Địa điểm và thời gian tiến hành

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trang trại chăn nuôi phạm văn linh, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 40)

- Địa điểm: trại chăn nuôi Phạm Văn Linh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thời gian: từ 24/07/2020 đến 03/01/2021

3.3. Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Phạm Văn Linh, huyện Bình

- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt nuôi tại trại.

- Áp dụng một số biện pháp phòng, trị bệnh thường gặp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại chăn nuôi.

- Kết quả công tác chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn thịt. - tỷ lệ nuôi sống.

- tỷ lệ mắc bệnh. - tỷ lệ chữa khỏi..

3.4.2. Phương pháp thực hiện

của trại và qua sổ sách theo dõi của trại, kết hợp với kết quả điều tra thực tế tại trang trại tại thời điểm thực tập.

3.4.3.2. Phương pháp chẩn đoán bệnh trên lợn thịt

Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để phát hiện sự bất thường về sức khỏe của lợn và chẩn đoán các bệnh trên đàn lợn thịt bằng cách tiến hành kiểm tra tình hình đàn lợn vào lúc 7h10 phút sáng hàng ngày, phát hiện những bất thường về sức khỏe của lợn, phân biệt lợn khỏe và lợn ốm như sau:

- Lợn khỏe:

+ Trạng thái chung: lợn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thích hoạt động, đi lại quanh chuồng, khi đói thì kêu rít đòi ăn, phá chuồng.

+ Nhiệt độ cơ thể trung bình 38,5oC; nhịp thở 8 - 18 lần/phút. Lợn con có thân nhiệt và nhịp thở cao hơn với mức nhiệt độ là 39,5oC; nhịp thở là 9-19 lần/phút.

+ Mắt mở to, sáng, khô ráo, không bị sưng, không có rử, niêm mạc, kết mạc mắt có màu vàng nhạt, không đỏ tía.

+ Gương mũi ướt không chảy dịch, không cong vẹo, không bị loét.

+ Chân có thể đi lại được bình thường, không sưng khớp hoặc cơ bắp không bị tổn thương, kheo chân không bị dính bết phân.

+ Lông mượt, mềm, không dựng đứng, không bị rụng.

+ Phân mềm thành khuôn, không đi táo hoặc lỏng. Màu sắc phân phụ thuộc vào thức ăn, nhưng thường có màu như màu xanh lá cây đến màu nâu, không đen hoặc đỏ. Phân không có màng trắng bao quanh, không lẫn kí sinh trùng, không có mùi tanh, khắm.

+ Lợn đi đái thường xuyên, nước tiểu nhiều, màu trắng trong hoặc vàng nhạt.

+ Nhiệt độ cơ thể thường lên 40oC (có khi lên đến 420C). Nhịp tim hoặc nhịp thở cao hoặc thấp hơn bình thường. Hơi thở nóng.

+ Mắt nhắm hoặc chỉ hé mở, khi có ánh sáng chiếu vào, mắt nháy liên tục có thể do viêm kết mạc mắt.

+ Mũi thường bị khô. Nếu mũi bị cong vẹo lợn có thể mắc bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm. Mũi bị loét có thể do lợn mắc bệnh ở miệng hoặc lở mồm long móng.

+ Chân có thể bị tụt móng, vành và kẽ móng bị loét nếu lợn mắc bệnh

lở mồm long móng.

+ Kheo chân bị dính bết phân là do lợn bị ỉa chảy. Lợn có thể bị què, bại liệt, không đi lại được.

+ Tai có màu tím, đỏ hoặc xanh là do lợn bị sốt, bị dịch tả hoặc bị tai xanh.

+ Màu của phân biến đổi bất thường: màu trắng là bị bệnh phân trắng lợn con; màu đen là dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày, ruột non; màu đỏ là có thể bị xuất huyết ở ruột già,

+ Mùi phân khác thường: có mùi tanh khắm là dấu hiệu của bệnh dịch tả.

+ Lượng và màu của nước tiểu của có biến đổi bất thường: Nước tiểu ít, có màu đỏ, có thể do bị xuất huyết; màu vàng đỏ (có lẫn máu) có thể do viêm thận, bàng quang; màu đỏ sẫm có thể do kí sinh trùng đường máu, màu vàng do bệnh ở gan.

