Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (tt)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (tt)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (tt)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (tt)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (tt)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (tt)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (tt)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (tt)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (tt)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (tt)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (tt)Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam (tt)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội văn minh, việc quản lý nhà nước bằng pháp luật là một yêu cầu tất yếu khách quan và đặc biệt trở thành một yêu cầu bức thiết đối với việc xây dựng, phát triển Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa Thực tế cho thấy, pháp luật là một trong những công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý xã hội, có vai trò đặc biệt trong việc bảo đảm sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia
Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 đang ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tế đời sống, với những quy định nền tảng, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa, diễn ra trong tất cả các ngành, các lĩnh vực khác nhau Để đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội hiện đại, thì việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng là một trong những yêu cầu bức thiết của việc hoàn thiện bộ máy Nhà nước, phục vụ tốt nhất cho công cuộc đổi mới đất nước Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam và hội nhập quốc tế Nội dung này đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định cụ thể tại Nghị quyết số 48/NQ-
TW Ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 Ngày 02-6-2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49/NQ-TW về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, theo đó, cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, các thành tựu đã đạt được của nền tư pháp
xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai
Trong nền kinh tế thị trường, ngày càng có nhiều các doanh nghiệp, các
tổ chức kinh tế được hình thành và phát triển với các quy mô lớn, nhỏ khác nhau Bên cạnh những giá trị tích cực mà các tổ chức kinh tế này mang lại như: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân… thì bên cạnh đó cũng dần bộc lộ những góc khuất, những mặt trái của nền kinh tế thị trường Thời gian qua, chúng ta đã phải chứng kiến khá nhiều hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng cho
Trang 4xã hội, cho đất nước do những tổ chức kinh tế gây ra, như hành vi hủy hoại môi trường khi xả thải ra môi trường những chất thải chưa qua xử lý, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, hay hành vi trốn thuế, kinh doanh trái phép, đầu cơ, buôn lậu hoặc vì lợi ích cục bộ đã không thực hiện các biện pháp mà pháp luật đòi hỏi để bảo vệ môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng…
Ví dụ cụ thể như vụ việc Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh-FHS có hành vi hủy hoại môi trường biển Việt Nam, bằng việc xả chất thải có chứa độc tố là nguyên nhân làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt, nhất là ở tầng đáy Qua thu thập, phân tích dữ liệu, đã xác định có nguồn thải lớn xuất phát từ khu vực Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, chứa độc tố như Phenol, Xyanua,… kết hợp với Hydroxit sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (Mixel),
có tỷ trọng lớn hơn nước biển, theo dòng hải lưu di chuyển theo hướng Nam từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây bức xúc lớn trong dư luận xã hội
Bắc-Thực tế cho thấy, việc núp bóng dưới danh nghĩa pháp nhân để phạm tội ngày càng tăng, tính chất nguy hiểm ngày càng cao Đa số những trường hợp trên là do cơ quan lãnh đạo, người đại diện của pháp nhân thực hiện vì lợi ích của pháp nhân hoặc trong khuôn khổ hoạt động của pháp nhân với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức cao và có những trường hợp mang tính quốc tế, gây thiệt hại nghiêm trọng cho kinh tế - xã hội và cho đời sống của người dân, đòi hỏi cần phải có giải pháp mạnh để phòng ngừa và đấu tranh
Tuy nhiên, theo quan niệm truyền thống của khoa học luật hình sự nước ta thì, tội phạm là sự kết hợp giữa hành vi nguy hiểm của con người và thái độ lỗi bên trong của người đó Do đó, những hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng, gây hậu quả nặng nề do các tổ chức kinh tế - pháp nhân thương mại thực hiện chưa được coi là tội phạm và vì vậy không bị xử lý bằng các chế tài hình
