Lãi suất danh nghĩa so với LS thực Lãi suất danh nghĩa : LS được quan sát hoặc hiêm yết , không điều chỉnh lạm phát LS thực = LS danh nghĩa – Lạm phát Giả thuyết Fisher : Độ lớn củ
Trang 1Đầu tư tài chính
1 LÃI SUẤT 3
2 PHƯƠNG SAI VÀ ĐỘ LỆCH CHUẨN LỊCH SỬ 3
3 LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 3
3.1 Các loại lãi suất 3
3.1.1 Lãi suất cơ bản ( Prime rate): 3
3.1.2 Lãi suất định hướng: 3
3.1.3 Lãi suất qua đêm của quỹ liên bang (Federal funds rate): 3
3.1.4 Lãi suất chiết khấu (discount rate): 4
3.2 Giá thị trường tiền tệ 4
3.2.1 Yết giá tín phiếu kho bạc 4
3.2.2 Lợi suất trái phiếu tương đương 4
3.2.3 Lãi suất đơn APR và lãi suất hiệu lực EAR 4
3.2.4 Đường cong lợi suất tín phiếu kho bạc 5
4 CẤU TRÚC KÌ HẠN CỦA LÃI SUẤT 5
5 LÃI SUẤT CK KHO BẠC MỸ TÁCH RỜI 5
6 LÃI SUẤT DANH NGHĨA SO VỚI LS THỰC 5
7 LÝ THUYẾT CẤU TRÚC KÌ HẠN 5
7.1 Lý thuyết cổ điển 5
7.1.1 Lý thuyết kì vọng 5
7.1.2 Lý thuyết ưa thích kì hạn 7
7.1.3 Lý thuyết phân khúc thị trường 7
7.2 Quan điểm hiện đại 7
7.2.1 Những vấn đề với lí thuyết cổ điển 7
7.2.2 Lý thuyết cấu trúc kì hạn hiện đại 8
7.2.3 Rủi ro vỡ nợ và thanh khoản 8
8 GIÁ CẢ VÀ LỢI SUẤT TRÁI PHIẾU 9
8.1 Cơ bản về trái phiếu 9
8.2 Lãi suất trái phiếu 9
8.3 Giá trái phiếu 9
8.4 Lãi suất mua lại TP 10
8.5 Rủi ro lãi suất và kì đáo hạn 11
8.6 Các định lí makiel 11
9 DURATION 11
10 RỦI RO TÁI ĐẦU TƯ 12
11 TỈ SUẤT SINH LỢI KÌ VỌNG 13
12 ĐA DẠNG HÓA VÀ RỦI RO DANH MỤC 14
13 ĐƯỜNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 15
14 ĐƯỜNG THỊ TRƯỜNG VỐN CML 16
15 QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ 17
15.1 Lý thuyết định giá cổ phần thường 18
15.1.1 Kỹ thuật định giá chiết khấu dòng tiền 18
15.1.2 Kỹ thuật định giá tương đối 21
15.2 Phân tích kinh tế vĩ mô và thị trường 22
15.2.1 Phương pháp dùng chỉ tiêu chu kì để dự báo nền kinh tế 23
15.2.2 Phân tích các biến tiền tệ , nền kinh tế và giá chứng khoán 24
Trang 215.2.3 Phân tích thị trường chứng khoán thế giới : BỎ QUA 25
15.3 Phân tích ngành 25
15.3.1 Phân tích vĩ mô 25
15.3.2 Phân tích vi mô 26
15.3.2.1 Định giá thị trường sử dụng mô hình DDM 26
15.3.2.2 Định giá thị trường sử dụng mô hình FCFE 26
15.3.2.3 Các mô hình định giá sử dụng chỉ số tương đối 26
16 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DANH MỤC ĐẦU TƯ 26
16.1 Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả 27
Trang 3ro (risk – free rate)
TSSL vượt trội là phần TSSL tăng them khi chuyển một khoản đầu tư gần như phi rủi ro sang một khoản đầu tư rủi ro , là phần thưởng cho việc gánh chịu rủi ro được gọi là phần
Phương sai mẫu hiệu chỉnh σ2 độ lệch chuẩn σ
3 Lãi suất thị trường tiền tệ
3.1 Các loại lãi suất
3.1.1 Lãi suất cơ bản ( Prime rate):
Là lãi suất ngắn hạn chính yếu vì nó là cơ sở mà các ngân hàng thương mại lớn tính trên các khoản vay ngắn hạn (lãi suất được niêm yết theo cách lãi suất cơ bản cộng hoặc trừ ra một khoảng chênh lệch (spread) Lãi suất cơ bản thì nổi tiếng như là lãi suất định hướng cho hoạt động cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp
3.1.2 Lãi suất định hướng:
