MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỄ HỘI VIỆT NAM 5 1.1. Một số khái niệm cơ bản 5 1.1.1. Lễ 5 1.1.2. Hội 5 1.1.3. Lễ hội 6 1.1.4. Mối quan hệ giữa lễ và hội 8 1.2. Vai trò của lễ hội trong đời sống 9 1.3. Khái quát về đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ 11 1.3.1. Vị trí địa lý 11 1.3.2. Kiến trúc của Đền Mẫu Âu Cơ 11 1.3.3. Nguồn gốc Đền Mẫu Âu Cơ 14 1.3.4. Truyền thuyết về nhân vật phụng thờ 16 1.3.5. Mục đích và ý nghĩa của lễ hội đền Mẫu Âu Cơ 20 Chương 2. THỰC TRẠNG LỄ HỘI ĐỀN MẪU ÂU CƠ XÃ HIỀN LƯƠNG, HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ 23 2.1. Công tác chuẩn bị lễ hội 23 2.1.1. Công tác chuẩn bị về không gian và môi trường tại Đền Mẫu Âu Cơ 23 2.1.2. Chuẩn bị lễ vật 24 2.1.3. Văn nghệ 25 2.1.4. Phân công công việc 25 2.2. Các hoạt động lễ, tế 31 2.3. Các hoạt động hội 38 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI ĐỀN MẪU ÂU CƠ XÃ HIỀN LƯƠNG, HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ 40 3.1. Đánh giá thực trạng lễ hội đền Mẫu Âu Cơ 40 3.1.1. Những mặt tích cực 40 3.1.2. Những mặt hạn chế 42 3.2. Một số giải pháp bảo tồn, phát huy lễ hội đền Mẫu Âu Cơ 43 3.2.1. Các quan điểm về bảo tồn 43 3.2.2. Một số giải pháp bảo tồn lễ hội đền Mẫu Cơ xã Hiền Lương huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ 45 KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC 53
Trang 1Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi
KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM 2017
ĐỀ TÀI TÌM HIỂU LỄ HỘI ĐỀN MẪU ÂU CƠ XÃ HIỀN LƯƠNG,
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỄ HỘI VIỆT NAM 5
1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
1.1.1 Lễ 5
1.1.2 Hội 5
1.1.3 Lễ hội 6
1.1.4 Mối quan hệ giữa lễ và hội 8
1.2 Vai trò của lễ hội trong đời sống 9
1.3 Khái quát về đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ 11
1.3.1 Vị trí địa lý 11
1.3.2 Kiến trúc của Đền Mẫu Âu Cơ 11
1.3.3 Nguồn gốc Đền Mẫu Âu Cơ 14
1.3.4 Truyền thuyết về nhân vật phụng thờ 16
1.3.5 Mục đích và ý nghĩa của lễ hội đền Mẫu Âu Cơ 20
Chương 2 THỰC TRẠNG LỄ HỘI ĐỀN MẪU ÂU CƠ XÃ HIỀN LƯƠNG, HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ 23
2.1 Công tác chuẩn bị lễ hội 23
2.1.1 Công tác chuẩn bị về không gian và môi trường tại Đền Mẫu Âu Cơ 23
2.1.2 Chuẩn bị lễ vật 24
2.1.3 Văn nghệ 25
2.1.4 Phân công công việc 25
2.2 Các hoạt động lễ, tế 31
2.3 Các hoạt động hội 38
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI ĐỀN MẪU ÂU CƠ XÃ HIỀN LƯƠNG, HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ 40
3.1 Đánh giá thực trạng lễ hội đền Mẫu Âu Cơ 40
Trang 43.1.1 Những mặt tích cực 40
3.1.2 Những mặt hạn chế 42
3.2 Một số giải pháp bảo tồn, phát huy lễ hội đền Mẫu Âu Cơ 43
3.2.1 Các quan điểm về bảo tồn 43
3.2.2 Một số giải pháp bảo tồn lễ hội đền Mẫu Cơ xã Hiền Lương huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ 45
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 53
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tâm linh, xuất phát từ nhu cầucuộc sống Hệ thống lễ hội thể hiện mong muốn, ước mơ về cuộc sống thanhbình, hạnh phúc Thông qua lễ hội, bản sắc văn hóa Việt đã được thể hiện rõnét, tính cộng đồng được thắt chặt góp phần hun đúc ý chí quật cường, lòng tựhào, tự tôn dân tộc
Hiện nay lễ hội được diễn ra phổ biến rộng khắp các địa phương Đầuxuân, đến với lễ hội nhân dân ta với mong muốn cầu một năm mới vạn sự như
ý tốt đẹp, bình an đến với gia đình và bản thân Đó là một sinh hoạt văn hóatruyền thống lâu đời của người Việt Nam Đến lễ hội, bên cạnh sự tín ngưỡng,
du khách còn cảm nhận không khí mùa xuân đang tràn ngập khắp nơi và đểthanh tịnh lòng mình Người đến lễ hội hướng tâm cầu nguyện cho bản thân,gia đình được bình an may mắn trong năm mới; người chưa có gia thất thì cầutình duyên; người khó khăn đường con cái thì cầu tự; người buôn bán làm ănthì cầu tài cầu lộc Bên cạnh những ý nghĩa đó, còn tồn tại một số mặt tiêucực trong hoạt động lễ hội như trục lợi cá nhân, bói toán, móc túi… Nhữngtiêu cực ấy đã và đang diễn ra ngày càng nhiều trong các lễ hội, đặc biệt lànhững lễ hội lớn ở Việt Nam
Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, Huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ
có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của nhân dân nói chung vàngười dân địa phương nói riêng Lễ hội thể hiện tấm lòng tri ân công đức tổtiên, giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” lịch sử cội nguồn dân tộc
Từ đó khơi dậy lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong việcxây dựng quê hương giàu đẹp Và không những vậy, lễ hội còn tạo không khívui tươi, phấn khởi đầu xuân với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thểthao sôi động trong phần hội
Trang 6Nhận thức đúng đắn về lễ hội đền Mẫu Âu Cơ để tìm ra những giá trịtích cực cần phát huy và những mặt hạn chế, tiêu cức của lễ hội là những vấn
đề mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu lễ hội đền Mẫu
Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đền Mẫu Âu Cơ là di tích lịch sử đặc biệt, mang ý nghĩa quan trọngtrong tinh thần mỗi người dân Việt Nam Vì vậy, các tác giả trong nước ngàycàng quan tâm và nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của di tích Tiêu biểunhư:
- Cuốn “Khu di tích lịch sử đền Mẫu Âu Cơ” do Huyện ủy, HĐND,UBND huyện Hạ Hòa, Phú Thọ xuất bản tháng 5 năm 2005 Cuốn sách nói vềmọi khía cạnh của đền Mẫu một cách khái quát
- Luận văn “Thực trạng thờ cúng Mẫu Âu Cơ của người dân xã HiềnLương – Hạ Hòa – Phú Thọ” của tác giả Bùi Thị Thu Hiền là một hướngnghiên cứu về khác về hoạt động thờ cúng Mẫu nói chung Luận văn đã phântích, đánh giá thực trạng thờ cúng Mẫu Âu Cơ của người dân xã Hiền Lươngqua các chỉ số liên quan đến hiểu biết của người dân về đền Mẫu Âu Cơ, mức
độ tham gia, hình thức các hoạt động nghi lễ, mục đích thờ cúng Mẫu Âu Cơcủa người dân; đồng thời chỉ ra những yếu tố tác động, ảnh hưởng tới hành vithờ cúng Mẫu của họ Kết quả khảo sát cho thấy người dân thường xuyên đi
lễ tại đền vào các dịp trong năm với những mục đích khác nhau họ chuẩn bịcác lễ vật khác nhau Đồng thời người dân có tham gia các hoạt động cũngbái, xem bói, rút quẻ Tuy nhiên, hiểu biết của người dân về đền Mẫu Âu Cơvẫn còn hạn chế Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra những ý kiến đề xuất nhằm bảotồn và phát triển những giá trị tôn giáo, tín ngưỡng tốt đẹp
