Việc hoạch định bao gồm cả xây dựng pháp luật, chính sách dân số, chiến lượcdân số, các chương trình DS -KHHGĐ, kế hoạch công tác DS-KHHGĐ ngắnhạn và dài hạn.+ Chức năng tổ chức: nhằm hì
Trang 1TỔNG CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
GIÁO TRÌNH
QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ, SỨC KHỎE SINH SẢN
VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
Hà Nội, tháng 11 năm 2011
Trang 2DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DS/SKSS/KHHGĐ Dân số/ Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình
SKSS/KHHGĐ Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình
Trang 3Lời nói đầu
Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng của Chiếnlược phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của conngười, của từng gia đình và của toàn xã hội Xác định mục tiêu, ý nghĩa, tầm quantrọng của công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, Đảng và Nhà nước ta luôn coitrọng công tác quản lý dân số, kế hoạch hóa gia đình ở tuyến cơ sở
Giáo trình Quản lý chương trình dâ n số, sức khỏe sinh sản và kế hoạchhóa gia đình được biên soạn làm tài liệu học tập cho đối tượng là học viên đạttrình độ chuyên môn Trung cấp dân số - y tế, trên cơ sở Chương trình đào tạodân số - y tế trình độ Trung cấp chuyên nghiệp đã được Bộ Y tế phê duyệt tạicông văn 751/BYT-K2ĐT ngày 16/02/2011
Mục tiêu của tài liệu nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bảnnhất về nghiệp vụ quản lý, quản lý chương trình DS -KHHGĐ đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ cơ sở Giáo trình bao gồmbốn bài:
Bài 1 Quản lý chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình
Bài 2 Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác dân số,
kế hoạch hóa gia đình ở tuyến cơ sở
Bài 3 Quản lý đối tượng thực hiện kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụdân số
Bài 4 Giám sát, đánh giá trong chương trình dân số, kế hoạch hóa giađình tại cơ sở
Công tác Dân số, kế hoạch hóa gia đình luôn vẫn là một lĩnh vực mới ởnước ta Vì vậy, trong quá trình biên soạn sẽ không tránh khỏi những hạn chế,thiếu sót Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của cácnhà khoa học, các cán bộ quản lý và đông đảo bạn đọc để cuốn sách được hoànthiện hơn
Thay mặt các tác giả
Ths Trần Ngọc Sinh
Trang 4MỤC LỤC
Bài 1 Quản lý chương trìn h dân số, kế hoạch hóa gia đình 5
Bài 2 Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch về công
tác dân số, kế hoạch hóa gia đình ở tuyến cơ sở.
49
I Những nội dung cơ bản của lập kế hoạch 49
III Lập kế hoạch tuần, tháng, qúy ở tuyến cơ sở 91
Bài 3 Quản lý đối tượng thực hiện kế hoạch hóa gia đình
và các dịch vụ dân số.
98
II Quản lý hoạt động của cộng tác viên DS-KHHGĐ 108
Bài 4 Giám sát, đánh giá trong chương trình dân số, kế
hoạch hóa gia đình tại cơ sở.
132
Trang 5Bài 1 QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH
MỤC TIÊU
- Trình bày được các khái niệm về quản lý, quản lý nhà nước về dân số,
kế hoạch hóa gia đình;
- Phân tích được các nguyên tắc và phương pháp quản lý, quản lý nhànước về DS-KHHGĐ
- Trình bày được những nội dung chính của các chức năng quản lý, quản lýnhà nước về DS-KHHGĐ và quản lý DS-KHHGĐ theo chương trình mục tiêu
I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ
1 Khái niệm
1.1 Quản lý
Quản lý là sự tác động có t ổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lênđối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng,các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đ ặt ra trong điều kiện biến độngcủa môi trường
Như vậy, nói đến quản lý phải bao gồm các yếu tố (các điều kiện) sau:
- Phải có ít nhất một chủ thể là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhấtmột đối tượng bị quản lý trực tiếp nhận tác động của chủ thể và các khách thểkhác chịu sự tác động gián tiếp từ chủ thể
Thông thường, sự tác động diễn ra thường xuyên, liên tục Điều đó đòihỏi muốn quản lý thành công, trước tiên phải xác định rõ chủ thể, đối tượng vàkhách thể quản lý
- Phải có một mục tiêu được định rõ từ đầu Mục tiêu chính là căn cứ đểchủ thể quản lý tạo ra những chuỗi các tác động cụ thể Điều này đòi hỏi hành
vi quản lý phải biết định hướng đúng, từ đó tạo ra mục tiêu đúng
- Chủ thể quản lý tạo ra tác động và phải biết tác động Cho nên có thểnói, người biết quản lý chính là người biết tác động Sự tác động này mang tínhchủ quan nhưng phải phù hợp với các quy luật khách quan
- Quản lý là sự tác động vào con người , là sự vận động của thông tin
Trang 6Sơ đồ 1 Logic của khái niệm quản lý
1.2 Quản lý nhà nước
Quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước
để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người
Quản lý Nhà nước khác với dạng quản lý của các chủ thể xã hội khácnhư Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… ở chỗ các c hủ thể này dùnghình thức giáo dục, vận động quàn chúng là chủ yếu; còn quản lý nhà nước sửdụng phương thức pháp luật và bằng luật là chủ yếu
Quản lý Nhà nước biểu hiện trước hết ở việc tác động vào nhận thức ,hành vi của con người, các tổ chức, buộc mọi cá nhân, tổ chức phải hành độngtheo một định hướng và mục tiêu nhất định Bên cạnh việc sử dụng pháp luậtnhư một phương thức cơ bản, quan trọng nhất, Nhà nước cũng chú trọngđến việc tuyên truyền, giáo dục và động viên tinh thần các công dân, kếthợp với việc xây dựng và thực hiện các chính sách đòn bẩy kích thíchkinh tế, vật chất nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ quan,doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân
1.3 Quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ
Quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ là quá trình tác động có ý thức, có tổchức của nhà nước đến các quá trình và yếu tố dân số nhằm làm thay đổi trạngthái dân số để đạt được mục tiêu đã đề ra
Chủ thể quản lý của nhà nước về DS -KHHGĐ là nhà nước với hệ thốngcác cơ quan của Nhà nước được phân chia thành các cấ p và bao gồm cả 3 khuvực là lập pháp, hành pháp và tư pháp Trong đó, quản lý hành chính (hành
Chủ thể quản lý
Đối tượng
quản lý
Mục tiêu quản lý
Môi trường KT-XH
Trang 7pháp) về DS-KHHGĐ là cực kỳ quan trọng Trong lĩnh vực DS-KHHGĐ, Nhànước chỉ tác động vào nhận thức và hàn h vi về DS-KHHGĐ hoặc liên quan đế nDS-KHHGĐ.
Đối tượng quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ là các quá trình và yếu tốdân số bao gồm sinh, tử, di cư, quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số
Khách thể của quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ là các tổ chức, cá nhân.Mục tiêu quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ là trạng thái thay đổi về cácyếu tố quy mô, cơ cấu, phân bổ dân số, thực hiện KHHGĐ hoặc các quá trìnhsinh, chết, di dân mà nhà nước mong muốn đạt được cho phù hợp điều kiệnphát triển kinh tế-xã hội của đất nước
Quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ cũng như các lĩnh v ực khác đượcthông qua việc ban hành và đảm bảo thực thi các đường lối, chính sách và phápluật Đồng thời, trong những điều kiện cụ thể, nhà nước đảm nhiệm việc tổchức, cung cấp các dịch vụ về dân số như là các dịch vụ công, để quá trình thayđổi nhận thức và hành vi của công dân, tổ chức diễn ra đúng hướng và nhanhchóng hơn Việc thực hiện quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ được diễn ra trongcác điều kiện, bối cảnh cụ thể nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu về công tác DS-KHHGĐ, đồng thời hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến sự ổn định, pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước
2 Vai trò của quản lý
2.1 Vai trò chung
Định hướng phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu quản lý
và hướng đối tượng quản lý vào việc thực hiện mục tiêu quản lý;
Thống nhất về ý chí và hành động của mọi đối tượng quản lý nhằm thực
hiện được mục tiêu và thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lý ( cơ chế quản lý);
Tổ chức, phối hợp, dẫn dắt đối tượng quản lý vào việc thực hiện mụctiêu quản lý hoặc hướng dẫn hoạt động của các đối tượng quản lý vào việc thực
hiện mục tiêu quản lý để giảm độ bất định (kế hoạch hoạt động);
Tạo động lực cho các đối tương quản lý bằng cách kích thích, đánh giá,động viên, khen thưởng đối tượng quản lý hoàn thành công việc có hiệu quả,uốn nắn những lệch lạc, sai sót của đối tượng quản lý nhằm giảm bớt những
thất thoát, sai lệch trong quá trình quản lý (chính sách khuyến khích);
Tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của cá nhân, đối tượngquản lý và phát triển chung của tổ chức quản lý, bảo đảm phát triển ổn định,bền vững và mang lại hiệu quả cao
Trang 82.2 Vai trò của quản lý chương trình DS -KHHGĐ ở xã, phường
Quá trình phát triển dân số ở xã, phường chịu nhiều sự tác động của cácyếu tố con người, môi trường kinh tế -xã hội; Việc quản lý chương trình DS-KHHGĐ ở xã, phường không chỉ bảo vệ lợi ích của con người, mà còn hướng
sự phát triển vào mục tiêu vì con người, tạo tiền đề cho sự phát triển và pháttriển bền vững
Quản lý chương trình DS -KHHGĐ ở xã, phường là hết sức quan trọng,
là trách nhiệm của cộng đồng và toàn xã hội và là yếu tố quyết định thành côngcủa công tác DS-KHHGĐ ở xã, phường Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ các cấp,đặc biệt là tuyến xã, phường đóng vai trò chỉ đạo, huy động các ngành, đoànthể, tổ chức xã hội, chính trị-xã hội và mọi tầng lớp nhân dân tham gia chươngtrình DS-KHHGĐ
3 Chức năng quản lý
3.1 Khái niệm
Chức năng quản lý là hình thức biểu hiện phương hướng và giai đoạn tácđộng có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằmđạt mục tiêu
Chức năng quản lý là một thể thống nhất những hoạt động tất yếu củachủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hóa trong hoạt độngquản lý nhằm thực hiện mục tiêu
Chức năng quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ là tập hợp những nhiệm vụquản lý khác nhau, mang tính độc lập tương đối, được hình thành trong quátrình chuyên môn hoá hoạt động quản lý mà cơ quan, tổ chức phải thực hiệnnhằm đạt được các mục tiêu về DS-KHHGĐ đã đề ra
3.2 Ý nghĩa của chức năng quản lý
Chức năng quản lý xác định vị trí, mối quan hệ giữa các bộ phận, cáckhâu, các cấp trong hệ thống quản lý Nếu không có chức năng quản lý thì bộphận đó không còn lý do tồn tại Từ những chức năng quản lý mà chủ thể xácđịnh các nhiệm vụ cụ thể, thiết kế bộ máy và bố trí con người phù hợp
Chức năng quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ thể hiện nội dung các tácđộng của Nhà nước đến các yếu tố quy mô cơ cấu, phân bố và chất lượng dân
số cũng như đối với các tổ chức và cá nhân trong các loại hành vi về hoặc liênquan đến lĩnh vực DS-KHHGĐ
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan quản lý nhà nước
về DS-KHHGĐ các cấp có thể theo dõi, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt
Trang 9động của mỗi bộ phận trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về DS KHHGĐ.
