1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình tội phạm học

161 509 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 571,69 KB

Nội dung

MỤC LỤCCHƯƠNG 1...7TỐNG QUAN VÊ TỘI PHẠM HỌC71.KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC72.KHÁI NIỆM NHÀ TỘI PHẠM HỌC93.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứú CỦÁ TỘI PHẠM HỌC114.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu CỦẨ TỘI PHẠM HỌC124.1.Yêu cầu đối vói việc nghiên cứu tội phạm học124.2.Một số phương pháp nghiên cứu đưọc sử dụng trong nghiên cứu tội phạm học’12CHƯƠNG 2...22PHẦN THỨ NHẤT CỦA CHƯƠNG 2 CÁC THUYẾT VÈ BẢNCHẤT CON NGƯỜI231.TRƯỜNG PHÁI TỘI PHẠM HỌC CỔ ĐIỂN241.1Hoàn cảnh ra đòi của tội phạm học cố điển241.2.Nội dung của trường phái tội phạm học cố điến252.CÁC THUYET SINH HỌC’’272.1.Trường phái tội phạm học thực chứng thòi kì đầu272.2.Các thuyết về thể chất con ngưòi343.CÁC THUYÉT TÂM LÍ403.1.Thuyết phân tâm học413.2.Thuyết bắt chước....43PHẦN THỨ HAI CỦA CHƯƠNG 2451.CÁC THỤYỆT CÁU TRÚC XÃ HỘI451.1.Thuyết rối loạn tố chức xã hội451.2.Thuyết xung đột văn hoá (còn gọi là thuyết lệch lạc văn hoá)482.CÁC THUYÉT VỀ QUÁ TRÌNH XA HỘI512.1.Thuyết học lại từ xã hội512.2.Thuyết kiếm soát xã hội53CHƯƠNG 356TÌNH HÌNH TỘI PHẠM561.KHÁĨ NIỆM TÌNH HÌNH TỘI PHẠM562.CÁC NỘI DUNG CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM572.1.Thực trạng của tình hình tội phạm572.2.Diễn biến (động thái) của tình hình tội phạm63Năm 2000 64Số vụ64Tăng642.3.Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm65CHƯƠNG 4691.KHÁĨ NIỆM NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM702.NGUYÊN NHÂN TỪ MÔI TRƯỜNG SONG (những nhân tố không thuận lợi từ môitrường sống tác động đến sự hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân)712.1.Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sống và giao tiếp thường xuyên722.2.Môi trường xã hội vĩ mô733.NGUYÊN NHAN TỦ PHÍA NGƯỜI PHẠM TỘI744. TÌNH HUÓNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÌNH HUÓNG TRONG coCHÉ CỦA HÀNHVI PHẠM Tộĩ753.1.Khải niệm tình huống753.2.Phân loại tình huống753.3.Vai trò của tình huống trong cơ chế của hành vi phạm tội761. KHÁI NIỆM, ĐẠC ĐIEM, PHAN LOẠI NẠN NHAN CUA TỌIPHẠM771.1.Khải niệm nạn nhân của tội phạm771.2.Đặc điêm của nạn nhân của tội phạm791ÍhSSÍSS.wĩh4m™a,ĩìShHìívỉ9QUYÈN CỦA NẠN NHÂN CỦÂ TỘI PHẠM.803.VAI TRÒ CỦẲ NAN NHÂN CỦẲ TỘI PHẠM TRONG cơ CHÉ HÀNH VIPHẠM TỘI CỤ THỂ824.VAI TRÒ CỦA NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM ĐÓI VỚI THựC TRẠNG TỘIPHẠM ẮN.’835.MÓI QUAN HỆ GIỮA NẠN NHÂN VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI856.KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH NGHIÊN cứu VÈ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM .. 86CHƯƠNG 61’911.KHÁI NIỆM CHUNG VÈ DỤ BÁO TỘI PHẠM912. CÁC CĂN CÚ DỤ BÁO Tội PHẠM923.CÁC LOẠI Dự BÁO TỘI PHẠM.933.1.Theo thòi gian dự báo933.2.Theo đối tưọng dự báo934.CÁC PHƯƠNG PHÁP Dự BÁO TỘI PHẠM944.1.Phưcmg pháp ngoại suy (Extrapolation)944.2.Phưoìig pháp mô hình hoá (Modelling)954.3.Phưong pháp chuyên gia (Expert Judgement)96CHƯƠNG 7971.KHÁĨ NIỆM CHƯNG VỀ PHÒNG NGỪA Tộĩ PHẠM982.CÁC NGUYÊN TẮC CỦA PHÒNG NGỪA TỌI PHẠM992.1.Nguyên tắc pháp chế992.2.Nguyên tắc dân chủ992.3.Nguyên tắc nhân đạo1002.4.Nguyên tắc khoa học1002.5.Nguyên tắc phối họp chặt chẽ giữa các chủ thể phòng ngừa1003.CHỦ THỂ CỦA PHÒNG NGỪA TỌI PHẠM1003.1.Các cơ quan tư pháp hình sự với tư cách là chủ thể của phòng ngừa tội phạm. 1013.2.Cơ quan lập pháp với tư cách là chủ thế của phòng ngừa tội phạm1023.3.Các cơ quan quản lí nhà nước, các tố chức, công dân với tư cách là chủ thế củaphòng ngừa tội phạm1024.CÁC BIẸN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM1024.1.Phòng ngừa tội phạm ở cấp độ vĩ mô1024.2.Phòng ngừa tội phạm theo phạm vỉ lãnh thô1034.3.Phòng ngừa tội phạm theo cấp độ chuyên ngành103

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên TS Dưong Tuyết Miên

GIÁO TRÌNH TỘI PHẠM HỌCTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên TS Dương Tuyết Miên

GIÁO TRÌNH TỘI PHẠM HỌC (Giáo trình đào tạo từ xa)

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 ! 7

TỐNG QUAN VÊ TỘI PHẠM HỌC 7

1 KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC 7

2 KHÁI NIỆM NHÀ TỘI PHẠM HỌC 9

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứú CỦÁ TỘI PHẠM HỌC 11

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu CỦẨ TỘI PHẠM HỌC 12

1 TRƯỜNG PHÁI TỘI PHẠM HỌC CỔ ĐIỂN 24

1.1Hoàn cảnh ra đòi của tội phạm học cố điển 24

2 CÁC THUYET SINH HỌC ’ ’

27

3 CÁC THUYÉT TÂM LÍ 40

3.1 Thuyết phân tâm học 41

3.2 Thuyết bắt chước * 43

PHẦN THỨ HAI CỦA CHƯƠNG 2 45

1 CÁC THỤYỆT CÁU TRÚC XÃ HỘI 45

1.1 Thuyết rối loạn tố chức xã hội 45

Trang 3

2 CÁC THUYÉT VỀ QUÁ TRÌNH XA HỘI ! 51

2.1 Thuyết học lại từ xã hội 51

2.2 Thuyết kiếm soát xã hội 53

trường sống tác động đến sự hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân) 71

2.1.Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sống và giao tiếp thường xuyên 72 2.2 Môi trường xã hội vĩ mô 73

3 NGUYÊN NHAN TỦ PHÍA NGƯỜI PHẠM TỘI 74

4 TÌNH HUÓNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÌNH HUÓNG TRONG co CHÉ CỦAHÀNH

VI PHẠM Tộĩ 75

3.1 Khải niệm tình huống 75

3.2 Phân loại tình huống 75

Trang 4

3.3 Vai trò của tình huống trong cơ chế của hành vi phạm tội 76

1 KHÁI NIỆM, ĐẠC ĐIEM, PHAN LOẠI NẠN NHAN CUA TỌI PHẠM77

1.1 Khải niệm nạn nhân của tội phạm 77

1.2 Đặc điêm của nạn nhân của tội phạm 79

QUYÈN CỦA NẠN NHÂN CỦÂ TỘI PHẠM * * 80

3. VAI TRÒ CỦẲ NAN NHÂN CỦẲ TỘI PHẠM TRONG cơ CHÉ HÀNH VIPHẠM TỘI CỤ THỂ 82

4. VAI TRÒ CỦA NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM ĐÓI VỚI THựC TRẠNG TỘIPHẠM ẮN * ! * ’ ! 83

PHẠM 86

CHƯƠNG 6 1 ’ 91

1 KHÁI NIỆM CHUNG VÈ DỤ BÁO TỘI PHẠM 91

2 CÁC CĂN CÚ DỤ BÁO Tội PHẠM* 92

3 CÁC LOẠI Dự BÁO TỘI PHẠM 93

3.1 Theo thòi gian dự báo 93

3.2 Theo đối tưọng dự báo 93

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP Dự BÁO TỘI PHẠM 94

CHƯƠNG 7 971 KHÁĨ NIỆM CHƯNG VỀ PHÒNG NGỪA Tộĩ PHẠM 98

2 CÁC NGUYÊN TẮC CỦA PHÒNG NGỪA TỌI PHẠM 99

2.1 Nguyên tắc pháp chế 99

Trang 5

2.2 Nguyên tắc dân chủ 99

2.3 Nguyên tắc nhân đạo 100

2.4 Nguyên tắc khoa học 100

2.5.Nguyên tắc phối họp chặt chẽ giữa các chủ thể phòng ngừa 100

3 CHỦ THỂ CỦA PHÒNG NGỪA TỌIPHẠM 100

3.1 Các cơ quan tư pháp hình sự với tư cách là chủ thể của phòng ngừa tội phạm 101

3.2.Cơ quan lập pháp với tư cách là chủ thế của phòng ngừa tội phạm 102 3.3 Các cơ quan quản lí nhà nước, các tố chức, công dân với tư cách là chủ thế của

phòng ngừa tội phạm 102

4 CÁC BIẸN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM 102

4.1 Phòng ngừa tội phạm ở cấp độ vĩ mô 102

4.2 Phòng ngừa tội phạm theo phạm vỉ lãnh thô 103

4.3 Phòng ngừa tội phạm theo cấp độ chuyên ngành 103

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÈ TỘI PHẠM HỌC

1 KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC

Với tính chất là một khoa học, tội phạm học ra đời khá muộn so với một số ngành khoa học xã hội khác như chính trị học, triết học, kinh tế học, xã hội học, luật Tuy

có hạn chế là ra đời khá muộn, nhưng tội phạm học lại có một may mắn là được kế thừa thành tựu của những ngành khoa học khác đã ra đời trước đó, do vậy, tội phạmhọc đã phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng Các nhà tội phạm học ngày nay thường ví tội phạm học như một cái mặt bàn được tạo dựng vững chắc bởi rất nhiềuchân bàn như: triết học, nhân loại học, luật, sinh vật học, xã hội học, chính trị học, yhọc, tâm lí học, kinh tế học, đạo đức học, phong tục học, tâm thần học 1 Với cách

1Xem http:/en.wikipedia.org/wiki/Criminology, ngày 2/5/2007.

