1.Tính cấp thiết của đề tài. Kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế có vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Nhất là, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay. Phát triển kinh tế tư nhân là một xu hướng tất yếu, một chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Sự phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sản phẩm lí luận gắn liền với thực tiễn. Những thành tựu kinh tế quan trọng đạt được qua gần 30 năm đổi mới của đất nước là bằng chứng sinh động, xác nhận một cách thuyết phục sự khởi sắc của nền kinh tế nói chung và triển vọng tiềm năng của kinh tế tư nhân nói riêng. Bởi vậy, có thể khẳng định, đối với nước ta phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, lâu dài và là nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế tư nhân phát triển đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội như: Huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư với số lượng lớn vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh; góp phần nâng cao sức sản xuất của xã hội, tạo thêm nhiều việc làm mới, vừa tăng của cải vật chất cho xã hội,vừa làm giảm áp lực giải quyết việc làm cho người lao động; Thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại thị trường, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước; Tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trên thị trường; Vừa góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vừa tham gia giải quyết nhiều vấn đề xã hội, khơi dậy và phát huy được tiềm năng về vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong thời gian qua, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cũng đã đề ra nhiều chính sách và giải pháp để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Một trong những giải pháp cơ bản đó là tạo điều kiện khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Với những chủ trương chính sách đó kinh tế tư nhân ở huyện Kim Sơn phát triển mạnh mẽ.Kinh tế tư nhân trong các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội như: Đóng góp vào nguồn thu ngân sách của huyện và tỉnh; giải quyết việc làm, giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động; huy động vốn cho đầu tư phát triển; góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được thì kinh tế tư nhân ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cũng bộc lộ những hạn chế như: quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ, trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu, việc đổi mới công nghệ chậm, chất lượng sản phẩm chưa cao nên khó khăn về thị trường tiêu thụ, trốn lậu thuế, vi phạm pháp luật. Vấn đề nhận thức dân cư còn nhiều bất cập, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế tư nhân còn nhiều yếu kém…. Chính vì thế, cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ, để khuyến khích kinh tế tư nhân ở thành phố phát triển đúng hướng, hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện cũng như của tỉnh phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Với những lí do trên tôi chọn đề tài: “Phát triển kinh tế tư nhân ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Với mong muốn góp phần nghiên cứu, làm rõ vai trò của thành phần kinh tế này trên địa bàn, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm đưa kinh tế tư nhân của huyện Kim Sơn ngày càng phát triển mạnh hơn nữa.
Trang 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ
TƯ NHÂN 7
1.1 Những vấn đề lí luận chung về kinh tế tư nhân 71.2 Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thịtrường định hướng xã hộichủ nghĩa 241.3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở một số địa phương trong nước
và bài học kinh nghiệm cho huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình 29
Chương 2 THỰC TRẠNG KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 33
2.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Kim Sơn,tỉnh Ninh Bình ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân 332.2 Tình hình kinh tế tư nhân ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình thời gian qua 372.3 Đánh giá chung 60
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH
TẾ TƯ NHÂN Ở HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020 64
3.1 Phương hướng cơ bản phát triển kinh tế tư nhân ở huyện Kim Sơn, tỉnhNinh Bình 653.2 Những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện KimSơn, tỉnh Ninh Bình 70
KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1:Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế (theo giá thực tế) 17Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình vốn các cơ sở kinh tế tư nhân đăng kí kinh
doanh 40Bảng 2.2 Giá trị sản xuất và cơ cấu thành phần trong ngành công nghiệp-
xây dựng (giai đoạn 2010- 2014) 41Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng phân theo ngành nghề sản xuất công
nghiệp- xây dựng (so sánh với năm trước) 43Bảng 2.4 Tốc độ tăng trưởng của một số ngành nghề chủ yếu trong phát
triển thương mại- dịch vụ (so sánh với năm trước) 46Bảng 2.5 Tốc độ phát triển hàng năm theo loại hình sản xuất kinh doanh
trên địa bàn huyện Kim Sơn 49Bảng 2.6 Tốc độ phát triển hàng năm theo loại hình sản xuất, kinh doanh
trên địa bàn huyện Kim Sơn 51Bảng 2.7 Tốc độ phát triển hàng năm theo loại hình sản xuất kinh doanh
trên địa bàn huyện Kim Sơn 54Bảng 2.8 Tổng hợp kết quả thu ngân sách nhà nước hàng năm của kinh tế
tư nhân huyện Kim Sơn (2008-2014) 55Bảng 2.9 Tổng hợp kết quả đào tạo nghề cho người lao động của huyện
Kim Sơn từ 2010- 2014 58
Trang 4MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế có vị trí, vai trò quan trọngtrong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần Nhất là, trong nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay Phát triển kinh tế tưnhân là một xu hướng tất yếu, một chủ trương đúng đắn và nhất quán củaĐảng và Nhà nước ta
Sự phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa là sản phẩm lí luận gắn liền với thực tiễn Những thành tựu kinh
tế quan trọng đạt được qua gần 30 năm đổi mới của đất nước là bằng chứngsinh động, xác nhận một cách thuyết phục sự khởi sắc của nền kinh tế nóichung và triển vọng tiềm năng của kinh tế tư nhân nói riêng Bởi vậy, có thểkhẳng định, đối với nước ta phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề có ý nghĩachiến lược, lâu dài và là nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình xây dựng vàphát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế tư nhân phát triển đã đóng góp quan trọng vào sự phát triểnchung của toàn bộ nền kinh tế xã hội như: Huy động được nhiều nguồn vốnđầu tư với số lượng lớn vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh; góp phầnnâng cao sức sản xuất của xã hội, tạo thêm nhiều việc làm mới, vừa tăng củacải vật chất cho xã hội,vừa làm giảm áp lực giải quyết việc làm cho người laođộng; Thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại thị trường, làm tăng sứccạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước; Tạo ra sự cạnh tranh bình đẳnggiữa các thành phần kinh tế trên thị trường; Vừa góp phần tạo nên tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao, vừa tham gia giải quyết nhiều vấn đề xã hội, khơi dậy vàphát huy được tiềm năng về vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất củacác tầng lớp nhân dân vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 5Do vậy, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào việcthúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,trong thời gian qua, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn, tỉnh NinhBình cũng đã đề ra nhiều chính sách và giải pháp để phát triển kinh tế xã hội,nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân Một trong những giải pháp cơbản đó là tạo điều kiện khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển Với nhữngchủ trương chính sách đó kinh tế tư nhân ở huyện Kim Sơn phát triển mạnhmẽ.Kinh tế tư nhân trong các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện đã đóng gópđáng kể vào sự phát triển kinh tế- xã hội như: Đóng góp vào nguồn thu ngânsách của huyện và tỉnh; giải quyết việc làm, giảm nghèo, tăng thu nhập, cảithiện đời sống người lao động; huy động vốn cho đầu tư phát triển; góp phầnthực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh NinhBình Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, bên cạnh những kết quả tích cựcđạt được thì kinh tế tư nhân ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cũng bộc lộnhững hạn chế như: quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ, trình độ khoa học-công nghệ còn lạc hậu, việc đổi mới công nghệ chậm, chất lượng sản phẩmchưa cao nên khó khăn về thị trường tiêu thụ, trốn lậu thuế, vi phạm phápluật Vấn đề nhận thức dân cư còn nhiều bất cập, hệ thống kết cấu hạ tầngphục vụ cho phát triển kinh tế tư nhân còn nhiều yếu kém….
Chính vì thế, cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ, để khuyếnkhích kinh tế tư nhân ở thành phố phát triển đúng hướng, hiệu quả, góp phầnthúc đẩy kinh tế- xã hội của huyện cũng như của tỉnh phát triển nhanh hơn,
bền vững hơn Với những lí do trên tôi chọn đề tài: “Phát triển kinh tế tư nhân ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Với mong muốn góp phần nghiên cứu, làm rõ vai trò của thành phần kinh tếnày trên địa bàn, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm đưa kinh tế tư nhâncủa huyện Kim Sơn ngày càng phát triển mạnh hơn nữa
Trang 62 Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài.