-3.3 Phân loại chức năng quản lý
3.3.1 Theo phương hướng tác động
Theo phương hướng tác động thì quản lý có hai chức năng sau:
- Chức năng đối nội: là chức năng quản lý nội bộ tổ chức (bao gồm: tổchức bộ máy và lề lối làm việc; phát triển và đào tạo nguồn nhân lực ; tạo thời
cơ và nghệ thuật hoạt động);
- Chức năng đối ngoại: là chức năng vận hành hệ thống trong môitrường biến động bên ngoài (như phân tích các đối tác, tìm ra mặt mạnh, mặtyếu giúp công tác quản lý có chính sách đối ngoại hợp lý đó là sự hợp tác toàn
bộ, hợp tác từng phần hay không hợp tác )
3.3.2 Theo giai đoạn tác động
Theo giai đoạn tác động thì quản lý có năm chức năng sau:
- Chức năng hoạch định: là chức năng quan trọng nhất của quản lý ,nhằm định ra chương trình, mục tiêu, chiến lược mà quản lý cần đạt được
- Chức năng tổ chức: là chức năng nhằm hình thành nhóm chuyên mônhoá, các phân hệ tạo nên hệ thố ng để cùng góp phần vào hoạt động của hệthống đạt tới mục tiêu mong muốn
- Chức năng điều hành: là chức năng nhằm phối hợp các hoạt độngchung của nhóm, của các phân hệ trong hệ thống
- Chức năng kiểm tra, giám sát: là chức năng nhằm kịp thời phát hiệnnhững sai sót trong quá trình hoạt động và các cơ hội đột biến trong hệ thống Đây là chức năng quan trọng nhất của người lãnh đạo
- Chức năng đánh giá: là chức năng nhằm so sánh, nhận dạng và rút rabài học để thông tin cho nhà quản lý những vấn đề chủ yếu làm cơ sở chonhững quyết định liên quan đến kế hoạch, chương trình, dự án
Trong công tác DS-KHHGĐ, quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ baogồm các chức năng như: hoạch định công tác DS -KHHGĐ, tổ chức bộ máyquản lý DS-KHHGĐ, điều hành, kiểm tra, giám sát v à đánh giá
+ Chức năng hoạch định: bao gồm việc hoạch định, định hướng , dự báocác biến động, ổn định và đổi mới quản lý DS -KHHGĐ nhằm hoàn thànhnhững mục đích của hệ thống đặt ra trong quá trình phát triển của hệ thống
Trang 10Việc hoạch định bao gồm cả xây dựng pháp luật, chính sách dân số, chiến lượcdân số, các chương trình DS -KHHGĐ, kế hoạch công tác DS-KHHGĐ ngắnhạn và dài hạn.
+ Chức năng tổ chức: nhằm hình thành cơ cấu tổ chức quản lý, bảo đảmtính tối ưu của mô hình tổ chức của các cấp quản lý, bảo đảm sự phối hợp hàihòa trong các khâu quản lý, giữa các đối tượng quản lý và thực hiện tốt cácmối quan hệ trong hệ thống tổ chức DS-KHHGĐ
+ Chức năng điều hành: thể hiện quyền lực quản lý của chủ thể quản lý
để chỉ đạo, ra quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch về DS-KHHGĐ; chứcnăng điều hành còn thể hiện rõ sự uỷ quyền của người lãnh đạo cấp trên đốivới cán bộ quản lý dưới quyền trong việc ra quyết định và điều hành công tácquản lý về DS-KHHGĐ
+ Chức năng kiểm tra, giám sát: nhằm phát hiện những sai sót, các áchtắc, ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra trong quá trình quản lý về DS-KHHGĐ để có giải pháp xử lý, đồng thời tìm kiếm cơ hội để thúc đẩy việc đạtmục tiêu DS-KHHGĐ đã đặt ra
+ Chức năng đánh giá: nhằm xem xét mức độ đạt được của các mục tiêu
về DS-KHHGĐ đã đặt ra nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm về nguyên nhânthành công hay thất bại, trên cơ sở đó góp phần cải tiến các khâu trong quátrình quản lý trong tương lai
3.4 Các chức năng quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ
3.4.1 Xây dựng pháp luật
Xây dựng pháp luật về DS-KHHGĐ là toàn bộ quá trình nghiên cứu,soạn thảo, ban hành, phổ biến và thực thi các qui phạm pháp lu ật nhằm điềuchỉnh các quan hệ xã hội, hành vi của tổ chức, cá nhâ n trong các hoạt động vềhoặc liên quan đến lĩnh vực DS -KHHGĐ Đối tượng điều chỉnh của các vănbản qui phạm pháp luật về DS-KHHGĐ không chỉ bao gồm các tổ chức, cánhân là đối tượng quản lý mà còn bao gồm cả các cơ quan, tổ chức cá nhânđóng vai trò là chủ thể quản lý
3.4.2 Chức năng lập kế hoạch
Chức năng lập kế hoạch là chức năng quan trọng nhất trong các chứcnăng quản lý, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn, xây dựng chương trình hànhđộng trong tương lai của hệ thống
Trong công tác DS-KHHGĐ, lập kế hoạch là chức năng cơ bản của quản
lý Nhà nước về DS-KHHGĐ, là sự mở đầu của quá trình quản lý, đồng thời là
Trang 11một biện pháp hữu hiệu của quản lý Nhờ có kế hoạch mà hoạt động của toàn
bộ hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ cũng như hoạt độngcủa các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác DS-KHHGĐ đượctiến hành thống nhất và hướng vào mục đích chung
Lập kế hoạch đòi hỏi các nhà quản lý phải dự đoán được những gì xẩy ratrong tương lai, những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong vô số nhữngvấn đề về DS-KHHGĐ, giải pháp và phương thức thực hiện để đạt được kếtquả mong muốn
Như vậy kế hoạch đề cập đến mục tiêu, mục đích của quản lý và các cáchthức và phương tiện để đạt được mục tiêu, mục đích đó Kế hoạch còn là căn cứcho các hoạt động tổ chức, điều hành, giám sát và đánh giá kết quả, hiệu quả quản
lý Nhà nước về DS-KHHGĐ nói riêng, công tác DS-KHHGĐ nói chung
3.4.3 Chức năng tổ chức, điều hành
Tổ chức là sự phối hợp hài hòa giữa các đối tượng quản lý, giữa các cánhân hoặc giữa các nhóm trong việc thực hiện những hoạt động chung nhằmđạt được các mục tiêu đặc thù
Điều hành là một quá trình chỉ đạo và thường xuyên ra các quyết định đểgiải quyết các khó khăn, duy trì các hoạt động hợp lý và đảm bảo tiến độ thực hiện
Chức năng tổ chức, điều hành công tác DS-KHHGĐ là tập hợp nhữngnhiệm vụ mà cơ quan nhà nước các cấp phải thực hiện nhằm thiết lập hệ thốngquản lý cũng như vận hành hệ thống đó hoạt động trong khuôn khổ của phápluật theo định hướng của chính sách và kế hoạch về DS -KHHGĐ
Tổ chức, điều hành có vị trí then chốt trong tiến trình quản lý nhà nước
về DS-KHHGĐ: Tạo ra sự thống nhất, động lực sáng tạo cho các cơ quan, đơn
vị trong hệ thống quản lý nhà nước, cơ quan quản lý các chương trình dự ánDS-KHHGĐ Huy động được và sử dụng có hiệu quả các lực lượng và nguồnlực công tác DS-KHHGĐ (bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực, nguồn lựctrong nước và nguồn lực nước ngoài )
Chức năng tổ chức, điều hành thực hiện công tác DS-KHHGĐ gồm:+ Tổ chức bộ máy quản lý về DS-KHHGĐ từ trung ương đến địa phương;+ Tổ chức bộ máy quản lý các chương trình dự án về DS -KHHGĐ;+ Đảm bảo sự vận hành của bộ máy quản lý nhà nước, quản lý cácchương trình, dự án hoạt động theo định hướng kế hoạch của trung ương và địaphương về DS-KHHGĐ
Trang 123.3.4 Chức năng giám sát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá
a) Giám sát
Giám sát về DS-KHHGĐ là hoạt động của các cơ quan quyền lực nhànước nhằm phát hiện, chấn chỉnh những lệch lạc trái pháp luật, sai mục tiêutrong công tác DS-KHHGĐ
Giám sát bao gồm 2 loại hình chủ yếu: Các hoạt động giám sát của Quốchội, Hội đồng Nhân dân, Tòa án nhân dân; Các hoạt động giá sát của các cơquan hành chính nhà nước đối với cấp dưới và đối với các tổ chức, cá nhân
Các hoạt động giám sát của các cơ quan hành chính bao gồm:
+ Giám sát tuân thủ hiến pháp, pháp luật, chính sách của các cơ quanhành chính cấp dưới, của các tổ chức, công dân;
+ Giám sát việc thực hiện mục tiêu cũng như thực hiện tiến độ của cácchương trình, kế hoạch;
+ Giám sát việc phân bổ, quản lý và sử dụng các nguồn lực đầu tư chothực hiện các chương trình kế hoạch, dự án
Mục đích của hoạt động giám sát này không chỉ đảm bảo việc tuân thủhiến pháp, pháp luật, chính sách về DS-KHHGĐ, mà còn dự báo xu thế vậnđộng và phát triển của các yếu tố và quá trình dân số là căn cứ cho điều chỉnhchính sách phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, vướng mắc trong việc thựchiện các chương trình, kế hoạch dự án thuộc lĩnh vực DS-KHHGĐ
b) Kiểm tra
Trong quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ, kiểm tra được hiểu là hoạtđộng thường xuyên của cơ quan nhà nước cấp trên nhằm xem xét mọi hoạtđộng của cấp dưới nhằm làm cho các hoạt động nà y được tiến hành theo đúngpháp luật, chính sách, đúng mục tiêu và đạt kết quả cao ; Giúp phát hiện các saisót, lệch lạc, vướng mắc trong hoạt động của cấp dưới để có biện pháp khắcphục, điều chỉnh kịp thời đảm bảo cho các hoạt động diễn ra đúng hướng
Thông qua kiểm tra để kiểm chứng xem mọi việc có được thực hiện theonhư kế hoạch đã được vạch ra, theo những nguyên tắc đã được ấn định haykhông Kiểm tra có nhiệm vụ tìm ra những khuyết điểm và sai lầm để sửachữa, ngăn ngừa sự vi phạm, phát hiện các sáng kiến để áp dụng rộng rãi hơn
c) Thanh tra
Hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm các cơ quan thanh tra
theo cấp Hành chính ( Tổng Thanh tra nhà nướ c, Thanh tra tỉnh, thành phố,
Trang 13Thanh tra huyện/quận) và cơ quan thanh tra ở các cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực (Bộ, cơ quan ngang bộ và thuộc bộ, thanh tra Sở thuộc UBND tỉnh ).