Xem GS.TS Frank Schmalleger, Criminoỉogv Today, The University of North Carolina at Pembroke, Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 14.

1Xem Edwind H Sutherland, Criminoỉogy, (Philadelphia: J.B Lppincott, 1924, trang 11); Xem Principles of Criminology, tr 1.

Trang 6

nói đầy hình ảnh như vậy đã giúp cho chúng ta hiêu được mối quan hệ mật thiết giữa tội phạm học và các ngành khoa học khác cũng như đặc tính kế thừa của tội phạm học với các ngành khoa học đó

Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “tội phạm học” là giáo sư luật người Italia tên là

Raffaele Garofalo vào năm 1885 (tiếng Itaỉia là Criminologia) Tiếp đó, nhà nhân

loại học người Pháp tên là Paul Tobinard lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “tội phạm

học” trong tiếng Pháp (Tiếng Pháp là Criminologie) vào khoảng thời gian này1 (Có

ý kiến cho rằng Paul Tobinard đưa ra thuật ngữ này lần đầu tiên vào năm 1889)2

Còn trong tiếng Anh, thuật ngữ “tội phạm học” nghĩa là “CriminoỉogỵNhư mọi

người biết, “ology” nghĩa là ngành nghiên cứu, còn từ Crimin nguồn gốc từ

“Crimen” tiếng La Tinh nghĩa là tội phạm Như vậy, có thể hiểu tội phạm học theo nghĩa đen là ngành khoa học “nghiên cứu về tội phạm” (the study of crime)

Trên thế giới, các nhà tội phạm học đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về tội phạm học Vào thế kỉ 20, có 3 trường phái khác nhau trong việc xác định khái niệmtội phạm học, mồi trường phái đèu có sự khác biệt bởi điểm nhấn của nó

Trường phái thứ nhất coi tội phạm học như là một ngành kiến thức, một lĩnh vực nghiên cửu (disciplinary) chú trọng đến vấn đề xã hội của tội phạm - tiêu biêu cho

quan điêm này là Edwind H Sutherland, Donald R.Cressey, David F Luckenbill

Trong cuốn giáo trình Tội phạm học xuất bản lần đầu tiên vào năm 1924, Edwind

H Sutherland cho rằng: “Tội phạm học là lĩnh vực kiến thức tập trung vào vấn đề

xã hội của tội phạmCuốn sách này đã đặt nền móng cho sự phát trien tội phạm học

của Mỹ trong suốt thế kỉ 20 Được tái bản lần thứ hai vào năm 1934, cuốn sách nói

trên được đối tên là Các nguyên tắc của tội phạm học và nó trở thành cuốn sách nôi

tiếng nhất trong lĩnh vục tội phạm học Trong cuốn sách này, Edwind H Sutherlandcho rằng tội phạm học bao gồm 3 lĩnh vực cơ bản: xã hội học pháp luật, phân tích một cách khoa học các nguyên nhân của tội phạm, kiểm soát tội phạm.1 Sau khi Edwind H

Sutherland mất (1950), các công trình về tội phạm học của ông tiếp tục được các học

Trang 7

giả nghiên cứu trong nhiều năm mà tiêu biêu là Donald R.Cressey và David F Luckenbill Vào năm 1974, khái niệm cổ điển của Edwind H Sutherland về tội phạm học đã được Donald R.Cressey chỉnh sửa như sau: ‘Tộ/ phạm học là lĩnh vực kiến thức chủ yếu nghiên cứu về hành vi phạm tội và tội phạm như một hiện tượng xã hội Tội phạm học cũng nghiên cứu quá trình làm luật, vỉ phạm pháp luật, và phán ứng đối với việc vi phạm pháp luật ” 1

Trường phái thứ hai nhấn mạnh tới vai trò của tội phạm học trong việc tìm ra

nguyên nhân của tội phạm (causative) - tiêu biêu cho quan điêm này là Gennaro F.Vito,

Ronald M Holmes, Clarence Ray Jeferry Theo Gennaro F.Vito, Ronald M

Holmes “Tội phạm học nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm”; còn theo

Clarence Ray Jeferry, tội phạm học nghiên cứu 3 lĩnh vực: phát hiện tội phạm, xử lítội phạm và giải thích về tội phạm cũng như hành vi phạm tội

Trường phái thứ ba coi tội phạm học như là một khoa học nghiên cứu về tội phạm

với những đặc tính riêng biệt - Tiêu biêu cho quan điêm này là Clemens Bartollas, Simon Diniz, Gregg Barak Clemens Bartollas và Simon Diniz cho rằng: “Tội phạm học là khoa học nghiên cứu về tội phạm” Còn theo Gregg Barak: “ Tội phạmhọc là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành với những kiến thức đa dạng về nguyên nhâncủa tội phạm, hành vi của người phạm tội, thực tiễn phòng ngừa tội phạm và các chính sách phòng ngừa tội phạm.2

Thời gian gần đây, trên diễn đàn khoa học cũng có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm “Tội phạm học” Cụ thê như sau:

“Tội phạm học nghiên cún về tội phạm như một hiện tượng xã hội bao gồm nguyênnhân và hậu quả của tội phạm, hành vi phạm tội, cũng như sự phát triển, ảnh hưởngcủa pháp luật đối với tội phạm Việc áp dụng các phương pháp khoa học trong nghiên cứu tội phạm học đế kiếm chứng các giả thuyết và việc phát trien các thuyết

sẽ giúp cho giải thích các nguyên nhân và phương diện khác của tội phạm”1

Trang 8

“Tội phạm học nghiên cứu tội phạm như là một hiện tượng cá nhân và xã hội Các lĩnh vực nghiên cứu của tội phạm học bao gồm sự ảnh hưởng và các hình thức của tội phạm, nguyên nhân và hậu quả của tội phạm, quy định của pháp luật, quy tắc của xã hội và phản ứng của Chính phủ và xã hội đổi với tội phạm Tội phạm học là lĩnh vực liên quan đến nhiều kiến thức trong các ngành khoa học về hành vi của con người, đặc biệt liên quan đến các công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học,tâm lí học”2

“Tội phạm học là khoa học nghiên cứu về tỉ lệ tội phạm, nguyên nhân dẫn tới cá nhân hay nhóm người phạm tội, phản ứng của cộng đồng, xã hội đối với tội

phạm.”1 “ Tội phạm học nghiên cứu những con đường khác nhau của các hệ tư

tưởng mô tả về tội phạm, dự báo tội phạm, giải thích và kiểm soát tội phạm”.2

Có thê nói, các quan điêm trên đều có hạt nhân hợp lí và đã chỉ ra được các đối tượngnghiên cứu của tội phạm học cũng như có đóng góp vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của tội phạm học

Việc xây dựng khái niệm tội phạm học trước hết phải chỉ ra được nó là ngành khoa học xã hội đa ngành Bởi vì tội phạm học có sử dụng các thành tựu của các ngành khoa học xã hội khác nhất là xã hội học, tâm lí học và sinh vật học do vậy có thế nói,

nó là ngành khoa học xã hội đa ngành (liên ngành) nghiên cứu về hiện tượng tội phạm Tội phạm học nghiên cứu tội phạm không chỉ với tính chất như là một hiện tượng cá nhân đơn lẻ mà còn nghiên cứu nó như là hiện tượng xã hội có quan hệ với cộng đồng xã hội cũng như Chính phủ để hướng tới mục tiêu vô cùng quan trọng là xây dựng được hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm có hiệu quả, từ đó có thểkiểm soát cũng như đấy lùi được tội phạm Mặt khác, khái niệm tội phạm học phải bao quát được những đối tượng nghiên cứu cơ bản của tội phạm học Từ sự phân tích

ở trên, có thể hiêu như sau: Tội phạm học là ngành khoa học xã hội đa ngành nghiên cứu vê tội phạm với tỉnh chất là hiện tượng cá nhân và xã hội bao gồm tình hình tội phạm, nguyên nhân của tội phạm, dự báo tội phạm, phòng ngừa tội phạm, quy định

1Xem http://wikipedia.org/wiki/Criminology ngày 2/5/2007

2Xcm T.s Tom 0’Connor, Justicc Studics Department North Carolina Wcslcyan Collcgc Rocky Mount, NC 27804, Xem trang Web The Criminology Mega

-Site ngaỳ 14/5/2007.

Trang 9

của pháp luật, quy tắc của xã hội, phản ứng của Chính phủ và xã hội đoi với tội phạm đê kiêm soát cũng như đây lùi tội phạm.

2.KHÁI NIỆM NHÀ TỘI PHẠM HỌC

ơ Việt Nam hiện chưa có một công trình nghiên cún nào về tội phạm học đề cậpđến khái niệm cũng như phạm vi những cá nhân được coi là nhà tội phạm học

(Criminologist) Tuy nhiên, tác giả nhận thấy có khá nhiều tài liệu của tội phạm học

nước ngoài có đề cập tương đối cụ thể về vấn đề này Cụ thể như sau:

“Nhà tội phạm học là người nghiên cứu về tội phạm, người phạm tội và hành vi

phạm tội.”1

“Nhà tội phạm học là người nghiên cứu về: tính phức tạp của tội phạm, nguyên

nhân của tội phạm, phương thức giải quyết vấn đề tội phạm có hiệu quả, phân tích sốliệu thống kê về tội phạm, điều tra về tội phạm, nghiên cứu quan niệm của xã hội đốivới tội phạm”.2

“Thuật ngừ nhà tội phạm học được sử dụng để chỉ những người có bằng cấp liên

quan đến việc nghiên cứu tội phạm, hành vi phạm tội và xu hướng của tội phạm.”3

Nhà tội phạm học thường được dùng đê chỉ những học giả, nhà khoa học, nhà

chuyên môn nghiên cứu những vấn đề: nguyên nhân của tội phạm, phòng ngừa, kiêmsoát tội phạm, xử lí tội phạm và hành vi phạm tội, các giải pháp đối với tội phạm, sựthi hành pháp luật, hệ thống tư pháp, hệ thống những cơ quan cải tạo người phạm tội,nạn nhân của tội phạm.”4

Trong các quan điểm nói trên, quan điêm thứ ba là họp lí hon cả và được đông đảocác nhà tội phạm học trên thế giới thừa nhận

Cần phân biệt thuật ngữ nhà tội phạm học (Criminologist) với nhà hình sự học (Criminalỉst) Thuật ngữ nhà hình sự học được sử dụng đê chỉ những người làm

những công việc liên quan đến thu thập và kiêm tra chứng cứ về tội phạm và một sốngười khác làm việc trong lĩnh vực tư pháp hình sự Những người này có kĩ năng đặc

1Xcm TS Adam J.Mckcc, Bài giảng “What is criminologv” trôn trang Wcb AEJS.Com, International Encyclopedia of ĩustice Studies ngày 14/5/2007.

