Nhưng để giữ nét đặctrưng của sợi hủ tiếu làng nghề thì loại gạo dùng để làm hủ tiếu được các lòlàm hủ tiếu lựa chọn cẩn thận và phải là những giống gạo nở, có mùi thơmngon riêng. Làng
Trang 1VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM
Bài tập cấp độ 3: Giới thiệu các làng nghề ẩm thực vùng Tây
Nam Bộ
Trang 2I Khái quát chung về vùng Tây Nam Bộ:
- Các tỉnh miền Tây hay còn gọi là đồng bằng Sông Cửu Long, miền
Tây Nam Bộ Nhưng theo cách gọi ngắn gọn của người Nam Việt là miềnTây gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương: An Giang, BạcLiêu, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang,Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long
- Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009 thì tổng dân số khu vực
miền Tây là 17.178.871 người Là vùng hạ lưu châu thổ sông Mêkong códiện tích 39734 Km2 Có vi trí nằm kề với vùng Đông Nam Bộ, với phíaBắc giáp Cambodia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam làBiển Đông Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hìnhthành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổimực nước biển Qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cátdọc theo bờ biển Những hoạt động hổn hợp của sông và biển hình thànhnên những vạt phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một sốgiồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùngĐông Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu vàbán đảo Cà Mau
II Hệ thống làng nghề ẩm thực ở Tây Nam Bộ:
1 Tỉnh Tiền Giang
- Trải dài bên bờ Bắc sông Tiền 120km, từ Đồng Tháp Mười đến biển
đông, mảnh đất phì nhiêu của Việt Nam được mang tên sông: TIỀNGIANG
- Tiền Giang là tỉnh thuộc miền Trung Nam Bộ, cách thành phố Hồ
Chí Minh 70km về phía Tây – Nam Tỉnh có thành phố Mỹ Tho, thị xã GòCông, thị xã Cai Lậy và 8 huyện gồm: Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò CôngĐông, Tân Phước, Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phú Đông Diện tích2.367km2, có 32km bờ biển, dân số hơn 1.700.000 người Nhiệt độ trung
Trang 3bình 270C, có hai mùa mưa nắng rõ rệt, nhờ vậy động thực vật càng trở nênphong phú.
Làng nghề Hủ tiếu Mỹ Tho:
- Hủ tiếu Mỹ Tho vừa được vinh danh tại Hội ngộ Kỷ lục gia lần thứ
27 của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam khi vinh dự được nhận bằng công nhậnxác lập món ăn đạt giá trị ẩm thực Châu Á Đây là món ăn được công nhậnvào TOP 100 món ăn ẩm thực Châu Á và TOP 10 món ăn đặc sản ViệtNam lần thứ 2-2014 Thông tin này có lẽ đã làm "nức lòng" của khôngriêng các hộ dân làng nghề Hủ tiếu Mỹ Tho (ở ấp Hội Gia, xã Mỹ Phong,
TP Mỹ Tho) mà còn của những người mến mộ hủ tiếu Mỹ Tho
- Lịch sử hình thành: Hủ tiếu là món ăn gốc của người Triều Châu,
mang vào Ðàng Trong được người mình Việt hóa Hủ tiếu là món ăn baogồm nước súp, thịt và bánh bột, sợi nhỏ như sợi bún của ta.Người Tiều phát
âm là “củi tiểu” hay “củi thiểu” và người mình đọc trại ra là “hủ tíu” rồi
“hủ tiếu” như ngày nay
- Không ai biết hủ tiếu có mặt ở Việt Nam vào lúc nào, nhưng chắc
một điều là nó có mặt sau khi người Hoa được các chúa Nguyễn cho vàođịnh cư ở phía Nam Ðặc biệt là kể từ khi Thống Soái Nguyễn Hữu Cảnhvào lập xứ Ðông Phố, cho người Tàu cư ngụ ở Trấn Biên (Biên Hòa) lập ra
xã Thanh Hà, và người Tàu ở Phiên Trấn (Saigon & Gia Ðịnh) lập ra xãMinh Hương
- Thuở xưa, hủ tiếu ở Saigon có cái tên là hủ tiếu Tiều, thì giá chỉ có 6
xu (0.06 đồng) một tô Hủ tiếu lúc đó có ba loại, là “hủ tiếu phá lấu”, “hủtiếu cá gà” và “hủ tiếu thịt” Phá lấu là thịt ram như gan, bao tử heo; cá làchả cá; thịt là thịt ram chớ không dùng thịt tươi như ngày nay
Nước súp hủ tiếu người mình kêu là nước lèo Bánh bột hủ tiếu Tiều
là bánh tươi, sợi dẹp hơi to, có mùi chua Tô đựng hủ tiếu Tiều là tô sành,miệng rộng, rất trẹt, nên nhìn tô hủ tiếu bề thế nhưng chẳng là bao Hủ tiếutươi được trụng sơ cho nóng, cho vào tô, trải lên trên mặt vài lát thịt, một lá
Trang 4cải xà lách, rồi chan đầy nước lèo vào Hủ ớt chua, chai nước tương, chaigiấm Tiều, bày sẵn trên bàn cho khách tùy nghi sử dụng Ðó là hủ tiếu Tiềuchánh hiệu
- Ðến thập niên 60 thì giá hủ tiếu là 3 đồng một tô, hủ tiếu mì là 5
đồng Lúc đó hủ tiếu đã phát triển với nhiều tên khác như: Hủ tiếu mì, hủtiếu tôm thịt, tôm cua, hủ tiếu gà, hủ tiếu bò viên, hủ tiếu xá xíu, hủ tiếu bòkho, v.v
- Nhưng nhìn chung có hai dòng hủ tiếu: Hủ tiếu Tiều và hủ tiếu Việt.