Thanh tra quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ thuộc loại thanh tra chuyênngành Hoạt động thanh tra được thực hiện đối với các cơ quan, tổ chức, cánhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn kỹ thuật ,
quy tắc quản lý về DS-KHHGĐ (như các chuẩn mực thiết yếu đối với từng loại dịch vụ, chuẩn quốc gia về KHHGĐ….) Thực hiện chức năng này là công việc
của Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Tổng cục DS-KHHGĐ và Thanh tra các Sở
Y tế Trong thực tế các cơ quan này không chỉ thực hiện việc thanh tra chuyênngành mà còn có nhiệm vụ giúp Thủ trưởng thực hiện thanh tra hành chính đốivới các cơ quan đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ và Sở Y tế
Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi viphạm pháp luật về DS-KHHGĐ; phát hiện những sơ hở trong cơ chế, chínhsách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biệnpháp khắc phục; phát huy những nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực,hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ, bảo vệ lợi ích củanhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Thanh tra là hoạt động thường xuyên, không chỉ được thực hiện kh i cóđơn tố giác hoặc có vụ việc xảy ra, do vậy mục đích phòng ngừa là mục đích
ưu tiên hàng đầu của thanh tra
Hoạt động thanh tra phải tuân thủ pháp luật, đảm bảo chính xác, kháchquan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời, không làm cản trở hoạt độngbình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng của thanh tra
d) Đánh giá
Đánh giá là một chức năng quan trọng của quản lý nói chung và quản lýnhà nước về DS-KHHGĐ nói riêng, là khâu cuối và không thể thiếu của quátrình quản lý Đánh giá là một hoạt động khoa học, có tính khái quát mà bảnchất là sự so sánh giữa các phần việc, kết quả đã đạt được sau một khoảng thờigian nhất định với các mục tiêu đề ra để xem xét mức độ đ ạt được mục tiêu vềDS-KHHGĐ
e) Điều phối
Điều phối là một quá tr ình lồng ghép các hoạt động của nhiều đối tượng
quản lý khác nhau (bao gồm các đối tượng quản lý trong và ngoài đơn vị )
Trang 14nhằm đảm bảo cho các hoạt động được tiến hành đồng bộ, tuân theo trật tự, tạonên sự cộng hưởng trong việc thực hiện mục đích đề ra.
Điều phối là chức năng tách biệt của nhà quản lý, song nên coi điều phối
là thực chất của việc quản lý Bởi vì, phối hợp việc thực hiện các chức năngquản lý chính là mục đích của quản lý
Điều phối tốt sẽ sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực, cải thiện cungcấp dịch vụ, chia sẻ thông tin và bài học kinh nghiệm, mở rộng phạm vi hoạtđộng và tiếp cận có hiệu quả hơn đến các nhóm đối tượng
Trong công tác DS-KHHGĐ, việc phối hợp đã trở thành mộ t nhiệm vụtrung tâm nhằm tăng cường năng lực thực hiện công tác DS-KHHGĐ để đónggóp vào mục tiêu chung của chương trình Công tác DS -KHHGĐ sẽ hiệu quảhơn nếu được sự phối hợp thực hiện tốt giữa cơ quan quản lý và cơ quan thựchiện ở các cấp Việc phối hợp được thể hiện rõ không chỉ trong tổ chức thựchiện kế hoạch mà còn ở tất cả các khâu khác trong quá trình quản lý như lập kếhoạch, điều hành, xây dựng tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
kế hoạch cũng như đánh giá việc thực hiện các mụ c tiêu chung của chươngtrình đã được đề ra
4 Mục tiêu quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ
4.1 Khái niệm
Mục tiêu quản lý nhà nước về DS-KHHGÐ là trạng thái DS-KHHGÐmong muốn, phải đạt tới tại một thời điểm nào đó trong tương lai hoặc sau mộtthời gian nhất định
Những mục tiêu này phải thể hiện một cách tập trung những biến đổiquan trọng nhất về quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số
4.2 Vai trò của mục tiêu quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ
- Mục tiêu là điểm xuất phát quyết định diễn biến và hoạt động của toàn
bộ quá trình QLNN về DS -KHHGÐ của toàn hệ thống
- Hệ thống các mục tiêu quản lý là căn cứ quan trọng để hình thành tổchức bộ máy làm công tác DS-KHHGÐ
- Mục tiêu là cơ sở của mọi tác động QLNN Từ mục tiêu, các cơ quanQLNN về DS-KHHGÐ đề ra các giải pháp, quyết định để thực hiện mục tiêu
- Mục tiêu quản lý phản ảnh và quy tụ lợi ích của Nhà nước, cộng đồng
và của từng gia đình
Trang 15Xác định đúng và phấn đấu đạt được các mục đích đã đề ra sẽ đảm bảođạt được các lợi ích của Nhà nước, xã hội và c á nhân.
4.3 Hệ thống mục tiêu quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ
Trong công tác DS-KHHGÐ có các mục tiêu trước mắt, mục tiêu quá độ
và mục tiêu lâu dài (có tính chiến lược).
Mục tiêu lâu dài, mục tiêu có tính chiến lược là cơ sở, là định hướng đểhoạch định sắp xếp các mục tiêu quá độ và trước mắt Ngược lại, phải thựchiện tốt các mục tiêu cụ thể ở từng thời điểm mới có thể đạt được mục tiêu lâudài Trong thực tiễn, đó là mục tiêu của chiến lược (10 năm), mục tiêu củachương trình mục tiêu quốc gia (5 năm) và mục tiêu hàng năm
Theo cấp quản lý nhà nước : có mục tiêu DS-KHHGÐ chung của cả nước,mục tiêu của từng ngành (giáo dục, công an, quân đội ) và của từng địaphương Mục tiêu của cả nước là cơ sở để hoạch định mục tiêu của các ngành
và các địa phương Thực hiện tốt mục tiêu của các ngành, các địa phương mớithực hiện được mục tiêu chung của cả nước
Theo nội dung hoạt động QLNN cụ thể: có các loại mục tiêu về quy môdân số, cơ cấu dân số, phân bổ dân cư và nâng cao chất lượng dân số
4.3.1 Về quy mô dân số
Kiểm soát quy mô dân số “ thực hiện gia đình ít con, tiến tới ổn định mô
dân số một cách hợp lý ” thông qua chương trình KHHGĐ nhằm tạo thuận lợi
cho sự nghiệp phát triển đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhândân luôn là mục tiêu được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực DS-KHHGÐ của
Nhà nước ta từ khi bắt đầu công tác DS-KHHGÐ cho đến nay
Giai đoạn 19611975: Trong giai đoạn này, mục tiêu của công tác DS
-KHHGĐ là hướng tới quy mô gia đình 3 con, đẻ thưa, đẻ muộn nhằm bảo vệ sức
khỏe bà mẹ, nuôi dạy con cái được chu đáo, bảo đảm hạnh phúc và sự hòa thuậncủa gia đình thông qua cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch đối với phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ, trước hết trong nữ công nhân viên chức Nhà nước, lực lượng
vũ trang và tập trung ở vùng đồng bằ ng đông dân
- Giai đoạn 1975-1991: Công tác DS-KHHGĐ được xác định là vị trí
quốc sách trong sự nghiệp phát triển đất nước
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảnglần thứ IV đã xác định "Mọi ngành, mọi cấp phải coi trọng cuộ c vận động sinh đẻ
có kế hoạch là công tác có tầm quan trọng to lớn, có ý nghĩa chính trị, kinh tế và
Trang 16xã hội, góp phần tích cực vào việc nâng cao đời sống của nhân dân ta” ( Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB Sự thật, Hà nội -1977, trang 72).
Mục tiêu cuộc vận động trong giai đoạn này là đẻ ít (2 đến 3 con), đẻ muộn(từ 22 tuổi trở lên) và đẻ thưa (cách nhau từ 3 đến 5 năm)
- Giai đoạn từ 1991 đến năm 2000:
+ Đại hội Đảng lần thứ VII xác định vị trí, vai trò và yêu cầu đối với côngtác DS-KHHGĐ là “giảm tốc độ gia tăng dân số là một quốc sách, phải trở thành
cuộc vận động rộng lớn, mạnh mẽ và sâu sắc trong toàn dân” ( Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà nội -1991, trang 76 ).
+ Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư số 04-NQ/HNTW ngày 14/1/1993 củaBan chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về chính sách DS -KHHGĐ xác định:
Mục tiêu tổng quát của chính sách DS-KHHGĐ là “Thực hiện gia đình ítcon, khoẻ mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”;
Mục tiêu cụ thể là “Mỗ i gia đình chỉ có một hoặc hai con, để tới năm 2015bình quân trong toàn xã hội mỗi gia đình (một cặp vợ chồng) có 2 con, tiến tới ổn
định quy mô dân số từ giữa thế kỷ 21
+ Chiến lược DS-KHHGÐ đến năm 2000 đã cụ thể hóa thông qua việc
xác định mục tiêu cụ thể cho giai đoạn này là: Giảm nhanh tỉ lệ sinh con thứ ba
trở lên để đến năm 2000, tổng tỉ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ) đạt mức 2,9 hoặc thấp hơn và quy mô dân số dưới 82
triệu người
Thực tế, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp của chiến lược này chúng
ta đã đạt vượt mức mục tiêu cụ thể đã đề ra trong chiến lược DS -KHHGÐ đếnnăm 2000 Theo tổng điều tra dân số 1/4/1999, dân số nước ta là 76,3 triệungười, tổng tỉ suất sinh là 2,3 con, thấp hơn nhiều so với mức dự k iến
- Giai đoạn 2001-2010:
+ Quyết định số 147/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 -2010 xác
định, mục tiêu cụ thể là “Duy trì xu thế giảm sinh một cách vững chắc để đạt mức
sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005, ở vùng sâu,vùng xa và vùng nghèo chậm nhất vào năm 2010 để quy mô dân số, cơ cấu dân số
và phân bố dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội vào năm 2010…”
+ Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ,nêu rõ mục tiêu về quy mô dân số:
Trang 17“Nhanh chóng đạt mức sinh thay thế, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức
115-120 triệu người vào giữa thế kỷ 21”
Với các chỉ tiêu cụ thể về quy mô dân số phải đạt được vào năm 2010:Tổng tỉ suất sinh đạt mức thay thế, giảm tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống1,1%, dân số cả nước không quá 88 triệu người
Kết quả tổng điều tra dân số 1/4/2009 cho thấy, quy mô dân số là 85,759triệu người, tỉ lệ phát triển dân số bình quân giai đoạn 10 năm 1999 -2009 là1,2%, số dân tăng thêm trung bình mỗi năm là 947 ngàn người Từ kết quả này
suy ra, chúng ta đã đạt và vượt các mục tiêu về dân số đã đề ra cho giai đoạn
10 năm 2001-2010 Nếu tiếp tục duy trì nỗ l ực, trong những năm tiếp theo,
cộng với tác động thuận chiều của những yếu tố KT-XH của những năm tới,chúng ta hoàn toàn có khả năng đạt được mục tiêu về quy mô dân số là ổn địnhquy mô dân số ở mức thấp hơn đáng kể so với mức 115 -120 triệu mà Nghịquyết số 47-NQ/TƯ đã đề ra
4.3.2 Về cơ cấu dân số
- Giai đoạn 1961-2000: Các mục tiêu cụ thể về cơ cấu dân số là tạo điều
kiện phát triển dân số của các dân tộc thiểu số có nguy cơ suy giảm (ngườiRục, người Brâu); phát triển giáo dục, đào tạo nghề, tạo công ă n việc làm để sửdụng có hiệu quả lực lượng dân số trong độ tuổi lao động
- Giai đoạn 2001 đến nay: Bên cạnh việc tiếp tục giải quyết những mục
tiêu như các giai đoạn trước, sau năm 2005, mục tiêu về cơ cấu dân số được
mở rộng thêm nội dung:
+ Kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) nhằm hạn chế dần việcmất cân bằng giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỉ số này trở lại mức cân bằng(105-106 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái) vào năm 2025 Tỷ số giới tính khisinh ở nước ta tăng liên tục từ mức 109 bé trai/100 bé gái năm 2005 lên
111,2/100 năm 2010 và 111,9/100 năm 2011 Mất cân bằng giới tính khi sinh
trở thành vấn đề ”nóng” và dự kiến sẽ tiếp tục tăng
+ Tăng cường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thông qua việc tăng tỷ
lệ các cơ sở y tế tuyến huyện t rở lên có điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sứckhỏe người cao tuổi; tăng tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cận dịch vụ chăm sócsức khỏe dựa vào cộng đồng Tỷ trọng dân số người cao tuổi (NCT – 60+) ngày
càng tăng từ 7,2% năm 1989 lên 8,1% năm 1999 và 8,68% năm 2009; đến năm
2010 đã là 9,4% Tỷ trọng NCT 65 + cũng tăng nhanh từ 4,7% năm 1989 lên
5,8% năm 1999 và 6,4 năm 2009; đến năm 2010 đã là 6,8%
Trang 184.3.3 Về phân bố dân số
- Giai đoạn 1961-1986: Các mục tiêu chủ yếu về phân bố dân số được
tập trung quan tâm giải quyết bao gồm phân bố lại dân cư giữa các vùng thông
qua chương trình đưa lao động từ các vùng đồng bằng, đô thị quá đông dân,
thừa lao động lên khu vực trung du, miền núi phía Bắc (trước 1975), Tâynguyên, miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long (từ sau 1975) đểkhai hoang và xây dựng các vùng kinh tế mới ; đồng thời hạn chế di dân vàocác thành phố lớn Các cuộc di dân phân bố lại dân cư đó đều được thực hiệntheo các kế hoạch với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể trong các kế hoạch pháttriển kinh tế – xã hội 5 năm và hàng năm
- Giai đoạn từ 1986 đến nay: Dưới tác động của những thay đổi căn bảncủa cơ chế quản lý , thực hiện cơ chế thị trường và nền kinh tế nhiều thành phầncác chính sách và mục tiêu phân bố dân cư thông qua di dân của nhà nước tacũng có những chuyển hướng nhằm nâng cao hiệu quả của việc phân bố lại dân
cư phù hợp với sự phát triển KT-XH đất nước trong giai đoạn mới Các mục tiêu
chủ yếu về phân bố dân cư trong giai đoạn này gồm:
+ Đảm bảo di cư đáp ứng nhu cầu lao động của sự phát triển công nghiệp
+ Thực hiện bố trí, sắp xếp lại dân cư vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó
khăn về đời sống, vùng biên giới, hải đảo, vùng suy yếu và rất suy yếu của
rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiê m ngặt của rừng đặc dụng
+ Thực hiện định canh, định cư, phấn đấu đến năm 2010, hoàn thành cơbản việc định canh, định cư cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh,
du cư trên phạm vi cả nước; 70% số điểm định canh, định cư tập trung (thôn,
bản) có đủ các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp với quy hoạ ch chung
(đường giao thông, điện, lớp học, nhà sinh hoạt cộng đồng v v… ) 100% số hộđồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư được tổ chức định canh, định cư theo
qui hoạch có nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt ; trong đó, trên 70% số
hộ được sử dụng điện, nước sinh hoạt hợp vệ sinh
4.3.4 Về chất lượng dân số
Trước năm 2000, mục tiêu về chất lượng dân số không được đặt ra rõ
ràng, cụ thể
Giai đoạn 2001-2010, mục tiêu về chất lượng dân số được xác định rõ,
cụ thể là: “Nâng cao chất lượng dân số v ề thể chất, trí tuệ và tinh thần đáp ứngnhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá,
Trang 19hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người (HDI) ở mứctrung bình tiên tiến thế giới vào năm 2010”1.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu chính về chất lượng dân số Việt nam
Mục tiêu củaChiến lượcđến năm 2010
Kết quảđạt được đếnnăm 2009
1 Chỉ số phát triển con người (HDI – điểm) 0.70 – 0.75 0.725
5 GDP đầu người (% so với hiện nay) 200 350
8 Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (%) 25 18,9
12 Tỷ số giới tính khi sinh(số bé trai/100 bé gái) 110,5/100
Nguồn:Kết quả TĐT Dân số và nhà ở năm 2009 - TCTK
5 Nguyên tắc quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ
5.1 Khái niệm
Các nguyên tắc quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ là các quy tắc chỉ đạo,những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý Nhà nước phải tuân thủtrong quá trình quản lý lĩnh vực DS-KHHGĐ
Để thực hiện tốt các chức năng quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ, đòi hỏitrong quá trình quản lý các nguyên tắc cần phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Phù hợp với mục tiêu quản lý về DS -KHHGĐ;
- Phản ánh đúng tính chất và các quan hệ quản lý trong lĩnh vực KHHGĐ, bao gồm cả tính chất và quan hệ chung, phổ biến của quản lý nhànước nói chung và tính chất, quan hệ đặc thù riêng biệt của quản lý nhà nước
DS-về DS-KHHGĐ;
1
quyết định số 147/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Trang 20- Phải đảm bảo tính hệ thống nhất quán và được đảm bảo bằng pháp luậtnhà nước;
- Phải phù hợp môi trường toà n cầu hoá và hội nhập ngày càng sâu, rộngvào đời sống chính trị- kinh tế quốc tế
5.2 Các nguyên tắc quản lý DS-KHHGĐ của nhà nước ta
5.2.1 Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác DS -KHHGĐ
Đảng ta là Đảng cầm quyền Đảng lãnh đạo toàn diện sự nghi ệp xâydựng và bảo vệ tổ quốc Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định sự tồn tạicủa nhà nước cũng như sự ổn định và phát triển đất nước Công tác DS-KHHGĐ là công tác khó khăn, phức tạp và lâu dài Để đảm bảo thành công, vàthành công vững chắc trong lĩnh vực DS-KHHGĐ nhất thiết phải tăng cườngvai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình tổ chức và hoạt động quản lý nhànước về DS-KHHGĐ ở các cấp phải thừa nhận và chịu sự lãnh đạo của Đảng.Nội dung lãnh đạo củ a Đảng đối với quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ thể hiệntập trung ở những nội dung chủ yếu sau:
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện cácchính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch về DS -KHHGĐ;
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước vềDS-KHHGĐ, bố trí cán bộ chủ trì các cơ quan quản lý này;
- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra thực hiệnchính sách, pháp luật, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các mục tiêu DS -KHHGĐ;
- Đảm bảo cán bộ, Đảng viên gương mẫu thực hiện chính sách, pháp luật
về DS-KHHGĐ, đồng thời tích cực vận động nhân dân tham gia, thực hiện
Hình thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng là ban hành các Nghị quyếtđại hội, Nghị quyết Ban chấp hành, cấp uỷ Đảng các cấp; phổ biến triển khai,kiểm điểm đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết đối với các tổ chức Đảng,
cơ quan chính quyền nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và đoànthể quần chúng
5.2.2 Tôn trọng quy luật khách quan
Mọi sự vật và hiên tượng trong tự nhiên và xã hội bao gồm cả các yếu tố
và quá trình dân số đều tồn tại và vận động theo các quy luật khách quan
Trang 21Các quy luật dân số là mối liên hệ bản chất, tất nhiên phổ biến, bềnvững, lặp đi, lặp lại của các hiện tượng dân số, trong những điều kiện nhấtđịnh Ví dụ: Quy luật quá độ dân số, quy luật “bùng nổ dân số” sau chiến tranh,quy luật hút, đẩy chi phối quá trình di dân…
Để có thể quản lý được các yếu tố quy mô, cơ cấu , phân bố và chấtlượng dân số trên cơ sở tác động đến các hành vi của c ác cá nhân, đòi hỏi phảinhận thức được các quy luật về dân số
Tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan trong quản lýnhà nước về DS-KHHGĐ đòi hỏi cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lýnhà nước phải có trình độ lý luận, kiến thức về DS -KHHGĐ và các lĩnh vựcliên quan, có bản lĩnh vững vàng cả về chính trị, chuyên môn và phải có quanđiểm lịch sử cụ thể trong xử lý các tình huống quản lý
5.2.3 Nguyên tắc tập trung dân chủ
Tập trung dân chủ là nguyên tắc quản lý nhà nước nói chung và qu ản lýnhà nước từng lĩnh vực nói riêng, trong đó có lĩnh vực DS-KHHGĐ Đó làphải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trongquản lý nhà nước về DS-KHHGĐ Tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủphải thể hiện trong khuôn khổ tập trung
a) Biểu hiện của tập trung trong quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ là:
- Thông qua hệ thống pháp luật, chính sách về DS-KHHGĐ
