MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên bình diện toàn thế giới hay tại mỗi khu vực và ở mỗi quốc gia xuất hiện biết bao vấn đề bức xúc lại mang tính phổ biến. Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo được ngày càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, dẫn tới sự trả thù của thiên nhiên gây ra những thiên tai vô cùng thảm khốc. Đó là sự tăng trưởng kinh tế không cùng nhịp với tiến bộ và phát triển xã hội, đôi khi ngược chiều với phát triển xã hội. Vậy nên, quá trình phát triển có sự điều tiết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm bình ổn xã hội và bảo vệ môi trường đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn thế giới. Chính vì thế, năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở Riô đơ Gianêrô đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó phát triển bền vững được xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”. Cho tới nay, quan niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế có được sự thống nhất chung và mục tiêu để thực hiện phát triển bền vững trở thành mục tiêu thiên niên kỷ. Ở Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước và thể hiện rõ nét trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia cũng như các ngành và địa phương. Bắt nhịp bước đi của thời đại, Đảng và Chính phủ đã sớm nhận thức tầm quan trọng của phát triển bền vững. Ngày 2561998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 36CTTW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong các văn kiện Đại hội IX, X, và đặc biệt là văn kiện Đại hội XI của Đảng, quan điểm phát triển bền vững càng được chú trọng hơn và nhấn mạnh nhiều lần trên nhiều góc độ tiếp cận. Để chỉ đạo thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 20112020, Đảng ta đã đưa ra 5 quan điểm phát triển, trong đó, quan điểm đầu tiên là: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”. Ngày 1782004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1542004QĐTTg “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (còn gọi là Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam nêu bật những vấn đề đang đặt ra trong ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, những thách thức mà nước ta đang phải đối phó. Mặc dù việc triển khai, tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững chưa lâu nhưng chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, kinh tế tăng trưởng khá nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm và có mặt cải thiện. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để phát triển nhanh, bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức mang tính toàn cầu như: an ninh năng lượng, an ninh mạng thông tin, an ninh về nguồn nước và biến đổi khí hậu… đang là sự cản trở đối với tiến trình phát triển bền vững của Việt Nam. Việt Nam sẽ phải tiếp tục nỗ lực để duy trì tính bền vững của những thành quả phát triển đã đạt được. Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, huyện Ba Vì đã thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững một cách đúng đắn, kịp thời. Những năm qua, kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển; khai thác tốt hơn một số lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, nhất là nông nghiệp, thủy sản. Thực hiện các khâu đột phá chiến lược đạt được một số kết quả tích cực, nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó có một số công trình trọng điểm, then chốt tạo động lực phát triển và tạo điều kiện thu hút đầu tư của vùng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện nâng lên. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm thực hiện tốt hơn. Quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; chủ quyền, biên giới quốc gia được giữ vững. Hệ thống chính trị được củng cố; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên. Những kết quả trên tạo tiền đề quan trọng để tỉnh tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, trên thực tế kinh tế còn nhiều khó khăn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; tăng trưởng kinh tế chậm lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như: du lịch chưa khai thác hiệu quả.... Công nghiệp quy mô còn nhỏ, công nghệ chưa tiên tiến, chưa đáp ứng yêu cầu chế biến và xuất khẩu; một số khu, cụm công nghiệp xây dựng chậm. Kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện phục vụ sản xuất,triển. Thực hiện khâu đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực chuyển biến chưa nhiều. Đời sống một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn. Những hạn chế, yếu kém ở lĩnh vực khoa học và công nghệ, văn hóa, y tế, bảo vệ môi trường chậm khắc phục. Tình hình an ninh trên biên giới, an ninh nông thôn, an ninh thông tin, tội phạm, tệ nạn xã hội, tranh chấp khiếu kiện trong nhân dân từng lúc còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trịxã hội. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị chuyển biến chưa đồng bộ. Chính vì vậy, làm thế nào để phát triển kinh tế bền vững huyện Ba Vì trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề đặt ra không chỉ với địa phương mà là trách nhiệm chung của cả nước. Việc nghiên cứu nhằm góp phần tìm hướng giải quyết cho vấn đề này là nội dung có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn. Do đó, tôi chọn đề tài “Phát triển kinh tế bền vững ở huyện Ba Vì hiện nay” làm đề tài cho bài nghiên cứu khoa học của mình.