Hủ tiếu sau khi vào miền Nam được người mình đón nhận, biến cải đểhợp với cái mỹ vị, nghệ thuật ăn uống của con người ở đây Hủ tiếu Tiều cómặt ở Ðàng Trong theo như lịch sử của Saigon thì đã trên 300 năm, khôngngừng cải tiến, phục vụ cái tật thích ăn ngon của người địa phương, dần dà
hủ tiếu Tiều trở thành hủ tiếu Việt; mà tiếng tăm vang lừng như: Hủ tiếuNam Vang, hủ tiếu Sa Ðéc và nhất là hủ tiếu Mỹ Tho
- Tên hủ tiếu Mỹ Tho xuất hiện vào đầu thập niên 60, khởi đầu từ các
xe, các quán hủ tiếu bên đường, ở bến xe với các tên nghe rặc Tàu như là :Phánh Ký, Vĩnh Ký, Hưng Ký, Nam Sơn, Diệu Ký, Quang Ký, Oai Ký,Gia Ký, Tuyền Ký trải rộng từ Mỹ Tho đến Gò Công vào tận các quậnChợ Gạo, Cái Bè, Cai Lậy
- Chủ nhân các tiệm hủ tiếu Mỹ Tho lúc này hầu hết là người Việt gốc
Hoa, nhưng chủ lò sản xuất bánh hủ tiếu lại là người Việt chánh gốc Bánh
hủ tiếu Mỹ Tho là loại bánh khô, được chế từ gạo thơm địa phương nhưgạo Nàng Hương, gạo Nanh Chồn, gạo Nàng Út và có lò dùng gạo NàngThơm Chợ Ðào (gạo ngon số một) Hiện nay có hai trung tâm sản xuấtbánh hủ tiếu khô nổi tiếng (loại hủ tiếu Mỹ Tho): Một ở thị trấn Mỹ Tho vàmột ở Gò Công, sản xuất hầu hết hủ tiếu khô Mỹ Tho cung cấp cho cảnước
- Ghé Mỹ Tho, phải tìm đến mấy quán hủ tiếu trên đường Trưng Trắc,
dọc bờ sông thì mới đúng là hủ tiếu Mỹ Tho chính gốc
Trang 5Dọc đường Trưng Trắc đến vườn bông Lạc Hồng, ngược qua cầuQuây vào Chợ Cũ, nơi nào có hủ tiếu Mỹ Tho thì khách ra vào “nườmnượp”, không có ghế ngồi Mỗi nơi, mỗi tiệm chủ thêm bớt gia giảm khácnhau tùy theo “ngón nghề gia truyền” Sự khác nhau chỉ là một chín, mộtmười và người ăn khó phân biệt.
- Hủ tiếu Mỹ Tho với tên gọi đến nay trên 50 năm đã làm nên danh
hiệu Nay hủ tiếu Mỹ Tho trở thành thương hiệu làm cho người Mỹ Thohãnh diện.Cái làm cho hủ tiếu Mỹ Tho trở thành danh tiếng là nước lèo và
hủ tiếu khô Chính điều đó làm cho hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tiều vàgiờ đây trở thành một món ăn dân tộc, mà người Mỹ Tho đã cống hiến cho
ẩm thực Việt Nam
- Quá trình sản xuất: Hủ tiếu Mỹ Tho có hương vị riêng là nhờ sự
hoàn thiện từ hạt gạo làm ra sợi hủ tiếu đến nồi nước súp và tuyệt kỹ phachế của các đầu bếp Nhưng để làm nên cọng hủ tiếu là cả một chặngđường, ở làng nghề sản xuất Hủ tiếu Mỹ Tho thường bắt đầu một ngày làmviệc từ lúc 4 giờ sáng Trước đó, gạo được ngâm một ngày đêm để hạt nởđều Gạo ngâm kỹ được xay đều tạo thành bột gạo Bột gạo cho vào bồnchứa lắng lại, để lọc bỏ nước trong, rồi bơm lên máy hấp, hấp chín trongvòng từ 2 đến 3 phút, sau đo đổ ra khuôn tạo thành từng tấm bánh hủ tiếu
to, dài nóng hổi
- Từng khuôn bánh được chuyển theo băng chuyền xếp lên những tấm
vỉ phơi làm bằng tre rồi mang ra phơi ngoài trời nắng hoặc dùng máy sấynếu gặp thời tiết xấu Đến trưa, khi những tấm bánh đã vừa đủ độ khô sẽmang vào máy cắt, đây là công đoạn cuối cùng để thành sợi hủ tiếu Đếnkhoảng xế chiều, sợi hủ tiếu thành phẩm được kiểm tra, đóng gói cẩn thận,chất lên xe giao đến các điểm thu mua, kết thúc một ngày làm việc bận rộn
- Nhiều người cho rằng, hủ tiếu ngon nhất phải làm bằng gạo Gò Cát
có ở địa phương Sợi hủ tiếu làm bằng gạo Gò Cát thường dai, trong vàgiòn hơn những loại gạo khác "Tuy nhiên, gạo Gò Cát hiện đang hiếm dần
Trang 6và không còn đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất hủ tiếu nữa Do đó, các lò hủtiếu ở làng nghề Hủ tiếu Mỹ Tho đã chọn nhiều loại gạo ở các nơi khácnhư: Đồng Tháp, Cai Lậy, Chợ Gạo để làm hủ tiếu Nhưng để giữ nét đặctrưng của sợi hủ tiếu làng nghề thì loại gạo dùng để làm hủ tiếu được các lòlàm hủ tiếu lựa chọn cẩn thận và phải là những giống gạo nở, có mùi thơmngon riêng.
Làng nghề cá khô Vàm Láng.