Là lãi suất đóng vai trò định hướng hay chỉ báo cho xu hướng tương lai Ví dụ lãi suất chỉ ra dấu hiệu của lạm phát
3.1.3 Lãi suất qua đêm của quỹ liên bang (Federal funds rate):
Là lãi suất cơ bản nhất cho hoạt động của các ngân hàng thương mại Là lãi suất
mà các ngân hàng tính cho nhau trên những khoản vay qua đêm bằng hoặc lớn hơn $1 triệu Lãi suất liên ngân hàng (interbank rate) được thiết lập bởi việc đấu giá liên tục giữa các ngân hàng, nơi mà các ngân hàng mong muốn cho vay sẽ đăng lên “lãi suất chào bán” (offer rates)và các ngân hàng mong muốn đi vay sẽ đăng lên “lãi suất chào mua” (bid rates)
Có 4 loại lãi suất được công bố Hai mức lãi suất từ phiên giao dịch trong ngày:
mức cao là mức lãi suất cao nhất chào bán và thấp là mức lãi suất thấp nhất chào mua trong một ngày giao dịch Hai lãi suất khác cho chúng ta cái nhìn nhanh vào
Trang 4cuối ngày: lãi suất chào mua đại diện cho lãi suất đi vay, lãi suất chào bán đại
diện cho lãi suất cho vay
3.1.4 Lãi suất chiết khấu (discount rate):
Là lãi suất mà Cục Dự trữ liên bang trả cho các ngân hàng thương mại trên các khoản dự trữ qua đêm Các ngân hàng được yêu cầu phải duy trì những khoản dữ trữ bắt buộc tính bằng phần trăm của các khoản tiền gửi từ khách hàng Lãi suất chiết khấu là công cụ cơ bản của chính sách tiền tệ
Lãi suất nào quan trọng nhất đối với NH thương mại ?
Lãi suất nào quan trọng nhất với các tổ chức phi ngân hàng ?
3.2 Giá thị trường tiền tệ
Nếu chúng ta được cung cấp mức lãi suất được yết trên cơ sở chiết khấu ngân hàng cho một công cụ thị trường tiền tệ , lúc đó chúng ta có thể tính toán giá của công cụ đó như sau
Sự khác biệt giữa giá hiện tại và mệnh giá là phần lại thu được cho đến ngảy đáo hạn của công cụ TTTT đó
Số ngày cònlại đến ngày đáo hạn
3.2.1 Yết giá tín phiếu kho bạc
Asked : giá bán
Bid : giá mua
“Chiết khấu giá mua” (bid discount) được sử dụng bởi những nhà tạo lập thị trường để thể hiện giá mà họ sẵn sàng chi trả cho tín phiếu kho bạc
“Chiết khấu giá bán” (ask discount) được sử dụng để cho biết giá mà nhà tạo lập thị trường chấp nhận bán tín phiếu kho bạc
Xem xét một tín phiếu với tỷ lệ chiết khấu giá mua là 0,028% và tỷ lệ chiết khấu giá bán là 0,020% Tín phiếu này đáo hạn trong vòng 79 ngày Với một tín phiếu kho bạc có mệnh giá $1 triệu,
Giá mua = $999,938.56 = $ 1,000,000 x (1 – 79/360 x 0.00028) Giá bán = $999,956.11 = $ 1,000,000 x (1 – 79/360 x 0.00020)
3.2.2 Lợi suất trái phiếu tương đương
360×lợi suất chiết khấu)
Giá TP tương ươngđương =
Mệnh giá
1+ n
365× lợi suất TP tương đương
360−số ngày đáo hạn ×lợi suất chiết khấu
3.2.3 Lãi suất đơn APR và lãi suất hiệu lực EAR
1 + EAR = (1 + APR/m)m
Trang 5Một cách tổng quát , từ giá công cụ TTTT => lãi suất chiết khấu => lãi suất TPTĐ
=> lãi suất hiệu lực EAR sử dụng các công thức lần lượt (3.2 ) , (3.2.2) và (3.2.3)
3.2.4 Đường cong lợi suất tín phiếu kho bạc
Là tập hợp các lợi suất chứng khoán kho bạc đối với các kì hạn , là nền tảng để phân tích thị trường trái phiếu và đại diện cho lãi suất cho vay phi rủi ro ở các kì hạn khác nhau
4 Cấu trúc kì hạn của lãi suất
Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất là mối quan hệ giữa thời gian đáo hạn và lãi suất của các công cụchiết khấu thuần túy, phi rủi ro Vì vậy điểm khác nhau giữa đường cong lợi suất và cấu trúc
kỳ hạn đó là đường cong lợi suất dựa trên các trái phiếu coupon, trong khi cấu trúc kỳ hạn dựa trên các công cụ chiết khấu thuần túy Cấu trúc kỳ hạn còn được gọi là đường cong lợi suất zero-coupon để phân biệt với đường cong lợi suất chứng khoán kho bạc
Công cụ chiết khấu thuần túy chỉ có một khoản chi trả bằng với mệnh giá khi đáo hạn mà không có bất kỳ khoản chi trả nào khác Trái phiếu kho bạc không phải là công cụ chiết khấu thuần túy vì nó chi trả lãi suất coupon mỗi 6 tháng
5 Lãi suất CK kho bạc mỹ tách rời
giátrị hiệntại= giátrị tương lai
(1+r )n
n : số kì (≠ số năm) r : lãi suất mỗi kìĐối với STRIPS (CK chiết khấu thuần túy được tạo ra bời tách riêng phần lãi suất coupon và vốn gốc ) , với YTM là TSSL đáo hạn
(1+YTM
2 )
2 n
6 Lãi suất danh nghĩa so với LS thực
Lãi suất danh nghĩa : LS được quan sát hoặc hiêm yết , không điều chỉnh lạm phát
LS thực = LS danh nghĩa – Lạm phát
Giả thuyết Fisher : Độ lớn của LS danh nghĩa theo sau mức độ lạm phát
LS ngắn hạn phản ánh lạm phát hiện tại , LS dài hạn phản ánh kì vọng của NĐT và lạm phát tương lai
Đường cong lợi suất dốc lên dự báo một sự gia tăng trong lãi suất
Đường cong lợi suất dốc xuống dự báo một sụt giảm trong lãi suất
Đường cong lợi suất nằm ngang thể hiện quan điểm rằng lãi suất được mong đợi không thay đổi trong tương lai gần
Trang 6Nguyên tắc cơ bản của lý thuyết kỳ vọng có thể được giải thích với một ví dụ 2 thời kỳ Gọi:
r1 là lãi suất trên thị trường hiện tại cho một khoản đầu tư 1 năm
r2 là lãi suất trên thị trường hiện tại cho một khoản đầu tư 2 năm
r1,1 là lãi suất thị trường cho một khoản đầu tư 1 năm sẵn có tại năm 1, lãi suất này không biết được ở ngày hôm nay
Hai chiến lược đầu tư :
Đầu tư trong khoản thời gian 2 năm với lãi suất r2
Đầu tư trong 1 năm với lãi suất r1, và cuối năm đó, tái đầu tư với lãi suất r1,1
Lãi suất kì hạn hảm ý dòng tiền thu được theo 2 cách đầu tư là bằng nhau
sẽ được biết vào thời điểm một năm trong tương lai
Do đó, nếu r2 = 10% và r1 = 8%, khi đó f1.1 xấp xỉ bằng 12% Lãi suất kỳ hạn dự báo rằng lãi suất một năm ở năm sau tính từ bây giờ sẽ tăng từ 10% lên12% (nhắc lại r2 là lãi suất hàng năm trong 2 năm)
Mặt khác, nếu r2 = 10% và r1 = 12%, lúc đó f1.1 xấp xỉ bằng 8% Lãi suất kỳ hạn dự báo rằng lãi suất một năm ở năm sau sẽ giảm từ 10% xuống 8%
Tổng quát:
Nếu r2 > r1, hay đường cong cấu trúc kỳ hạn của lãi suất dốc lên, khi đó lý thuyết kỳ vọng dự báo một sự gia tăng trong lãi suất
Nếu r2 < r1, biểu thị đường cong cấu trúc kỳ hạn của lãi suất dốc xuống, khi
đó lý thuyết kỳ vọng dự báo một sự sụt giảm lãi suất
Do đó, độ dốc của cấu trúc kỳ hạn như là một chỉ báo của sự thay đổi lãi suất
LÝ THUYẾT KỲ VỌNG VÀ GIẢ THUYẾT FISHER
Mối quan hệ giữa lý thuyết kỳ vọng và giả thuyết Fisher được xác định như sau: Nếu lạm phát tương lai kỳ vọng cao hơn mức lạm phát hiện tại, thì chúng ta có thểthấy đường cong cấu trúc kỳ hạn dốc xuống, lúc đó lãi suất dài hạn thấp hơn lãi suất ngắn hạn