Kinh tế tư nhân ở nước ta đã được nhiều tác giả nghiên cứu với nhữnggóc độ, phạm vi khác nhau Có thể nêu ra những công trình tiêu biểu có liênquan đến đề tài như:
- GS.TS Hồ Văn Vĩnh (năm 2001), Kinh tế tư nhân và quản lí nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở nước ta Đề tài cấp Bộ- Học viện chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh; tác giả đã khẳng định vai trò to lớn của kinh tế tư nhân, nêu ra nhữngđịnh hướng phát triển kinh tế tư nhân và những giải pháp về pháp luật, về chínhsách, về tổ chức để khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển
- PGS.TS Nguyễn Huy Oánh, Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế Bài nghiên cứu đã khẳng định vai trò
quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân (trong đó có các doanh nghiệp tưnhân) và những yêu cầu, giải pháp để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân đốivới nền kinh tế của nước ta
- PGS.TS Nguyễn Đình Kháng (năm 2002), Kinh tế tư nhân và xu hướng phát triển của nó trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Cuốn sách tổng kết xu hướng
phát triển kinh tế tư nhân của các nền kinh tế nói chung Vận dụng trong quátrình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận giải rõ quan điểm củaĐảng cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân; đề xuất giảipháp cho giai đoạn 2005-2010
- Đào Quang Vinh (năm 2002), Doanh nghiệp tư nhân và khả năng giải quyết việc làm qua một cuộc điều tra, Tạp chí lao động và Xã hội, số
190 Trong bài viết tác giả đánh giá tổng quan về khả năng giải quyết việclàm của các doanh nghiệp tư nhân
- TS Vũ Thị Bạch Tuyết (Năm 2003), Con đường nào cho kinh tế tư
nhân của Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí tài chính, số tháng
Trang 74-2003 Trong công trình này, tác giả đánh giá thực trạng kinh tế tư nhân từ đónhằm tháo gỡ những vướng mắc hiện nay cho khu vực kinh tế tư nhân
- PGS.TS Vũ Văn Phúc (Năm 2005), Nền kinh tế quá độ trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội Tác
giả đề cập đến quan niệm về kinh tế tư nhân; bản chất kinh tế tư nhân; tính tấtyếu khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tếhàng hóa và kinh tế thị trường; tính hai mặt của sự phát triển kinh tế tư nhân;thực trạng kinh tế tư nhân và một số giải pháp cơ bản thúc đẩy sự phát triểnkinh tế tư nhân
- PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai (Năm 2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Nxb Thế giới, Hà Nội Tác giả đề cập đến những
vấn đề chung về khu vực kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tư nhân trong điềukiện hội nhập, các loại hình doanh nghiệp tư nhân, vốn thực tế của doanhnghiệp tư nhân như thế nào, số lượng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam
Và một số bài báo, tạp chí, luận văn, luận án nghiên cứu về kinh tế tưnhân ở các Bộ, ngành, địa phương
Nhìn chung các công trình, đề tài trên đều nghiên cứu về kinh tế tưnhân theo nhiều góc độ khác nhau, cách tiếp cận khác nhau, ở nhiều cấp độkhác nhau, về vị trí, vai trò, thực trạng và đề ra những giải pháp để phát triểnkinh tế tư nhân ở nước ta Đồng thời do giới hạn lịch sử các giải pháp pháttriển kinh tế tư nhân đã có sự thay đổi so với đòi hỏi thực tiễn hiện nay Tuynhiên cho đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu một cách có
hệ thống về kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình dướigóc độ kinh tế chính trị
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận.
3.1 Mục đích.
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế tưnhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phân tích,
Trang 8đánh giá thực trạng kinh tế tư nhân ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, đề xuấtgiải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện đến năm 2020.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế
tư nhân trên địa bàn huyện từ nay đến năm 2020
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận.
4.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là: Kinh tế tư nhân ở huyện KimSơn, tỉnh Ninh Bình dưới góc độ kinh tế chính trị
kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố cónội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu
Trang 95.2 Phương pháp nghiên cứu.
Khóa luận vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử của chủ nghĩa Mac- Lênin, các phương pháp của kinh tế chính trị học,kết hợp với phương pháp lịch sử, gắn lí luận với thực tiễn, phân tích tổng hợp,thống kê, điều tra, so sánh qua biểu đồ, sơ đồ, đồ thị minh họa nhằm phản ánh
và đánh giá đúng sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân trên địa bànhuyện Kim Sơn
6 Ý nghĩa của đề tài.
Khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyênngành Kinh tế chính trị.Khóa luận làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận và thựctiễn về phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Kim Sơn.Khóa luận khi
đã được thông qua có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo huyện vàcác sở, ban ngành của tỉnh để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế tư nhân
và làm tài liệu tham khảo nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân cónhu cầu tìm hiểu nhất là nhu cầu đầu tư trên địa bàn
7 Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung của khóa luận gồm 3 chương, 8 tiết
- Chương 1: Một số vấn đề về lí luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân
- Chương 2: Thực trạng kinh tế tư nhân ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ởhuyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Trang 10Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
KINH TẾ TƯ NHÂN
1.1 Những vấn đề lí luận chung về kinh tế tư nhân.
1.1.1Quan niệm và bản chất của kinh tế tư nhân.
1.1.1.1 Quan niệm về kinh tế tư nhân.
* Quan niệm của chủ nghĩa Mac- Lênin
Trong lịch sử thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế tưnhân Tuy vậy tiếp cận dưới góc độ lịch sử về kinh tế tư nhân trong thời kìquá độ lên chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mac- Lênin cho thấy: Trước và sauCách mạng Tháng Mười Nga (1917) trong bối cảnh kinh tế xã hội của nướcNga lúc bấy giờ, Lenin cho rằng: Có thể chuyển trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội
mà không cần phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần, không cần thiết phải
sử dụng quan hệ hàng- tiền… Vì vậy, sau Cách mạng Tháng Mười Nga thànhcông, dựa vào đường lối kinh tế trong luận cương tháng Chín do Lênin vạch
ra Song song với việc củng cố chính quyền của giai cấp vô sản, Nhà nước Xôviết đã chuẩn bị tiền đề để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, thực hiệnquốc hữu hóa ngay và nhanh chóng toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Đầu năm 1918, Lênin đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tếtrong thời gian trước mắt: Kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội Nhưng đếncuối năm 1918, nội chiến nổ ra ở nước Nga Từ bên ngoài 14 nước đế quốc doAnh, Pháp cầm đầu đã can thiệp vũ trang hòng bóp chết nhà nước Xô viết cònnon trẻ Cuộc nội chiến nổ ra và sự can thiệp của nước ngoài đã làm cho nướcNga vốn đã khó khăn nay lại chồng chất khó khăn Trước tình hình đó thìLênin lại cho thi hành chính sách cộng sản thời chiến Nhưng sau khi nộichiến kết thúc chính sách Kinh tế cộng sản đã không phù hợp cho nên Đại hội
Trang 11X của Đảng cộng sản Bonsevich Nga (tháng 3-1921) đã chủ trương thay đổichính sách Kinh tế cộng sản thời chiến bằng chính sách Kinh tế mới.
Trong chính sách kinh tế mới, nội dung cơ bản là bãi bỏ chế độ trưngthu lương thực Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Những xínghiệp nhỏ trước đây đã quốc hữu hóa, nay cho tư nhân thuê lại hay mua lại
để kinh doanh tự do (chủ yếu là xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng) Cho phép
tự lưu thông hàng hóa, cải cách tiền tệ và nâng cao vai trò quản lí kinh tế củanhà nước
Từ một nước tiểu nông đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất thiết phải trải quamột thời kì quá độ đặc biệt, đầy khó khăn và phức tạp Lênin cho rằng: mộtnước càng ít phát triển thì thời kì đó càng dài Trong thời kì quá độ tất yếu còntồn tại những thành phần kinh tế khác nhau Lênin coi sự hình thành, tồn tại vàphát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ là cầnthiết và hợp quy luật Lênin cho rằng: ở một mức độ nào đó CNTB là khôngthể tránh khỏi và tương ứng với nó vẫn là sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân.Các thành phần thuộc kết cấu kinh tế- xã hội thời đó bao gồm: nông dân kiểugia trưởng, sản xuất hàng hóa nhỏ, CNTB tư nhân, CNTB nhà nước, CNXH
Tuy đã khẳng định 5 thành phần kinh tế của nước Nga như vậy, songV.I.Lênin đã khái quát trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội tại các nướckhác nhau, số lượng và tỉ trọng các thành phần kinh tế tồn tại không nhất thiếtgiống nhau, trong những thời kì lịch sử khác nhau Song về cơ bản đối với cácnước có 3 thành phần kinh tế chủ yếu là: Thành phần kinh tế xã hội chủnghĩa, thành phần kinh tế tư bản tư nhân, thành phần kinh tế sản xuất hànghóa nhỏ
Như vậy Lênin không khẳng định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là
cơ cấu bất biến mà đó là cơ cấu động và mở Vị trí, vai trò của từng thànhphần kinh tế sẽ thay đổi cùng với sự biến đổi của cơ cấu kinh tế nhiều thành