- Làng nghề cá khô Vàm Láng gắn liền với sự hình thành của làng cá
Vàm Láng từ rất xưa và tồn tại, phát triển cho đến ngày nay Thuở ban đầu,người xưa làm khô vì lượng cá tươi đánh bắt được quá nhiều, ăn không hếtnên chế biến, dự trữ để ăn dần trong những lúc trời mưa to, bão lớn
- Rồi theo thời gian, những cư dân ở đây đi làm ăn nơi xa đều mang
món cá khô của quê nhà theo để ăn và được nhiều người ở xứ khác khenngon, nhờ đặt mua giùm Dần dần từ đó, món cá khô ở làng biển này đã cómặt ở những sạp khô, mắm trong và ngoài tỉnh
- Vào những khi cá nhiều, làm không kịp thì sẽ ướp muối đá cho vào
kho trữ lạnh để giữ độ tươi của cá Quy trình làm cá khô truyền thống ởvùng biển này như sau: làm sạch vây, vảy, ruột, sau đó ướp muối hoặc tẩmgia vị, đem xếp lên giàn phơi nắng, mỗi ngày cần được trở 2 lần
Nếu nắng tốt, chỉ cần phơi đủ 2 nắng là con khô đạt yêu cầu
- Làng nghề cá khô Vàm Láng tuy phát triển, góp phần giải quyết việc
làm cho nhiều lao động địa phương
Mắm Tôm Chà Gò Công: Video
2 Tỉnh Cần Thơ:
- Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm
của vùng đồng bằng sông Cửu Long Vốn được mệnh danh là Tây Đô –Thủ phủ của miền Tây Nam bộ từ hơn trăm năm trước, giờ đây Cần Thơ đãtrở thành đô thị loại I và là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm
Trang 7của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tưcủa Việt Nam.
- Lợi thế của thành phố Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông
nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lý, cho phép phát triển các dự án trongcác lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông; nông nghiệp công nghệcao; công nghiệp chế biến nông, thủy sản; du lịch và hạ tầng phục vụ dulịch; các ngành công nghiệp phụ trợ
Bánh tráng Thuận Hưng:
- Lịch sử hình thành: Nghề làm bánh tráng ở đây đã có thâm niên trên
50 năm Mới đầu chỉ có vài hộ làm bánh bán Tết Sau đó vì bánh ngon,nhiều người biết tiếng tìm đến đặt hàng nên các lò bánh ngày càng mọc lênnhiều và phát triển mạnh trong khoảng 10 năm trở lại đây, lò bánh tập trungnhiều ở các ấp Tân Lợi 3, Tân Phú và Tân Thạnh Nhiều gia đình khá, giàunhờ nghề làm bánh tráng
- Quá trình sản xuất: Bánh tráng Thuận Hưng được phân biệt theo 4
loại: bánh dịu (bánh mặn), bánh xốp (bánh lạt), bánh nem và bánh dừa.Bánh dịu là bánh để nhiều muối và giữ được lâu hơn so với bánh xốp Bánhxốp để ít muối Bánh nem là bánh có kích cỡ nhỏ Bánh dừa là bánh có phathêm nước dừa và mè Tùy theo đơn đặt hàng, mỗi loại có thể có nhiều kích
cỡ khác nhau: 3,2 tấc, 3,5 tấc, 3,8 tấc và bánh đại (hơn 3,8 tấc)…
- Muốn cho bánh thơm ngon, không quá dai, không bở, để được lâu,
phải chọn gạo của vùng Thốt Nốt Khi xay gạo không được chọn loại mớithu hoạch hoặc để quá lâu ngày Lấy gạo đó đem ngâm rồi đem xay thànhbột mịn Sau đó, lọc đi nước chua và pha bột với nước sao cho vừa, khôngloãng cũng không được đặc quá Pha thêm chút muối để vị bánh đậm đàhơn Lò tráng bánh cũng lắm công phu, gồm 3 phần liên thông, một phần
để đưa củi, nhóm lửa, phần kia là chiếc nồi nước lớn có căng lớp vải mỏngbên trên để tráng bánh và phần cuối cùng là ống khói
Trang 8- Lửa cho lò tráng bánh cũng phải chú ý, không được lớn, chỉ được để
liu riu mà thôi Tay tráng bánh phải nhanh, đều thì bánh mới tròn, mỏngđều mà khi lấy bánh mới không bị nát Nghề làm bánh lại còn phải trôngtrời, canh cây cỏ, nhìn giọt sương để biết ngày mai nắng lớn hay âm u đểtráng bánh trong đêm, rồi đem phơi bánh ngay khi nắng vừa lên Phơi bánh,
gỡ bánh cũng là một nghệ thuật Để có chiếc bánh còn nguyên vẹn, khôngcong vênh, người phơi phải biết canh nắng để gỡ cho đúng lúc Sau đó, xếpbánh thành từng chục rồi dằn cho bằng mặt trước khi giao hàng
- Loại bánh lạt để nhúng, mỗi khi tết về nhà nhà đều mua để dùng,
bánh lấy ra đem nhúng nước cho ướt mà độ ướt cũng vừa phải nếu khôngbánh sẽ mềm sau đó ăn kèm với cá nướng, rau sống, rau củ xào… quấn lạigiống như gỏi cuốn chấm với nước mấm chua chua ngọt ngọt, cảm giácthật lạ và ngon Đây cũng là món ăn đặc trưng của người dân Nam Bộ ngàytết
Cơm rượu ở Thốt Nốt:
- Khi đến xã Trung Thạnh, nói “xóm cơm rượu” ai cũng biết Ở rạch
Bà Đằng - dọc hai bên rạch có khoảng 80-90 hộ làm cơm rượu Đó là địaphận thuộc ấp Thạnh Phước và Thạnh Phước 2, hai ấp vùng ven của huyệnThốt Nốt (TP Cần Thơ) Ở đây, cứ ba nhà thì có đến hai nhà chuyên sốngbằng nghề làm cơm rượu Hỏi về cái nghề làm cơm rượu nơi đây có từ khinào, những người lớn tuổi trong xóm hiện nay không ai biết cụ thể, chỉ biếtnghề truyền lại đến nay là đã được 4-5 thế hệ”
- Phương thức làm một ổ cơm rượu rất đơn giản: lấy nếp vo thật sạch,
ngâm khoảng 3 tiếng đồng hồ, để ráo; đổ nước vào xửng, hấp nếp vừa chín,đem vo tròn, tiếp tục hấp lại cho mềm, đem xuống thấm nước muối và vòthành viên lớn nhỏ tùy thích; lấy men rượu (mua ở tiệm làm men) rắc đềulên Lấy lá chuối quấn tách rời từng viên không cho dính, bỏ vào cái sọtnhựa hoặc tre Trùm kín phía trên ổ cơm rượu, phía dưới khoét lỗ cho nướcmen chảy xuống ba đêm Lấy một phần nước cốt men để riêng pha vào
Trang 9cơm rượu khi bán Thường thì 4-5 lít nếp được gần 2 lít nước cốt men.Phần nước cốt men còn lại mỗi lít bán 10.000 đồng, có công dụng dùnglàm bánh bò rất ngon, tương truyền còn trị được bệnh đau bao tử, phụ nữsinh khó “Nghe thì dễ vậy nhưng đổ nước sao cho xôi không bị khô,nhưng nhiều nước xôi sẽ bị chua Đó kinh nghiệm làm của mỗi người”.
