- Quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Săng lẻ gắn với việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn nguồn gen, bảo vệ cảnh quan và môi trường; làm cơ sở c
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - -
DỰ ÁN ĐẦU TƢ
BẢO TỒN RỪNG SĂNG LẺ KẾT HỢP
DU LỊCH
Chủ đầu tư: Công ty CP Thương Mại Miền núi Nghệ An
Địa điểm: Bản Quang Thịnh, xã Tam Đình, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An
- Tháng 2/2017
Trang 2Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - -
Trang 3Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
Trang 4Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn MỤC LỤC CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 6
I Giới thiệu về chủ đầu tư 6
II Mô tả sơ bộ thông tin dự án 6
III Sự cần thiết xây dựng dự án 6
IV Các căn cứ pháp lý 7
V Mục tiêu dự án 8
V.1 Mục tiêu chung 8
V.2 Mục tiêu cụ thể 8
Chương II 11
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN 11
I Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án 11
I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án 11
I.2 Điều kiện xã hội vùng dự án 12
II Quy mô sản xuất của dự án 18
II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường 18
II.2 Quy mô đầu tư của dự án 20
III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án 21
III.1 Địa điểm xây dựng 21
III.2 Hình thức đầu tư 21
IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án 21
IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án 21
IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 23
Chương III 24
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 24
I Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình 24
II Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ 25
Chương IV 48
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 48
I Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng 48
II Các phương án xây dựng công trình 48
III Phương án tổ chức thực hiện 49
1 Phương án quản lý, khai thác 49
Trang 5Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn 2 Giải pháp về chính sách của dự án 50
IV Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án 50
Chương V 51
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG 51
I Đánh giá tác động môi trường 51
Giới thiệu chung: 51
I.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 51
I.3 Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án 52
I.4 Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 52
II Tác động của dự án tới môi trường 52
II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm 53
II.2 Mức độ ảnh hưởng tới môi trường 55
II.3 Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường 56
II.4 Kết luận: 58
Chương VI 59
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 59
I Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án 59
II Nguồn vốn thực hiện dự án 61
III Hiệu quả về mặt kinh tế của dự án 68
1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 68
2 Phương án vay 69
3 Các thông số tài chính của dự án 69
3.1 Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn 69
3.2 Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu 70
3.4 Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 71
KẾT LUẬN 72
I Kết luận 72
II Đề xuất và kiến nghị 72
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 73
Trang 6Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
II Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Tên dự án: Dự án bảo tồn rừng Săng lẻ kết hợp du lịch
Địa điểm thực hiện dự án : Bản Quang Thịnh, xã Tam Đình, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và khai thác dự án
Tổng mức đầu tư:
Vốn tự có (tự huy động):
Vốn vay tín dụng :
III Sự cần thiết xây dựng dự án
Tương Dương là một trong những huyện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất của tỉnh Nghệ An Xã Tam Đình cách thị trấn Hòa Bình thủ phủ của huyện Tương Dương khoảng 20 km, nơi có Quốc Lộ 7A đi qua, khu rừng Săng Lẻ còn mang đầy đủ nguyên vẹn một khu hệ sinh thái đặc trưng mưa ẩm nhiệt đới của miền Tây Nghệ An, còn sót lại với nguồn gen quý giá đang dần cạn kiệt của Quốc gia Từ hàng trăm năm nay, khu rừng Săng Lẻ được chính quyền và cộng đồng người dân địa phương bảo vệ, đến nay vẫn chưa có một tổ chức đầy đủ điều kiện để quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững Do việc quản lý không được chặt chẽ, thiếu kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ đã làm mất đi một số diện tích rừng Săng Lẻ thuần loài
Trang 7Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
Để tạo nguồn vốn bảo vệ và bảo tồn rừng Săng Lẻ một cách tốt nhất, chúng
ta cần dựa vào thế mạnh của rừng để kết hợp khai thác du lịch sinh thái rừng Từ
đó tạo ra nguồn lực để bảo tồn, cũng như tạo ra mô hình điểm để người tham quan nâng cao ý thức bảo vệ rừng Săng Lẻ nói riêng và rừng trên toàn lãnh thổ của tỉnh Nghệ An nói chung, từ đó tạo ra gòp phần bảo tồn và phát triển rừng Săng Lẻ một cách bền vững
Nhận thấy sự cần thiết trong việc góp phần bảo vệ rừng đặc dụng, đồng thời phát huy thế mạnh của doanh nghiệp Chúng tôi đã phối hợp với Dự Án Việt, tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Bảo tồn rừng Săng Lẻ kết hợp du lịch”
IV Các căn cứ pháp lý
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2014/QH11 ngày 3/12/2014 của Quốc hội;
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ về việc tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Quyết định số 6220/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 của UBND tỉnh Nghệ An
về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Nghệ
An đến năm 2020;
Trang 8Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
Quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 10/01/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi rừng Săng Lẻ Tương Dương từ rừng sản xuất sang rừng đặc dụng đến năm 2020
V Mục tiêu dự án
V.1 Mục tiêu chung
- Quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Săng lẻ gắn với việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn nguồn gen, bảo vệ cảnh quan và môi trường; làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng rừng đặc dụng; huy động sự tham gia rộng rãi của cộng đồng, các tổ chức trong và ngoài nước vào hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Săng Lẻ
- Tạo ra mô hình du lịch sinh thái rừng, từ đó tuyên truyền tầm quan trọng của bảo vệ rừng, hệ sinh thái rừng đối với con người, đến khách du lịch, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ rừng trong toàn xã hội
- Hình thành trạm dừng chân, để phục vụ du khách cũng như người tham gia giao thông trên cung đường đi ngang dự án
V.2 Mục tiêu cụ thể
1 Bảo tồn, bảo vệ rừng đặc dụng
- Liên kết với các tổ chức khoa học trong và ngoài nước để xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học về rừng đặc dụng
- Quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng Săng Lẻ; bảo tồn các hệ sinh thái
tự nhiên, các loài sinh vật đặc hữu, phục hồi tài nguyên rừng và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, gồm:
Bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển bền vững các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật, nguồn nước và các nhân tố thiên nhiên khác
Phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng trừ sâu bệnh hại và vi sinh vật
ngoại lai xâm hại rừng; ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm
Trang 9Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
hại môi trường, cảnh quan rừng
Phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, các loài động vật, thực vật hoang
dã có giá trị kinh tế cao, bảo tồn tính đa dạng sinh học
- Liên kết với các tổ chức chuyên ngành triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ nghiên cứu khoa học theo chương trình, đề án, dự án; xây dựng chương trình, dự án hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên thiên nhiên và
đa dạng sinh học
- Phối hợp với các Cơ quan, ban ngành nhằm tổ chức xây dựng các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội cho cộng đồng địa phương:
Chủ động phối hợp với các cơ quan, banh ngành trong việc xây
dựng các dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội mở rộng sinh kế cho cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng lõi và vùng đệm của rừng đặc dụng; tổ chức các hoạt động thu hút cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ rừng, góp phần ổn định xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân vùng lõi và vùng đệm theo mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững
Phối hợp với các tổ chức Khoa học để tiến hành nghiên cứu xây
dựng các mô hình nông lâm nghiệp trang trại, mô hình khuyến lâm, nông ở vùng đệm, mô hình làng du lịch, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho nhân dân trong vùng đệm
- Xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các chương trình hoạt động trong Khu bảo tồn gắn phát triển du lịch sinh thái bền vững
2 Kết hợp du lịch
Để tạo nguồn vốn bảo vệ và bảo tồn rừng Săng Lẻ một cách tốt nhất, chúng
ta cần dựa vào thế mạnh của rừng để kết hợp khai thác du lịch sinh thái rừng Từ
đó tạo ra nguồn lực để bảo tồn, cũng như tạo ra mô hình điểm để người tham quan nâng cao ý thức bảo vệ rừng Săng Lẻ nói riêng và rừng trên toàn lãnh thổ
Trang 10Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
của tỉnh Nghệ An nói chung, từ đó tạo ra gòp phần bảo tồn và phát triển rừng Săng Lẻ một cách bền vững Mục tiêu của hợp phần kết hợp du lịch, cụ thể như sau:
- Sau khi dự án hình thành, sẽ hoàn thiệt việc kết nối du lịch thành tour khép kín và phong phú loại hình du lịch của địa phương Các điểm kết nối trong tour đến các địa danh nổi tiếng của Tương Dương như:
Trang 11Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
Chương II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án
I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
Tương Dương là 1 trong 4 huyện miền núi cao của tỉnh Nghệ An
- Phía Bắc và Tây Bắc: Giáp nước Lào và huyện Quế Phong
- Phía Nam và Tây Nam: Giáp nước Lào
- Phía Đông và Đông Nam: Giáp huyện Con Cuông
- Phía Tây: Giáp huyện Kỳ Sơn
Có tổng diện tích tự nhiên là 281.192,73 ha (là đơn vị cấp huyện có diện tích lớn nhất của tỉnh Nghệ An và của cả nước) Có tổng chiều dài đường biên với nước bạn Lào là 57,93 Km
Địa hình huyện Tương Dương rất hiểm trở, có nhiều núi cao, tạo nên nhiều thung lũng nhỏ hẹp Đồi núi bị chia cắt mạnh bởi 3 sông chính (Nậm Nơn, Nậm
Mộ, sông Cả) và nhiều khe suối lớn nhỏ, tạo nên nhiều lớp gợn sóng cao dần, tạo thành 2 mái núi lớn nghiêng về sông Cả (sông Lam) và thấp dần về phía hạ lưu sông Lam
Tương Dương chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng khí hậu Tây Nam Nghệ
An, có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt Mùa mưa: từ tháng
4 đến tháng 10 Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
Nhiệt độ trung bình biến đổi từ 230
Trang 12Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, kết thúc vào tháng 9, lượng mưa bình quân nhiều năm lớn trên 2.000 mm)
Chịu ảnh hưởng một phần gió Tây Nam (gió Lào) xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8, gây khô, nóng ở một số vùng trong huyện (khu vực Cửa Rào, xã Xá Lượng được đánh giá là khu vực nóng nhất Đông Dương)
Tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, đa dạng nhưng trữ lượng không lớn
I.2 Điều kiện xã hội vùng dự án
Tương Dương là huyện miền núi phía Tây Nghệ An, có truyền thống lịch
sử, văn hóa rất lâu đời Thời nhà Trần gọi là đất Nam Nhung Năm 1490, niên hiệu Hồng Đức thứ 21, đời vua Lê Thánh Tông, chia phủ Trà lân thành 4 huyện:
Kỳ Sơn, Tương Dương, Vĩnh Khang, Hội Ninh Đến đời nhà Nguyễn (1822), phủ Trà Lân đổi thành phủ Tương Dương, gồm huyện: Tương Dương, Vĩnh Hòa, Hội Nguyên, Kỳ Sơn,
Trước năm 1945, huyện Tương Dương bao gồm cả Con Cuông, Kỳ Sơn Đến năm 1945, huyện Con Cuông tách ra khỏi Tương Dương và ngày 17/5/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 65/CP, tách huyện Kỳ Sơn ra khỏi Tương Dương, khẳng định địa giới hành chính của huyện
Ngày nay, Tương Dương có tổng diện tích trên 281.129 ha, chiếm 17% diện tích tỉnh Nghệ An Tương Dương có 18 xã, thị trấn, có 6 dân tộc anh em: Thái, Kinh, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu, Tày Poọng, các dân tộc Tương Dương sống hòa thuận, cùng chung tay góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp Tương Dương là nơi khởi nguồn của dòng Sông Cả, nằm trong khu dữ trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á, hệ thống sông, suối dày đặc Trong điều kiện khan hiếm nguồn điện hiện nay, Tương Dương là điểm đến của các công trình thủy điện có quy mô vừa vừa và nhỏ Hiện nay, đã có 4 công trình thủy điện được khởi công xây dựng như Thủy điện Bản Vẽ (320 MW), Khe Bố (100 MW), Yên Thắng, Xóng Con (10 MW)
Trang 13Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
Không chỉ là tài nguyên nước, Tương Dương còn đa dạng và khá phòng phú về tài nguyên rừng Tổ chức UNESCO đã công bố, các huyện phía Tây Nghệ An là khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á, trong đó các huyện Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp nằm ở vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển
đó Chiếm trên 17% diện tích và 24.28% trữ lượng rừng của tỉnh Nghệ An, rừng Tương Dương phong phú về chủng loại, từ rừng lá kim á nhiệt đới đến rừng hỗn giao lá kim - lá rộng và rừng kín, với hàng trăm loài cây, trong đó 42 loài đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam Dưới những tán rừng là hàng trăm loài động vật quý: hổ, gấu, bò tót, voi, sóc bay, voọc xám (đã được ghi vào Sách đỏ Việt Nam), Trong tổng số 145.632 ha rừng hiện có của Tương Dương, có 144.204,2 ha là rừng tự nhiên Hiện nay, ở Tương Dương vẫn còn giữ được hàng ngàn ha rừng nguyên sinh trên một ngàn tuổi như rừng Pù Huống, Pù Mát, rừng Săng Lẻ,