sự Thực tiễn áp dụng pháp luật thời gian qua đã cho thấy, cơ chế xử phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại áp dụng đối với pháp nhân vi phạm tỏ ra bất cập, kém hiệu quả Mặc dù quy trình xử phạt vi phạm hành chính đối với pháp nhân có
ưu điểm là nhanh, kịp thời nhưng lại thiếu tính chuyên nghiệp, minh bạch và không giải quyết được triệt để quyền lợi của người dân bị thiệt hại mà họ phải tự chứng minh thiệt hại để yêu cầu bồi thường Cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính không có đội ngũ cán bộ chuyên trách để điều tra, chứng minh vi phạm cũng như
Trang 5hậu quả của vi phạm….Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cơ hội các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều và ngược lại, nếu pháp luật nước ta chỉ áp dụng cơ chế
xử phạt hành chính đối với pháp nhân vi phạm thì sẽ là không công bằng Bởi
lẽ, cùng hành vi vi phạm nghiêm trọng tương tự nhau mà doanh nghiệp Việt Nam hoạt động ở nước ngoài thì có thể bị xử lý hình sự theo pháp luật của nước sở tại, còn đối với doanh nghiệp Việt Nam lẫn doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở nước ta mà vi phạm thì chỉ bị xử phạt hành chính Mặt khác, trong điều kiện chúng ta đang triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua năm 2014 đã có nhiều đổi mới theo hướng mở rộng quyền cho các doanh nghiệp, mà theo đó, nhiều quyết định quan trọng của pháp nhân thương mại do tập thể Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị hoặc Đại hội cổ đông thông qua Vì vậy, nếu trong trường hợp này chỉ quy định TNHS đối với cá nhân thì
sẽ không công bằng
Từ đó, lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự nước ta, Bộ luật hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp năm 2013, ban hành những quy định về trách nhiệm hình
sự (TNHS) của pháp nhân thương mại Đây chính là công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; góp phần bảo vệ chủ quyền,
an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả, bảo đảm trật
tự, an toàn xã hội, tạo môi trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước
Trong bối cảnh như vậy, tác giả chọn: “Chủ thể của tội phạm là pháp
nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn
nhằm tập trung nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản của việc xác định chủ thể tội phạm là pháp nhân thương mại, xác định TNHS của chủ thể tội phạm là pháp nhân thương mại, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện cơ chế
xử lý TNHS với các cá nhân phạm tội
Trang 62 Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc xác định phạm vi chủ thể của tội phạm hay những đối tượng có thể bị áp dụng TNHS là một trong những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học luật hình sự Ở Việt Nam trong giai đoạn trước, theo cách hiểu truyền thống thì chủ thể của tội phạm chỉ có thể là con người cụ thể, các tổ chức không được công nhận là chủ thể của tội phạm Tuy nhiên, hiện nay tại Điều 8 Bộ luật Hình
sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS 2015) lần đầu tiên đã xác định chủ thể của tội phạm còn bao gồm cả pháp nhân thương mại
Đây là một vấn đề khá mới mẻ, do đó ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa
thực sự có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về đề tài “Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật Việt Nam” Vấn đề này chủ
yếu mới được đề cập đến như một phần nhỏ trong các bài viết, khóa luận, luận
văn hoặc các bài viết trên các Tạp chí chuyên ngành…
Có thể nhận thấy, tất cả những công trình nói trên đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến một số vấn đề thực tiễn, lý luận của đề tài nghiên
cứu Mặc dù không có công trình nào nghiên cứu riêng về Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật Việt Nam, song những kết quả
nghiên cứu tổng hợp sẽ là nền tảng, tiền đề và là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để tác giả kế thừa, vận dụng có chọn lọc khi triển khai nghiên cứu đề tài luận văn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong luật hình sự Việt Nam có thể xem là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ trong suy nghĩ của đa số người dân hiện nay, do đó, việc nghiên cứu đề tài này góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong luật hình sự Việt Nam, đồng thời làm rõ hơn các quy định của pháp luật hình sự hiện hành về TNHS của pháp nhân thương mại khi là chủ thể của tội phạm và đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về THNS của pháp nhân thương mại