- Thông qua công tác kế hoạch hoá (tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xâydựng và chế độ thực hiện các chiến lược, quy hoạch, c hương trình, kế hoạchdài hạn, trung hạn, ngắn hạn…)
Thực hiện chế độ một thủ trưởng ở cơ quan quản lý nhà nước về DS KHHGĐ ở tất cả các cấp
-b) Biểu hiện của dân chủ:
- Mở rộng và quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn quản lý nhà nước vềDS-KHHGĐ của các cấp Kết hợp chặt chẽ quản lý theo ngành, quản lý theolãnh thổ và địa phương
- Phát huy đầy đủ quyền chủ động của các địa phương, đơn vị
Để đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về DS -KHHGĐcần phân cấp một cách hợp lý giữa trung ương và địa phương nhằm tăng cườngtính chủ động sáng tạo của chính quyền địa phương và cơ sở Tránh cả haikhuynh hướng tập trung quá mức cũng như dân chủ quá trớn
Trang 225.2.4 Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề mang tính quy luật của mọi tổ chức kinhtế-xã hội, không riêng gì đối với các cơ quan quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ
Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt của một vấn đề Với nguồn lực có hạn
về nhân lực, vật lực, tài lực và thời gian cần tạo ra được kết quả tốt nhất, nhiềunhất, nhanh nhất, theo hướng đạt được các mục tiêu về DS -KHHGĐ đã đề ra
Trong điều kiện các nguồn lực đảm bảo cho công tác DS-KHHGĐ có hạn,việc đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong triển khai thực hiện các hoạt động quản
lý nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng Để thục hiện nguyên tắc này tronghoạt động quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ cần chú ý một số điểm sau:
- Lựa chọn các giải pháp với các chi phí thấp nhưng mang lại kết quả tốt,hiệu quả cao, chẳng hạn như sủ dụng trong chương trình KHHGĐ các biệnpháp giá thấp như vòng tránh thai, triệt sản, thuốc uống, thuốc tiêm, bao caosu Nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu về tính đa dạng, an toàn, thuận tiện
và chất lượng cao; Lồng ghép các hoạt động truyền thông vào các sinh hoạtvăn hóa dân gian, các sản phẩm tiêu dùng phổ biến…
- Khuyến khích việc nghiên cứu, phát huy s áng kiến trong tổ chức cáchoạt động về DS-KHHGĐ
- Thực hiện tốt các quy định về mua sắm và quản lý tài sản công (kinhphí, vật tư, trang thiết bị chuyên dụng và làm việc)
- Thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí trong hệthống các cơ quan quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ các cấp
Tuy nhiên cần lưu ý, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả không đồng nghĩavới hạn chế chi tiêu mà là chi tiêu đúng mức, đúng việc, đúng lúc Khi cần thiếtphải tăng chi phí mới đủ mức tạo ra sự thay đổi hoặc để đạt kết quả nhanh hơn,nhiều hơn, cũng có lúc thực hiện sớm (ví dụ: tổ chức chiến dịch lồng ghéptruyền thông và dịch vụ vào tháng đầu, quý đầu) sẽ có hiệu quả cao hơn
5.2.5 Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích
Lợi ích là linh hồn của mọi quá trình quản lý Lợi ích vừa là mục tiêuvừa là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội Do đó,trong quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ phải chú ý đến lợi ích về vật chất vàtinh thần của con người, để khuyến khích có hiệu quả tính tích cực và sáng tạocủa họ
Trang 23Nội dung của nguyên tắc: Phải kết hợp hài hoà các lợi ích của các cánhân, xã hội và Nhà nước nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong tràonhân dân thực hiện công tác DS-KHHGĐ, đạt được mục tiêu nhanh chón g vàbền vững.
Lợi ích của các bên liên quan trong công tác dân số:
- Lợi ích của nhà nước: Kiểm soát được quy mô, cơ cấu dân số, thực
hiện phân bố dân cư hợp lý, nâng cao chất lượng dân số cho phù hợp với chiếnlược phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân
- Lợi ích của các cá nhân và gia đình : Đảm bảo các quyền tự do cá
nhân, đồng thời có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi cá nhân và giađình, đạt đư ợc sự phát triển toàn diện của cá nhân
- Lợi ích của các cộng đồng, xã hội: Đời sống vật chất và tinh thần của
các thành viên trong cộng đồng, tổ chức được nâng cao, đời sống và sinh hoạtcủa cộng đồng phát triển hài hoà
Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến việc đảm bảo kết hợp hài hoàlợi ích của nhà nước, lợi ích của cộng đồng, xã hội và cá nhân trong công tácDS-KHHGĐ bằng hệ thống các giải pháp về tuyên truyền, giáo dục kết hợp vớicung cấp dịch vụ và có chính sách đưa lại lợi ích trực tiếp cho các cá nhân và giađình Đảng ta khẳng định “giải pháp cơ bản để thực hiệ n công tác DS-KHHGĐ
là vận động, tuyên truyền và giáo dục gắn liền đưa dịch vụ KHHGĐ đến tậnngười dân; có chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho người chấp nhận gia đình
ít con, tạo động lực thúc đẩy phong trào quần chúng thực hiện KHHGĐ”2 Nộidung này cũng được nêu trong Pháp lệnh dân số “Kết hợp giữa quyền và lợi íchcủa cá nhân, gia đình và lợi ích của cộng đồng và toàn xã hội”3
Thực tiễn công tác DS-KHHGĐ trong thời gian qua, nguyên tắc này đãđược thực hiện tốt Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng đảm bảocông tác DS-KHHGĐ đạt được kết quả nhanh và bền vững
5.2.6 Đảm bảo nhân quyền
Trong quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ, nhà nước ta luôn luôn thựchiện đúng cam kết của mình trong các điều ước, công ước quốc tế mà nhà nước
đã ký kết, gia nhập như công ước về quyền con người, trong đó xác định các cánhân có quyền trong sinh sản và cư trú Do đó, một trong những nguyên tắccăn bản của quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ là phải đảm bảo nhân quyền
Trang 24Nội dung của nguyên tắc là “đảm bảo việc chủ động, tự nguyện và bìnhđẳng của mỗi cá nhân, gia đình trong kiểm soát sinh sản, chăm sóc sức khoẻsinh sản, lựa chọn nơi cư trú và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượngdân số”4.
Biện pháp chủ yếu mà các cơ quan Nhà nước sử dụng để quản lý là tiếnhành các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục các gia đình, cá nhân vàcộng đồng nhằm làm chuyển biến về nhận thức và thái độ của cá nhân, cộngđồng và toàn xã hội, trên cơ sở đó chủ động và tự nguyện thực hiện các hành vi
về DS-KHHGĐ vì lợi ích của chính bản thân, gia đình và lợi ích của cộngđồng, xã hội
5.2.7 Quán triệt vận dụng các nguyên tắc
Các nguyên tắc quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ cơ bản trên đây mangtính quy luật Nó định hướng cho hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước
về DS-KHHGĐ ở các cấp Để quán triệt và vận dụng các nguyên tắc nêu trênmột cách đúng đắn và có hiệu quả, cần chú ý một số vấn đề sau:
- Coi trọng đúng mức việc hoàn thiện hệ thống nguyên tắc quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ Các nguyên tắc vừa mang tính khách quan vừa có tính
chủ quan Nhận thức của các cơ quan quản lý luôn có hạn, trong khi các quátrình DS-KHHGĐ luôn vận động và biến đổi trong mối tương tác qua lại vớimôi trường kinh tế-xã hội cũng biến động không ngừng, vì vậy phải tích cựcnghiên cứư lý luận và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn công tác DS -KHHGĐnhằm hoàn thiện các nguyên tắc quản lý phù hợp
- Vận dụng tổng hợp các nguyên tắc Mỗi nguyên tắc quản lý nêu trên
đều có mục đích, nội dung và yêu cầu riêng đối với quá trình quản lý nhà nước
về DS-KHHGĐ, đồng thời chúng lại tạo thành một hệ thống thống nhất Trongthực tiễn quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ phải nắm vững từng nguyên tắccũng như cả hệ thống nguyên tắ c, quán triệt đầy đủ các nguyên tắc này trongquá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý của cơ quan quản lý nhà
4
Pháp lệnh dân số, khoản 2, điều 2.
Trang 25nước về DS-KHHGĐ xây dựng pháp luật chính sách, lựa chọn sử dụng cáccông cụ và phương pháp quản lý.
- Lựa chọn hình thức và phương ph áp vận dụng, nguyên tắc cho phù hợpvới đối tượng quản lý, cấp quản lý và những điều kiện kinh tế -xã hội cụ thể,tạo cơ sở nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ
6 Phương pháp quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ
Các mục tiêu quản lý, các quy luật, các nguyên tắc quản lý đã giúp chochủ thể quản lý trả lời được câu hỏi “phải làm gì”, “làm như thế nào” Để trảlời được câu hỏi này, chủ thể quản lý cần có các phương pháp quản lý thíchhợp Các phương pháp quản lý có liên quan chặt chẽ với mục tiêu quản lý vànguyên tắc quản lý Chúng xác định con đường, cách thức và biện pháp cụ thể
để đạt được mục tiêu quản lý
Sơ đồ 2 Mối quan hệ giữa mục tiêu,
nguyên tắc và phương pháp quản lý
6.1 Khái niệm
Phương pháp quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ là tổng thể các cáchthức tác động có thể có và có chủ đích của Nhà nước (chủ thể quản lý) đối vốicác tổ chức, cá nhân (đối tượng quản lý) và khách thể quản lý nhằm thực hiệncác mục tiêu về DS -KHHGĐ; là biểu hiện cụ thể mối quan hệ giữa Nhà nước
và các cơ quan của nó với các đối tượng quản lý về DS-KHHGĐ
Phương pháp quản lý có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý.Trong điều kiện nhất định, nó có vai trò quyết định quan trọng đến sự thực hiện
Các phương pháp quản lý
Nghệ thuật quản lý
Trang 26thành công hay thất bại các mục tiêu và nhiệm vụ của quản lý Ngoài ra,phương pháp quản lý còn thể hiện ở chỗ có khả năng khơ i dạy những động lực,kích thích tính năng động, sáng tạo của con người, phát huy các tiềm năng của
tổ chức cũng như các cơ hội có lợi từ bên ngoài
Trong thực tiễn, phương pháp quản lý về DS-KHHGĐ là phải thườngxuyên trao đổi trong từng tình huống cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc điểm của đốitượng cũng như năng lực, kinh nghiệm của các cơ quan Nhà nước v à đội ngũcông chức, viên chức thực thi
6.2 Các phương pháp quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ
Phương pháp quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ được xem xét dướinhiều khía cạnh khác nhau, do đó có nhiều cách phân loại khác nhau Dưới góc
độ nội dung và cơ chế hoạt độ ng quản lý, phương pháp quản lý Nhà nước vềDS-KHHGĐ bao gồm:
6.2.1 Phương pháp hành chính
- Phương pháp hành chính trong quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ làcách thức tác động trực tiếp của Nhà nước thông qua các quyết định có tính bắtbuộc lên các tổ chức, cá nhân nhằm đạt được mục tiêu làm thay đổi trạng tháicủa các yếu tố dân số theo mục tiêu đã đề ra trong những tình huống nhất định
- Đặc điểmcơ bản của phương pháp hành chính trong quản lý Nhà nước
về DS-KHHGĐ là tính bắt buộc, cưỡng bức với việc sử dụng triệt để quyền lựcNhà nước: quyền lực công mà nhân dân và xã hội trao cho Nhà nước
+ Tính bắt buộc đòi hỏi các đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêmchỉnh các tác động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng
+ Tính quyền lực đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ được phépđưa ra các qui định hành chính đúng với thẩm quyền của mình và đúng với quiđịnh của pháp luật về DS-KHHGĐ
- Các phương pháp hành chính có vai trò rất to lớn trong công tác quản
lý nhà nước về DS-KHHGĐ thể hiện ở các khía cạnh sau:
+ Xác lập trật tự, kỷ cương, chế độ hoạt động trong hệ thống quản lý vềDS-KHHGĐ;
+ Giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý Nhà nước về lĩnh vực nàymột cách nhanh chóng, chi phí thấp;
+ Kết nối các phương pháp khác thành một hệ t hống
Trang 27- Cách thức tác động: Các phương pháp hành chính tác động vào đốitượng quản lý theo hai hướng: tác động về mặt tổ chức và tác động điều chỉnhhành động của đối tượng quản lý.
