1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ YÊN THUẬN, HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

78 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 2,79 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN BẢNG DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu cứu của đề tài 2 3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 2 4. Giả thuyết nghiên cứu 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6. Lịch sử nghiên cứu của đề tài 3 7. Phương pháp nghiên cứu 5 8. Đóng góp của đề tài 5 9. Cấu trúc của đề tài 5 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 6 1.1. Cơ sở lý luận 6 1.1.1.Một số khái niệm cơ bản 6 1.1.1.1. Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân xã 6 1.1.1.2. Đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân xã 6 1.1.1.3. Chất lượng và chất lượng của Đại biểu Hội đồng nhân dân 7 1.1.2. Vị trí, vai trò của Đại biểu Hội đồng nhân dân xã 7 1.1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng đại biểu HĐND xã 8 1.1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu HĐND xã 11 1.1.4.1. Yếu tố chủ quan 11 1.1.4.2. Yếu tố khách quan 11 1.1.5. Yêu cầu cụ thể nâng cao chất lượng đại biểu HĐND xã 12 1.2. Cơ sở pháp lý 12 Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ YÊN THUẬN HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG 19 2.1. Khái quát chung về xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 19 2.1.1. Khái quát chung về Xã Yên Thuận 19 2.1.1.1. Vị trí địa lí 19 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu: 19 2.1.1.3. Dân số, lao động và dân tộc. 20 2.1.2. Hệ thống chính trị 20 2.1.2.1. Đảng bộ xã 20 2.1.2.2. Chính quyền xã 20 2.1.2.3. Mặt trận và các đoàn thể 21 2.2. Khái quát về Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 22 2.3. Thực trạng chất lượng Đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 22 2.3.1. Cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 22 2.3.1.1. Nhiệm kỳ 2011 – 2016 22 2.3.1.2. Nhiệm kỳ 2016 – 2021 23 2.3.1.3. Đánh giá chung về cơ cấu Đại biểu Hội đồng Nhân dân 23 2.3.2. Về trình độ của Đại biểu Hội đồng nhân dân 25 2.3.2.1. Nhiệm kỳ 2011 – 2016 25 2.3.2.2. Nhiệm kỳ 2016 – 2021 25 2.3.2.3. Đánh giá chung về trình độ của Đại biểu Hội đồng Nhân dân 26 2.3.3. Về đạo đức, ý thức thực thi công vụ và sức khỏe của Đại biểu Hội đồng nhân dân 27 2.3.4. Chất lượng thực thi công việc của Đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 29 2.3.4.1. Chất lượng thực thi công việc của Đại biểu Hội đồng nhân dân qua các kỳ họp 29 2.3.4.2.Chất lượng thực thi công việc của đại biểu Hội đồng nhân dân qua tiếp xúc cử tri, tiếp công dân 32 2.3.4.3. Chất lượng thực thi công việc của đại biểu biểu Hội đồng Nhân dân thông qua hoạt động giám sát. 34 2.4. Đánh giá chất lượng Đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 36 2.4.1. Ưu điểm 36 2.4.2. Nhược điểm 38 2.4.3.Nguyên nhân 40 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ YÊN THUẬN, HUYỆN HÀM YÊN, TỈNHTUYÊN QUANG 44 3.1. Mục tiêu nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng Nhân dân 44 3.2. Phương hướng nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân 45 3.3. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân 47 3.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong nâng cao chất lượng của đại biểu HĐND 47 3.3.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng đại biểu HĐND xã 47 3.3.3. Từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng thực thi công việc của đại biểu Hội đồng nhân dân xã 48 3.3.4. Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin 51 3.4. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng Nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 53 3.4.1. Xây dựng và hoàn thiện chương trình bồi dưỡng cho đai biểu Hội đồng nhân dân 53 3.4.2. Nâng cao đạo đức công vụ cho đại biểu HĐND xã Yên Thuận 54 3.4.3. Tổ chức tham quan các mô hình Hội đồng nhân dân tiêu biểu 55 3.5. Một số kiến nghị 55 3.5.1. Đối với Đảng 55 3.5.2. Đối với cơ quan, tổ chức 56 KẾT LUẬN 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC 61

Trang 1

Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi

KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ YÊN THUẬN,

HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

Trang 2

Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi

KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ YÊN THUẬN,

HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

Mã số: ĐTSV.HCH2017.10

Chủ nhiệm đề tài : Ngô Thị Hương Lan Thành viên tham gia : Triệu Thị Hoàng Anh

Đặng Thị Thúy Chinh Nông Thị Huệ

Đoàn Mai Hương

Hà Nội, tháng 5 năm 2017

Trang 3

Danh sách các thành viên tham gia thực hiện đề tài:

1 Ngô Thị Hương Lan ĐH Quản lý nhà nước 14A Chủ nhiệm đề tài, Tổng

hợp tài liệu

2 Triệu Thị Hoàng Anh ĐH Quản lý nhà nước 14A Khảo sát, thu thập và

phân tích tài liệu

3 Đặng Thị Thúy Chinh ĐH Quản lý nhà nước 14A Khảo sát, thu thập tài

liệu

5 Nông Thị Huệ ĐH Quản lý nhà nước 14A Khảo sát, thu thập tài

liệu

4 Đoàn Mai Hương ĐH Quản lý nhà nước 14A Tổng hợp bài Khảo sát,

thu thập tài liệu

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu với đề tài “Nâng cao chất

lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” là công trình nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trong suốt thời gian qua.

Chúng tôi xin chịu trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin trong

đề tài nghiên cứu này

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình khảo sát, thu thập tài liệu và xử lý thông tin để thực hiện đề tài

“Nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm

Yên, tỉnh Tuyên Quang” chúng tôi đã nhận nhiều sự giúp đỡ từ một số cán bộ xã và

các thầy cô, giảng viên tại trường Nhân đây tôi xin cảm ơn đến các thầy cô Đặc biệt

là cô Phùng Thị Thanh Loan bởi cô là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho chúngtôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này

Mặc dù rất cố gắng và tâm huyết với đề tài nhưng bởi là sinh viên năm ba cònngồi trên ghế nhà trường trình độ nghiên cứu còn hạn hẹp với những hiểu biết cònmang tính lý thuyết do chưa tiếp cận được nhiều với thực tế cho nên không thể tránhkhỏi những sơ xuất và thiếu sót Vì thế chúng tôi rất mong nhận được lời đóng gópquý báu của các thầy các cô cũng như của các bạn độc giả

Chúng tôi tin rằng những ý kiến đóng góp quý báu của mọi người giúp chúngtôi nhận ra những thiếu sót và hạn chế của mình Từ đó chúng tôi có sự hiểu biết cũngnhư nguồn tri thức quý giá đem lại nguồn tư liệu mới trên con đường học tập nghiêncứu để thành công hơn nữa trong những đề tài tiếp theo

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

BẢNG DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

6 KT – XH Kinh tế - xã hội

8 UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

10 UDCNTT Ứng dụng công nghệ thông tin

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN

BẢNG DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu cứu của đề tài 2

3 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 2

4 Giả thuyết nghiên cứu 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Lịch sử nghiên cứu của đề tài 3

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Đóng góp của đề tài 5

9 Cấu trúc của đề tài 5

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 6

1.1 Cơ sở lý luận 6

1.1.1.Một số khái niệm cơ bản 6

1.1.1.1 Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân xã 6

1.1.1.2 Đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân xã 6

1.1.1.3 Chất lượng và chất lượng của Đại biểu Hội đồng nhân dân 7

1.1.2 Vị trí, vai trò của Đại biểu Hội đồng nhân dân xã 7

1.1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng đại biểu HĐND xã 8

1.1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu HĐND xã 11

1.1.4.1 Yếu tố chủ quan 11

1.1.4.2 Yếu tố khách quan 11

1.1.5 Yêu cầu cụ thể nâng cao chất lượng đại biểu HĐND xã 12

1.2 Cơ sở pháp lý 12

Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ YÊN THUẬN HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG 19

2.1 Khái quát chung về xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 19

2.1.1 Khái quát chung về Xã Yên Thuận 19

Trang 8

2.1.1.1 Vị trí địa lí 19

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu: 19

2.1.1.3 Dân số, lao động và dân tộc 20

2.1.2 Hệ thống chính trị 20

2.1.2.1 Đảng bộ xã 20

2.1.2.2 Chính quyền xã 20

2.1.2.3 Mặt trận và các đoàn thể 21

2.2 Khái quát về Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 22

2.3 Thực trạng chất lượng Đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 22

2.3.1 Cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 22

2.3.1.1 Nhiệm kỳ 2011 – 2016 22

2.3.1.2 Nhiệm kỳ 2016 – 2021 23

2.3.1.3 Đánh giá chung về cơ cấu Đại biểu Hội đồng Nhân dân 23

2.3.2 Về trình độ của Đại biểu Hội đồng nhân dân 25

2.3.2.1 Nhiệm kỳ 2011 – 2016 25

2.3.2.2 Nhiệm kỳ 2016 – 2021 25

2.3.2.3 Đánh giá chung về trình độ của Đại biểu Hội đồng Nhân dân 26

2.3.3 Về đạo đức, ý thức thực thi công vụ và sức khỏe của Đại biểu Hội đồng nhân dân 27

2.3.4 Chất lượng thực thi công việc của Đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 29

2.3.4.1 Chất lượng thực thi công việc của Đại biểu Hội đồng nhân dân qua các kỳ họp 29

2.3.4.2.Chất lượng thực thi công việc của đại biểu Hội đồng nhân dân qua tiếp xúc cử tri, tiếp công dân 32

