1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TÓAN HỌC VIỆT NAM

8 628 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 189 KB

Nội dung

Ông là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng Tiến sĩ Quốc gia về Toán 1948 của nước Pháp, cũng là người Việt Nam đầu tiên trở thành giáo sư toán tại một trường đại học ở châu Âu đại học Zuri

Trang 1

PhÇn 1: Thµnh tùu to¸n häc cña ngêi viÖt thêi xa.

Từ thế kỷ 17, một người Anh tên là Dampier, sau một thời gian sống tại Việt Nam đã nhận xét: "Người Việt Nam rất giỏi số học, hình học và thiên văn học" Ngày nay, dựa vào tài liệu khảo cổ học, vào lịch sử ngôn ngữ, vào khảo sát cấu trúc các công trình kiến trúc cổ còn lại ta thấy rõ người Việt Nam xưa ắt phải giỏi tính toán, và toán học đã được ứng dụng khá nhiều vào đời sống Trong toán học, số học là môn phát sinh trước, sớm nhất Nếu đứng ở góc độ số học

để khảo cứu những cánh sao, tia sáng mặt trời, đàn con chim, chiếc thuyền khắc vẽ trên mặt, trên thân các trống đồng Đông Sơn, chúng ta sẽ tập hợp được nhiều sự kiện toán học nằm trong đó, cung cấp cho ta một bức tranh đẹp về trình độ nắm vững và sử dụng số học của tổ tiên ta thời cổ đại Nghiên cứu các hoa văn trên đồ gốm tìm được ở Phùng Nguyên, Gò Bông, Xóm Rền chúng ta thấy các dạng hoa văn rất phong phú: hình chữ S, có loại dài, loại vuông, loại nối ngang lưng nhau; hình chữ X, chữ A; hai đường song song uốn khúc đều đặn, liên tục; hình tam giác xếp ngược chiều nhau, hình tam giác cuộn Qua đấy, không thể nghi ngờ gì được khi nói rằng người Việt Nam 3-4 nghìn năm trước đây đã có những nhận thức hình học

và tư duy chính xác khá cao Từ hình dáng, kích thước các trống đồng loại cổ nhất ở Việt Nam, chúng ta hiểu, để tạo được những mặt tròn đường kính to nhỏ khác nhau, những mặt phẳng, những góc độ chính xác ấy, các nhà chế tác trống đồng thuở đó phải sử dụng các con số, các loại thước chính xác

ở nước ta, thi toán được đưa vào chương trình khoa cử từ thế kỷ thứ 11 (đời Lý, năm 1077) Thời nhà Hồ không những bắt buộc chương trình thi toán mà còn áp dụng rộng rãi toán học vào kinh tế, sản xuất: dùng toán học đo lại tổng số ruộng đất toàn quốc, lập thành sổ sách điền địa từng lộ, phủ, châu, huyện Năm 1506, Nhà nước tổ chức kỳ thi toán có 30 nghìn người dự thi Kết quả 1.519 người trúng tuyển, trong đó có 144 người giỏi, 25 người rất giỏi Nói chung, ở nước ta thời xưa cứ khoảng 10 đến 15 năm lại một lần mở khoa thi toán, hỏi về các phép bình phân và sai phân Truyền thống này được duy trì lâu dài Thế kỷ thứ 18, cứ 12 năm lại tổ chức một lần thi toán Thí dụ, kỳ thi toán năm 1762 có 120 người trúng tuyển

Trong số các nhà toán học giỏi của nước ta thế kỷ thứ 15 - 16, Lương Thế Vinh và Vũ Hữu là những người nổi bật, được đương thời tôn làm "thần toán"

Trong phạm vi thế giới, cuộc thi toán đầu tiên được tổ chức ở Hungari, từ năm 1894 Cuộc thi toán đã khiến cho đất nước này xuất hiện rất nhiều nhà toán học ưu tú và do đó Hungari đã trở thành một nước lớn về Toán học Cách làm của Hungari được các quốc gia khác hết sức coi trọng và lần lượt tiến hành các cuộc thi khác như sau: Rumani (1902), Liên Xô cũ (1950), Bulgari (1949), Balan (1950), Tiệp Khắc cũ (1951), Việt Nam (1962)

Từ năm 1959, cuộc thi Olimpic Toán quốc tế bắt đầu được tổ chức ở các nước Đông Âu, cuộc thi đã bồi dưỡng không ít nhân tài Nhưng không phải tất cả những người thắng cuộc trong các cuộc thi đó về sau đều có những thành công nổi bật

PhÇn 2: C¸c nhµ to¸n häc lín cña níc ta.