+ Theo hướng tác động về một tổ chức: Nhà nước xây dựng và khôngngừng hoàn thiện khung pháp luật, tạo ra hành lang pháp lý cho các tổ chức và
cá nhân, làm cho các hoạt động của tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực DS KHHGĐ diễn ra theo một trật tự xác định Những chủ trương, chính sách vềDS-KHHGĐ đều phải được thể chế hoá bằng các văn bản qui phạm pháp luậtnhằm đảm bảo được chấp hành nhất quán Các văn bản này qui định các loạihành vi được phép thực hiện, các loại hành vi bị cấm, thẩm quyền ban hành,kiểm tra thanh tra của các cơ quan nhà nước; qui trình và thủ tục thực hiện
-+ Theo hướng tác động điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý, các
cơ quan quản lý đưa ra các chỉ thị, mệnh lệnh, kết luận về việc thực hiện nhiệm
vụ, chấp hành các quy tắc, thực hiện hoặc ngừng thực hiện các hoạt động của
cá nhân, tổ chức Chẳng hạn như quyết định xử phạt hành chính (cảnh cáo,phạt tiền, thu hồi giấy phép v.v…) đối với các tổ chức cung cấp trái phép cácdịch vụ chuẩn đoán giới tính khi sinh, loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giớitính khi sinh
Phương pháp hành chính đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải có quyếtđịnh dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ tổ chức, người thực hiện, loại trừkhả năng có sự giải thích khác nhau đối với nội dung các quyết định
- Các yêu cầu khi sử dụng phương pháp hành chính:
+ Quyết định hành chính chỉ có hiệ u quả cao khi quyết định đó có cơ sởkhoa học, được luận chứng đầy đủ về mọi mặt trên cơ sở có đủ thông tin cầnthiết Cơ quan quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ các cấp chỉ ra quyết định khitập hợp đủ những thông tin cần thiết nhất, tính toán các lợi ích của các bên cóliên quan và dự liệu các khía cạnh tiêu cực có thể xảy ra khi quyết định đượcthực hiện Từ đó, chuẩn bị các biện pháp bổ sung để hạn chế các ảnh hưởngtiêu cực, phát huy các mặt tích cực
+ Khi sử đụng phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn vàtrách nhiệm của mỗi cơ quan, mỗi bộ phận, mỗi cán bộ khi sử dụng các quyềnhạn hành chính Ngoài ra quyết định phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyếtđịnh của mình
+ Trong mọi trường hợp cần tránh những hình thức mệnh lệnh xem nhẹnhân cách của người chấp hành, vi phạm các quyền tự do cá nhân
Trang 28Tóm lại, phương pháp hành chính là hoàn toàn cần thiết, không cóphương pháp hành chính thì Nhà nước không thể quản lý lĩnh vực DS -KHHGĐ có hiệu quả Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp và đảm bảo thực thinghiêm chỉnh luật pháp về DS-KHHGĐ là nội dung cơ bản của quản lý Nhànước về DS-KHHGĐ ở nước ta hiện nay.
6.2.2 Phương pháp kinh tế
- Phương pháp kinh tế trong quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ là cáchthức tác động của Nhà nước đến các tổ chức, cá nhân dựa trên nhữ ng lợi íchkinh tế có tính hướng dẫn nhằm làm cho các tổ chức cá nhân chủ động, tíchcực, tự giác thực hiện các hành vi có lợi hướng đến đạt được các mục tiêu vềDS-KHHGĐ đã đề ra
- Các phương pháp kinh tế tác động đến đối tượng quản lý không phải
bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích, tức là chỉ để ra mục tiêu, nhiệm
vụ phải đạt được, hành động phải thực hiện; đưa ra các điều kiện khuyến khích
về vật chất, các cá nhân, tổ chức (với tư cách là đối tượng quản lý) vì lợi íchthiết thực phải tự xác định và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề
- Để mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng các phương pháp kinh tếtrong quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ cần lưu ý những vấn đề sau:
+ Nghiên cứu kỹ lưỡng và toàn diện các yếu tố kinh tế - xã hội, tập quán
và văn hoá để xác định đúng các loại hành vi nào có thể tác động có hiệu quảbằng các biện pháp kích thích (hay hạn chế) bằng kinh tế
+ Xây dựng mức khuyến khích hay hạn chế một cách phù hợp với cácđiều kiện cụ thể về mặt bằng thu nhập, xu hướng cá nhân, tập quán của cộngđồng ở từng khu vực sao cho mức khuyến khích (hay hạn chế) phải vừa đủ.Nếu thấp thì không tạo ra được sự khuyến khích hoặc hạn chế Nếu cao thìvượt quá khả năng trợ cấp của ngân sách Luôn quan tâm, định kỳ xem xét điềuchỉnh các mức khuyến khích hoặc hạn chế cho phù hợp với sự thay đổi của cácyếu tố kinh tế - xã hội sao cho duy trì tác dụng khuyến khích hoặc hạn chế ởmức mong muốn, tránh lạc hậu với thực tế
+ Thực hiện sự phân cấp một cách hợp lý theo hướng mở rộng dầnquyền hạn cho địa phương, cơ sở
+ Nâng cao trình độ của cán bộ quản lý Bởi vì sử dụng các phươngpháp kinh tế đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải hiểu biết và thông thạo kiếnthức và kinh nghiệm về nhiều mặt, đồng thời phải có bản lĩnh vững vàng
6.2.3 Phương pháp giáo dục
Trang 29- Phương pháp giáo dục trong quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ là cáchthức tác động của Nhà nước vào nhận thức, tình cảm của những con ngườithuộc đối tượng quản lý nhằm nâng cao tính tự giác, tính tích cực của họ trongviệc thực hiện các hoạt động, hành vi về DS-KHHGĐ.
- Đặc trưng của phương pháp giáo dục là tuyên truyền, giáo dục, thuyếtphục bằng các hình thức khác nhau, với các thông tin, thông điệp phù hợp đểđối tượng quản lý tự nguyện chấp nhận các yêu cầu, mục tiêu của nhà nước(chủ thể quản lý) trở thành yêu cầu, mục tiêu tự thân Trong quản lý Nhà nước
về DS-KHHGĐ, phương pháp giáo dục là một trong những giải pháp cơ bản
- Nội dung giáo dục:
+ Giáo dục, vận động tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ đường lối,chính sách, pháp luật và mục tiêu về DS -KHHGĐ của Đảng và Nhà nước, tạohiểu biết và niềm tin vào tính đúng đắn của chúng để đồng lòng thực hiện
+ Cung cấp thông tin và trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất vềDS-KHHGĐ, trên cơ sở đó hiểu rõ lợi ích của công tác này đối với bản thân vàbiết cách để thực hiện, hình thành các chuẩn mực giá trị mới về DS-KHHGĐ
+ Giáo dục nhằm xoá bỏ những nhận thức, niềm tin, tập quán, thói quenhành vi cũ, không phù hợp với mục tiêu về DS -KHHGĐ và không có lợi cho
sự phát triển kinh tế - xã hội của từng gia đình, cộng đồng và đất nước
+ Cung cấp các tài liệu được thiết kế và sản xuất một cách phù hợp vớicác mục đích và đối tượng khác nhau, lồng ghép nội dung DS -KHHGĐ vàocác hoạt động văn hoá - giải trí, lễ hội
+ Tổ chức các phong trào thi đua giữa các tập thể, đơn vị, cá nhân trongthực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ
6.2.4 Vận dụng các phương pháp quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ
Trong quá trình tiến hành hoạt động quản lý nhà nước về DS-KHHGĐcần căn cứ vào mục tiêu quản lý, các nguyên tắc quản lý, thực trạng và xu thếthay đổi của đối tương quản lý trong môi trường kinh tế - xã hội cụ thể để lựachọn phương pháp quản lý thích hợp
Trang 30Trong thực tiễn quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ, phải biết kết hợp cácphương pháp quản lý với nhau để nâng cao hiệu quả quản lý, bởi vì:
+ Đối tượng quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ là con người, con ngườihoạt động vì sự thúc đẩy bởi nhiều loại động cơ khác nhau, nên phải vận dụngtổng hợp các phương pháp
+ Mỗi phương pháp quản lý riêng biệt đều có ưu, nhược điểm riêng, cầnphối hợp để bổ sung cho nhau
Khi sử dụng các phương pháp quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ phảiđảm bảo tính khách quan, tính khả thi của phương pháp, đồng thời phải nângcao nghệ thuật vận dụng các phương pháp quản lý
Để cho quá trình quản lý có hiệu quả thì người quản lý phải xem xét kỹcác yêu cầu thực tế khách quan của đối tượng quản lý và tình huống quản lý cụthể, sao cho phương pháp được sử dụng có thể tác động thiết thực đến đốitượng, tạo ra sự thay đổi ở đối tượng theo mục tiêu đã xác định
Vận dụng các phương pháp quản lý đòi hỏi phải nắm vững đối tượng vớinhững đặc điểm chung và đặc thù của nó; đồng thời lại phải lựa chọn và phốihợp các phương pháp trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan chi phối đốitượng làm cho quản lý Nhà nước về DS -KHHGĐ đạt hiệu quả cao
7 Nội dung quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ
Pháp lệnh dân số do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua, ban hànhnăm 2003, quy định nội dung quản lý nhà nước về dân số bao gồm:
7.1 Xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch,chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số;
7.2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số;7.3 Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa cơ quan nhà nước,đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số;
7.4 Quản lý, hưóng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lýnhà nước về dân số;
7.5 Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý khai thác, lưu trữ thôngtin, số liệu về dân số công tác đăng ký dân số và hệ cơ sỏ dữ liệu quốc gia vềdân cư; tổng điều tra dân số định kỳ;
7.6 Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức làmcông tác dân số;
Trang 317.7 Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụn g khoa học vàchuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dân số;
7.8 Tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận độngnhân dân thực hiện pháp luật về dân số;
7.9 Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số;
7.10 Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xủ lý vi phạmpháp luật về dân số
Việc xác định rõ nội dung quản lý nhà nước về dân số nhằm đảm bảocho việc thực hiện có hiệu quả công tác dân số, bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa công dân; tăng cường thống nhất quản lý nhà nước về dân số Các cơ quanquản lý nhà nước về dân số ở các cấp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nộidung quản lý nhà nước về dân số
II QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ-KHHGĐ
1 Tiêu chuẩn lựa chọn, đề xuất Chương trình mục tiêu quốc gia 1.1 Khái niệm
1.1.1 Chương trình
Chương trình là một tập hợp mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ và hàng loạtcác hoạt động đồng bộ, được gắn kết với nhau theo một trật tự nhất định đểgiải quyết một số vấn đề trong một thời gian nhất định
Chương trình có mục tiêu phát triển cụ thể thì gọi là chương trình mụctiêu Tên của chương trình là tên của mục tiêu phát triển
Ví dụ: Chương trình mục tiêu DS-KHHGĐ; Chương trình mục tiêuphòng, chống AIDS; Chương trình mục tiêu phòng chống ma túy
Chương trình không có mục tiêu phát triển cụ thể, tức là việc hoàn thànhmục tiêu chưa được xác định trước, nó phụ thuộc vào kết quả thực hiện trongthực tế (của các tổ chức, cá nhân hoặc phụ thuộc vào kết quả thực hiện của đốitượng quản lý) thì gọi là chương trình và kèm theo tên là mục đích của vấn đề
đó Ví dụ như: Chương trình công tác, Chương trình phối hợp, Chương trìnhnghị sự
Đặc điểm quan trọng nhất của Chương trình là sự gắn kết giữa mục đích,
mục tiêu, nhiệm vụ và hàng loạt các hoạt động đồng bộ ( đặc biệt là sự gắn kết giữa các hoạt động theo một trật tự nhất định).
