Kết quả công tác vệ sinh phòng và trị bệnh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trang trại chăn nuôi phạm văn linh, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 53)

4.3.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi

Vệ sinh trong chăn nuôi là một trong các khâu quyết định tới sự thành bại của chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…

Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện nghiêm quy trình vệ sinh theo quy định của Trại. Hàng ngày, tiến hành dọn vệ sinh các ô chuồng, quét lối đi lại trong chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng và quét vôi nước hành lang trong chuồng, đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

Cùng với việc quét dọn, lau chùi, diệt khuẩn bằng vôi bột, chuồng trại còn được định kỳ tiêu độc bằng thuốc sát trùng omnicide pha với tỷ lệ 1/200; tắm sát trùng cho lợn với tỉ lệ pha 1/3200. Kết quả thực hiện vệ sinh chăn nuôi được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi

STT Công việc

1 Quét mạng nhện

2 Vệ sinh nhà thuốc

3 Vệ sinh kho thức ăn

4 Vệ sinh máng ăn

5 Phun thuốc sát trùng

6 Quét vôi đường dẫn thức

ăn, hành lang chuồng

7 Rắc vôi bột xung quanh

chuồng và cổng

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy, công tác vệ sinh chăn nuôi được thực hiện nghiêm theo đúng quy trình, khối lượng công việc thực hiện đều đạt từ 96,30% kế hoạch trở lên, đặc biệt công tác rắc vôi bột xung quanh chuồng và cổng đạt 162,96 % kế hoạch, công tác quét vôi đường dẫn, hành lang chuồng đạt 156,52 % kế hoạch.

Do làm tốt công tác vê sinh chăn nuôi, nên suốt quá trình nuôi dưỡng không xảy ra bệnh dịch, sức khỏe của lợn được đảm bảo tốt, góp phần nâng cao tỷ lệ nuôi sống vượt chỉ tiêu công ty giao (96,69 % so với 93,00

4.3.2. Kết quả thực hiện công tác phòng bệnh bằng vắc xin

Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, công tác phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được trại quan tâm thực hiện một cách tích cực, chủ động, đúng lịch trình. Một trong các biện pháp phòng bệnh chủ động, đạt hiệu quả cao là phòng bệnh bằng vắc xin. Trong quá trình thực tập

tại trại, em đã cùng với cán bộ kỹ thuật thực hiện đầy đủ việc phòng bệnh bằng vắc xin trên đàn lợn thịt. Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin được trình bày tại bảng 4.6

Bảng 4.6. Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại

Loại Vắc xin

Dịch tả

Lở mồm long móng

Kết quả bảng 4.6 cho thấy, trong thời gian thực tập tại trại, em đã tham gia tiêm hai loại vắc xin phòng bệnh dịch tả và lở mồm long móng. Cụ thể là đã tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn cho 330 lợn và tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng cho 327 lợn thịt; 100% lợn được tiêm phòng 2 loại vắc xin trên đều an toàn.

4.3.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh gặp trên đàn lợn

Trong thời gian thực tập, em đã cùng với cán bộ kỹ thuật của trại theo dõi, phát hiện và chẩn đoán lợn mắc bệnh. Qua quá trình chẩn đoán, em đã xác định lợn ở trại chỉ mắc 03 loại bệnh, đó là bệnh viêm phổi, tiêu chảy và viêm khớp. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng loại bệnh.

Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh trên đàn lợn thịt được trình bày tại bảng 4.7 và 4.8.

Bảng 4.7. Tỷ lệ mắc bệnh trên đàn lợn thịt Loại STT bệnh Viêm 1 phổi Tiêu 2 chảy 3 Viêm khớp

Số liệu bảng 4.7 cho thấy, trong tổng số 330 lợn theo dõi có 35 lợn mắc bệnh viêm phổi, chiếm 10,6%; 30 lợn mắc bệnh tiêu chảy, chiếm 9,1% và 15 lợn mắc bệnh viêm khớp, chiếm 4,5%. Như vậy, lợn ở trại có tỷ lệ mắc các loại bệnh viêm phổi, tiêu chảy và viêm khớp khá thấp so với tình hình chung. Điều đó cho thấy, công tác vệ sinh, phòng bệnh của trại thực hiện khá tốt.