Nhà toán học Lê Văn Thiêm (1918 - 1991)

Lê Văn Thiêm sinh tại làng Trung Lễ, huyện Đức Thọ

(Hà Tĩnh) Năm 1939, ông du học tại Pháp

Anh thanh niên Lê Văn Thiêm, con một gia đình thanh bạch, có truyền thống ham học, phải rời quê hương Đức Thọ, Hà Tĩnh, sống nhờ người anh là y sĩ Lê Văn Kỷ làm việc ở Quy Nhơn

để tiếp tục học Sau khi đỗ Thành chung năm 1936, anh Lê Văn Thiêm tự học trong 3 tháng thi đậu tiếp bằng Tú tài I thay vì phải học 2 năm như mọi người Năm học 1936-1937, Lê Văn Thiêm ghi tên vào lớp học Toán (tương đương lớp 12 chuyên ban) trường Bưởi ở Hà Nội để chuẩn bị thi Tú tài Toán học Anh vào học chậm 3 năm, ăn mặc lại "quê mùa", nói giọng nặng

Trang 2

trịch với những thổ âm khó nghe, khó hiểu, nhưng chỉ cần sau khi học một thời gian ngắn là, cả giáo sư Toán và bạn cùng lớp thán phục thiên tư toán học của người học trò xứ Nghệ đã nổi danh từ ngày còn ngồi trên ghế Collège de Quy Nhơn Anh đỗ Tú tài Toán học không mấy khó khăn và ghi tên vào lớp PCB là lớp dự bị Đại học Y khoa Năm 1938, vì đỗ cao kỳ thi tốt nghiệp PCB nên Lê Văn Thiêm được học bổng du học tại Pháp Đến Pháp, Lê Văn Thiêm xin ghi tên vào trường đào tạo Thạc sĩ Toán học Năm 1939, phát xít Đức thổi bùng ngọn lửa chiến tranh ở châu Âu và thôn tính luôn nước Pháp Mãi đến năm 1941, anh mới có điều kiện học bình thường Sau một năm, anh đã đỗ Cử nhân Toán học thay vì phải học 3 năm như mọi người Anh từ bỏ nước Pháp để sang Đức và ở đó anh đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án Toán học để nhận bằng Tiến sĩ A về Toán học Anh có ý định học thêm để nhận học vị Tiến sĩ habil Toán học nhưng nước Đức phát xít đã thảm bại trước đồng minh vào năm 1945 Anh trở về Pháp, làm việc kiếm sống, tiếp tục học thêm bảo vệ luận án, nhận học vị khoa học cao nhất: Tiến sĩ khoa học Toán học năm 1948 Giáo sư kể: "Sau 1945, tuy là nước thắng trận trong phe đồng minh nhưng kinh tế Pháp kiệt quệ, bánh mì phải phân phối từng trăm gam, thịt, bơ đều thiếu, mặc dù lúc đó đã có bằng Tiến sĩ A Toán học Đức và là giảng viên trẻ ở đại học nhưng hầu như hằng ngày chỉ sống bằng bánh mì phân phối và phomát cùng rau quả đạm bạc Anh dành dụm tiền lương khiêm tốn với ý đồ sau khi bảo vệ luận án đạt học vị khoa học cao nhất sẽ làm thêm kiếm tiền đủ mua vé máy bay về nước"

Năm 1946, được tin phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đến Paris, anh Thiêm đã tự nguyện làm một số việc giúp đỡ phái đoàn và tập hợp anh em trí thức Việt kiều đi đón Hồ Chủ tịch Được đồng chí Phạm Văn Đồng giao nhiệm vụ, anh đã sang Bỉ liên hệ giao dịch mua vũ khí để chuyển về nước Năm 1948, anh đại diện cho Việt Nam lần đầu tiên dự Hội nghị Hoà bình thế giới tại Ba Lan Cùng năm đó, anh là người Việt Nam đầu tiên nhận học vị Tiến sỹ Quốc gia về Toán học tại Pháp, sau đó trở thành giáo sư giảng dạy tại Trường Đại học Zurich (Thuỵ Sỹ) Cuối năm 1949, vị giáo sư tiến sỹ 31 tuổi, Lê Văn Thiêm nghe theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trở về Tổ quốc, tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam

Bộ Trong suốt 47 năm (1944-1991), Giáo sư đã để lại cho đờii sau trên 20 công trình khoa học

có giá trị trong đó có công trình là nguồn gốc xuất phát của một số luận án tiến sĩ Toán học của