2

Xem http://www.utexas.edu/student/cec/careers/criminologist.html ngày 5/5/2007.

3 Xem GS.TS Frank Schmalleger, Criminologv Today, The University of North Carolina at Pembroke, Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 12.

4

http:// en.wikipedia.org/wiki/criminologist ngày 5/5/2007.

Trang 10

biệt trong việc tìm ra tội phạm như: nhân viên điều tra, nhân viên kĩ thuật của phòngthí nghiệm, chuyên gia vân tay, chuyên gia chụp ảnh hiện trường, chuyên gia khoahọc đường đạn, quan chức cảnh sát, công tố viên, thẩm phán, luật sư công và một sốngười khác làm việc trong hệ thống tư pháp hình sự mà có kĩ năng nghề nghiệp nhấtđịnh

Có thê nói, từ năm 1920 cho ãên nay, tội phạm học đã và đang phát triến theo hướng thiên về xã hội học, bên cạnh đó, tội phạm học cũng có mối quan hệ chặt chẽ với sinh vật học và tâm lì học} Vì vậy, một số lượng lớn các nhà tội phạm học trên thế

giới hiện nay có nguồn gổc từ nhà xã hội học, nhà tâm lí học, nhà sinh vật học vànhững người này rất thành công trong việc nghiên cứu về tội phạm học

Nhà tội phạm học có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc duy trì trật tự xã hội,góp phần thúc đẩy sự phát triên của xã hội Ba vai trò được trình bày dưới đây đượccoi là những vai trò tiêu biêu nhất của nhà tội phạm học Các vai trò này không loạitrừ nhau và một nhà tội phạm học thậm chí có thê đảm đương được cả ba vai trò này

Cụ thê như sau:

Nhà nghiên củĩỉ khoa học.Nhà tội phạm học trước hết là một chuyên gia nghiên

cứu về tội phạm ở trường đại học, viện nghiên cứu hay một hiệp hội nào đó Trongvai trò này, nhà tội phạm học nghiên cứu các vấn đề khác nhau có liên quan đến tộiphạm

Tư van cho các cơ quan có thâm quyền Nhà tội phạm học có thê là nhà tư vấn các

vấn đề về phòng ngừa tội phạm Trong vai trò tư vấn, nhà tội phạm học phân tích tìnhhình tội phạm, nguyên nhân, hậu quả của tội phạm, phản ứng của Chính phủ và cộngđồng xã hội đổi với hiện tượng tội phạm, dự báo về tội phạm, tư vấn các giải phápphòng ngừa đế giúp Chính phủ có thê kiếm soát được tội phạm, từ đó góp phần ônđịnh trật tự, trị an xã hội Trên cơ sở đó, nhà hoạch định chính sách phòng ngừa có thểtham khảo sự tư vấn đó đế đề ra chính sách phòng ngừa cụ the Thực tế cho thấy,nhiều chính sách phòng ngừa tội phạm đã bị thất bại vì nó không được xây dựng dựa

Trang 11

trên cơ sở khoa học mà chỉ là những biện pháp được xây dựng theo những ý tưởngchủ quan, duy ý chí của nhà chính trị

Giảng viên Việc giảng dạy tội phạm học đe truyền bá kiến thức là một trong

những nhiệm vụ chủ yếu của nhà tội phạm học Nhà tội phạm học thực hiện mục tiêuđào tạo các chuyên gia thuộc lĩnh vực tội phạm học thuộc các bậc sau đại học, đạihọc, cao đang Ngoài ra, nhà tội phạm học còn phải quảng bá kiến thức tội phạm họctrong quần chúng nhân dân, trong giới khoa học đe nâng cao ý thức chấp hành phápluật cho nhân dân, ý thức giữ gìn bảo vệ tài sản của mình, hàng xóm cũng như cộngđồng,

Trang 12

hướng tới phòng ngừa, kiếm soát tội phạm trong xã hội có hiệu quả.

3 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN cứu CỦA TỘI PHẠM HỌC

Với tư cách là một ngành khoa học, tội phạm học có đối tượng nghiên cứu củariêng mình Việc làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu của tội phạm học có ý nghĩa vôcùng quan trọng vì đối tượng nghiên cứu không những chỉ ra những nội dung nghiêncứu cơ bản mà còn chỉ ra khuynh hướng nghiên cứu, phát triên của khoa học đó Cáctài liệu tội phạm học ngày nay đề cập đến đối tượng nghiên cứu của tội phạm học nhưsau :

+ Quá trình phát triến, nội dung của các thuyết về tội phạm, sự đóng góp của từngthuyết đối với sự phát triển của tội phạm học;

+ Đánh giá tác động của pháp luật đối với phòng ngừa tội phạm;

+ Tội phạm học so sánh (được nghiên cứu dưới góc độ xã hội của tội phạm thông qua việc tìm hiểu văn hoá, phân tích sự giống nhau và khác nhau ở các mẫu tội

phạm); + Phản ứng của Chính phủ và xã hội đối với tội phạm;

+ Hình phạt học;

Các tội phạm thuộc lĩnh vục chuyên biệt như:

+ Tội phạm xâm phạm con người;

+ Tội phạm xâm phạm tài sản;

Trang 13

+ Giới và tội phạm;

+ Tội phạm đường phố;

+ Tội phạm và vấn đề đô thị hoá

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu CỦA TỘI PHẠM HỌC

4.1 Yêu cầu đối với việc nghiên cứu tội phạm học

Cũng như các khoa học xã hội khác, độ chính xác của kết quả nghiên cứu trong tộiphạm học chỉ mang tính chất tương đối, không thê có tính chính xác cao như trongkhoa học tự nhiên Điều đó có hai lí do cơ bản:

Thứ nhất, các phương pháp mà tội phạm học sử dụng mượn từ khoa học tự nhiên

như toán, lí thuyết hệ thống, tin học chỉ được áp dụng trong thời gian gần đây vàoviệc nghiên cứu vấn đề tội phạm như một hiện tượng có tính chất cá nhân và xã hội

Thứ hai, trong quá trình nghiên cứu, tội phạm học hướng tới tất cả các vấn đề có

liên quan đến các nhân tố chủ quan của con người như các nhân tố chủ quan củangười phạm tội, nạn nhân mà các nhân tố này không hề có mặt trong khoa học tựnhiên

Tuy nhiên, tội phạm học ngày càng thể hiện rõ tính khoa học của mình thông quacác phương pháp nghiên cứu của nó Để thu thập số liệu, phân tích tài liệu, xử líthông tin, biểu diễn tổng quát và mô tả, tội phạm học đã sử dụng nhiều phương pháp,

kĩ thuật nghiên cứu khoa học

Đê sử dụng tốt các phương pháp nghiên cứu, trước hết cần phải tôn trọng nhữngyêu cầu tiên quyết sau đây:

+ Bằng chứng xác thực Nghiên cứu tội phạm học bằng phương pháp điều tra,

khảo sát đòi hỏi nhất thiết phải có bằng chứng là những số liệu, mẫu tội phạm xácthực Việc có thể thẩm tra lại được bằng bằng chứng là có ý nghĩa hết sức quan trọngtrong công tác điều tra, khảo sát khoa học

+ Không chấp nhận cải tuyệt đoi Tội phạm học không chấp nhận cái tuyệt đối.

Các nhà tội phạm học phải luôn luôn chuân bị tư thế thấm tra các bằng chứng Sự thậtcủa khoa học phải là cái còn lại của phép thử

Trang 14

+ Trung lập, khách quan Trong tội phạm học, nhà tội phạm học hoạt động với tư

cách cá nhân nhà khoa học và không nôn để các giá trị cá nhân như định kiến chínhtrị, cảm xúc cá nhân) chi phối làm ảnh hưởng đến các kết luận khoa học và chi phốihoạt động nghề nghiệp của mình Tất cả các hoạt động nghiên cứu phải được tiếnhành khách quan, chỉ vì mục đích khoa học Tuyệt đối không được thành kiến hoặc ápđặt trong nghiên cứu

+ Tư chất nghiệp vụ nghiên cứu Kĩ năng nghiên cứu là một tư chất bắt buộc đối

với nhà tội phạm học Không có kĩ năng nghiên cứu thì có thê dẫn đến kết quả nghiêncứu không chính xác, các giải pháp phòng ngừa tội phạm đưa ra có thê thiếu tính khảthi

4.2 Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu tội phạm

* Phương pháp thống kê (Statistic method)

Đây là phương pháp sử dụng rất phổ biến trong nghiên cứu tội phạm học và manglại kết quả nghiên cứu có tính chân thực cao

Thống kê tội phạm cung cấp các phương thức thống kê về mức độ hoặc tông số tộiphạm có tính chất phô biến trong xã hội

Người đầu tiên sử dụng thống kê tội phạm là nhà điều tra tội phạm người Pháp

-Andre’Michel Guerry (1802 - 1866) Ông đã tính toán tỉ lệ tội phạm tính trên đầu

người khắp các tỉnh của nước Pháp trong những năm 1800 Vào năm 1835, nhà thiênvăn học, xã hội học và toán học người Bỉ Adolphe Quetelet (1796 -1864) đã xuất bảncuốn sách “Phân tích về thống kê tội phạm ở một số nước Châu Âu” (gồm 3 nước Bỉ,Pháp và Hà Lan) Adolphe Quetelet đã đặt mục tiêu cho mình là đánh giá mức độ các

tỉ lệ tội phạm khác nhau thông qua vấn đề khí hậu, giới tính, tuổi Ông cũng là ngườiđưa ra ý kiến cho đến nay vần được coi là “vấn đề nóng” của thống kê tội phạm ngàynay Cụ thê là bằng phương pháp thong kê, ông đã rút ra kết luận: tội phạm thay đôitheo mùa, rất nhiều tội phạm bạo lực đã tăng lên trong những tháng hè nóng nực, cáctội phạm xâm phạm tài sản thường tăng vào thời gian lạnh hơn của năm Với kết quả

Trang 15

của quá trình nghiên cứu này, ông đã đưa ra thuật ngữ rất noi tiếng trong tội phạmhọc

- “luật nhiệt” (thermic law).