- Nếp và men là hai thứ quan trọng nhất để quyết định việc ngon dở
của một ổ cơm rượu Nếp phải là nếp dẻo, nếp rặt không lẫn lộn một hạtgạo Men làm cơm rượu phải là men ngọt ở miệt Long Xuyên, Châu Đốc(An Giang) mới ngon Men phải tán thật nhuyễn, trộn nếp thật đều taytrước khi cho vào ủ Thông thường, mùa nắng 4 lít nếp thì trộn với 6 viênmen ngọt và nửa viên men đắng (loại men dùng để nấu rượu đế), còn mùamưa thì tăng lên 3 viên men ngọt Bà Duyên cho biết thêm: “Để làm ra một
ổ cơm rượu ngon bán được phải qua nhiều khâu và thời gian ít nhất là bangày Trải qua nhiều công đoạn, nhưng có một vài kỹ năng mà dân làmcơm rượu phải biết - đó là nước muối nấu sẵn phải là muối hột, thứ khôngthể thiếu đối với những người vò nếp, để chống dính tay và làm cho viêncơm rượu “chắc thịt” hơn” Lá chuối cũng góp phần làm nên việc ngon dởcủa viên cơm rượu Theo kinh nghiệm của bà Duyên, chỉ có lá chuối hột vàchuối xiêm quấn nếp mới ngon, còn lá chuối sáp là hoàn toàn không được.Một ổ cơm rượu ngon nhìn vào viên nếp trắng không bời rời, nước không
bị vàng kẹo, ăn vào vị ngọt thanh và gắt Điều kỵ nhất khi làm cơm rượu làkhói thuốc lá, mùi dầu gió và người ăn trầu Nếu gặp những mùi đó, thì ổcơm rượu làm ra người ăn sẽ bị ói
3 Tỉnh Trà Vinh
- Tỉnh Trà Vinh nằm ở phía Đông Nam đồng bằng sông Cửu Long,
giữa 2 con sông lớn là sông Cổ Chiên và sông Hậu Phía Bắc Trà Vinh làtỉnh Bến Tre được ngăn cách bởi sông Cổ Chiên (một nhánh của sôngTiền), phía Tây Nam giáp với tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ qua
Trang 10ranh giới sông Hậu, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông là biểnĐông.
Trà Vinh nối với thị xã Vĩnh Long bằng quốc lộ 53, tuyến thôngthương đường bộ duy nhất nối Trà Vinh với các tỉnh thuộc đồng bằng sôngCửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Ở vị trí nằm giữa hai con sông Cổ Chiên, Hậu Giang và một mặt
giáp biển (dài 65km), nơi có 2 cửa sông (Cung Hầu và Định An) được xem
là 2 cửa sông quan trọng thông thương đồng bằng sông Cửu Long với biểnĐông, nối với cả nước và quốc tế Do vậy, Trà Vinh ở vào địa thế có tầmquan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với đồng bằng sông Cửu Long.Đây là lợi thế mà các tỉnh khác không có được Tổng diện tích tự nhiên củatỉnh là 222.567 ha, với 8 đơn vị hành chính, gồm thị xã Trà Vinh và cáchuyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang vàDuyên Hải
Làng nghề cốm dẹp Ba So_Trà Vinh:
- Lịch sử hình thành: Ở ấp Ba So thuộc xã Nhị Trường, huyện Cầu
Ngang, tỉnh Trà Vinh có làng nghề chuyên làm cốm dẹp vẫn âm thầm tồntại Để có được hạt cốm dẻo thơm, người làm cốm phải bỏ ra nhiều côngsức và đổ không ít mồ hôi Sự tồn tại của làng nghề cốm dẹp Ba So cũnghết sức đặc biệt, thế hệ trước truyền cho thế hệ sau và như thế làng nghềtồn tại theo thời gian
- Không ai biết nghề làm cốm dẹp có tự bao giờ, theo những người lớn
tuổi hiện còn sống trong làng cho biết, làng nghề giã cốm dẹp ở Ba So đãhình thành cách đây hơn 50 năm
- Ngày xưa thường vào thời điểm khoảng tháng 10 Âm lịch mới có
cốm dẹp, do nhu cầu nên hiện nay cốm dẹp có bán quanh năm ngoài thịtrường Thời điểm làng nghề cốm dẹp bận rộn nhất trong năm là mùa lễ hội
Oc Om Bok của đồng bào Khmer, làng nghề có gần 20 hộ gia đình tham
Trang 11gia giã cốm để cung cấp cho thị trường Nghề làm cốm dẹp khá vất vả, phảithức dậy từ khuya và làm đến hơn 14 giờ chiều
- Quá trình sản xuất: Làm ra được hạt cốm dẹp dẻo thơm người dân
phải bỏ ra nhiều công sức và qua nhiều công đoạn Quan trọng nhất lànguồn nguyên liệu, muốn có loại cốm dẻo, thơm cần phải có nếp thuầnchủng, ngon nhất là giống nếp mùa Long An Nếp vừa chín tới, người dân
ra đồng gặt, tuốt và đem về lựa chọn những hạt nếp to, chắc để dành làmcốm Ban đầu cho nếp vào nồi đất rang cho nóng đều, hạt nếp vừa nở sẽtiến hành giã Mỗi mẻ cốm cần 4 người, trong đó có 2 người cầm chày giãcốm, một người đảo, trộn cốm và một người sàng lọc cốm cho sạch bụibẩn
Làng nghề bánh tét Trà Cuôn:
- Lịch sử hình thành: Hình thành cách đây hơn 40 năm, bánh tét Trà
Cuôn từ chỗ chỉ có 4 cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, đến nay làng nghề phát triểnmạnh giải quyết việc làm ổn định cho 124 hộ và hơn 100 lao động dịch vụkhác Nhờ hương vị thơm đặc sắc làm từ nếp sáp, hột vịt muối (vịt chạyđồng), thịt 3 chỉ, màu sắc xanh tươi tự nhiên từ lá bồ ngót nên bánh tét TràCuôn nổi tiếng cả nước
- Làng nghề bánh tét Trà Cuôn (chợ Trà Cuôn, xã Kim Hòa, huyện
Cầu Ngang) nằm trên tuyến Quốc lộ 53, cách trung tâm Thành phố TràVinh khoảng 12 km