Trang 12phần trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội Từ đó Lênin cho rằng khôngchỉ và không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng người cộng sản Mà phảibiết sử dụng, kế thừa lực lượng sản xuất đã có của chủ nghĩa tư bản Đây làmột trong những căn cứ lí luận quan trọng đối với các quốc gia đi lên chủnghĩa xã hội, khi xác định cơ cấu các thành phần kinh tế, nhằm khai thác sửdụng một cách có hiệu quả các nguồn lực và sức mạnh tổng hợp của chúng,
để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng thành côngchủ nghĩa xã hội Lênin đã chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần và kinh tế tư nhân là một trong những thành phần kinh tế trong thời kìquá độ lên CNXH
*Tư tưởng của Hồ Chí Minh và quan niệm của Đảng cộng sản Việt Nam về kinh tế tư nhân
Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lênin về thành phần kinh tếtrong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội vào thực tiến Việt Nam, sau Cáchmạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định rằng: Nềnkinh tế nước ta (vùng tự do) còn tồn tại nhiều loại hình kinh tế Trong
“Thường thức chính trị” (1953), Người viết: Trong chế độ dân chủ mới, có 6loại hình kinh tế khác nhau:
- Kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô
- Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội vì nó là của chung nhân dân)
- Các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp có tính chất nửa chủnghĩa xã hội, và sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội
- Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ (có thể tiến dần vàohợp tác xã tức là nửa chủ nghĩa xã hội)
- Kinh tế tư bản tư nhân
- Kinh tế tư bản quốc gia là nhà nước hùn vốn với tư bản tư nhân đểkinh doanh và do nhà nước lãnh đạo Trong loại này tư bản của tư nhân là chủnghĩa tư bản, tư bản của nhà nước là chủ nghĩa xã hội
Trang 13Trong sáu loại hình kinh tế nêu trên thì kinh tế quốc doanh là kinh tếlãnh đạo và phát triển mau hơn cả Cho nên kinh tế nước ta sẽ phát triển theohướng chủ nghĩa xã hội chứ không theo chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thừa nhận sự tồn tại khách quan, lâudài của các thành phần kinh tế Người cho rằng, sự nghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội là của toàn dân, vì lợi ích của toàn dân Do đó, tôn trọng sự tồntại và phát triển các thành phần kinh tế sẽ huy động và sử dụng có hiệu quảmọi nguồn lực của giai cấp (sức lao động, đất đai, vốn, kinh nghiệm tổ chứcquản lí để đi lên chủ nghĩa xã hội)
Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin trong điều kiện cụ thểcách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng luôn khẳng định: Nền kinh tếtrong thời kì quá độ ở nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần Song, trongtừng giai đoạn lịch sử cụ thể của cách mạng, việc xác định số lượng các thànhphần kinh tế, vai trò, vị trí của chúng cũng như tổ chức thực hiện chính sáchphát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự khác nhau
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã đánh dấu một bướcchuyển biến quan trọng trong đổi mới tư duy lí luận và nhận thức thực tiễncủa Đảng ta Với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần, trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức sở hữu, nhằm giải phóng và khaithác mọi tiềm năng sẵn có để phát triển lực lượng sản xuất
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) đã khẳng định 5 thành phầnkinh tế đó là: Kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể,kinh tế tư bản
tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) khẳng định có 5 thành
phần kinh tế:Kinh tế nhà nước, Kinh tế hợp tác xã, Kinh tế cá thể, tiểu chủ,
Kinh tế tư bản tư nhân và Kinh tế tư bản nhà nước
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) đã xác định ở nước ta có 6thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ;
Trang 14kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài Tại hội nghị Trung Ương 5 (khóa IX) tháng 12-2002 đã xác định: Kinh
tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt độngdưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân;
và khẳng định: Phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược lâu dài trong phát triểnnền kinh tế thị trường định hướng XHCN, kinh tế tư nhân được phát triểnrộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật khôngcấm, không hạn chế về quy mô
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) khẳng định nền kinh tế nước
ta tồn tại 5 thành phần kinh tế là: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tưnhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân); kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế cóvốn đầu tư nước ngoài
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) của Đảng tiếp tục đề ranhững chủ trương, chính sách nhằm:
Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế tư nhân trở thànhmột trong những động lực của nền kinh tế Phát triển mạnh các loại hình kinh
tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy định của pháp luật.Tạo điều kiện thành lập các tập đoàn kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vàokinh tế nhà nước…hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ sảnxuất kinh doanh, đặc biệt trong nông nghiệp và khu vực nông thôn…khuyếnkhích phát triển các loại hình doanh nghiệp với nhiều hình thức sở hữu hỗnhợp như: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên,công ty hợp danh…[11, tr209]
Như vậy trải qua các kì đại hội, từ Đại hội VI đến nay là Đại hội XI,quan niệm, nhận thức của Đảng ta về kinh tế tư nhân và vai trò của kinh tế tưnhân ngày càng rõ, nó thực sự được khẳng định là một bộ phận hợp thànhquan trọng, không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
Trang 15chủ nghĩa, nó cần được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển, để trực tiếpđóng góp vào sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
*Quan niệm của các nhà nghiên cứu về kinh tế tư nhân.
Nhìn chung quan niệm về kinh tế tư nhân còn những ý kiến không đồngnhất Có thể thấy 3 quan niệm về kinh tế tư nhân như sau:
Quan niệm 1: Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tưnhân về tư liệu sản xuất và tương ứng với cách quản lí, phân phối phù hợp vớihình thức sở hữu đó
Quan niệm 2: Kinh tế tư nhân là một loại hình kinh tế phát triển dựa trên sởhữu tư nhân về toàn bộ các yếu tố sản xuất được đưa vào sản xuất kinh doanh
Quan niệm 3: Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế dựa trên sở hữu toàn
bộ hay đại bộ phận tư liệu sản xuất, thuộc sở hữu tư nhân và lao động làmthuê, người chủ chiếm đoạt giá trị thặng dư do công nhân sáng tạo ra
Ở đây các quan điểm có cách tiếp cận không thống nhất, chưa rõ ràng
và cũng không nhất quán, dẫn đến quan niệm, định nghĩa về kinh tế tư nhâncòn có khác biệt
Quan niệm của tác giả về kinh tế tư nhân: Kinh tế tư nhân là thành phầnkinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và tương ứng với cáchquản lí, phân phối phù hợp với hình thức sở hữu đó
1.1.1.2 Bản chất của kinh tế tư nhân.
Khi nghiên cứu cơ sở lí luận về thành phần kinh tế cho thấy tiêu chí cơbản để xác định một thành phần kinh tế hay một loại hình tổ chức sản xuất,kinh doanh thuộc về thành phần kinh tế nào chính là dựa trên quan hệ sảnxuất mà trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất đóng vai trò quyếtđịnh.Do vậy khi nghiên cứu bản chất của kinh tế tư nhân phải xem xét trên 3mặt của quan hệ sản xuất đó là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổchức, quản lí và quan hệ về phân phối
Trang 16Thứ nhất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đều dựa trên hình thức
sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Song mỗi loại hình khác nhau lại có phạm
vi và mức độ khác nhau Do đó khi xem xét quan hệ sở hữu cần xuất phát từnhững hình thức cụ thể để phân tích và tiếp cận
Đối với kinh tế cá thể dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về TLSX củachính người lao động Đó là hình thức sở hữu của người lao động tự do, sảnxuất ra sản phẩm chủ yếu bằng sức lao động của chính mình và các thành viêntrong gia đình Đây không phải là phương thức sản xuất đặc trưng nhất củamột phương thức sản xuất nhất định mà nó còn tồn tại trong nhiều phươngthức sản xuất khác nhau
Đối với bộ phận kinh tế tiểu chủ về cơ bản cũng dựa trên sở hữu tưnhân nhỏ về TLSX nhưng có sự thuê mướn sức lao động ngoài sức lao độngcủa người chủ
Kinh tế tư bản tư nhân là loại hình kinh tế được tổ chức theo quy mô,theo hình thức như: doanh nghiệp, công ty, tập đoàn… hoạt động dựa trên cơ
sở sở hữu tư nhân về TLSX và thuê mướn lao động Quy luật chi phối hoạtđộng của doanh nghiệp là các quy luật kinh tế thị trường
Kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tiểu chủ giống nhau ở chỗ: cùng thuêmướn lao động, lao động làm thuê tạo ra một lượng giá trị thặng dư nhất địnhcho người chủ Như vậy tiêu chí chung để xác định một ông chủ là tư bản ởchỗ: họ có thuê mướn công nhân và bóc lột giá trị thặng dư do lao động làmthuê tạo ra Nhưng không phải bất cứ người nào thuê mướn lao động cũng trởthành nhà tư bản Sự phân biệt giữa nhà tư bản và người tiểu chủ được thểhiện ở chỗ: khi người chủ còn trực tiếp tham gia lao động và chưa phải là chủmột số tiền nhất định đủ để:
+ Mua các tư liệu sản xuất cần thiết
Trang 17+ Thuê sức lao động để hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận thu đượcphải đủ đảm bảo cho gia đình và bản thân họ có mức sống cao trong xã hội;
có tích lũy để tái sản xuất mở rộng, thì họ vẫn là người tiểu chủ
Thứ hai, về quan hệ tổ chức và quản lí quá trình sản xuất.
