1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

GIÁO TRÌNH văn học dân GIAN VIỆT NAM

36 563 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 640,47 KB

Nội dung

Ba thuật ngữ sau đây được xem là tương đương khi nghiên cứu văn học dân gian: Văn học dân gian, sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân, folklore ngôn từ folklore văn học Như vây,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA XÃ HỘI – DU LỊCH

GIÁO TRÌNH

(Lưu hành nội bộ) VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

(Dành cho Cao đẳng sư phạm Ngữ văn)

Tác giả: Nguyễn Thị Hoài An

Năm 2012

Trang 2

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

1.1 Khái niệm

Văn học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng văn học dân gian và văn học viết Trong đó văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết

Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay Ba thuật ngữ sau đây được xem là tương đương khi nghiên cứu văn học dân gian: Văn học dân gian, sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân, folklore ngôn từ (folklore văn học)

Như vây, Văn học dân gian được hiểu là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng

1.2 Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng

Thực chất của quá trình truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng miệng cho người khác Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã thông qua lăng kính chủ quan (bộ não người) nên thường được sáng tạo thêm Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau)

Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng – tức là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể)

- Văn học dân gian là kết quả của những quá trình sáng tác tập thể

Tập thể là tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia sáng tác Nhưng quá trình này, lúc đầu do một người khởi xướng lên, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận Sau đó những người khác (địa phương khác, thời đại khác) tham gia sửa chữa, bổ sung

Trang 3

cho tác phẩm biến đổi dần Quá trình bổ sung này thường làm cho tác phẩm phong phú hơn, hoàn thiện hơn

Mỗi cá nhân tham gia vào quá trình sáng tác này ở những thời điểm khác nhau Nhưng vì truyền miệng nên lâu ngày, người ta không nhớ được và cũng không cần nhớ

ai là tác giả Tác phẩm dân gian vì thế đã trở thành của chung, ai cũng có thể tùy ý thêm bớt, sửa chữa

- Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời

sống cộng đồng

Sinh hoạt cộng đồng là những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập thể, vui chơi ca hát tập thể, hội hè… Trong những sinh hoạt này, tác phẩm văn học dân gian thường đóng vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho hoạt động (những bài

hò : hò chèo thuyền, hò đánh cá,…)

Không những thế, văn học dân gian còn gây không khí để kích thích hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc (ví dụ những câu chuyện cười được kể trong lao động giúp tạo ra sự sảng khoái, giảm bớt sự mệt nhọc trong công việc)

Tóm lại, văn học dân gian Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng

- Là sáng tạo mang tính tập thể

- Gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng

Người ta còn gọi 3 đặc trưng trên là : tính truyền miệng, tính tập thể và tính thực hành

1.3 Những giá trị cơ bản của văn học dân gian

- Văn học dân gian là kho trí thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc (kho trí khôn của nhân dân về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội, con người) Kho tri thức này phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân ta đúc kết từ thực tế Vào trong các tác phẩm, nó được mã hoá bằng những ngôn từ và hình tượng nghệ thuật tạo ra sức hấp dẫn người đọc, người nghe, dễ phổ biến, dễ tiếp thu và có sức sống lâu bền cùng năm tháng

Trang 4

- Văn học dân gian ngợi ca, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của con người Vì thế, nó có giá trị giáo dục sâu sắc về truyền thống dân tộc (truyền thống yêu nước, đức kiên trung, lòng vị tha, lòng nhân đạo, tinh thần đấu tranh chống cái ác, cái xấu,…) Văn học dân gian cũng vì thế mà góp phần hình thành những giá trị tốt đẹp cho các thế hệ xưa và nay

- Văn học dân gian có giá trị to lớn về nghệ thuật Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn học dân nước nhà Nó đã trở thành những mẫu mực