- Khóa luận tốt nghiệp “Đền Mẫu Âu Cơ trong việc phát triển du lịch
Trang 7nhằm khẳng định những giá trị văn hóa tốt đẹp trong việc thờ cúng Mẫu trongtổng thể văn hóa Việt Nam Thực trạng khai thác phát triển du lịch tâm linhcủa tỉnh Phú Thọ Trên cơ sở đó đưa ra những ý kiến, giải pháp nhằm bảo tồn
và phát huy giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu
- Khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng quản lý nhà nước đối với di tíchĐền Mẫu Âu Cơ – tỉnh Phú Thọ” do tác giả Nguyễn Thị Phương Lan thựchiện Đề tài đưa ra được thực trạng quản lý nhà nước đối với di tích đền Mẫu
Âu Cơ, đưa ra được phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản củacông tác quản lý nhà nước đối với di tích Đền Mẫu Cơ
Những đề tài, tác phẩm trên đã tìm hiểu được nhiều khía cạnh khácnhau của di tích lịch sử đền Mẫu Âu Cơ Tuy nhiên, chưa có tác phẩm nào đisâu tìm hiểu lễ hội đền Mẫu Âu Cơ Vì vậy, chúng tôi chọn thực hiện nghiêncứu lễ hội đền Mẫu Âu Cơ
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu lễ hội đềnmẫu Âu Cơ (tổng quan về vị trí địa lý, kiến trúc,nguồn gốc của đền Mẫu,nhân vật phụng thờ và diễn trình lễ hội đền Mẫu Âu Cơ) để từ đó đề xuất một
số biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tích cực và hạn chế, nhữngảnh hưởng tiêu cực của lễ hội đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyên HạHòa, tỉnh Phú Thọ hiện nay
- Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần thực hiệnmột số nhiệm vụ sau:
+ Làm rõ một số vấn đề lý luận của lễ hội Việt Nam
+ Tìm hiểu, nghiên cứu từ đó nêu lên đặc điểm, vai trò của lễ hội đềnMẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
+ Đề xuất một số biện pháp bảo tồn phát huy giá trị của lễ hội trong bốicảnh hiện nay
Trang 84 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyện
Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Đề tài lấy lễ hội Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyện HạHòa, tỉnh Phú Thọ để khảo sát
+ Thời gian: Khảo sát lễ hội đền Mẫu Âu Cơ từ năm 2010 đến nay
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp điền dã, khảo sát thực địa
5 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu áp dụng một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hộiĐền Mẫu Âu Cơ xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ thì sẽ giúp lưulại những nét truyền thống quý báu của lễ hội
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về lễ hội Việt Nam
Chương 2: Thực trạng lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ xã Hiền Lương, huyện
Hạ Hòa,
tỉnh Phú Thọ
Chương 3:Một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lễ hộiĐền Mẫu Âu Cơ xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
Trang 9Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỄ HỘI VIỆT NAM
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Lễ
Theo từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 2002: “ Lễ là từ chỉ nghi thứcđược tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự kiện, sự việc có ý nghĩanào đó” [5;tr.52] ví dụ: lễ Quốc Khánh, lễ thành hôn Lễ còn có nghĩa là vái,lạy để tỏ lòng cung kính theo phong tục cũ Lễ còn được hiểu là khuôn phép,
là phép bày ra nhằm tỏ ý kính trọng, lịch sử
Có nhiều khái niệm về Lễ Lễ là linh hồn, cốt lõi của một lễ hội và làphần quan trọng nhất, được đầu tư công phu nhất cả về thời gian, tiềnbạc,công sức Tham dự lễ chỉ có một số người có vai vế, vị trí nhất định Phần
lễ trong một lễ hội mang tính thiêng liêng, bất biến, thể hiện sự trangnghiêm,tôn kính như: Lễ cúng, Lễ rước, Lễ tạ,… là những nghi thức thờ thầnthánh Không gian và thời gian của các nghi lễ được quy đinh chắt chẽ
Trong lễ bao giờ cũng phải có tế Tế bao gồm những nghi thức theoquy định như y phục, phẩm phục, mũ, hia hài, đồ tế cho đến việ tế thần được
tổ chức như thế nào Thường những cụ cao niên, phúc đức trong dân làngđược chọn ra để thực hiện tế, trong đó có một người làm chủ tế Khi thực hiện
tế lễ thường có các nghi thức sau: Đọc văn tế, dâng hương, dâng rượu trắng,dâng lễ vật… Lễ vật được dâng thường là những sản vật của địa phương nhưxôi, oản, bánh chưng, hoa quả,… tùy vào nội dung của từng lễ hội khác nhau
mà lễ vật cũng sẽ khác nhau Có những địa phương có lễ vật độc đáo, liênquan đến nhân vật được thờ
Trang 101.1.2 Hội
Theo từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 2002 viết: “Hội là cuộc vui chơi
tổ chức cho đông đảo người tham dự theo phong tục cổ truyền hoặc dịp đặcbiệt” Ví dụ: Hội đền Hùng, hội Lim…[5; tr.52 ]
Trong cuốn “ Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch” của TS.Dương Văn Sáu định nghĩa: “ Hội là tập hợp những hoạt động kinh tế, vănhóa – xã hội của một cộng đồng dân cư nhất định, là cuộc vui tổ chức chođông đảo người dự theo phong tục truyền thống của nhân dân những dịp đặcbiệt, hững hoạt động diễn ra trong hội phản ánh điều kiện, khả năng, trình độphát triển của địa phương, đất nước và thời điểm diễn ra sự kiện đó”.[10;tr.52]
Hội thường được tổ chức nhân dịp kỷ niệm một sự kiện trọng đại nào
đó liên quan đến nhiều người Hội mang tính cộng đồng, bao gồm các tròdiễn, các cuộc đua tài, các trò chơi, văn nghệ giải trí Phần hội có thêm bớt,thay đổi, tùy thuộc theo cấu trúc lễ hội Phần hội bao giờ cũng vui nhất, thuhút đông người nhất trong một lễ hội Phần hội này ở mỗi làng xã, mỗi vùngmiền diễn ra một khác, khiến cho lễ hội vô cùng phong phú và đặc sắc Hộitạo ra một niềm cộng cảm bao trùm hết thảy lên mọi người Đồng thời cũng
cố tính cố kết cộng đồng của toàn thể người dự hội và ở trong đó con ngườidường như gần gũi nhau hơn
Ở trong hội, sự phân biệt giàu nghèo, giai cấp, lứa tuổi, dường nhưkhông tồn tại Tất cả những người tham dự hội đề được tham gia vào các tròchơi mà họ muốn Nó tạo ra niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp cho mỗi ngườiđến dự hội
1.1.3 Lễ hội
- Hiện nay, có rất nhiều quan niệm về lễ hội, tiêu biểu như:
Trang 11Theo từ điển Tiếng Việt năm 2002 thì “ Lễ hội là cuộc vui tổ chứcchung, có các hoạt động lễ nghi mang tính văn hóa truyên thống của dân tộc”[ 5;tr.52 ] Ví dụ như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Bà Chúa Kho,… Lễ hội gồm haiphần: Phần lễ và phần hội trong lễ hội thì sự phân chia giữa lễ và hội chỉ làtương đối Thực tế nhiều khi trong lễ hội bao hàm cả tính chất hội Ví dụ tròdiễn trong lễ hội chẳng hạn ta không thể khẳng định một cách chắc chắn rằngtrò diễn là lễ hay hội, chỉ có thể nói trò diễn là điểm giao thoa giữa lễ và hội.