Căn cứ vào các triệu chứng, kết hợp với khám lâm sàng để chẩn đoán, xác định bệnh của lợn dựa trên các triệu chứng điển hình như sau:

- Bệnh viêm phổi: Lợn sốt cao, lông xù, ngồi thở như chó, thở thể bụng, ho khan, có con ho ra tiếng.

- Bệnh viêm khớp: Lợn có biểu hiện đau chân, đi lại khập khiễng, què,

các khớp chân trước, sau và mắt cá chân thường sưng phồng.

Trên cơ sở chẩn đoán bệnh, em cùng với cán bộ kỹ thuật của Trại đưa ra các phác đồ điều trị và trực tiếp điều trị bệnh. Cụ thể, phác đồ điều trị bệnh như sau:

* Phác đồ điều trị bệnh viêm phổi: Genta - Tylo và Brom hexin 1 ml/10 kg TT tiêm bắp 5 ngày liên tục.

* Phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy: Tia - K.C 1 ml/10 kg thể TT tiêm bắp 5 ngày liên tục.

* Phác đồ điều trị bệnh viêm khớp: Pendistrep LA 1 ml/10 kg TT tiêm bắp 5 lần mỗi lần cách nhau 1 ngày và Dexamethason.

3.4.2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi

Số con còn sống đến cuối kỳ - Tỷ lệ nuôi sống (%) =

Số con đầu kỳ Số con mắc bệnh

- Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100

Số con theo dõi Số con khỏi bệnh

x 100 Số con điều trị

Số con chết

x 100 Số con theo dõi

Số liệu được xử lý bằng máy tính tay casio. - Tỷ lệ khỏi bệnh (%) =

- Tỷ lệ chết (%) =

3.5. Phương pháp xử lý số liệu

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại Phạm Văn Linh trong 3 năm 2018 - 2020

Quá trình thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi của trại năm từ năm 7/2018 đến năm 12/2020 qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên hệ thống sổ sách của trại. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình đàn lợn thịt của trại lợn Phạm Văn Linh

Loại lợn

Lợn thịt

(Nguồn trại lợn Phạm Văn Linh)

Số liệu bảng 4.1 cho thấy, quy mô đàn lợn thịt của trang trại có sự thay đổi của năm 2020, dao động 1100 con do trại đã mở rộng thêm. Quy mô này phù hợp với diện tích hệ thống chuồng nuôi. Đàn lợn nuôi tại trang trại đảm bảo mật độ nuôi hợp lý (1,12 m2/1 lợn), điều đó có tác dụng tốt trong việc nâng cao sức khỏe cho đàn lợn và đảm bảo vệ sinh thú y, góp phần làm giảm tỷ lệ lợn mắc bệnh và tỷ lệ chết.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt tại trại

4.2.1. Kết quả nuôi dưỡng

Trong quá trình thực tập tại trại, em đã trực tiếp thực hiện quy trình nuôi dưỡng 330 lợn thịt trong giai đoạn từ 4 tuần tuổi đến xuất bán (21 tuần tuổi). Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, đầy đủ chất dinh dưỡng do công ty GreenFeed tự sản xuất, bao gồm các loại thức ăn: GF01, GF02, GF03, GF04. Kết quả thực hiện công tác nuôi dưỡng trình bày tại bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác nuôi dưỡng Loại thức ăn cho ăn GF01 GF02 GF03 GF04

Trong suốt thời gian thực tập tại trại, em đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi 330 ( chết mất 10 con) lợn thịt và lần lượt cho ăn các loại thức ăn GF01, GF02, GF03, GF04 cho đến khi lợn đủ điều kiện để xuất chuồng, đảm bảo về khối lượng theo tiêu chuẩn của công ty 112kg/con.

4.2.2. Kết quả công tác chăm sóc đàn lợn

Trong quá trình thực tập tại trại, em đã thực hiện chăm sóc đàn lợn theo quy trình của trại. Kết quả thực hiện quy trình trình chăm sóc đàn lợn được trình bày tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc đàn lợn

STT Công việc

1 Kiểm tra sức khỏe lợn 2 Kiểm tra máng ăn và

vòi nước uống 3 Vệ sinh chuồng trại 4 Cho lợn ăn

5 Lau máng ăn

6 Rửa chuồng, tắm lợn 7 Làm vắc - xin

8 Xuất lợn

Kết quả bảng 4.3 cho thấy, trong thời gian thực tập, em đã tham gia vào tất cả công việc chăm sóc đàn lợn thịt, như: kiểm tra sức khỏe đàn lợn, kiểm tra vòi nước uống, vệ sinh chuồng trại, cho lợn ăn hàng ngày và một số công việc khác theo định kỳ hoặc đột xuất, như: lau máng ăn, cách ly lợn ốm, rửa chuồng, tắm lợn, làm vắc xin, xuất lợn, sát trùng nước uống…Thông qua quá trình trực tiếp thực hiện quy trình chăm sóc đàn lợn tại trại, em đã nâng cao sự hiểu biết và tay nghề chăm sóc lợn thịt, cụ thể là:

- Đối với công việc vệ sinh máng ăn: lợn nuôi theo mô hình chăn nuôi công nghiệp, do đó hệ thống máng ăn và máng uống là hoàn toàn tự động, việc cọ rửa vệ sinh máng ăn, máng uống cho lợn là rất ít, phần lớn sau một lứa lợn xuất chuồng mới phải tiến hành cọ rửa, sát trùng máng ăn, máng uống. Ngoài ra, việc rửa máng ăn chỉ thực hiện trong trường hợp khi cọ rửa chuồng,

- Việc kiểm tra vòi uống, nhất là các núm uống, phải thực hiện hàng ngày để đảm bảo hệ thống máng nước tự động luôn có nước cung cấp cho lợn. Ngoài ra, cần phải kiểm tra màu sắc của nước uống (trong hay đục) để từ đó xử lý các vấn đề liên quan đến nguồn nước một cách nhanh nhất và hiệu quả.

- Công việc rửa chuồng và tắm cho lợn cũng được quan tâm. Tuy nhiên

ở trại hiện nay đang áp dụng theo phương pháp mới, hạn chế việc tắm cho lợn, khi lợn bẩn thì chỉ phụt nước rửa những phần cơ thể bị bẩn, trong trường hợp quá bẩn thì mới tiến hành tắm cho lợn. Đối với mùa đông, trại thường hạn chế việc tắm cho lợn, chỉ tiến hành tắm vào những ngày nắng ấm, từ khoảng thời gian 10 – 11h trưa, tùy vào nhiệt độ của từng ngày.

- Pha clorin vào nguồn nước rất quan trọng. Nếu nước không được xử lí khi lợn uống sẽ rất dễ nhiễm bệnh đặc biệt là rất dễ bị tiêu chảy nếu uống phải nước bẩn, sau khi bơm nước lần lượt vào 2 bể lắng sẽ xử lý ngay clorin rồi để 24h sẽ bơm lên téc nước.

4.2.3. Kết quả nuôi sống lợn qua các tháng tuổi

Cùng với việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, em đã tiến hành theo dõi tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn qua các tháng tuổi để biết được chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc có phù hợp không. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của lợn được trình bày tại bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống lợn qua các tháng tuổi Tháng tuổi

1 2 3 4

Số liệu bảng 4.4 cho thấy, tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn ở tháng thứ 2 thấp nhất là 98,78% (lúc 1 tháng tuổi) sau đó tăng dần theo độ tuổi, đến 100,00% (lúc 5 tháng tuổi). Điều này phù hợp với quy luật phát triển của lợn là khi tuổi lợn càng tăng thì chức năng sinh lý càng hoàn thiện, sức khỏe, sức kháng bệnh càng cao.

Tỷ lệ nuôi sống của lợn đạt mức cao ở tất cả các tháng tuổi nuôi dưỡng (98,78 - 100,00%) và đạt tỷ lệ nuôi sống của toàn quá trình nuôi dưỡng là 96,69%, vượt mức chỉ tiêu định mức của công ty cổ phần GreenFeed (tỷ lệ nuôi sống là 93,00%).

Kết quả về tỷ lệ nuôi sống của lợn ở bảng 4.4 cho thấy quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của trại là hợp lý, góp phần nâng cao sức khỏe của lợn và tỷ lệ nuôi sống.