để đời sau học tập Nó là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết

1.4 Văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian

Văn học dân gian mang đặc trưng nguyên hợp, là một bộ phận củavăn hóa dân gian Đặc trưng này khiến văn học dân gian là một bộ phận không thể tách rời với văn hóa dân gian Vì thế, để hiểu văn học dân gian,không thể không đặt nó trong mối quan

hệ với văn hóa dân gian Những đặc trưng giúp phân biệt văn học dân gian và văn học viết thường được các nhà nghiên cứu nhắc đến nhiều là:tính nguyên hợp, tính tập thể, tính truyền miệng và tính dị bản Các đặc trưng trên có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo

ra nét đặc trưng của văn học dân gian so với văn học viết Trong bốn đặc trưng trên, tính nguyên hợp làđặc trưng quan trọng hàng đầu và nó cũng chính là cơ sở lí thuyết của việcgiảng dạy tác phẩm văn học dân gian dưới góc độ văn hóa dân gian Tính nguyên hợp trong văn học dân gian là một vấn đề từ lâu đượcnhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian quan tâm đến Là người đặt nền móng cho khoa học nghiên cứu văn hóa dân gian,Giáo sư Đinh Gia Khánh trong công trình “Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian” đã đề ra phương pháp luận cho ngành nghiên cứu văn hóa dângian Vai trò kiến tạo nổi bật của ông được thể hiện trong việc xác định tínhtổng thể nguyên hợp của văn học dân gian nói riêng và văn hóa dân gian nóichung Ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm tính nguyên hợp và đưa vàothực tiễn nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam

Khi bàn về tính nguyên hợp của văn hóa dân gian( bao gồm cả văn họcdân gian), Giáo sư Đinh Gia Khánh đã cho rằng: “Nói rằng đặc điểm cơbản của văn hóa dân gian

Trang 5

là tính nguyên hợp tức là nói rằng qua nghệthuật ấy, người ta nhận thức về hiện thực như một tổng thể chưa bị chiacắt” Và: “ Khi chúng ta nói rằng văn hóa dân gian có tính nguyên hợp,chúng ta hiểu rằng văn hóa dân gian trong khi phản ánh thế giới, luônluôn là một nhận thức nguyên hợp về tổng thể vốn có của thế giới” Theo PGS.TS Khoa học Vũ Anh Tuấn, trong bốn đặc trưng trên, tính nguyên hợp là dấu hiệu phân biệt rõ ràng nhất để phân biệt sự khác biệt giữavăn học dân gian và văn học viết Tính nguyên hợp của văn học dân gian thể hiện ở chỗ: tác phẩm văn học dân gian chính là

sự tổng hợp nguyên sơ của nhiều lĩnh vực nghệ thuật, kiến thức trong mình nó Vì thế, khi tìm hiểu tác phẩm văn học dân gian, chúng ta không thể bỏ qua đặc trưng này Đây chính là nguyên nhân vì sao phải giảng dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan

hệ với văn hóa dân gian Tính nguyên hợp về nội dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hội thời nguyên thuỷ, khi mà các lĩnh vực sảnxuất tinh thần chưa được chuyên môn hóa Trong các xã hội thời kỳ sau,mặc dù các lĩnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hoá nhưng văn học dân gian vẫn còn mang tính nguyên hợp về nội dung Bởi vì đại bộ phận nhân dân- tác giả sáng tác văn học dân gian không có điều kiện tham gia vào các lĩnh vực sáng tạo tinh thần khác nên

họ thể hiện những kinh nghiệm, tri thức, tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian- một loại nghệ thuật không chuyên Biểu hiện rõ ràng nhất của đặc trưng nguyên hợp là ở chỗ: Văn học

dân gian là kết tinh trí tuệ, tâm hồn của nhân dân nhiều địa phương trong nhiều thời đại, là sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực văn hóa: lịch sử, tín ngưỡng , tôn giáo, phong tục…