Tác giả Đoàn Văn Chúc năm 1984 cho rằng: “ Lễ là sự bày tỏ kính ýđối với một sự kiện xã hội hay tự nhiên, tư tưởng hay có thật, đã quahay hiệntại được thực theo nghi điểm rộng lớn, tùy thuộc cấp nhóm xã hội có nhiệm
vụ cử hành, nhằm biểu hiện giá trị của đối tượng được cửa lễ Hội là cuộc vuichơi bằng vô số các hoạt động giải trí công cộng, diễn ra tại một địa điểmnhất định vào dịp cuộc lễ kỉ niệm một sự kiện tự nhiên, xã hội nhằm diễn đạt
sự phấn khích, hoan hỉ của công chúng dự lễ” [1;tr52 ]
Bên cạnh đó, TS Dương Văn Sáu định nghĩa: “Lễ hội là hình thứcsinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian
và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hayhuyền thoại; đồng thời là dịp biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con ngườivới thiên nhiên – thần thánh và con người trong xã hội”.[10;tr52 ]
Tác giả Phạm Quang Nghị cho rằng: “Lễ hội là một sinh hoạt văn hóacộng đồng, có tính phổ biến trong cộng đồng xã hội, có sức lôi cuốn đông đảoquần chúng nhân dân tham gia Là những sản phẩm sáng tạo của các thế hệtiền nhân để lại cho hôm nay, lễ hội chứa đựng những mong ước thiết tha vừathánh thiện, vừa đời thường, vừa thiêng liêng, vừa thế tục của bao thế hệ conngười”.[8;tr.52 ]
Như vậy, có rất nhiều cách hiểu về “lễ hội” tuy nhiên ta có thể hiểumột cách chung nhất về “lễ hội” như sau: Lễ hội là tổ hợp các yếu tố hoạtđộng vă hóa đặc trưng của cộng đồng, xoay quanh một trục ý nghĩa nào đó
Trang 12nhằm quảng bá cho những giá trị nhất định Đây là loại nhu cầu văn hóakhông thể thiếu của một cộng đồng dân tộc.
Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân và số ítvào mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông
có thời gian nhàn rỗi Trong số các lễ hội Việt Nam thì phải kể đến những lễhội chi phối hầu hết các gia đình trên mọi miền tổ quốc, đó là Tết NguyênĐán, Lễ Vu Lan và tết Trung Thu Gần đây một số lễ hội được nhà nước vànhân dân quan tâm như: Lễ hội đền Hùng, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, GiángSinh, Hội Phật Tích
Một số lễ hội lớn ảnh hưởng cả một vùng rộng lớn, tiêu biểu như: hộiGióng (xứ Kinh Bắc), lễ hội đền Hùng (Xứ Đoài), lễ hội chùa Bái Đính, HộiLim(Kinh Bắc) phủ Dày,(xứ Sơn Nam), lễ hội Yên Tử, lễ hội bà chúa Xứ (AnGiang),… phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử,tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâmnên các trò vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thầnthượng võ như: thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hộihoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phíaBắc) v.v Có lễ hội lại gọi theo những trò chơi dân gian như hội rước voi,rước chúa gái, hội đánh phết, ném còn, hội chọi gà, chọi trâu, hội đâmđuống Có thể thấy sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam là nét đẹp văn hóadân tộc, nó vừa khẳng định giá trị văn hóa, nhân văn của con người, hướngcon người tới những giá trị tốt đẹp, cao quý nhưng cũng vừa là một trongnhững sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước
Lễ hội Việt Nam hôm nay là biểu hiện sinh động cho tinh thần đạiđoàn kết dân tộc, sự thống nhất, hòa bình trong đời sống của nhân dân Đâychính là minh chứng cho những bước chuyển biến tích cực của Văn hóa ViệtNam trong thời đại mới – một nền văn hóa hòa nhập chứ không hòa tan
Trang 131.1.4 Mối quan hệ giữa lễ và hội
Cấu trúc lễ hội bao gồm 2 thành phần :
+ Lễ ( yếu tố chính)
+Hội ( yếu tố phát sinh)
- Lễ được hình thành bởi : nhân vật được thờ, hệ thống di tích, nghi lễ,nghi thức, thờ cúng Lễ để thờ cúng các vị thần : sự sùng bái nhân vật lịch sử,
là nhu cầu trở về cội nguồn, là sự giải thiêng trong tâm thức, tâm lý và sinhhoat cộng đồng Có thể nói phần lễ đã tạo nên tính “thiêng” của lễ hội
- Hội : được cấu thành bởi những hình thức sinh hoạt vui chơi, nhữngtrò diễn, tâm lý hội và hoạt động hội, di tích lịch sử, danh lam thắngcảnh Thực chất hội là các trò chơi, trò diễn trong lễ hội Đối tượng thực hiệnchủ yếu là những người trẻ tuổi Có thể thấy phần hội tạo nên “sức sống” của
lễ hội
Trong cuốn “ Hội hè Việt Nam ”các tác giả cho rằng “ Hội và lễ là mộtsinh hoạt văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam Hội và lễ có sức hấp dẫn, lôicuốc các tầng lớp trong xã hội cũng tham gia để trở thành một nhu cầu, mộtkhát vọng của nhân dân trong nhiều thập kỷ” [11;tr.52]
Như vậy ta thấy “Lễ” là phần đạo đức tín ngưỡng, phần tâm linh sâuxatrong mỗi con người, “Hội” là các trò diễn mang tính nghi thức, gồm cáctrò chơi dân gian phản ánh cuộc sống thường nhật của người dân và một phầnđời sống cá nhân nhằm kỷ niệm một sự kiện quan trọngvới cả cộng đồng “Lễhội” là một thể thống nhất không thể tách rời
1.2 Vai trò của lễ hội trong đời sống
Lễ hội có nhiều ý nghĩa to lớn, lễ hội thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái
độ của người dân đối với thế giới đã khuất Thông qua lễ hội con người tưởngnhớ tới công đức, ông bà tổ tiên thông qua việc thờ cúng Lễ hội cũng là nơisinh hoạt văn hóa cộng đồng, là địa điểm để mọi người thi thố tài năng, nơi đó
Trang 14có nhiều trò chơi dân gian như: đua thuyền, đánh đu, ném còn, hát giaoduyên, hát đối đáp, hát bài chòi, đánh cờ người,… chính những trò chơi dângian này tạo điều kiện để người dân gần gũi nhau hơn, hiểu nhau và cùngnhau tham gia tích cực để dành chiến thắng trong các trò chơi.
Mỗi lễ hội mang bản sắc văn hóa đặc trưng, gắn liền với những đặcđiểm cụ thể về địa lý, tập quán, nghi lễ, ẩm thực, tín ngưỡng, Vì vậy, nếu coimỗi lễ hội là một màu sắc thì đất nước ta là một bản hòa ca của những sắcmàu
Lễ hội quả thật là một điểm văn hoá sống, một bảo tàng sống của ngườiViệt từ cổ đại đến nay, có tác dụng bảo lưu phát triển bản sắc văn hoá Đốivới mỗi người, lễ hội trở nên thân thiết, là nỗi nhớ thiêng liêng, mãnh liệt, lànơi con người kì thác mọi niềm vui, nỗi buồn Đây còn là biểu hiện giá trị củamột cộng đồng: Thông qua vui chơi, con người lấy lại thăng bằng sau nhữngkhó khăn lo toan của cuộc sống thường nhật; sức cấu kết của lễ hội đã làmxoa dịu những đố kị, có khi cả những hận thù diễn ra trong những quan hệhàng ngày; lễ hội là dịp để hoàn thiện các chủng loại văn hoá; là dịp để conngười vươn lên đời sống văn hoá cao hơn và bộc lộ hết tinh hoa của mình.Lễhội còn là nơi nhắc nhở người ta sống trật tự, mực thước góp phần làm chocuộc sống tốt đẹp hơn Là nơi thể hiện năng khiếu thẩm mĩ của cộng đồng, tất
cả phải được chuẩn bị hết sức chu đáo Đồng thời cũng khuyến khích tài nănglao động và vui chơi, đề cao cái cao cả, cái bi, cái hài của cuộc sống
Ngoài ra, đó còn là một tiềm năng du lịch không bao giờ cạn kiệt, làmột ngành công nghiệp không khói, đem lại tiềm năng kinh tế lớn và làphương tiện giao lưu văn hóa giúp cho các quốc gia dân tộc trên toàn thế giớibiết đến Việt Nam nhiều hơn
Như vậy, chúng ta thấy rằng vai trò của lễ hội rất quan trọng, không chỉtrong đời sống hàng ngày, thể hiện ý nghĩa văn hoá mà nó còn là một trong
Trang 15mãi giữ được bản sắc chúng ta cần khắc phục một số mặt tiêu cực như thươngmại hoá các hoạt động mê tín dị đoan, tệ nạn đánh bạc tập quán lạc hậu,… vàtích cực phát huy những giá trị tốt đẹp hơn nữa.
