1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sở Công Thương, thành phố Hà Nội (tt)

26 422 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 549,85 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Công tác cán bộ, công chức luôn được Đảng và nhà nước ta chú trọng và quan tâm; tại Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, Đảng đã khẳng định: “Cán bộ là nhân

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ ĐỨC DŨNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

SỞ CÔNG THƯƠNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số : 60.34.04.10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Ngọc

Phản biện 1: :

Phản biện 2:

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội giờ ngày tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công tác cán bộ, công chức luôn được Đảng và nhà nước ta chú trọng và quan tâm; tại Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, Đảng

đã khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ,

là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”

Cán bộ, công chức các cấp là những người gần dân nhất, trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, hàng ngày triển khai, hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước, trực tiếp lắng nghe, giải quyết hoặc kiến nghị lên chính quyền cấp trên những kiến nghị, ý kiến nguyện vọng của nhân dân Cán bộ công chức các cấp là một yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng và củng cố chính quyền vững mạnh Đồng thời muốn xây dựng và củng cố chính quyền vững mạnh thì phải xây dựng cán bộ, công chức các cấp có đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta đã khởi xướng

Sở Công Thương thành phố Hà Nội có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Công Thương trên địa bàn, bao gồm: Cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; công nghiêp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; lưu thông hàng hoá trên địa bàn Thành phố; xuất khẩu; nhập khẩu; quản lý thị trường; quản lý cạnh tranh; xúc tiến thương mại; kiểm soát độc quyền; chống bán phá giá; chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế; quản lý cụm, điểm công nghiệp và làng nghề trên địa

Trang 4

bó với nhân dân, không nắm bắt được những vấn đề nổi “cộm” trên địa bàn, lúng túng, bị động khi xử lý các tình huống phức tạp chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế quản lý mới cũng như yêu cầu phục

vụ nhân dân trong điều kiện mới, hiệu lực, hiệu quả, quản lý chưa cao làm mất niềm tin và cản trở tiến trình phát triển của cơ quan

Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực tại sở Công Thương thành phố Hà Nội vẫn còn một số tồn tại như trình độ ngoại ngữ tin học trong thời kỳ hội nhập và phát triển còn hạn chế Phong cách, lề lối làm việc của một bộ phận cán bộ, công chức còn trì trệ, chậm đổi mới, ngại suy nghĩ, tìm hiểu, ứng dụng những cái mới để cải tiến, nâng cao hơn chất lượng công việc Văn hoá công sở, thái độ ứng xử của một số cán bộ, công chức chưa đạt yêu cầu Những hạn chế đó tạo nên sự lúng túng, thiếu chuyên nghiệp của cán bộ, công chức trong việc thực hiện các nhiệm vụ công việc thuộc chức năng, nhiệm

vụ được phân công Với những lý do đó, tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sở Công Thương thành phố Hà Nội”

làm đề tài tốt nghiệp luận văn Thạc sĩ Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế

Trang 5

3

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Chất lượng của cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức các cấp nói riêng là vấn đề được các văn kiện của Đảng, Nhà nước, hội thảo, sách, báo chí, tạp chí đề cập nhiều nội dung, khía cạnh, phạm vi và địa bàn khác nhau Đã có nhiều công trình khoa học được công bố trên các sách báo, tạp chí, đề xuất các yêu cầu về phương hướng, giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã và sử dụng có hiệu quả Tiêu biểu như:

TS Dương Trung Ý, Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã, phường, thị trấn, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật ngày 17/07/2013 Bài viết đã phân tích bức tranh toàn cảnh về thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã, phường, thị trấn, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, xã, phường, thị trấn

PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sâm chủ biên “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

Đoàn Văn Tình, Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp

xã, góp phần xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh, Tạp chí

tổ chức- Nhà nước- BNV ngày 16/3/2015

Việt Tiến, Nâng cao chất lượng CBCC cấp xã trong xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Trang điện tử Bộ tư pháp ngày 14/4/2015

Nguyễn Thị Hải: “Về đổ mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình trong điều kiện cải cách nền hành chính nhà nước”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001

Trang 6

Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo: “Một số vấn đề sử lý nạn quan liêu, tham nhũng như một tình huống chính trị”, Thông tin chính trị học, số 2 (9)/2001;