- Quá trình sản xuất:
- Để có được đòn bánh chắc nịch, ăn dẻo ngọt, để lâu ngày người nghệ
nhân đã phải trải qua rất nhiều giai đoạn từ khâu chọn lá gói, lấy màu tựnhiên cho nếp sáp đến khâu làm nhân, gói và nấu bánh đều hết sức côngphu với tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu Chọn lọc
từ những tàu lá chuối tươi, khổ rộng vừa phải, không rách, đem phơi nắngcho hơi rám màu, lau kỹ và xếp lại gọn gàng Khi gói bánh cần chọn nếpsáp địa phương ngon thuần nhất có độ dẻo phù hợp không lẫn gạo hay nếp
Trang 12tạp khác, đãi sạch để ráo, trộn đều với nước cốt lá rau ngót để có màu xanh
tự nhiên và hương thơm nhẹ không có phẩm màu Đậu xanh cho nhân bánhphải là đậu hạt to, tròn đều và đãi sạch vỏ, nấu chín, quếch mịn pha thêmhương vị tạo mùi riêng Mỡ heo là loại mỡ dày dưới da, thịt và mỡ đượcsắc thỏi dài vuông vức các góc cạnh, tẩm ướp gia vị vừa phải như hành lá,muối, đường, Ngoài ra để hấp dẫn và thu hút khẩu vị thực khách, ngườigói còn cho thêm trứng muối
- Bánh tét ngon, dùng được lâu có khi tới 7-8 ngày phụ thuộc rất nhiều
vào công đoạn gói Nhân bánh đặt ở trung tâm đòn bao xung quanh bởi mộtlớp nếp dày vừa phải Người gói phải khéo léo, giữ vững đòn thành hìnhtrụ tròn, lạc gói phải phơi cho ráo nước mới dai chắc, buột vừa đủ chặt đềunhau để bánh không bị bung ra và thấm nước khi nấu Có vậy bánh mới giữđược lâu và giữ được hương vị đậm đà
Làng nghề rượu Xuân Thạnh:
- Lịch sử phát triển: Làng nghề sản xuất rượu Xuân Thạnh, xã Hòa
Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
- Rượu Xuân Thạnh được nấu lần đầu tiên vào khoảng năm 1926 do
người họ Hà tại ấp Xuân Thạnh, xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành
- Thời Pháp thuộc, lính Pháp càn quét ra làng Xuân Thạnh, phát hiện
những hủ rượu được giấu trong các bụi cây đế, tên gọi rượu đế xuất phát từ
đó Về sau, ra làng Xuân Thạnh uống rượu đế và gọi tên là rượu XuânThạnh
- Quy trình sản xuất: rượu Xuân Thạnh cũng khá đơn giản, nhưng
nếu không phải là người của làng Xuân Thạnh và bề dày kinh nghiệm giatruyền thì không thể nào sản xuất ra loại rượu Xuân Thạnh có nồng độ cao,hương vị thơm nồng nàn Nếp được nấu chín, để nguội nhưng vẫn còn đủ
độ ấm, trộn đều với 14 loại men rượu, 48 dòng nấm mốc, 35 dòng nấm mengia truyền, cho vào hủ ủ kín trong 03 ngày Tiếp theo cho nước (nước giếngtại làng Xuân Thạnh, vì khu vực này là đất giồng cát) với hàm lượng vừa
Trang 13đủ vào hủ cơm rượu đã ủ men và ủ tiếp 03 ngày nữa, sau đó đem chưng cất,trong quá trình chưng cất phải để lửa cháy đều vừa đủ để rượu chưng cấttừng giọt đảm bảo nồng độ và hương vị, từ đó cho ra đời 03 loại rượu chủyếu: Rượu Xuân Thạnh trắng (làm từ nếp trắng) nồng độ từ 50 – 55 độ,Rượu Xuân Thạnh lão tửu (làm từ nếp than) nồng độ từ 20 – 29 độ, RượuChuối hột (làm từ nếp trắng và chuối hột) nồng độ từ 29 – 40 độ, tuy khác
về nồng độ nhưng tất cả đều mang hương vị thơm nồng lâng lâng say đắm
Nước mắm tiến vua:
- Mắm rươi- dân Ba Động, Duyên Hải, Trà Vinh.
- Lịch sử hình thành: Nước mắm Giồng Giếng, Ba Động như chuyện
cổ tích, từ tháng mười đến tháng chạp (âm lịch), hễ trời lạnh là rươi xuấthiện Sau đó biến mất, không biết chúng ở đâu ra, rồi biến đi đâu? Tươngtruyền, nước mắm rươi có trước thời chúa Nguyễn Ánh lánh nạn về vùngnày, đến lúc nếm món nước chấm đạm bạc của dân Ba Động “sướng tê đầulưỡi”, ngày nào mâm cơm của chúa cũng có nước mắm rươi
- Đến lúc bị quân Tây Sơn truy đuổi, tháo chạy thì đoàn quân lương
cũng khệ nệ rinh mấy hũ nước mắm rươi chạy nạn Khi Chúa lên ngôi,nước mắm rươi thành “hải vị” tiến cung, bô lão Giồng Giếng, Ba Động gọi
là nước mắm ngự Dân Giồng Giếng định lấy tên nước mắm ngự làm
“thương hiệu”, tính in chữ ta, chữ tây (không dấu) để nước ngoài dễ đọc,nhưng bàn tới bàn lui thấy hơi khó, rủi người ta đọc “nuoc mam ngu” thìlàm sao bán được
- Hồi xưa, dân Giồng Giếng chuyên làm muối Lấy muối ủ rươi, 3
tháng là có món nước mắm Nhưng từ hồi có ý tưởng làm nước mắm hànghoá, Giồng Giếng phân làm hai hệ phái: người thì ủ rươi với muối, khôngcần nước, người thì lấy nước quậy muối rồi ủ Phẩm chất có khác nhau
- Qui trình sản xuất: Công thức chế biến nước mắm rươi của cư dân ở
đây cũng đơn giản Trung bình cứ một đôi rươi bằng 40 lít khi mới vớt lên,pha 8 lít muối hột cộng 20 lít nước lã, ủ trong lu hoặc trong mái dầm, rồi
Trang 14đem phơi nắng khoản 10 đến 15 ngày là ăn được Điểm lưu ý là khi xácrươi bị phân huỷ, nổi giề trên mặt lu trông như bãi phân trâu, phân bò.Nhưng đặc biệt là đám ruồi lằn không hề dám bén mảng tới.