1.3 Khái quát về đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
sư của triều đình về thấy “ Giữa cánh đồng có một gò đất cao nổi lên Ngôiđất ấy có dòng nước chảy đến từ đường trước có án che (núi Giác), sau córồng bao (sông Hồng), ngôi đất này phát anh tài, nhân dân thanh tú, nhân vậtphú cường “bèn cho xây dưng đền Tổ này phát anh tài, nhân dân thanh tú,nhân vật phú cường bèn cho xây dựng Đền Mẫu Âu Cơ” Trải qua nhiều thế
kỷ, do sự bồi đắp của phù sa Sông Hồng đến nay quả gò đã trở thành bình địa
Ngôi đền nằm ẩn dưới gốc đa cổ thụ, mặt quay về hướng chính Nam,bên trái có giếng Loan, bên phải có giếng Phượng, phía trước có núi Giác đẹpnhư một án thư, sau lưng sông Hồng uốn khúc như Rồng thiêng bao bọcquanh ngôi đền, xung quanh đền cây cối xum xuê, bốn mùa hương tỏa ngátkhiến cho chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, lâng lâng
1.3.2 Kiến trúc của Đền Mẫu Âu Cơ
Xưa kia đền dựng kiểu 5 gian thờ dọc, mái lợp ngói mũi hài cổ kính.Các cột đền được làm bằng các loại gỗ cứng, rắn không bị mối mọt đó là :đinh, lim, sến táu Bốn loại gỗ này được gọi là gỗ tứ thiết, tất cả đều được sơn
Trang 16son vẽ thiếp hồng rồng cuốn rất trang nghiệm Kết cấu vì kèo theo kiểu chồngrường hạ bẩy Kết cấu này là kiểu kết cấu trong kiến trúc cổ của Việt Nam làdầm nằm trong khung liên kết vào cột quân phía sau nhà, đỡ phần mái vẩyphía sau Trên các đầu tư, đầy bảy, xà ngang, cốn nách, câu đầu được đụcchạm bức chạm tỉ mỉ hình tứ linh và hoa lá Đặc biệt các bức chạm trên cốn
mê, cửa võng và diềm xung quanh cửa thượng cung thể hiện hết sức công phuhình ảnh tứ linh, tứ quy là đề tài chủ yếu của nền nghệ thuật chính thốngđương thời Các bức chạm này dùng kỹ thuật đục bong, chạm nổi điêu luyên
và được sơn son thiếp vàng lỗng lẫy,uy nghiêm
Kiến trúc đền chính hiện nay theo kiểu chữ Đinh với 3 gian hậu cung
và 5 gian đại bái Các cột xà và phần cấu kiện gỗ đều sử dụng các loại gỗ quýtrong nhóm tứ thiết Đặc biệt các bức trạm gỗ trang trí đã được những đôi bàntay của người thợ lành nghề đục chạm hết sức công phu, tỉ mỉ, đạt đến trình
độ cao về kỹ thuật phục chế và thẩm mỹ Cách bài trí đền hợp lý, thoáng rộng
và trang nghiêm, tôn kính, đảm bảo những nguyên tắc của nghành Bảo tồn,Bảo tàng trong việc tu bổ tôn tạo di tích
Điện thờ có hai khối, bên ngoài thờ Vua Hùng, Cao Minh và tướng lĩnhvới các cỗ ngai bài vị chạm lưỡng chầu nguyệt hoặc chạm các Bắc Mai Điểuvới kỹ thuật đục bong, đục thủng, công phu rồi sơn son thiếp vàng lộng lẫy
Gian trong cùng của ngôi đền thờ cao 2,2m rất bề thế Trên đặt khámthơ lồng kính 3 mặt Diềm xung quanh cửa khám chạm thủng nhiều lớp theo
đề tài tứ quý: lòng khám đặt tượng Tổ Mẫu Ẫu Cơ ngồi uy nghi trên ngai.Tượng cao 0,95m thể hiện bà Âu Cơ mình mặc áo đỏ yếm hồng, đầu đội mũlấp lánh ngọc, tay kia đặt trên gối thư thái Đây là pho tượng tròn được tạo tácvào thời Lê, có giá trị cao về nghệ thuật tạo hình và thẩm mỹ
Ngoài ra trong đền còn có nhiều dị vật quý khác như tượng Đức Ôngnhiều ngai, sập thờ, án gian được đục chạm tỉ mỉ và tinh tế
Trang 17Nhìn chung đền Tổ Mẫu Âu Cơ không to lớn, đồ sộ nhưng có giá trịcao về nghệ thuật chạm khắc, thể hiện ở trang trí kiến trúc và trên các cổ vậtcòn lại
Cách đền Tổ Mẫu Âu Cơ 500m về phía Đông xưa kia có đình HiềnLương Đình thờ Đức ông Đột ngột Cao Sơn Thành Vương nước Nam Việtthời các Vua Hùng và hai người con là Hùng Trấn Bảo Quốc “Văn võ nhưthánh thần, hùng trấn uy linh, che chở dân lành, bảo vệ đất nước giúp rập ngôibáu, ban ơn bố trạch rộng khắp, lấy nhân nghĩa để hòa mục, công lao thật tolớn”
Cách không xa về phía Tây Nam xưa kia là Chùa Hiền Lương, tên chữ
là Linh Phúc Tự Trong chùa có 20 pho tượng cổ và một chuông đồng để 4chữ lớn “ Linh Phúc Tự chung” Chùa được xây dựng trên đình gò độc đạo tạonên khung cảnh thâm nghiêm tĩnh mịch Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, HiềnLương được xây dựng thành một căn cứ cách mạng lớn nhằm làm bàn đạpcho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Phú Thọ và Yên Bái Nhiềucuộc họp quan trọng của chi bộ Đảng đã được tổ chức tại đình, đền và chùaHiền Lương Đặc biệt tháng 5/1954 đội du kích Âu Cơ được chính thức thànhlập tại chùa Hiền Lương Đây là một trong những đơn vị tiền thân của lựclương vũ trang Phú Thọ sau này, góp phần quan trọng vào công cuộc khởinghĩa giành chính quyền ở Phú Thọ Và Yên Bái tháng 8/1945 lịch sự Cái tên
“Xã Âu Cơ” hay “Chiến khu Âu Cơ” ra đời trong thời gian này Mãi sau khihòa bình lập lại mới đổi lại xã Hiền Lương
Trải qua hơn 5 thế kỷ từ khi vua Lê Thánh Tông cho xây dựng, đến nay
di tích đền Mẫu Âu Cơ, đình và chùa Hiền Lương đã có nhiều thay đổi
Cuối năm 1946, khi bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, ta lại pháđình nhằm thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiên của Đảng Nhân dânđưa tượng Đột Ngột Cao Sơn và bài vị hai ngài Hùng Chấn Quí Minh và
Trang 18Hùng Chấn Bảo Quốc vào thờ trong đền Mẫu Đình Hiền Lương đang đượcquy hoạch để phục hồi.