Nói cách khác, cả hai lý thuyết kỳ vọng vài giả thuyết Fisher đều khẳng định rằng một đường cong cấu trúc kỳ hạn dốc lên cho chúng ta biết rằng thị trường đang kỳvọng lãi suất danh nghĩa và lạm phát có khả năng cao hơn trong tương lai
Trang 77.1.2 Lý thuyết ưa thích kì hạn
Một lý thuyết cổ điển khác của cấu trúc kỳ hạn khẳng định rằng người cho vay thích cho vay kỳ hạn ngắn để tránh việc giam vốn trong một thời gian dài Cùng lúc đó, người đi vay lại thích kỳ hạn dài để đảm bảo ổn định tài chính trong khoảng thời gian dài
Theo lý thuyết ưa thích kỳ hạn (maturity preference theory), người vay tiền phải chi trả một lãi suất cao hơn để có thể vay với kỳ hạn dài hơn, giống như là một khoản tiền “hối lộ” để người cho vay kéo dài kỳ hạn cho vay vốn Phần lãi suất
phụ trội này được gọi là “phần bù kỳ hạn”.
Giả thuyết Fisher, lý thuyết ưa thích kỳ hạn, và lý thuyết kỳ vọng có thể cùng tồn tại mà không vấn đề gì Ví dụ, giả sử hình dáng của Đường cong lợi suất được quyết định bởi lãi suất tương lai kỳ vọng theo như lý thuyết kỳ vọng Nhưng lãi suất tương lai kỳ vọng đến từ đâu ? Theo như giả thuyết Fisher, kỳ vọng về lãi suất tương lai dựa trên kỳ vọng về mức lạm phát tương lai Do đó, lý thuyết kỳ vọng và giả thuyết Fisher khá là tương đồng nhau
Hơn thế nữa, đường cong lợi suất cơ bản đã được xác định bởi kỳ vọng lạm phát cũng có thể dành chỗ cho lý thuyết ưa thích kỳ hạn Tất cả những gì chúng ta cần làm là cộng vào lãi suất dài hạn một phần bù kỳ hạn Theo quan điểm này, lãi suấtphi rủi ro dài hạn bao gồm 3 thành phần: lãi suất thực, tỷ lệ lạm phát tương lai dự kiến, là phần bù kỳ hạn
7.1.3 Lý thuyết phân khúc thị trường
Lý thuyết này khẳng định rằng thị trường nợ được phân chia dựa trên sự khác nhau về kỳ hạn của các công cụ nợ sẵn có cho đầu tư Theo lý thuyết này, mỗi kỳ hạn đại diện cho một thị trường riêng biệt, độc lập
Ví dụ, một nhóm người cho vay và đi vay có thể thích thú hơn khi cho vay hay đi bằng một chứng khoán kỳ hạn 10 năm Trong khi đó, một nhóm khác thích hơn khi cho vay hay đi vay bằng một chứng khoán kỳ hạn 5 năm Lý thuyết phân khúcthị trường đơn giản khẳng định rằng lãi suất tương ứng với mỗi kỳ hạn được xác định một cách độc lập bởi điều kiện cung và cầu ở mỗi phân khúc thị trường.Một lý thuyết khác về cấu trúc kỳ hạn, được biết đến là lý thuyết nơi cư ngụ ưa thích (preferred habitat theory), về cơ bản là một sự thỏa hiệp giữa lý thuyết phân khúc thị trường và lý thuyết ưa thích kỳ hạn Nhưng có sự khác biệt đó là những nhà đầu tư có thể bị thuyết phục chuyển sang một kỳ hạn mà họ ít thích hơn bằng một mức lãi suất cao hơn Trong lý thuyết ưa thích kỳ hạn, nơi cư ngụ ưa thích này luôn là các chứng khoán kỳ hạn ngắn hơn là kỳ hạn dài
7.2 Quan điểm hiện đại
7.2.1 Những vấn đề với lí thuyết cổ điển
Lý thuyết kỳ vọng
Lãi suất không phải luôn luôn tăng Hơn nữa, như chúng ta đã thấy với cấutrúc kỳ hạn của STRIPS, cấu trúc kỳ hạn thường hướng xuống đối với kỳ hạn dài Theo giả thuyết kỳ vọng, người tham gia thị trường rõ ràng là
Trang 8mong chờ lãi suất tăng trong 20 năm hoặc khoảng chừng đó năm và sau đógiảm.