Thống kê tội phạm chính thức được xuất bản lần đầu tiên trong tờ Công báo

(Gazette) của Luân đôn vào năm 1828 và tờ Compte genemle cuả Pháp vào năm

1825 Thời gian đầu, thống kê tội phạm đã tính toán, so sánh giữa các điều kiện kinh

tế với các loại tội phạm khác nhau Tiếp đó, bằng việc nghiên cứu các dữ liệu thống

kê của Anh trong suốt các năm 1810 đến năm 1847, Joseph Fletcher, một học giảngười Anh đã đưa ra kết luận: việc phạm tội ở Anh thường tăng vào thời điếm giá lúa

mì tăng

Tương tự, Gerog Von Mayr, một học giả người Đức trong quá trình nghiên cứu từnăm 1836 đến năm 1861, bằng phương pháp thống kê tội phạm đã rút ra kết luận tỉ lệtội trộm cắp tăng khi giá lúa mạch đen ở Baravia tăng Những công việc mà các nhà

thống kê (statisticians) như Andre’Michel Guerry, Adolphe Que’teles tiến hành nêu ở

trên được gọi là trường phái thống kê của tội phạm học

Ngày nay, thống kê tội phạm được sử dụng rộng rãi trong tội phạm học Thong kêtội phạm được tiến hành và tường thuật không chỉ trong các cơ quan thống kê chínhthức của các nước mà còn được thống kê bởi các tô chức quốc tế như Interpol, UnitedNations Một số nước mà điên hình là Mỹ thường xuất bản hàng năm số liệu thống kê

về tội phạm do Cục thống kê tư pháp (BJS) và Cục điều tra liên bang (FBI) thu thập

Ví dụ, từ phương pháp thống kê “đồng hồ tội phạm” (Crime Clock), các nhà thong kê

đã xác định được ở Mỳ cứ 22 giây có một vụ phạm tội có sử dụng vũ lực (trong đó cứ

34 phút có một vụ giết người, 6 phút có một vụ hiếp dâm có sử dụng bạo lực, mộtphút có một vụ cướp tài sản); và cứ 3 giây có một vụ phạm tội xâm phạm tài sản(trong đó 95 giây có một vụ trộm cắp trong nhà, 5 giây có một vụ trộm cắp thôngthường, 27 giây có một vụ trộm cắp ô tô)1

1 Xem FBI, Crime in United State, 1999, DC Washington, us Government Printing Office

Trang 16

Việc thống kê tội phạm thường dựa theo số liệu về tội phạm rõ (Cleared Crimehoặc Solved Crime) Được coi là tội phạm rõ khi có đủ 3 điều kiện sau:

+ Có người chứng kiến hoặc phát hiện ra tội phạm;

+ Tội phạm đã được tường thuật (tố cáo) với cảnh sát;

+ Cơ quan cảnh sát hoặc cơ quan áp dụng luật khác khẳng định đó là hành vi phạmluật hình sự

Như vậy, vẫn có thê được coi là tội phạm rõ khi người phạm tội mới chỉ bị bắt giữ

và chưa bị đưa ra truy tố, xét xử

Thuật ngữ tội phạm rõ được Bảo cáo tội phạm chỉnh thức(ƯCR) của Mỹ giải thích

đó là trường hợp các cơ quan áp dụng luật đã chính thức buộc tội một người vì tội

phạm họ đã thực hiện1

Cần lưu ý là khi lấy nguồn dữ liệu để thống kê tội phạm, các nhà tội phạm học chủyếu lấy từ hai nguồn:

+ Nguồn của Cảnh sát;

+ Nguồn của các cơ quan khác

Việc thống kê tội phạm sẽ tập trung vào các đối tượng sau:

+ Vụ phạm tội;

+ Người phạm tội;

+ Nạn nhân của tội phạm

Trong thống kê tội phạm, việc tiến hành khảo sát, thăm dò dư luận rất quan trọng

và cần thường xuyên tiến hành, ơ nhiều nước trên thế thế giới, việc làm trên đượchiệp hội thống kê tội phạm thực hiện hàng năm Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu

mà đối tượng, nội dung được nghiên cứu cũng có thê khác nhau (trong đó việc phát

và thu thập phiếu tự tường thuật của nạn nhân là rất quan trọng đê đánh giá về tìnhhình tội phạm, nhất là đối với nạn nhân của một số loại tội như nhóm tội xâm phạmtình dục, nhóm tội xâm phạm tài sản)

1

Xem Criminologv Today của GS.TS Frank Schmalleger, The University of North Carolina at Pembroke, Prcnticc Hall Publishcr, năm 2002, tr 38 Có thế thấy quan điểm tương tự xcm GS.TS Suc Titus Rcid, trưởng khoa luật Trường đại học Florida, Criminal Justice, Macmillan Publishing Company.

Trang 17

Chỉ sổ tội phạm (Crime Index) Chỉ sổ tội phạm được xác định đe tính mức độ phô

biến của tội phạm trong dân số Đây là tỉ lệ số tội phạm (hoặc vụ phạm tội) tính trên100.000 dân (nên tính trên 100.000 người dân hoặc 10.000 dân, không nên là 1000 vì

diện người quá hẹp thì chỉ số tội phạm khó chính xác), cần lưu ý là chỉ số tội phạm

luôn được xác định gắn liền với một địa bàn nhất định và trong một khoảng thời gian

nhất định Khi đánh giá tình hình tội phạm không the bỏ qua chỉ sổ tội phạm, nhất là

khi đánh giá, so sánh tình hình tội phạm ở các địa bàn khác nhau

số tương đổi phàn ánh quan hệ giữa cái cá thê và tông thế.Con số này thường

được dùng đê mô tả cơ cấu của tình hình tội phạm Ví dụ trong tông số 1.200 vụphạm tội xảy ra trên địa bàn tỉnh A năm 2000 thì tội trộm cắp tài sản có 214 vụ Nhưvậy, nếu so sánh giữa vụ phạm tội trộm cắp tài sản với tông số các vụ phạm tội thì tộitrộm cắp tài sản chiếm tỉ lệ 17,83% (Tông số các vụ phạm tội trên địa bàn tỉnh Anăm 2000 sẽ được coi là 100%)

Sổ tương đối phản ảnh xu hướng của tội phạm Loại số tương đối này được sử

dụng đê nghiên cứu diễn biến của tình hình tội phạm Ví dụ số vụ phạm tội cướp đã bịxét xừ trên địa bàn tỉnh A trong 7 năm liên tiếp như sau: Năm 2000 có 23 vụ, năm

2001 có 29 vụ, năm 2002 có 35 vụ, năm 2003 có 37 vụ, năm 2004 có 56 vụ năm 2005

có 32 vụ, năm 2006 có 30 vụ, năm 2007 có 29 vụ Neu coi số vụ phạm tội cướp đã bịxét xử trong năm 2000 là 100% làm gốc đê so sánh thì ta được kết quả là năm 2001 là126%, năm 2002 là 152%, năm 2003 là 160%, năm 2004 là 243%, năm 2005 là

Trang 18

139%, năm 2006 là 130%, năm 2007 là 126% Neu đánh giá diến biến của tình hìnhtội phạm, ta sẽ thấy số vụ phạm tội có xu hướng tăng dần từ năm 2000 đến năm 2004,sau đó từ năm 2005 đến năm 2007 có xu hướng giảm dần

+ So trung bình Trung bình tìm được bằng cách lấy tổng của các trường hợp trong

tập hợp được xét rồi chia cho số các trường hợp Ví dụ: số vụ phạm tội giết người ởtỉnh H trong 5 năm liên tiếp là 35, 73, 27, 56, 44 Như vậy, số vụ phạm tội giết ngườitrung bình hàng năm ở tỉnh H là 47 Đó là kết quả của việc cộng tất cả số vụ phạm tộinói trên rồi chia cho 5

+ Sổ trung vị là con số nằm chính giữa trục phân bổ các con số được sắp xếp theo

thứ tự (theo độ lớn của các con số) Ví dụ: số bị cáo bị kết án về tội trộm cắp tài sảntrong 7 năm ở tỉnh A là: 69, 80, 89, 97, 99, 101, 103 số trung vị trong trường hợp này

là 97 Có 3 con số ở phía trước 97 (69, 80, 89) và có 3 con số ở phía sau 97 (99, 101,103)

Phương pháp phiếu điều tra trong tội phạm học là tông hợp các kĩ năng đưa câuhởi cho đối tượng cần nghiên cứu đê đạt kết quả cao nhất Với phương pháp điều tra,người nghiên cứu sẽ biên soạn câu hỏi Bảng câu hởi được thiết kế với mục đích đưatrực tiếp tận tay đê đối tượng điền tại chồ hoặc trao đôi qua điện thoại hoặc có thê gửiqua bưu điện đến đổi tượng hoặc qua e-mail Trong cách thức này, các câu hỏi dùng

đe diễn tả và chỉ dẫn cách sử dụng cũng như bố cục ảnh hưởng rất nhiều đến độ tincậy của kết quả đạt được trong cuộc nghiên cứu Câu hỏi nên có hai loại:

Thứ nhấtlà loại câu hỏi có nhiều phương án trả lời đe người được hỏi có the lựa

chọn một trong các phương án trả lời đó Ví dụ như câu hởi: Anh chị đã bao giờ lénlút

chiếm đoạt tài sản của

+ Người thân;

+ Bạn bè;

+ Hàng xóm;

Trang 19

+ Đồng nghiệp;

+ Cơ quan

Thứ hai, câu hởi mở không đưa sẵn câu trả lời mà để cho người được hỏi toàn

quyền trả lời tự do theo suy nghĩ của mình Ví dụ như câu hỏi: Lí do anh (chị) lén lútchiếm đoạt tài sản người khác?

Đê có thể thu được kết quả tối ưu trong khi sử dụng phương pháp này, ngay tạiphần đầu của phiếu điều tra, nhà nghiên cứu phải cam kết ngay việc giữ bí mật danhtính của người tham gia; Chỉ rõ cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào đứng ra tiến hànhnghiên cứu và trách nhiệm của họ trong việc đảm bảo bí mật đời tư người tham giatrả lời Bên cạnh đó, đối tượng được hỏi phải trên diện rộng và nhà nghiên cứu phải

có khả năng tố chức, tiến hành cuộc điều tra, đặc biệt là kĩ thuật thu thập và xử líthông tin phải tốt

Có nhiều loại điều tra trong nghiên cứu tội phạm học nhưng phô biến nhất là hailoại sau đây:

Điều tra về tội phạm tự tường thuật (offender self-report surveys).