Mỹ hiện nay Giáo sư Lê Văn Thiêm có những đóng góp to lớn cho Toán học trên cả ba phương diện: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai ứng dụng Về nghiên cứu

cơ bản, Giáo sư đã đề ra một phương pháp mới, nhờ đó giải được bài toán ngược của lý thuyết Nevanlinna (tên người khai sinh ra nó, nhà toán học Phần Lan), một trong những lý thuyết quan trọng nhất của thế kỷ XX Về nghiên cứu ứng dụng, ông là người đầu tiên giải được tường minh bài toán thấm qua hai lớp đất bằng phương pháp sử dụng nguyên lý đối xứng của giải tích phức Cùng với các học trò của mình, Giáo sư đã áp dụng bài toán này vào việc rửa mặn các vùng ruộng ven biển Trên phương diện triển khai ứng dụng, Giáo sư cũng đã trực tiếp cùng với các học trò và đồng nghiệp của mình áp dụng phương pháp nổ định hướng

để nạo vét kênh Nhà Lê và làm đường chiến lược trong rừng thời chiến tranh chống Mỹ Sau này, để góp phần xây dựng đất nước, ông đã cùng các cộng sự của mình nghiên cứu xây dựng

mô hình toán học và bộ chương trình giải các bài toán dòng chảy, phục vụ cho việc thiết kế và thi công công trình thuỷ điện Hoà Bình và quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long Giáo sư Lê Văn Thiêm còn có công rất lớn trong việc xây dựng tiềm lực và đội ngũ toán học nước nhà Giáo sư cũng là người đề xướng và chủ trì 3 hội nghị Toán học toàn quốc nhằm xác định phương hướng nghiên cứu và tập hợp lực lượng toán học trong cả nước nghiên cứu, ứng

Trang 3

dụng toán học và tin học phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước Trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, Giáo sư là thầy của nhiều thế hệ các nhà toán học Việt Nam và các ngành khoa học khác như hoá học, vật lý, sinh học Giáo sư Lê Văn Thiêm có đóng góp lớn trong hợp tác quốc

tế giữa các nhà toán học Việt Nam và các nhà toán học thế giới Ông đã đưa Hội Toán học Việt Nam tham gia vào Hội Toán học quốc tế với tư cách là thành viên chính thức, đưa Viện Toán học tham gia vào Trung tâm Toán học quốc tế Banach (Ba Lan) Nhờ mối quan hệ tốt và uy tín khoa học của Giáo sư mà nhiều nhà toán học có tên tuổi trên thế giới như Laurent Schwartz, Grotendick (Pháp), Smale và Chomsky (Mỹ) đã sang Việt Nam và nhiệt tình giúp đỡ cộng tác với các nhà toán học Việt Nam Những đóng góp của Giáo sư Lê Văn Thiêm cho Toán học Việt Nam nói riêng và Toán học thế giới nói chung đã được thừa nhận rộng rãi Và tinh thần tận tuỵ

vì sự nghiệp khoa học, giáo dục và đạo đức tốt đẹp của Giáo sư luôn sống mãi trong lòng các thế hệ toán học Việt Nam Ông là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng Tiến sĩ Quốc gia về Toán (1948) của nước Pháp, cũng là người Việt Nam đầu tiên trở thành giáo sư toán tại một trường đại học ở châu Âu (đại học Zurich, Thuỵ Sĩ 1949) Sau khi trở về nước, từ năm 1950, ông đã có mặt tại chiến khu Việt Bắc nhận trọng trách thành lập trường Khoa học cơ bản, trường Sư phạm cao cấp và là hiệu trưởng của hai trường này Ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam và Tổng Biên tập đầu tiên của hai tờ báo toán học của Việt Nam (Vietnam Journal of Mathematics và Acta Mathematica Vietnamica) Hiện nay, tên ông được đặt cho giải toán quốc gia của Việt Nam Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Ba và Giải thưởng Hồ Chí Minh với cụm công trình về nghiên cứu cơ bản của Toán học lý thuyết và những bài toán về ứng dụng (1960-1970)

GS Lê Tự Quốc Thắng- niềm tự hào của toán học VN

Giáo sư Thắng cùng một số nghiên cứu sinh Việt Nam tại Buffalo.