Hình: Rừng Săng Lẻ
Trang 14Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
Trong tương lai, Tương Dương là điểm du lịch rất hấp dẫn, bởi tài nguyên
du lịch ở đây rất phong phú và đa dạng (du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh, ): Nói vậy bởi nơi đây có nhiều lợi thế để phát triển du lịch Nằm trong khu dự trữ sinh quyển lớn nhất cả nước, với những phong cảnh dễ say lòng người như hai dòng Nậm Nơn, Nậm Mộ và những câu chuyện đầy chất huyền thoại, rồi rừng Quốc gia Pù Mát, rừng Săng Lẻ ở xã Tam Đình được nhiều người đánh giá là đẹp nhất nước, rừng lạnh nguyên sinh ở xã Tam Hợp, rừng cây lùn ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát (xã Tam Quang), Bên cạnh đó, hồ thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố sẽ là những điểm thu hút du khách, phát triển dịch vụ du thuyền thám hiểm lòng hồ, tham quan các ốc đảo và thưởng thức các loại đặc sản của núi rừng như thịt gà đen, lợn đen, cá mát, cơm lam, măng đắng,
Tương Dương cũng là huyện có khá nhiều di tích - lịch sử, tiêu biểu như đền Cửa Rào (xã Xá Lượng), đền thờ Lý Nhật Quang (xã Tam Quang), hang Thằm Cóng (xã Tam Bông) và hệ thống hang động ở bản Xiềng Lằm (xã Hữu Khuông) Đặc biệt, đền Cửa Rào từ lâu đã trở thành nơi gửi gắm tâm linh của đồng bào các dân tộc Tương Dương và du khách gần xa Mấy năm gần đây, huyện Tương Dương thường xuyên tổ chức các hoạt động lễ hội vào dịp đầu xuân đã thu hút một số lượng lớn du khách tìm về với lễ hội
Trang 15Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
Với đặc điểm có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống nên vùng đất Tương Dương có đời sống văn hóa phong phú và đa dạng, mang đậm bản sắc vùng miền đến nay cơ bản vẫn còn lưu giữ được Đồng bào Thái với câu lăm, điệu khắp cùng bộ trang phục duyên dáng, gợi cảm; đồng bào Mông với bộ trang phục hoa văn sặc sỡ cùng điệu múa xòe; đồng bào Khơ Mú với điệu hát tơm lôi cuốn người nghe bởi giai điệu rộn ràng Đó là chưa kể tới đời sống văn hóa - xã hội của đồng bào Tày Poọng, Ơ Đu đang trên bước đường hồi sinh Với ưu thế chiếm số lượng lớn và cư trú rộng khắp, đồng bào Thái ở Tương Dương từ lâu
đã có ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc của dân tộc mình, trong đó phải kể đến yếu tố không gian văn hóa Vì thế, ở Tương Dương lưu giữ được một số bản Thái cổ như bản Chắn, bản Mác, bản Lau (xã Thạch Giám), bản Xoóng Con, bản Phồng (xã Lưu Kiền), bản Huồi Tố (xã Mai Sơn),
Trang 16Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
Trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV (2005-2010), tổng giá trị sản xuất đạt 1.049.000 triệu đồng, tăng gấp 2 lần đầu nhiệm kỳ, thu ngân sách trên địa bàn đật trên 8 tỷ đồng, bình quân lương thực đầu người đạt 400 kg, thu nhập bình quân đầu người đạt 9,2 triệu đồng Điểm nổi bật nhất ở Tương Dương hiện nay là, nhờ những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước đầu tư phát triển vùng miên núi và dân tộc như chương trình 135, 134,
147, Nghị quyết 30a, nông thôn mới, chương trình phát triển kinh tế miền Tây Nghệ An, huyện Tương Dương đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế và thiết chế văn hóa thông tin, làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 80% (năm 2005) xuồng còn 53,5% (năm 2009)
Đến nay Tương Dương đã đạt được một số thành tựu đáng trân trọng, như:
1 Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2020: 15%
Trong đó, phần huyện quản lý tăng bình quân 10%
- Cơ cấu kinh tế phần huyện quản lý:
+ Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 31%
+ Công nghiệp - xây dựng: 28%
+ Thương mại - dịch vụ: 41%
- Thu nhập bình quân đầu người: 40 triệu đồng Giá trị sản xuất tăng thêm bình quân đầu người đến năm 2020 là 47,633 triệu đồng (tính theo giá cơ bản năm 2010)
- Thu ngân sách trên địa bàn: 35 tỷ đồng
- Tổng sản lượng lương thực: 23.000 tấn
- Trồng rừng cả giai đoạn 2016-2020: 4.000 ha
- Xã đạt tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020: 5 xã; đưa tổng số
xã đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới toàn huyện lên 7 xã (đạt 41%)
- 18/18 xã có đường ô tô đến trung tâm xã 4 mùa
Trang 17Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
2 Về xã hội:
- Tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân hàng năm 6%
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 33% trở lên Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 2.500 lao động
- Số trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020: 10 trường; đưa tổng
số trường chuẩn quốc gia trong toàn huyện lên 33 trường (54%)
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân: 1%; tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế: 100%; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống còn 16,5%
- Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa: 80%; tỷ lệ làng, bản văn hóa: 75%; 5-7 xã có thiết chế văn hóa-thông tin-thể thao đạt tiêu chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới: 1 - 2 xã
70 Tỷ lệ người dân tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 30%; tỷ lệ gia đình thể dục - thể thao 20%
3 Về môi trường:
- Tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh theo chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 98%
- Tỷ lệ hộ dân có công trình vệ sinh đúng quy định: 70%
- Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường: 80%; tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý: 100%
- Tỷ lệ che phủ rừng: 75%
4 Về quốc phòng, an ninh:
- Có 70% số xã, thị trấn đạt cơ sở ATLC-SSCĐ vững mạnh toàn diện
- 70% số xã có phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đạt từ loại khá trở lên
5 Về văn hóa:
Trang 18Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển rộng khắp toàn huyện với nhiều loại hình phong phú; tổ chức thành công lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào, liên hoan tiếng hát Làng Sen cấp huyện và chào mừng ngày hội bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; tham gia nhiều giải văn nghệ, thể thao do tỉnh tổ chức, đạt được nhiều giải cao Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được phát huy; Tỷ
lệ gia đình văn hóa năm 2016 ước đạt 65,6%, đạt 100% NQ HĐND, tăng 4,41% so với cùng kỳ Tỷ lệ làng, bản văn hóa ước đạt 63%, đạt 118,4% KH, đạt 100% NQ HĐND, tăng 9% so với cùng kỳ Số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên 23.452 người, chiếm 32% Công tác thông tin tuyên truyền được tăng cường góp phần nâng cao nhận thức của người dân, tỷ lệ dân được nghe đài phát thanh 93,5%, tăng 1,6% so với cùng kỳ; tỷ lệ dân được xem truyền hình 75%, tăng 15,4% so với cùng kỳ