Đê tiến hành các cuộc điều tra loại này, các nhà nghiên cứu phải cam kết giữ bímật danh tính của người tham gia tự tường thuật về tội phạm đã thực hiện, đảm bảo

đê họ không phải lo lang về sự tiết lộ thông tin với người tiến hành điều tra cũng nhưkhông sợ hãi sẽ bị bắt giữ và bị xử lí về hình sự do đã thực hiện tội phạm Đổi tượng

mà các nhà nghiên cứu hướng tới là những người trẻ tuối, nhất là đối với học sinh

phố thông, sinh viên các trường đại học, cao đắng Điều tra về tội phạm tự tường thuật thường được tiến hành hàng năm, bên cạnh đó, tùy theo mục đích nghiên cứu

mà có thê có những cuộc điều tra kéo dài trong khoảng thời gian nhất định, ví dụ như

từ 3 năm đến 5 năm Kết quả thu được từ Điều tra về tội phạm tự tường thuật cho

thấy số tội phạm xảy ra trên thực tế cao hơn rất nhiều so với số tội phạm có trongthống kê chính thức Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn biết được một số vấn đềkhác không thê có được trong thống kê chính thức của cơ quan thống kê như nhữngnhân tố tiêu cực tác động đến việc gây ra tội phạm Đồng thời, bức tranh về tình hình

Trang 21

1 Xem GS.TS Frank Schmalleger, Criminology Toda\\ The University of North Carolina at Pembroke, Prentice

Hall Publisher, năm 2002, tr 63.

21

phạm học của thế kỉ 20.” 1

Trên thế giới, Điều tra về tội phạm tự tường thuật bắt đầu xuất hiện vào đầu thập

niên 40 của thế kỉ 20 Từ đó đến nay, nó thường xuyên được các nhà nghiên cứu sửdụng đế điều tra về tình hình tội phạm nói chung cũng như một nhóm tội hoặc một tội

cụ thê nói riêng Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế Cụ thê là dođối tượng được nghiên cứu thường nhằm vào người trẻ tuôi - diện nghiên cứu cònchưa rộng và sự tự tường thuật của một số người có thê không trung thực hoặc do tộiphạm xảy ra đã lâu so với thời điêm tự tường thuật, do vậy, có thê đưa tới kết quảnghiên cứu chỉ mang tính chính xác tương đối Tuy nhiên, điều đó cũng không thế

làm lu mờ vai trò to lớn của Điều tra về tội phạm tự tường thuậttrong nghiên cứu tội

phạm học

Điều tra về nạn nhân của tội phạm {the vỉctimỉzation surveỳ).

Với loại điều tra này, nhà nghiên cứu cũng phải cam kết giữ bí mật danh tính củanạn nhân tham gia tự tường thuật bởi vì sự tiết lộ danh tính của họ trong nhiều trườnghọp có thế gây bất lợi cho nạn nhân (nhất là đổi với nạn nhân của nhóm tội xâm phạm

tình dục, tội phạm bạo lực gia đình) Điều tra về nạn nhân của tội phạm được tiến

hành thường xuyên ở nhiều nước, nhất là ở những nước có “hiệp hội bảo vệ nạn nhân

và nhân chứng” hoặc “hiệp hội nạn nhân của tội phạm”; ở những nước này, việc thuthập, quản lí các dữ liệu về nạn nhân của tội phạm khá tập trung, thống nhất; do vậy,việc tiến hành điều tra về nạn nhân của tội phạm không phải là quá khó khăn Điềucần chú ý là việc thiết kế mẫu điều tra về nạn nhân của tội phạm phải khác với mẫuđiều tra về tội phạm tự tường thuật vì đây là những đối tượng nghiên cứu khác nhau.Ket quả điều tra về nạn nhân của tội phạm cho thấy số nạn nhân tường thuật tội phạmvới cảnh sát trên thực tế chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ Một cuộc điều tra về nạn nhân của tộiphạm ở Mĩ cho thấy chỉ 38% nạn nhân của tất cả tội phạm, 48% nạn nhân của tộiphạm bạo lực, 29% nạn nhân của tội trộm cắp tài sản cá nhân đã tường thuật về tội

1 Xem Terence p Thomberry and Marvin D Krohn, The Self Report Method For Mesuaring Deỉinquency ancỉ Crime, Criminal justice 2000, Washington, D.C: National Institute of Justice 2000; Xem GS.TS Frank Schmalleger, Criminology Today, The University of North Carolina at Pembroke, Prentice Hall Publisher,

năm 2002, trói.

Trang 22

phạm với cảnh sát.1 Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn biết rất nhiều lí do giảithích tại sao nhiều nạn nhân của tội phạm không tường thuật về vụ phạm tội với cảnhsát Tuy nhiên, phương pháp này cũng có hạn chế là không phải nạn nhân nào cũngtường thuật đúng sự thật do e ngại bị ảnh hưởng đến đời sống riêng tu- hoặc do thái

độ bất hợp tác Diện nghiên cửu của phương pháp này có thê không bao quát đượchết tất cả các nạn nhân của tội phạm, do vậy kết quả nghiên cứu theo phương phápnày cũng chỉ có tính chính xác tương đối Mặt khác cũng phải kê đến một số tội phạm

không có nạn nhân, do vậy, trường hợp này không thê tiến hành phương pháp Điều tra về nạn nhân của tội phạm Nhưng với Điều tra về nạn nhân của tội phạm đã giúp

cho các nhà tội phạm học đánh giá chính xác hơn về tội phạm an cũng như nhận diệnđược bức tranh hiện thực về tình hình tội phạm

Trong phương pháp phỏng vấn, nhà nghiên cứu hởi đối tượng được hỏi những câuhỏi có thê có sự chuấn bị từ trước hoặc không có chuấn bị mà đặt câu hỏi theo diễnbiến các câu trả lời của người được hỏi (nhưng vẫn gắn với mục đích đã chuấn bị củangười nghiên cứu) Việc phởng vấn có thê thực hiện qua việc gặp trực tiếp đối tượnghoặc phỏng vấn qua điện thoại Có hai loại phỏng vấn thường được tiến hành trongnghiên cứu tội phạm học

Cuộc phỏng van đã được cơ cẩu hoá Mỗi người phỏng vấn sẽ nhận được một loạt

các câu hỏi, các câu hỏi này đã được chuấn bị từ trước và theo những thứ tự nhất định

đã tính toán từ trước, sổ liệu thu được từ cuộc phỏng vấn này có thế dễ dàng xếpthành cột và so sánh với nhau Ví dụ, nhà nghiên cứu muốn tìm hiêu ý thức chấp hànhluật giao thông đường bộ trong dân cư, đã đưa câu hỏi chuan bị trước như sau:

Câu hởi: Anh (chị) chấp hành luật giao thông đường bộ do

+ Có mặt cảnh sát giao thông ở đó;

+ Chấp hành luật giao thông đường bộ đã là thói quen thường trực;

+ Không thích phiền phức;

+ Tất cả các phương án trên

Trang 23

Cuộc phỏng vẩn không được cơ cấu hoá (không được chuẩn bị trước) Đây là cuộc

phỏng vấn không được sự chuẩn bị đầy đủ ở nội dung hỏi mà cuộc phỏng vấn này nhànghiên cứu tự đưa ra câu hỏi trên cơ sở diễn biến trả lời của người được hỏi Trườnghọp này, nhà nghiên cứu phải đưa câu hỏi có nội dung rõ ràng và đối với câu hỏi quantrọng cần có kết quả thì nên chú ý khuyến khích, động viên người được hỏi trả lời.Khác với cuộc phỏng vấn đã được cơ cấu hoá có kết quả đã định lượng và dễ so sánh,còn trong cuộc phỏng vấn không được cơ cấu hoá, kết quả rất khó so sánh vì các câuhỏi có thê không giống nhau, do vậy, câu trả lời sẽ rất khó so sánh Nói một cách đơngiản hơn, cuộc phỏng vấn không được cơ cấu hoá gần như cuộc đối thoại về một chủ

đề nào đó Ví dụ:

Câu hỏi: Ông suy nghĩ gì về nạn tham nhũng ở nước ta hiện nay?

Trả lời: Tham nhũng ở nước ta rất trầm trọng.

Câu hỏi: Tại sao ông có suy nghĩ như vậy?

Trả lời: Không chỉ tôi có quan điếm đó mà nhiều người cũng có quan điêm tương

tự, báo chí cũng nói nạn nhũng nhiễu của quan chức xảy ra khắp nơi, ngay Chính phủcũng nói tham nhũng ở nước ta là quốc nạn

Ket quả phỏng vấn được ghi chép lại và quản lí dữ liệu nôn bằng mã số Mục đíchcủa mã hoá là sự chuyển đối các câu trả lời cho các câu hỏi sang các biểu tượng để cóthê so sánh với nhau Với ưu thế của tính năng đa dụng của máy vi tính, việc so sánhgiữa các tập hợp câu hỏi có thể giúp nhà nghiên cún xử lí nhanh và dễ dàng các dừliệu

Trong phương pháp thực nghiệm, nhà nghiên cứu sử dụng các biến số Các biến số

là bất kì sự thay đôi nào diễn tiến từ một trạng thái, vị trí này tới một trạng thái, vị trítiếp theo Ví dụ: các cá nhân có thế thay đổi trạng thái trong địa vị kinh tế, lứa tuôi,quan điếm sống

Xác định trạng thái có thê bằng biến số độc lập hoặc biến số phụ thuộc

Trang 24

Biến số độc lập là biến số được thao tác trong một cuộc nghiên cứu Nó được trìnhbày dưới đại lượng thay đôi và có thê mô tả được, bản thân nó hoạt động độc lập.Nhà nghiên cứu thường có một vài giả thuyết ban đầu về biến số độc lập sẽ ảnhhưởng như thế nào đến kết quả cuộc thực nghiệm

Biến số phụ thuộc là biến số được xác định như là biến số kết quả Nhà nghiên cứudựa trên nó đế đo lường và từ đó dẫn đến kết luận Các cuộc thực nghiệm được tiếnhành trong phòng thí nghiệm ôn định thì khả năng điều khiên được biến số độc lập rấtcao Đối với các cuộc thực nghiệm riêng lẻ thì chỉ tồn tại một biến số độc lập, biến số