Tiến sĩ Nguyễn Văn Sáu và giáo sư Hồ Văn Thông chủ biên: “Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay”, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003;

Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Tiến Quý “Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

Các công trình nghiên cứu này đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau và đã có nhiều đóng góp trong việc đưa ra những chủ trương, hoạch định những chiến lược và tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ở nước ta Tuy nhiên, các công trình trên mới chỉ tập trung nghiên cứu chung về công tác cán bộ trong tổng thể xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng tổ chức Đảng các cấp, xây dựng đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị, hoặc có đề cập đến công tác xây dựng cán

bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở nhưng mới chỉ đề cập đến cấp cơ sở nói chung Nhận thức được điều đó luận văn thừa kế có chọn lọc những thành tựu đã nghiên cứu, đồng thời nghiên cứu toàn diện đối

Trang 7

Nghiên cứu đề ra các giải pháp về nâng cao chất lượng cán

bộ, công chức tại sở Công Thương thành phố Hà Nội

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành mục đích nghiên cứu, luận văn thực hiện nhiệm vụ :

- Một là : Phân tích cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ; làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trrong cơ quan Nhà nước

- Hai là : Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại sở Công Thương Thành phố Hà Nội nhằm chỉ ra kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại đó

- Ba là : Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại sở Công Thương Thành phố Hà Nội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại sở Công Thương thành phố Hà Nội

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: nghiên cứu chất lượng cán bộ, công nhân viên chức tại sở Công Thương, thành phố Hà Nội

- Về thời gian : Số liệu thu thập trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây :

Trang 8

6

- Phương pháp phân tích : Sử dụng các dữ liệu, số liệu điều tra, thu thập được tiến hành phân tích làm rõ thực trạng chất lượng cán bộ, công chức tại Sở cũng như làm rõ những biện pháp tác động

để nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên của sở Công Thương thành phố Hà Nội

- Phương pháp tổng hợp : Tổng hợp đánh giá dữ liệu, số liệu, những kết luận được rút ra qua phân tích để khái quát vấn đề, làm rõ từng vấn đề cũng như toàn cảnh về các biện pháp tác động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Sở

- Phương pháp thống kê ;

- Phương pháp khảo cứu, phân tích số liệu thứ cấp của các cơ quan, ban ngành Thành phố Hà Nội

- Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học khảo sát thực

tế thông qua phiếu khảo sát đối với cán bộ, công chức tại sở Công Thương, thành phố Hà Nội

+ Đối tượng điều tra : Cán bộ, công nhân viên chức tại sở Công Thương, thành phố Hà Nội

+ Nội dung bảng hỏi : Đánh giá tình hình cán bộ, công chức hiện nay, ý kiến chủ quan của cá nhân về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại sở Công Thương, thành phố Hà Nội

+ Địa điểm khảo sát : sở Công Thương, thành phố Hà Nội + Số lượng phiếu khảo sát : 150 phiếu

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

- Góp phần hệ thống hóa những luận điểm nghiên cứu có ý nghĩa lý luận về nhân tố con người và nguồn nhân lực

- Luận văn hoàn thiện một số nội dung lý luận, khái niệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, tổ chức, các

Trang 9

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả luận văn góp phần làm rõ thực trạng nguồn nhân lực tại Sở Công Thương Thành phố Hà Nội hiện nay, những ưu điểm

và hạn chế cần khắc phục Thông qua đó cũng làm rõ một số khía cạnh về xu hướng biến đổi của nguồn nhân lực trong thời kỳ hiện nay của các địa phương trên cả nước

- Thông qua nghiên cứu luận văn, tác giả đưa ra một số phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại sở Công Thương thành phố Hà Nội nói riêng và một số địa phương trên cả nước nói chung

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần tóm tắt, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực cơ quan Nhà nước

Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

tại sở Công Thương thành phố Hà Nội

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

sở Công Thương thành phố Hà Nội

Trang 10

8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG MỘT CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Nguồn nhân lực