Công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa được quan tâm chỉ đạo thông qua các hoạt động, như: kiểm kê và sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn tiếng dân tộc Ơ Đu và phổ biến chữ Thái Lai Pao trên địa bàn Hiện nay, huyện đang tổ chức khảo sát để xin chủ trương thực hiện quy hoạch tôn tạo khu di tích Đền Vạn, Cửa Rào
Đây là cơ sở tiền đề là niềm tin cho việc đầu tư vào dự án bảo tồn rừng Săng lẻ kết hợp
du lịch sinh thái rừng
II Quy mô sản xuất của dự án
II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường
Trong một vài năm trở lại đây, thị trường du lịch nội địa xuất hiện một trào lưu mang tính lan tỏa nhanh chóng – “ du lịch phượt”, thu hút ngày càng đông các thị trường khách từ thanh niên là sinh viên, học sinh đến trung niên là cán bộ các cơ quan, doanh nghiệp khác nhau tham gia
“ Du lịch Phượt” phổ biến trên thế giới từ vài chục năm nay, trong tiếng Anh được gọi là backpacking và những “phượt gia” được gọi là backpacker-chỉ những người năng đi lại, dịch chuyển Đến nay, thị trường này là một phân đoạn quan trọng trên thế giới Nghiên cứu của Úc cho thấy phân đoạn thị trường du lịch này có những đặc điểm như đi du lịch lâu hơn, tiêu nhiều tiền hơn và đi
Trang 19Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
nhiều vùng miền hơn so với các khách hàng du lịch thông thường Tại Việt Nam phân đoạn thị trường khách quốc tế này thường được gọi dưới tên dân dã là
“Tây ba lô” hoặc “du lịch bụi” Với xu hướng những năm gần đây ở khách nội địa, thị trường này được nhận diện dưới tên gọi là “Du lịch phượt”
Khách du lịch “Phượt” thường thực hiện các chuyến đi du lịch khám phá mạo hiểm, tìm hiểu, trải nghiệm những vùng đất mới, những phong tục mới, những con người mới đầy thú vị trên chính mảnh đất quê hương mình cũng như các nước trên thế giới Du lịch “phượt” khác với nhu cầu thông thường ở chỗ khi thị trường đã dư thừa nhu cầu sử dụng mọi thứ tròn trịa cũ kỹ, chán sự tiện nghi chăn ấm đệm êm, ngột ngạt của đô thị, chán sự khuôn khổ của một tour du lịch trọn gói, thì chuyển sang nhu cầu du lịch “phượt” Phượt là những chuyến đi hành xác đến nơi “thâm sơn cùng cốc”, không định hướng và đôi khi không xác định thời gian; mục đích lớn nhất mà “phượt” đem lại là có được tinh thần thoải mái Các hình thức du lịch của phân đoạn thị trường khách “phượt” khá đa dạng, xuất phát từ sở thích chung như chụp ảnh, leo núi, khám phá, tìm hiểu cuộc sống
và tham gia các hoạt động cộng đồng Hiện nay nhiều nhóm phượt kết hợp làm
từ thiện, họ quyên góp quần áo, sách vở, lương thực cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn khi họ đi đến những vùng núi xa xôi hẻo lánh, có thiên tai lũ lụt Tuy nhiên, bên cạnh đó thì cũng có những điển hành của việc tự thực hiện các chuyến du lịch mạo hiểm với nhiều nguy cơ rủi ro
Thực tiễn phát triển của thị trường khách du lịch nội địa mới nổi này cho thấy ngoài việc đóng góp một phần không nhỏ vào tăng trưởng lượng khách du lịch nội địa, đã góp phần phát triển tình yêu quê hương, đất nước qua việc khám phá các vùng miền, tìm hiểu và chia sẻ với các cộng đồng; bên cạnh đó việc phát triển này cũng rất phù hợp với xu thế chung trên thế giới là phát triển các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch theo sở thích cá nhân Những nơi khách du lịch này đi qua, không phải du khách nào cũng có ý thức về việc ảnh hưởng của những hoạt động của họ đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội bản địa Những địa bàn du lịch khách lui tới chưa đủ điều kiện phát triển du lịch, có nhiều nguy cơ về rủi ro, tai nạn không cần thiết
Chính vì vậy, nhận biết được xu hướng du lịch đang lan tỏa rất nhanh này, nhưng các dịch vụ phụ trợ cung cấp cho loại hình du lịch này thì hiện nay lại
Trang 20Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
đang rất thiếu trên thị trường Đây cũng là cơ hội thuận lợi để đầu tư thực hiện
Phần còn lại đất chưa có rừng (đã trừ phần đất xây dựng các hạng mục
du lịch) tiến hành khôi phục và trồng lại rừng với quy mô khoảng: 34,5
ha
Du lịch sinh thái rừng: Đối với phần du lích sinh thái rừng, ngoài các hạng mục đầu tư trên khu rừng đặc dụng, thì dự án còn đầu tư tại 2 khu khác nữa, các khu này dự án đề xuất nhà nước giao đất để thực hiện Với quy mô đầu
tư, cụ thể như sau:
Du lịch và trạm dừng chân tại rừng đặc dụng, các hạng mục được triển khai đầu tư rải rác nhằm bảo tồn tối đa hệ sinh thái rừng đặc dụng Quy mô xây dựng tương đối nhỏ, với tổng diện tích khoảng 1,36 ha, chiếm khoảng 0,56% tổng diện tích của rừng đặc dụng
Khu du lịch trên lòng hồ Dự án tiến hành xây dựng các hạng mục cần thiết cho hoạt động du lịch trên hồ như:
đị danh nổi tiếng của Tương Dương như:
Đền Vạn - Cửa Rào: Ngôi đền nằm trên địa bàn xã Xá Lượng
Trang 21Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
(Tương Dương), đứng chân ở dải đất nơi ngã ba sông, điểm hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ Đây còn là một di chỉ khảo
cổ học (di chỉ Đồi Đền), các nhà nghiên cứu đã khai quật và phát hiện được nhiều hiện vật có giá trị Những hiện vật khai quật tại Đồi Đền được xác định có niên đại gần 4.000 năm, thuộc nền văn hóa Phùng Nguyên Đền Vạn- Cửa Rào soi bóng xuống mặt nước trong xanh, ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ hàng trăm, hàng nghìn năm tuổi Ngôi đền gắn liền với sự nghiệp và công đức của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài, một danh tướng đời nhà Trần đã hy sinh trên vùng đất biên cương này để bảo vệ bờ cõi, bảo vệ bản làng và cuộc sống muôn dân Các tư liệu lịch sử có ghi chép về sự kiện này.
Thẳm Cung Tam Đình
Hang Thẳm Nặm: là hang đá dạngkarst nằm trong lòng dãy núi
đá vôi Phá Chầng, gần bản Xiêng Lằm bên bờ Nậm Nơn (sông Lam) thuộc lòng hồ của Thuỷ điện Bản Vẽ, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương
III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án
III.1 Địa điểm xây dựng
Dự án được thực hiện tại Bản Quang Thịnh, xã Tam Đình, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
III.2 Hình thức đầu tư
Đầu tư mới
IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án
IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án
Bảng tổng hợp cơ cấu sử dụng đất khu rừng đặc dụng
(m2)
Tỷ lệ (%)
Trang 22Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
1 Nhà điều hành du lịch 200 6,25
3 Nhà vệ sinh công cộng 100 3,13
1 Khu trồng rau đặc sản của địa phương 2.000 62,5
2 Chuồng nuôi động vật đặc sản của địa phương 600 18,75
3 Hồ nuôi thủy đặc sản của địa phương 100 3,125
Trang 23Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
(ha)
Tỷ lệ (%)
2 Khu lòng hồ 0,17 0,07
3 Khu trang trại 0,32 0,13
IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Về phần xây dựng dự án: nguồn lao động dồi dào và vật liệu xây dựng đều
có tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào phục
vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời
Về phần quản lý và các sản phẩm của dự án: nhân công quản lý và duy trì hoạt động của dự án tương đối dồi dào, các sản vật đều có sẵn tại địa phương
Trang 24Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
Chương III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng của dự án
I.2 Khu du lịch lòng hồ thủy điện
Trang 25Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
1 Khu trồng rau đặc sản của địa phương m² 2.000
2 Chuồng nuôi động vật đặc sản của địa phương m² 600
3 Hồ nuôi thủy đặc sản của địa phương m² 100
II Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ
II.1 Kỹ thuật bảo vệ và bảo tồn rừng đặc dụng
tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái
cảnh quan của khu rừng
nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu hành chính dịch vụ
Ba phân khu này gọi là vùng lõi của rừng đặc dụng, ngoài ra còn có vùng đệm
tuân theo quy chế quản lý rừng
Đối với khu vực chưa có rừng cần trồng mới rừng với phương pháp kỹ thuật, cụ thể như sau:
Làm đất trồng rừng
Kỹ thuật phát dân thực bì
Trang 26Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
Trước khi làm đất trồng rừng phải phát dọn thực bì Thực bì là những thực vật sống trên đất trồng rừng, thực bì trên đất trồng rừng hầu hết đều là cỏ dại như: Sim, Mua, Lau, Lách, các loài cỏ Nhìn chung cây cỏ dại là có hại cho cây trồng, vì chúng cạnh tranh ánh sáng, nước, dinh dưỡng khoáng với cây trồng, cây cỏ dại còn là nơi ẩn náu của sâu bệnh hại Vì vậy trước khi làm đất trồng rừng, tuỳ theo mức độ dầy đặc, cao, thấp của thực bì, cây trồng ưa sáng hay chịu bóng, sinh trưởng nhanh hay chậm, đất bằng hay dốc, xói mòn mạnh hay yếu v.v Mà quyết định phương thức xử lý thực bì Có 3 phương thức xử lý thực bì:
* Giữ nguyên thảm thực bì, không phải tác động: Phương thức này được áp dụng trên đất trồng rừng có cây cỏ dại mọc thưa thớt, thấp, bé, không có ảnh hưởng xấu đến cây trồng, không cản trở đến làm đất, cây trồng rừng là cây chịu bóng hoặc giai đoạn đầu chịu bóng
* Phát dọn cục bộ: Phát dọn cục bộ là phát dọn một phần diện tích theo băng hoặc theo đám:
- Phát dọn theo đám: Chỉ phát dọn theo vị trí trồng cây hoặc theo hố trồng cây, kích thước đám phát dọn đường kính thông thường là 1,5 - 2m Phương thức này thường được áp dụng ở những nơi đất có độ dốc lớn, thực bì thưa thớt
Ưu điểm của phương thức này là ít tốn kém tiền và nhân công, bảo vệ được đất, hạn chế xói mòn Nhược điểm chủ yếu là nếu diện tích phát dọn hẹp, thực bì phục hồi nhanh, tốn công chăm sóc rừng, sâu bệnh hại dễ phát sinh
- Phát dọn theo băng, theo dải: Bề rộng băng chặt tuỳ thuộc mức độ dầy đặc, chiều cao của thảm thực bì, độ dốc, mức độ xói mòn, cây trồng ưa sáng hay chịu bóng VV mà quyết định bề rộng của băng chặt, thông thường bề rộng của băng chặt tối thiểu phải bằng chiều cao của thảm thực bì
Trên băng chặt, dùng dao chặt sát gốc toàn bộ cây cỏ dại, chỉ để lại những cây tái sinh có giá trị Cây đã chặt xếp gọn sang hai bên mép băng hoặc đưa ra ngoài Chiều dài băng chặt phải chạy theo đường đồng mức
Băng chừa để lại có bề rộng bằng bề rộng của băng chặt hoặc gấp 2 - 3 lần Băng chừa có thể được giữ nguyên không tác động hoặc chỉ chặt bỏ cây không mục đích, dây leo
Trang 27Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
Phát dọn theo băng được áp dụng ở nơi đất dốc, xói mòn mạnh ưu điểm của phương thức này là tiết kiệm được tiền và nhân lực đầu tư, bảo vệ được đất, tạo được tiểu hoàn cảnh tốt cho cây trồng Nhược điểm là khó thi công, nếu bề rộng của băng chặt không thích hợp, cây trồng thường bị thiếu ánh sáng, sâu bệnh dễ phát sinh
- Phát dọn toàn diện: Phát dọn toàn diện là dọn trên toàn bộ diện tích đất trồng rừng Phương thức này có thể thực hiện theo các phương thức cụ thể sau đây: Phát dọn toàn.diện và đốt toàn bộ thực bì trên đất trồng rừng từ chân đồi đến đỉnh đồi đều được phát dọn, sau khi tận dụng những cây cỏ có thể dùng được, số cây còn lại rải đều trên mặt đất, phơi khô rồi đốt hoặc chất thành đống nhỏ, chờ khô rồi đốt
Trước khi đốt phải làm đường băng cản lửa rộng ít nhất 50 m, quét dọn sạch cành khô, lá rụng, khi đốt phải chờ lúc lặng gió, châm lửa đốt từ phía cuối ngọn gió, cử người trông coi
Ưu điểm của xử lý bằng cách đốt là đỡ tốn công, tang lượng tro cho đất và diệt được một số sâu bệnh hại
Nhược điểm là lớp đất mặt dễ bị bào mòn, khi đốt do nhiệt độ cao làm cho tính chất lý- hoá tính của đất thay đổi theo chiều hướng xấu đi, một số sinh vật đất có lợi bị tiêu huỷ Phương thức này được áp dụng nơi có độ dốc dưới 150, Xói mòn nhẹ, nơi nhân lực ít, xa các khu dân cư
- Phát dọn toàn diện và để thực bì tự hoại mục: Thực bì được phát dọn, tận thu cây cỏ có thể sử dụng, sau đó xếp thực bì thành băng rộng 0,5 - 1 m theo đường đồng mức hoặc bom nhỏ rồi rải đều trên mặt đất để tự hoại mục
Phương thức này có ưu điểm là tăng lượng mùn cho đất, hạn chế lượng nước bốc hơi mặt đất, hạn chế xói mòn Nhược điểm là không thuận tiện cho làm đất trồng rừng và nếu làm không đúng kỹ thuật thì sâu bệnh dễ phát triển, dễ gây cháy rừng
- Phát dọn toàn diện có để chỏm hoặc băng xanh.' Thực bì được giữ lại ở đỉnh đồi núi có đường kính rộng 5 - 10 m hoặc thực bì được giữ lại thành băng xanh rộng 1 - 2 m, chiều dài chạy theo đường đồng mức, ở giữa chiều dốc và ở
Trang 28Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
chân dốc Phương thức này được áp dụng ở nơi có độ dốc trên 150, chiều dài dốc trên 100 m, nơi bị xói mòn mạnh
Kỹ thuật làm đất trồng rừng
Làm đất là một trong những biện pháp kỹ thuật cơ bản nhằm đảm bảo cho làng trông có tỉ lệ sống cao, thời gian để ổn định sau khi trồng ngắn, tốc độ sinh trưởng ban đầu của rừng nhanh Làm đất trồng rừng có nhiều điểm giống làm đất trồng cây nông nghiệp và vườn ươm, song cũng có những đặc điểm riêng vì: + Đất để trồng rừng đại bộ phận là đồi núi dốc, nhìn chung là đất hoang, đất thường có điều kiện cực đoan, thảm thực bì có thể thưa thớt, cằn cỗi hoặc dày đặc
+ Đối tượng của trồng rừng là thực vật sống lâu năm, chu kỳ kinh doanh dài, hệ rễ ăn sâu, rộng, do đó không thể mỗi năm tiến hành làm đất một lần được, mà phải cách mấy năm, thậm chí mấy chục năm mới làm đất một lần
Những đặc điểm trên có ảnh hưởng đến nhiệm vụ, phương thức phương pháp làm đất trồng rừng
Nhiệm vụ chủ yếu của làm đất trồng rừng là:
Cải thiện điều kiện lập địa: Nhiệm vụ cơ bản của làm đất trồng rừng là cải thiện điều kiện lập địa, đặc biệt là điều kiện ánh sáng và đất, tác dụng cụ thể biểu hiện trên các mặt sau:
Tác dụng của làm đất đối với điều kiện ánh sáng: Trên đất trồng rừng có thảm thực bì dày đặc, một trong những nhiệm vụ trọng yếu của làm đất là phải điều tiết được quan hệ cạnh tranh ánh sáng, cạnh tranh của hệ rễ giữa thực bì và cây trồng Ở những nơi đất trồng rừng có đầy đủ nước, giải quyết được vấn đề ánh sáng cho rừng non, thường được coi là nhiệm vụ hàng đầu
Tác dụng của làm đất đến điều kiện nhiệt độ trong đất: Trong phạm vi địa hình nhất định của một vùng có thực bì tự nhiên dày đặc che phủ, muốn làm thay đổi nhiệt độ trong đất, phải thông qua thay đổi điều kiện chiếu sáng Trong khi làm đất, loại bỏ một phần hoặc toàn bộ thực bì tự nhiên làm cho đất quang sáng, do đó nhiệt độ mặt đất tăng, có lợi cho hoạt động của vi sinh vật trong đất phân giải các chất hữu cơ, vì vậy có lợi cho sinh trưởng của hệ rễ cây trồng, làm
Trang 29Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất Song có vùng đất quá khô hạn, khí hậu khắc nghiệt, cây trồng chịu được hoặc yêu cầu có độ che bóng nhất định, trong trường hợp đó cần phải có ý giữ lại một phần thực bì hoặc phải gieo trồng các loài cây có tác dụng che bóng chung quanh hố trồng, nhằm bảo vệ cây non, tránh được nắng gió hại, sương giá và cải tạo đất
Tác dụng của làm đất với tình hình nước trong đất: Làm đất có tác dụng làm tăng độ ẩm của đất chủ yếu do đất nhỏ, tơi xốp, cắt đứt mao quản, do đó làm tăng tính thấm nước, giảm được bốc hơi và tiêu hao nước của cỏ dại Mặt khác thông qua làm đất có thể cải tạo được tiểu địa hình có lợi cho thấm và giữ nước nhà làm ruộng bậc thang, hố lõm, rãnh
Ớ những vùng úng trũng hoặc ngập nước, để làm cho đất thoát nước phải đào rãnh, đắp ụ, đắp luống cao
Tác dụng của làm đất đối với tình hình chất dinh dưỡng trong 4ất: chất dinh dưỡng khoáng Có trong đất trồng rừng nhiều hay ít, chủ yếu do độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, độ đá lẫn làm đất có thể thay đổi được một phần của nhiều nhân tố trên theo hướng có lợi cho cây trồng
Thông qua làm đất còn tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển tốt, điều đó có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, nó là một trong những cơ sở chủ yếu để chống hạn, chống gió bão và tạo điều kiện cho rừng mau khép tán, sớm hình thành một quần thể
Đảm bảo mật độ trồng và phối trí cây hợp lý: Đất trồng rừng do đặc điểm
có nhiều đá nổi trên mặt, đá chìm, cây tái sinh có giá trị kinh tế mọc rải rác hoặc tập trung, do đó mật độ và phối trí các điểm gieo trồng trên thực tế thường không được như tính toán, nhiệm vụ của làm đất lulàlll khắc phục một phần những khó khăn trên đảm bảo rừng trồng có mật độ và phối trí hợp lí
Những nhiệm vụ của làm đất trên đây, cũng là những chỉ tiêu kỹ thuật lớn của công tác làm đất Làm đất trồng rừng cần xuất phát từ đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài cây trồng, điều kiện lập địa, song cũng cần chú ý tới điều kiện kinh tế, đặc biệt ở vùng núi, trình độ dân trí còn thấp, làm đất cần phải đảm bảo chất lượng tốt đồng thời giá thành phải hạ
Trang 30Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
Luống lõm: Luống được tạo thành do hai đường rãnh, chiều rộng thường từ 0,3 - 0 7m, sâu từ 0,15 - 0,3m, hướng của luống nếu có điều kiện nên thẳng góc với hướng gió hại hoặc chạy theo đường đồng mức (nếu có độ dốc nhỏ)
Để tránh tạo thành dòng chảy mạnh gây xói mòn, trên từng đoạn dài của rãnh luống phải đắp những ụ đất Luống lõm được áp dụng ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt, đất có tầng mặt dầy, khô hạn, thoát nước tốt, cây trồng ưa ẩm hoặc chịu ẩm
Luống cao: Được tạo thành do một hoặc hai đường rãnh, chiều rộng thường
từ 0,3 - 0,7m, cao từ 0,2 - 0,3m, hướng luống chạy theo đường thoát nước tốt nhất Luống cao thường được áp dụng ở những vùng đất trũng, thoát nước không tốt, đất hoang cỏ dại dầy đặc, đất sau khai thác có độ ẩm cao
+ Phương pháp làm đất theo hố nơi đất bằng: Hố bằng: Hố có hình vuông hay hình tròn, kích thước hố tuỳ thuộc cường độ kinh doanh, điều kiện lập địa, thực bì, đặc tính sinh vật học loài cây trồng, nhìn chung thường có kích thước từ 0,3 - 1m, sâu 0,2 - 0,5m
Hố lõm: Hố tròn hoặc vuông cvó đường kính tù 0,3 - 1m, sâu 0,3 - 0,5m, xung quanh hố hoặc phía có gió hại được đắp cao 0,1 - 0,3m
Hố lồi: Hố thường có kích thước từ 0,2 - 1m, cao từ 0,2 - 0,3m Đối tường làm đất theo hố cũng giống như theo dải, theo luống, song do chướng ngại vật hoặc điều kiện kinh tế hạn chế nên không làm theo dải, theo luống được
Phương thức làm đất cục bộ trên đất dốc, có các phương pháp như sau:
Trang 31Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
+ Phương pháp làm đất theo dải, bậc thang, theo rãnh:
Dải nghiêng: Hướng của dải chạy theo đường đồng mức, bề rộng tuỳ theo điều kiện lập địa và tính năng của công cụ, yêu cầu về phòng hộ, nói chung thường từ 0,5 - 3m, cự li các dải từ 1 - 2m, áp dụng ở nơi có độ dốc nhỏ (dưới 150), đất có tầng dầy, cỏ dại nhiều xói mòn nhẹ
Bậc thang: Bề rộng bậc thang phụ thuộc vào điều kiện lập địa, nơi đất dốc, xói đá nhiều, bề rộng 0,3 - 0,6m, đất tốt 0,5 - 1m, nói chung bề rộng thường dưới im, mặt bậc thang bằng hoặc hơi nghiêng về phía ngược chiều dốc
Đây là phương pháp làm đất có thể làm thay đổi điều kiện lập địa triệt để nhất Rãnh: Rãnh đào theo đường đồng mức, đất đào lên đắp ở phía dưới dốc, chiều rộng và chiều sâu của rãnh do lượng nước chảy trên mặt quyết định Theo chioêù dài của rãnh, cách một cự li nhất định phải đắp một bờ nhỏ chắn ngang
để tránh xói mòn
Phương pháp này được áp dụng ở nơi có tầng đất mặt tương đối dày, đất bị xói mòn mạnh
+ Phương pháp làm đất theo hố trên đất dốc:
Hố nghiêng: Hố có hình vuông hoặc tròn, thường có kích thước: 0,3 x 0,3 x 0,3m, hoặc 0,2 x 0,2 x 0,2m, các hố đào thường bố trí theo hình nanh sấu Sau khi đào khoảng 2 - 3 tuần lễ nên tiến hành lấp hố, đất lấp hố phải đập nhỏ, nhặt sạch cỏ, đá cục
Đây là phương pháp làm đất chủ yếu để trồng rừng ở những vùng đất đồi núi của nước ta hiện nay Hố bậc thang: Hố có bề rộng từ 0,3 - im, mặt hố bằng hoặc nơi nghiêng về phía trên dốc, có thể đắp bờ cao 0,15 - 0,2m, trong một hố
có thể trồng một hoặc nhiều cây Hố bậc thang được áp dụng chủ yếu ở vùng đất
có độ dốc lớn, đất bị xói mòn mạnh, đất có tầng mặt tương đối dày
Hố vẩy cá: Hố có chiều dài 1 - 2m, rộng 0,5 - 0,7m, đất đào lên được đắp ở phía dưới dốc theo hình trăng non, tuỳ theo điều kiện cụ thể mà có hoặc không cần mở một chỗ để thoát nước, mặt hố hơi dốc nghiêng về phía trên dốc Phương pháp này thường được dùng ở nơi khô hạn, ít mưa
* Bón phân cho rừng trồng
Trang 32Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