Cách cổng chính Đền Tổ Mẫu Âu Cơ 300m là chùa Linh Phúc, chùađược trùng tu tôn tạo năm 2009 trên cơ sở những kiến trúc cổ Chùa LinhPhúc, được xây dựng trên một gò nổi giữa cánh đồng, chùa được xây dựngtheo hình chữ Đinh có 5 gian Đại bái, 3 gian Tam bảo, trong chùa có 20 photượng cổ có giá trị, năm 1998 chùa Linh Phúc được UBND tỉnh Phú Thọccông nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp cao Trong khuôn viên chùa còn cónhà Tả Mạc, Hữu Mạc, chùa Linh Phúc cùng với đền tổ Mẫu Âu Cơ trở thànhtrung tâm sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân trong vùng.Đền Tổ Mẫu
Âu Cơ trải qua nhiều thế kỷ tồn tại, đến đã nhiều lần được trung tu và tôn tạovới quy mô lớn nhỏ khác nhau nhằm khôi phục lại giá trị về lịch sử, kiến trúc
là di sản văn hóa của cộng đồng nhân dân một thủa
Ngày 3 tháng 8 năm 1991, Bộ Văn hóa thông tin đã xếp hạng di tíchlịch sử ăn hóa cho đền Mẫu Âu Cơ
Ngày lễ chính của đền Tổ Mẫu Âu Cơ là ngày “ Tiên giáng” mùng 7tháng Giêng, ngoài ra trong năm còn có các ngày lễ khác là ngày 10-11 tháng2; ngày 12/3; ngày 13/8; ngày “ Tiên thăng” 25 tháng Chạp
Hiện nay, Bộ văn hóa, Thể thao Du lịch, UBND tỉnh Phú Thọ tiếp tụcchỉ đạo UBND huyện Hạ Hòa, trùng tu và tôn tạo lại khang trang đẹp đẽ, kiếntrúc đền chính Thờ Mẫu Âu Cơ là một nét văn hóa độc đáo của người dân xãHiền Lương nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung mang đậm ý nghĩagiáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa cho lớp con cháu muônđời
1.3.3 Nguồn gốc Đền Mẫu Âu Cơ
Vua Đế Minh phong cho Đế Nghi làm vua ở Phương Bắc, Lộc Tục làmvua ở Phương Nam Lộc Tục lên ngôi khoảng năm 2879 TCN xưng là Kinh
Trang 19Dương Vương Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Sùng Lãm năm
2793 TCN, xưng là Lạc Long Quân, kết duyên với Âu Cơ là con gái của ĐếLai ở động Lăng Sương (nay là huyện Thanh Thủy, Phú Thọ)
Tục truyền rằng, Âu Cơ trở dạ đã sinh được bọc trăm trứng và nở thànhtrăm người con trai Khi các con lớn lên, Lạc Long Quân đã nói với Âu Cơ:
Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thuỷ hỏa khó hòa hợp… Vì thế, hai vị
đã chia 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống biển đểlưu truyền được lâu dài, về sau cả trăm người con đó cùng hai vị đều hóathần
Trong 50 người con theo mẹ, người con đầu lên nối ngôi vua, lấy niênhiệu Hùng Vương, đặt tên nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, truyền 18đời vua Hùng, trị vì đất nước trong 2621 năm (từ năm Nhâm Tuất 2879 TCNđến năm 258 SCN), trở thành tổ tiên của các tộc người, dòng họ Việt Namngày nay
Mẹ Âu Cơ có lần đã đến vùng đất khi đó là trang Hiền Lương, quận HạHòa, trấn Sơn Tây và cho các con cháu khai hoang, lập ấp, dạy dân cấy lúa,trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải Khi trang ấp ở Hiền Lương đã ổn định, pháttriển, Bà Âu Cơ lại cùng các con cháu đi khai phá các vùng đất mới Sau này,
bà đã quyết định trở về sống với Hiền Lương, nơi gắn bó nhất với cả cuộc đời
bà Tương truyền, ngày 25 tháng 12 năm Nhâm Thìn, Bà Âu Cơ cùng bày tiên
nữ đã bay về trời để lại dưới gốc đa một dải yếm lụa, vương trên ngọn đa kềbên giếng Loan, giếng Phượng Người dân cho rằng dải lụa ấy chính là dảiyếm đào của Mẫu Âu Cơ Sau này, nhân dân trong vùng đã dựng lên một ngôimiếu thờ phụng, đời đời hương khói tưởng nhớ công ơn của bà đối với toàndân tộc Việt Nam, định lệ mỗi năm cầu cúng 2 lần vào ngày Tiên giáng mồng
7 tháng riêng (ngày Tiên Mẫu Âu Cơ du xuân giáng xuống thảm dâu xanhthuộc Trung Nghĩa, Thanh Thủy ven sông Đà, gặp Lạc Long Quân rồi nên
Trang 20duyên Rồng – Tiên) Ngày 25 tháng Chạp là ngày Tiên thăng tại trang HiềnLương
Dưới triều vua Lê Thánh Tông năm 1465, vua đã ra chiếu chỉ phongthần, cấp tiền, xây dựng thành Đền Mẫu Âu Cơ như ngày nay, giao cho nhândân xã Hiền Lương thờ phụng Thế kỷ 15, triều đình Hậu Lê đã phong sắc vàcho xây dựng đền, thế kỷ 19 nhà Nguyễn một lần nữa lại phong sắc côngnhận đền Mẫu Âu Cơ
Ngày 3/8/1991, đền Mẫu Âu Cơ đã được Bộ Văn hóa – Thông tin nướcCHXHCN Việt Nam cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia
Cuối năm 1998, Nhà nước cấp kinh phí để nhân dân Hiền Lương trùng
tu tôn tạo đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân đia phương và kháchthập phương
Ngày 1 tháng 8 năm 2004 Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được UBND tỉnh PhúThọ ra quyết định thành lập Ban Quản Lý khu di tích đền Mẫu Âu Cơ dưới sựchỉ đạp trực tiếp của UBND huyện Hạ Hòa
Đền Mẫu Âu Cơ là một công trình nghệ thuật kiến trúc có giá trị caovới các kết cấu kiến trúc đền chùa cổ, các pho tượng quý như tượng Âu Cơ,tượng Đức Ông, các bức chạm quý và nhiều cổ vật vô giá
1.3.4 Truyền thuyết về nhân vật phụng thờ
Nói về Mẫu Âu Cơ, trong Đại Việt Sử ký toàn thư(thế kỷ 51) có viết:
Kỷ Hồng Bàng Thị
Kinh Dương Vương
Lạc Long Quân
Tên húy là Sùng Lãm con của Kinh Dương Vương
Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyềnsinh trăm trứng) là tổ của Bách Việt.Một hôm vua bảo Âu Cơ rằng : “ Tagiống Rồng,nàng giống Tiên,thủy hỏa khắc nhau, chung hợp khó: “ Bèn từ
Trang 21biệt nhau Chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở Nam Hải, phongcon trưởng là Hùng Vương nối ngôi vua
(Ngoại kỷ quyển 1; Ngô Sỹ Liên biên soạn năm Hồng Đức thứ 10 LêThánh Tông, Tây lịch 1479)
Trong “ Khâm định Việt Sử thông giám cương mục” ( thế kỷ 19) cóviết:
Hùng Vương dựng nước được gọi là Văn Lang
Hồng Bàng thị Đầu là Kinh Dương Vương, tương truyền là vua trướctiết của nước Việt ta, Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân HùngVương là con Lạc Long Quân
Kinh Dương Vương sinh con ra là Sùng Lãm gọi là Lạc Long Quân.Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh trăm con trai Ấy là tổ tiên của Bách Việt.Suytôn người trưởng lên làm Hùng Vương nối ngôi vua, dựng nước gọi là VănLang, đóng đô ở Phong Châu, truyền nối 18 đời đầu gọi là Hùng Vương
Địa giới nước Văn Lang phía Đông giáp biển Nam, phía Tây giáp BaThục, phía Bắc giáp Động Đình Hồ, phía Nam giáp Hồ Tôn