- Đúng ngày ăn được ta vẹt lớp xác nổi trên mặt thì thấy nước mắm
hiện ra một màu vàng óng của mật ong Đó là nước mắm cốt, ngon nhất,bốc lên mùi thơm dịu Ta chỉ cần vắt thêm vào miếng chanh, dầm tí ớt là cóthể dùng làm nước chấm cho các loại thức ăn là rất ngon miệng, thậm chíchang cơm nguội ăn cũng rất ngon
- Đó là ngày xưa, còn hiện nay, do nguyên liệu khan hiếm và trong
một chừng mực nhất định, nước mắm rươi đã trở thành hàng hoá trong nềnkinh tế thị trường, người tiêu dùng không được ăn loại nước mắm cốt đậmđặc nữa, mà người ta pha chế kém chất lượng, đã làm giảm đi giá trị loạinước mắm đặc trưng, cao cấp này
4 Tỉnh Đồng Tháp
- Đồng Tháp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là một
trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phíanam giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giápLong An và Tiền Giang
- Tỉnh có hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt; nhiều ao, hồ lớn.
Sông chính là sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) chảy qua tỉnh vớichiều dài 132km Dọc theo hai bên bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch dọcngang Đường liên tỉnh giao lưu thuận tiện với trên 300km đường bộ vàmột mạng lưới sông rạch thông thương
- Khí hậu: Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng
4 năm sau Nhiệt độ trung bình 26,6ºC
Làng nghề bánh phồng tôm Sa Giang
- Bánh phồng tôm Sa Giang từ lâu đã rất nổi tiếng, không biết làng
nghề hình thành từ bao giờ, nhưng từ thập niên 60 trở lại đây mỗi khi nhắc
Trang 15tới bánh phồng tôm người ta lại nhắc đến bánh phồng tôm Sa Giang.Những con tôm Sa Giang là tinh túy của dòng nước ngọt trong vùng.
- Nguyên liệu chính để làm bánh phồng tôm là tôm.
- Từ những con tôm nước ngọt như: tôm tích, tép mòng, tép ròng…
qua bàn tay chế biến khéo léo của người dân, bánh phồng tôm Sa Giang đãtrở thành một sản phẩm truyền thống đặc trưng cho người dân nơi đây
- Những con tôm được người dân cắt bỏ đầu rồi đem ngâm vào nước
tro ấm khi thấy vỏ tôm ửng hồng thì bóc vỏ, cát đuôi chỉ để lại khúc giữa,
bổ dọc moi hết đường tủy đen trên sống lưng rồi “ quết” thật nhuyễn cùngvới phụ liệu và gia vị phụ liệu gồm bột đao, mực nang, thạch cao phi, gia
vị là muối và đường kính Bánh được làm từ bột, thịt tôm xay nhuyễn và 1
ít hạt tiêu giã nhỏ Trước khi cho tôm vào xay cần rửa tôm bằng nước sạchsau rửa lại bằng nước phèn vắt kĩ, cuối cùng rửa lại băng nước giếng củ giãnhỏ lại vắt cho thật ráo
- Các thành phần nguyên liệu sau khi trộn với nhau sẽ đươc nhồi vào
chiếc túi vải dạng hình ống dài Sau khi hấp chín người ta cắt ra từng láttrong mỏng rồi đem phơi khô Khi ăn ta đem chiên giòn với dầu ăn nóng,bánh sẽ nở to ra, có độ tròn, xốp, béo ngậy kết hợp với hương vị nồngthơm, cay cay, khó quên
- Trong những dịp liên han, lễ, tết, tiệc tùng… đĩa bánh phồng tôm là
món ăn không thể thiếu và được đặt trang trọng trên mâm cỗ
- Hiện nay bánh phồng tôm Sa Giang đã trở thành một thương hiệu nổi
tiếng và là một trong những mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng.bánhphồng tôm Sa Giang của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang(Sagimexco) nổi tiếng tại miền Nam từ những năm 1960
Nghề làm nem Lai Vung
vào thơ ca:
“Lai Vung là xứ lạ lung
Trang 16Nem chua mà ngọt, thơm nồng mà cay”
- Cùng với bánh phồng tôm Sa Giang, nem Lai Vung cũng nổi tiếng
khắp đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía bắc sông Hậu, làng nghề nem LaiVung đã hình thành được hơn 60 năm nay và là một trong những làng nghềlâu đời nhất của địa phương
- Từ lâu nem Lai Vung đã nổi tiếng với hương vị thơm ngon đặc biệt.