Phân bón có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh trưởng và phát triển của rừng trồng, đến sản lượng và chất lượng sản lượng cần thu hoạch Trong lâm nghiệp bón phân cho rừng trồng được áp dụng khoảng trên 50 năm gần đây Bón phân cho rừng trồng đều cho kết quả nhanh và nâng cao được tỷ lệ sống, làm tăng lượng sinh trưởng, nâng cao được sản lượng và chất lượng sản phẩm, làm tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh hại, với thiên tai, cải tạo đất v.v vì vậy các nước có nền lâm nghiệp tiên tiến đều sử dụng phân bón cho rừng trồng, ở ta trong những năm gần đây đã sử dụng phân hữu cơ, vô cơ và phân vi sinh cho rừng trồng, đã mang cao được chất lượng và rút ngắn được chu
kỳ kinh doanh của rừng trồng
Phân bón có hiệu quả nhanh, rõ rệt đối với rừng trồng, song loại phân bón, liều lượng, thời gian và phương pháp bón để phát huy cao nhất hiệu quả kinh tế của nó, còn tuỳ thuộc nhiều nhâm tố, do đó khi sử dụng phân cần lưu ý các nhân
tố sau: + Đất: Phân bón và đất có quan hệ qua lại mật thiết và đều ảnh hưởng đến rừng trồng do vậy khi bón phân cần nghiên cứu đất về các mặt: Hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng khoáng có trong đất, thành phần cơ giới, độ chua (pH) v.v để quyết định chọn loại phân, liều lượng và nồng độ bón cho thích hợp
+ Loài cây: Mục đích chủ yếu của bón phân là nhằm cải thiện điều kiện sống.cho cây trồng, do đó khi bón phân phải xuất phát từ đặc tính sinh vật học của loài cây trồng, các loài cây khác nhau và thậm chí trong cùng một loại cây song ở các giai đoạn tuổi khác nhau, yêu cầu chất dinh dưỡng cũng khác nhau Nói chung cây lá kim có yêu cầu chất dinh dưỡng thấp hơn cây lá rộng, ở giai đoạn tuổi non cây yêu cầu về đạm nhiều hơn so với lân và khu
+ Loại phân bón: Mỗi loại phân bón có tính chất khác nhau, sau khi bón phân vào đất hiệu quả đối với cây trồng và đất có khác nhau Vì vậy trước khi bón cần hiểu rõ loại phân bón, hàm lượng chất khoáng và hiệu quả của phân nhanh hay chậm đệ quyết định chọn loại phân và phượng pháp bón Nói chung các loại cây trồng đều cần đến đạm, lân và khu nhiều nhất và một số nguyên tố
đa dạng và vi lượng khác
Trang 33Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
- Phương thức và phương pháp bón phân Trong trồng rừng có hai phương thức bón phân chủ yếu là bón lót và bón thúc
Bón lót là bón trước hoặc đồng thời lúc trồng cây Trong quá trình sinh trưởng và phát tnểncủa rừng trồng có thể bón thúc một hoặc nhiều lần, bón thúc nên tiến hành vào giai đoạn tuổi mà cây sinh trưởng mạnh nhất Phương pháp bón phân nhằm tạo điều kiện cho cây trồng có thể hấp thụ được nhiều phân nhất hoặc kết hợp để cải tạo đất, có nhiều phương pháp bón như bón tập trung vào gốc, vào lãnh, bón vòng quanh gốc cây, hoặc giải đều trên mặt đất, tuỳ theo mục đích, loại phân, cây trồng, điều kiện hoàn cảnh và kinh tế chọn phương pháp bón cho thích hợp
Phương thức và phương pháp trồng rừng
* Trồng rừng dưới tán rừng
Trước khi khai thác rừng từ 1 -3 năm, chặt hết toàn bộ hoặc một phần cây bụi cây non của loài cây thứ yếu mọc ở dưới tán rừng, sau đó tuỳ tình hình cây bụi, cỏ dại mà chọn cách làm đất cho thích hợp, nhìn chung câu bụi, cỏ dại càng dày đặc diện tích ô đất làm càng lớn
Trên những ô đất đã làm tiến hành gieo hạt hoặc làm cây con Sau khi trồng
từ 1-3 năm tuỳ theo yêu cầu về ánh sáng của cây trồng mà khai thác một phần hoặc toàn bộ cây rừng Ưu điểm của phương thức này là lợi dụng được điều kiện hoàn cảnh rừng đất tơi xốp, chưa bị nhiễm sâu bệnh hại, cỏ dại chưa xâm lấn, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm được điều hoà
Dưới tán rừng cây non không bị sương giá, nắng hại, vì vậy đỡ tốn công làm đất chăm sóc Mặt khác lợi dụng được đất tưa g đối sớm, rút ngắn được chu
kỳ khai thác Song nhược điểm khi khai thác cây trồng dễ bị tổn thương cơ giới Phương thức này có thể áp dụng cho hầu hết các cây ưa bóng hoặc lúc nhỏ chịu bóng, ở những nơi sau khai thác cỏ mọc nhiều và nhanh
* Phương thức trồng rừng cục bộ
Trên những vùng đất sau khai thác đã tái sinh tụ nhiên nhưng không đều hoặc số lượng cây mục đích tái sinh ít, chất lượng kém, trên đất đã khoanh núi
Trang 34Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
nuôi rừng nhưng rừng mới bắt đầu phục hồi Số lượng cây mục đích còn ít, những nơi này có thể trồng rừng cục bộ nghĩa là phối hợp tái sinh tự nhiên với trồng nhân tạo
Có hai phương thức trồng rừng cục bộ là trồng theo hành lang (giải, băng)
và theo cụm (khóm)
+ Phương thức trồng rừng cục bộ theo hành lang: Tuỳ theo mục đích trồng, điều kiện lập địa, đặc tính sinh vật học của loài cây trồng và tình hình thực bì mà quyết định bề rộng của hành lang, cự li giữa các hành lang cho thích hợp
Trong hành lang phát bỏ toàn bộ hoặc chỉ giữ lại cây mục đích, sau đó làm đất theo hố, ô, hoặc theo băng, cách một cự li nhất định trồng một cây, một nhóm cây hoặc gieo hạt thẳng Băng chừa được giữ nguyên không tác động hoặc được chặt nuôi dưỡng chỉ giữ lại cây mục đích
Phương thức này lợi dụng được điều kiện tiểu khí hậu và đất tốt của rừng, cây trồng được băng chừa lại giữ đất, giữ nước, chống sói màn, hạn chế cỏ dại phát triển, đồng thời có tác dụng che chở cho cây non tránh được thời tiết bất lợi, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng tốt, giảm được công chăm sóc
Khuyết điểm chủ yếu của phương thức này là nếu bề rộng của hành lang không thích hợp, cây trồng thường bị thiếu ánh sáng, mặt khác băng chừa là nơi
ẩn náu của nhiều loại côn trùng, dã thú phá hoại
Ở nước ta phương thức trồng rừng cục bộ theo hành đã áp dụng thành công với cây mỡ
+ Phương thức trồng rừng cục bộ theo khóm (cụm): Tuỳ theo tình h'vth tái sinh, điều kiện lập địa, đặc tính sinh vật học của cây trồng mà quyết định số lượng và phân bố các khóm cho thích hợp
Nguyên tắc của phương thức này là trong mỗi khóm phải trồng dày (trồng nhiều cây con hay gieo nhiều hạt), trong quá trình chăm sóc mỗi cụm chỉ giữ lại
1 -2 cây tốt nhất Ưu điểm của trồng theo khóm là do số lượng cá thể nhiều nên sớm hình thành quần thể thực vật có lợi cho cây non cạnh tranh với cỏ dại và các yếu tố có hại của thời tiết, rễ dụng thực hiện chọn lọc tự nhiên và nhân tạo
Trang 35Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
Song tốn hạt giống, cây con, khó hoặc không sử dụng được cơ giới hoá trong trồng rừng và chăm sóc Phương thức này được áp dụng ở nơi sau khai thác cỏ dại mọc nhiều, tái sinh tự nhiên không đều, nơi khoanh núi nuôi rừng những cây chủ yếu tái sinh ít
* Phương thức trồng rừng toàn diện
Trồng rừng được tiến hành đều khắp trên đất trồng, không có sự tham gia của cây con tái sinh tự nhiên Ởnước ta phương thức trồng rừng toàn diện được
áp dụng rộng rãi trên đất tầng thứ sinh nghèo kiệt, đất sau khai thác còn tính chất đất rừng để trồng cây Mờ, Quế, Dầu v.v… Trên đất đồi núi nghèo xấu, đã mất tính chất đất rừng để gây trồng cây Thông, Bạch đàn, Keo v.v Trên đất chưa hề
có rừng như bãi cát,'đất ngập mặn để trồng cây Phi lao, các loài cây nước mặn (Được, Sú, Vẹt v.v )
+ Số lượng hạt gieo nhiều nên số lượng cây non mọc nhiều, dễ dàng thực hiện chọn lọc tự nhiên và nhân tạo