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ chính của luận văn là giải quyết các vấn đề sau:
Trang 7- Tổng hợp, phân tích làm rõ khái niệm và đặc điểm cơ bản của pháp nhân thương mại; khái niệm và đặc điểm cơ bản của chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại;
- Phân tích và đánh giá các quy định của BLHS 2015 về TNHS của pháp nhân thương mại;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật về TNHS của pháp nhân thương mại trong luật hình sự Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trong khuôn khổ của Luận văn Thạc sỹ luật học, luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản liên quan đến chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại, đồng thời kiến nghị hoàn thiện một số nội dung liên quan đến việc xác định chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại, TNHS của pháp nhân thương mại theo luật hình sự Việt Nam, đảm bảo việc áp dụng pháp luật hình sự đối với loại chủ thể này trong thực tiễn được thống nhất, rõ ràng
Đây là một vấn đề khá mới mẻ, nên trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu các vấn đề lý luận về chủ thể của tội phạm, về pháp nhân thương mại với vai trò là chủ thể của tội phạm, các quy định hiện hành về TNHS của pháp nhân thương mại và kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật
Luận văn sử dụng phương pháp luận để nghiên cứu đề tài là phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học xã hội được sử dụng nghiên cứu đề tài bao gồm: Phương pháp so sánh; phương pháp xã hội học; phương pháp logic; phương pháp lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp hệ thống hóa
+ Các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học luật so sánh như:
so sánh theo thời gian và không gian; so sánh bên trong và bên ngoài; so sánh
vi mô và so sánh vĩ mô; so sánh khách thể nghiên cứu; so sánh quy phạm (tiêu chuẩn)
Trang 86.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng thể hiện ở chỗ đây là đề tài đề cập tương đối đầy đủ, hệ thống, logic những vấn đề về chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong luật hình sự Việt Nam ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học với các khía cạnh nội dung cụ thể như: Các vấn đề
lý luận chung về chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại, TNHS của pháp nhân thương mại, kiến nghị, đề xuất hoàn thiện các quy định về TNHS của pháp nhân thương mại ; phân tích, đánh giá tính hiệu quả trong các quy định của pháp luật về TNHS đối với pháp nhân thương mại, từ đó thấy rõ giá trị những kiến nghị, giải pháp được đưa ra nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự trong tương lai
Bên cạnh đó, Luận văn còn có giá trị là tư liệu tham khảo cho các nhà lập pháp - hoạch định chính sách, các nhà tâm lý - xã hội học, các nhà khoa học
- thực tiễn, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành luật hình sự
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn được kết cấu thành 3 chương gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại
Chương 2: Quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Chương 3: Yêu cầu và các giải pháp bảo đảm áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Trang 9Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM LÀ PHÁP
NHÂN THƯƠNG MẠI
1.1 Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự của pháp nhân
1.1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của trách nhiệm hình sự của pháp nhân 1.1.1.1 Cơ sở lý luận
Trong lịch sử pháp luật hình sự thế giới, một thời gian dài, TNHS của thể nhân và TNHS theo lỗi được xác định và ghi nhận như là những nguyên tắc của luật hình sự Sở dĩ như vậy là vì, khi xem xét cơ sở của TNHS, luật hình sự đánh giá tính quyết định không chỉ của yếu tố hành vi khách quan mà cả yếu tố tâm lý chủ quan của người thực hiện hành vi đó để xác định có tội hay không
có tội Trong khi đó, theo quan niệm truyền thống thì pháp nhân hoặc pháp nhân không có yếu tố tâm lý, nên không thể là đối tượng đánh giá trong luật hình sự Hay nói cách khác, pháp nhân hoặc pháp nhân không thể là chủ thể của TNHS
Từ quan điểm có tính chất quyết định này, nguyên tắc TNHS cá nhân trong luật hình sự được xác định Và hầu như toàn bộ các vấn đề lý thuyết về luật hình sự (như khái niệm tội phạm, các yếu tố cấu thành tội phạm, các chế định TNHS và hình phạt ) và quy định của pháp luật hình sự cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đều xuất phát từ nguyên tắc này
