Xác định tên đề tài nghiên cứu khoa học - Tên đề tài nghiên cứu phải đáp ứng được các yêu cầu sau: + Ngắn gọn, khúc chiết chứa đựng đầy đủ thông tin; + Ngôn ngữ khoa học; + Phản ánh cô
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TNDT TÂY NGUYÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phòng KH – CN – DA - HTQT
Đắk Lắk, ngày tháng năm 2017
HƯỚNG DẪN LẬP ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1 Xác định tên đề tài nghiên cứu khoa học
- Tên đề tài nghiên cứu phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Ngắn gọn, khúc chiết chứa đựng đầy đủ thông tin;
+ Ngôn ngữ khoa học;
+ Phản ánh cô đọng và rõ ràng nội dung nghiên cứu của đề tài;
+ Không thể hiện sắc thái tình cảm yêu, ghét, nhận định, phê phán, … ; + Không nên đặt tên đề tài NCKH bằng những cụm từ có độ bất định cao
về thông tin, như: Vài suy nghĩ về …; Thử bàn về …; Về vấn đề …; Góp phần vào …
+ Không đặt tên đề tài với những từ ngữ mù mờ như: khoảng; xấp xỉ; độ; gần; đa số; phần lớn; nói chung; v.v… không mang tính định lượng cao
+ Tên đề tài không nên có phạm vi và nội dung quá rộng dẫn đến không thực hiện được
+ Tên đề tài phải thể hiện được có giá trị khoa học và thực tiễn
- Tên đề tài thường chỉ rõ cách thức thực hiện, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Cách thức thực hiện thường dùng các cụm từ như: Xây dựng; Nghiên cứu; Hoàn thiện; Cải tiến; Đánh giá … Cách thức thực hiện có thể được lược bỏ
+ Đối tượng nghiên cứu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu cái gì?
+ Phạm vi nghiên cứu chỉ rõ giới hạn về mặt không gian, thời gian và quy mô của vấn đề nghiên cứu
Ví dụ: Đề tài “Xây dựng cỡ số trang phục cho Nam, nữ lứa tuổi từ 7 đến
11 tại Thành phố Buôn Ma Thuột”.
Phương pháp: Xây dựng
Đối tượng nghiên cứu: cỡ số trang phục Nam, nữ
Phạm vi nghiên cứu: từ 7 đến 11 tại Thành phố Buôn Ma Thuột.
2 Xác định Lĩnh vực nghiên cứu: (dựa trên Bảng phân loại lĩnh vực nghiên cứu Khoa học và Công nghệ kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BKHCN ngày 4/9/2008 của Bộ KH&CN và Quyết định số 37/QĐ-BKHCN ngày 14/01/2009 của Bộ KH&CN)
3 Xác định Loại hình nghiên cứu: Căn cứ vào mục đích nghiên cứu có các
loại hình :
Trang 2- Nghiên cứu cơ bản: Loại hình nghiên cứu nhằm tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức mới, những giá trị mới cho nhân loại Tri thức cơ bản là tri thức nền tảng cho mọi quá trình nghiên cứu và ứng dụng tiếp theo
- Nghiên cứu ứng dụng : Loại hình nghiên cứu có mục tiêu là vận dụng những tri thức cơ bản để tạo ra những quy trình công nghệ mới, những nguyên lý mới trong quản lý kinh tế - xã hội
- Nghiên cứu triển khai: Loại hình nghiên cứu có mục tiêu là tìm khả năng áp dụng đại trà các nghiên cứu ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời sống XH
- Nghiên cứu dự báo : Mục tiêu phát hiện những triển vọng, những khả năng,
xu hướng mới của sự phát triển của khoa học và thực tiễn
4 Tính cấp thiết của đề tài
- Trình bày lý do tại sao chọn vấn đề nghiên cứu này?
- Nếu không nghiên cứu ngay đề tài này thì như thế nào? Tại sao? Số liệu minh chứng?
- Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu vấn đề này
5 Mục tiêu của đề tài
- Cần phân biệt mục tiêu và mục đích:
+ Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong
nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu Mục đích trả lời câu hỏi "nhằm vào việc gì?", hoặc "để phục vụ cho điều gì?" và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu
+ Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng
mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”
Ví dụ: đề tài "Ảnh hưởng của phân N đến năng suất lúa Hè thu trồng trên
đất phù sa ven sông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long"
Tìm ra được liều lượng bón phân
N tối hảo cho lúa Hè thu.
Xác định được thời điểm và cách
bón phân N thích hợp cho lúa Hè thu.
Để tăng thu nhập cho người nông dân trồng lúa.
- Mục tiêu tổng quát: Nêu được mục tiêu cuối cùng, chung nhất của vấn đề nghiên cứu
- Mục tiêu cụ thể : Xác định một số mục tiêu cụ thể cần đạt được để đạt được
mục đích tổng quát
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trang 3- Nêu ý nghĩa của đề tài đóng góp cho khoa học
- Nêu ý nghĩa thực tiễn, khả năng áp dụng trong thực tế Phần này liên quan đến đơn vị mà đề tài sẽ được thực hiện hoặc triển khai ứng dụng
- Nếu là đề tài nghiên cứu cơ bản thì phải làm nỗi bật được tính mới, sáng tạo của đề tài và định hướng áp dụng của đề tài
7 Tình trạng đề tài: Mới, Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả,
Kế tiếp nghiên cứu của người khác tại đơn vị ứng dụng
8 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước, trong nước, đơn vị:
- Mô tả, phân tích, đánh giá đầy đủ có minh chứng, rõ ràng mức độ thành công, hạn chế của các công trình nghiên cứu trong, ngoài nước, đơn vị có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài (chú ý các tài liệu gốc, mới (trong vòng 5 – 6 năm trở lại đây) các tài liệu, tạp chí liên quan trực tiếp tới các vấn đề sẽ được nghiên cứu)
- Các tác giả, nhà nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực đã làm được gì? Những vấn đề gì còn tồn tại cần nghiên cứu tiếp?
9 Địa điểm nghiên cứu
- Nêu tóm tắt các nội dung chính về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế
xã hội của địa bàn nghiên cứu, những đặc điểm này có liên quan mật thiết đến
đề tài nghiên cứu
10 Đối tượng nghiên cứu
- Là bản chất sự vật hoặc hiện tượng cần được xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu
- Cần phân biệt Đối tượng nghiên cứu với Khách thể nghiên cứu và Đối tượng khảo sát
Ví dụ:
Đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Đối tượng khảo sát
Hạn chế rủi ro tín dụng
ở các ngân hàng thương
mại quốc doanh
Các ngân hàng thương mại quốc doanh
Một số ngân hàng quốc doanh ở Hà Nội và Tp.
Hồ Chí Minh
12 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu bao gồm những giới hạn về không gian của đối tượng khảo sát, giới hạn quỹ thời gian để tiến hành nghiên cứu và giới hạn quy mô nội dung được xử lý
- Cơ sở đề xác định phạm vi nghiên cứu có thể là:
+ Một bộ phận đủ mang tính đại diện của đối tượng nghiên cứu
+ Quỹ thời gian đủ để hoàn tất công trình nghiên cứu
Trang 4+ Khả năng được hỗ trợ về kinh phí, phương tiện thiết bị thí nghiệm đảm bảo thực hiện các nội dung nghiên cứu
13 Nội dung nghiên cứu
- Nội dung của bài nghiên cứu khoa học phải làm rõ về một vấn đề cụ thể, hay
để trả lời một câu hỏi cụ thể Nội dung phải theo sát mục tiêu nghiên cứu
- Thông thường nội dung nghiên cứu gồm 04 phần chính
+ Các cơ sở lý luận và cơ sở thực tế để xây dựng đề tài
+ Lý thuyết và dữ liệu tổng hợp được để xây dựng đề tài
+ Quá trình thực hiện và các kết quả đạt được
+ Đánh giá và ứng dụng kết quả đạt được
- Có thể xây dựng theo chương, mục với các nội dung được trình bày trong báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học
14 Phương pháp nghiên cứu (Phương pháp nghiên cứu phải gắn liền với nội
dung nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu)