Khác với văn học viết là thành tựu sáng tạo của một cá nhân, văn học dân gian là sáng tạo của cả tập thể Vì thế, cũng giống như tính nguyên hợp trong văn hóa dân gian, khi tìm hiểu tính nguyên hợp trong văn học dân gian, phải xét đến vai trò sáng tạo của những thời đại khác nhau và giữa các địa phương khác nhau trong quá trình sáng tạo tác phẩm văn học

Trang 6

CHƯƠNG 2: CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Dựa vào những đặc điểm giống nhau cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm trong cùng một nhóm, có thể thấy văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại chính như sau : thần thoại, sử thi dân gian, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao – dân ca, vè, truyện thơ, các thể loại sân khấu (chèo, tuồng, múa rối, các trò diễn mang tích truyện)

2.1 Các thể loại tự sự dân gian

2.1.1 Thần thoại

Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người Có thể nói chuyện thần thoại được xây dựng bằng những hình ảnh,chi tiết không có thực mà chỉ là hư ảo

do con người tưởng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa loài người mà sau này chỉ có các nhà khoa học mới giải thích được Đó là những quan niệm theo lối duy vật từ thời

xa xưa khi bắt đầu có loài người trên Trái Đất Nhằm phản ánh quá trình sáng tạo văn học con người thời cổ đại

Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây

Trăng, Thần Mặt trời, Thần Mưa

Nông, Mười hai bà mụ, Nữ Oa-Tứ Tượng, Lạc Long Quân-Âu Cơ

Tinh, Nữ thần nghề mộc, Thạch Sanh, Thánh Gióng

Trang 7

 Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn

và cả truyện cười: Cóc kiện Trời, Chử Đồng Tử hoặc mang dấu ấn của xã hội

nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu, Sao Hôm Sao Mai

Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt Nhà nghiên cứu người Nga M.N Tkachốp đã có nhận xét xác đáng rằng: "Những quan điểm thần linh siêu nhiên vốn là tư duy truyền thống của người Việt Nam từ thời xa xưa và được bắt nguồn chính từ thần thoại Những lời giải cho sự "kì lạ" không phải là quá hiếm hoi, và đã nằm trong những hoàn cảnh đã tạo nên nó Một người Việt Nam dù sinh ra trong gia đình làm nghề cày ruộng hay một gia đình quý tộc thì từ tấm bé đều biết ánh sáng loé lên của tia chớp và tiếng sấm là dấu hiệu thần Sấm đang đến, vung lưỡi tầm sét của mình để thực hiện ý muốn của ông Trời trừng phạt một kẻ nào đó phạm tội ác Anh ta biết rằng cơn gió mát mẻ và trận cuồng phong dữ dội là do bởi chiếc quạt lông của thần Gió cụt đầu mà ra, còn con rồng khổng lồ đang dồn đuổi đám mâymưa trên bầu trời chính là thần Mưa Còn nếu ông Thần Nông xuất hiện trong giấc mơ của ai đó một cách vui vẻ thì có nghĩa là mùa màng thất bát đang đón chờ anh ta, còn nếu thần xuất hiện trong bộ dạng phờ phạc thì là sự báo trước một mùa màng bội thu Trong mỗi dòng sông, trong những cánh rừng rậm và hang núi, đang sống những vị thần mà mọi người đều biết rõ tập tục

và thói quen của họ"

2.1.2 Truyền thuyết

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như

cổ tích và thần thoại

Dựa theo nội dung truyền thuyết Việt Nam có thể chia theo các thời kì sau:

Trang 8

 Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: mang tính chất sử thi, phản ánh không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá văn minh của người Văn Lang Các truyền thuyết tiêu biểu của thời kỳ này là Lạc Long Quân-Âu Cơ, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thánh Gióng, Thánh Hùng Linh Công, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám

năm (257 TCN-208 TCN) Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ (207 TCN-938) là thời kỳ

bị xâm lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam Truyền thuyết tiêu biểu của thời Âu Lạc là truyện An Dương Vương, kết cấu gồm hai phần: phần đầu là lịch sử chiến thắng, phần sau là lịch sử chiến bại Các truyền thuyết phản ánh các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí

Thời kỳ phong kiến tự chủ: Từ thế kỉ 10 đến thế kỉ 15, giai cấp phong kiến Việt Nam

xây dựng một quốc gia thống nhất, củng cố nền độc lập dân tộc Từ thế kỉ 16 đến thế

kỉ 19 là sự suy sụp của các triều đại phong kiến Các truyền thuyết của thời kỳ nầy gồm các nhóm sau đây:

Nội dung : Kể bề những sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo quan điểm đánh giá của dân gian

- Đặc điểm nghệ thuật :

+ Là những tác phẩm văn xuôi tự sự có dung lượng vừa phải

+ Có sự tham gia của những chi tiết, của các sự việc có tính chất thiêng liêng kì ảo (các nhân vật thần, các đồ vật kì ảo có phép lạ hay những sự biến thân)

2.1.3 Truyện cổ tích

Trang 9

Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện cổ tích ở Việt Nam, được truyền miệng trong

dân gian để kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật và sự kiện khác nhau Vì mang tính chất dân gian và truyền miệng, những truyện cổ tích được xét vào thể loại hư cấu và không được xem là cứ liệu khoa học, mà nó thuộc vào phạm trù văn hóa

Truyện cổ tính thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ươc mơ của nhân dân ta

về chiến thắng cuối cùng của cái thiện và cái ác, sự công bằng và bất công

Ghi nhớ

- Nội dung :

+ Là những câu chuyện kể về số phận của những con người bình thường hay bất hạnh trong xã hội (chàng trai nghèo, người thông minh, người em, người đi ở, chàng ngốc,…)

+ Thể hiện tinh thần nhân đạo và sự lạc quan của người lao động

- Đặc điểm nghệ thuật:

+ Là những tác phẩm văn xuôi tự sự

+ Cốt truyện và hình tượng đều được hư cấu rất nhiều

+ Có sự tham gia của nhiều yếu tố kì ảo hoang đường (nhân vật thần : bụt, tiên, phù thuỷ,… các vật thần kì ảo như cây đũa thần, cái thảm bay,… hoặc những sự biến hoá

Nhóm hoang dã là hệ thống truyện về con vật thông minh, dùng mẹo lừa để thắng các con vật mạnh hơn nó: Cóc kiện Trời, Sự tích con sam, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, Sự tích con dã tràng, truyện Công và Quạ Truyện dân gian Nam Bộ về loài vật

Trang 10

có: Tại sao có địa danh Bến Nghé, Sự tích rạch Mồ Thị Cư, Sự tích cù lao Ông Hổ ; chuỗi Truyện Bác Ba Phi: Cọp xay lúa

*Truyện cổ tích thần kỳ

Dòng truyện Cổ tích thần kỳ kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người Đó có thể là những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân, những quan hệ xã hội như Tấm Cám, Ăn khế trả vàng, Sự tích con khỉ, Sự tích Trầu Cau

Nhóm truyện về các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, nhân vật chính lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người (Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ Chằng) Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh: về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, bị thiệt thòi về quyền lợi, về mặt tính cách, họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng trừ nhân vật xấu xí mà có tài (Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Cây tre trăm đốt)

*Truyện cổ tích thế tục

Truyện tiếu lâm, Truyện cũng kể lại những sự kiện khác thường ly kỳ, nhưng những sự kiện này rút ra từ thế giới trần tục Yếu tố thần kỳ, nếu có, thì không có vai trò quan trọng đối với sự phát triển câu chuyện như trong cổ tích thần kỳ

Nhóm truyện có đề tài nói về nhân vật bất hạnh (Trương Chi, Sự tích chim hít cô, Sự tích chim quốc ); nhóm có nội dung phê phán những thói xấu: (Đứa con trời đánh, Gái ngoan dạy chồng ); nhóm truyện về người thông minh: (Quan án xử kiện hay Xử kiện tài tình, Em bé thông minh, Cái chết của bốn ông sư, Nói dối như Cuội ); nhóm truyện về người ngốc nghếch: (Chàng ngốc đi kiện, Làm theo vợ dặn, Nàng bò tót )

