1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (tt)

26 329 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 252,6 KB

Nội dung

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (tt)Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (tt)Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (tt)Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (tt)Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (tt)Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (tt)Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (tt)Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (tt)Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (tt)Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (tt)Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (tt)

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN HIẾU MINH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO

NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ ĐO LƯỜNG CỦA VIỆN CÔNG NGHỆ - TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

Ngành: Quản trị Kinh doanh

Mã số: 60 34 01 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội

- Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PSG.TS Ngô Xuân Bình

Phản biện 1: PGS.TS Trần Đình Thao

Học viện Nông nghiệp

Phản biện 2: PGS.TS Bùi Văn Huyền

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn

thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học Xã hội

hồi 10 giờ 15 phút, ngày 23 tháng 10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu để đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn và cũng là một trong những nhiệm vụ kinh

tế cơ bản của nước ta trong giai đoạn hiện nay Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng XII khi xác định

một trong các phương hướng, nhiệm vụ là: “Đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.”

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cả một quá trình lâu dài, cần được thực hiện thông qua nhiều bước và thực hiện toàn diện trên nhiều mặt, trong đó không thể thiếu ngành Đo lường

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc phát triển Doanh nghiệp KHCN và Đề án tái cấu trúc các doanh nghiệp Quân đội giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Quốc phòng, các nhà máy sản xuất Quốc phòng đã và đang thực hiện tái cơ cấu, xây dựng cơ chế quán lý phù hợp với Luật Doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp tự chủ trong sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật Không thể đi ngược xu thế, Viện Công nghệ cũng cần có những nghiên cứu và đưa

ra các giải pháp phù hợp để đồng bộ với sự thay đổi của các doanh nghiệp Quốc phòng

Trong các lĩnh vực hoạt động của Viện Công nghệ thì đo lường là một ngành thế mạnh, do vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ đo lường là một công việc mang tính cấp thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Việt Nam đang thực hiện chính sánh phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế mở và hội nhập Khi

Trang 4

tham gia sân chơi quốc tế thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải chấp nhận thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế Ngoài việc thống nhất chất lượng thông qua các văn bản pháp quy, Nhà nước và Chính phủ còn trú trọng tới việc đầu tư, xây dựng rất nhiều cơ sở đo lường

để thực hiện công tác quản lý và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Mặc dù cung cấp dịch vụ đo lường là một ngành đặc biệt, nhưng cũng không thể nằm ngoài quy luật chung Các cơ sở cung cấp dịch vụ đo lường cũng cần tổ chức quản lý sao cho hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như điều chỉnh giá thành dịch vụ, nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Trong đề tài này tôi đưa ra phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản trị doanh nghiệp để tìm ra nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ đo lường tại Viện Công nghệ - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích xuyên suốt đề tài là tìm ra các giải pháp phù hợp và

có tính khả thi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh dịch vụ đo lường của Viện Công nghệ - Tổng cục CNQP để đơn vị có thể đáp ứng yêu cầu về việc tìm kiếm doanh thu nhằm tự chủ một phần tài chính, tiến tới hạch toán hoàn toàn

Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ như sau:

Thứ nhất là hệ thống hoá cơ sở lý luận

Thứ hai là đánh giá thực trạng của ngành đo lường nói chung

và tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu trong việc thực hiện dịch vụ đo lường của Viện Công nghệ

Thứ ba là trên cơ sở các điểm mạnh điểm yếu ở trên, kết hợp với việc xác định mục tiêu của đơn vị để đề xuất các giải pháp có

Trang 5

tính khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ đo lường tại Viện Công nghệ - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trong giai đoạn mới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các nội dung tổng quan về công tác quản trị doanh doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực

đo lường nói riêng

Sau khi có lý luận cơ bản, đề tài tập trung đánh giá phân tích vào đối tượng chính là Viện Công nghệ - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trong phạm vi hoạt động tổ chức, triển khai thực hiện dịch vụ đo lường

Từ các nội dung nghiên cứu được sẽ đưa ra các giải pháp trong công tác quản trị, đặc biệt là các giải pháp marketing mix cho ngành dịch vụ đo lường tại Viện Công nghệ - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, kết hợp với chủ trương tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở lý thuyết thu thập thực tế tại đơn vị cũng như qua trao đổi, trò chuyện, ý kiến phát biểu trong hội thảo, bàn tròn khoa học, lấy nhận x t phản biện hoặc phỏng vấn các cán bộ có thâm niên

và kinh nghiệm công tác lâu năm có trình độ am hiểu ở những mức

độ khác nhau, trên các khía cạnh về dịch vụ đo lường Tham vấn các chuyên gia thuộc nhiều đơn vị: Cơ quan quản lý nhà nước; Các tổ chức và những người trực tiếp làm công tác đo lường trong và ngoài quân đội; Các cán bộ phụ trách và các kiểm định viên, để tìm ra những yếu tố tác động tới dịch vụ đo lường nhằm xây dựng các giải pháp hợp lý để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ đo lường