14.1 Nhóm PP nghiên cứu lý thuyết.
- PP phân tích và tổng hợp lý thuyết:
+ PP phân tích lý thuyết là PP nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về một chủ đề, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt để hiểu chúng một cách toàn diện Nó còn nhằm phát hiện ra những xu hướng, những trường phái nghiên cứu của từng tác giả, từ đó lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình
+ PP tổng hợp lý thuyết là PP liên kết, sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về chủ
đề nghiên cứu
- PP phân loại và hệ thống hóa lý thuyết:
+ Phân loại là PP sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có chung dấu hiệu bản chất hoặc cùng hướng phát triển
+ Hệ thống hóa là PP sắp xếp tri thức khoa học thành hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm cho sự hiểu biết của ta về đối tượng được toàn diện
và sâu sắc hơn
- PP mô hình hóa
+ Là PP nghiên cứu các hiện tượng khoa học bằng việc xây dựng các mô hình giả định về đối tượng và dựa trên mô hình đó để nghiên cứu trở lại đối tượng (chuyển cái trừu tượng thành cái cụ thể, dùng cái cụ thể để trở lại nghiên cứu cái trừu tượng)
- PP giả thuyết
+ Là PP nghiên cứu đối tượng bằng cách dự đoán bản chất của đối tượng
và tìm cách chứng minh các dự đoán đó
- PP lịch sử
Trang 5+ Là PP nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến hóa của đối tượng để phát hiện bản chất và quy luật của đối tượng
14.2 Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát khoa học
+ Là PP thu thập thông tin về đối tượng bằng cách tri giác một cách hệ thống đối tượng và các nhân tố có liên quan
- Phương pháp điều tra
+ Là PP khảo sát 1 nhóm đối tượng trên 1 diện rộng nhất định nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu
- PP phân tích và tổng kết kinh nghiệm
+ Đó là PP NCKH trong đó nhà nghiên cứu dùng lý luận để xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận
bổ ích cho thực tiễn và khoa học
- PP chuyên gia
+ Đó là PP NCKH trong đó người nghiên cứu sử dụng trí tuệ của đội ngũ những người có trình độ cao, am hiểu sâu về lĩnh vực mà người nghiên cứu quan tâm, xin ý kiến đánh giá, nhận xét của họ về vấn đề nghiên cứu hoặc định hướng cho người nghiên cứu
14.3 Nhóm PP toán học.
- Dùng tư duy logic toán học để xây dựng logic nghiên cứu
- Dùng Toán học thống kê như là công cụ để xử lý các tài liệu thu được
15 Dự kiến kết quả nghiên cứu.
- Báo cáo tổng kết đề tài (Bắt buộc phải có)
- Sản phẩm khoa học: Sách chuyên môn, Sách tham khảo, giáo trình, bài
báo
- Sản phẩm ứng dụng:
+ Chương trình máy tính.
+ Thiết bị máy móc
+ Bản đồ
+ Báo cáo phân tích
+ Sơ đồ, bản thiết kế
+ Tài liệu dự báo
+ Phương pháp
+ Vật liệu
+ Dây chuyền công nghệ
+ Quy trình công nghệ
- Sản phẩm khác: Tài liệu thông số kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng…
Trang 7ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THANH NIÊN DÂN TỘC TÂY NGUYÊN
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2016
TÊN ĐỀ TÀI:
……….
Chủ nhiệm đề tài: ………
Đơn vị:………
Đắk Lắk, tháng … năm 20…
Mã số: ………