2.3.4.3 Chất lượng thực thi công việc của đại biểu biểu Hội đồng Nhân dân thông qua hoạt động giám sát 34

2.4 Đánh giá chất lượng Đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 36

2.4.1 Ưu điểm 36

2.4.2 Nhược điểm 38

Trang 9

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG

NHÂN DÂN XÃ YÊN THUẬN, HUYỆN HÀM YÊN, TỈNHTUYÊN QUANG 44

3.1 Mục tiêu nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng Nhân dân 44

3.2 Phương hướng nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân 45

3.3 Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân 47

3.3.1 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong nâng cao chất lượng của đại biểu HĐND 47

3.3.2 Hoàn thiện cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng đại biểu HĐND xã 47

3.3.3 Từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng thực thi công việc của đại biểu Hội đồng nhân dân xã 48

3.3.4 Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin 51

3.4 Một số giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng Nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 53

3.4.1 Xây dựng và hoàn thiện chương trình bồi dưỡng cho đai biểu Hội đồng nhân dân .53 3.4.2 Nâng cao đạo đức công vụ cho đại biểu HĐND xã Yên Thuận 54

3.4.3 Tổ chức tham quan các mô hình Hội đồng nhân dân tiêu biểu 55

3.5 Một số kiến nghị 55

3.5.1 Đối với Đảng 55

3.5.2 Đối với cơ quan, tổ chức 56

KẾT LUẬN 58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 61

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bộ máy Nhà nước ta, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước

ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện ý chí, nguyện vọng của nhândân địa phương, thay mặt nhân dân địa phương trong việc thực thi quyền lực Nhà nước

ở địa phương Với tính chất đó, HĐND nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng trongviệc đảm bảo quyền lực nhân dân, phát huy dân chủ, đảm bảo hiệu lực và hiệu quảhoạt động của bộ máy Nhà nước Vì vậy, nâng cao chất lượng của Đại biểu HĐND xã

là một trong những nhiệm vụ rất cơ bản của quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máyNhà nước cấp cơ sở

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: Nâng cao chấtlượng của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịutrách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp Phát huy vaitrò giám sát của Hội đồng nhân dân Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phânđịnh lại thẩm quyền đối với chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo Như vậy Đảng

và Nhà nước đã có tầm nhìn chiến lược để xây dựng chính quyền địa phương vữngmạnh Trước hết muốn xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh thì phải khôngngừng nâng cao chất lượng của Đại biểu Hội đồng nhân dân mà trước hết là ở cấp cơ

sở - cấp xã

Cơ sở lý giải cho yêu cầu này xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của độingũ đại biểu HĐND cấp cơ sở là cấp gần dân nhất, là cấp mà mỗi động thái của đạibiểu HĐND đều tác động trực tiếp tới người dân, đều có khả năng gây ra những hệ quảhoặc tích cực hoặc tiêu cực tới thái độ và lòng tin của nhân dân vào chế độ chính trị.Xét thấy chất lượng đại biểu HĐND xã trên phạm vi cả nước còn thiếu sót vì vậy nhucầu nâng cao chất lượng của đại biểu HĐND xã lại càng trở nên cấp bách Xã YênThuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là một trong số đó Vì là một xã miền núiđang trong quá trình phát triển nên còn rất nhiều vướng mắc về hoạt động của đại biểuHội đồng nhân dân như chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo luậtđịnh, vai trò đại diện nhân dân của từng đại biểu còn hạn chế Và bản thân người đạibiểu trong quá trình hoạt động còn chưa thực sự gần dân, sát dân

Do vậy, nâng cao chất lượng đại biểu HĐND trên địa bàn này là một yêu cầucấp thiết Trong bối cảnh đó, hiện nay tại xã Yên Thuận, huyên Hàm Yên, tỉnh Tuyên

Trang 11

Quang chưa có đề tài nào nguyên cứu về vấn đề này khiến cho nhiều vấn đề lý luận vàthực tiễn về chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND xã còn bị bỏ ngỏ Vì vậy chúng

tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên

Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ”làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm

góp phần khắc phục khoảng trống trong hoạt động nghiên cứu, góp thêm căn cứ để xâydựng các luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng của đại biểu HĐND xã ởnước ta hiện nay Từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng đại biểu Hộiđồng nhân dân xã tiến tới xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu cứu của đề tài

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân Từ đó đưa ra một số giải pháp góp phầnnâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về số lượng, cơ cấu, chất lượng, đạo đức, ý thức và chấtlượng thực thi công việc của đại biểu HĐND xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnhTuyên Quang

Phạm vi không gian: Xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Phạm vi thời gian: 2016 – 2017

Đề tài chọn thời gian nghiên cứu theo nhiệm kỳ 2016 – 2021 và dựa trên Luật

Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 làm cơ sở chính để nghiên cứu Nhưngđến ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015mới chính thức có hiệu lực vì vậy nhóm thực hiện chọn thời gian nghiên cứu từ năm

2016 đến nay để nghiên cứu

3 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu

Trình bày cơ sở lý luận, thực trạng và tình hình tổ chức hoạt động của đại biểuHội đồng nhân dân từ đó đánh giá và đề ra một số giải pháp để nâng cao chất lượngđại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Đưa ra một số cơ sở lý thuyết về HĐND và đại biểu Hội đồng nhân dân Xácđịnh tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đại biểu HĐND Đánh giá thựctrạng hiện nay của đại biểu Hội đồng nhân dân Từ đó đưa ra một số giải pháp để nângcao chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên,tỉnh Tuyên Quang

Trang 12

4 Giả thuyết nghiên cứu

Qua quá trình khảo sát thực tế và nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu xây dựng

cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng Nhândân cấp xã trên sự nghiên cứu và phân tích thực trạng về đại biểu Hội đồng Nhân dân

xã Yên Thuận

Chất lượng đại biểu HĐND xã Yên Thuận hiện nay còn thấp trên cơ sở so sánhvới tiêu chuẩn chung của cả nước và ý kiến đánh giá của người dân tại địa phương.Giả thuyết được nhóm phân tích là làm rõ trong chương 2 của đề tài

Phát hiện những vấn đề khó khăn, vướng mắc, chồng chéo trong hoạt động củaHĐND xã và đưa ra các giải pháp cho phù hợp

Để nâng cao chất lượng đại biểu HĐND của xã Yên Thuận, Huyện Hàm Yên,Tỉnh Tuyên Quang cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan, nâng caohiệu quả quản lý và sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, nâng cao các giải pháp để hoànthiện đội ngũ đại biểu HĐND xã, đảm bảo quyền tham gia quản lý nhà nước của nhândân và phát triển, hoàn thiện năng lực của đội ngũ đại biểu HĐND Đồng thời tiếp tụckhẳng định vị trí, vai trò của HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, làmtốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật Giả thuyết này đượcnhóm nghiên cứu phân tích và làm rõ ở chương 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đề tài làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chất lượng và nâng cao chất lượng của đạibiểu HĐND xã

- Đánh giá thực trạng chất lượng đại biểu HĐND xã Yên Thuận, huyện HàmYên, tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2011 – 2016

- Đề xuất một số giải pháp và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chấtlượng đại biểu HĐND xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

6 Lịch sử nghiên cứu của đề tài

Trong những năm gần đây có rất nhiều cuốn sách, bài báo hay những đề tàinghiên cứu khoa học nghiên cứu về thực trạng và đề cập một số giải pháp để nâng caochất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Có thể kểđến những công trình nghiên cứu như sau:

- “ Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương ở Việt

Nam” do PGS.TS Lê Minh Thông và PGS.TS Nguyễn Như Phát đồng chủ biên NXB

Trang 13

Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2002 Trong công trình này các tác giả đã đề cậpnhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn chính quyền ở Việt Nam.