Thời gian tồn tại của một chương trình là thời gian để hoàn thành mụctiêu của chương trình Thời gian dài hay ngắn tuỳ thuộc vào khả năng thực
Trang 32hiện để hoàn thành mục tiêu, sau khi hoàn thành mục tiêu thì không cònchương trình để giải quyết mục tiêu đã hoàn thành.
1.1.2 Chương trình mục tiêu quốc gia
Chương trình mục tiêu quốc gia là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ
và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường, cơchế, chính sách, tổ chức để thực hiện một hoặc một số mục tiêu đã được xácđịnh trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước trong mộtthời gian xác định
Một chương trình mục tiêu quốc gia gồm nhiều dự án khác nhau để thực
hiện các mục tiêu của chương trình ( mỗi dự án nhằm thực hiện một hay một số mục tiêu cụ thể hoặc một cấp độ mục tiêu của chương trình ) Đối tượng quản
lý và kế hoạch hoá được xác định theo chương trình, việc đầu tư được thựchiện theo dự án
Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là một tập hợp các hoạtđộng để tiến hành một công việc nhất định nhằm đạt được một hay nhiều mụctiêu cụ thể đã được xác định rõ trong chương trình với nguồn lực và thời hạnthực hiện được xác định
1.2 Đặc điểm cơ bản của chương trình mục tiêu quốc gia
Việc quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia ở nước tahiện nay được quy định tại quyết định 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009
(trước đây là quyết đ ịnh 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002) của Thủ tướng
Chính phủ Trong đó, việc quy định “Đối tượng quản lý và kế hoạch hoá đượcxác định theo chương trình” là bảo đảm sự thống nhất của chương trình mụctiêu quốc gia
1.2.2 Sự liên kết chặt chẽ giữa mục tiêu, nhiệm vụ và hoạt động
Để đảm bảo được sự liên kết giữa mục tiêu, nhiệm vụ và hoạt động mộtcách chặt chẽ, đòi hỏi phải thực hiện cơ cấu quản lý theo chương trình mục tiêuquốc gia
Trang 33Cơ cấu quản lý là các ngành, tổ chức, cá nhân có quan hệ đến việc thựchiện chương trình mục tiêu quốc gia được liên kết lại và có một tổ chức đểquản lý thống nhất chương trình gọi là Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêuquốc gia Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia có nhiệm vụ điềuhoà, phối hợp các thành viên, điều phối các nguồn lực, giải quyết các quan hệlợi ích nhằm đạt mục tiêu của chương trình đã được xác định.
1.2.3 Hạn chế số lượng chương trình và số lượng mục tiêu của
chương trình
Số lượng các chương trình mục tiêu quốc gia và số lượng các mục tiêucủa mỗi chư ơng trình là rất ít Số lượng mục tiêu của mỗi chương trình thường
là một hoặc một số mục tiêu đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh
tế xã hội Điều đó có ý nghĩa là, không thể có nhiều chương trình mục tiêuquốc gia để giải quyết đồng thời nhiều mục tiêu trong một giai đoạn hoặckhông thể có nhiều chương trình phân tán ở các ngành, các cấp để cùng giải
quyết một mục tiêu cụ thể ( tức là không có sự phân cấp trong việc thực hiện mục tiêu theo sự chủ động riêng của mỗi ngành, mỗi cấp ).
Thực tế ở nước ta trong giai đoạn đầu đã có tới 22 chương trình mục tiêuquốc gia, qua giai đoạn kiểm nghiệm, số lượng Chương trình mục tiêu quốc gia
giảm xuống chỉ còn 10 chương trình trong giai đoạn 2006-2010, bao gồm: (1)Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chốn g tội phạm; (2) Chương trình mụctiêu quốc gia Phòng, chống ma tuý; (3) Chương trình mục tiêu quốc gia Nướcsạch và vệ sinh môi trường nông thôn; (4) Chương trình mục tiêu quốc giaPhòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS; (5)Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm; (6) Chương trìnhmục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ; (7) Chương trình mục tiêu quốc gia Giảmnghèo; (8) Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm; (9) Chương trình mụctiêu quốc gia về Văn hóa và (10) Chương tr ình mục tiêu quốc gia Giáo dục vàĐào tạo
Ngày 9/11/2011, Quốc hội (kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII) đã biểuquyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch Chương trình mục tiêu Quốc gia giaiđoạn 2011-2015, cụ thể:
- Danh mục 16 Chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện tronggiai đoạn, đó là: (1) Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và dạy nghề; (2)Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; (3) Chương trình mụctiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ; (4) Chương trìnhmục tiêu quốc gia Y tế; (5) Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế
Trang 34hoạch hóa gia đình; (6) Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thựcphẩm; (7) Chương trình mục tiêu quốc gia Văn hóa ; (8) Chương trình mục tiêuquốc gia Giáo dục và đào tạo; (9) Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng,chống ma túy; (10) Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống tội phạm ;(11) Chương trình mục tiêu quốc gia Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệuquả; (12) Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu ; (13)Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; (14) Chương trìnhmục tiêu quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS ; (15) Chương trình mục tiêu quốcgia Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo ;(16) Chương trình mục tiêu quốc gia Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môitrường.
- Tổng kinh phí thực hiện 16 chương trình trong giai đoạn 2011-2015không quá 276.372 tỷ đồng; Trong đó, các nguồn vốn bao gồm: vốn từ ngân
sách trung ương là 105.392 tỷ đồng (chưa bao gồm số đã phân bổ cho chương
trình 135 giai đoạn 3 và chương trình 30a năm 2011), ngân sách địa phương là61.542 tỷ đồng, vốn ngoài nước là 19.987,5 tỷ đồng, vốn tín dụng là 39.815 tỷ
đồng và vốn huy động khác là 49.635 tỷ đồng
1.3 Tiêu chuẩn lựa chọn chương trình mục tiêu quốc gia
- Các vấn đề được chọn để giải quyết bằng chương trình mục tiêu quốc
gia phải là những vấn đề có tính cấp bách, liên ngành, liên vùng và có tầm
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước, cần phảiđược tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành để giảiquyết trong thời gian ngắn nhất
- Mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia phải nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chương trình quốc gia có thể có
một hoặc một số mục tiêu, nhưng mục tiêu phải được xác định rõ ràng, lượnghoá được và dễ dàng trong việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực hiện
- Thời gian thực hiện chương trình là thời gian cần thiết cho việc đạt được mục tiêu của chương trình nên phải quy định giới hạn, thường là 5 năm
hoặc phải phân kỳ thực hiện cho từng giai đoạn 5 năm Trường hợp thời giancần thiết của chương trình dài hơn 5 năm và không phù hợp với thời gian của
kế hoạch 5 năm thì phải xác định cho phù hợp
1.4 Những nội dung cơ bản của Chương trình mục ti êu quốc gia
Việc xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia được tiến hành cùng vớiviệc xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm
Trang 351.4.1 Căn cứ xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia
a) Xác định yêu cầu khách quan phải hình thành chương trình, bao gồm:
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình thuộc lĩnh vực của chươngtrình mục tiêu quốc gia sẽ xử lý, luận chứng những vấn đề cấp bách phải giảiquyết bằng chương trình quốc gia
- Căn cứ vào các số liệu và các chỉ tiêu đặc trưng nhất về kinh tế - xã hộitrong một số năm để xem xét xu hướng phát triển của vấn đề mà chương trìnhmục tiêu quốc gia sẽ giải quyết
b) So sánh các chỉ tiêu giữa các vùng, các khu vực và quốc tế để rút ramức độ cấp bách của vấn đề phải giải quyết
c) Các vấn đề xã hội mà Chính phủ Việt N am cam kết với quốc tế
1.4.2 Mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia
Mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia phải nằm trong chiến lượcchung về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chương trình mục tiêu quốcgia có thể có một hoặc một số mục tiêu, nhưng các mục tiêu phải được xácđịnh rõ ràng, lượng hoá được và cũng dễ dàng trong việc tính toán, kiểm tra,đánh giá trong quá trình thực hiện Có thể phân định mục tiêu trước mắt vàmục tiêu lâu dài khi kết thúc chương trình mục tiêu quốc gia
1.4.3 Thời gian thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
Là thời gian cần thiết cho việc đạt được mục tiêu của chương trình mụctiêu quốc gia Thời gian này phải có giới hạn, thường là 5 năm
1.4.4 Phạm vi hoạt động, địa bàn của chương trình mục tiêu quốc gia
Phạm vi hoạt động của toàn bộ chương trình và từng dự án là giới hạntác động trực tiếp của chương trình, dự án đến ngành nào, lĩnh vực nào, vùngnào hay đối với cả nước Phạm vi hoạt động liên quan đến quy mô và địa bànthực hiện chương trình, dự án
1.4.5 Các giải pháp cần thiết bảo đảm thực thi chương trình
a) Giải pháp về nguồn vốn
Giải pháp về nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia là xác địnhcác biện pháp để đảm bảo tổng mức vốn cần thiết cho việc thực hiện các mụctiêu của chương trình Tổng mức vốn được tính toán căn cứ vào mức vốn củatừng dự án cho cả thời kỳ thực hiện chương trình và cho từng năm
Trang 36Các nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm: Vốn ngânsách nhà nước (kể cả vốn vay ODA và vốn viện trợ); Vốn tín dụng trong nước;Vốn huy động từ cộng đồng (bao gồm cả bằng tiền, hiện vật, ngày công laođộng ) Các nguồn vốn trên đây phải được nêu rõ các biện pháp huy động,phương thức vay, trả và phân tích hiệu quả; đồng thời phân định rõ vốn trungương và địa phương; vốn xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp.