+ Có thể dùng máy bay để gieo hạt thẳng ở những vùng đất rộng lớn, do đó đẩy nhanh được tấc độ trồng rừng, đỡ tốn công, giá thành trồng rừng hạ, đầu tư
ít
Nhược điểm:
Trang 36Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
+ Sau khi trồng số lần và thời gian chăm sóc nhiều hơn, tốn nhiều hạt giống hơn so với trồng rừng bằng cây con Hạt sau khi gieo xuống đất cây con mới nhú mầm dễ bị nguy hại bởi chim, kiến, cỏ dại và thời tiết bất lợi v.v
+ Công tác trồng rừng thường bị hạn chế bởi tính chu kỳ được mùa hạt giống, kỹ thuật cất trữ hạt, điều kiện lập địa và đặc tính sinh vật học của loài cây trồng
Đặc điểm kỹ thuật:
+ Chọn nơi gieo: Gieo hạt bằng tay thường thực hiện ở nơi có diện tích nhỏ
bé nên chọn nơi có khí hậu ôn hoà, đất tốt ẩm xốp, ít cỏ dại và nguy hại của chim thú
Phương pháp trồng rừng bằng cây con
Trồng rừng bằng cây con là dùng cày con, chủ yếu đã được nuôi dưỡng trong vườn ươm một thời gian, làm nguyên liệu để trồng rừng Đây là phương pháp trồng rừng chắc chắn nhất và được áp dụng rộng rãi nhất, so với trồng rừng bằng gieo hạt thẳng có những ưu khuyết điểm sau:
Ưu điểm:
+ Cây con đem trồng có đủ thân, rễ, lá nên có sức đề kháng cao sơ với hoàn cảnh, chủ yếu là khô hạn và cỏ dại, vì vậy phương pháp trồng rừng này có thể áp dụng trong mọi lập địa
+ Tiết kiệm được hạt giống, giảm được thời gian và số lần chăm sóc
Nhược điểm: Phương pháp này là quá trình sản xuất phức tạp đòi hỏi nhiều chi phí sức lao động do phải ươm cây, do vận chuyển cây con nên giá thành thường cao hơn so với gieo hạt thẳng cây con dễ bị tổn thương cơ giới và hệ rễ
Trang 37Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
Trong công tác trồng rừng của ta hiện nay loại cây con được sử dụng phổ biến nhất là những cây được gieo ươm nuôi dưỡng ở vườn ươm từ hạt giống, cây dại rất ít được sử dụng vì số lượng đủ tiêu chuẩn ít, phân tán, chỉ có thể lợi dụng để trồng dặm trên diện tích hẹp vào những năm thiếu cây con
+ Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Tỷ lệ sống thời gian ổn định sau khi trồng
và tốc độ sinh trưởng ban đầu của rừng, ngoài ảnh hưởng của điều kiện lập địa,
kỹ thuật trồng, chăm sóc, còn do cây con đem trồng có đủ tiêu chuẩn hay không quyết định Tiêu chuẩn cây con bao gồm phẩm chất và tuổi Đánh giá phẩm chất cây con tốt hay xấu chủ yếu căn cứ vào hình thái cây ươm, biểu hiện ở đường kính cổ rễ, chiều cao thân cây phải đạt được một kích thước nhất định tuỳ theo loài cây
Ngoài ra với cây lá kim phải còn ngọn, cây lá rộng không được tỉa cành và một số tiêu chuẩn khác như không bị sâu bệnh, tổn thương cơ giới.v.v Về tuổi cây con, tuỳ theo mục đích, điều kiện lập địa, trạng thái hoàn cảnh của nơi trồng rừng, giá thành rừng trồng v.v mà quy định tuổi khác nhau
Trồng cây con nhỏ tuổi, ít tốn công chăm sóc ở vườn ươm và công vận chuyển, song sức chống đỡ với khô hạn, cỏ dại và thời tiết bất lợi, nói chung là yếu, mặt khác thường tốn công chăm sóc sau khi trồng
Cây con lớn tuổi có sức chống cỏ dại xâm lấn, chống hạn cao, sau khi trồng rừng mau khép tán, giảm được công chăm sóc, song thời gian nuôi cây ở vườn ươm kéo dài, tốn công vận chuyển, cây dễ bị tổn thương cơ giới
Vì vậy với mỗi loại cây khác nhau, thậm chí cùng một loại cây, song phải tuỳ điều kiện cụ thể mà quy định tuổi cho thích hợp
Những năm gần đây do trình độ cơ giới hoá cao trong bóng cây, vận chuyển, trồng và để đạt mục đích rừng sau khi trồng nhanh chóng cho gỗ hoặc phát huy tác dụng phòng hộ, ở một số nước lâm nghiệp tiên tiến, có khuynh hướng dùng cây con có tuổi tương đối lớn để trồng
II.2 Du lịch kết hợp
Tương Dương là điểm du lịch rất hấp dẫn, bởi tài nguyên du lịch ở đây rất phong phú và đa dạng (du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh, ): Nói vậy bởi nơi
Trang 38Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
đây có nhiều lợi thế để phát triển du lịch Nằm trong khu dự trữ sinh quyển lớn nhất cả nước, với những phong cảnh dễ say lòng người như hai dòng Nậm Nơn, Nậm Mộ và những câu chuyện đầy chất huyền thoại, rồi rừng Quốc gia Pù Mát, rừng Săng Lẻ ở xã Tam Đình được nhiều người đánh giá là đẹp nhất nước, rừng lạnh nguyên sinh ở xã Tam Hợp, rừng cây lùn ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát (xã Tam Quang), Bên cạnh đó, hồ thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố sẽ là những điểm thu hút du khách, phát triển dịch vụ du thuyền thám hiểm lòng hồ, tham quan các ốc đảo và thưởng thức các loại đặc sản của núi rừng như thịt gà đen, lợn đen, cá mát, cơm lam, măng đắng,
Tương Dương cũng là huyện có khá nhiều di tích - lịch sử, tiêu biểu như đền Cửa Rào (xã Xá Lượng), đền thờ Lý Nhật Quang (xã Tam Quang), hang Thằm Cóng (xã Tam Bông) và hệ thống hang động ở bản Xiềng Lằm (xã Hữu Khuông) Đặc biệt, đền Cửa Rào từ lâu đã trở thành nơi gửi gắm tâm linh của đồng bào các dân tộc Tương Dương và du khách gần xa Mấy năm gần đây, huyện Tương Dương thường xuyên tổ chức các hoạt động lễ hội vào dịp đầu xuân đã thu hút một số lượng lớn du khách tìm về với lễ hội
Trang 39Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
Đền Vạn - Cửa Rào
Với đặc điểm có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống nên vùng đất Tương Dương có đời sống văn hóa phong phú và đa dạng, mang đậm bản sắc vùng miền đến nay cơ bản vẫn còn lưu giữ được Đồng bào Thái với câu lăm, điệu khắp cùng bộ trang phục duyên dáng, gợi cảm; đồng bào Mông với bộ trang phục hoa văn sặc sỡ cùng điệu múa xòe; đồng bào Khơ Mú với điệu hát tơm lôi cuốn người nghe bởi giai điệu rộn ràng Đó là chưa kể tới đời sống văn hóa - xã hội của đồng bào Tày Poọng, Ơ Đu đang trên bước đường hồi sinh Với ưu thế chiếm số lượng lớn và cư trú rộng khắp, đồng bào Thái ở Tương Dương từ lâu
đã có ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc của dân tộc mình, trong đó phải kể đến yếu tố không gian văn hóa Vì thế, ở Tương Dương lưu giữ được một số bản Thái cổ như bản Chắn, bản Mác, bản Lau (xã Thạch Giám), bản Xoóng Con, bản Phồng (xã Lưu Kiền), bản Huồi Tố (xã Mai Sơn),
Trang 40Tel: 028 3910 6009
Phone: 0918 755 356 P.Đ K o Q.1
P o
Website: www.duanviet.com.vn Email:tuvan@duanviet.com.vn
Đội cồng chiêng Tương Dương tại Festival cồng chiêng Tây Nguyên
Hang Thẳm Nặm
Dương khoảng 33 km đường cò bay theo hướng đông bắc Tuy nhiên tổng đường cần đi thì cỡ 55 km
Từ thị trấn Hoà Bình theo quốc lộ 7 hướng tây bắc đi 6 km đến xã Xá Lượng, thì chuyển sang quốc lộ 48C đi khoảng 12 km đến Thuỷ điện Bản
đi bộ đến hang mất cỡ 5 phút nếu thời tiết thuận lợi
Thẳm Nặm nằm trong một quần thể hang động gồm Thẳm Tạo (hang Hoàng Tử), Thẳm Nàng (hang Công Chúa), Thẳm Xoóng (hang Hai Cửa) gắn liền với một số tập quán của cư dân địa phương với hội giao duyên thu hút nam thanh nữ tú trong vùng, thường tổ chức từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm