cũng được vận dụng vào nghiên cứu cú pháp để nhận diện và phân biệt các thành tố hoặc các kết cấu không đánh dấu trong sự đối lập với các thành tố, các kết cấu đánh dấu về mặt cấu trúc hoặc chức năng Ví dụ: tính đánh dấu về sự vắng mặt của các thành tố cú pháp S, V, O; tính đánh dấu của các kết cấu cú pháp SVO, OSV, SOV trong các ngôn ngữ, v.v
Có thể hình dung vắn tắt Thuyết đánh dấu là kết quả của quá trình vận động từ những lưu ý về sự đối lập lưỡng phân đến việc xác lập mối quan hệ đánh dấu – không đánh dấu Từ những đối lập có – không một thuộc tính nào đó trong nghiên cứu âm vị học và hình thái học, nội hàm tính đánh dấu được mở rộng hơn và cũng tránh trạng thái cực đoan để hướng tới chuỗi mức độ ít đánh dấu hơn (less marked) đến nhiều đánh dấu hơn (more marked) Ảnh hưởng to lớn của lý thuyết đánh dấu đối với ngôn ngữ học đã được Jakobson tổng kết trong một nhận định mang tầm khái quát về ngôn
ngữ: “Mọi thành phần đơn lẻ của hệ thống ngôn ngữ học được xây dựng trên cơ sở
đối lập của hai trái ngược lô-gích: sự hiện diện của hình thức phản ánh một thuộc tính (tính đánh dấu) trong thế tương phản với sự vắng mặt của nó (tính không đánh dấu)” [Jakobson 1972] Với một hình thức nào đó khác nhau tương ứng phản ánh một
nét khác biệt về ý nghĩa trên cơ sở tương đồng toàn bộ, chính tính đánh dấu là hình thức hiện hữu để nhận diện biến thể của các đơn vị ngôn ngữ một cách minh xác
Trong mối quan hệ giữa hằng thể và biến thể, biến thể của các đơn vị ngôn ngữ được hiểu là những hiện tượng cụ thể trong hiện thực của một biểu thức trừu tượng
Trang 3333
điển hình trong tư duy Nếu biểu thức điển hình ấy vốn mang nội dung quan yếu được
“lắng đọng” từ những hiện tượng cụ thể thì đó chính là điều cơ bản, cái phổ quát trong thế đối lập với cái không phổ biến, cái cá biệt – những hiện dạng cụ thể và phong phú Tuy nhiên những hiện tượng không phổ biến, dù được hiện hữu thực tế nhưng lại không dễ xác định Thuyết đánh dấu là một công cụ hữu ích để phân biệt cái phổ biến với cái cá biệt, điều phổ quát với điều bất thường Đánh dấu trở thành dấu hiệu hình thức quan trọng để nhận diện những biến thể của các đơn vị ngôn ngữ Trong khi một
số biến thể do có tần số xuất hiện nhiều hơn nên được coi là cơ bản hơn, là chuẩn mực hơn và trở thành đại diện của hằng thể trừu tượng, vì vậy không được/bị đánh dấu thì nhiều biến thể khác lại được đánh dấu bằng những hình thức bất thường nào đó (ví dụ như biến đổi trật tự của các cấu trúc, làm mất đi hay thay thế một thành tố nào đó, hoặc chuyển sắc những biểu hiện âm thanh cụ thể, v.v.) Sự thực, hằng thể là một khái niệm trừu tượng, còn tất cả những tồn tại hiện hữu đều chỉ là biến thể, với một biến thể trong số đó cơ bản hơn, phổ biến hơn (tiêu thể - standard variant) và không được/bị đánh dấu, đối lập với các biến thể khác được/bị đánh dấu Những hình thức đánh dấu cụ thể sẽ là cơ sở cho việc xác định biến thể của các đơn vị ngôn ngữ nói chung và những biến thể cú pháp của câu nói riêng
1.3 Câu và biến thể cú pháp của câu
1.3.1 Câu và phát ngôn
Nếu như ngôn ngữ học cổ điển tập trung trọng tâm nghiên cứu ở đơn vị từ để rồi mở rộng phạm vi nghiên cứu tới câu, thì ngôn ngữ học hiện đại lại đi theo chiều ngược lại Các nhà ngôn ngữ học của thế kỷ XX, với điểm xuất phát là câu, đã phân xuất và xếp từ, hình vị, âm vị vào từng tầng bậc trong hệ thống ngôn ngữ Thực tế cho
thấy rằng, không thể có một đơn vị ngôn ngữ học nào không được rút ra từ câu Tiếng
Latin có một tuyên ngôn: “Nihil est in linguã, quod non fuerit in oratione”, có nghĩa là: “Không có một cái gì trong ngôn ngữ mà lại không có trong câu nói” [dẫn theo
C.X.Hạo 1991 sđd; 26] Do câu có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ, nên nghiên cứu, tìm hiểu câu là một nhiệm vụ cần thiết Và chính vì vậy, câu hỏi
“Câu là gì?” từ lâu đã tốn nhiều giấy mực luận giải của giới ngữ học thế giới
Trang 3434
1.3.1.1 Khái niệm về câu
Nhằm đơn giản hóa trong quá trình dạy ngữ pháp cho trẻ nhỏ, ở những lớp tiểu học, người học được truyền thụ rằng: Câu được giới hạn bởi hai đoạn nghỉ “lấy hơi”, với hình thức thể hiện là hai dấu chấm trong văn bản Nhận thức này có nguồn gốc từ những quan niệm tập trung xem xét câu dựa vào thuộc tính ngữ âm học Một số tác
giả chú ý tới những khoảng ngưng ở đầu và ở cuối mỗi câu Ví dụ, “…là một ngữ
đoạn do một người phát ra mà ở phía trước và phía sau đều có một quãng im lặng của người nói đó” [Z.S Harris 1951 – C.X.Hạo dịch 2006; 25] Thuộc tính ngữ âm
“khoảng im lặng, khoảng ngưng ở đầu và cuối câu” chính là nguyên nhân kéo theo sự tương hợp về mặt chính tả của hai dấu chấm hạn định một câu Đặc trưng này là có thật trong đời sống ngôn ngữ, tuy nhiên đôi khi đơn giản cũng chưa hẳn đã là ưu việt Đối với trường hợp những câu văn quá dài, cần ngưng ở giữa câu thì người nghe khó lòng mà phân biệt nổi đâu là nơi chính tả đặt dấu chấm để kết thúc câu và đâu là nơi đặt dấu phẩy để tách biệt những thành phần của câu Cần nhận thức rõ ràng rằng khoảng ngưng và dấu chấm câu đơn thuần chỉ mang giá trị thủ pháp, nhằm nhận diện
dễ dàng một câu, chứ chúng hoàn toàn không có giá trị gì về mặt xác lập giá trị bản chất của câu trong hệ thống ngôn ngữ
Một số tác giả, như L Bloomfield (1933) lại dùng ngữ điệu như một đặc trưng quan trọng của câu Ngữ điệu, những nét âm điệu bao trùm lên những ngữ đoạn lớn hơn từ (phân biệt với thanh điệu), thường được dùng trong những kiểu câu cụ thể ở những ngôn ngữ không thanh điệu Ví dụ, trong tiếng Anh, ở câu hỏi ngữ điệu sẽ lên ở cuối câu khác với ngữ điệu của câu trần thuật luôn ở mức trung hòa Tuy nhiên, ngữ điệu chỉ đóng vai trò phân biệt các loại câu với nhau chứ không có giá trị gì trong thao tác khu biệt câu với những đơn vị không phải là câu
V Mathesius của trường phái Praha lại quan niệm: “Câu là phát ngôn tối
giản… đứng về phương diện chủ quan (tức trên quan điểm của người nói) có tính trọn vẹn” [Mathesius 1936; 105] C Hagège cũng chia sẻ với Mathesius bằng những tuyên