Lý thuyết ưa thích kì hạn
Người đi vay lớn nhất thế giới, chính phủ Mỹ, đi vay ngắn hạn nhiều hơn
là dài hạn Hơn thế nữa, nhiều trong số những người mua lớn nhất các chứng khoán có thu nhập cố định, như là quỹ lương hưu, có sự ưu tiên rất mạnh đối với kỳ hạn dài Rất khó để mà giải thích những sự thật trên đây khi dựa vào lý thuyết ưa thích kỳ hạn
Lý thuyết phân khúc thị trường
Theo giả thuyết phân khúc thị trường, chính phủ Mỹ vay mượn ở tất cả các kỳ hạn Rất nhiều nhà đầu tư tổ chức như là quỹ hỗ tương sẵn sàng chuyển từ kỳ hạn này sang kỳ hạn khác để đạt được lãi suất ưu đãi hơn Cùng lúc đó, một vài tổ chức kinh doanh trái phiếu không làm gì khác ngoài mua và bán các phát hành với kỳ hạn khác nhau để khai thác một phần bù dù là rất nhỏ Nói ngắn gọn, trong thị trường thu nhập cố định hiện đại, phân khúc thị trường dường như không có hiệu lực mạnh
7.2.2 Lý thuyết cấu trúc kì hạn hiện đại
Trái phiếu chính phủ dài hạn tính trung bình đem lại thu nhập cao hơn tín phiếu kho bạc ngắn hạn Chúng cũng có rủi ro cao hơn đáng kể Nói cách khác, ở đây cũng xuất hiện một sự đánh đổi giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi ở những trái phiếu phi rủi ro, và những trái phiếu dài hạn dường như có một phần bù rủi ro
Giá trái phiếu dài hạn nhạy cảm hơn với sự thay đổi lãi suất, và phần bù rủi ro đốivới trái phiếu dài hạn được gọi là phần bù rủi ro lãi suất
Phần bù rủi ro lãi suất dành cho trái phiếu dài hạn đưa chúng ta đến việc giải thíchlại giả thuyết ưa thích kỳ hạn dưới góc nhìn hiện đại Mọi thứ được giữ không đổi, các nhà đầu tư thích trái phiếu ngắn hạn hơn là dài hạn Lý do đơn giản là tráiphiếu ngắn hạn ít rủi ro hơn Kết quả là, trái phiếu dài hạn phải cung cấp một mứcsinh lợi cao hơn để bù đắp rủi ro lãi suất cho nhà đầu tư
Kết hợp lại, quan điểm hiện đại của cấu trúc kỳ hạn cho rằng lãi suất danh nghĩa cho chứng khoán phi rủi ro có thể được tính như sau:
RP là phần bù rủi ro lãi suất
7.2.3 Rủi ro vỡ nợ và thanh khoản
NI = RI + IP + RP + LP + DP
Trang 98 Giá cả và lợi suất trái phiếu
8.1 Cơ bản về trái phiếu
Trái phiếu bản chất là một chứng khoán một chuỗi các khoản thanh toán lãi cố định (coupon) trong suốt kì hạn của nó , cùng với một khoản thanh toán nợ gốc cố định khi trái phiếu này đáo hạn
8.2 Lãi suất trái phiếu
LÃI SUẤT COUPON = LS coupon
MệnhGiá
Lãi suất danh nghĩa và không thay đổi
LÃI SUẤT HIỆN HÀNH = Couponhàng năm Giá TP
Lãi suất hiện hành dao động ngược chiều với giá của nó
LÃI SUẤT ĐÁO HẠN : lãi suất chiết khấu làm cân bằng giá trái phiếu với hiện giá các dòng tiền mặt tương lai của nó Lãi suất đáo hạn hầu như chẳng bao giờ bằng với lợi suấtthực hiện vì còn gánh chịu rủi ro giá TP và rủi ro tái đầu tư
8.3 Giá trái phiếu
Giả định : Các khoản thanh toán coupon nhận được đem tái đầu tư với mức lãi suất tương đương
1+ EAR= (1+APR
m