Cùng với sự phát triển của luật hình sự và tình hình tội phạm, khi mà tội phạm có pháp nhân, các pháp nhân phạm tội phát triển; các tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền xảy ra ngày càng nghiêm trọng, trong đó vai trò pháp nhân chủ yếu thay thế cho cá nhân trong việc thực hiện tội phạm… thì quan niệm chỉ có TNHS cá nhân đã được thay đổi nhanh chóng, nhất là thời gian nửa sau thế kỷ hai mươi ở cả mức độ pháp luật quốc tế lẫn quốc gia
Ở mức độ pháp luật quốc gia, số lượng các quốc gia quy định TNHS pháp nhân hay pháp nhân ngày càng tăng.Xu thế quy định TNHS của pháp nhân được coi là tất yếu trong sự phát triển của luật hình sự thế giới Ở các quốc gia theo hệ thống thông luật, TNHS của pháp nhân đã được quy định tương đối lâu (bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX); còn các quốc gia theo hệ thống luật lục địa, mặc dầu muộn hơn nhưng cũng đã chấp nhận quan điểm TNHS của
Trang 10pháp nhân nhằm đấu tranh có hiệu quả với tình hình tội phạm trong xã hội hiện đại Ở các quốc gia chưa quy định TNHS của pháp nhân, vấn đề trách nhiệm của pháp nhân đều được quy định trong pháp luật dân sự và hành chính.Theo pháp luật của các quốc gia này thì pháp nhân hoặc pháp nhân gây thiệt hại thì phải khắc phục hậu quả, phải bồi thường thiệt hại (luật dân sự) hoặc phải khắc phục hậu quả và bị xử phạt (luật hành chính)
1.1.1.2 Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn thời gian qua cho thấy, sự hình thành và phát triển của cơ chế kinh tế thị trường với sự tham gia bình đẳng của các thành phần kinh tế Pháp luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh thương mại ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển Thay cho kinh tế cá thể nhỏ lẻ, nhiều tổ chức kinh tế được hình thành; các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được thành lập ngày càng nhiều; hoạt động kinh doanh ngày càng tấp nập Kinh tế thị trường đã mang lại những những lợi ích
vô cùng to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta Cùng với những lợi ích đó, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều hiện tượng tiêu cực được coi là mặt trái của kinh tế thị trường như các hành vi vi phạm quy định về độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, buôn lậu, xâm phạm sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại, làm ô nhiễm môi trường gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội Những hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đó không phải do một hoặc một số cá nhân mà chủ yếu là do những tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác nhau thuộc mọi thành phần gây ra
1.1.2 Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật nước ngoài
Những nghiên cứu về vấn đề TNHS của pháp nhân theo quy định của pháp luật các nước đại diện cho các hệ thống pháp luật khác nhau cho thấy xu thế tất yếu của việc công nhận và quy định TNHS của tổ chức trong pháp luật các quốc gia Các quy định của pháp luật hình sự ở các nước được nghiên cứu
có những điểm tương đồng mang tính phổ biến, nhưng cũng có những điểm khác biệt xuất phát từ nhận thức lý luận, truyền thống pháp luật và điều kiện phát triển cũng như nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm đặc thù ở mỗi quốc gia Những điểm tương đồng và khác biệt này thể hiện ở nhiều khía cạnh, nội dung khác nhau, nhưng chủ yếu trong các quy định về cơ sở TNHS, về phạm vi chủ thể là pháp nhân chịu TNHS, về phạm vi các tội phạm mà pháp
Trang 11nhân phải chịu TNHS và về các hình thức TNHS (hình phạt) mà pháp nhân
phải gánh chịu
Việc nghiên cứu, tổng hợp các yếu tố tương đồng cũng như các yếu tố khác biệt khi nghiên cứu so sánh vấn đề TNHS của pháp nhân ở các nước khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiếp thu, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia nhằm xây dựng chế định TNHS của pháp nhân ở nước ta
1.2 Lý luận về chủ thể là pháp nhân thương mại
1.2.1 Pháp nhân thương mại
1.2.1.1 Khái niệm pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại là một thuật ngữ không còn mới mẻ trong xã hội Việt Nam Tuy nhiên, khi nghiên cứu về pháp nhân thương mại với tư cách là một chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam, chúng ta phải tập trung nghiên cứu làm rõ về khái niệm, để phân biệt rõ pháp nhân thương mại với pháp nhân phi thương mại được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 Bởi lẽ, theo quy định của BLHS 2015, thì chỉ pháp nhân thương mại mới là chủ thể của tội phạm
Khái niệm pháp nhân thương mại lần đầu tiên được quy định tại Điều 75
Bộ luật Dân sự 2015, theo đó, tại khoản 1 Điều luật này quy định: “1 Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.”