- “ Phương thức và kĩ năng hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân trong chương trình tập huấn Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 1999-2004” do

PGS.TS Bùi Thế Vĩnh chủ biên - NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Với công trình này,tác giả nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và phương thức, kỹ năngcủa đại biểu Hội đồng nhân dân được nghiên cứu một cách tương đối đầy đủ

- Luận án Tiến sĩ “Nâng cao hiệu lực giám sát của Hội đồng Nhân dân cấp

tỉnh trong điều kiện đổi mới của Việt Nam hiện nay”, của Vũ Mạnh Thông Trong luận

án của mình, tác giả đã khái quát sự ra đời, phát triển của Hội đồng nhân dân các cấp,đồng thời nhấn mạnh vai trò và vị thế của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh qua hoạt độngcủa mình góp phần xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh

- Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ công chức tỉnh Thái Nguyên”, do tác giả Lương Thanh Nghị thực hiện và bảo

vệ thành công năm 2004 Trong luận văn này, tác giả đã nghiên cứu có hệ thống về cơ

sở lý luận và thực trạng trình độ, đánh giá năng lực của cán bộ chính quyền cấp xã ởtỉnh Thái Nguyên, qua đó chỉ rõ những bất cập, hạn chế trong công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ chính quyền cấp xã ở các tỉnh vùng dân tộc, vùng sâu ở nước ta hiệnnay Đồng thời nêu ra một số giải pháp thiết thực nhằm đổi mới hoạt động đào tạo, bồidưỡng cán bộ chính quyền cấp xã trong thời kỳ hiện nay

- “Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do GS.TSKH Đào Chí Úc chủ biên, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2004 Trong đề

tài này tác giả tập trung phân tích và kiến nghị về mô hình tổ chức và hoạt động củachính quyền địa phương trong đó đặc biệt chú ý đến mô hình của Hội đồng Nhân dâncấp xã

Các công trình khoa học nói trên cho thấy vấn đề đổi mới nâng cao chất lượng

hệ thống chính trị cơ sở đã được các nhà khoa học đề cập ở các khía cạnh và với cácmức độ khác nhau nội dung đã phần nào làm rõ vai trò của nâng cao chất lượng đạibiểu Hội đồng nhân dân Tuy nhiên, như đã nói ở trên, cho đến nay vẫn tồn tại mộtkhoảng trống trong vấn đề nghiên cứu về chất lượng của chính đội ngũ đại biểu Hộiđồng nhân dân xã Đặc biệt, từ góc độ của khoa học pháp lý, hiện chưa có công trìnhnào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống và xuất phát từ thực tiễn về yêu cầu và

Trang 14

giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân ở xã Đó

cũng chính là một trong những lý do để nhóm chúng tôi chọn đề tài “Nâng cao chất

lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” nhằm cung cấp tư liệu thực tế cho hoạt động nghiên cứu về chất lượng đại

biểu Hội đồng nhân dân cấp xã nói chung, đồng thời nâng cao chất lượng đại biểu Hộiđồng nhân dân xã Yên Thuận nói riêng

7 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử

Phương pháp tổng hợp tài liệu

Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu

Phương pháp khảo sát: nhóm tiến hành khảo sát người dân trên địa bàn xã YênThuận về chất lượng của đại biểu HĐND

Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn một số đại biểu Hội đồng nhân dân đã và đanglàm việc trong Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân và cácthầy cô làm việc trong khoa Nhà nước và Pháp luật của trường Đại học Nội vụ Hà Nội

8 Đóng góp của đề tài

Thông qua các nội dung nghiên cứu góp phần làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn

về vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ, chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dâncấp xã

Qua đó tổng kết, đánh giá thực trạng chất lượng Đại biểu Hội đồng nhân dân

xã, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân

xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

9 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học về chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân

Chương 2: Thực trạng chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận,huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xã YênThuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân xã

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Hội đồng nhân dân là tổ chức thuộc hệthống chính quyền nhà nước ở các địa phương trên toàn lãnh thổ Việt Nam Đượcthành lập sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở 3 cấp hành chính: tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộctỉnh (gọi tắt là cấp huyện); xã, phương, thị trấn trực thuộc cấp huyện (gọi tắt là cấp xã);theo Sắc lệnh số 63/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 22.11.1945 và được quyđịnh trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 của Nhà nước Việt Nam”

Theo Khoản 1, Điều 113, Hiến pháp 2013 “Hội đồng nhân dân là cơ quanquyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủcủa Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địaphương và cơ quan nhà nước cấp trên”

Khoản 1, Điều 6, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định:

“Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu

ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng vàquyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quannhà nước cấp trên.”

Theo đó: HĐND xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở xã, bao gồm các đại biểuHĐND do cử tri ở xã bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng , quyền làm chủ củaNhân dân và chịu trách nhiệm trước Nhân dân trong xã cũng như cơ quan nhà nướccấp trên

1.1.1.2 Đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân xã

Theo quy định tại Điều 115 Hiến pháp năm 2013, đại biểu Hội đồng nhân dân

là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽvới cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri vềhoạt động của mình và Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị

Trang 16

Theo Khoản 2, Điều 5, Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 : Đại biểuHội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địaphương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việcthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

Như vậy, đại biểu HĐND xã là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhândân trong xã, chịu trách nhiệm trước cử tri và Hội đồng nhân dân của xã đó về việcthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình

1.1.1.3 Chất lượng và chất lượng của Đại biểu Hội đồng nhân dân

Chất lượng là một phạm trù quen thuộc nhưng phức tạp, chính vì vậy có nhiềuđịnh nghĩa khác nhau

Theo Giáo sư Kaoru Ishikawa – Lý luận gia về quản lý chất lượng Nhật Bản :

“Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầungười sử dụng”

Tổ chức Quốc tế về Tiệu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, đã đưa

ra định nghĩa sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm,

hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liênquan”

Theo từ điểnTiếng Việt, chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của mộtngười, một sự vật, sự việc

Như vậy, chất lượng có thể hiểu là cái tạo nên phẩm chất, giá trị vượt trội, hoànhảo của một người, một sự vật, sự việc nhằm đáp ứng yêu cầu nào đó

Như vậy, chất lượng đại biểu HĐND xã có thể hiểu là tập hợp những phẩmchất, khả năng phù hợp trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ, trách nhiệm trước Nhândân và cơ quan nhà nước cấp trên của đại biểu HĐND xã

1.1.2 Vị trí, vai trò của Đại biểu Hội đồng nhân dân xã

Vị trí, vai trò của Đại biểu HĐND được quy định tại khoản 1, điều 115 Hiếnpháp 2013: “Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng củaNhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thựchiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhândân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếunại, tố cáo Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện

Trang 17

Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân,động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước”.

Đại biểu HĐND xã cử tri tin tưởng bầu ra, là cầu nối giữa nhân dân với Nhànước Đại biểu được nhân dân tin tưởng bầu làm người đại diện cho ý chí, nguyệnvọng của mình Làm đại biểu dân cử là rất vinh dự nhưng trách nhiệm trước cử tri vànhân dân cũng rất nặng nề Đáp lại sự tin tưởng đó, đại biểu phải hát huy tốt vai trò,thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp xúc, báo cáo cử tri về hoạt động của mình, trả lời nhữngyêu cầu , kiến nghị của cử tri, cần phải xem xét, đôn đốc giải quyết các khái nại, tố cáocủa nhân dân, không những thế còn phải phổ biến pháp luật đến toàn thể nhân dântrong xã Đây chính là nhân tố có ý nghĩa quyết định góp phần làm cho Hội đồng nhândân xã hoạt động có hiệu quả

Có thể thấy, vị trí, vai trò của đại biểu HĐND là vô cùng quan trọng Nhất làđối với HĐND xã – cơ quan quyền lực nhà nước gần dân, sát dân nhất

1.1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng đại biểu HĐND xã

Căn cứ vào tình hình nghiên cứu của đề tài cũng như tình hình thực tế tại địaphương, có thể đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xãnhư sau:

Thứ nhất, đại biểu HĐND xã phải đáp ứng được tiêu chí về phẩm chất chính trị.Phẩm chất chính trị của đại biểu Hội đồng Nhân dân xã là tổng hợp các đặc tính cánhân đại biểu về mặt chính trị, bao gồm các yếu tố cơ bản: Nhận thức chính trị, thái độchính trị và hành vi chính trị Nhận thức chính trị của người đại biểu Hội đồng Nhândân xã là sự hiểu biết và tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách, quan điểmchính trị, nền tảng tư tưởng chính trị, mục đích, lý tưởng của Đảng Thái độ chính trịcủa đại biểu là những biểu hiện, cử chỉ, lời nói, việc làm của người đại biểu xuất phát

từ nhận thức, suy nghĩ, tình cảm trước những vấn đề chính trị, tư tưởng và tổ chức củaĐảng Hành vi chính trị của đại biểu là hành động mang tính chính trị, như tiên phong,gương mẫu trong công tác, lao động, học tập, sinh hoạt; đi đầu trong thực hiện đườnglối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tuyên truyền, vậnđộng nhân dân; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực về chính trị…

Thứ hai phải kể đến khả năng thực thi công việc của đại biểu HĐND xã Khảnăng thực thi công việc được đánh giá qua các kỳ họp, qua các kỳ tiếp xúc cử tri, tiếpcông dân và qua hoạt động giám sát của đại biểu