Đối với bộ phận kinh tế cá thể và tiểu chủ Dựa trên quan hệ sở hữu tưnhân nhỏ về TLSX, quan hệ quản lí của bộ phận kinh tế này có đặc điểm: Dựavào sự tự điều hành, tổ chức quản lí và phân công công việc trong nội bộ giađình dựa trên quyền lực của người chủ trong gia đình họ hay bản thân chủ thểtham gia trực tiếp Các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ phục tùng sựphân công, điều khiển của người chủ đối với các vấn đề sản xuất, kinh doanh.Quan hệ giữa người chủ với các thành viên trong gia đình không phải là quan
hệ chủ thợ hay quan hệ bóc lột mà là quan hệ mang tính chất gia trưởng Tuynhiên trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều hộ cá thể, tiểu chủ
do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất đã thuê nhân công Như vậy đã xuất hiệnmầm mống bóc lột, nhưng chừng nào người chủ vẫn trực tiếp tham gia laođộng sản xuất, nguồn thu nhập chủ yếu vẫn dựa vào lao động của họ và giađình thì ranh giới giữa bóc lột và bị bóc lột vẫn chưa được xác định rõ ràng
Đối với kinh tế tư bản tư nhân: quan hệ tổ chức và quản lí có điều khácbiệt, bởi một bên là ông chủ, một bên là lao động làm thuê Khi sức lao độngcủa người công nhân là hàng hóa thì phái đáp ứng yêu cầu của người mua Vìvậy, công nhân phụ thuộc vào ông chủ, chịu sự quản lí, kiểm soát của ôngchủ Sự phụ thuộc này không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà cả trong lĩnh vựctiêu dùng cá nhân của người công nhân
Thứ ba, về quan hệ phân phối
Quan hệ phân phối về thực chất là giải quyết mối quan hệ về lợi íchkinh tế giữa các cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất Mụcđích của phân phối là phải đảm bảo được lợi ích của các chủ thể, nâng cao
Trang 18được hiệu quả kinh doanh Phân phối phải dựa trên quan hệ sở hữu về tư liệusản xuất và do quan hệ sở hữu quyết định.
Đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ do dựa vào sức lao động của cá nhân làchính, nên sản phẩm và kết quả lao động chủ yếu thuộc về chính họ hay cánhân đó Ở đây, quan hệ phân phối là sự tự phân phối trong nội bộ gia đìnhcủa các hộ kinh doanh nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của các thành viêntrong gia đình
Đối với các hộ tiểu chủ có thuê mướn công nhân thì phân phối kết quảsản xuất còn căn cứ vào giá trị sức lao động của công nhân làm thuê
Với quan hệ phân phối như vậy, nên các loại hình kinh tế cá thể, tiểu chủ
đã gắn kết lợi ích vật chất của các thành viên trong hộ với kết quả sản xuất,kinh doanh, phát huy được khả năng sáng tạo, lòng nhiệt tình lao động của từngthành viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với tài sản, nguồn vốn vàhiệu quả kinh doanh của cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể, tiểu chủ
Đối với kinh tế tư bản tư nhân, phân phối cho người lao động theo thỏathuận trong hợp đồng lao động Trong lí luận giá trị thặng dư của C.Mac đãphân tích rất kĩ vấn đề trên thông qua việc trình bày về quá trình sản xuất giátrị thặng dư và hai phương pháp nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dưtuyệt đối và tương đối Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhận thức và quan niệm về phạm trù “bóclột” trong kinh tế tư bản tư nhân cần đầy đủ hơn ngoài tính chất tích cực củaphạm trù “bóc lột” theo nghĩa người bị bóc lột cũng có lợi Nghĩa là ngườicông nhân làm thuê trong bộ phận kinh tế tư bản tư nhân cũng đem lại thunhập và thông qua đó có thể trực tiếp hay gián tiếp học tập được các kinhnghiệm tổ chức sản xuất, kinh doanh, kĩ năng, trình độ tay nghề, có thể nói,
đó là việc hi sinh lợi ích trước mắt nhỏ hơn, vì lợi ích lâu dài lớn hơn trongtương lai
Trang 191.1.2 Đặc điểm của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
1.1.2.1 Về quy mô
Kinh tế tư nhân của nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, trình độcông nghệ lạc hậu, yếu kém, khả năng đầu tư còn hạn chế cả về chiều rộng vàchiều sâu Căn cứ tiêu chí xếp loại doanh nghiệp theo quyết định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của chính phủ cho thấy: Năm 2009 trong tổng số
205689 doanh nghiệp các loại, thì có đến 127180 doanh nghiệp siêu nhỏ,chiếm 61,83%; 72530 doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 35,26%; 5979 doanhnghiệp lớn chiếm 2,9% Trong làng doanh nghiệp, lượng chủ thể tham gialàm kinh tế rất đông, nhưng chưa có doanh nghiệp nào tầm cỡ, có khả năngcạnh tranh với nước ngoài, trong những năm 2011, 2012 đã có những doanhnghiệp tư nhân phát triển nhanh, nhưng chưa đủ mạnh Chính vì vậy, khôngthể dành được ưu thế trên thị trường khu vực mà còn có nguy cơ “thua thiệt”ngay trên sân nhà, nhất là khi chúng ta thực hiện cam kết tham gia khu vựcthương mại tự do của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (AFTA) là thành viênchính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO
Riêng về nguồn vốn, phần lớn các doanh nghiệp tư nhân khó tiếp cậnđược nguồn vốn lớn từ các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng thương mại, chưahình thành mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa người sản xuất, cung ứng dịch vụ
và người tiêu dùng Được sự quan tâm của nhà nước, những năm gần đây vốnđăng kí kinh doanh thuộc khu vực tư nhân tăng nhanh; Năm 2010 chiếm22,9% trong tổng số vốn đầu tư theo thành phần kinh tế, thì đến năm 2014 đã
là 36,1% Tuy vậy, vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực này
Trang 20Bảng 1.1:Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế (theo giá thực tế)
Đơn vị: Tỉ đồng
nhà nước
Kinh tế ngoài nhà nước
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
2010
Chiếm tỉ trọng
151.183100%
89.41759,1
34.59422,9
27.17218,02012
Chiếm tỉ trọng
343.135100%
161.63547,1
130.39838,0
51.10214,92014
Chiếm tỉ trọng
830.274100%
316.28538,1
299.48736,1
214.50625,8
Nguồn: Website của Tổng cục thống kê
1.1.2.2 Về lĩnh vực hoạt động
Hiện nay kinh tế tư nhân có mặt ở nhiều ngành kinh tế như: nôngnghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, nhưng nhiều nhất tậptrung ở các ngành thương mại- dịch vụ, công nghiệp chế biến, đánh bắt vànuôi trồng thủy sản, xây dựng, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, khách sạnnhà hàng, kinh doanh bất động sản, dịch vụ tư vấn, tài chính, tín dụng
Những năm đầu đổi mới, xu hướng chủ yếu của kinh tế tư nhân là đầu
tư vào những lĩnh vực, ngành nghề có hiệu quả ngay, có tính ngắn hạn, phòngkhi bất trắc xảy ra Từ khi có luật doanh nghiệp mới ra đời, thể hiện rõ quanđiểm, chính sách và giải pháp của nhà nước với kinh tế tư nhân, làm cho cácnhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh lâu dài, giảm tư tưởng làm ăn cầmchừng, hạn chế được tình trạng làm ăn chụp giật, tâm lí “đánh nhanh rút gọn”
1.1.2.3 Về loại hình tổ chức kinh doanh
Trước đây,loại hình kinh tế phổ biến là hộ cá thể, tiểu chủ và doanhnghiệp tư nhân Sau khi có luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân, các loạihình doanh nghiệp đã phát triển đa dạng, với nhiều hình thức như: Công ty
Trang 21TNHH nhiều thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và được đăng kítheo luật, quá trình này được triển khai đã giúp cho việc quản lí nhà nước vềkinh tế tư nhân được thuận lợi, chính xác và hiệu quả hơn Trong kinh tế tưnhân, hộ kinh doanh cá thể có số lượng đông đảo, sử dụng nhiều lao động xãhội, huy động nhiều vốn đầu tư, đóng góp tỉ trọng lớn vào GDP Theo số liệucủa Tổng cục thống kê số liệu báo cáo thường niên năm 2014, của phòng Côngnghiệp Việt Nam cho thấy, số doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhântăng lên nhanh chóng, chỉ trong hơn 10 năm, số doanh nghiệp tư nhân tăng lên2,66 lần, công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân tăng lên 18 lần, công ty hợpdanh mặc dù số lượng không lớn, nhưng trong 10 năm cũng tăng lên 17 lần.