Bảng 4.8. Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn thịt Loại bệnh

Viêm phổi

Tiêu chảy

Viêm khớp

Số liệu bảng 4.8 cho thấy, sử dụng các phác đồ của trại để điều trị các bệnh viêm phổi, tiêu chảy và viêm khớp cho lợn thịt có hiệu quả điều trị cao (tới 88,57% lợn được điều trị khỏi bệnh). Cụ thể là, có 31/35 lợn bị viêm phổi được khỏi bệnh, 26/30 lợn bị tiêu chảy được điều trị khỏi bệnh, chiếm tỷ lệ 86,67% và 13/15 lợn viêm khớp được điều trị khỏi bệnh, chiếm tỷ lệ 86,67%. Điều đó cho thấy, phác đồ điều trị bệnh cho lợn thịt của trại là hợp lý, công tác vệ sinh, hộ lý tốt đã góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh cho lợn.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trại chăn nuôi Phạm Văn Linh – huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc, em rút ra một số kết luận sau:

Trại có quy mô đàn lợn ổn định và phù hợp với cơ sở vật chất, hệ thống chuồng nuôi khép kín, hiện đại, hệ thống các công trình phục vụ và trang thiết bị khá đồng bộ, hiện đại, đáp ứng mô hình chăn nuôi công nghiệp.

Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của trại tư nhân. Tỷ lệ nuôi sống đến xuất chuồng đạt 96,69%, vượt chỉ tiêu của Công ty giao 3,69%

Công tác vệ sinh chăn nuôi và phòng bệnh được thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy trình, đảm bảo kỹ thuật: 100% lợn được tiêm phòng bệnh dịch tả, lở mồm long móng; kết quả tiêm phòng bệnh đảm bảo an toàn 100,00%; không để xảy ra dịch bệnh trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Tỷ lệ lợn mắc các loại thấp, chỉ có 10,60% lợn mắc bệnh viêm phổi; 9,2% lợn mắc bệnh tiêu chảy và 4,6% lợn mắc bệnh viêm khớp.

Sử dụng phác đồ điều trị của trại cho kết quả điều trị khỏi bệnh rất cao: 82,85% lợn khỏi bệnh viêm phổi; 86,67% lợn khỏi bệnh tiêu chảy và 86.67% lợn khỏi bệnh viêm khớp.

5.2. Đề nghị

Qua thời gian thực tập tại trại chăn nuôi Phạm Văn Linh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, em có một số đề nghị như sau:

Về công tác vệ sinh thú y: Xây dựng riêng ô cách ly lợn ốm để giảm sự tiếp xúc và khuếch tán mầm bệnh cho đàn lợn khỏe.

Về công tác phòng bệnh: tiến hành chủng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn đúng quy trình.

Tiếp tục cho sinh viên khóa sau về các trại thực tập để nâng cao tay nghề, có kiến thức tốt hơn về chăn nuôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Vi khuẩn

Actinobacillus pleuropneumoniae trong bệnh viêm màng phổi lợn”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVI số 2, Hội Thú y Việt Nam.

2.Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Vai trò của vi khuẩn E.coli

trong hội chứng tiêu chảy của lợn con dưới hai tháng tuổi ở Sơn La và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 23(3), tr.65 3.Đoàn Thị Kim Dung (2004), “Sư ̣biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều tri”, ̣Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội.

4.Nguyễn Chí Dũng (2013), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn

E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị”, Luận án Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

5.Nghiêm Thị Anh Đào (2008), “Xác định vai trò của vi khuẩn E.coli

gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội”,

Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.

6.Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suisPasteurella multocida ở lợn mắc viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 19(7), tr.71 - 76.

7.Trần Đức Hạnh (2013), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của

Escherichia coli, SalmonellaClostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn tại 3 tỉnhphía Bắc và biện pháp phòng trị”, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.