4.3. Kết quả công tác vệ sinh phòng và trị bệnh

4.3.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi

Vệ sinh trong chăn nuôi là một trong các khâu quyết định tới sự thành bại của chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…

Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện nghiêm quy trình vệ sinh theo quy định của Trại. Hàng ngày, tiến hành dọn vệ sinh các ô chuồng, quét lối đi lại trong chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng và quét vôi nước hành lang trong chuồng, đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

Cùng với việc quét dọn, lau chùi, diệt khuẩn bằng vôi bột, chuồng trại còn được định kỳ tiêu độc bằng thuốc sát trùng omnicide pha với tỷ lệ 1/200; tắm sát trùng cho lợn với tỉ lệ pha 1/3200. Kết quả thực hiện vệ sinh chăn nuôi được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi

STT Công việc

1 Quét mạng nhện

2 Vệ sinh nhà thuốc

3 Vệ sinh kho thức ăn

4 Vệ sinh máng ăn

5 Phun thuốc sát trùng

6 Quét vôi đường dẫn thức

ăn, hành lang chuồng

7 Rắc vôi bột xung quanh

chuồng và cổng

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy, công tác vệ sinh chăn nuôi được thực hiện nghiêm theo đúng quy trình, khối lượng công việc thực hiện đều đạt từ 96,30% kế hoạch trở lên, đặc biệt công tác rắc vôi bột xung quanh chuồng và cổng đạt 162,96 % kế hoạch, công tác quét vôi đường dẫn, hành lang chuồng đạt 156,52 % kế hoạch.

Do làm tốt công tác vê sinh chăn nuôi, nên suốt quá trình nuôi dưỡng không xảy ra bệnh dịch, sức khỏe của lợn được đảm bảo tốt, góp phần nâng cao tỷ lệ nuôi sống vượt chỉ tiêu công ty giao (96,69 % so với 93,00

4.3.2. Kết quả thực hiện công tác phòng bệnh bằng vắc xin

Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, công tác phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được trại quan tâm thực hiện một cách tích cực, chủ động, đúng lịch trình. Một trong các biện pháp phòng bệnh chủ động, đạt hiệu quả cao là phòng bệnh bằng vắc xin. Trong quá trình thực tập

tại trại, em đã cùng với cán bộ kỹ thuật thực hiện đầy đủ việc phòng bệnh bằng vắc xin trên đàn lợn thịt. Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin được trình bày tại bảng 4.6

Bảng 4.6. Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại

Loại Vắc xin

Dịch tả

Lở mồm long móng

Kết quả bảng 4.6 cho thấy, trong thời gian thực tập tại trại, em đã tham gia tiêm hai loại vắc xin phòng bệnh dịch tả và lở mồm long móng. Cụ thể là đã tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn cho 330 lợn và tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng cho 327 lợn thịt; 100% lợn được tiêm phòng 2 loại vắc xin trên đều an toàn.

4.3.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh gặp trên đàn lợn

Trong thời gian thực tập, em đã cùng với cán bộ kỹ thuật của trại theo dõi, phát hiện và chẩn đoán lợn mắc bệnh. Qua quá trình chẩn đoán, em đã xác định lợn ở trại chỉ mắc 03 loại bệnh, đó là bệnh viêm phổi, tiêu chảy và viêm khớp. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng loại bệnh.

Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh trên đàn lợn thịt được trình bày tại bảng 4.7 và 4.8.

Bảng 4.7. Tỷ lệ mắc bệnh trên đàn lợn thịt Loại STT bệnh Viêm 1 phổi Tiêu 2 chảy 3 Viêm khớp

Số liệu bảng 4.7 cho thấy, trong tổng số 330 lợn theo dõi có 35 lợn mắc bệnh viêm phổi, chiếm 10,6%; 30 lợn mắc bệnh tiêu chảy, chiếm 9,1% và 15 lợn mắc bệnh viêm khớp, chiếm 4,5%. Như vậy, lợn ở trại có tỷ lệ mắc các loại bệnh viêm phổi, tiêu chảy và viêm khớp khá thấp so với tình hình chung. Điều đó cho thấy, công tác vệ sinh, phòng bệnh của trại thực hiện khá tốt.

Bảng 4.8. Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn thịt Loại bệnh

Viêm phổi

Tiêu chảy

Viêm khớp

Số liệu bảng 4.8 cho thấy, sử dụng các phác đồ của trại để điều trị các bệnh viêm phổi, tiêu chảy và viêm khớp cho lợn thịt có hiệu quả điều trị cao (tới 88,57% lợn được điều trị khỏi bệnh). Cụ thể là, có 31/35 lợn bị viêm phổi được khỏi bệnh, 26/30 lợn bị tiêu chảy được điều trị khỏi bệnh, chiếm tỷ lệ 86,67% và 13/15 lợn viêm khớp được điều trị khỏi bệnh, chiếm tỷ lệ 86,67%.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trang trại chăn nuôi phạm văn linh, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w