Sinh năm 1965, tại Huế Cựu học sinh trường THPT

Lê Hồng Phong, TP.HCM

Huy chương vàng toán quốc tế, du học tại Nga,

Đức, rồi làm việc tại Đức, Italia, hiện Lê Tự Quốc

Thắng giảng dạy tại Viện Công Nghệ Georgia,

Hoa Kỳ và sẽ xuất bản cuốn "Bách khoa toàn thư về vật lý toán" vào năm 2006

Lê Tự Quốc Thắng từng là một trong những học sinh giỏi toán nhất Việt Nam với huy chương vàng trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế thứ 23 được tổ chức tại Budapest, Hungary năm 1982 khi đang còn là học sinh lớp 12 trường THPT Lê Hồng Phong - TP.HCM Ạnh cũng đã hai lần đoạt giải nhất về công trình nghiên cứu khoa học khoa toán cơ bản trường đại học tổng hợp Lomonosov, Nga Qua những công trình nghiên cứu, những phát minh và kết quả thực tế đạt được trong lãnh vực chuyên ngành, giờ đây, Lê Tự Quốc Thắng được giới chuyên môn đánh giá là một trong những chuyên gia đầu ngành về topo lượng tử của thế giới Bản thân Lê Quốc Tự Thắng lại ham thích và đam mê học toán từ bé, có năng khiếu, ham học toán

Trang 4

-1991: Lấy tiến sĩ toán tại trường đại học Lomonosov, Nga với chuyên ngành topo.

-1992: Làm việc tại viện toán học Steklov, Nga

-09.1992 - 03.1994: làm việc tại viện toán Max - Planck, Bonn, Ðức

-03.1994 - 08.1997: làm việc tại viện vật lý lý thuyết tại Trieste, Italy

-06.1994: Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Tokyo

-1996 - 1997: thành viên hậu tiến sĩ, viện nghiên cứu khoa học toán, Berkely, CA

-1994 - 1999: giáo sư trợ lý đại học SUNY, Buffalo

-11.1996: Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Osaka

-05.1999: Giáo sư thỉnh giảng tại viện Mittag - Leffler, Thụy Ðiển

-1999 - 2003: Phó giáo sư tại SUNY, Buffalo

-07.2001 - 09.2001: giáo sư thỉnh giảng tại viện nghiên cứu khoa học toán tại Kyoto

-06.2002: giáo sư thỉnh giảng tại đại học Grenoble

-07.2002 & 05.2000: giáo sư thỉnh giảng tại Université Paris VII

-01.2004 đến nay: giáo sư chính tại học viện Công Nghệ Georgia

-06.2004 & 06.2005: giáo sư thỉnh giảng tại đại học Geneva

Khoảng năm 1995, anh cùng với hai nhà toán học người Nhật là J.Murakami và T Ohtsuki phát minh ra bất biến lượng tử mang tên Le - Murakami - Ohtsuki, mở ra một hướng mới cho ngành lý thuyết bất biến và đa tạp ba chiều Việc phát minh ra bất biến này gây một tiếng vang lớn trong giới toán học và điều đó có ảnh hưởng lớn, tạo nên vị trí và tên tuổi của anh trong làng toán học thế giớiội thảo chuyên ngành vấn đề này Thành công và nổi danh qua phát minh bất biến lượng tử, nhiều trường đại học tầm cỡ quốc tế ở nhiều nơi biết đến anh nên thường mời anh đến giảng dạy, t.”Hè năm 1999, khoảng 60 nhà toán học, nghiên cứu sinh và giáo sư toán từ nhiều trường đại học trên thế giới đã tập trung về trường hè thuộc viện toán trường đại học Fourier ở Grenoble, Pháp để học và nghiên cứu về bất biến Le - Murakami - Ohtsuki và giáo sư Lê Tự Quốc Thắng là một trong những giảng viên chính của khóa học và tham gia hội thảo chuyên đề hoặc đọc bài giảng về bất biến này và những vấn đề liên quan khác Hiểu và nắm rõ những khó khăn, hạn chế của những người học toán trong nước, anh Thắng đã tìm cách giới thiệu, tuyển chọn một số sinh viên Việt Nam qua Mỹ học nghiên cứu sinh ngành toán theo nguồn học bổng assistantship Trong số này có anh Huỳnh Quang Vũ, cựu sinh viên Khoa Toán trường đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, người được chính giáo sư Lê Tự Quốc Thắng hướng dẫn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Toán học tại Mỹ cùng với hai nghiên cứu sinh nước ngoài khác vào cùng một ngày trong tháng 4 vừa qua Ðược biết anh dự định hè năm 2006 sẽ thu xếp thời gian về dạy cho lớp cử nhân tài năng của khoa toán trường đại học Khoa học tự nhiên.Hiện anh muốn tìm hướng liên kết với một trường đại học danh tiếng của Mỹ