2.1.4 Truyện ngụ ngôn

Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho

một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội

Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đại đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật để dễ săn bắt và tự vệ Khi con

Trang 11

người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện

Nội dung truyện ngụ ngôn Việt Nam thường bao gồm các điểm sau

Đả kích giai cấp (thống trị): đó là thói ngang ngược, đạo đức giả của kẻ quyền thế

(Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay )

Phê phán thói hư tật xấu của con người: thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan,

tính tham lam, thói đoán mò (Ếch ngồi đáy giếng, Người nông dân và con lừa, Thả mồi bắt bóng, Cà cuống với người tịt mũi )

Nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống: tuy chưa là ý niệm triết học

đích thực nhưng là những bài học bổ ích, khuyên con người nên đứng đúng vị trí của mình, sống cần có lập trường, nêu lên sức mạnh của sự đoàn kết, tác hại của óc xa rời thực tế (Quạ mặc lông công, Đẽo cày giữa đường, Chị bán nồi đất, Chuyện bó

đũa, Mèo lại hoàn mèo )

2.1.5.Truyện cười

Truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể một cách đơn thuần Trong khi, tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ: tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán

Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến Tiếng cười phê phán biểu thị sự khinh ghét, sự phủ nhận

Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười Cái cười phát ra từ cái đáng cười Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên

Trang 12

trong Ðó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động và máy móc

Nội dung của truyện cười có các mục đích:

Mua vui giải trí: nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song nó cũng có tính chất phê phán

nhẹ nhàng những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh, những tình huống trớ trêu: (Tay ải tay ai, Thấy dễ mà thèm, Ăn vụng gặp nhau ) như các giai thoại về Bác Ba Phi

Phê bình giáo dục: phê bình thói hư tật xấu của người chung quanh trong xã hội đương

thời: Hội sợ vợ, Áo mới lợn cưới, Sợ quá nói liều

Đả kích: vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị, lãnh đạo

Truyện trào phúng đả kích từ vua chúa, quan chức đến địa chủ cường hào, thầy đồ, thầy chùa, thầy pháp, thầy lang, nhà giàu mới, ông bà chủ, xếp (Quan huyện thanh liêm, Thần bia trả nghĩa, Nó phải bằng hai mày, Nam mô boong, Thầy đồ liếm mật, Chỉ có một con ma ) Hệ thống truyện trạng (tiêu biểu là truyện Trạng Quỳnh, truyện ông Ó), Ba Giai Tú Xuất,

Theo tiêu chí kết cấu thì truyện cười có 2 nhóm lớn:

Lợn)

cảm, mưu trí đấu tranh chống cái xấu, cái ác (Trạng Quỳnh)

2.1.6 Một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn ở phổ thông

Trang 13

2.2 Các thể loại trữ tình dân gian

2.2.1 Ca dao

Ca dao than thân thường là lời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xa Thân phận

của họ thường bị phụ thuộc vào những người khác trong xã hội, giá trị phẩm chất của

họ không được người ta biết đến và trân trọng Thân phận ấy thường được so sánh như: củ ấu gai, tấm lụa đào, hạt mưa, miếng cau khô, cái giếng

Ca dao yêu thương, tình nghĩa đề cập đến tình bạn cao đẹp, tình yêu đôi lứa (với những

cung bậc phong phú như nhớ thương, hờn giận ), tình cảm gia đình, tình nghĩa thủy chung của con người trong cuộc sống,

Ca dao yêu thương thường gắn với những biểu tượng như cái khăn, chiếc cầu, vì đây là những vật, những nơi mà nam nữ thường có nhiều kỉ niệm Cái khăn là kỉ vật luôn đi cùng người con gái Nó mang theo hơi ấm của người yêu Còn chiếc cầu là nơi nam nữ hẹn hò tâm sự