nem Lai Vung có 2 loại: nem chua khi ăn sẽ có vị ngọt của thịt và vị chuacủa nem, thứ 2 là nem nướng, cũng có vị chua của nem nhưng được dùngkhi nem chưa lên men, nướng trên vỉ than đỏ hồng ăn kèm với bún, rauthơm, nước chấm…
- Để chế biến món ăn độc đáo này cũng thật công phu và trải qua
nhiều công đoạn thịt làm nem là thịt heo đưa vào cối đá quết nhuyễn, daheo được lạng nhỏ thành từng miếng, trộn lẫn các thứ thịt, bì, tiêu, ớt, lótkèm lá vông, sau đó được gói lại bằng lá chuối tươi để từ 3-4 ngày cho lênmen ở nhiệt đọ 27-300c để tạo món nem đúng và chuẩn phải có 3 phần thịt,
2 phần bì, thịt lợn phải tươi, gia vị phải cân đối, gói thật đều tay Vì vậy mà
ở đây người dân vẫn hay nhắc lại câu vè: “ Từng gói, từng gói, nếu taykhông giỏi thì gói không đều, từng lá nhỏ tươi bao tròn viên thịt, để lá ít thìnem lâu chua, để thịt vừa vừa thì nem lâu chín…”
- Tương truyền ông cha ta khi làm ra món này chỉ để sử dụng với mục
đích cúng giỗ, lễ tết sau này vì món ăn ngon nên cư dân nơi đây quyết địnhlàm nem để bán Tới những năm 1980-1990, nem Lai Vung đã trở thànhmặt hàng được ưa chuộng đến năm 2000 đã có hàng chục là nem có têntuổi: Út Thắng, Tư Minh, Năm Thơ… đến nay đây là một làng nghề nổitiếng không thể không nhắc tới trong các làng nghề ẩm thực truyền thống ởĐồng Tháp
Làng nghề làm bột ở Sa Đéc:
- Thị xã Sa Đéc là một trong những đầu mối trung chuyển lương thực
lớn nhất vùng đồng bằng Sông Cửu Long và là địa phương nổi tiếng với
Trang 17nghè làm bột gạo.nghề làm bột ở Sa Đéc cho đến nay đã được khoảng 100năm, có lẽ do điều kiện tự nhiên thuận lợi: nguồn nước ngọt quanh năm,thổ nhưỡng, thời tiết phù hợp nên sản xuất bột gạo ở đây mang những giátrị đặc sắc riêng.
- Hiện nay ở Sa Đéc có khoảng 358 hộ tham gia sản xuất bột Hằng
năm nơi đây sản xuất được trên 30.000 tấn bột gạo, là nơi cung ứng chủyếu cho nhu cầu tiêu thụ của thành phố Hồ Chí Minh, khắp vùng Nam Bộ
và còn xuất khẩu ra các nước Đông Nam Á
- Sản phẩm bột gạo ở đây chia làm 2 loại: bột tươi, ướt được cung cấp
trực tiếp cho các nhà máy, cơ sở chế biến thực phẩm, bột khô dùng để dựtrữ, chế biến dần từ bột gạo, người dân đã chế biến ra hàng chục mặt hàngthực phẩm rất hấp dẫn, không thể thiếu trong đời sồng hằng ngày như: phở,
hủ tiếu, bún, các loại bánh, các sản phẩm ăn liền…
- Mới lúc đầu cư dân nơi đây sản xuất bột ngang, bột được xay ra, chủ
yếu để làm hủ tiếu, kĩ thuật tương đối đơn giản, nên hầu như người dân aicũng có thể làm được sau đó người dân đã chế biến ra bột lọc, làm bột lọccực nhọc hơn nhưng lại chế biến được nhiều món ăn hơn nên nhiều ngườichuyển sang làm bột lọc Bột lọc Sa Đéc còn nổi tiếng bởi bí quyết sản xuấtgia truyền, độc đáo Các thực phẩm được chế biến từ bột lọc Sa Đéc cóchất lượng tuyệt vời, dai mà mềm, thơm ngon đặc trưng Có lẽ vì vậy mà
hủ tiếu Sa Đéc- một trong những món ăn được làm từ từ bột Sa Đéc- từ lầu
đã là đặc sản nổi tiếng, đến nay vẫn luôn được mọi người ưa chuộng vớisợi hủ tiếu có vị ngon vừa phải, kết hợp với nước lèo thơm lừng, ngọt đậmđà
5 Tỉnh An Giang
- An Giang là tỉnh thuộc đồng bằng song cưu long, phía đông giáp tỉnh
Đồng Tháp, phía tây giáp campuchia với đường biên giới dài gần 100km,tây và nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp thành phố Cần Thơ.AnGiang là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch, du lịch của tỉnh tập trung vào
Trang 18lĩnh vực văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch vuui chơi giải trí và du lịch nghỉdưỡng.Cùng với sự phát triển làng nghề truyền thống của cả nước, làngnghề âm thực của tỉnh An Giang hình thành, phát triển mạnh như nghề chếbiến bánh phồng, chế biến mắm, khô cá sặc bổi, khô cá tra phồng sản xuấtđường thốt nốt.