(Tiền biên; năm Tự Đức thứ 9, Tây Lịch 1856)
Theo Ngọc Phả đền Hùng:
Lạc Long Quân húy là Sùng Lãm trị vị 400 năm thọ 420 tuổi, đẻ được
100 bọc trứng nở thành 100 con trai, làm chủ trăm họ, có trăm tên và trămdanh hiệu phong làm 100 vua chư hầu tức là Thủy Tổ của Bách Việt, rất có
uy linh Sau khi cha là Kinh Dương Vương để làm vua Hồ Động Đình Khi đẻ
ra Long Quân tự bẩm thông minh phi thường, khí tượng đế vương rõ rệt, vuabàn lập Long Quân làm Hoàng Thái Tử, hỏi nàng Âu Cơ cho làm vợ Âu Cơ
là người phong tư diện mạo kỳ diệu, sắc đẹp nghiêng thành ở động LăngXương Dương Vương trị vị 215 năm thọ 260 tuổi Lạc Long Quân nối ngôitức là Hùng Hiền Vương cao hoàng thái tổ Quang Hưng hoàng đế Hùng HiềnVương lập nàng Âu Cơ làm hoàng hậu ngự ở núi Nghĩa Linh
Trang 22Đúng 3 năm 3 tháng 10 ngày, vào giờ ngọ ngày 25 tháng chạp nămGiáp Tý, mây lành bao phủ, tướng là hiện tiền, hào quang sáng chói khắpphòng, hương thơm ngào ngạt cả vùng, Âu Cơ thấy trong mình thai chuyển,chở dạ sinh ra 100 quả trứng ngọc…
Đúng giờ Ngọ 15 tháng Giêng năm Ất Sửu, bào thai 100 trứng nởthành 100 người con trai lúc ấy hào quang rực rỡ, hương thơ sực nức đầy nhà.Trong có 1 tháng không cần bú mớm mà đã lớn khôn, tướng mạo khác thường
kì hình tú dị tinh thần lẫm liệt cái thế anh hùng, cao to ba thước bảy tấc…
Long Quân nói với Âu Cơ rằng : “Ta là giống Rồng, nàng giống Tiên,không đồng chủng loại chẳng thể ở lâu được với nhau.Nên cho 50 người contheo cha gọi là Thủy Tinh, 50 con theo mẹ lên núi gọi là Sơn Tinh, trấn giữmọi núi đều gọi là thần thuộc vậy”…
Thái tử là Hùng Quốc Vương đứng đầu trăm con trai lên nối nghiệp…( Theo nghiên cứu thị bản Ngọc phả viết thời Trần, đời vua Lê ThánhTông niên hiệu Hồng Đức năm đầu Tây lực 1470 quan hàn lâm viện trựcngọc sĩ Nguyễn Cố soạn lại )
Theo Ngọc phả đền Mẫu Âu Cơ:
Hùng Vương Triều Lễ bộ thượng thư
Tri điện bách thần
Phúc sao cổ tích truyện
Hoàng đế bệ hạ, khâm phục sắc chi Âu Cơ đệ nhất tiên thiên côngchúa Ngọc nương phu nhân xuất thần tri kiến, tiên giáng gianh miền cặp lựbạch nhi giám kiên loạn tân Nguyệt thậm thậm thu ba cổ sở vị thi hoa giảingữ như ngọc ngọc sinh hương diệc túc dĩ hình dung kì mĩ, thường tịnh, cưtại nhà học tự quan thư, tiêu đàn tinh thông
Ngày 25/12 năm Nhâm Thân thăng vu thiên đường triều tấu hoàng đếthời ấy cử giám quốc sư ra sắc phong thần, qua thang mộc ấp trang Hiền
Trang 23Lương, báo phụ lão cho tiền 30 quan thiết lập miếu thờ Năm năm hương hóađời đời bất tuyệt.
Lệ làng hàng năm ngày mồng 7 tháng giêng Tiên giáng, đồ lễ dùng ngũquả bánh ngũ sắc cắt giấy ngũ sắc
Lệ ngày 25 tháng chạp Tiên thăng đồ lễ dùng hoa quả cắt giấy ngũ sắc.Thánh Tông lục niên chính nguyệt thập ngũ nhật phụng sao chính bảnchi diện Nguyễn Hiền
Hùng Vương miếu lễ bộ thượng thư tri điện bách sao cổ truyền
Án tổ quốc Nam Việt thập bát đại thành vương trước gọi Xích Quỳquốc truyền ngôi thánh Lạc Long Quân húy Sùng Lãm Lạc Long Quân lấy
bà bà Âu Cơ về ở núi Nghĩa Linh sinh ra 1 bọc trăm trứng nở ra 100 ngườicon trai Bà Âu Cơ là giống Tiên Lạc Long Quân là giống Rồng, thủy hoatương khắc bèn chia 50 con theo mẹ lên núi 50 con theo cha về biển, lưu kítrường tự giai hóa vị thần
( Theo nghiên cứu thì trước Thời Lê đã có một bản truyện cổ tích vềMẫu Âu Cơ và đền Mẫu do triều đình thời đó cấp 30 quan tiền làm Đến đờivua Lê Thánh Tông năm Quang Thuận thứ 6- tây lịch 1465 sai quan tri điệnNguyễn Hiền sao lại truyện cổ )
Theo truyền thuyết và lịch sử thì vào khoảng năm 2879 TCN vua ĐếMinh phong cho Đế Nghi làm vua ở phương Bắc, Lộc Tụng làm vua ởphương Nam Lộc Tụng lên ngôi xưng là Kinh Dương Vương Đến năm 2793TCN Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Sùng Lãm Sùng Lãm lênngôi vua ( xưng là Lạc Long Quân) Thuở ấy vợ chồng Đế Lai ở động LăngXương xã Trung Ngĩa, huyện Thanh Thủy ngày nay Đã sinh được con gáiyêu tên là Âu Cơ Khi Âu Cơ cất tiếng khóc chào đời thì hương thơm tỏa ngáttrên trời cỏ mây lành che chở, điểm báo “ Tiên nữ giáng trần” Nàng Âu Cơrất xinh đẹp, “ so hoa hoa biết nói, so ngọc ngọc ngát hương”, trăm đọc chữgiỏi đàn sáo, tinh thông âm luật “khác nào bà Tương Phi khéo léo, hệt tưa
Trang 24nàng Lộng Ngọc tài cao” Âu Cơ đã được Lạc Long Quân kén làm vợ và đưa
về núi Ngĩa Lĩnh Tại đây Âu Cơ sinh được 100 bọc trứng nở thành 100 ngườicon trai Khi các con lớn lên Lạc Long Quân nói với Âu Cơ : “ Ta là giốngRồng, nàng là giống Tiên thủy hoa tương khắc bèn chia 50 con theo mẹ lênnúi 50 con theo cha về biển, để lưu truyền được lâu dài, về sau này các conđều hóa thành thần
Trong 50 người con thì người con lên nối ngôi vua lấy niên hiệu làHùng Vương thứ nhất đặt tên nước là Văn Lang đóng đô ở Phong Châu,truyền 18 đời vua Hùng, trị vị đất nước trong 2651 từ “ năm Nhâm Tuất 2879đến năm 258 TCN”
Bà Âu Cơ đi đến đâu cũng thu phục nhân dân, dạy dân cày lúa, trồngdâu, nuôi tằm, dệt vải Trên con đường muôn giặm đó, có 1 ngày kia Ngườiđến trang Hiền Lương, huyện Hạ Hòa,trấn Sơn Tây, thấy phong cảnh thiênnhiên tươi đẹp, có núi cao đồng rộng, song dài có hồ nước trong xanh bátngát, cỏ cây hoa lá tốt tươi, cá chim muông thú dồi dào Người cho khaihoang lập ấp, dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải Giếng Loan, giếngPhượng, gò Thị, gò Cây Dâu… là những cái tên từ thở xa xưa đến nay vẫncòn đọng mãi trong ký ức người dân Hiền Lương
Khi trang ấp đã ổn định, người lại cùng các con lên đường đến cácvùng đất mới Đến khi giang sơn thu về một mối, bờ coi biên cương được mởrộng Người lại trở về Hiền Lương, nơi Người đã trọn để gắn bó với cuộc đờimình Tương truyền ngày 25 tháng chạp năm Nhâm Thìn, bà Âu Cơ cùng bầytiên nư bay về trời để lại dưới gốc đa một dải yếm lụa, ở đó nhân dân đãdựng nên một ngôi miếu thờ phụng, đời đời hương khói và ghi nhớ công đứccủa Người
Như vậy theo thần tích và truyền thuyết thì xã Hiền Lương là nơi lậptrang ấp và là nơi mất của Tổ Mẫu Âu Cơ [2; ]