1.1.2.4 Về nhân lực.
Về đội ngũ cán bộ quản lí, nhìn chung trình độ còn thấp và không đồngđều, kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh trong kinh tế thị trường hạn chế; kĩnăng quản trị, hiểu biết pháp luật, nhất là luật pháp quốc tế còn thiếu Trongđiều kiện họi nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, những tồn tai, hạn chếnày thực sự là thách thức lớn, là khoảng trống và là một trong những nguyênnhân đẩy nhiều doanh nghiệp tư nhân vào tình trạng nợ nần, phá sản, thậm chí
vi phạm pháp luật
Về lực lượng lao động trực tiếp, phần lớn là tay nghề thấp hoặc trungbình Một mặt tâm lí người lao động cũng chưa hoàn toàn thông suốt về làmviệc tại các doanh nghiệp tư nhân; mặt khác, từ khi có thành phần kinh tế đầu
tư nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài đã tiến hành tuyển dụng, sànglọc giữ lại lao động có trình độ, kĩ năng Bên cạnh đó, một số cán bộ nghiêncứu khoa học muốn làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân, nhưng lại không
đủ điều kiện nghiên cứu hoặc vấn đề thu nhập không đáp ứng Đây cũng lànhững đặc điểm cần được xem xét một cách khách quan và toàn diện
1.1.3 Các loại hình tổ chức kinh doanh của kinh tế tư nhân.
Trang 221.1.3.1 Kinh tế cá thể
Loại hình kinh tế cá thể là những hộ kinh doanh nhỏ, bao gồm những
cá nhân kinh doanh và nhóm cá nhân kinh doanh thuộc phạm vi điều chỉnhcủa Nghị định 66/HĐBT ngày 02/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (Nay làChính phủ), các hộ chuyên sản xuất nông, lâm,ngư nghiệp có tính chất tự sản,
tự tiêu và các hộ buôn bán hàng hóa nhỏ Như vậy, kinh tế cá thể được quyđịnh bởi hai tiêu thức là trình độ thấp và sản xuất nhỏ lẻ, phân tán Dưới góc
độ kinh tế chính trị có thể hiểu: Kinh tế cá thể là loại hình kinh tế của một hộgia đình hay một cá nhân những người nông dân, thợ thủ công, những ngườibuôn bán kinh doanh, dịch vụ…hoạt dộng dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tưliệu sản xuất và sức lao động chủ yếu của chính bản thân họ
1.1.3.2 Kinh tế tiểu chủ
Kinh tế tiểu chủ là những hộ kinh doanh cá thể, nhỏ, không đòi hỏi vốnlớn, không đăng kí vốn pháp định, do vậy các hộ này không cần có mức vốncao hơn mức vốn pháp định như các doanh nghiệp tư nhân Đây là loại hình
có tổ chức đơn giản, để bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc đăng
kí kinh doanh cũng rất đơn giản, chỉ cần UBND xã, UBND huyện cấp giấyphép kinh doanh Trong quá trình hoạt động, các trang trại, các làng nghềhoặc các hộ sản xuất kinh doanh cũng có thể thuê mướn thêm lao động, ngoài
số lao động trong gia đình Loại hình này gần đây phát triển rất nhanh, mộtphần vì nó phù hợp với nhiều ngành nghề, một phần vì nó không cần lượngvốn lớn
1.1.3.3 Kinh tế tư bản tư nhân
Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển rộng rãi trongnhững ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm Tạo môitrường kinh doanh thuận lợi về chính sách pháp lí để kinh tế tư bản tư nhânphát triển trên những định hướng ưu tiên của nhà nước, kể cả đầu tư ra nước
Trang 23ngoài; chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động;liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước.
Kinh tế tư nhân bao gồm các doanh nghiệp được hoạt dộng theo quyđịnh của nhà nước, mà ở đó không có vốn đầu tư của nhà nước và nước ngoài
- Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và
tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh Theo quy định, người muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân phải
có một số vốn nhất định, số vốn này không được thấp hơn số vốn quy địnhđối với từng ngành nghề kinh doanh (Nghị định 221/HĐBT ngày 23/7/1991).Trong quá trình hoạt động có thể thuê mướn lao động hoặc thuê người khácquản lí, điều hành doanh nghiệp
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là loại hình doanh nghiệp trong đó,các thành viên là tư nhân cùng góp vốn để thực hiện việc kinh doanh, cùngchia sẻ lợi nhuận, cùng chịu lỗ theo tỉ lệ tương ứng với phần góp vốn và chịutrách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn góp của mình
- Công ty cổ phần: Theo điều 77 Luật doanh nghiệp quy định “Công ty
cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: vốn điều lệ được chia làm nhiều phầnbằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức hay cá nhân, số lượng cổđông tối thiểu là ba, không hạn chế về số lượng tối đa; cổ đông chỉ chịu tráchnhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm
vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền chuyển nhượng cổphần của mình cho người khác theo luật quy định”; Đây là loại hình có tưcách pháp nhân và có quyền huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán
- Công ty hợp danh: Theo khoản 1, Điều 130 Luật doanh nghiệp thìcông ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó:
Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùngnhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh),ngoài các thành viên hơp danh còn có các thành viên góp vốn; thành viên hợp
Trang 24danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về cácnghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản
nợ của công ty trong phạm vi vốn đã góp vào công ty [28, tr.160]
Đây là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể tư ngày đượccấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, song không được phép phát hànhbất kì loại chứng khoán nào
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế tư nhân
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế tư nhân,trong đó có những nhân tố chủ yếu sau đây:
1.1.4.1 Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày nay xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra hết sứcmạnh mẽ Việt Nam cũng đang ở trong thời kì đẩy mạnh hội nhập quốc tế vớicác mối quan hệ đa phương hóa, đa dạng hóa Nhờ đó kinh tế đối ngoại củaViệt Nam ngày càng phát triển, nó cũng làm gia tăng sức ép cạnh tranh vềmọi mặt cả đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…Đồng thời làm tăng tínhphụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, giữa các thành phần kinh tế ở mỗi quốcgia trong hệ thống phân công lao động xã hội Đây là một xu thế có tác độngmạnh đến sựu phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay
Hội nhập quốc tế đã tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế ởnước ta và là nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế tư nhân
mà đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân Tuy nhiên cũng có những thách thứcnhư do xuất phát điểm thấp của nền kinh tế, cộng với những hạn chế trongquan hệ ngoại thương, sự thiếu kinh nghiệm trong chiếm lĩnh thị trường vàcạnh tranh quốc tế khiến cho các chủ thể của kinh tế tư nhân nước ta chịunhiều thua thiệt trong quan hệ làm ăn với đối tác nước ngoài
1.1.4.2 Về cơ chế, chính sách kinh tế
Trang 25Phát triển kinh tế nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng đòi hỏi cầnphải có cơ chế, chính sách phù hợp của Nhà nước, có tác dụng thúc đẩy mạnh
mẽ đối với quá trình phát triển thành phần kinh tế tư nhân Nếu cơ chế chínhsách của Nhà nước không phù hợp thì không thể tạo ra động lực cho sự pháttriển của thành phần kinh tế này, nhất là các chính sách về tài chính, tín dụng,đất đai…trên thực tế, phần lớn các loại hình doanh nghiệp tư nhân, hộ kinhdoanh cá thể ở nước ta, bước đầu hình thành và phát triển trong cơ chế thịtrường, còn gặp nhiều khó khăn, cần nhiều sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách củaNhà nước một cách thỏa đáng, sẽ giúp họ từng bước ổn định sản xuất, kinhdoanh có hiệu quả
1.1.4.3 Về môi trường pháp lí
Môi trường pháp lí là nhân tố rất quan trọng nhằm tạo ra hành langpháp lí cho quá trình phát triển kinh tế tư nhân Khi môi trường pháp lí đượcđảm bảo sẽ tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp tư nhân và hộ kinhdoanh cá thể có thể hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ nhữngđiều pháp luật không cấm Và đảm bảo sự bình đẳng trong quá trình sản xuấtkinh doanh Xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong quátrình tổ chức thực hiện pháp luật Đảm bảo công bằng trong xử lí các trườnghợp vi phạm của doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp tư nhân, hộ kinhdoanh cá thể nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, là động lực thúc đẩy cácthành phần kinh tế phát triển
1.1.4.4 Về sự quản lí của nhà nước đối với kinh tế tư nhân
Các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể thường bị ảnh hưởngbởi tư tưởng làm ăn theo lối tự do, tự phát, ý thức chấp hành pháp luật và cácquy định của nhà nước còn thấp Do vậy, để thúc đẩy kinh tế tư nhân pháttriển, cần phải có sự quản lí của nhà nước theo các chức năng quy định, khôngcan thiệp quá sâu vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
Trang 26hộ kinh doanh cá thể Nhà nước cần phải “nắm những cái gì cần nắm, buôngnhững cái gì cần buông” Nội dung chủ yếu quản lí của Nhà nước đối với khuvực kinh tế tư nhân bao gồm từ các khâu: trước, trong và sau đăng kí kinhdoanh Thực tế hiện nay cho thấy, bộ máy quản lí của Nhà nước đối với khuvực này về hiệu lực, hiệu quả còn thấp, cản trở trong quá trình phát triển củakinh tế tư nhân.