bố xác lập đặc trưng của câu dựa vào “cái ấn tượng về sự trọn vẹn mà người bản ngữ
thể nghiệm” [Hagège 1982; 27] Tuy nhiên, “tính trọn vẹn” chỉ là đặc trưng mơ hồ,
bởi để xóa đi bản chất thiếu cụ thể của “tính trọn vẹn”, các nhà ngữ học đã cụ thể hóa bằng cách viện dẫn tới ấn tượng, quan điểm, nhận thức của người bản ngữ Song thế
Trang 3535
nào là ấn tượng của người bản ngữ? Sở dĩ, người bản ngữ nhận thức được sự trọn vẹn
vì thông điệp của câu đã được truyền đạt đầy đủ và các thành tố, các quan hệ ngữ pháp cũng được xây dựng hoàn bị để có thể hoạt động độc lập Tất nhiên, đặc trưng độc lập
mà không ít tác giả quan tâm, đơn giản cũng chỉ là quan hệ tương ngẫu của đặc trưng trọn vẹn Vì câu hoạt động độc lập nên người bản ngữ cảm thấy trọn vẹn và ngược lại
vì câu trọn vẹn nên có khả năng hoạt động độc lập
Tiếp nối quan niệm về khả năng hoạt động độc lập, một số quan niệm như của
É Benveniste (1966) nhấn mạnh mục đích thực tiễn cũng như nhiệm vụ ứng dụng của câu Câu được xác định là đơn vị nhỏ nhất có thể sử dụng vào việc giao tiếp Nhận thức này hoàn toàn chuẩn xác song câu vẫn mới chỉ được xác định thông qua bối cảnh tương tác với môi trường xung quanh, chứ chưa khám phá được bản chất thực sự ở tầng sâu của thực thể này Vậy thực chất, câu với cương vị một đơn vị trong hệ thống tầng bậc của ngôn ngữ mang những đặc trưng quan yếu nào?
Tìm hiểu bản chất của câu, với tư cách là một đơn vị ngôn ngữ, cần được xem xét kĩ lưỡng ở hai bình diện cấu trúc và chức năng Về cấu trúc, câu được chấp nhận như là sự sắp xếp của các đơn vị bậc dưới (từ, ngữ) theo một quy tắc nào đó được/bị chi phối từ các quan hệ ngữ pháp Câu nên được hình dung tương tự như điểm nút của quy luật lượng – chất trong hệ thống cấp bậc tôn ti của các đơn vị ngôn ngữ, bởi câu là đơn vị lớn nhất cuối cùng có thể phân tích các quan hệ ngữ pháp Đối với các đơn vị trên câu (văn bản hay diễn ngôn), mối quan hệ giữa hai câu không còn là quan hệ ngữ pháp nữa mà là quan hệ về chủ đề, về liên kết, v.v Kế thừa tư tưởng của Bloomfield
(1933), của Lyons (1968), Cao Xuân Hạo đã đưa ra nhận định: “Câu là đơn vị được
cấu tạo bằng những thành tố ngữ pháp nhưng nó không thể làm thành tố ngữ pháp trong một đơn vị nào lớn hơn.” [C.X.Hạo 1991 sđd: 27]
Còn về bình diện chức năng hay giá trị trong đời sống ngôn ngữ, từ gần một thế
kỷ nay, câu được quan niệm thống nhất như là sự phản ánh của một mệnh đề
(proposition) E Sapir cho rằng: “Nó [câu] là sự thể hiện ngôn ngữ học của một mệnh
đề” [E Sapir 1921 – V.H.Lễ dịch 1999; 53] Rõ ràng, gần như tương ứng với một
mệnh đề lô-gích trong tư duy, ngôn ngữ dùng câu thể hiện một nhận định nhưng với một chủ đề được người nói chủ đích xác định Tất nhiên, con người không thể thông báo một cái gì khác ngoài nhận định của tư duy và vì vậy câu không thể truyền tải một
Trang 3636