để đào tạo cho sinh viên trong nước vì các trường đại học tốt tại Mỹ hầu như không liên kết với đại học nước ngoài vì lý do công nhận bằng cấp và kiểm tra chất lượng Giáo sư Lê Tự Quốc Thắng chính là một trong những niềm tự hào của nền toán học của Việt Nam

Nguyễn Cảnh Toàn vào học ở Trường Quốc học Huế năm 1942 Thi đậu tú tài toán, nhưng

vì gia đình ép buộc nên ông đến Hà Nội để học ngành luật Tuy nhiên, sự đam mê toán học vẫn cuốn hút ông và ông dành thêm thời gian cho việc tự nghiên cứu toán Cuối năm 1946, trong

kỳ thi toán học đại cương, Nguyễn Cảnh Toàn đã tham dự và đỗ thủ khoa Năm 1947, trong thời gian kháng chiến, Sở Giáo dục Khu 4 triệu tập ông về dạy toán cho Trường Trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng Ba năm sau, ông được Bộ Giáo dục điều lên dạy đại học năm

1951, ở Khu học xá Trung ương, đặt tại Nam Ninh (Trung Quốc) Năm 1954, Nguyễn Cảnh

Trang 5

Toàn tiếp quản Trường đại học Khoa học Hà Nội Cuối thập niên 1950, ông nằm trong số chín cán bộ giảng dạy đại học đầu tiên sang Liên Xô làm thực tập sinh Trong chuyến công tác này, ông bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ tại đại học Lomonosov Trở về Việt Nam năm 1959, ông giảng dạy tại khoa Toán và tự nghiên cứu đề tài khoa học về hình học Trong một chuyến

đi công tác tại Liên Xô ba tháng, tháng 6-1963, Nguyễn Cảnh Toàn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học Đây là luận án Tiến sĩ Khoa học đầu tiên về khoa học cơ bản của người Việt nghiên cứu ở trong nước và bảo vệ tại Liên Xô.Ông từng giữ các chức vụ: chủ nhiệm Bộ môn hình học, chủ nhiệm khoa toán, hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1967 - 1975), thứ trưởng Bộ Giáo dục, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo (1976).Cho đến năm 2006, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy bộ môn toán Ông có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục Việt Nam Ông đã biên soạn và viết 26 cuốn sách và hơn 650 bài báo về giáo dục Ông làm phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ hơn 40 năm Ông là người đề xuất chủ trương đào tạo phó tiến sĩ và tiến sĩ trong nước, để đối phó với thực tế số người đủ khả năng và trình độ để làm luận án Phó tiến sĩ, Tiến sĩ thì nhiều nhưng chỉ tiêu gửi đi nước ngoài để đào tạo thì hạn hẹp Sau này, với sự bảo vệ thành công của ba luận án Phó tiến

sĩ tại Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1970, nhà nước Việt Nam chính thức quyết định mở hệ nghiên cứu sinh trong nước Vì vậy mà số lượng Phó tiến sĩ, Tiến sĩ được đào tạo ở Việt Nam đã tăng lên rất nhanh Ông còn là người đề xuất phong trào "Dạy tốt - học tốt" tại các khoa trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong những năm cuối của thập kỷ 1960, xây dựng phong cách giảng dạy mới, phong cách học tập mới, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo Trong tuyển tập "Bàn về giáo dục Việt Nam", ông đã viết một số quan điểm của mình, ông quan niệm " Tư duy và nhân cách quan trọng hơn kiến thức Người thày dở là người chỉ đem kiến thức cho học trò, người thày giỏi là người biết đem đến cho họ cách tự tìm ra kiến thức "

Đầu năm 1996, ông được Trung tâm Tiểu sử danh nhân quốc tế IBC mời làm Phó Tổng giám đốc Trung tâm Giữa năm 1996, Trung tâm Tiểu sử danh nhân quốc tế của Anh tặng ông bằng “Danh dự vẻ vang” (Illuminated diploma of honour) về những thành tựu lớn lao mà ông đạt được trong lĩnh vực toán học và giáo dục Năm 1998, Viện tiểu sử danh nhân quốc tế Hoa