Trang 251.3.5 Mục đích và ý nghĩa của lễ hội đền Mẫu Âu Cơ
Hằng năm, cứ vào dịp tết Nguyên đán, đất trời Hiền Lương (Hạ Phú Thọ) lại dậy lên một không khí linh thiêng và bao điều huyền thoại vềtruyền thuyết Mẫu Âu Cơ dừng chân nơi đây sinh cơ lập ấp trong hành trìnhđưa 50 người con đi “khai thiên phá thạch”
Hòa-Từ bao đời nay, người dân Hiền Lương huyện Hạ Hòa tổ chức trangtrọng lễ hội đền Mẫu Âu Cơ vào mùng 7 tháng giêng Ngày lễ chính của Đền
Âu Cơ là ngày “Tiên giáng” mùng bảy tháng giêng, ngoài ra trong năm còn
có các ngày lễ khác là ngày 10-11 tháng 2, ngày 12 tháng 3, ngày 13 tháng 8,ngày “Tiên thăng” 25 tháng Chạp Đây là dịp để muôn dân đất Việt và dukhách thập phương hướng về cội nguồn
Đền Mẫu Âu Cơ là một di tích lịch sử văn hoá lâu đời, một di sản quýbáu của cả nước, có ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống vănhoá dân tộc cho lớp lớp con cháu muôn đời “Tín ngưỡng Thờ mẫu Âu Cơ” là
di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là việc làm mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc,thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của cộng đồng người Việt, góp phầnlàm phong phú hơn vào hệ thống Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở PhúThọ- di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại
Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ thành truyền thống thể hiện đạo lý sống trọngnghĩa, trọng tình, khắc ghi công đức tổ tiên của dân tộc, thể hiện đạo lý “uốngnước nhớ nguồn” vào mùng 6-7 tháng giêng hàng năm, đông đảo người dânkhắp mọi miền đất nước lại quy tụ về đất lành Hiền Lương, huyện Hạ Hòathành kính tưởng nhớ công ơn “Thánh Quốc Mẫu” Trải qua hàng nghìn nămlịch sử với bao biến động thăng trầm, Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ vẫn vẹn nguyêngiá trị nhân văn sâu sắc, lắng đọng giá trị văn hóa truyền thống, kết tụ tinhthần đoàn kết trong nghĩa “đồng bào”, nhân lên niềm tự hào nòi giống Rồng -Tiên của người Việt…
Trang 26Thờ Mẫu Âu Cơ không chỉ thể hiện niềm tự hào về dòng giống tổ tiên
mà còn cho thấy được một bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa của dân tộc ViệtNam Nơi đây là nơi thể hiện tính gắn kết của cộng đồng dân tộc và giáo dụctruyền thống yêu nước, nhất là cho thế hệ trẻ - những người chủ nhân tươnglai của đất nước Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ đã và đang góp một phần quan trọngtrong sự phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung
Việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa của Đền Mẫu Âu Cơ là mộtnhiệm vụ cấp thiết để khu di tích ngày càng phát huy được giá trị văn hóa củamình, sớm trở thành điểm du lịch hấp dẫn của cả nước cùng với hệ thống các
di tích trên vùng đất tổ Mang đậm dấu ấn thời kì dựng nước, đồng thời thựchiện tốt nhiệm vụ của nghị quyết của Đảng các cấp đã đề ra về việc đầu tưxây dựng tôn tạo công trình di tích phục vụ tốt nhu cầu tâm linh, tín ngưỡngcủa đồng bảo cả nước, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiếnđậm đà bản sắc dân tộc
Tiểu kết chương 1
Từ xưa những lễ hội truyền thống là món quà tinh thần thiết yếu củangười dân Việt Nam ta Lễ hội biểu trưng cho một màu sắc riêng biệt và còn
là một hiện tượng văn hóa đặc biệt Sở dĩ nói như vậy vì lễ hội là không gian,
là điều kiện, là động lực cũng như là cơ hội để gìn giữ các giá trị truyền thống
đã được hình thành, lưu giữ và hun đúc trong tiến trình lịch sử của bất kỳ dântộc nào Và sự tồn tại cho đến ngày nay của lễ hội đã minh chứng một thực tế,những gì tốt đẹp nhất, là tinh hoa văn hóa của dân tộc mới được gìn giữ qua
sự khắc nghiệt của thời gian Trong đó, lễ hội đền Mẫu Âu Cơ có giá trị cả vềtinh thần và giáo dục, mang đậm tính nhân văn sâu sắc Việc thờ cúng Mẫu
Âu Cơ ở xã Hiền Lương, Hạ Hòa, Phú Thọ là một nét đẹp văn hóa truyềnthống, thể hiện sự kính trọng, biết ơn của nhân dân xã Hiền Lương vớiNgười Hằng năm lễ hội được diễn ra vào ngày 7 tháng Giêng – đây như một
Trang 27mẹ Âu Cơ đưa 50 người con lên trang Hiền Lương khai hoang lập ấp và cũng
là nơi mẹ hóa về trời Bút lưu sổ vàng, tâm mạch lòng thành ngày 03 tháng 4năm 2009, Nguyên Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã viết:
“Đời đời nhớ ơn Mẫu Âu CơNgười mẹ của cả dân tộc Việt Nam”
Trang 28Chương 2 THỰC TRẠNG LỄ HỘI ĐỀN MẪU ÂU CƠ XÃ HIỀN LƯƠNG,
HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ
2.1 Công tác chuẩn bị lễ hội
2.1.1 Công tác chuẩn bị về không gian và môi trường tại Đền Mẫu Âu Cơ
- Thành lập Ban Tổ chức lễ hội: UBND huyện thành lập Ban tổ chức
do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối văn xã làm Trưởngban, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin làm Phó Trưởng ban Thường trực,Trưởng Công an huyện, Chủ tịch UBMTTQ huyện làm phó Trưởng ban; Ủyviên là lãnh đạo các phòng ban cơ quan, đơn vị liên quan; mời một số đồngchí trưởng đoàn thể huyện tham gia Ban Tổ chức chịu trách nhiệm cụ thể hóa
kế hoạch của UBND huyện thành nội dung chương trình hoạt động, thành lậpcác tiểu ban và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên
- Thành lập các tiểu ban:
+ Tiểu ban hậu cần cơ sở vật chất
+ Tiểu ban lễ tân
+ Tiểu ban an ninh trật tự
- Công tác đảm bảo an ninh trật tự cho lễ hội:
Thường xuyên nắm bắt tình hình trong trước, trong và sau lễ hội đảmbảo giữ vững an ninh trật tự trong suốt quá trình diễn ra lễ hội
Đảm bảo an ninh trật tự tại các khu vực địa điểm diễn ra hoạt động của
lễ hội, nhất là lễ khai mạc, lễ rước kiệu, lễ dâng hương và các hoạt động vănhóa, văn nghệ, thể thao Bảo vệ an toàn cho các đồng chí lãnh đạo Đảng vànhà nước; các tầng lớp nhân dân về tham gia dâng hương lễ hội Đảm bảo trật
Trang 29thuận lợi để các đoàn khách, nhân dân tham dự các hoạt động lễ hội Thựchiện phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện phápnghiệp vụ đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo ấntượng tốt đẹp cho du khách đến tham dự lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ.