Trang 18

Thứ ba, đại biểu HĐND phải có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh.Phẩm chất đạo đức của người đại biểu HĐND xã bao gồm các yếu tố: Ý thức đạo đức,thái độ đạo đức và hành vi đạo đức Trong đó, ý thức đạo đức của người đại biểu lànhững quan niệm, sự hiểu biết về các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc

và những giá trị, chuẩn mực đạo đức mới Thái độ đạo đức của đại biểu do ý thức đạođức quy định, biểu hiện ra bên ngoài là sự yêu hay ghét, ủng hộ hay phê phán, nghiêmtúc hay không nghiêm túc với công việc, nghề nghiệp, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè

và nhân dân… Cuối cùng, hành vi đạo đức của đại biểu là những hành động, lời nói,việc làm liên quan đến phạm trù đạo đức, có tính nêu gương, giáo dục đạo đức đối vớibản thân, gia đình, đồng nghiệp và nhân dân Lối sống của đại biểu HĐND xã là cungcách sinh hoạt, làm việc, những hoạt động, cách xử sự đã mang tính ổn định, trở thànhđặc điểm riêng của cá nhân Lối sống do nhiều yếu tố quy định như giáo dục, nghềnghiệp, điều kiện kinh tế, sinh hoạt, hoàn cảnh xã hội, phẩm chất tâm - sinh lý và sựrèn luyện của cá nhân… Lối sống gắn liền và là một biểu hiện đậm nét của cá nhân, vìvậy, khi nhận diện và đánh giá phẩm chất đạo đức của cán bộ nhất thiết phải xem xétlối sống của họ

Thứ tư, để nâng cao chất lượng đại biểu HĐND thì phải nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ của đại biểu Đây là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnhvực nhất định được biểu hiện qua những cấp độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học.Nếu thiếu kiến thức chuyên môn sẽ khó khăn khi giải quyết công việc, ảnh hưởng đếnhoạt động của người đại biểu

Thứ năm, đại biểu HĐND cần phải đáp ứng yêu cầu về trình độ văn hóa Trình

độ văn hóa là một khái niệm động nó phản ánh khả năng nhận thức và hoạt động cảitạo thực tiễn của con người Trình độ văn hóa hay trình độ giáo dục phổ thông của đạibiểu Ví dụ: Lớp 10/10 (đối với người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm); lớp 12/12 (đối vớingười tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm)

Thứ sáu, đại biểu HĐND cũng cần phải có uy tín, kinh nghiệm công tác Ngườiđại biểu có uy tín, kinh nghiệm là người làm việc lâu năm, gương mẫu thực hiện tốtcác chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực sự là

“cầu nối” đưa những chủ trương, chính sách đến với bà con vùng sâu, vùng xa, vùngcòn nhiều khó khăn, được nhân dân và cấp trên tin tưởng

Trang 19

Thứ bảy, cơ cấu về giới tính cũng là một trong những tiêu chí nâng cao chấtlượng đại biểu HĐND xã Giới tính chi phối những hành vi, cử chỉ, tư thế, tác phong,nếp sống của con người Những đặc điểm giới tính về sinh lý, tâm lý làm cho hành vi,

cử chỉ, tư thế, tác phong, nếp sống của nam có nhiều có nhiều đặc điểm khác biệt sovới nữ: khác biệt trong dáng điệu, cách đi đứng, thói quen trong sinh hoạt, “lời ăntiếng nói” và thể hiện rất đa dạng, phụ thuộc vào phong tục, tập quán, đạo đức xã hội.Hội đồng nhân dân phải có người đại diện cho các tầng lớp, các nhóm xã hội, trong đóbao gồm cả phụ nữ Sự tham gia của các đại biểu nữ trong các cơ quan quyền lực này

là cần thiết và có một tỷ lệ thích đáng không chỉ vì họ là một tầng lớp trong xã hội màcòn bởi phụ nữ chiếm tỷ lệ hơn 50% dân số

Thứ tám, tiêu chí dân tộc của đại biểu cũng cần quan tâm Nước ta có 54 dântộc, mỗi dân tộc lại có một nền văn hóa khác nhau Chính điều này, ảnh hưởng đếncách ứng xử của đại biểu HĐND xã trước những vấn đề

Thứ chín, độ tuổi cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng đạibiểu HĐND Đại biểu Hội đồng nhân dân xã có độ tuổi từ 21 – 65 tuổi đối với nam và

21 – 60 tuổi đối với nữ Tuổi của đại biểu ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thực thinhiệm vụ của người đại biểu Những đại biểu trẻ sẽ có nhiệt huyết, sáng tạo, tiếp thuđược nhiều tư tưởng mới,…Trong khi đó, những đại biểu có độ tuổi cao hơn lại có bềdày kinh nghiệm cả trong cuộc sống lẫn công việc

Thứ mười, đại biểu HĐND phải có một sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụcủa mình Sức khỏe của đại biểu HĐND được quan tâm ngay từ khi ứng cử vàoHĐND, đại biểu phải có chứng nhận đủ sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyềntrong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm ứng cử Chứng tỏ sức khỏecũng có ảnh hưởng lớn đến khả năng thực thi công vụ của người đại biểu

Đây là những tiêu chí trực tiếp, quan trọng hàng đầu Các tiêu chí này đều dựatrên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta

về đánh giá cán bộ

Có được những tiêu chí như vậy mới đảm bảo được tính đại diện của HĐND xã

và nâng cao chất lượng của đại biểu HĐND xã, tránh được bệnh hình thức, thiếu hiệuquả trong hoạt động

Trang 20

1.1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu HĐND xã

1.1.4.1.Yếu tố chủ quan

Trình độ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đại biểu Trình độ ở đây bao gồmtrình độ văn hóa và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đại biểu Có thể nói rằng, trình

độ của đại biểu tỉ lệ thuận với chất lượng đại biểu

Quyền và nghĩa vụ của Đại biểu HĐND xã là công cụ pháp lý, là đòi hỏi đối với

họ khi thực hiện hoạt động này Nếu thiếu các quyền cần thiết, thì hoạt động thực thicông vụ sẽ gặp khó khăn và không hoàn thành chức năng, nhiệm vụ Nếu thiếu nghĩa

vụ, thì đại biểu không có định hướng làm việc, dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền haykhông hoàn thành nhiệm vụ

Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, công việc là yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến chất lượng đại biểu Thông qua các hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dâncũng như các hoạt động hàng ngày của mình, đại biểu cần biết cách thu thập và xử lýthông tin của mọi lĩnh vực đời sống ( kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốcphòng) Làm được điều này, người đại biểu sẽ có được thêm nhiều kiến thức, kinhnghiệm thực tế để áp dụng vào hoạt động thực thi công việc, nhiệm vụ của mình, củaHĐND

Độ tuổi, giới tính, lối sống và sức khỏe chi phối những hành vi, tác phong của người đại biểu

1.1.4.2.Yếu tố khách quan

Các chính sách phúc lợi như: chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe đại biểu,chính sách sử dụng, bổ nhiệm đại biểu, chính sách về tập huấn, đào tạo, chính sách bảohiểm xã hội, chính sách tiền lương, đều có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đại biểu.Như chính sách chăm sóc sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao thể trạng

và chất lượng đại biểu

Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ việc thực thi công vụ cũng là một yếu tố gópphần quan trọng nâng cao chất lượng đại biểu HĐND Cơ sở vật chất, kỹ thuật baogồm tất cả các trang thiết bị, công nghệ, giải pháp kỹ thuật phục vụ quá trình giám sáttại kỳ họp Các tài liệu được thể hiện trên các dạng vật chất truyền thống như: giấy,đĩa, băng Video cũng cần có hệ thống chủ động cung cấp đầy đủ, kịp thời Cơ sở vậtchất, kỹ thuật không chỉ phục vụ tại kỳ họp, mà còn phải phục vụ cho việc tiếp xúc cử tri,tiếp công dân, xử lý và tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo, hoạt động giám sát của đại biểu

Trang 21

1.1.5 Yêu cầu cụ thể nâng cao chất lượng đại biểu HĐND xã

Trong cùng một cơ cấu đại biểu phải chọn người có trình độ tốt nhất, có uy tínnhất Nâng cao chất lượng đại biểu phải nâng cao trên các phương diện:

Về chuyên môn: đại biểu phải nâng cao, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, chấtlượng thực thi công việc.Để đạt được điều này, bản thân người đại biểu cần phải tự rènluyện, cấp trên cần cung cấp các phương tiện công nghệ thông tin phục vụ cho hoạtđộng chuyên môn Đại biểu cũng phải có ý kiến độc lập, có khả năng tham mưu choHĐND xã ban hành các chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;

Về phẩm chất chính trị: đại biểu Hội đồng Nhân dân phải có một trình độ lýluận chính trị nhất định, phải nâng cao bản lĩnh để đấu tranh chống lại những biểu hiệnsuy thoái về lối sống, đạo đức, thể hiện được vai trò người đại diện cao nhất của nhândân trong địa phương

Về phẩm chất đạo đức, lối sống, sức khỏe: đại biểu Hội đồng Nhân dân xã phảiluôn rèn luyện, trau dồi là những người có đạo đức tốt, có uy tín trong cộng đồng,xứng đáng là người đại diện cho nhân dân Phải có lối sống lành mạnh để tạo dựngniềm tin cho nhân dân Người đại biểu cũng cần rèn luyện sức khỏe để tăng khả năngthực thi công vụ của mình