Kỳ đã bầu ông vào danh sách danh nhân thế giới và đã giới thiệu ông trong 1 bộ sách giá trị của Viện Và liền sau đó, viện này đã mời ông sang dự cuộc hội thảo giao lưu giữa 200 danh nhân khoa học của 33 nước trên thế giới ở San - Francisco Năm 2001, GS Nguyễn Cảnh Toàn lại được Viện Tiểu sử danh nhân quốc tế Hoa Kỳ đưa vào danh sách 114 trí tuệ lớn nhất thế giới của thế kỷ 21 Năm 2004, Viện này cấp bằng “Viện sĩ nổi tiếng” cho ông Ngày 25 tháng

5 năm 2005, Viện tiểu sử Hoa Kỳ phong tặng “những bộ óc vĩ đại của thế kỷ 21”

 Phép biện chứng duy vật và công tác nghiên cứu,giảng dạy Toán học

 Tập dượt cho học sinh giỏi toán quen dần với nghiên cứu toán học

 Hình học siêu phi Euclide hay còn gọi là hình học Nguyễn Cảnh Toàn, viết bằng tiếng Pháp

 Hình học xạ ảnh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1979

 Tuyển tập các công trình toán học và giáo dục/ Nguyễn Cảnh Toàn.- H.:Giáo dục,2005.-897 tr

 Tuyển tập "Bàn về giáo dục Việt Nam"

 Tuyển tập tác phẩm “ Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu”

 Phong cách học tập mới về môn toán

Trang 6

TiÓu sö G.S Hoàng Xuân Sính

Hoàng Xuân Sính là một nữ giáo sư, tiến sĩ khoa học toán học đầu tiên của Việt Nam Bà là

cháu gái của nhà khoa học Hoàng Xuân Hãn.Bà là người làng Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh nhưng trải qua thời niên thiếu ở Hà Nội và học phổ thông tại đây.Bà đã từng du học đại học, cao học, bảo vệ luận án Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học Toán học và giảng dạy tại các trường đại học ở Paris, Pháp [1].Sau đó bà trở về giảng dạy toán và biên soạn sách giáo khoa đại học và phổ thông

Bà từng là chủ nhiệm bộ môn đại số, chủ nhiệm khoa Toán Đại học Sư phạm Hà Nội.Bà là người sáng lập ra trường Đại học Thăng Long, trường đại học dân lập đầu tiên ở Việt Nam Hiện nay bà là chủ tịch Hội đồng quản trị Bà còn là thành viên và phó chủ tịch Đoàn chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt nam khóa VI (2004-?)Bà đã được nhà nước Pháp trao Huân chương Cành

cọ Hàn lâm vì những đóng góp cho việc phát triển và hợp tác khoa học giữa hai quốc gia Pháp -Việt Bà không lập gia đình

Khoa chuyªn to¸n §H Tæng hîp HN.

1/ Giai đoạn khởi đầu (1965 - 1970)

2/ Giai đoạn xây dựng và trưởng thành (1971 - 1990)

3/ Giai đoạn đổi mới và phát triển vượt bậc (1991 - 2005)

I Giai đoạn khởi đầu (1965 - 1970)

Mỗi năm Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tuyển một lớp khoảng hơn 30 học sinh giỏi từ các tỉnh và thành phố ở miền Bắc lên nơi sơ tán của Trường tại Đại Từ, Thái Nguyên để học tập Khoa Toán có ký hiệu liên lạc thời chiến là A và lớp Toán đặc biệt ký hiệu là A0 (A không)

Kí hiệu A0 trên huy hiệu của Khối được các thế hệ thầy giáo, học sinh chuyên Toán nâng niu, gìn giữ bằng nhiệt tình giảng dạy, học tập trong suốt 40 năm sau này

Ngay từ những năm đầu tiên nội dung giảng dạy đã khá khoa học và chủ trương đào tạo của Khối là đào tạo toàn diện Tham gia giảng dạy cho chuyên Toán là các giáo sư, các nhà khoa học trẻ tài ba như các thầy Hoàng Tụỵ, Hoàng Hữu Đường, Nguyễn Thừa Hợp, Nguyễn Bác Văn, Phạm Văn Điều, Phạm Tấn Dương, Phan Đức Chính, Lê Đình Thịnh, Nguyễn Duy Tiến Đối với các môn học khác học sinh của Khối cũng được học các thầy giáo giỏi từ các Khoa của Đại học Tổng hợp Vì vậy, không chỉ môn Toán mà cả các môn học khác học sinh của Khối cũng được dạy dỗ một cách nghiêm túc bởi các chuyên gia có uy tín Với các học sinh giỏi được tuyển chọn và đội ngũ các thầy giáo giỏi nên ngay từ khi mới thành lập khối đã trở thành một trung tâm đào tạo hiệu quả và đạt được nhiều thành tích Ngay từ khoá II Khối đã có