đó được nhà thực nghiệm sử dụng và chuyên dịch từ cuộc thực nghiệm thử tới cuộcthực nghiệm tiếp theo

Trong quá trình nghiên cứu, những thay đối trong biến số độc lập sẽ kéo theonhững thay đổi trong biến số phụ thuộc Đe làm rõ quá trình này, nhà tội phạm họcphải phân chia đối tượng nghiên cứu làm hai nhóm: nhóm thực nghiệm (experimentalgroup) và nhóm kiêm tra (control group) Mục đích của việc xây dựng nhóm kiếm tra

là đê có cơ sở so sánh Nhóm thực nghiệm chịu sự tác động của biến số độc lập đượcthao tác theo nhiều phương thức khác nhau Nhà tội phạm học bằng cách so sánhnhóm kiêm tra với nhóm thực nghiệm đê đi tới kết luận về giá trị của những biến sốđộc lập được thao tác Ví dụ: Nhà nghiên cứu muốn tìm hiêu tác động, ảnh hưởng củaviệc xem văn hoá phấm khiêu dâm đến lối sổng của thanh thiếu niên Nhà nghiên cứuphải thiết kế một chương trình thí nghiệm gồm có hai nhóm: nhóm thực nghiệm vànhóm kiêm tra Còn biến số độc lập ở đây là việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn

và các phim, ảnh khiêu dâm Mục tiêu mà các nhà nghiên cứu muốn khảo sát ở đây làkhi thao tác thực nghiệm thì các biến số phụ thuộc hay còn gọi là biến số kết quả cóxuât hiện không? Nhóm kiêm tra sẽ được xem phim có nội dung lành mạnh, không cóhình ảnh khiêu dâm Còn ở nhóm thực nghiệm, đối tượng được nghiên cứu sẽ xemphim, ảnh có hình ảnh khiêu dâm ở các mức độ khác nhau Nhà nghiên cứu sẽ tiếnhành trắc nghiệm cả ở hai nhóm đế biết được kết quả của cuộc thực nghiệm xem ảnhhưởng của các phim, ảnh khiêu dâm tới lối sổng của thanh thiếu niên

Trang 25

Nhà tội phạm học thiết kế nhóm kiêm tra và nhóm thực nghiệm theo hai cách cơbản:

+ Cách thứ nhất được gọi là kĩ thuật cặp đôi - đổi chứng Cách này được hiêu là

nếu một phần từ có trong nhóm kiêm tra thì sẽ có một phần tử tương ứng trong nhómthực nghiệm

+ Cách thứ hai được gọi ỉà kĩ thuật phân nhóm ngẫu nhiên Những đối tượng được

chứa trong hai nhóm thực nghiệm và kiêm soát được phân phối theo phương phápngẫu nhiên qua thống kê

Phương pháp thực nghiệm có ưu điểm là số liệu thu thập có độ chính xác tươngđối cao bởi sự cho phép kiêm soát cả quá trình diễn tiến của cuộc nghiên cứu Hạnchế của phương pháp này kết quả nghiên cứu khó có thê áp dụng cho những ngườikhác ngoài nhóm thực nghiệm và hơn nữa nó chỉ có ý nghĩa đối với một bộ phận dân

cư nhất định

Trong pháp nghiên cứu tình huống, nhà tội phạm học sẽ phân tích kĩ càng một sốtrường hợp nhất định Việc nghiên cứu những tình huống cụ thế sẽ giúp nhà nghiêncứu thu thập được nhiều thông tin từ một lượng nhỏ đổi tượng được nghiên cứu Ví

dụ nghiên cứu tình huống một nhóm thanh niên phạm tội cướp giật tài sản trên đườngphổ nhằm thu được những thông tin phong phú về đặc trưng nhân cách của ngườiphạm tội cướp giật tài sản

Nghiên cửu tình huống bao giờ cũng gắn kết với các sự kiện mà các sự kiện đóđược nhà nghiên cứu cần ghi nhận cẩn thận thông qua ghi chép, phỏng vấn, quan sáttừng tình huống, hoặc nghiên cứu tài liệu thông tin khác Ví dụ: nhà tội phạm họcmuốn tìm hiếu tội cướp tài sản là loại tội phạm vốn rất phô biến ở một huyện vùngbiên giới từ 25 năm về trước Khi đó, nhà nghiên cứu sẽ đến thị sát huyện vùng biêngiới đê phỏng vấn bất kì người cao tuối nào hoặc cán bộ điều tra, truy tố, xét xử hình

sự đã nghỉ hưu đế hỏi về tệ nạn cướp đã từng hoành hành cách đây 25 năm Ngoài ra,nhà nghiên cứu có thế đọc các nguồn tại liệu khác như: các bản án đã xử về tội cướp

Trang 26

Phương pháp nghiên cứu mẫu cực kì hữu ích trong trường hợp đối tượng nghiêncứu tương đối rộng Phương pháp nghiên cứu mẫu cho ta những thông tin thuộc tầnsuất (bao nhiêu %), tần số (thường lặp lại là bao nhiêu trong một đơn vị thời gian).Căn cứ vào mục đích nghiên cứu mà nhà nghiên cứu có thế lựa chọn các loại mẫu

+ Mau thuận tiện: Mầu thuận tiện chứa đựng các cá nhân mà đặc trưng của họ

mang lại sự thuận lợi cho nhà nghiên cứu Nhà nghiên cứu không phải tốn công lựachọn bởi vì họ đã có sẵn các đặc trưng cần thiết đáp ứng đủ các yêu cầu của cuộcnghiên cứu đề ra Ví dụ để đánh giá tông quát vấn đề di dân của người nông thôn rathành phố cũng như những phức tạp nảy sinh từ vấn đề này trong đó có tội phạm, tệnạn ma túy nhà nghiên cứu sử dụng các số liệu thu được từ cộng đồng dân nhập cưsinh sống ổn định trong thành phổ, những người lao động ngoại tỉnh đang tạm trú,những người này đã có sẵn những dấu hiệu đặc trưng nào đó về giới tính, tuối, nguồngốc xuất thân, nghề nghiệp

+ Mau tự nguyện: Mầu tự nguyện bao gồm các cá nhân tự nguyện tham gia vào

cuộc nghiên cứu Ví dụ đê nghiên cứu tác động của thời tiết nóng nực, ngột ngạt vớiviệc hình thành và thê hiện tính cách của con người, nhà nghiên cứu có thê mời một

số người tự nguyện là người chưa thành niên tham gia Tuy nhiên, kết quả thu được từ

Trang 27

nhóm này có giá trị thấp, bới vì đối tượng tự nguyện tham gia cuộc nghiên cứu chưa

có tính đại diện trên diện rộng

+ Mau ngẫu nhiên: Việc chọn mầu này nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu có tính

khách quan và có tính đại diện trên diện rộng Mầu ngẫu nhiên phải có tính chất đạidiện cho tống the lớn hơn nó Những số liệu thu thập được từ loại mẫu này có giá trịtin cậy khá cao

Điếm mạnh của phương pháp nghiên cứu mẫu là có thế thu thập thông tin theo tần

số, tần suất trên một nhóm khá rộng lớn số liệu có thể tin cậy nếu nhà nghiên cứu lựachọn mầu phù hợp

Điểm hạn chế của phương pháp này thê hiện ở chồ các thông tin thu được chỉ giớihạn ở bề mặt của đối tượng, nhất là đổi tượng nghiên cứu quá lớn Do vậy, cần phảikết họp với phương pháp nghiên cứu tình huống đê thu được những số liệu thuyếtphục./

CẢU HỎĨ ỎN TẢP:

Câu 1: Phân tích khái niệm tội phạm học

Câu 2 Phân tích khái niệm nhà tội phạm học

Câu 3 Trình bày đối tượng nghiên cửu của tội phạm học

Câu 4 Trình bày phương pháp nghiên cún của tội phạm học

CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÉN CỦA TỘI PHẠM HỌC

Từ xa xưa cho đến nay, một câu hỏi lớn đối với loài ngưòi luôn luôn tồn tại Đó

là tại sao con ngưòi ta phạm tội hay nguyên nhân gốc rễ của tội phạm là gì? Trải

qua các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, các nhà tội phạm học luôn cố gắng lí giải vấn đề này Quá trình hình thành, phát triến của tội phạm học chính

là quá trình ra đòi, phát triến các thuyết, các trường phái khác nhau giải thích

về nguyên nhân của tội phạm Mỗi thuyết, trường phái đó đều có con đường riêng nghiên cứu về tội phạm, cũng có the có sự kế thừa ít nhiều quan niệm của

Trang 28

người đi trước và tựu chung lại các thuyết, các trường phái đó đều cố gắng giải thích nguyên nhân của tội phạm và đưa ra giải pháp phòng ngừa tương ứng Việc nghiên cứu các thuyết, các trường phái ở các giai đoạn lịch sử khác nhau

có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nghiên cún tội phạm học vì nó giúp ta đánh giá được những thành tựu mà các nhà nghiên cứu tiền bối đã đạt được trong việc tìm ra nguyên nhân của tội phạm cũng như tìm ra các biện pháp phòng ngừa tưong ứng, từ đó có thế kế thừa một cách hợp lí thành tựu khoa học của các nhà tiền bối trong phòng ngừa và kiếm soát tội phạm ngày nay Bên cạnh

đó, việc nghiên cứu này cũng giúp cho chúng ta tìm ra những hạn chế của các thuyết đế từ đó tiếp tục nghiên cứu đế phát triến, hoàn thiện các thuyết hoặc tiếp tục nghiên cứu cố gắng tìm ra thuyết mói giải thích về tội phạm, trên cơ sở

đó, có thế xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm sát họp Đe nghiên cứu toàn diện về quá trình phát triển của tội phạm học, đòi hỏi người nghiên cứu phải có cái nhìn khách quan, chỉ trên cơ sở khoa học và phải đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thế Nghiên cứu về quá trình hình thành, phát trỉến của tội phạm học phải nhận thức được rằng đó quá trình tích lũy, phát triến tri thức

đối với kho tàng trí tuệ của nhân loại và vì sự phát triến của nhân loại.