Làng nghề bánh Phồng Phú Mỹ
- Lịch sử hình thành:Từ khi người dân biết trồng nếp thì cái bánh
phồng cũng bắt đầu xuất hiện.Làng nghề bánh Phồng Phú Mỹ hình thành,tồn tại và phát triển gần 70 năm nay, nghề làm bánh phồng được truyền từthế hệ này sang thế hệ khác Làm loại bánh này không đòi hỏi kỹ thuật taynghề cao, nhưng cần ở lòng yêu nghề, thiết tha với loại bánh mộc mạc, dân
dã Làng nghề hiện có 50 cơ sở sản xuất, thu hút khoảng 300 lao động.Trong đó, các gia đình nổi tiếng có truyền thống làm bánh như gia đình cụ
Lê Minh Dơn, Ngô Thị Dờn, Trần Văn Tâm…
- Quá trình sản xuất:Các công đoạn làm bánh rất công phu Người
làm bánh chọn loại nếp rặt, ngon Nếp được ngâm đúng ba ngày ba đêm,đãi cho sạch nước đục, đem xôi lên rồi bỏ vào cối quết Sau khi nếp đượcquết nhuyễn, đem ra cán thành bánh, phơi nắng rồi đem vào nhúng nướcđường và phơi lại lần nữa cho khô mới đóng gói Các phụ gia như đậu, mè,sữa được đưa lần lượt vào bánh theo từng công đoạn Trước đây, ngườilàm bánh quết bột bằng chày tay, nay đã có máy kéo chày thay thế nênngười làm bánh đỡ nhọc công và sản phẩm được cải thiện rõ nét cả về chấtlượng lẫn số lượng Bánh phồng Phú Mỹ nhỏ bằng cái dĩa nhưng nướngchín phồng to hơn cái quạt nan Bánh vừa xốp, vừa mềm, cắn vào nghe
“phao” miệng bởi vị béo của nếp, vị ngọt của đường, mùi thơm của sữa,
mè, đậu nành, đậu phộng tạo nên hương vị đặc trưng và không thể thiếutrong bữa ăn ngày Tết hay các dịp đám tiệc, cưới hỏi
- Thời gian qua, bánh phồng Phú Mỹ được người tiêu dùng ưa chuộng
nên làng nghề phát triển mạnh và sản xuất quanh năm, nhộn nhịp nhất là
Trang 19tháng giáp Tết Hiện bánh phồng Phú Mỹ có giá từ 3.000 — 4.000đồng/chục, tùy loại bánh Những kỳ hội chợ hay triển lãm tại An Giang,Cần Thơ hoặc TP Hồ Chí Minh, bánh phồng Phú Mỹ đều có mặt trong gianhàng trưng bày sản phẩm đặc sản của An Giang Làng bánh phồng Phú Mỹ
đã được UBND tỉnh An Giang công nhận làng nghề truyền thống vào cuốinăm 2006 Nếu có dịp đến An Giang, bánh phồng Phú Mỹ là một món quàrất có ý nghĩa để du khách mang về làm quà cho người thân
Làng nghề chế biến mắm:
- Lịch sử hình thành:Châu Đốc là vương quốc mắm, không phải chỉ
bởi làng nghề đã được hình thành từ khá lâu đời, mà còn bởi đây là nơi sảnxuất các loại mắm cá hàng đầu ở miền Nam với số lượng thành phẩm hàngtrăm ngàn tấn mỗi năm Làm mắm cá là một nghề không khó đối với ngườiphương Nam Đặc sản mắm Châu Đốc ra đời gần 150 năm, từ xưa khi lưudân từ miền Bắc, miền Trung tìm vào đất này đã phát hiện ra đây là vùng
cá tôm nhiều vô kể Đánh bắt ăn không hết, họ nghĩ ra cách phơi khô hoặclàm mắm để ăn dần Đây có lẽ là một trong những yếu tố làm hình thànhlàng nghề làm mắm, tập trung phần nhiều ở phường Núi Sam
- Quá trình sản xuất:Theo những người lâu năm trong nghề, quy trình
làm mắm thường qua 4 – 5 giai đoạn Nếu làm mắm cá linh chỉ cần bốngiai đoạn gồm: làm cá, châm nước muối, vào thính rồi tới giai đoạn chếbiến mắm Còn nếu mắm cá lóc phải qua năm giai đoạn: làm cá, muối cá,châm nước muối – thính và châm đường Cá sau khi cho vào hũ ướp muối
sẽ được gài kín lại Khoảng một tháng sau nước muối sẽ chảy ra ngập cá.Lúc này người ta sẽ lấy cá ra, để ráo nước rồi rắc thính vào Thính được rắcđều khắp mình cá, bụng cá Cuối cùng cho cá vào hũ như cũ và để vậychừng 40 – 45 ngày sau thì bắt đầu tiến hành châm đường Châm đường cónghĩa là hoà đường với nước rồi nấu cho hơi kẹo lại Cá được gỡ ra cho ráonước xong được xếp lại vào trong hũ Lúc này, cứ một lớp cá lại rưới mộtlớp nước đường Lần lượt như vậy cho tới lớp trên cùng sẽ là lớp nước
Trang 20đường, sau khoảng gần 2 tháng thì cá chín và có thể bắt đầu thưởng thứcđược Nhiều người còn nói rằng với cách làm mắm như vậy, cá càng để lâuthì khi ăn sẽ càng ngon, càng đậm đà Còn để làm cá sặc thì chỉ cần làm cásạch, cạo nhớt chứ không cần lạng xương vì cá sặc nhỏ con, cá sau khi làmmắm có thể ăn được cả phần xương cá Tiếp theo cũng tiến hành ướp muối,vào thính và châm đường.Tương tự mắm cá lóc và cá sặc nhưng cá linh thìkhông cần ướp muối mà sau khi làm cá xong, xóc muối, xả lại với nướcxong là vào thính luôn rồi đợi khoảng 30 ngày thì có thể vào đường được.
Để có một mẻ mắm ngon và đạt chất lượng, người thợ làm mắm phải biếtcân bằng lượng cá và lượng muối sao cho phù hợp Thông thường thì ápdụng theo công thức 5kg cá cần dùng 1kg muối, 250g thính, 350g đường.Đường ở đây phải là đưởng thẻ, loại đường cục để khi nấu mới nhanh kẹolại mà khi mắm chín ăn cũng sẽ ngon hơn thay vì làm bằng các loại đườngkhác Thế nhưng, làm mắm cũng đơn giản lắm, bất cứ loại cá nào cũng cóthể làm mắm được Tuy nhiên, để có được loại mắm thơm ngon, đặc biệtthông thường thì chỉ có cá lóc, cá trèn, cá sặc, cá chốt và cá linh là làmmắm ngon và đạt tiêu chuẩn nhất mà thôi
- Hiện nay nhờ sự hỗ trợ, quan tâm của các cấp chính quyền đã tạo
điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp, làng nghề nên các sản phẩm khô,mắm cá Châu Đốc tiếp tục phát triển ngày một lớn mạnh, bền vững vàđúng định Mỗi khi đến Châu Đốc, nhất là dịp lễ hội Vía Bà, khách thamquan, du lịch đều không quên mua đặc sản mắm Châu Đốc làm quà biếucho bạn bè, người thân Thương hiệu đặc sản mắm Châu Đốc cũng ngàymột lan tỏa khắp trong và ngoài nước, góp phần mở rộng thị trường tiêuthụ
Làng nghề sản xuất đường thốt nốt
- Lịch sử hình thành:Nói đến quả :thốt nốt” thì đây có thể đựơc xem là
loại trái cây đặc sản của vùng đất Tịnh Biên – An giang Trái thốt nốt chonước uống mát lạnh và thơm ngon, từ nước thốt nốt này người dân ở vùng