Ca dao tình nghĩa còn thường sử dụng những ước lệ như cây đa, bến nước, con thuyền, gừng cay, muối mặn Vì đó là những hình ảnh vừa gần gũi, quen thuộc với người bình dân vừa biểu tượng cho sự chia li, chờ đợi hay cho những ước muốn, khát khao về sự thủy chung tình nghĩa của con người

Trong ca dao hài hước, tiếng cười tự trào là tiếng cười hóm hỉnh, hồn nhiên vô tư nhằm

"thi vị hóa" cuộc sống nghèo khổ của mình Nó là tiếng cười tiếp sức để người ta vượt lên hoàn cảnh Trong khi đó tiếng cười phê phán xã hội có mục đích đấu tranh xã hội mạnh mẽ hơn Nó hướng vào những thói hư tật xấu trong nội bộ hoặc lên án giai cấp thống trị ti tiện, tham lam, Tiếng cười phê phán có nhiều mức độ : nhắc nhở, giễu cợt, đả kích, phủ nhận,

Có thể nhận xét rằng ca dao hài ước là sản phẩm của tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động Nó nảy sinh ngay từ trong cuộc sống vất vả, khốn khó và bộn bề lo toan của người nông dân

b) Các biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong ca dao :

- Thường lặp lại các mô thức mở đầu : thân em, em như, cô kia, ước gì,

Trang 14

- Sử dụng nhiều các mô típ biểu tượng : gừng cay - muối mặn, con đò, bến đợi, ngọn đèn,

tấm khăn, cái cầu,

- Sử dụng phổ biến các biện pháp so sánh, ẩn dụ, cường điệu, tương phản đối lập

- Sử dụng các thể thơ quen thuộc của dân gian (chủ yếu là lục bát)

- Ngôn ngữ mang tính chất lời ăn tiếng nói hàng ngày, tuy rất đời thường nhưng mang nhiều hàm nghĩa sâu sắc

Các biện pháp nghệ thuật này có khá nhiều điểm khác với nghệ thuật thơ của văn học viết Lí do của sự khác biệt đó là do ca dao, là sản phẩm, là tiếng nói của cộng đồng Tập thể sáng tác bao giờ cũng có xu hướng tìm những cách thức diễn đạt có tính phổ biến chung Trong khi đó những sáng tác của văn học viết lại in đậm những dấu ấn cá nhân (luôn có xu hướng tìm cách diễn đạt mới, lạ lẫm để thu hút độc giả và để tạo ra những "ấn tượng nghệ thuật" riêng)

2.2.2 Tục ngữ

Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên

và lao động sản xuất, về con người và xã hội Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được

ví von là "trí khôn dân gian" Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn

Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài

Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có

hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những

nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ

Trang 15

Đa số tục ngữ đều có vần, gồm hai loại: vần liền và vần cách Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca Sự hòa đối

là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ Hình thức đối: đối thanh, đối ý Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán

Các kiểu suy luận: liên hệ tương đồng, liên hệ không tương đồng, liên hệ tương phản, đối lập, liên hệ phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả

2.2.3 Câu đố

Câu đố là thể loại văn học dân gian phản ánh sự vật hiện tượng theo lối nói chệch

Khi sáng tạo câu đố, người ta tìm đặc trưng và chức năng của từng vật cá biệt và sau

đó phản ánh thông qua sự so sánh, hình tượng hóa

Có sự tương đồng về hình thức ngắn gọn, cô đúc, có vần điệu nhịp nhàng

Câu đố xây dựng hình tượng phản ánh dấu hiệu đặc trưng và chức năng của những sự vật, sự việc cụ thể với mục đích kiểm tra, truyền đạt tri thức về thế giới khách quan Căn cứ hình thức diễn tả, câu đố được chia hai loại: câu đố chính hiệu và câu đố vay mượn