1.1.4.5 Về môi trường tâm lí
Việc phát triển kinh tế tư nhân chưa được xã hội nhìn nhận, đánh giáđúng mức về vai trò,vị trí và sự đóng góp của nó trong quá trình phát triểnkinh tế- xã hội Vẫn có người cho rằng, phần lớn các loại hình doanh nghiệp
tư nhân làm ăn thiếu đúng đắn và bóc lột lao động làm thuê Mặt khác bảnthân các doanh nghiệp tư nhân chưa thực sự tin tưởng vào đường lối chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước Tâm lí lo sợ Nhà nước thay đổichinh sách, băn khoăn, do dự… Điều đó ảnh hưởng đến tâm lí chủ doanhnghiệp trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân Không ít các loại hình doanhnghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể muốn mở rộng quy mô phát triển sảnxuất kinh doanh nhưng bị ảnh hưởng bởi tâm lí nói trên có tư tưởng làm ăncầm chừng, đầu tư vốn ở mức độ nhất định, chưa chú trọng nâng cao trình độchuyên môn, tay nghề
1.1.4.6 Về năng lực, trình độ quản lí, điều hành của các chủ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân.
Năng lực, trình độ điều hành của các chủ doanh nghiệp tư nhân có ýnghĩa quyết định đến sự phát triển và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp đó Đối với thành phần kinh tế tư nhân, điều này càng thể hiện rõnét,sinh động hơn khi họ phải hoạt động trong cơ chế thị trường, cạnh tranhgay gắt Nếu trình độ của các chủ doanh nghiệp còn hạn chế sẽ dẫn đến làm
ăn gặp khó khăn, thua lỗ Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ quản lí, nắm
Trang 27bắt, xử lí thông tin, dám chịu trách nhiệm, dám gánh rủi ro, dám mạo hiểm vàyêu cầu đòi hỏi với chủ doanh nghiệp phải luôn được quan tâm, có như vậyquá trình phát triển kinh tế tư nhân mới mang lại hiệu quả cao.
1.2 Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước Kinh
tế tư nhân ở nước ta đã góp phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa Kinh tế tư nhân đóng vai trò to lớn trong việc khai thác và sử dụnghiệu quả các nguồn lực: lao động, tài nguyên, đất đai, vốn, khoa học- côngnghệ…Kinh tế tư nhân cũng góp phần to lớn trong việc đẩy mạnh khả năngsản xuất hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy quátrình hội nhập quốc tế và khu vực Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh
tế nước ta được thể hiện :
1.2.1 Kinh tế tư nhân đã đóng góp ngày càng lớn cho ngân sách nhà nước.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta về phát triển kinh tế nhiềuthành phần trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế tư nhân đã cóbước phát triển đáng ghi nhận Đặc biệt, từ Nghị quyết Đại hội VII (1991)được thực hiện, trên thực tế thông qua hàng loạt bộ luật được ban hành: Luậtdoanh nghiệp 1991 ra đời và có hiệu lực năm 2000 Số lượng doanh nghiệpthuộc thành phần kinh tế tư nhân đăng kí hoạt động kinh doanh tăng lên đáng
kể Cùng với sự ra đời số lượng doanh nghiệp tư nhân ngày càng tăng đã tạo
ra một khối lượng hành hóa, dịch vụ hết sức phong phú, đa dạng
Đóng góp của kinh tế tư nhân vào GDP của nền kinh tế ngày càng giatăng Năm 2008 từ 325,6 nghìn tỷ đồng, thì năm 2011 tăng lên 599,6 nghìn tỷđồng, năm 2014 là 1086,6 tỷ đồng Điều đó khẳng định môi trường đầu tưkinh doanh nước ta đã đươc cải thiện đáng kể, từng bước phù hợp với yêu cầu
Trang 28của thị trường Hoạt động sản xuất, kinh doanh của kinh tế tư nhân ngày càng
có hiệu quả Năng lực về vốn, khoa học- công nghệ, trình độ tổ chức quản lícủa các chủ thể kinh tế tư nhân được nâng lên Đội ngũ doanh nhân dầntrưởng thành cả về số lượng và chất lượng, thích ứng với cơ chế thị trường và
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
Sự phát triển của kinh tế tư nhân mà trong đó chủ yếu là các doanhnghiệp tư nhân là lực lượng quan trọng góp phần lớn vào nguồn thu ngân sáchnhà nước Theo số liệu của Tổng cục thống kê 10/2010, đóng góp của nềnkinh tế tư nhân trong nền kinh tế chiếm gần 40%; năm 2014 kinh tế tư nhânđóng góp cho GDP là 42,8%
1.2.2 Phát triển kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu
tư để phát triển kinh tế- xã hội.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nội dung quan trọng của quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đai hóa ở nước ta Thực hiện nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế nước ta đã có sự chuyển dịchtheo hướng tích cực, tiến bộ, phù hợp với xu thế vận động khách quan củanền kinh tế thế giới và trong nước, khai thác có hiệu quả các nguồn lực xã hội
Trang 29của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại và phát triển kinh tế trithức để nâng cao năng suất lao động Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩmhàng hóa của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và lao động hợp lí có vai trò rất lớn của kinh tế tư nhân Nhiều chủ thể kinh
tế tư nhân đã đóng vai trò tích cực trong việc sản xuất hàng hóa xuấtkhẩu,một số sản phẩm hàng hóa chất lượng như hàng hóa thủ công mỹ nghệ,nông sản, thủy sản, linh kiện máy móc đều có sự tham gia của các chủ thểkinh tế tư nhân sản xuất Do vậy khu vực kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩynhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lí
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanhngày càng hoàn thiện, số lượng các chủ thể kinh tế tư nhân tăng nhanh Quy
mô doanh nghiệp tư nhân được mở rộng thì số vốn được huy động trong cáctầng lớp nhân dân càng lớn Cùng với những nguồn vốn chủ yếu bằng tiền,những nguồn vốn khác như đất đai, nhà cửa, sức lao động và trí tuệ, cácphương tiện, công cụ sản xuất trong nhân dân cũng được huy động ngày càngnhiều cho mục đích sản xuất, kinh doanh của kinh tế tư nhân Do vậy, nhu cầu
về nguồn vốn trong doanh nghiệp tư nhân sẽ tăng lên và hội nhập kinh tế quôc
tế ngày càng sâu rộng, nhất là khi Việt Nam chính thức là thành viên củaWTO, thị trường trong nước và quốc tế mở rộng sẽ tạo nên động lực mạnh mẽ
để các chủ thể kinh tế tư nhân có điều kiện mở rộng quy mô vốn đầu tư sảnxuất kinh doanh
1.2.3 Kinh tế tư nhân góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động.
Giải quyết việc làm cho người lao động không chỉ có ý nghĩa về kinh tế
mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc Hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm chongười lao động là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô của nhà nước ta.ỞViệt Nam, lực lượng lao động dồi dào Theo báo cáo của Bộ Lao động-
Trang 30Thương binh và Xã hội, từ năm 2009 đến năm 2014, bình quân mỗi năm nước
ta có từ 1,3 đến 1,4 triệu lao động được bổ sung Vì vậy, vấn đề giải quyếtviệc làm cho hàng triệu lao động mỗi năm đang là một áp lực lớn cho nềnkinh tế Đây là nhiệm vụ của Nhà nước, của toàn dân, và mọi thành phần kinh
tế, trong đó có vai trò tích cực của kinh tế tư nhân Sự ra đời và phát triểnnhanh chóng của các loại hình sản xuất, kinh doanh từ cá thể tiểu chủ, tư bản
tư nhân đã thu hút một lực lượng lao động lớn của xã hội, góp phần giảm bớt
áp lực cung- cầu lao động trong nền kinh tế
Có thể chứng minh vai trò của kinh tế tư nhân, trong việc tạo việc làmcho người lao động theo số liệu thống kê lao động việc làm hàng năm củaTổng cục thống kê; điển hình, theo niên giám thống kê Việt Nam, năm 2014kinh tế tư nhân đã tạo được khoảng 1,6 triệu việc làm mới, đào tạo nghề chohơn 1,7 triệu người
Sự phát triển của các loại hình sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhângóp phần quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghềcho người lao động Về cơ bản, số lao động trước khi vào làm việc tại cơ sởkinh tế tư nhân là những lao động phổ thông tay nghề thấp, còn mang nặng tưduy sản xuất tự cung, tự cấp, chưa quen với cơ chế thị trường Vì vậy,các cơ
sở sản xuất kinh doanh phải trực tiếp đào tạo, hướng dẫn họ Về các hình thứcđào tạo cũng hết sức phong phú, đa dạng Nhiều chủ thể kinh tế tư nhân đãchủ động liên kết, phối hợp với các cơ sở dạy nghề để đào tạo nghề cho ngườilao động theo yêu cầu của thực tiễn
1.2.4 Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã tạo ra khả năng khai thác
có hiệu quả các nguồn lực, bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương.