9 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi Toán Quốc gia Ngày nay những học sinh suất xắc của giai đoạn ban đầu gian nan ấy đã trở thành những nhà khoa học đầu ngành, những cán bộ lãnh đạo như GS.TSKH Trần Văn Nhung, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; GS.TSKH Đào Trọng Thi Uỷ viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

II Giai đoạn xây dựng và trưởng thành (1971 - 1990)

Trong những năm này, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã lựa chọn những sinh viên tốt nghiệp giỏi từ Liên Xô, Đông Âu về nước; những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của các khoa Toán, Lý, Văn, và những giáo viên giỏi từ các tỉnh để lập nên bộ môn chuyên Toán với 12 giáo viên, trong đó có một nửa là giáo viên Toán; Chủ nhiệm bộ môn Toán là thầy giáo Phạm Văn Điều Có thể nói đây là thời kỳ Khối Ao được tổ chức, xây dựng và trưởng thành Để vun trồng và chăm sóc những tài năng trẻ thì các thầy giáo ngoài trí tuệ còn phải bền bỉ, kiên nhẫn

Trang 7

và tin tưởng mãnh liệt vào công việc của mình Tập thể giáo viên của Khối đã kiên trì biên soạn bài giảng, xây dựng phương pháp giảng dạy riêng cho học sinh năng khiếu, áp dụng phương pháp gảng dạy tiên tiến Khối chuyên Ao theo tháng năm đã tạo ra hình ảnh của mình nhờ những thành tích trong sự nghiệp đào tạo tài năng cho đất nước

Năm 1974, lần đầu tiên đoàn học sinh Việt Nam tham dự thi Olympic Toán Quốc tế tại Cộng hoà Dân chủ Đức Học sinh Hoàng Lê Minh của Khối đã giành được Huy chưng Vàng Từ đó trở đi năm học nào chúng ta cũng có một đội tuyển mạnh là nòng cốt của đội tuyển Quốc gia, thầy và trò dần trưởng thành theo thời gian gắn với những lao động cần cù, bền bỉ của công việc dậy và học

Các thầy chuyên Toán như PGS.TS Phan Đức Chính, GS.TSKH Nguyễn Văn Mậu nhiều năm là trưởng, phó đoàn đưa học sinh Việt Nam đi thi Olympic Toán quốc tế, góp phần làm nên thành công tốt đẹp của đoàn Việt Nam Học sinh Đàm Thanh Sơn đạt Huy chưng Vàng tại Tiệp Khắc khi mới 15 tuổi, Nguyễn Tiến Dũng đạt Huy chưng Vàng tại Phần Lan khi mới 14 tuổi Đặc biệt em Ngô Bảo Châu đạt Huy chương Vàng hai năm liên tiếp năm 1988, 1989 Năm

2004 TSKH Ngô Bảo Châu đã đạt giải thưởng Clay, là một trong những giải thưởng danh giá của Toán học thế giới

III Giai đoạn đổi mới và phát triển vượt bậc (1991 - 2005)

Đáp ứng nguyện vọng học tập của thế hệ trẻ và yêu cầu phát hiện, đào tạo nhân tài của Đất nước trong thời kỳ đổi mới, Khối trung học phổ thông chuyên Toán-Tin Đại học KHTN ngày càng mở rộng quy môn đào tạo Các giáo viên của Khối vừa giảng dạy các lớp chuyên Toán, vừa tham gia giảng dạy các chuyên đề các chuyên đề bồi dưỡng Toán sơ cấp cho giáo viên các tỉnh thành như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, vừa miệt mài nghiên cứu đúc rút những kinh nghiệm từ những bài học thành công cũng như chưa thành công để xây dựng hệ thống bài giảng mới, xây dựng phương pháp giảng dạy riêng cho học sinh năng khiếu Những luận văn tiến sĩ, thạc sĩ được bảo vệ thành công của các thầy giáo trong khối luôn gắn liền với việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo

Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao vượt bậc, tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông những năm 2003, 2004, 2005 đạt trên 60% loại giỏi Đặc biệt em Phạm Thu Thuỷ đạt thủ khoa toàn quốc trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2001 và em Dương Thanh Tùng đạt thủ khoa tốt nghiệp Trung học phổ thông toàn quốc năm 2004 với tổng điểm 58/60 Nhiều học sinh của Khối đạt thủ khoa trong các kỳ thi tuyển sinh Đại học của các trường Đại học uy tín hàng đầu của Đất nước như Đại học Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách khoa, ĐH Ngoại thương, ĐH Dược và nhiều em đã được cử đi học tại các trường Đại học danh tiếng của Pháp, Anh, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Singapor Các thế hệ học sinh chuyên Toán coi báo Toán học tuổi trẻ là một tờ báo thân thiết, nhiều em đã được giải của Báo nhân dịp kỷ niệm 15 năm, 20 năm, 35 năm thành lập Báo Các thầy giáo của Khối đã biên soạn nhiều giáo trình, tài liệu chuyên đề để giúp các học tự học, tự nghiên cứu Nếu phân tích, đánh giá, suy nghĩ một cách nghiêm túc và hiệu quả đào tạo, về thành tích trong các kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, tuyển sinh Đại học, thi học sinh giỏi quốc gia và đặc biệt là các kỳ thi học sinh giỏi Tin và Toán quốc tế chúng ta thấy hiếm có trường nào trong nước và thế giới sánh bằng

Trang 8

Với 59 Huy chưng trong các kỳ thi Toán quốc tế, 29 Huy chương trong các kỳ thi Tin học quốc tế học sinh của Khối đã tôn vinh trí tuệ của Việt Nam; làm rạng danh Tổ quốc Từ ngôi trường chuyên Toán-Tin, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên học sinh ra trường nay đã trở thành một đội ngũ đông đảo các chuyên gia Toán học và Tin học hàng đầu của và khu vực Trong giai đoạn này cùng với sự trưởng thành của Khối chuyên Tin các thành tích trong các kỳ thi Quốc gia, Quốc tế học sinh của Khối càng nhiều

Năm 2000 trong đội tuyển Việt Nam thi học sinh giỏi Toán quốc tế Khối có 4 học sinh, đạt 3 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc

Năm 2004 Khối có 2 học sinh đạt Huy chương Vàng

Năm 2003 toàn bộ đội tuyển Việt Nam tham dự thi Olympic Tin học ở Mỹ đều là học sinh của Khối và đã đạt được 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng Khối chuyên Toán-Tin, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội thực sự là một môi trường học tập tốt để những tài năng trẻ về Toán – Tin biến những ước mơ, hoài bão thành hiện thực Làm nên những thành công của Khối Trung học phổ thông chuyên Toán-Tin Trường Đại học Khoa học

Tự nhiên trong 40 năm qua trước hết là nhờ đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm ngày càng có hiệu qu của các cấp lãnh đạo khoa Toán – Cơ - Tin học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội; nhờ sự nỗ lực bền bỉ của các thế hệ thầy trò khối chuyên Toán-Tin Ghi nhận những đóng góp của các thầy giáo, học sinh khối chuyên Toán-Tin, Đảng và Nhà nước đã trao tặng cho Khối nhiều phần thưởng cao quý:

Hoàng Mạnh Hùng và tấm huy chương hạnh phúc

Hoàng Mạnh Hùng (phải) và Nguyễn Duy Mạnh

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, Hoàng Mạnh Hùng

có ý chí và sự hiếu học từ nhỏ Cậu vừa giành Huy chương vàng

Olympic toán học quốc tế diễn ra tháng 7 vừa qua tại Slovenia

Người đoạt 3 giải nhất Olympic Toán học Sinh viên toàn quốc

Trung sỹ Nguyễn Hữu Phúc , học viên năm thứ hai Học viện Kỹ thuật Quân sự (KTQS)

là người đoạt 3 giải nhất Olympic Toán học Sinh viên toàn quốc

Năm 2005, tham dự Olympic Toán học Sinh viên toàn quốc, Phúc

đoạt giải nhất môn Đại số và giải ba môn Giải tích Năm 2006, Phúc

tiếp tục tham dự và đoạt liền hai giải nhất cả hai môn Lần này, thành tích của Phúc vươn lên đứng đầu trong số 650 sinh viên đến từ 70 trường Sống trong gia đình thuần nông ở xã Tân Việt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, những năm học phổ thông, vừa đi học Phúc vừa phải tranh thủ thời gian giúp đỡ bố mẹ công việc đồng áng và gia đình, với tố chất thông minh, tinh thần ham học, cần cù, chịu khó Phúc học rất giỏi Ba năm cấp 3, Phúc liên tục là học sinh giỏi Toán tỉnh Hải Dương

Ngày đăng: 22/07/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w