- Dịch vụ phục vụ du khách:
Tổ chức sắp xếp các gian hàng phục vụ du khách và nhân dân về dự lễhội đảm bảo khoa học, mỹ quan, thuận tiện, không gây cản trở, ùn tắc giaothông
Quản lí tốt các dịch vụ trông giữ phương tiện ăn uống kinh doanh đồ lễ,các mặt hàng khác tại lễ hội; không để tình trạng chèo kéo, ép giá; không đểcác hành vi chen lấn, tranh cướp, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch…đảmbảo công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm tại các kiot, hàng quán phục vụ lễhội
Tổ chức 02 gian hàng giới thiệu các sản phẩm để quảng bá giới thiệuđến với du khách
- Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường
Đảm bảo không gian và môi trường sạch đẹp Tập trung công tác thugom rác thải, tổ chức phục vụ vệ sinh, chuyển rác thải kịp thời không để tồnđọng qua đêm trước, trong và sau lễ hội
2.1.2 Chuẩn bị lễ vật
Lễ phẩm gồm đủ loại hoa quả quý của đất quý, cùng bỏng nổ, xôi oản,chè kho, bánh ngọt ( đủ 100 chiếc) tượng trưng cho lễ vật của một trăm ngườicon dâng lên mẹ Âu Cơ Phẩm lễ chính là bánh ngọt, nên dân làng HiềnLương kì công chuẩn bị từ chọn gạo, chọn mật; bình xét thôn xóm Gia đìnhđăng cai làm bánh, đến việc trùm lễ cho gọi trai gái thanh khiết tới giúp việc
Bánh ngọt là một đặc sản chỉ có ở Hiền Hương, Hạ Hòa, Phú Thọ đượclàm trong ngày lễ, dùng làm vật phẩm dâng cúng truyền thống hàng ngàn năm
Trang 30trong lễ hội đền Mẫu Âu Cơ và làm quà cho người ở xa về, cũng là một đặcsản để du khách thưởng thức khi về hành hương Tổ Mẫu Âu Cơ vào dịp lễ hộimùng 7 tháng giêng hàng năm Bánh có vị ngọt mát của mật, thơm của dầuvừng và dẻo của gạo nếp.
Bánh ngọt Hiền Lương là loại bánh được làm từ bột gạo nếp trộn vớimật và đem đồ chín bằng chõ sau đó là mỏng cuộn tròn và cắt thành nhữngđốt nhỏ được đặt lên mâm để dâng cúng hoặc làm quà cho bạn bè và ngườithân Hương vị của bánh là vị quê hương, ngọt ngào, mát lành
2.1.3 Văn nghệ
- Mỗi xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, trường THPT trong huyện có 01chương trình văn nghệ thời lượng 15-20 phút, có kết cấu bố cục được dàndựng với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi
sự phát triển kinh tế - xã hội, ca ngợi truyền thống cần cù trong lao động sảnxuất của nhân dân Hạ Hòa anh hùng
- Thể loại: Hát đơn ca, tốp ca, tấu nhạc cụ, múa, hoạt cảnh,…ưu tiêncác tiết mục đặc sắc, những tiết mục dân ca mang tính chất sưu tầm các lànđiệu dân ca của tỉnh Phú Thọ Trong đó, mỗi đơn vị tham gia có ít nhất 01 tiếtmục hát xoan
2.1.4 Phân công công việc
a Phòng văn hóa và thông tin
- Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn, đôn đốccác xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt các nội dung của kế hoạch tổchức,
- Chịu trách nhiệm tham mưu thành lập Ban Tổ chức và các tiểu bangphục vụ lễ hội; ban hành các văn bản hướng dẫn các hoạt động văn hóa nghệthuật thể dục thể thao các trò chơi để cơ sở tổ chức thực hiện Xây dựng nội
Trang 31quy, quy chế đối với tất cả các hoạt động nhằm tổ chức quản lý và điều hànhtốt các hoạt động tại lễ hội.
- Chịu trách nhiệm tuyên truyền về Lễ hội và các hoạt động của Lễ hộiĐền Mẫu Âu Cơ trên trang thông tin điện tử huyện, cổng giao tiếp điện tửtỉnh
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ, BQLkhu di tích Đền Mẫu Âu Cơ, UBND xã Hiền Lương, Trường THPT XuânÁng tuyển chọn và tập luyện đội rước kiệu, đội tế nữ quan theo kịch bản đãđược phê duyệt
- Chủ trì tổ chức hoạt động “ Hái hoa đọc sách đầu xuân” Phối hợpphòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm VHTT&DL tổ chức các hoạt độngvăn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian thể dục thể thao mừng Đảng, mừng xuânĐinh Dậu
- Chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện công tác tuyên truyền; tổ chức cáchoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao mừng Đảng, mừng xuân vàtham gia đầy đủ các hoạt động tại Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ
- Chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn các trò chơi trong phạm vi quyđịnh, để phục vụ du khách và thu hút đông đảo nhân dân tham gia
- Chịu trách nhiệm tổng hợp danh sách khách mời, in giấy mời và mờicác đại biểu theo yêu cầu của Ban Tổ chức
- Chịu trách nhiệm lập dự trù kinh phí trình UBND huyện phê duyệt vàquyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách Chuẩn bị các điều kiệncần thiết để phục vụ các hoạt động theo kế hoạch của UBND huyện
- Theo dõi, đôn đốc việc tổ chức kế hoạch, tổng hợp kết quả báo cáoUBND huyện
b Ban quản lý Đền Mẫu Âu Cơ:
Trang 32- Có trách nhiệm quản lý chặt chẽ các hoạt động trong khu vực ĐềnMẫu Âu Cơ, hướng dẫn đại biểu, du khách và nhân dân về tham dự Lễ hộitheo nội quy.
- Phục vụ hoạt động mở lễ, dâng hương của các đồng chí lãnh đạotrong ngày chính lễ
- Chủ trì, phối hợp với THPT Xuân Áng thực hiện việc tuyển chọn đội
tế nữ quan và tổ chức luyện tập theo kịch bản đã được phê duyệt Chuẩn bịđầy đủ lễ vật cho phần Lễ; kiểm tra, chỉnh trang các điều kiện về cơ sở vậtchất, điện, nước, đảm bảo vệ sinh môi trường và điều kiện cần thiết khắc phục
vụ lễ hội theo kế hoạch
- Bố trí địa điểm, quản lý kiot bán hàng tại lễ hội theo yêu cầu của Ban
Tổ chức Chịu trách nhiệm trông giữ xe ô tô của công an huyện
c Trung tâm Văn hóa, thể thao và du lịch
- Chịu trách nhiệm công tác tuyên truyền trực quan tạo khu trung tâmhuyện, tại các điểm pano tuyên truyền của huyện, khu vực tổ chức Lễ hội ĐềnMẫu Âu Cơ
- Chủ trì, phối hợp với phòng Văn hóa và Thông tin, phòng Giáo dụcĐào tạo, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian, cáchoạt động “hái hoa, đọc sách” mừng Đảng, mừng Xuân
- Chủ trì các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các trò dângian tại lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ
- Phối hợp với phòng Văn hóa và Thông tin tham mưu cho UBNDhuyện ban hành các văn bản thành lập Hội đồng trọng tài, Ban Giám khảo hộidiễn văn nghệ
d Công an huyện
- Chủ trì, giữ vai trò nòng cốt, tham mưu và tổ chức thực hiện kế hoạchđảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn huyện trước, trong và sau dịp Tết Nguyên