Sự phát triển của kinh tế tư nhân không chỉ huy động có hiệu quảnguồn vốn trong xã hội mà còn huy động nhiều nguồn lực khác của đất nướcnhư đất, nước, rừng, khoáng sản và vùng nguyên vật liệu có sẵn ở địa
Trang 31phương Đó là những tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhấtquản lí; khi Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân, thuộc khu vực kinh tế tưnhân nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thì các nguồn lực này
đã phát huy được tác dụng của nó
Các hộ sản xuất kinh doanh cá thể thường gắn liền với các hoạt độngsản xuất, kinh doanh ngành nghề truyền thống như nghề gốm sứ, nghề thủcông mỹ nghệ, mây tre đan, sản xuất hàng cơ khí nhỏ, chế tác vàng bạc…Khicác doanh nghiệp tư nhân hình thành, quy mô đầu tư sản xuất tăng lên, đặcbiệt là việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất góp phần làm cho cácnghề truyền thống ở địa phương ngày càng phong phú, phù hợp với xu thếphát triển kinh tế thị trường Cụ thể, các doanh nghiệp tư nhân trong các làngnghề truyền thống có quy mô sản xuất ngày càng lớn và tăng lên đáng kể ởnhiều tỉnh thành, đã góp phần giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.Sản phẩm làm ra với số lượng lớn, chất lượng cao, thị trường tiêu thụ được
mở rộng Đến nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân thuộc các làng nghề truyềnthống đã xuất khẩu hàng hóa sang nhiều thị trường trong và ngoài nước Ví dụnhư các doanh nghiệp tư nhân sản xuất đồ gốm sứ Bát Tràng (ngoại thành HàNội), đồ gỗ mĩ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh)… mang lại thu nhập cho người laođộng, cải thiện cuộc sống
Tóm lại, sự phát triển của kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trênnhiều mặt của đời sống kinh tế- xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội củađất nước, ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân Tuy nhiên cũng cầnnghiêm túc khi nhìn nhận về bản chất và thấy được những mặt hạn chế khiphát triển thành phần kinh tế tư nhân Đó là tính tự phát và chạy theo lợi íchkinh tế cũng như xu hướng chính trị khác nhau thể hiện trong thực tiễn; mâuthuẫn giữa lao động và sử dụng lao động Vì vây, cần phải tăng cường kiểmtra, kiểm soát, hướng dẫn pháp luật để kinh tế tư nhân ở nước ta phát triển
Trang 32đúng hướng, hiệu quả, góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa.
1.3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở một số địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm cho huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
1.3.1 Kinh nghiệm của một số huyện trong nước.
1.3.1.1 Kinh nghiệm của huyện Hoài Đức ở Hà Nội.
Cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, trong đó kinh tế tưnhân được khuyến khích và tạo điều kiện phát triển, có thể thấy một số kinhnghiệm về phát triển kinh tế tư nhân của huyện Hoài Đức ở Hà Nội như:
- Huyện đã đề ra quan điểm chỉ đạo cụ thể Xác định việc phát triểnkinh tế tư nhân là vấn đề có tính chiến lược lâu dài trong phát triển cơ cấu kinh
tế nhiều thành phần trong đó kinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng trongchiến lược phát triển kinh tế- xã hội của huyện Huyện đã tạo điều kiện thuậnlợi cho kinh tế tư nhân phát triển, phù hợp với từng địa điểm, từng thời kì
- Ủy ban nhân dân huyện và các cấp, các ngành đã thể chế hóa các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước và của Huyện ủy để khuyến khíchtạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển Đồng thời, huyện đã xây dựng vàhoàn thiện nhiều văn bản quy định cụ thể, rõ ràng tạo thuận lợi cho hoạt độngcủa kinh tế tư nhân
- Huyện đã thực hiện một loạt các chính sách khuyến khích kinh tế tưnhân, cụ thể là: Chính sách hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng: đường giaothông, cấp điện, nước…Chính sách hỗ trợ về tài chính tín dụng, xây dựng quỹ
hỗ trợ bảo lãnh tín dụng cho các chủ thể kinh tế tư nhân, đơn giản hóa thủ tụccho vay Đưa vào diện đủ vay vốn đối với một số chủ thể kinh tế tư nhân từcác chương trình dự án quốc gia như vốn: ODA, FDI đối với những dự án đầu
tư phù hợp quy hoạch và lĩnh vực ưu tiên của huyện
Trang 33- Xác định rõ phát triển kinh tế tư nhân, mà cụ thể đối với doanh nghiệp
tư nhân phải theo kế hoạch và đúng quy hoạch phát triển chung của huyện.Theo đó, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các Phòng Kế hoạch- Đầu tư,Phòng Quy hoạch kiến trúc, Phòng Tài nguyên- Môi trường… Và xác định rõquy hoạch phát triển các doanh nghiệp tư nhân, theo hướng tạo điều kiện chocác doanh nghiệp tư nhân của huyện có dự án lớn, công nghệ hiện đại được
bố trí vào các khu công nghiệp tập trung của huyện
1.3.1.2 Kinh nghiệm của huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh là một tỉnh tiếp giáp với thủ đô, có điều kiện tự nhiên kháthuận lợi, có thế mạnh về làng nghề truyền thống, là nơi trung chuyển hànghóa, kết nối các địa phương khác một cách dễ dàng, trong quá trình phát triểnhuyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh đã và đang thực hiện một số biện pháp hiệu quảnhư sau:
Thứ nhất, cải thiện môi trường kinh doanh; thực hiện cơ chế một cửa
liên thông, triển khai rà soát các thủ tục hành chính của các ngành, các cấp;Thời gian hoàn thành thủ tục gia nhập thị trường của các doanh nghiệp chỉcòn 5 ngày theo quy định, giảm số lần đi lại của công dân để thành lậpdoanh nghiệp từ 13 xuống còn 3 lần Cùng với đó, UBND huyện ban hànhQuy định về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng của doanh nghiệp ngoài khucông nghiệp, đã giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục
từ trên 111-151 ngày xuống còn 83- 110 ngày, các loại hồ sơ, giấy tờ từ 62loại xuống còn 27 loại
Thứ hai, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, các cơ sở
dạy nghề không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, bám sát thực tiễngiúp người học có thể thích ứng tốt với thị trường lao động, nhất là cácngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ… Mặt khác, hàng năm huyện đều tổchức các khóa học khởi sự doanh nghiệp cho các chủ doanh nghiệp vừa và
Trang 34nhỏ, nhằm cung cấp thông tin và phổ biến những kiến thức kinh tế cơ bảntrong giai đoạn.
Thứ ba,huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng quy hoạch về
đất, thông tin cung cấp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công bố quy hoạchcác dự án xây dựng, các công trình phục vụ phát triển kinh tế- xã hội củahuyện; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận, thụ hưởng các chính sách
về đất đai, đồng thời hỗ trợ trong thủ tục bồi dưỡng giải phóng mặtbằng.Huyện cho xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các khu làng nghề,các cụm kinh tế- xã hội theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tiết kiệm, cóhiệu quả
Tóm lại, những kinh nghiệm của huyện Hoài Đức ở Hà Nội, huyện TừSơn của tỉnh Bắc Ninh về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể,tích cực nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Ninh Bình nói chung và huyệnKim Sơn nói riêng
1.3.2 Bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế tư nhân cho huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Từ thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân của một số địa phương trongnước, sau khi phân tích, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Kim Sơnnhư sau:
- Trong phát triển kinh tế tư nhân, cần có sự chỉ đạo sâu sắc của cấp ủyĐảng thông qua việc củng cố tổ chức Đảng và phát triển đảng viên trong cácdoanh nghiệp tư nhân, tăng cường sự quản lí của các cấp, các ngành, sự phốihợp có hiệu quả giữa các cơ quan trong việc chỉ đạo, định hướng phát triểnkinh tế tư nhân trên địa bàn một cách đồng bộ
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ các ngành, các địa phương cần phốihợp chặt chẽ trong nắm bắt, tháo gỡ kịp thời những khó khăn ảnh hưởng đếnphát triển sản xuất kinh doanh của các đơn vị thuộc thành phần kinh tế tư
Trang 35nhân; Mặt khác, phát hiện và uốn nắn, xử lí kịp thời những biểu hiện thiếutính xây dựng và vi phạm pháp luật.
- Cần thiết xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch tổng thể, định hướngngành nghề đối với những lĩnh vực mà huyện có lợi thế, nhằm khai thác cóhiệu quả các nguồn lực sẵn có ở địa phương Tổng hợp, điều tra, khảo sát tìnhhình phát triển kinh tế tư nhân một cách thường xuyên, có chính sách hỗ trợ
về vốn, thuế, kĩ thuật, đào tạo, dạy nghề…đối với các hộ sản xuất kinh doanh
cá thể gắn với các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố
- Thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuậnlợi nhất cho các hoạt động sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xúc tiến thươngmại và mở rộng thị trường cho kinh tế tư nhân phát triển
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế tư nhân, tạo môi trường tâm
lí xã hội tích cực Thực hiện các chương trình giao lưu, hội thảo, học tập kinhnghiệm giữa các đơn vị thuộc thành phần kinh tế tư nhân; Hàng năm cần tổngkết, đánh giá, có khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với các tập thể, cánhân sản xuất, kinh doanh giỏi
Tóm lại, kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế dựa trên sơ hữu tưnhân về tư liệu sản xuất, tồn tại dưới hình thức là đơn vị kinh tế cá thể và loạihình doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩacủa chúng ta hiện nay, để tiếp tục giữ vững và phát huy vai trò của kinh tế tưnhân, đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực nó đưa lại, đặt ra cho Đảng vàNhà nước ta cần thiết phải có những chủ trương, chính sách phù hợp, để hỗtrợ, giúp đỡ thành phần kinh tế này phát triển hơn trong thời gian tới
Trang 36Chương 2 THỰC TRẠNG KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HUYỆN KIM SƠN,
TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên.