Có rất nhiều thuyết trong tội phạm học giải thích về nguyên nhân của tội phạm

nhưng nhìn chung có the chia là hai nhóm cơ bản (trong mỗi nhóm này lại có nhiều nhánh khác nhau) Đó là:

+ Các thuyết về bản chất con người;

+ Các thuyết xã hội học

Trong chương này, chúng ta sẽ được học các thuyết giải thích về nguyên nhân của tộiphạm qua hai phần:

Trang 29

Phần thứ nhất: Các thuyết về bản chất con người; Phần thứ hai: Các thuyết xã

hội học.

PHẦN THÚ NHẤT CỦA CHƯƠNG 2 - CÁC THUYÉT VÈ BẢN CHẤT CON

NGƯỜI Phần này gồm các vấn đề sau

Ngay từ thời cổ đại, người xưa đã có giải thích về nguyên nhân của tội phạm, tuynhiên các giải thích này còn mang nặng tính thần bí, siêu nhiên Từ hơn 5000 trướccông nguyên, người xưa cho rằng nguyên nhân của tội phạm là do ảnh hưởng của ma

quỉ {Demonic Influencè), thời kì 3.500 trước công nguyên, người xưa lại cho rằng nguyên nhân của tội phạm là do ảnh hưởng của thiên văn (Zodìac Infỉuencè), thời kì

1250 trước công nguyên, người xưa lại cho rằng nguyên nhân phát sinh tội phạm là

do ý chí của chúa trời (God ’ wilt) Tuy nhiên, theo vòng quay của lịch sử, xã hội

ngày càng phát triên Lịch sử đã bắt đầu xuất hiện những tư tưởng đầu tiên liên quanđến tội phạm học

Các triết gia nổi tiếng như Socrates (470-399 trước CN), Plato (428-347 trướcCN), Arixtotle (384-322 trước CN) đã đưa ra những tư tưởng đầu tiên về tội phạmhọc Những tư tưởng này chịu ảnh hưởng của quan niệm triết học cô đại Tuy nhiên,các triết gia này đã đưa ra được một số tư tưởng của tội phạm học

Plato cho rằng Luật pháp do nhà nước ban hành phải có tác dụng kiềm chế, khắcphục được nguyên nhân dần đến tội phạm Nhà nước có trách nhiệm không để sựgiàu có và nghèo đói cùng tồn tại trong xã hội vì sự giàu có làm phát sinh tính lười

Trang 30

biếng và ham tiêu khiên, ăn chơi; còn nghèo đói thì làm phát sinh tính hèn hạ, dễ làmđiều ác của con người Bên cạnh đó, ông còn cho rằng phòng ngừa tội phạm là hướngtới tương lai chứ không phải là hiện tại

Triết gia Arixtotle cũng có một số tư tưởng về tội phạm học Arixtotle cho rằngnguyên nhân của tội phạm bắt nguồn từ các thói quen và sở thích hư hỏng của conngười, từ sự mâu thuẫn giữa lí trí với những đam mê của con người, khi dục vọng lấn

át lí trí Ông cho rằng cưỡng chế tâm lí có the phòng ngừa được tội phạm, vì phápluật giúp cho tinh thần thống trị được thê xác và lí trí thống trị được bản năng conngười

Trang 31

Tuy nhiên, trong suốt một thời kì lâu dài, vẫn chưa xuất hiện một công trình nàonghiên cứu chuyên sâu về tội phạm học Chỉ đến khi ra đời tác phấm “Tội phạm vàhình phạt” của Cessa Beccaria vào năm 1764 đã đánh dấu một bước ngoặt vô cùngquan trong cho sự ra đời và hình thành một ngành khoa học mới của nhân loại - Tội

phạm học và mãi đến tận năm 1885, thuật ngữ Tội phạm học mới ra đời.

1 TRƯỜNG PHÁI TỘI PHẠM HỌC CỔ ĐIẺN

Thời gian: Từ những năm 1700 đến năm 1880.

Học giả tiên biêu: Cesare Beccaria, Jeremy Bentham.

1.1Hoàn cảnh ra đòi cùa tội phạm học cố điến

Tội phạm học cô điển ra đời chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi hệ tư tưởng của các nhà

chính trị, triết học “thời kì khai sáng” (age of enlightenment) - Một phong trào xã hội

có ý nghĩa vô cùng quan trọng diễn ra trong suốt thế kỉ 17-18 Các nhà tư tưởng đitheo phong trào này mà tiêu biểu là Francis Bacon (1561-1626), Thomas Hobbes(1588-1679), Jonh Locke (1632-1704), Jean-Jacques Rousseau (1712-1778), BaruchSpinoza (1632- 1677), Thomas Paine (1737-1809) cho rằng chính lí trí và khoa học(chứ không phải tôn giáo) sẽ làm cho nhân loại tiến bộ Hay nói cách khác, chínhnhững tu- tưởng của các học giả lỗi lạc của “thời kì khai sáng” đã đóng góp gián tiếp

đến sự ra đời của tội phạm học cổ điên Phong trào xã hội này đã thắp cháy lên ngọnlửa cần phải thay đôi xã hội, nhất là đối với hệ thống tư pháp hiện hành hà khắc vàđầy bất công Theo tư tưởng của phong trào này, những lời giải thích siêu nhiên vềhành vi của con người đã bị sụp đô Tự do ý chí và suy nghĩ lí trí đã được thừa nhận

là có vai trò quyết định đến hành vi của con người Với tư tưởng nói trên đã tác độngđến sự hình thành, nội dung, sự phát triên của trường phái tội phạm học cô điên.Trong khi đó, ở Châu Âu, quá trình công nghiệp hoá ngày càng được đấy mạnh,thế nhưng hố sâu ngăn cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội, sự cáchbiệt về mức sống giữa hai giai cấp này cũng như nạn thất nghiệp của người lao độngvẫn không hề giảm sút Tình hình tội phạm ngày càng gia tăng Mặc dù những hìnhphạt hà khắc thời kì trung cô vẫn tồn tại và được áp dụng khá pho biến, thế nhưng

Trang 32

1 Xcm Criminologv Today của GS.TS Frank Schmallcgcr, The Ưnivcrsity of North Carolina at Pcmbrokc,

Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 117.

32

tình hình tội phạm vẫn ngày càng tồi tệ Trong bối cảnh đó, tầng lóp trí thức chịu ảnhhưởng của “thời kì khai sáng” đã nhận thấy mâu thuẫn của sự phát triên đó Tại saonhững hình phạt dã man, hà khắc được áp dụng đổi với tội phạm nhằm ngăn cản tộiphạm lại vẫn không ngăn cản được tội phạm, thậm chí tội phạm còn gia tăng, tồi tệhơn trước, vấn đề ở chồ không phải là nhà nước thiếu biện pháp trừng phạt đối với tộiphạm Rõ ràng, cách lí giải truyền thống với những lời giải thích siêu nhiên về hành

vi của con người đã không lí giải được nguyên nhân tội phạm cũng như hệ thống tưpháp hình sự yếu kém hiện hành rõ ràng vẫn còn nhiều bất ôn chưa giải quyết đượchiện tượng tội phạm Cho đến giữa thế kỉ XVIII, các nhà trí thức đã bắt đầu hìnhthành một cách tiếp cận mới, hợp lí hơn đối với tội phạm và hình phạt cũng như chú ýđến sự cần thiết cải tô hệ thống tư pháp hình sự Tiêu biêu cho tư tưởng này là CesareBeccaria, Jeremy Bentham, từ đó dẫn đến sự ra đời trường phái tội phạm học cổ điên

Trang 33

1.2 Nội dung của trường phái tội phạm học cố điến + Quan

điểm của Cesare Beccaria

Chân dung Cesare Beccaria Cesare Beccaria (1738-1794) sinh ra

ông đã gia nhập nhóm này Được sự khuyến khích của Pietro, ông đã nghiên cứu những tác phấm nối tiếng cũa các học giả uyên bác của phong trào khai sáng như Thomas Hobbes, Dỉderos, David Hume, Helvetius, Jonh Locke , Jean-

Jacques Rousseau Vói sự động viên của Pietro, ông bắt đầu viết cuốn “Ve tội phạm và hình phạt” (On crime and Punishment) Rất nhiều thông tin trong cuốn sách này đã được trọ’ giúp bởi Pietro - một người rất am hiếu về lịch sử của hình phạt tra tấn và Alessandro - một ngưòi rất am hiếu về hệ thống nhà tù hiện hành

Giải thích vê nguyên nhân của tội phạm, Cesare Beccaría cho răng nguyên nhân của tội phạm là tự do ỷ chỉ, sự lựa chọn của từng cả nhân Sự giải thích này của Ông chịu ảnh hưởng tư tưởng của thời kì khai sáng đỏ là: Tự dơ ỷ chỉ và suy nghĩ lí trí được thừa nhận là cỏ vai trồ quyêt định đên hành vi của con người.

Bên cạnh đó, quan điêm của ông về phòng ngừa tội phạm đến nay vần còn giá trị Đó là: Hình phạt là phương tiện đê phòng ngừa tội phạm hiệu quả Hình phạt phải tương xứng với mức độ nguy hiêm của tội phạm Hình phạt tử hình phải bị huỷ bỏ Cách tốtnhất đê phòng ngừa tội phạm là luật phải được quy định đơn giản và rõ ràng, khen thưởng người có đạo đức tốt và cải thiện nền giáo dục Tư tưởng này của ông không chỉ có vai trò quan trọng trong cải cách hệ thống tư pháp hình sự thời kì đó mà cho đến nay, nó vẫn còn là cơ sở đê nhiều quốc gia tuân theo trong việc xây dựng một hệ thống tư pháp dân chủ, tiến bộ

Trang 34

1 Xcm Criminologv Today của GS.TS Frank Schmallcgcr, The Ưnivcrsity of North Carolina at Pcmbrokc,

Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 117.