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 vào ngày 01 tháng 01 năm

2016 đã cụ thể hóa điều 115, Hiến pháp năm 2013 về trách nhiệm và quyền hạn củađại biểu HĐND xã được quy định ( Điều 93 đến Điều 103) Cụ thể như sau:

Trách nhiệm tham dự kỳ họp HĐND xã

Đại biểu HĐND xã có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họpHĐND xã, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn củaHĐND xã

Đại biểu HĐND xã không tham dự kỳ họp, phiên họp phải có lý do và phải báocáo trước với Chủ tịch HĐND xã Trường hợp đại biểu HĐND xã không tham dự các

Trang 22

kỳ họp liên tục trong 1 năm mà không có lý do thì Thường trực HĐND xã phải báocáo HĐND xã để bãi nhiệm đại biểu HĐND xã đó

Trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND xã

Đại biểu HĐND xã phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình,chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến,nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thựchiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt độngcủa mình và của HĐND xã nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghịcủa cử tri

Sau mỗi kỳ họp HĐND xã, đại biểu HĐND xã có trách nhiệm báo cáo với cử tri

về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của HĐND xã, vận động

và cùng với nhân dân thực hiện các nghị quyết đó

Trách nhiệm của đại biểu HĐND xã trong việc tiếp công dân, tiếp nhận

và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân

Đại biểu HĐND xã có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật.Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu HĐND xã có tráchnhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báocho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giảiquyết Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu HĐND xã về kếtquả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn do pháp luậtquy định

Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị khôngđúng pháp luật, đại biểu HĐND xã có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu HĐND xã yêucầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức,đơn vị đó giải quyết

Quyền chất vấn của đại biểu HĐND xã

Đại biểu HĐND xã có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Ủy viên Ủy ban nhân dân xã Người bị chất vấn phải trả lời

về những vấn đề mà đại biểu HĐND xã chất vấn

Trong thời gian HĐND xã họp, đại biểu HĐND xã gửi chất vấn đến Thườngtrực HĐND xã Người bị chất vấn phải trả lời trước HĐND xã tại kỳ họp đó Trong

Trang 23

trường hợp cần điều tra, xác minh thì HĐND xã có thể quyết định cho trả lời tại kỳhọp sau của HĐND xã hoặc cho trả lời bằng văn bản gửi đến đại biểu đã chất vấn vàThường trực HĐND.

Trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND xã, chất vấn của đại biểu HĐND xãđược gửi đến Thường trực HĐND xã để chuyển đến người bị chất vấn và quyết địnhthời hạn trả lời chất vấn

Quyền kiến nghị của đại biểu HĐND xã

Đại biểu HĐND xã có quyền kiến nghị HĐND xã bỏ phiếu tín nhiệm đối vớingười giữ chức vụ do HĐND xã bầu, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp gửi củaHĐND xã và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu thấy cần thiết

Kiến nghị của đại biểu HĐND xã được gửi bằng văn bản đến Thường trựcHĐND xã, trong đó nêu rõ lý do, nội dung kiến nghị

Thường trực HĐND xã có trách nhiệm tổng hợp, xử lý các kiến nghị của đạibiểu HĐND xã theo thẩm quyền và báo cáo HĐND xã trong các trường hợp quy địnhhoặc trong trường hợp khác mà Thường trực HĐND xã xét thấy cần thiết Trườnghợp có từ một phần ba tổng số đại biểu HĐND xã trở lên kiến nghị HĐND xã bỏ phiếutín nhiệm đối với một người giữ chức vụ do HĐND xã bầu, kiến nghị HĐND xã họpbất thường hoặc họp kín thì Thường trực HĐND xã báo cáo để HĐND xã xem xét,quyết định

Số lượng kiến nghị cần thiết là tổng số kiến nghị mà Thường trực HĐND xãtiếp nhận được trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp này đến trước ngàykhai mạc kỳ họp tiếp theo hoặc đến trước ngày tiến hành phiên họp HĐND xã về nộidung có liên quan trong trường hợp đại biểu HĐND xã kiến nghị HĐND xã tổ chứcphiên họp kín

Đại biểu HĐND xã có quyền kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụngbiện pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhànước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Quyền của đại biểu HĐND xã khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật

Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu HĐND xã có quyềnyêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thờichấm dứt hành vi vi phạm pháp luật

Trang 24

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của đại biểu HĐND xãquy định, cơ quan, tổ chức phải giải quyết và thông báo bằng văn bản cho đại biểuHĐND biết Quá thời hạn này mà cơ quan, tổ chức không trả lời thì đại biểu HĐND cóquyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên xem xét, giải quyết.

Quyền của đại biểu HĐND xã trong việc yêu cầu cung cấp thông tin

Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu HĐND xã có quyềnyêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ,quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời nhữngvấn đề mà đại biểu HĐND xã yêu cầu theo quy định của pháp luật

Quyền miễn trừ của đại biểu HĐND xã

Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu HĐND xã, khám xét nơi ở và nơilàm việc của đại biểu HĐND xã nếu không có sự đồng ý của HĐND xã hoặc trongthời gian HĐND xã không họp, không có sự đồng ý của Thường trực HĐND xã

Trường hợp đại biểu HĐND xã bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạmgiữ phải lập tức báo cáo để HĐND xã hoặc Thường trực HĐND xã xem xét, quyếtđịnh

Thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ và mất quyền đại biểu HĐND xã

Trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu HĐND xã không còn công tác và không cư trú tạiđơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu thì phải xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.Đại biểu HĐND xã có thể đề nghị thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe hoặc

Đại biểu HĐND xã được trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu và khôiphục các lợi ích hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ ánđối với đại biểu đó hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực phápluật tuyên bố đại biểu đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự

Trang 25

Đại biểu HĐND xã bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án thì đươngnhiên mất quyền đại biểu HĐND xã kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệulực pháp luật.

Đại biểu HĐND xã đã thôi làm nhiệm vụ đại biểu hoặc bị mất quyền đại biểuthì đương nhiên thôi đảm nhiệm các chức vụ trong Thường trực HĐND xã, Ban củaHĐND xã

Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của đại biểu HĐND

Đại biểu HĐND xã hoạt động chuyên trách được bố trí nơi làm việc, được trảlương, phụ cấp và hưởng các chế độ để hỗ trợ cho hoạt động của đại biểu Hội đồngNhân dân xã

Đại biểu HĐND xã hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất một phần

ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND

xã Thời gian làm việc trong năm mà đại biểu HĐND xã hoạt động không chuyêntrách dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu được tính vào thời gian làm việc củađại biểu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đại biểu làm việc và được bảo đảm trả lương,phụ cấp, các chế độ khác Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu làmviệc có trách nhiệm sắp xếp công việc, tạo điều kiện cần thiết cho đại biểu HĐND xãlàm nhiệm vụ

Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt độngcủa đại biểu HĐND xã

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tạođiều kiện để đại biểu HĐND xã tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng và kiếnnghị của nhân dân với HĐND xã

Đại biểu HĐND xã được cấp hoạt động phí hằng tháng và được hỗ trợ các điềukiện cần thiết khác cho hoạt động đại biểu

Luật đã quy định số lượng đại biểu HĐND xã ( Điều 32) :

“ 1 Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở xãbầu ra

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân xã được thực hiện theonguyên tắc sau đây:

Trang 26

a) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một nghìn dân trở xuống được bầumười lăm đại biểu;

b) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên một nghìn dân đến hai nghìn dânđược bầu hai mươi đại biểu;

c) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến ba nghìn dânđược bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm một nghìn dân đượcbầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;

d) Xã không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này có từ bốn nghìndân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm hainghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đạibiểu.”