1.2.1.2 Đặc điểm pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, pháp nhân thư phải là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm
kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên Còn nếu tổ chức, pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận hoặc nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên thì đều không phải là pháp nhân thương mại
Thứ hai,đối với pháp nhân thương mại, là các tổ chức được thành lập
nhằm mục đích thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận, vấn đề lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các tổ chức này
Thứ ba, về mục đích, pháp nhân thương mại được thành lập nhằm mục
tiêu chính là lợi nhuận và khi thu được lợi nhuận sẽ chia cho các thành viên của pháp nhân theo thỏa thuận, tỷ lệ phần vốn góp tùy vào loại hình của doanh nghiệp
Trang 12Thứ tư, về luật điều chỉnh Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp
nhân thương mại chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật doanh nghiệp 2014 Trong khi đó, pháp nhân thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị sẽ còn chịu sự điều chỉnh của các luật về tổ chức bộ máy nhà nước
1.2.2 Cơ sở và điều kiện trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
1.2.2.1 Cơ sở trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Cũng giống như cơ sở trách nhiệm hình sự của thể nhân thực hiện hành vi phạm tội thì cơ sở để xác định TNHS đối với pháp nhân thương mại phải bao gồm hai yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, pháp nhân thương mại đó phải thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
Thứ hai, hành vi nguy hiểm cho xã hội mà pháp nhân thương mại thực hiện phải được quy định trong Bộ luật hình sự
1.2.2.2 Điều kiện trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Nghiên cứu pháp luật một số nước trên thế giới về điều kiện chịu TNHS của pháp nhân và một số học thuyết nói trên cho thấy, dù có cách lý giải khác nhau về TNHS của pháp nhân thương mại nhưng hầu hết đều đưa ra những điều kiện tương đối giống nhau về hành vi phạm tội, về chủ thể của tội phạm, về quy định của pháp luật… để truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại Cụ thể là:
- Pháp nhân thương mại bao giờ cũng phải chịu TNHS thông qua hành
vi phạm tội của thể nhân
- Để truy cứu TNHS pháp nhân thương mại, giữa pháp nhân thương mại và thể nhân bao giờ cũng tồn tại mối quan hệ ràng buộc nhất định Pháp nhân thương mại phải chịu TNHS về hành vi phạm tội của thể nhân khi người
đó thực hiện hành vi nhân danh tổ chức, thay mặt hoặc đại diện cho pháp nhân thương mại Đồng thời thể nhân đó thực hiện hành vi trong phạm vi chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được pháp nhân thương mại giao
- Để truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại, thì hành vi phạm tội do thể nhân thực hiện phải vì quyền lợi, lợi ích của pháp nhân thương mại
đó
Trang 13- Thể nhân đó khi thực hiện hành vi phạm tội là do được sự nhất trí lãnh đạo, chỉ đạo, đồng ý của pháp nhân thương mại thì lúc này, pháp nhân thương mại mới phải chịu TNHS đối với hành vi phạm tội do thể nhân thực hiện
- Việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại thông thường không loại trừ TNHS của cá nhân đã thực hiện hành vi cấu thành tội phạm cụ thể
1.2.3 Phạm vi trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
1.2.3.1 Phạm vi chủ thể là pháp nhân thương mại
Một trong những nội dung quan trọng khi nghiên cứu phạm vi TNHS của pháp nhân thương mại liên quan đến chủ thể Đây là vấn đề mà mỗi nước
đã chấp nhận chế định TNHS của pháp nhân đưa ra những cách giải quyết khác nhau
Tuy nhiên, một số nước quy định chỉ truy cứu TNHS đối với chủ thể
là các pháp nhân hoạt động có mục đích sinh lời chứ không phải tất cả các pháp nhân, tổ chức để trở thành chủ thể của tội phạm Căn cứ để chỉ truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại là do các đặc tính đặc thù của pháp nhân thương mại mang lại
Ở nước ta, trong BLHS 2015, vấn đề TNHS cũng chỉ được đặt ra đối với chủ thể là các pháp nhân thương mại, còn các pháp nhân phi thương mại thì không
1.2.3.2 Phạm vi tội phạm pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự
Phạm vi các tội phạm mà pháp nhân thương mại phải chịu TNHS được quy định tương đối khác nhau ở các nước
Nhìn chung, do những đặc thù riêng của pháp nhân thương mại mà phạm vi tội phạm quy định đối với chủ thể này mang tính đặc thù riêng biệt, chủ yếu trong các lĩnh vực kinh tế, môi trường… Bởi lẽ, không thể truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại đối với tội hiếp dâm được, bởi nó hoàn toàn không thỏa mãn các điều kiện TNHS quy định đối với pháp nhân thương mại như đã phân tích ở trên
1.2.4 Chế tài đối với pháp nhân thương mại phạm tội
1.2.4.1 Các hình phạt áp dụng