( m là số kì thanh toán trong năm )
C : Coupon hàng năm n : kì đáo hạn tính bằng năm FV : Mệnh giá TP
Công thức gần đúng cho kì thanh toán coupon nửa năm
GIÁ TRÁI PHIẾU =
Trang 10Theo thời gian , giá TP có thưởng giảm đi và giá TP chiết khấu tăng lên và hội tụ về mệnh giá tại thời điểm đáo hạn
Kì hạn TP càng dài thì phần bù /chiết khấu trên mệnh giá càng lớn
Khi TP có thưởng và TP chiết khấu
có cùng YTM thì TP có thưởng có LS hiện hành cao hơn TP chiết khấu Nhưng lợi thế / bất lợi từ LS hiện hành cao hay thấp đều được bù trừ khi giá TP hội tụ về mệnh giá tại thời điểm đáo hạn
=> LS hiện hành không đáng tin cậy cho diễn biến lãi suất thực tế
Niêm yết giá TP
Warren Buffett mua một trái phiếu mệnh giá 1000$ với giá 1080$ , LS coupon 12% thanh toán nửa năm 1 lần Kì thanh toán coupon tiếp theo là 4 tháng nữa
Lãi tích lũy là 60$ * (2/6) = 20$
Giá bẩn = Giá sạch + lãi tích lũy
o Giá bẩn : giá biên nhận ( giá thực tế phải trả để mua trái phiếu)
o Giá sạch : giá niêm yết
TRÁI PHIẾU CÓ THƯỞNG
o P > FV
o YTM <Lãi suất hiện hành< Lãi suất Coupon
TRÁI PHIẾU CHIẾT KHẤU
o P < FV
o YTM > Lãi suất hiện hành> Lãi suất Coupon
TRÁI PHIẾU MỆNH GIÁ
o P = FV
o YTM = Lãi suất Coupon
8.4 Lãi suất mua lại TP
Trang 11CP : giá mua lạiVới TP thanh toán coupon nửa năm 1 lần
Giá TP = YTC C [1− 1
(1+YTC/2)2t] + (1+YTC /2)CP 2 t
8.5 Rủi ro lãi suất và kì đáo hạn
Trái phiếu mệnh giá 1000$ , lãi suất coupon 8% Lãi suất theo kì đáo hạn :
8.6 Các định lí makiel
1) Giá trái phiếu và lãi suất trái phiếu vận động ngược chiều nhau
2) Trái phiếu có kì hạn càng dài sẽ càng nhạy cảm hơn với lãi suất
3) Độ nhạy cảm của của giá trái phiếu với sự thay đổi trong lãi suất tăng khi thời gian đáo hạn của nó tăng nhưng với tốc độ giảm dần
4) Các trái phiếu với coupon càng thấp sẽ nhạy cảm với những thay đổi trong lợi suất càng nhiều
5) Mức tăng giá (P) gây ra bởi sự sụt giảm trong lãi suất là nhiều hơn so với mức giảmgiá (P’)gây ra bởi sự gia tăng trong lãi suất (P > P’)
9 Duration
Thước đo độ nhạy cảm của giá trái phiếu với những thay đổi trong lãi suất trái phiếu
Macaulay duration : Thời gian đáo hạn bình quân gia quyền của các dòng tiền của tráiphiếu
( t : số kì thanh toán coupon ; n : kì đáo hạn tính theo năm , C : Coupon 1 kỳ)
% thay đổi trong giá trái phiếu = -D × thay đổi trong lãi suất 1+YTM
Trang 12 Duration hiệu chỉnh
1+YTM
% thay đổi trong giá trái phiếu = -MD ×thay đổitrong lãi suất
Với kì thanh toán coupon nửa năm
o Lãi suất coupon của một trái phiếu càng cao thì duration của nó càng ngắn
o Lãi suất đáo hạn càng cao hàm ý duration càng ngắn và ngược lại
Các thước đo rủi ro trái phiếu dựa theo Duration
o Giá trị đô la của 01 : đo lường sự thay đổi trong giá trái phiếu bắt nguồn từ một sựthay đổi có độ lớn bằng 1 điểm cơ bản trong lãi suất đáo hạn Trong đó 1 điểm cơbản bằng 1% của 1% tức 0.01 %
Giá trị đô la của 01 = MD * giá trái phiếu * 0.01%
o Giá trị lợi suất của 1/32 : thay đổi trong lãi suất đáo hạn gây ra mức thay đổi 1/32 trong giá trái phiếu
Giá trị lợi suất của 1/32 = 1
32∗giátrị đô lacủa 01
Ví dụ
Trái phiếu có duration điều chỉnh là 8.27 năm , mệnh giá 100$ , lãi suất coupon 6% , lãi suất đáo hạn 7% Giả sử giá trái phiếu tính được là 91.97$
Giá trị đô la của 01 = 8.27 * 91.97 * 0.01% =0.076
một điểm cơ bản thay đổi trong lãi suất sẽ làm giá TP thay đổi ~0.076$
Giá trị lợi suất của 1/32 = 1
32∗0.076 = 0.41
0.41 điểm cơ bản thay đổi trong lãi suất gây ra một thay đổi ~1/32 $ trong giá trái phiếu
10 Rủi ro tái đầu tư
Rủi ro tái đầu tư : tính không chắc chắn về giá trị danh mục trong tương lai (hay thời điểm mục tiêu) do tái đầu tư các khoản coupon nhận được ở các mức lãi suất không biết trước
Trang 13Danh mục phòng ngừa : xây dựng một danh mục nhằm tối thiểu hóa sự không chắc chắn về giá trị danh mục tại thời điểm mục tiêu
Bạn muốn có một khoản tiền FV tại thời điểm mục tiêu n, tức sau n năm , bạn muốc có FV Vậy giá trị hiện tại của danh mục trái phiếu với LS đáo hạn YTM là
Khi lãi suất tăng , giá trị danh mục của bạn bị giảm nhưng các khoản coupon được đem đầu
tư với mức LS cao hơn , tạo ra hiệu ứng bù trừ Làm thế nào để tạo ra hiệu ứng bù trừ 1 cáchchính xác để bạn đạt được FV tại thời điểm mục tiêu ?
Để đạt được FV tại thời điểm mục tiêu bạn phải đầu tư một danh mục trái phiếu với kì đáo hạn có duration bằng với thời gian mục tiêu của bạn , tức D = n
11 Tỉ suất sinh lợi kì vọng
TSSL của bất kì CK nào được giao dịch trên thị trường tài chính đều gồm 2 phần :
o TSSL kì vọng là TSSL mà NĐT dự báo hoặc kì vọng , nó phụ thuộc vào những thông tin về CK mà NĐT có được và dựa trên những hiểu biết của thị trường hiện tại về những nhân tố quan trọng sẽ tác động đến Ck trong tương lai
o Phần rủi ro, không chắc chắn đến từ các thông tin ngoài kì vọng
TSSL kì vọng và phương sai TSSL kì vọng của 1 CK
pj : xác suất xảy ra trường hợp có E(Rj)
TSSL kì vọng và phương sai , độ lệch chuẩn danh mục
wi : tỉ trọng CK i có TSSL kì vọng E(Ri) trong danh mục ở trường hợp j
n : Số lượng chứng khoán ; m số trường hợp xảy ra của TSSL của mỗi CKE(Rij) : TSSL kì vọng của CK i ở trường hợp j
(xem ví dụ 11.4 trang 480 sách nền tảng đầu tư)
Trang 1412 Đa dạng hóa và rủi ro danh mục
Độ lệch chuẩn danh mục giảm xuống khi số lượng CK tăng (danh mục phải đại diện cho nhiều ngành , nhiều mức vốn hóa khác nhau) Đa dang hóa thường là tốt nhưng không phải lúc nào cũng được như kì vọng
Đa dạng hóa có thể triệt tiêu rủi ro phi hệ thống
Hệ số tương quan giữa hai tài sản A,B
Corr(RA , RB) = ρ AB=COV ( A , B)
σ A σ B COV ( A , B )=∑
Các tài sản sẽ có mối tương quan :
o ρ=0 : độc lập hoàn toàn
o ρ>0 : tương quan cùng chiều
o ρ<0 : tương quan ngược chiều
ro thị trường của các CK trong danh mục