cái gì khác nếu không dựa trên cơ sở cốt lõi là nội dung của mệnh đề Cũng cần thiết phân biệt mệnh đề với cái được gọi là “một tư tưởng trọn vẹn” của ngữ pháp truyền thống Thế nào là “biểu hiện một tư tưởng trọn vẹn”, bởi thực khó xác định cái gì là một tư tưởng “Ngôi nhà, cái xe, quyển sách, tình yêu, nỗi nhớ” biểu hiện một tư tưởng nhưng chúng không được chấp nhận là một câu hoàn chỉnh Còn “Cô ấy ăn cắp sách khi tôi ra ngoài” là một câu nhưng là một hay là hai tư tưởng Quan niệm về sự phản ánh nội dung mệnh đề của câu rõ ràng và chính xác hơn cách xác định về tính trọn vẹn của một tư tưởng
Dĩ nhiên, một định nghĩa hoàn chỉnh về câu vẫn là đích đến của một cuộc tranh luận lâu dài đến mức J Lyons (1995) đề nghị nên xem câu cũng như từ là những đơn
vị ngôn ngữ được thừa nhận mặc nhiên Từ những đặc trưng về cấu trúc và chức năng
có thể có những định hình cụ thể về câu, đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng truyền đạt một nội dung sự tình nhưng lại là đơn vị lớn nhất được tạo lập trực tiếp từ những thành tố ngữ pháp và các quan hệ ngữ pháp Hay khái quát theo một hướng dễ hiểu
với những thuật ngữ phổ thông hơn, câu là một tập hợp các từ, ngữ kết hợp với nhau
theo những quan hệ ngữ pháp xác định, mang giá trị là một nội dung thông điệp Tuy
nhiên muốn hiểu đơn vị hệ thống – câu một cách toàn diện không thể không xem xét mối quan hệ của câu với một đơn vị tương ứng trong hoạt động – phát ngôn
1.3.1.2 Phân biệt câu với phát ngôn
Căn cứ vào mối quan hệ giữa ba bình diện kết học - nghĩa học - dụng học, nét khác biệt giữa câu và phát ngôn hiển hiện rõ ràng hơn Tuy nhiên, câu và phát ngôn không phải vì vậy mà có những ranh giới rời rạc, chúng liên hệ chặt chẽ với nhau như
“hai mặt của một tờ giấy” Trong nhận định về những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa khách quan trừu tượng với đại diện tiêu biểu nhất là Saussure, V.N Voloshinov viết:
“Các hành động nói cá nhân, nhìn từ quan điểm ngôn ngữ, chỉ là các khúc xạ và biến
thể hoặc đơn thuần là biến dạng ngẫu nhiên của các hình thức tự đồng nhất quy chuẩn” [V.N Voloshinov sđd; 99-100] Có thể hình dung, phát ngôn là ánh xạ phản
chiếu của câu trong hoạt động nói năng hiện thực Thuật ngữ phát ngôn trong tiếng
Anh “utterance” là dạng danh từ của động từ “utter” với nghĩa “thốt ra” Thuật ngữ tiếng Anh này rõ ràng nhấn mạnh đặc trưng quan trọng của khái niệm phát ngôn – hiện tượng vật lý, với một luồng hơi khởi phát liên tục từ khi bắt đầu hành động nói
Trang 3737
cho đến lúc im lặng hoàn toàn, có thể ghi âm cũng như đo được tần số âm thanh vật chất Phát ngôn là một hiện tượng đơn nhất, chỉ xảy ra một lần với thời gian, địa điểm, người nói, ngôn ngữ xác định Trong khi đó, câu là một hiện tượng tinh thần trừu tượng Trừu tượng vì chúng không tồn tại hiển nhiên mà một chuỗi các từ (trừu tượng) được sắp xếp theo quy tắc ngữ pháp ở trong tâm tưởng của con người, cộng đồng người Câu là kết quả của một quá trình kiến tạo những đơn vị trừu tượng nhằm phản ánh một sự tình Do nhu cầu mô phỏng chính xác một sự tình nên câu, trong thế giới trừu tượng của mình, luôn luôn cần đảm bảo tính ngữ pháp (grammaticality) Tính ngữ pháp có thể hiểu như những sợi dây ràng buộc về mặt hình thức của từng câu để câu đó được xác định đúng hay sai Những hình thức này là những quy tắc ngữ pháp
cơ bản để kết hợp các khái niệm (từ) rời rạc thành một nội dung thông báo của một ngôn ngữ giúp cho cộng đồng sử dụng ngôn ngữ ấy có cơ sở để hiểu những thông báo
của nhau Những quy tắc này nổi trội đến mức M Bakhtin tuyên bố: “Câu là đơn vị
ngôn ngữ thuần túy quy tắc ngữ pháp” [M Bakhtin 1986; 74] Dĩ nhiên, hình thức
đang được nói tới cũng vẫn nằm sâu trong tư tưởng, vẫn tồn tại phi ngữ cảnh ở một dạng trừu tượng trong não bộ con người Còn phát ngôn thì khác, tính ngữ pháp không còn là một nội dung quan yếu, cần bảo toàn tuyệt đối mà sự quan tâm tập trung ở tính khả chấp (acceptability) Tính khả chấp, được khởi xướng từ N Chomsky (1957) với
ví dụ nổi tiếng “Colorless green ideas sleep furiously” – “Những tư tưởng không màu xanh lục ngủ một cách giận dữ”, như một chú ý hướng tới nội dung thông điệp trong
sự đánh giá phù hợp hay không phù hợp từ người tham gia hội thoại Do nhu cầu của giao tiếp trong từng ngữ cảnh cụ thể với những yêu cầu hướng tới mục đích dụng học khác nhau, các thành phần của câu trừu tượng tiềm ẩn sẽ được tổ chức sao cho đảm bảo được nội dung quan trọng của thông điệp cần nhấn mạnh phải được hiện diện nổi bật nhất Phát ngôn có thể là một từ hay một ngữ do đã được tỉnh lược những thành phần câu mang nội dung cũ không cần thiết, hoặc có thể là một trường hợp vị trí trật
tự thành phần câu không bình thường nhằm mục đích hướng chú ý người nghe vào nội dung cần truyền đạt Nhưng phát ngôn không tồn tại ngẫu nhiên và tùy ý Những tư tưởng ẩn sâu được tổ chức đầy đủ, chặt chẽ của câu là cơ sở để hiểu tức thì những biểu hiện hình thức của muôn vàn những phát ngôn cụ thể, dù chúng không rõ ràng, tường minh về mặt cấu trúc, như ở ví dụ sau:
Trang 3838
{1:1} Câu: → Phát ngôn:
Tôi sẽ yêu cô ấy Tôi (Ai yêu cô ấy?)
Cô ấy (Anh yêu ai ?) Yêu (Anh làm gì cô ấy?)
Cô ấy, tôi sẽ yêu (Còn cô kia, tôi không yêu.) Chính tôi sẽ yêu cô ấy (, chứ không phải anh ta) Những đặc điểm trên của phát ngôn trong mối quan hệ tương quan với câu có
sự đồng nhất cùng hiện tượng đối sánh âm vị – âm tố, hình vị – hình tố, từ vị – dạng thức từ/ từ hình trên nền đối lập ngôn ngữ – lời nói Từ những diễn giải về biến thể trong nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt là biến thể cú pháp; với những luận bàn về đặc trưng khác biệt của câu và phát ngôn dựa trên mối quan hệ của ba bình diện tín hiệu
học, chúng ta có thể đồng tình với nhận định của Nguyễn Văn Hiệp: “…mỗi câu với tư
cách là sơ đồ cấu trúc trừu tượng thuộc bình diện ngôn ngữ thường được hiện thực hóa thành nhiều phát ngôn khác nhau trong lời nói…” [N.V.Hiệp 2009; 117]
1.3.2 Biến thể cú pháp của câu
Trên nền mối quan hệ tương ứng mà đối lập giữa ngôn ngữ và lời nói, hai khái niệm hằng thể và biến thể tồn tại trong tất cả các cấp độ của đơn vị hệ thống ngôn ngữ Cùng với những biến thể âm vị và biến thể hình vị, ở cấp độ cú pháp, biến thể của câu cũng là một khái niệm của khoa học ngôn ngữ với những nội hàm xác định
1.3.2.1 Khái niệm biến thể cú pháp của câu
Những ý niệm đầu tiên về biến thể ở cấp độ câu được khởi đầu từ Lý thuyết phân đoạn thực tại Kế thừa những đề xuất của H Weil từ thế kỷ XIX, phân đoạn thực tại (aktuální členění větné) được V Mathesius (1939) phát triển thành một trong những hệ thống lý thuyết quan trọng của trường phái Praha nhằm để nghiên cứu câu Xuất phát từ tinh thần phê phán những nghiên cứu cô lập câu với ngữ cảnh giao tiếp
cụ thể của ngữ pháp truyền thống, các học giả thuộc trường phái cấu trúc - chức năng này đã tập trung quan tâm tới một hiện tượng ngôn ngữ cùng một câu (vốn cùng cấu trúc ngữ pháp và các nhân tố từ vựng hiện diện) nhưng trong từng tình huống giao tiếp
cụ thể, từng cá nhân người nói lại thể hiện những chức năng thông báo khác nhau Họ phân biệt cấu trúc cú pháp của câu (với những phân đoạn cú pháp thành những thành phần câu) với cấu trúc thông tin Cấu trúc thông tin là sự phân đoạn thực tại từng phát
Trang 3939
ngôn cụ thể thành hai phần: chủ đề (theme) – cái được nói đến, phần cơ sở của thông báo (thời kỳ đầu được hiểu đơn giản là thông tin cũ) và thuật đề (rheme) – điều nói đến chủ đề, phần trọng tâm của thông báo (vốn bị hiểu khái quát là thông tin mới), nhằm xác định một thông tin sự kiện được người nói cho rằng cần nhấn mạnh và người nghe cần chú ý Từ nền tảng lý thuyết ấy, F Daneš định hình khái niệm biến thể
cú pháp năm 1964 trong bài viết tổng kết về ba bình diện nghiên cứu cú pháp của trường phái Praha “A three-level approach to syntax” (sau đó được tập hợp trong vựng
tập Travaux Linguistique de Prague 1966) Theo ông, khái niệm này nhằm xác định
những biến đổi của một mẫu câu chuẩn để tạo nên những biến thể của chúng trên cơ
sở phân tích bình diện tổ chức phát ngôn Với những phân tích về cấu trúc thông tin,
K Lambrecht đã có những kiến giải sâu sắc về biến thể ở cấp độ câu, mở rộng những
ý tưởng ban đầu của Daneš Ông dùng thuật ngữ “allosentence” với nội dung cụ thể
“là các biểu hiện bề mặt của một mệnh đề tương đương nhau về ngữ nghĩa nhưng
khác nhau về mặt hình thức và dụng học” [K Lambrecht 1994; 54] Nhiều nhà ngữ
học đánh giá Lambrecht là người kế tục công việc bị bỏ dở của Daneš như Joybrato Mukherjee (2001), Thomas Hoffmann & Graeme Trousdale (2013), nhưng Lambrecht thực sự có vai trò quan trọng trong việc định hình cũng như phát triển khái niệm biến thể ở cấp độ câu Lambrecht nhấn mạnh những tác động trực tiếp của cấu trúc thông
tin đối với biến thể ở cấp độ câu: “Sự khác nhau trong cấu trúc thông tin của câu luôn
được hiểu như là sự tương phản giữa các câu giả [biến thể câu1]…” [K Lambrecht 1994; 19] hay “Trong khi cấu trúc hình thái cú pháp và ngôn điệu của các câu riêng
rẽ có thể được phân tích mà không cần viện đến các phạm trù cấu trúc thông tin, thì chỉ có cấu trúc thông tin mới có thể giải thích được sự khác nhau giữa các biến thể của câu.” [K Lambrecht 1994; 161] Xuất phát từ những nghiên cứu về cấu trúc
thông tin, ông định hình cơ chế tạo lập biến thể như là sự hiện thực hóa một mệnh đề
trừu tượng tiềm ẩn trong tâm trí của con người Ông quan niệm: “…các câu giả [biến thể câu] thay thế diễn đạt một mệnh đề nhất định tồn tại tiềm tàng…” [K Lambrecht
1994; 19] Đây là sự nối dài rất hệ thống ở cấp độ cú pháp học mà Lambrecht đã kế
1 Trong bản dịch công trình của K Lambrecht, các dịch giả dùng “câu giả” để chuyển dịch thuật ngữ
“allosentence” Tuy nhiên, để thống nhất với hệ thống thuật ngữ tương ứng: Allophone – Biến thể âm
vị, Allomorph – Biến thể hình vị, khái niệm Allosentence nên được định danh là Biến thể câu
Trang 4040
thừa từ truyền thống xác định biến thể ở âm vị học và hình thái học Và đặc biệt, ông cũng xác lập nội hàm của biến thể cú pháp thông qua một nhận định mang giá trị thao
tác luận về cấu trúc thông tin: “Phân tích cấu trúc thông tin là tập trung vào việc so
sánh các cặp câu tương đương về ngữ nghĩa nhưng khác nhau về hình thức và dụng học.” [K Lambrecht 1994; 19] Từ đây, biến thể ở cấp độ câu – allosentence được
chấp nhận như là một khái niệm hoàn chỉnh trong nghiên cứu ngôn ngữ học
Phát triển từ quan niệm của Nguyễn Hồng Cổn (2008) coi biến thể cú pháp
“trước hết để chỉ các biến thể đồng nghĩa của một kết cấu cú pháp nhất định nhưng
khác nhau về các đặc điểm hình thái cú pháp bề mặt và sắc thái dụng học” [N.H.Cổn
2008; 53], chúng tôi cho rằng: Biến thể cú pháp của câu là những phát ngôn có
chung một cấu trúc và hình thức cú pháp, cùng biểu hiện một sự tình nhưng khác nhau về hình thức biểu hiện bề mặt do chịu tác động từ những nội dung dụng học khác nhau Để rõ ràng hơn, ví dụ 1:2 sẽ đưa ra những biến thể cú pháp của câu:
{1:2} Cô bé kia tặng tôi nhành hoa ấy
a Nhành hoa ấy, cô bé kia tặng tôi
b Tôi (Cô bé kia tặng ai nhành hoa ấy?)
c Chính cô bé kia tặng tôi nhành hoa ấy
Ví dụ trên cung cấp những phát ngôn hoàn toàn tương đồng nội dung sự tình cũng như cấu trúc cú pháp (CN-VN-BN1-BN2) nhưng do những nhu cầu dụng học, cụ thể là tiêu điểm cần nhấn mạnh để tác động trực tiếp tới người nghe mà có những khác biệt
ở hình thức biểu hiện Biến thể 2a đánh dấu bổ ngữ cần nhấn mạnh bằng vị trí mở đầu phát ngôn, biến thể 2b tỉnh lược các thành phần không cung cấp thông tin quan trọng,
và biến thể 2c thêm trợ từ nhấn mạnh “chính” vào trước tiêu điểm cần lưu ý
1.3.2.2 Phân biệt biến thể cú pháp của câu với câu đồng nghĩa
Ở Việt Nam cũng đã có một số chú ý đối với hiện tượng các câu/ phát ngôn tương đương về ngữ nghĩa nhưng khác nhau về hình thức Các nhà Việt ngữ học như Hoàng Trọng Phiến (1980), Đái Xuân Ninh (1981), Nguyễn Hữu Chương (1999), v.v gọi chung hiện tượng này là câu đồng nghĩa Tuy nhiên, thiết nghĩ, khái niệm câu đồng nghĩa cần được phân tích rõ ràng trước khi đồng nhất hoàn toàn với khái niệm biến thể cú pháp – allosentence của nền ngữ học thế giới Xin quan sát ví dụ sau: {1:3} a Con đi ngủ đi!