Căn cứ Điều 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về tiêuchuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:

“Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện côngcuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫuchấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí,mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác

Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác

và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hộiđồng nhân dân

Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dântín nhiệm”

Nghị quyết số:759/2014/UBTVQH13 ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2014 quyđịnh chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốchội, Hội đồng Nhân dân và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp

Những văn bản quy phạm pháp luật này thể hiện là cơ sở pháp lý quy địnhvvaitrò nhiệm vụ cũng như những quyền lợi của đại biểu HĐND xã, là căn cứ để đưa ranhững tiêu chí đánh giá chất lượng đại biểu, góp phần giúp đại biểu HĐND làm đúng,

đủ trách nhiệm trong việc phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc

Trang 27

TIỂU KỂT CHƯƠNG 1

Cơ sở khoa học đã đưa ra những cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý phục vụ choviệc nâng cao chất lượng đại biểu HĐND xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh TuyênQuang nhiệm kì 2016 – 2021 Phần cơ sở lý luận đã chỉ ra được vị trí, ,vai trò của đạibiểu HĐND xã cũng như các tiêu chí đánh giá chất lượng, yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượng đại biểu HĐND xã Đặc biệt, tại cơ sở lý luận đã chỉ ra những yêu cầu nâng caochất lượng đại biểu Căn cứ vào đó, muốn nâng cao chất lượng đại biểu phải nâng caotrên các phương diện: chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, sức khỏe.Trách nhiệm, quyền hạn của đại biểu HĐND được quy định tại Hiến pháp năm 2013

và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 Điều 7, Luật tổ chức chính quyềnđịa phương năm 2015 đưa ra tiêu chuẩn của đại biểu HĐND Cơ sở khoa học chính làcăn cứ quan trọng để có thể đưa ra được giải pháp nâng cao chất lượng đại biểu Hộiđồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Trang 28

Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ YÊN

THUẬN HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG

2.1 Khái quát chung về xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 2.1.1 Khái quát chung về Xã Yên Thuận

2.1.1.1 Vị trí địa lí

Xã Yên thuận nằm ở phía Tây Bắc huyện Hàm Yên, cách trung tâm thị trấn TânYên, huyện Hàm Yên 40 km về phía Bắc; toàn xã gồm có 15 thôn, dân số năm 2016 là5.444 người, với 1.387 hộ gia đình Tổng diện tích đất tự nhiên 7.495,84 ha; các vị trítiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp xã Vô Điếm huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

Phía Nam giáp xã Bạch Xa, xã Minh Khương, huyện Hàm Yên, tỉnh TuyênQuang

Phía Đông giáp xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Phía Tây giáp xã Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang , tỉnh Hà Giang

Trên địa bàn xã có tuyến đường tỉnh lộ ĐT189 đi qua, đây là trục đường giaothông quan trọng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, là điều kiện thuận lợi cho giaolưu KT - XH với các địa phương trong và ngoài tỉnh

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu:

Yên Thuận là xã có địa hình phức tạp, nằm ở độ cao trung bình 500 - 700m sovới mặt nước biển Diện tích chủ yếu là đồi đất và núi đá vôi, có một con suối lớn bắtnguồn từ thôn Hao Bó, hướng chảy Đông Bắc qua giữa địa phận xã, một mặt giápdòng sông Lô, có khí hậu tương đối điều hòa, thuận lợi cho sản xuất nông ngiệp hànghóa

Địa hình đồi núi thấp và trung bình, chiếm 20% diện tích đất tự nhiên, phiêngbãi và đồi dốc thoải phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm xã và phía Tây của xã,chiếm khoảng 15% diện tích tự nhiên phù hợp với trồng cây công nghiệp, lúa và cácloại cây trồng hàng năm khác

Địa chất ổn định không có hiện tượng lún, đôi khi vẫn có sạt lở ở khe suối.Tổng diện tích đất tự nhiên: 7.495,84 ha (trong đó gồm) Đất nông nghiệp là:6.971 ha ; Đất phi nông nghiệp là: 232.3 ha; Đất khác: 292.54 ha

Trang 29

2.1.1.3.Dân số, lao động và dân tộc.

Bảng 2.1: Hiện trạng dân số toàn xã năm 2016.

(Nguồn số liệu do xã cung cấp)

*Thực trạng toàn xã có 3.776 lao động trong độ tuổi trong đó:

Lao động nông nghiệp: 3.491 lao động, chiếm 92.5%

Lao động phi nông nghiệp: 285 người, chiếm 7.5%

*Trên địa bàn xã có 8 dân tộc cùng sinh sống, trong đó; Dân tộc kinh chiếm15.9%, Tày chiếm 38.2%, Dao chiếm 42.9%, còn lại là những dân tộc khác)

2.1.2 Hệ thống chính trị

2.1.2.1 Đảng bộ xã

Đảng bộ xã Yên Thuận được thành lập năm 1956 Số lượng đảng viên lúc đầu mới thành lập là 35 đảng viên, nay là 206 đảng viên BCH Đảng bộ hiện là 15 đồng chí, trong đó 04 thường vụ Đảng bộ có 21 chi bộ

2.1.2.2 Chính quyền xã

* Hội đồng Nhân dân xã

Đại biểu Hội đồng nhân dân xã gồm có 27 đồng chí (23 đồng chí là đảng viên)trong đó:

Gồm: 1 Chủ tịch là: Tướng Đức Tôn

1 Phó Chủ tịch: Ma Thị Hoa

* Ủy ban Nhân dân xã

Trang 30

Ủy ban Nhân dân xã có tổng số cán bộ, công chức là: 30 đồng chí

Hội nông dân có tổng số 15 chi hội trên tổng số 1460 hội viên, đây là lựclượngquan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần tích cực vào việc pháttriển kinh tế của địa phương

Công đoàn xã có 24 công đoàn viên, đây là tổ chức quan tâm chăm lo đếnquyền lợi, đời sống của cán bộ công chức xã, là tổ chức có tiếng nói tích cựctrong việcthực hiện chức năng giám sát, đối với Ủy ban Nhân dân và Hội đồng Nhân dânxã

Trang 31

2.2.Khái quát về Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh

Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội Ban củaHội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên Sốlượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã quyếtđịnh Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân

xã hoạt động kiêm nhiệm”

Hội đồng Nhân dân xã Yên Thuận nhiệm kỳ 2016 – 2021 gồm có 27 đại biểutrong đó có 23 đại biểu là Đảng viên Có 01 chủ tịch Hội đồng Nhân dân; 01 phó chủtịch HĐND và có 02 ban là Ban Pháp chế và Ban KT – XH

Hội đồng Nhân dân xã Yên Thuận hoạt động chủ yếu được thực hiện thông quacác hình thức: Hoạt động của tập thể Hội đồng nhân dân xã qua các kỳ họp thường kỳhoặc bất thường; Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân; các ban của Hộiđồng nhân dân; Hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân

2.3 Thực trạng chất lượng Đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Hội đồng Nhân dân xã Yên Thuận khóa XVIII, nhiệm kỳ 2011 – 2016 có 26 đạibiểu, trong đó có 18 đại biểu là Đảng viên (theo thống kê năm 2011 toàn xã có 4.289dân) Đến kỳ Hội đồng Nhân dân khóa XIX, nhiệm kỳ 2016 – 2021 toàn xã có 27 đạibiểu, trong đó có 23 đại biểu là Đảng viên (theo thống kê năm 2016 toàn xã có 5.444dân) Qua hai Kỳ Hội đồng Nhân dân thực trạng chất lượng của Đại biểu Hội đồngNhân dân xã Yên Thuận có nhiều biến động và thay đổi rõ rệt

2.3.1 Cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

2.3.1.1 Nhiệm kỳ 2011 – 2016

Cơ cấu:

Đại biểu tái cử có 8 người, chiếm 30.8%

Trang 32

Đại biểu nữ có 2 người, chiếm 7.7%

Đại biểu là Đảng viên có 18 người, chiếm 69.2%

Đại biểu là người dân tộc thiểu số có 20 người , chiếm 76.9%

Độ tuổi

Đại biểu dưới 40 tuổi có 9 người, chiếm 34.6%

Đại biểu từ 40 đến 55 tuổi có 11 người, chiếm 42.3%

Đại biểu từ 56 tuổi trở lên có 6 người, chiếm 23.1%

Thành phần

Đại biểu là Cán bộ có 8 người, chiếm 30.8%

Đại biểu là Công chức có 4 người, chiếm 15.4%

Đại biểu là Viên chức có 2 người, chiếm 7.7%

Đại biểu là nông dân có 12 người, chiếm 46.1%

2.3.1.2 Nhiệm kỳ 2016 – 2021

Cơ cấu:

Đại biểu tái cử có 9 người, chiếm 33%

Đại biểu nữ có 6 người, chiếm 22%

Đại biểu là Đảng viên có 23 người, chiếm 85%

Đại biểu là người dân tộc thiểu số có 22 người , chiếm 81%

Độ tuổi

Đại biểu dưới 40 tuổi có 13 người, chiếm 48%

Đại biểu từ 40 đến 55 tuổi có 13 người, chiếm 48%

Đại biểu từ 56 tuổi trở lên có 1 người, chiếm 4%

Thành phần

Đại biểu là Cán bộ có 9 người, chiếm 33.3%

Đại biểu là Công chức có 3 người, chiếm 11.1%

Đại biểu là Viên chức có 2 người, chiếm 7.4%

Đại biểu là nông dân có 13 người, chiếm 48.2%

2.3.1.3 Đánh giá chung về cơ cấu Đại biểu Hội đồng Nhân dân

Qua số liệu thống kê ở hai nhiệm kỳ gần đây nhất có thể thấy cơ cấu về giớitính, độ tuổi, thành phần… có sự thay đổi nhưng vẫn giữ ở mức cân đối Nhiệm kỳ

2016 - 2021 số lượng đại biểu có tăng lên 01 đại biểu so với nhiệm kỳ trước nhưngnhìn chung cả 2 nhiệm kỳ đều có các đại biểu tái cử của nhiệm kỳ trước tiếp tục tham

Trang 33

gia vào các hoạt động của Hội đồng Nhân dân ở nhiệm kỳ sau đảm bảo được tính kếthừa và đúc kết kinh nghiệm hoạt động của nhiệm kỳ trước

Cả hai nhiệm kỳ đều có sự tham gia của các đại biểu nữ nhưng nhiệm kỳ 2016

-2021 số lượng đại biểu HĐND nữ tăng lên 14.3% so với nhiệm kỳ trước cho thấy tầmquan trọng và khẳng định hơn nữa vị trí của nữ giới trong hoạt động Quản lý Nhànước, góp phần tạo sự bình đẳng giới trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND xãYên Thuận nhằm pháp huy hết hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các đại biểu Bêncạnh đó ở cả hai nhiệm kỳ đều có sự tham gia của các đại biểu có xuất thân là nôngdân và phần đa số đại biểu xuất thân là nông dân đều chiếm đa số ở cả hai nhiệm kỳđiều này chứng tỏ rằng HĐND rất chú trọng đến việc đưa người dân tham gia vào hoạtđộng quản lý nhà nước tại địa phương, thể hiện tính công khai, minh bạch và thể hiệnquyền làm chủ của Nhân dân trong các hoạt động của chính quyền địa phương

Về độ tuổi của đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2016 – 2021 số đại biểu dưới 40tuổi chiếm 48%, đại biểu trên 40 tuổi chiếm 48% và đại biểu trên 56 tuổi chiếm 4%;trong khi đó tại nhiệm kỳ 2011 – 2016 số lượng đại biểu dưới 40 tuổi chiếm 34.6%,đại biểu trên 40 tuổi chiếm 42.3% và đại biểu trên 56 tuổi chiếm 23.1%

Biểu đồ 2.1: Độ tuổi đại biểu HĐND

Từ số liệu thống kê và biểu đồ trên ta có thể thấy ở nhiệm kỳ 2016 – 2021 sốlượng đại biểu có độ tuổi trẻ cao hơn so với nhiệm kỳ trước và số lượng đại biểu trên

56 tuổi ít hơn nhiệm kỳ trước Đây được coi là bước tiến trong nhiệm kỳ mới này, thể

Trang 34

phát huy hết khả năng, sự linh hoạt và sáng tạo của các đại biểu, từ đó đưa hoạt độngcủa Hội đồng Nhân dân xã đi lên, đáp ứng tốt hơn nữa các yêu cầu và nguyện vọngcủa Nhân dân.

2.3.2 Về trình độ của Đại biểu Hội đồng nhân dân

Trình độ của đại biểu Hội đồng Nhân dân xã Yên Thuận có biến động qua 2nhiệm kỳ gần đây

2.3.2.1 Nhiệm kỳ 2011 – 2016

Về trình độ văn hóa.

Trình độ văn hóa 10/10 có 3 đại biểu, chiếm 11.5%

Trình độ văn hóa 7/10 có 2 đại biểu, chiếm 7.7%

Trình độ văn hóa 12/12 có 13 đại biểu, chiếm 50.0%

Trình độ văn hóa 9/12 có 6 đại biểu, chiếm 23.1%

Trình độ văn hóa 7/12 có 2 đại biểu, chiếm 7.7%

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trình độ đại học có 1 đại biểu, chiếm 3.8%

Trình độ cao đẳng có 2 đại biểu, chiếm 7.7%

Trình độ trung cấp có 9 đại biểu, chiếm 34.6%

Về lý luận chính trị.

Trình độ sơ cấp có 4 đại biểu, chiếm 15.4%

Trình độ trung cấp có 7 đại biểu, chiếm 26.9%

2.3.2.2.Nhiệm kỳ 2016 – 2021

Về trình độ văn hóa.

Trình độ văn hóa 10/10 có 1 đại biểu, chiếm 4%

Trình độ văn hóa 7/10 có 2 đại biểu, chiếm 7%

Trình độ văn hóa 12/12 có 20 đại biểu, chiếm 74%

Trình độ văn hóa 9/12 có 3 đại biểu, chiếm 11%

Trình độ văn hóa 7/12 có 1 đại biểu, chiếm 4%

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trình độ đại học có 4 đại biểu, chiếm 15%

Trình độ cao đẳng có 1 đại biểu, chiếm 4%

Trình độ trung cấp có 11 đại biểu, chiếm 41%

Trang 35

Về lý luận chính trị.

Trình độ sơ cấp có 5 đại biểu, chiếm 19%

Trình độ trung cấp có 14 đại biểu, chiếm 52%

2.3.2.3 Đánh giá chung về trình độ của Đại biểu Hội đồng Nhân dân

Qua số liệu thống kê trên có thể thấy Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận khóaXIX nhiệm kỳ 2016 – 2021 gồm có 27 đại biểu, tăng lên thêm 01 đại biểu (xã vùngsâu, vùng xa có trên 5000 dân – năm 2016) so với nhiệm kỳ 2011 – 2016( 26 đại biểu,

vì xã có trên 4000 dân – năm 2011) nhưng nhìn chung đại biểu Hội đồng nhân dânnhiệm kỳ 2016 – 2021 có trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trịcao hơn so với nhiệm kỳ 2011 – 2016 Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận nhiệm kỳ

2016 – 2021 trong tổng số 27 đại biểu có đến 11 đại biểu có trình độ về quản lý nhànước, trong khi đó ở nhiệm kỳ trước trong tổng số 26 đại biểu thì chỉ có 6 đại biểu cótrình độ về quản lý nhà nước Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận cótrình độ giáo dục phổ thông 12/12 tại nhiệm kỳ 2016 – 2021 chiếm 74% cao hơnnhiệm kỳ trước 24% Số lượng đại biểu có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ bậc đạihọc trở lên chiếm 15% cao hơn nhiệm kỳ trước 11.2%

Tổng số lượng đại biểu có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở nhiệm kỳ 2016 –

2021 chiếm 60% cao hơn nhiệm kỳ trước 13.9%; tổng số đại biểu có trình độ lý luậnchính trị chiếm 71% cao hơn nhiệm kỳ trước 28.7%

Biểu đồ 2.2: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ đại biểu HĐND

Dựa trên cơ sở những số liệu thống kê và biểu đồ trên có thể thấy so với nhiệm

kỳ 2011 – 2016 trình độ của đại biểu HĐND xã Yên Thuận nhiệm kỳ 2016 – 2021 có

sự đồng đều và trình độ cao hơn nhiệm kỳ trước nhưng so với yêu cầu mặt bằng chung

về trình độ đại biểu Hội đồng nhân dân của toàn tỉnh thì chưa đáp ứng được (cả hai

Trang 36

nhiệm kỳ đại biểu Hội đồng nhân dân xã vẫn chưa có đại biểu có trình độ lý luận chínhtrị cao cấp và số lượng đại biểu có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở cả hai nhiệm kỳvẫn còn thấp).

2.3.3 Về đạo đức, ý thức thực thi công vụ và sức khỏe của Đại biểu Hội đồng nhân dân

Đạo đức công vụ là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc thực thi công vụ

và xây dựng nhà nước Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh cải cách hành chínhnhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp,hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm quá trình hiện thực hóaquyền lực Nhà nước trong nhân dân và là khâu đặc biệt quan trọng nhằm củng cố,hoàn thiện bộ máy công quyền, có quan hệ thực tiếp đến lợi ích của nhân dân mà cán

bộ công chức là nhân tố bảo đảm cho sự vận hành của bộ máy công quyền đó Chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó đạođức công vụ là nội dung đặc biệt quan trọng để giúp người cán bộ, công chức trở thành

“công bộc” của nhân dân

Nhìn nhận và đánh giá một cách tổng quan có thể thấy, đại bộ phận đại biểuHĐND tại xã Yên Thuân đã cố gắng để vượt qua khó khăn, thử thách trong thực hiện

và cần cù, chịu khó, tích cực học hỏi để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạođức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, chấphành sự phân công của tổ chức, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân

Họ thực sự đóng vai trò chủ thể quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển đi lêncủa HĐND

Trong quá trình khảo sát người dân về đạo đức, lối sống của đại biểu HĐND xãphần đa số ý kiến cho rằng đạo đức, lối sống của đại biểu tốt (chiếm 34%) và bìnhthường (chiếm 35%) trong đó có 13% ý kiến cho rằng đạo đức lối sống của đại biểuHĐND xã nhiệm kỳ 2016 – 2021 là không tốt

Trang 37

Biểu đồ 2.3: Khảo sát người dân về đạo đức lối sống của đại biểu

Qua biểu đồ khảo sát có thể thấy đại biểu Hội đồng Nhân dân xã có lối sốnglành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân Tuy nhiên, vấn đề đạo đức, lối sống hiện naytrong một bộ phận không nhỏ đại biểu HĐND đang bị suy thoái với những biểu hiệnkhác nhau như: sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi,tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc, né tránh,thiếu bản lĩnh đấu tranh với những hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực Chưa thực

sự lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, làm thước đo mức độ và kết quảthực hiện nhiệm vụ của mình Lợi dụng chức vụ, vị trí để gây khó dễ với người dântrong việc thực hiện giải quyết các khiếu nại, tố cáo… Thực trạng này đã và đang ảnhhưởng đến uy tín và làm giảm niềm tin của nhân dân đối với HĐND

Nguyên nhân của thực trạng trên là do chưa có sự quan tâm đầy đủ đến việcgiáo dục tinh thần trách nhiệm cũng như xử lý chưa nghiêm các vi phạm đạo đức;thiếu những quy định cụ thể về chế độ trách nhiệm của đại biểu HĐND; cơ chế quản

lý, kiểm tra giám sát của HĐND trực tiếp cũng như của nhân dân đối với hoạt độngcủa đại biểu HĐND còn hạn chế, chưa thường xuyên, chưa nghiêm túc và thiếu đồng

bộ Công tác giáo dục đạo đức chậm được đổi mới, nội dung giáo dục chưa cụ thể, sáthợp với từng đối tượng, còn giáo điều, chủ quan, phiến diện, duy ý chí, phi thực tế,thiếu cơ sở khoa học; hình thức giáo dục đơn điệu, qua loa đại khái hoặc phô trươnghình thức, dễ gây nhàm chán Nhiều đại biểu HĐND còn xem thường những chuẩnmực đạo đức, nhân cách nên thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn

Trang 38

luyện, tu dưỡng tinh thần trách nhiệm; mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, tự

tư, tự lợi, tư tưởng cục bộ, địa phương

Về tình trạng sức khỏe của đại biểu HĐND xã nhìn chung các đại biểu đều cótình trạng sức khỏe tốt đáp ứng đầy đủ yêu cầu để tham gia các hoạt động của HĐND

Kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay các đại biểu HĐND đều hoàn thành tốt nhiệm vụ củamình Sức khỏe của đại biểu Hội đông Nhân dân xã được quan tâm ngay từ khi ứng cửvào HĐND, đại biểu phải có chứng nhận đủ sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyềntrong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm ứng cử điều này được quy định

tại tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 tại “ Hướng

dẫn số:38-HD/BTCTW, ngày 31 tháng 01 năm 2016, hướng dẫn công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021” Chứng tỏ sức khỏe cũng có ảnh hưởng lớn đến khả năng thực thi công vụ của

người đại biểu

Vấn đề sức khỏe là vấn đề luôn được HĐND xã Yên Thuận quan tâm, khi mộttrong những thành viên của HĐND gặp vấn đề về sức khỏe chủ tịch, phó chủ tịchHĐND và các thành viên trong HĐND sẽ đến thăm hỏi, động viên tinh thần và tặngquà cho đại biểu có vấn đề về sức khỏe

2.3.4 Chất lượng thực thi công việc của Đại biểu Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

2.3.4.1.Chất lượng thực thi công việc của Đại biểu Hội đồng nhân dân qua các kỳ họp

Chất lượng hoạt động thực thi công việc của đại biểu HĐND xã Yên Thuậnđược thể hiện chủ yếu thông qua các kỳ họp của HĐND xã

Ở xã Yên Thuận hầu hết các đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách,mặt khác công tác tổ chức đại biểu luôn có sự thay đổi trong nhiệm kỳ, các đại biểuHĐND lại được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có trình độ khác nhau, điều kiệntham gia vào hoạt động của đại biểu khác nhau, dẫn đến kĩ năng hoạt động của đạibiểu HĐND cũng khác nhau Điều đó ảnh hưởng nhiều tới năng lực, chất lượng hoạtđộng của đại biểu HĐND nói chung, của từng đại biểu nói riêng

HĐND xác Yên Thuận tổ chức mỗi năm 2 kỳ họp lớn, mỗi tháng tổ chức một

kỳ họp thường kỳ, đồng thời tùy vào tình hình thực tế sẽ triệu tập kỳ họp bất thường vàhọp theo chuyên đề Nhiệm kỳ 2011 – 2016 HĐND xã đã tổ chức được 22 kỳ họp và 7

Trang 39

kỳ họp bất thường Các kỳ họp bất thường chủ yếu là để kiện toàn về cơ cấu tổ chức

và khắc phục nhanh những tồn tại trong việc giải quyết các tố cáo, khiếu nại của ngườidân

Trong nhiệm kỳ 2016 – 2021 ngay tại kỳ họp thứ nhất của HĐND xã YênThuận các đại biểu HĐND đã thông qua quy chế hoạt động của HĐND xã Nhìnchung quy chế hoạt động nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã có quy định cụ thể hơn so vớinhiệm kỳ trước với các nội dung như: Mỗi tháng các đại biểu HĐND sẽ tổ chức tiếpcông dân một lần; trước mỗi kỳ họp các đại biểu sẽ tiến hành tiếp xúc cử tri, gặp gỡ cửtri nơi bầu ra đại biểu để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của họ và báo cáo với Thườngtrực HĐND xã tổng hợp trình trước HĐND xã Sau kỳ họp các đại biểu có trách nhiệmthông báo cho cử tri về kết quả kỳ họp Trên cơ sở quy chế đó, tính đến tháng 3/2017HĐND xã đã tổ chức được 7 kỳ họp theo định kì, 1 kỳ họp bất thường và 3 kỳ họpchuyên đề, đã thông qua 5 nghị quyết với nội dung: Nghị quyết thống nhất thành lậpđoàn giám sát; Nghị quyết tổ chức các kỳ họp đồng niên xã, nghĩ quyết về thực hiệnphát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng; Nghị quyết vê đầu tư xây dựng các côngtrình trọng điểm; Nghị quyết về dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địaphương và phương án phân bổ cấp xã năm 2017 Những nghị quyết của HĐND xãđưa ra hiện đang trong tiến trình được thực hiện

Việc chuẩn bị nội dung trình bày trước kỳ họp đã có nhiều điểm tích cực hơn sovới các nhiệm kỳ cũ, đại biểu HĐND đã có sự phân công trình bày theo chương trìnhnội dung, chủ tọa điều hành thảo luận, chia tổ thảo luận và lấy ý kiến tại chỗ, tuy nhiêncòn tồn tại một số bất cập như việc chuẩn bị tài liệu và gửi tài liệu cho các đại biểutrước kỳ họp để nghiên cứu còn chậm, các tài liệu chính của kỳ họp phải được gửitrước cho đại biểu đúng thời gian luật định (chậm nhất là 5 ngày trước ngày khai mạc)trên thực tế, các tài liệu này chỉ được gửi tới cho các đại biểu sát giờ khai mạc Vì vậy,các đại biểu không có thời gian nghiên cứu trước làm ảnh hưởng tới chất lượng kỳhọp Đây vốn là yếu điểm của HĐND xã, Thường trực HĐND xã cần chỉ đạo các cơquan thực hiện nghiêm túc quy trình chuẩn bị để đảm bảo thời gian cung cấp tài liệucho đại biểu nghiên cứu trước Đây cũng chính là yếu tố quan trọng quyết định chấtlượng hiệu quả của kỳ họp

Ở các nhiệm kỳ trước hầu hết các đại biểu đến tham dự kỳ họp chỉ mang tínhhình thức, chưa có hoặc rất ít những ý kiến cá nhân được đưa ra để đóng góp Nhưng

Ngày đăng: 07/11/2017, 20:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5.Hội đồng Nhân dân xã Yên Thuận ( 2016), Kết quả hoạt động công tác năm 2016;phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 của Thường trực Hội đồng nhân dân xã Yên Thuận, Báo cáo, xã Yên Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả hoạt động công tác năm 2016;"phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 của Thường trực Hội đồng nhân dân xã YênThuận
6.Hội đồng Nhân dân xã Yên Thuận ( 2016), Tiếp công dân 2017 của đại biểu HĐND xã Yên Thuận khóa XIX nhiệm kỳ 2016 – 2021, Kế hoạch, xã Yên Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp công dân 2017 của đại biểu HĐNDxã Yên Thuận khóa XIX nhiệm kỳ 2016 – 2021
7.Hội đồng Nhân dân xã Yên Thuận ( 2016), Tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân xã năm 2017, Kế hoạch, xã Yên Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồngnhân dân xã năm 2017
8.Hội đồng Nhân dân xã Yên Thuận ( 2016), Giám sát chuyên đề 2017 về “ Giám sát việc xây lấp kênh mương bằng cấu kiện đúc sẵn 2017” trên địa bàn xã Yên Thuận, Kế hoạch, xã Yên Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giám sát chuyên đề 2017 về “ Giám sátviệc xây lấp kênh mương bằng cấu kiện đúc sẵn 2017” trên địa bàn xã Yên Thuận
1.Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013(2014), NXB Lao Động Khác
2.Luật Tổ chức Chính quyền Địa phương năm 2015, NXB Chính trị Quốc gia Khác
3.Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hôi đồng Nhân dân năm 2015 4.Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 Khác
9.Giới thiệu về xã Hàm Yên, huyện Yên Thuận, tỉnh Tuyên Quang. Địa chỉ trang web : thhtps://vi.m.wikipedia.org.>wiki.> Yên Thuận Khác
10.Trang thông tin điện tử huyện Hàm Yên. Địa chỉ trang web: www. Hamyen.org.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w