1.1.1.1 Nhân lực

1.1.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực

1.1.2 Nguồn nhân lực của cơ quan nhà nước

1.1.2.1 Viên chức

1.1.2.2 Nguồn nhân lực của cơ quan nhà nước

1.1.3 Chất lượng nguồn nhân lực

1.1.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cơ quan nhà nước

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp chính

là nâng cao các mặt: thể lực, trí lực và tinh thần của người lao động

để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc đặt ra nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp

1.2 Vai trò nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với tổ chức

Một là, do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tiến tổ chức của mình theo hướng tinh giảm gọn nhẹ, năng động, trong đó yếu tố con người mang tính quyết định

Hai là, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển kinh tế buộc các nhà quản trị phải biết làm cho tổ chức của mình thích ứng

Ba là, nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực giúp cho nhà quản trị đạt được mục đích, kết quả thông qua người khác

Bốn là, nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực giúp cho các nhà quản trị học được cách giao dịch với người khác, biết tìm ra ngôn

Trang 11

- Về khả năng hoàn thành nhiệm vụ

- Về sức khoẻ, độ tuổi người cán bộ

1.4 Nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cơ quan nhà nước

1.4.1 Nâng cao thể lực

Thể lực của nguồn nhân lực được hình thành và phát triển bằng con đường di truyền (nòi giống), nuôi dưỡng và luyện tập, rèn luyện thân thể thông qua thể dục, thể thao và các hoạt động lao động sản xuất Thể lực là sự phát triển hài hoà của con người cả về thể chất và tinh thần

Sức khỏe vừa là mục đích vừa là điều kiện của sự phát triển, có sức khỏe người lao động mới có thể thực hiện từ những sinh hoạt tối thiểu đến những nhu cầu cao hơn Nâng cao thể lực nguồn nhân lực tức là đảm bảo cho nguồn nhân lực có một nền tảng sức khỏe tốt cả

về tinh thần và thể chất, giảm các nguy cơ của bệnh tật và suy nhược

cơ thể

1.4.2 Nâng cao trí lực

Trí lực được hình thành và phát triển thông qua con đường giáo dục, đào tạo và thực tế lao động Trí lực của con người chính là kiến thức của nhân loại được mỗi người tiếp thu, kế thừa và phát triển một cách sáng tạo, có chọn lọc

Bên cạnh đó, trí lực còn thể hiện khả năng tư duy khác nhau mỗi người trong việc vận dụng kiến thức đã học và kinh nghiệm nghề

Trang 12

1.4.3 Nâng cao tâm lực

Phẩm chất nguồn nhân lực bao gồm những giá trị chuẩn mực đạo đức, phẩm chất tốt đẹp và sự hoàn thiện nhân cách con người, được biểu hiện trong thực tiễn lao động sản xuất và sáng tạo cá nhân Phẩm chất hay tâm lực của nhân lực, đó chính là tác phong, tinh thần,

ý thức trong lao động, phẩm chất nguồn nhân lực còn được thể hiện qua kỹ năng giao tiếp của người lao động

1.4.4 Phối hợp đội ngũ để thực hiện mục tiêu của cơ quan

Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền nói riêng và hệ thông chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC vững vàng về chính trị, văn hóa,

có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực thi chức năng, nhiệm hiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cơ quan nhà nước

1.5.1 Những nhân tố chủ quan

- Công tác tuyển dụng

- Công tác quy hoạch, bố trí, sắp xếp

- Nhân tố đào tạo, bồi dưỡng

Trang 13

11

- Các chính sách chế độ đãi ngộ

1.5.2 Những nhân tố khách quan

* Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

* Các yếu tố thuộc môi trường bên trong

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về nhân lực, nguồn nhân lực là cán bộ công chức nói chung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong một cơ quan Nhà nước nói riêng như :

- Đã đưa ra các khái niệm liên quan về nhân lực, nguồn nhân lực, nguồn lực trong cơ quan Nhà nước, về chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong cơ quan Nhà nước

- Nghiên cứu, phân tích các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức

- Đã khái quát và phân tích rõ vai trò, yêu cầu cần thiết nâng cao chất lượng cán bộ công chức gắn với tình hình hiện nay khi Đảng, Nhà nước cả hệ thống chính trị và nhân dân ta đã và đang ra sức thuyết tâm khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí của một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên, công chức, viên chức

Ngày đăng: 06/11/2017, 15:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w