8.Nguyễn Bá Hiên (2001), “Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp.

9.Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, (2002), Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc. Nxb Nông nghiệp

10. Đặng Văn Kỳ (2007), “Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) và kinh nghiệm phòng chống”, Tài liệu hội thảo hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, tr. 76 - 80. 11. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Văn Quang, Phạm Diệu

Thùy (2016), Ký sinh trùng học thú y, Nxb Nông nghiệp.

12. Phạm Sỹ Lăng (2007), “Bệnh Liên cầu khuẩn ở lợn và biện pháp phòng trị”, Tài liệu hội thảo hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, tr . 148-156.

13. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang, Bạch Quốc Thắng (2006),

17 bệnh mới của lợn, Nxb Lao Động - Xã Hội, tr.5, 64.

14. Trần Đình Miền, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kính Trực (1977),

Chọn và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Phùng Quốc Chướng, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1997), “ Hê ̣vi khuẩn gây bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, Tập IV (số1), tr.15 - 22.

16. Khương Bích Ngọc (1996), “Bệnh cầu khuẩn ở một số cơ sở chăn nuôi tập chung và một số biện pháp phòng trị”, Luận án phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp.

17. Trịnh Phú Ngọc (2001), “Xác định một số đặc tính sinh vật và các yếu tố độc lực của vi khuẩn Streptococcus gây bệnh ở lợn tại một số tỉnh phía Bắc”, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.

18. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, ̣tr.11 - 58.

19. Trịnh Hồng Sơn (2014), ” khả năng sản xuất và giá trị giống của dòng lợn đực VCN03” , Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện chăn nuôi.

20. Nguyễn Văn Tâm, Cù Hữu Phú (2006), “Phân lập vi khuẩn

Salmonella gây hội chứng tiêu chảy cho lợn con tiêu chảy ở lợn nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XIV, (số 2/2006).

21. Trần Văn Thăng, Trần Thị Hoan, Bùi Thị Thắm, Lê Minh Toàn, Nguyễn Đức Trường, Nguyễn Thị Bích Đào (2020) Giaó trình chăn nuôi Nxb Bach Khoa Hà Nội.

22. Bạch Quốc Thắng (2011), “Nghiên cứu sử dụng vi khuẩn nhóm

Lactobacillus trong phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ”, Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Thú y Quốc Gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng Hốt (2005), Con lợn ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp.

24. Vũ Đình Tôn, Trần Thị Thuận (2005), Giáo trình chăn nuôi lợn, Dùng trong các trường THCN, Nxb Hà Nội, tr.18 - 19 - 151 - 154. 25. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Tiếp (2013), “Vai trò của

Escherichia coliSalmonella spp. trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa nghiên cứu trên mô hình trại nuôi công nghiệp”,

Tạp chí khoa học và Phát triển, tập 11, số 3, tr. 318 - 327.

26. Nguyễn Văn Tuyên, Dương Văn Quảng (2016), “Vai trò của

27. Bùi Tiến Văn (2015), “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn 1 - 45 ngày tuổi tại huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, biện pháp phòng trị”, Luận văn thạc sỹ thú y, Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

II. Tài liệu tiếng Anh

28. Christensen R. V., Aalbaek B., Jensen H. E. (2007), “Pathology of udder lesions in sows”, J. Vet. Med. A Physiol. Patho.l Clin. Med. 2007 Nov., 54(9), tr. 491.

29. Katri Levonen (2000), The detection of respiratory diseseases in swine herds by means by means of antibody assay on colotrum from sow,

Department of Food and Environment Hygiene, Faculty of Veterinary Medicine, University of Helsinki.

30. .Kishima M, Uchida I, Namimatsu, Tanaka K (2008), Nationwide Surveillance of Salmonella in the Faceces of Pig in Japan, Zoonoses Public Health. 2008 Apr; 55(3), p.139 - 44

Hình 1: Toàn cảnh trại lợn

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trang trại chăn nuôi phạm văn linh, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w