Căn cứ đối tượng phản ánh, câu đố được chia hai loại: loại thuộc tự nhiên, loại thuộc văn hóa

Phương pháp nhận thức và phản ánh nghệ thuật của câu đố là một phương pháp phổ biến ở hầu hết các dân tộc khác nhau trên thế giới Câu đố ra đời từ thời cổ đại liên quan đến lối nói so sánh gián tiếp phổ biến của người thời cổ, hiện tượng chưa có tên của nhiều sự vật phổ biến trong giai đoạn đầu của mọi dân tộc Việc dùng sự vật này

để nói sự vật khác, việc miêu tả đặc điểm sự vật vào một hình thức ngôn ngữ là điều hợp quy luật

Về nội dung:

Trang 16

- Chứa đựng tri thức thực tiễn: Đối tượng phản ánh của câu đố là các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, phần lớn có liên quan đến những hoạt động sinh hoạt của người dân

- Chứa đựng nội dung và ý nghĩa xã hội: Khi miêu tả thế giới hiện thực xung quanh con người, nhiều câu đố mang thêm ý nghĩa xã hội, mặc dù đó không phải là mục đích của câu đố

Về phương thức nghệ thuật:

của các sự vật khác so với vật đố, những dấu hiệu của đối tượng được dấu tên, như những chức năng, công dụng của các đối tượng trong cuộc sống sinh hoạt, những đặc điểm của đối tượng về hình dáng, trạng thái hoạt động, sự chuyển động, bất động, sự xuất hiện, điều kiện sống để gợi sự liên tưởng

nói lái, chiết tự

nhàng Câu đố cũng có xu hướng đưa vào yếu tố tục, song yếu tố này ở câu đố không mang nội dung xã hội, thường chỉ có tác dụng tạo sự dí dỏm, gây cười

2.2.4 Một số bài ca dao tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn ở phổ thông

NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN

"Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non"

Trời mưa

Quả dưa vẹo vọ

Con ốc nằm co

Con tôm đánh đáo

Con cò kiếm ăn.”

Trang 17

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

2 Thương thay thân phận con tằm Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi Thương thay hạc lánh đường mây, Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi Thuơng thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe

3 Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu thân em như hạt mưa xa

hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

có xáo thì xáo nước trong

đừng xáo nước đục đau lòng cò con Muống than thân muống

Trứt đọt nấu canh,

Anh than thân anh

Vợ con chưa có

Trang 18

Người nói lòng nọ,

Kẻ nói lòng kia

Liều mình như súng bắn bia

Biết làm sao cho đặng sớm khuya cùng nàng Khuyên em có bấy nhiêu lời,

Thủy chung như nhất là người phải nghe Mùa đông lụa lụa the the

Mùa hè bán bạc hoa sòe sắm khăn

Sắm gối thì phải sắm chăn

Sắm gối thì phải sắm chăn

Sắm gương, sắm lược, sắm ngăn đựng trầu Sắm cho em: đôi lược chải đầu

Cái ống đựng sáp vuốt đầu cho xinh

2)Năm canh ngủ lấy hai canh

Ba canh thao thức, nhớ bạn lành khổ chưa 3)Năm canh thì ngủ lấy ba

Hai canh coi sóc cửa nhà làm ăn

4)Năm canh trằn trọc xốn xang

Lăn qua lộn lại nghĩa vàng không nguôi 5)Năm canh chỉ ngủ có ba

Hai canh lo lắng để mà làm ăn

6)Năm canh thở vắn than dài

Gieo mình xuống sạp lại ngồi lên muị

Nhìn sông chỉ thấy sông dài

Nhìn non non ngất, trông người mù tăm Năm con ngựa bạch sang sông

Năm gian nhà ngói đèn trong đèn ngoàị Đèn yêu ai mà đèn chẳng tắt

Ta yêu mình nước mắt nhỏ rạ

Ngày đăng: 10/11/2017, 15:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w