c) Giải pháp về vật tư, nguyên liệu, phương tiện, thiết bị
Mô tả công nghệ lựa chọn về đặc trưng kinh tế - kỹ thuật, đánh giá mức
1.4.6 Hiệu quả của chương trình mục tiêu quốc gia
Khi xây dựng cũng như khi đánh giá tình hình thực hiện chương trìnhmục tiêu quốc gia, các cơ quan quản lý chương trình phải xác định được kếtquả của chương trình thông qua các chỉ tiêu, chỉ số và các mặt lợi ích kinh tế -
xã hội đem lại; đối tượng thụ hưởng từ kết quả hoạt động của các dự án cũngnhư của toàn bộ chương trình; vấn đề môi sinh, môi trường và việc nâng caonăng lực quản lý của đội ngũ cán bộ tham gia điều hành thực hiện chương trìnhmục tiêu quốc gia và của mỗi dự án đầu tư trong chương trình
1.4.7 Đề xuất cơ chế, chính sách để thực hiện chương trình
- Đề xuất lồng ghép các hoạt động có nội dung giống với chương trìnhmục tiêu quốc gia khác Các cơ quan quản lý chương trình có trách nhiệm đềxuất việc lồng ghép các hoạt động có nội dung giống với chương trình mục tiêuquốc gia khác (nếu có) và mô hình, cơ chế cho việc thực hiện lồng ghép
- Vấn đề cần hợp tác quốc tế của chương trình mục tiêu quốc gia (nếucó) Nếu có sự hợp tác với các tổ chức quốc tế hoặc với tổ chức nước ngoài
Trang 37cho việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, cơ quan quản lý chươngtrình phải nêu rõ mục đích, nội dung, hình thức hợp tác và nguồn lực của cácbên tham gia hợp tác (phía nước ngoài và phía Chính phủ Việt Nam), nêu rõthời gian để thực hiện và những vấn đề cần xin ý kiến Chính phủ xử lý.
- Các cơ chế, chính sách cần ban hành để áp dụng cho việc thực hiệnchương trình, dự án
1.4.8 Quản lý, điều hành thực hiện chương trình, dự án
Các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia thành lập Ban quản
lý chương trình Thành phần và quy chế hoạt động của Ban quản lý chươngtrình mục tiêu quốc gia do thủ trưởng cơ quan quản lý chương trình quyết định
Đối với những chương trình mục tiêu quốc gia có tầm quan trọng đặcbiệt, có tính liên ngành, Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia cần cóthành viên thuộc các Bộ, ngành, cơ quan trung ương có liên quan Thành phần
và quy chế hoạt động của Ban chủ nhiệm do Thủ tướng Chính phủ quyết địnhtrên cơ sở đề xuất của cơ quan được phân công quản lý chương trình Giúpviệc cho Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia có Văn phòng ch ươngtrình
1.4.9 Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện
Xác định hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện chươngtrình, dự án, bao gồm các chỉ tiêu đầu vào, đầu ra và các chỉ số về tác động củachương trình, dự án
Xác định chế độ thu thập, báo cáo thông tin về tình hình thực hiệnchương trình, dự án Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát,đánh giá việc thực hiện của từng dự án và của toàn bộ chương trình, bao gồmthời gian tiến hành, cơ quan thực hiện, nội dung và các tiêu chí làm căn cứ đểtheo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện, biểu mẫu và lịchtrình báo cáo và cơ quan nhận báo cáo
1.4.10 Các dự án trong chương trình mục tiêu quốc gia
Các dự án trong chương trình mục tiêu quốc gia đư ợc xây dựng nhằmgiải quyết một mục tiêu hoặc một nhóm mục tiêu cụ thể của chương trình trongmột khoảng thời gian và địa bàn cụ thể Đối với các dự án sử dụng kinh phí từngân sách nhà nước phải có các nội dung cơ bản theo quy định:
a) Tên dự án
Trang 38b) Cơ quan quản lý dự án, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp.
c) Các mục tiêu và nội dung chủ yếu của dự án
- Khái quát tình hình chung, lý do và sự cần thiết của dự án
- Xác định các mục tiêu cụ thể của dự án trong mối quan hệ với mục tiêuchung của chương trình mục tiêu quốc gia
- Xác định, nhiệm vụ cơ bản của dự án
d) Các giải pháp thực hiện dự án
- Các phương án và địa điểm cụ thể để triển khai dự án
- Yêu cầu tài chính, phân theo nguồn đảm bảo và nội dung chi
- Kiến nghị về cơ chế, chính sách để thực h iện dự án, trong đó nêu rõ nộidung và cơ chế lồng ghép (nếu có)
- Mô hình tổ chức quản lý và phương thức hoạt động
e) Thời gian thực hiện dự án, thời gian bắt đầu và kết thúc
f) Đối tượng thụ hưởng dự án, ước tính hiệu quả kinh tế -xã hội của dự áng) Kế hoạch thực hiện các hoạt động chủ yếu chia theo từng năm
1.5 Các giai đoạn của Chương trình mục tiêu quốc gia DS -KHHGĐ
1.4.1 Giai đoạn 1991-1995
Chương trình mục tiêu quốc gia về DS -KHHGĐ được tổ chức thực hiệntrong giai đoạn này với 4 chương trình t hành phần, 2 lĩnh vực phụ trợ đó là:
- Ba chương trình trong nước là:
+ Nâng cao năng lực quản lý (VDS01);
+ Điều phối dịch vụ kế hoach hóa gia đình (VDS02);
+ Thông tin giáo dục tuyên truyền (VDS03)
- Một chương trình hỗ trợ: Chương trình viện trợ của UNFPA chu kỳ IV
Trang 39531/TTg về quản các chương trình mục tiêu quốc gia, theo đó chương trìnhDS-KHHGĐ được quản lý và điều hành theo cơ chế quản lý chương trình mụctiêu quốc gia.
Mục tiêu tổng quát trong giai đoạn 1993-2000 là: ”Giảm nhanh tỉ lệ sinh
con thứ ba trở lên để đến năm 2000, tổng tỉ suất sinh ( số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) đạt mức 2,9 hoặc thấp hơn và quy mô dân số
dưới 82 triệu người ”
Trong giai đoạn này, Chương trìn h được triển khai bới 4 chương trình, 2lĩnh vực phụ trợ và các dự án độc lập, đó là:
- Ba chương trình trong nước là:
+ Nâng cao năng lực quản lý (VDS01);
+ Điều phối dịch vụ kế hoach hóa gia đình (VDS02);
+ Thông tin giáo dục tuyên truyền (VDS03)
- Một chương trình hỗ trợ: Chương trình viện trợ của UNFPA chu kỳ V
- Hai lĩnh vực:
+ Đảm bảo hoạt động của cơ quan điều phối
+ Xây dựng cơ bản
- Các dự án độc lập:
+ Dự án dân số, sức khỏe gia đình (WB);
+ Dự án tăng cường sức khỏe gia đình (GTZ);
+ Dự án sức khỏe-kế hoạch hóa gia đình (KFW2);
Trang 40chính sách- chế độ là giải pháp cơ bản, Tài chính - hậu cần, đào tạo - nghiên cứu
và quản lý là giải pháp điều kiện
Chương trình mục tiêu quốc gia DS -KHHGĐ giai đoạn 2001-2005 đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 18/2002/QĐ -TTg ngày21/1/2002 nhằm thực hiện giai đoạn 1 của Chiến lược Dân s ố Việt Nam, vớimục tiêu tổng quát là:
“Tập trung mọi nỗ lực đạt mục tiêu giảm sinh vững chắc, đặc biệt tậptrung vào những vùng có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo, nhằmđạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005.Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,4%o; đạt tỷ lệ tăng dân số vào năm 2005khoảng 1,16% Bước đầu triển khai những mô hình và giải pháp thí điểm vềnâng cao chất lượng dân số”
Chương trình được triển khai bởi 8 dự án thành phần, đó là:
a Dự án Truyền thông - giáo dục thay đổi hành vi
b Dự án Tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản -kế hoạch hóagia đình cho vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa
c Dự án Nâng cao chất lượng thông tin, dữ liệu dân cư
d Dự án Nghiên cứu những vấn đề liên q uan đến chất lượng dân số
e Dự án Lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững thông quahoạt động tín dụng - tiết kiệm và phát triển kinh tế gia đình
f Dự án Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số
g Dự án Chăm sóc sức khỏe sinh sản – KHHGĐ gồm 2 tiểu dự án:
- Tiểu dự án thực hiện các dịch vụ y tế về chăm sóc SKSS/ KHHGĐ;
- Tiểu dự án thực hiện các dịch vụ về chăm sóc SKSS/ KHHGĐ phi lâmsàng và đảm bảo hậu cần KHHGĐ
h Đầu tư xây dựng cơ bản
Chương trình hỗ trợ: C hương trình UNFPA chu kỳ VI
Các dự án độc lập
+ Dự án dân số, sức khỏe gia đình (WB);
+ Dự án tăng cường sức khỏe gia đình (GTZ);
+ Dự án Sức khỏe-Kế hoạch hóa gia đình (KFW3)
+ Các dự án khác