34

Trong lĩnh vực tội phạm học, có lẽ không một cuốn sách nào có đóng góp vĩ đại như cuốn sách của Cesare Beccaria Sau cách mạng Pháp, những nguyên tắc CO’ bản của Cesare Beccaria đã được sử dụng như là CO’ sở đế soạn thảo Bộ luật hình sự của Pháp được thông qua vào năm 1791 Nữ Hoàng Nga Catherine

II đã triệu tập Hội đồng Chính phủ đế bàn bạc về việc chuẩn bị ban hành Bộ luật hình sự mói, trên cơ sở có tiếp thu tư tưởng của Cesare Beccaria Vua nước Phố Frederic II đã dành hết đời mình đế sửa đối luật hình sự và dân sự trên cơ

sở tư tưởng của Cesare Beccaria Hoàng đế Joseph II do ảnh hưởng tư tưởng của Cesare Beccaria

Trang 35

đã cho soạn thảo và ban hành Bộ luật hình sự mói cúa Australỉa Ảnh hưởng

biệt, rất nhiều tư tưởng của ông cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, có tác động mạnh mẽ đến quá trình cải cách tư pháp của nhiều quốc gia trên thế giới

và ngày nay vẫn được các nhà khoa học coi là tinh hoa trí tuệ cùa nhân loại + Quan điểm của Jeremy Bentham

Tư tưởng tiến bộ của Cesare Beccaria ảnh hưởng mạnh mẽ khắp Châu Ảu và sức

lan toả của nó ngày càng rộng lớn Rất nhiều học giả đã chịu ảnh hưởng tư tưởng của Cesare Beccaria, tiếp tục đi theo hướng nghiên cứu của ông trong đó đáng kê nhất làJeremy Bentham (1748 - 1832) sinh ra ở Luân Đôn,Vương quốc Anh Sau Cesare Beccaria, Ông được coi là mộttrong những người sáng lập ra trường phái tội phạm học cổ

điển Với tác pham noi tiếng Lời giới thiệu tới các nguyên tăc của đạo đức và luật pháp (năm 1798), Ông đã đưa ra

thuật

Jeremy Bentham

ngữ noi tiếng gắn liền với tên tuổi của Ông - Đó là “thuyết vị lợi” “Thuyết vị lợi”

là triết lí khá thực dụng về tội phạm cũng như hình phạt Nội dung cốt lõi của

“thuyết vị lợi” là: người ta đều suy nghĩ, cân nhắc trước khi quyết định thực hiện

hành vi của mình Họ suy nghĩ xem có lợi hay không có lợi trước khi quyết định thực hiện hành vi phạm tội Tất cả hành động của con người đều được tính toán phù hợp với khả năng có thê đem lại lợi ích hoặc sự bất hạnh Theo ông, lợi ích và bất hạnh, phần thưởng và hình phạt là những nhân tổ chi phối, quyết định chủ yếu đến sự lựa chọn hành vi của con người (trong đó có hành vi phạm tội) Ông cho rằng mỗi cá nhân như là những “máy tính người”, họ cân nhắc tất cả các nhân tố nói trên vào phương trình để xem xét có nên thực hiện tội phạm nào đó không?

Trang 36

1 Xcm Criminologv Today của GS.TS Frank Schmallcgcr, The Ưnivcrsity of North Carolina at Pcmbrokc,

Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 117.

Trang 37

đủ tội phạm như là một hiện tượng cá nhân và xã hội Tuy nhiên, hạn chế nàykhông thê phủ nhận đóng góp vô cùng to lớn của trường phái này đối với sự pháttriên của tội phạm học.

2 CÁC THUYẾT SINH HỌC

Thời gian: Từ 1880 - 193Os

Học giả tiêu biêu: Cesare Lombroso, Enrico Ferrỉ, Rajfaele Garoýalo, Buckman Goring

* Hoàn cảnh ra đòi trường phái tội phạm học thực chứng thời kì đầu

Tư tưởng của trường phái tội phạm học cô điên thống trị suốt cuối thế kỉ XVIII vàđầu thế kỉ XIX Nhưng đến nửa cuối thế kỉ XIX, nhiều học giả đã không thừa nhận tưtưởng này Các nhà tội phạm học đã tập trung sự chú ý, nghiên cứu của mình vào conngười phạm tội Họ tranh luận rằng con người không phải hoàn toàn được tự' do lựachọn việc thực hiện tội phạm Hay nói đúng hơn có những nhân tố nằm ngoài sự kiêm

soát của họ dẫn đến hành vi phạm tội của họ Nhiều nhà khoa học đã ứng dụng thành tựu của các ngành khoa học khác đê nghiên cứu về con người phạm tội, trên cơ sở đó giải thích về nguyên nhân của tội phạm cũng như minh chứng cho quan điêm của mình Từ đó dan đến hình thành trường phái mới trong tội phạm học - tmờng phái tội phạm học thực chứng.

Đen cuối thế kỉ 18, trường phái tội phạm học cô điên với điêm nhấn “tự do ý chí,

sự lựa chọn của cá nhân là nguyên nhân dẫn đến tội phạm” đã bộc lộ những hạn chếnhất định Trong bối cảnh đó, các ngành khoa học xã hội cũng như khoa học tự nhiên

Trang 38

1 Xcm Criminologv Today của GS.TS Frank Schmallcgcr, The Ưnivcrsity of North Carolina at Pcmbrokc,

Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 117.

38

trên thế giới nhất là ở Châu Âu đã phát triển nhanh vô cùng nhanh chóng Môi trườngtrí thức nhân loại ngày càng có nhiều thành tựu bởi những khám phá, những bước đimới, có tính chất đột phá của các nhà khoa học

Người tạo tiền đề cho sự ra đời tội phạm học thực chứng trước hết phải kê đếnAugust Comte (1798-1857), người được coi là cha đẻ của xã hội học, nhà khoa họcđầu tiên sử dụng các biện pháp khoa học vào nghiên cứu thế giới xã hội August

Comte là người đưa ra thuật ngữ “chủ nghĩa thực chứng” Ông đã ứng dụng cách tiếp

cận và sử dụng các phương pháp hiện đại của khoa học tự nhiên vào việc nghiên cứukhoa học xã hội, thê hiện trong tác phẩm nôi tiếng của ông vào năm 1851 - “Một hệthống của chính thê thực chứng” Ông tin rằng kỉ nguyên “thực chứng” đang hé rạng

mà trong kì nguyên đó, cả xã hội và bản chất con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn Cáchiện tượng xã hội sẽ được tìm hiêu, giải thích, giải quyết trong sự biến đôi về chất.Ông cho rằng không thê có kiến thức thực tế về các hiện tượng xã hội (trong đó cóhiện tượng tội phạm) nếu như không tiếp cận bằng khoa học thực chứng Đồng thời,ông đã nhấn

Trang 39

mạnh vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa học thuyết, thực tiễn và con người

đê hiêu biết thế giới

Tuy nhiên, chủ nghĩa thực chứng chưa thực sự đủ mạnh dẫn đến ra đời tội phạmhọc thực chứng Chỉ đến khi Charles Darwin cho ra đời “thuyết tiến hoá của muônloài” thì các nhà tội phạm học cấp tiến mới có cơ sở để ra đời luận điêm mới củamình cũng như bác bỏ quan điêm của trường phái tội phạm học cô điên

Charles Darwin (1809-1882) sinh ra ở Shrewsbury, nước Anh Tác pham nôi

tiếng: Nguồn gốc của muôn loài (1859) và Nguồn gốc của loài người (1871) của ông

đã mở ra một kỉ nguyên mới trong nghiên cứu về con người và xã hội Tác phấm

“Nguồn gốc của muôn loài” của Charles Darwin xuất bản năm 1859 đã tạo bướcngoặt quan trọng trong lịch sử khoa học của thế giới Với tác phẩm này, ông bác bởquan điêm của tôn giáo cho rằng Chúa đã sáng tạo ra thế giới, Thượng đế đã sinh racác loài động vật trong hai ngày “Thuyết tiến hoá” đã chỉ ra quá trình thích nghi vàchọn lọc tự nhiên của các loài trong cuộc đấu tranh sinh tồn Charles Darwin đã tiếptục tiến xa hơn khi trong tác phâm “Nguồn gốc của loài người” (1871), ông đã chỉ ranguồn gốc của loài người là một nhóm vượn người Có thê nói, thuyết tiến hoá củaCharles Darwin đã chỉ ra cho nhân loại con đường mới nghiên cứu những vấn đềtrước đây từng được lí giải bằng sức mạnh của lực lượng siêu nhiên, thần bí nay đượcgiải thích bằng các nguyên tắc khoa học của các ngành khoa học tự nhiên và xã hội.Hành vi của con người (trong đó có hành vi phạm tội) đã được các nhà khoa học giảithích bằng việc sử dụng các phương pháp khoa học đê nghiên cứu về người phạm tội.Như vậy, chủ nghĩa thực chứng của August Comte của cùng với thuyết tiến hoácủa Charles Darwin đã tạo ra luồng gió mới trong nghiên cứu tội phạm học - đó làchuyên đối từ tội phạm học cô điên với những tư tưởng của triết học sang tội phạmhọc thực chứng với việc sử dụng các phương pháp khoa học đê nghiên cứu về ngườiphạm tội, hành vi phạm tội, từ đó hình thành nên các trường phái, các thuyết khácnhau nghiên cửu về tội phạm học

Trang 40

1 Xcm Crìminology Todav, Frank Schmallcgcr Giáo sư, Tiến sỹ, The Univcrsity of North Carolina at Pcmbrokc,

Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 143.

40

Trước khi ra đời các thuyết sinh học nghiên cứu về người phạm tội, một sốphương diện của người phạm tội đã được nhân loại học tội phạm nghiên cứu(Criminal Anthropology) Nhân loại học tội phạm là khoa học nghiên cứu về mốiquan hệ giữa các đặc điếm thế chất của con người với hành vi phạm tội Nhà nhânloại học tội phạm đầu tiên nghiên cứu về vấn đề nói trên là France Joseph Gall (1758-

1828) Với giả thuyết của mình, ông là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “não tướng họcGall cho rằng hình dáng của sọ người có the chỉ ra nhân cách của con người cũng

như dự đoán về người phạm tội Tuy nhiên những nghiên cứu của Gall chưa đủ sứcnặng đê dẫn đến ra đời một trường phái mới trong tội phạm học Chỉ đến khi xuấthiện công trình nghiên cứu của Cesare Lombroso, sự phát triển của tội phạm học mớithực sự sang trang mới

*Nội dung của trường phái tội phạm học thực chứng Italia

+ Quan điếm của Cesare Lombroso

Cesare Lombroso (1835-1909) sinh ra ở Verona, Italia trong một gia đình Do tháigiàu có Lúc đầu, ông nghiên cứu văn học, nhân loại học Sau đó,ông làm nghề thầythuốc trong quân đội vào năm 1859 Ông trở thành Giáo sư tâm thần học

tại Pavia năm 1862 Sau đó, ông trở thành giáo sư giảng dạy chuyên ngành luật ykhoa và tâm thần học của đại học tong họp Turin Tác phẩm noi tiếng “Người phạm

tội” (Criminal Man) đã đưa ông trở thành cha đẻ của tội phạm học thực chứng.

Chân dung Cesare Lombroso

Ngày đăng: 12/11/2017, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w