Về vị trí địa lí và diện tích
Huyện Kim Sơn là huyện nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình, là huyệnven biển duy nhất của tỉnh,có tọa độ 9°56´10´´ đến 20°14´20´´ vĩ độ Bắc và106°1´45´´ đến 106°10´10´´ kinh độ Đông Năm 2006, Kim Sơn có diện tích
207 km² và 172.399 người Huyện có 2 thị trấn và 27 xã, trung tâm huyện làthị trấn Phát Diệm cách thành phố Ninh Bình 27 km.Hơn nữa, trên địa bàn cótuyến đường giao thông chính chạy qua đó là tuyến đường quốc lộ 10, nối liềnvới các huyện trong tỉnh và các huyện ngoại tỉnhrất nhiều tuyến đường giaothông quan trọng khác Qua đây ta có thể thấy huyện có rất nhiều lợi thế vàtiềm năng để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
Phía đông giáp huyện Nghĩa Hưng, Nam Định qua sông Đáy;
Phía tây nam giáp sông Càn, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá;
Phía bắc và tây bắc giáp huyện Yên Khánh và Yên Mô;
Phía nam giáp biển với chiều dài bờ biển gần 18 km
Đặc điểm địa hình
Nhìn chung địa hình của huyện Kim Sơn là tương đối thấp, có xuhướng thoái dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây Bắc xuống Đông Nam Phần lớnđịa hình của huyện có độ cao trung bình khoảng 1,7m so với mực nước biển
Khí hậu, thủy văn và dân cư
Về khí hậu:
Trang 37Khí hậu của huyện Kim Sơn nằm trong hệ khí hậu nhiệt đới gió mùa cómùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều Chế độ nhiệt được phânhóa hai mùa rõ rệt là mùa hạ và mùa đông.
Nhìn chung điều kiện khí hậu có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và pháttriển cây trồng trên địa bàn và ảnh hưởng mạnh mẽ tới cơ cấu mùa vụ, năngsuất cây trồng vật nuôi trong huyện
Về thủy văn:
Chế độ thủy văn của huyện là chế độ thủy văn biển Đông và thủy văncửa sông Chế độ thủy văn cửa sông chịu ảnh hưởng lớn nhất là cửa sôngĐáy, một trong những cửa sông quan trọng của hệ thống sông Hồng, đóng vaitrò quan trọng trong vận tải nước và bùn cát từ đất liền ra biển Đông (khoảng23% lượng nước lũ và bùn cát của sông Hồng)
Về tài nguyên:
Tài nguyên đất: Cả huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 21.327,48
ha, trong đó đất bãi bồi ven biển của huyện chiếm tới 6.601,73 ha đất đai của
Trang 38toàn huyện Huyện Kim Sơn hình thành do quá trình bồi đắp phù sa sông Đáy(trong đó 30% phù sa của sông Hồng trên nền biển nông và phù sa bồi đắpcủa sông Càn, sông Vạc nên thành phần đất đai của huyện tương đối phongphú và đa dạng thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
Tài nguyên nước:
Huyện Kim Sơn nằm giữa hai con sông là sông Đáy và sông Càn Ngoài ratrong vùng còn có một số kênh mương nội đồng, nhưng chưa đồng bộ
Về khoáng sản, có 6,15 ha núi đá tại xã Lai Thành trong đó có 5,55 hathuộc quản lí, sử dụng vào mục đích quốc phòng; 0,6ha có khả năng khai thác
và do HTX khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng Hợp Thành được UBNDtỉnh Ninh Bình đồng ý cho khai thác.Có hai doanh nghiệp khai thác đất sétlàm gạch, ngói với diện tích 40 ha tại xã Yên Lộc, Như Hòa và Quang Thiện
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
2.1.2.1 Về phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trong nhiều năm trở lại đây, kinh tế của huyện Kim Sơn ngày càngphát triển, từ năm 2001 đến nay có những điểm nổi bật: Tốc độ tăng trưởngkinh tế bình quân giai đoạn 2001 đến 2005 là 13,1%, trong đó tốc độ tăng củacác ngành: Nông, lâm, ngư nghiệp tăng 11,2%; Công nghiệp, TTCN, xâydựng tăng 16,8%; Dịch vụ tăng 13,6% Giai đoạn 2006 đến năm 2010 tăngtrưởng kinh tế bình quân là 12,7% trong đó tốc độ tăng của các ngành: Nông,lâm, ngư nghiệp tăng 4,1%; Công nghiệp, TTCN, xây dựng tăng 21,3%; Dịch
vụ tăng 14,9% Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 là 13,4%; năm 2012 là10,3%; năm 2013 là 12%
Những năm gần đây cơ cấu kinh tế của huyện có những thay đổi theohướng phát triển công nghiệp và dịch vụ Từ chỗ nông nghiệp chiếm trọngcao nhất trong cơ cấu kinh tế, huyện đã tập trung chỉ đạo hướng chuyển dịch
Trang 39mạnh mẽ sang kinh tế công nghiệp- xây dựng, dịch vụ, thực hiện chủ trươngcủa Ủy ban nhân dân huyện tiếp tục xây dựng nông thôn mới, tập trung chophát triển công nghiệp- xây dựng Cần đầu tư kết cấu hạ tầng kĩ thuật, cơ sởvật chất, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất… Nhiều ngành có giá trịgia tăng cao như tín dụng, tài chính, công nghệ thông tin, thiết bị tự động hóa,dịch vụ du lịch, dịch vụ tư vấn…cần phát triển mạnh.
Thu nhập dân cư và thị trường
+ Về thu nhập
Kim Sơn là huyện có mức thu nhập khá của tỉnh Ninh Bình Thu nhậpbình quân đầu người của Kim Sơn năm 2005 là 12,4 triệu đồng, năm 2010 đạt26,8 triệu đồng, năm 2013 là 43,7 triệu đồng
Với đà phát triển kinh tế- xã hội liên tục tăng, mức sống dân cư trên địabàn huyện ngày càng được cải thiện, sức mua hàng hóa của người dân cũngtăng theo Tỉ trọng cơ cấu chi tiêu có xu hướng thay đổi: chi tiêu cho ăn uốngvẫn tăng nhưng giảm tỉ trọng trong cơ cấu tiêu dùng Trong khi đó chi tiêucho các loại hình dịch vụ, phục vụ, như học hành, chữa bệnh, giải trí ngàycàng tăng lên mạnh hơn
+ Thị trường
Trong lĩnh vực sản xuất, các ngành chiếm tỉ trọng cao như xây dựng,
cơ khí, mộc dân dụng, sản xuất rau an toàn, công nghiệp chế biến nông sản…chủ yếu theo phương thức gia công đơn giản, quy mô vừa và nhỏ
Trong lĩnh vực dịch vụ- thương mại chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùngtrong nước Khai thác các địa danh du lịch như Nhà Thờ đá Phát Diệm, khusinh thái Cồn Thoi…các sản phẩm truyền thống của địa phương như rượu,hàng thủ công như chiếu cói
2.1.2.2 Về văn hóa- xã hội
- Dân số
Tính đến cuối năm 2013, dân số huyện Kim Sơn là 169.527 người Nếuphân chia theo giới tính thì có 85.483 là nam và 84.044 là nữ Phân chia theo
Trang 40thành thị và nông thôn thì thành thị có 12.141 người, còn nông thôn có157.386 người.
xã hội, tỉ lệ có trình độ chuyên môn đã qua đào tạo chiếm 26,4%, số lao độngkhông được đào tạo chuyên môn kĩ thuật còn chiếm tỉ trọng lớn, khoảng74,6% Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng lao độngkhu vực phi nông nghiệp Theo xu thế đã được xác định, dự kiến tỉ trọng laođộng phi nông nghiệp chiếm khoảng 62-67% Mức độ giảm tỉ trọng lao độngnông nghiệp hàng năm đạt 1,6% trong khi đó trung bình cả nước là 1%/năm
2.2 Tình hình kinh tế tư nhân ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình thời gian qua
2.2.1 Về quy mô kinh tế tư nhân
2.2.1.1 Số lượng cơ sở
Huyện Kim Sơn có diện tích không lớn, quỹ đất dành cho sản xuất kinhdoanh không nhiều, nhưng cơ sở kinh tế tư nhân đóng trên địa bàn khá pháttriển Tính đến cuối năm 2014, toàn huyện có 3148 đơn vị kinh tế tư nhân.Trong đó hộ kinh doanh là 2581 hộ, chiếm hơn 90%, nhưng đang giảm dần dođiều kiện thiếu mặt bằng và một số chuyển sang loại hình doanh nghiệp donhu cầu mở rộng kinh doanh
Mặc dù chỉ chiếm 10% số lượng trong thành phần kinh tế tư nhân,nhưng các doanh nghiệp lại ngày càng phát triển mạnh mẽ, về cả quy mô vàhiệu quả.Theo thống kê tổng hợp năm 2014 của Phòng kinh tế huyện, cơ cấu