Trang 6

Trong phương pháp này luôn tôn trọng tính tự do tư tưởng của các chuyên gia để lấy được các thông tin chân thực và khách quan

Về thực nghiệm: Nghiên cứu lý luận dựa trên các văn bản pháp quy về công tác tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước, của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành liên quan

Tổng hợp, thống kê các số liệu có liên quan tới đề tài tại Bộ Khoa học và Công nghệ; Tổng cục TC-ĐL-CL; Cục TC-ĐL-CL/Bộ Quốc phòng; Cục Quản lý Khoa học Công nghệ/Tổng cục CNQP; Trung tâm Đo lường/VCN; Các Doanh nghiệp Quốc phòng và các doanh nghiệp ngoài quân đội

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Đề tài có tính thực tiễn cao do tính thời sự và khả năng ứng dụng của nó trong thực tế Kết quả của đề tài sẽ góp phần quan trọng cho Viện Công nghệ trong việc đánh giá một cách khoa học và có thể đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ đo lường của một đơn vị Quân đội thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong bối cảnh hiện tại: Thứ nhất là việc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã định hướng xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Thứ hai là ngành đo lường đang ngày càng được quan tâm, trú trọng hơn để có thể đáp ứng và song hành cùng sự lớn mạnh của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thứ ba là việc các doanh nghiệp Quốc phòng đã và đang tái cấu trúc để có thể vừa đáp ứng các nhiệm vụ an ninh quốc phòng, vừa có thể tranh thủ cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để thực hiện các hoạt động kinh tế Quốc phòng, góp phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập

Trang 7

Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ đo lường của Viện Công nghệ - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng là một yêu cầu bức thiết không chỉ trước mắt mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài, nhằm tạo ra những bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng tiềm lực KH&CN đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển CNQP nói chung và Viện Công nghệ nói riêng

7 Cơ cấu của luận văn

Luận văn được chia thành 03 chương có nội dung như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản trị doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

- Chương 2: Tổng quan về ngành đo lường và thực trạng tổ chức dịch vụ đo lường của Viện Công nghệ - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

- Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ

đo lường của Viện Công nghệ-Tổng cục CNQP

Trang 8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Doanh nghiệp và Quản trị doanh nghiệp

1.1.1 Doanh nghiệp và vai trò của doanh nghiệp

Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là một doanh nghiệp, tuy nhiên chúng ta có thể định nghĩa một cách ngắn gọn, “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”

Doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng, đó là nơi trực tiếp tạo

ra các của cải vật chất, thu hút lao động, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động Doanh nghiệp chính là các tế bào của nền kinh tế, quyết định tính phồn thịnh của các quốc gia

1.1.2 Đơn vị sự nghiệp công lập

Theo Luật Viên chức (Luật số 58/2010/QH12) thì đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu là “Tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”

1.1.3 Quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp là một quá trình tác động liên tục, có tổ

chức, có hướng đích của chủ doanh nghiệp làm tập thể những người lao động trong doanh nghiệp, sử dụng một cách tốt nhất những tiềm năng và cơ hội để tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh

Căn cứ vào quá trình, quản trị doanh nghiệp có 4 chức năng

chính là: Hoạch định ; Tổ chức;Lãnh đạo; Kiểm soát (controling)

Trang 9

1.1.4 Quản trị Marketing trong doanh nghiệp

“Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra”

Về chiến lược marketing, các nhà nghiên cứu cho rằng cần quan tâm tới hai loại hình chiến lược chủ yếu sau: Chiến lược tăng trưởng thị trường và Chiến lược cạnh tranh

Môi trường marketing có thể chia thành hai loại là môi trường

vi mô và môi trường vĩ mô:

Kế hoạch hoá chiến lược marketing là việc quản lý chiến lược marketing theo một kế hoạch thống nhất Các kế hoạch marketing có thể được phân loại theo thời gian, quy mô và phương thức thực hiện

1.1.5 Hoạt động marketing trong doanh nghiệp hiện đại

1.2 Cơ sở về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.1 Cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh

Có thể định nghĩa một cách hội tụ và ngắn gọn:

“Cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn

vị kinh tế có chức năng như nhau thông qua các hành động, nỗ lực

và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, danh tiếng…”

Trang 10

Một doanh nghiệp được xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ

lợi nhuận của nó cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành Và doanh nghiệp có một lợi thế cạnh tranh bền vững khi nó có thể duy trì tỷ lệ lợi nhuận cao trong một thời gian dài

Nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ nhằm mục đích là đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, mà còn góp phần vào sự tăng trưởng của ngành và cả quốc gia

1.2.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm cụ thể trên thị trường Cạnh tranh sản phẩm thể hiện những lợi thế của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh

1.2.3 Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh

Có thể chia thành hai nhóm: các yếu tố bên trong doanh nghiệp

và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

1.2.2.1 Các yếu tố bên trong

a) Trình độ tổ chức, quản lý

b) Trình độ lao động

Nâng cao hiệu quả

Nâng cao chất lượng

Đổi mới

LỢI THẾ CẠNH TRANH:

Chi phí thấp

Sự khác biệt

Hình 1.3: Các khối cơ bản tạo lợi thế cạnh tranh

Trang 11

c) Năng lực tài chính trong doanh nghiệp

d) Trình độ thiết bị, công nghệ

e) Trình độ năng lực marketing

f) Khả năng hợp tác và liên kết với doanh nghiệp khác

1.2.2.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

a) Môi trường vĩ mô

- Các yếu tố môi trường kinh tế

- Các yếu tố môi trường công nghệ

- Các yếu tố môi trường văn hoá xã hội – nhân khẩu

- Các yếu tố môi trường chính trị – luật pháp

- Các yếu tố môi trường địa lý - tự nhiên

b) Môi trường ngành

- Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng

- Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành

- Áp lực từ các sản phẩm thay thế

- Áp lực từ phía khách hàng- Áp lực của nhà cung ứng

1.2.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh

Có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm: Giá cả sản phẩm và dịch vụ; Chất lượng sản phẩm và bao gói; Kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng; Thông tin và xúc tiến thương mại; Năng lực nghiên cứu và phát triển; Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; Trình độ lao động; Thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần; Vị thế tài chính; Năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp

1.3 Các công cụ để lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

1.3.1 Phân tích chuỗi giá trị, năng lực cốt lõi

Trang 12

Chuỗi giá trị là một tổ hợp liên kết các hoạt động hỗ trợ và các hoạt động sơ cấp mà công ty thực hiện bên trong nó

Logistics đầu ra

Marketing

& bán hàng

Dịch

vụ nhuận

Hình 1.5: Sơ đồ chuỗi giá trị của Porter M.E

1.3.2 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) và ma trận các yếu

tố bên ngoài (EFE)

a) Ma trận các yếu tố bên trong (IFE)

Nhà quản trị chiến lược cần lập ma trận các yếu tố này nhằm xem x t khả năng năng phản ứng và nhìn nhận những điểm mạnh, yếu Từ đó giúp doanh nghiệp tận dụng tối đã điểm mạnh để khai thác và chuẩn bị nội lực đối đầu với những điểm yếu và tìm ra những phương thức cải tiến điểm yếu này

b) Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)

Ma trận EFE đánh giá các yếu tố bên ngoài, tổng hợp và tóm tắt những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp

c) Cách lập ma trận các yếu tố bên trong/bên ngoài

Trang 13

Có năm bước trong việc phát triển một ma trận đánh giá yếu tố bên trong hoặc bên ngoài của doanh nghiệp

1.3.3 Ma trận điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức

Ma trận SWOT

Những cơ hội (O)

O1: Liệt kê các cơ hội theo thứ tự quan trọng

O2:…

Những thách thức (T)

T1: Liệt kê các nguy cơ theo thứ tự quan trọng T2:…

Những điểm mạnh (S)

S1: Liệt kê các điểm

yếu theo thứ tự quan

trọng

S2:…

Các chiến lược SO

1 Sử dụng các điểm mạnh để khai thác các

cơ hội

2…

Các chiến lược ST

1 Sử dụng các điểm mạnh để để n tránh các nguy cơ

Nội dung chính trong chương 1 này, tác giả đã trình bày một

số khái niệm về doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và quan điểm

về quản trị marketing hiện đại trong doanh nghiệp; Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh, đồng thời, tác giả cũng nêu ra các nhận định về sự ảnh hưởng của yếu tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Ngày đăng: 07/11/2017, 14:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.3: Các khối cơ bản tạo lợi thế cạnh tranh - Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (tt)
Hình 1.3 Các khối cơ bản tạo lợi thế cạnh tranh (Trang 10)
Hình 1.5: Sơ đồ chuỗi giá trị của Porter M.E - Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (tt)
Hình 1.5 Sơ đồ chuỗi giá trị của Porter M.E (Trang 12)
Bảng 1.2: Ma trận SWOT - Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (tt)
Bảng 1.2 Ma trận SWOT (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w